Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Hơn 200 công nhân lãn công vì nợ thưởng tết

Số vụ đình công năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010. Ảnh minh họa.
-Nguồn: Hơn 200 công nhân lãn công vì nợ thưởng tết (Dân Việt) - Sáng 10.1, hơn 200 công nhân Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam (KCN Suối Dầu, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã lãn công đồng loạt. Công ty thông báo sẽ thưởng tết 400.000 đồng/người, nhưng chỉ phát 50% trước Tết.
Lương tháng 1, nếu công nhân chịu nhận 50% trước Tết thì sẽ được hưởng trọn tháng. Nếu không, họ chỉ được nhận lương của 20 ngày (từ 26.12 – 15.1). Ngoài ra, từ tháng 5.2011 đến nay, công ty không trích 1% tổng quỹ lương chuyển cho quỹ hoạt động của công đoàn nên không còn tiền mua quà cho công nhân. Đến nay, công ty vẫn chưa lên lịch nghỉ Tết.
Chiều cùng ngày, sau khi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành, công ty đã thông báo công nhân sẽ được nhận đủ 100% tiền thưởng tết, nhưng thấp hơn ban đầu vì bị chia làm 4 mức, tính theo thâm niên, trong đó thấp nhất chỉ là 100.000 đồng/người, cao nhất 400.000 đồng/người.

 - Đình công 2011 tăng gấp đôi năm trước
Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2011, cả nước đã xảy ra 857 cuộc đình công, tăng gấp đôi so với 2010. Tại hội nghị "Tổng kết tình hình năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012", Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho hay, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 4.142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm 75,4% với 3.122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ 2006. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 857 cuộc diễn ra trong vòng 11 tháng . Con số này của năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ...



Báo cáo cho hay, đến nay, chưa có cuộc đình công nào theo đúng trình tự quy định của pháp luật, mặc dù 70% trong số đó xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Phần lớn, sự việc này diễn ra trong trật tự, ôn hòa. Tuy nhiên, một số địa phương đã xuất hiện phần tử gây rối, kích động, đình công, đập phá, thậm chí đánh và gây chết người.
Nguyên nhân được Bộ xác định, trước hết là do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, bảng lương... Ngoài ra, kỷ luật của một bộ phận người lao động chưa cao, quan hệ cung cầu mất cân đối cục bộ ở một số khu công nghiệp khiến họ không sợ mất việc làm khi tổ chức đình công.
Tham dự Hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, số vụ đình công tăng cao như năm 2011 là hết sức nguy hiểm. "Một năm có 857 vụ, trung bình một tuần có 16 cuộc đình công. Đây là con số đáng lo. Chúng ta cần nghiên cứu xem đây liệu có phải là xu hướng hay không, mang tính địa phương hay rải đều", ông Nguyễn Thiện Nhân nói. Theo đó, Phó thủ tướng kiến nghị Bộ triển khai chuyên đề ngăn chặn đình công và báo cáo vào tháng 3 tới đây.
Xuân Ngọc


-NĂM 2011: CÓ 16 CUỘC ĐÌNH CÔNG MỖI TUẦN VietBao 
Thông tấn VnExpress loan tin rằng, đình công năm 2011 tăng gấp đôi năm trước, và “Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2011, cả nước đã xảy ra 857 cuộc đình công, tăng gấp đôi so với 2010.
-- Mong mỏi cơ chế tiền lương ổn định (ĐT).----Chợ lao động ở làng tỷ phú (DV 5-1-12)

-.Hơn ba vạn lao động ngoại 'chui' ở Việt Nam TP - Hơn 31.000 người nước ngoài đang lao động chui tại Việt Nam, một phần do chế tài nhẹ; cần sớm xây dựng Luật Việc làm, theo các quan chức Bộ LĐ-TB&XH.
--6.000 vé tàu Tết bị 'găm' để... đối ngoại Bộ GTVT phát hiện Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn đã để dành đến 6.000 vé để bán theo hình thức đối ngoại.
-192 lao động được dự tuyển trở lại Hàn Quốc(NLĐ) - Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết từ ngày 11 đến 20-1, trung tâm sẽ tiếp nhận hồ sơ dự tuyển sang Hàn Quốc làm việc của những lao động thuộc đối tượng hết hạn hợp đồng làm việc và có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính tổ chức vào cuối tháng 12 -2011. Hồ sơ dự tuyển nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về địa chỉ: Số 1 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội
Hàng ngàn lao động trở về từ Libya sau gần 1 năm: Lương vẫn ở… Trung Đông(LĐ).  – Lao động Việt Nam có cơ hội trở lại Li-bi (ND).
------Phá đường dây bán phụ nữ sang Malaysia (TT)-TT - Ngày 6-1, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM cho biết đã bắt khẩn cấp Võ Thị Thanh Thúy (29 tuổi, quê An Giang, ngụ H.Bình Chánh) và Ngô Trọng Hiếu (29 tuổi, ngụ Q.8) để điều tra về hành vi buôn bán phụ nữ khi hai nghi can này đang nhận 45 triệu đồng tiền chuộc của người nhà nạn nhân bị bán ra nước ngoài làm gái mại dâm.
Cuối tháng 12-2011, PC45 và Công an Q.9 nhận được đơn của một gia đình tố cáo Thúy và một số người trong đường dây lừa bán con gái của gia đình này qua Malaysia làm gái bán dâm. Thúy và các đối tượng hứa hẹn đưa con gái của người tố cáo sang Malaysia làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, hưởng lương khoảng 1.000 USD mỗi tháng.
Tuy nhiên, con gái người tố cáo vừa qua tới Malaysia, lập tức có người đón ngay về các nhà chứa, buộc phải bán dâm nhiều lần trong ngày. Nạn nhân không chịu đựng được, tìm cách liên lạc về gia đình cầu cứu. Gia đình nạn nhân liên hệ với Thúy để xin cho con gái về thì Thúy ra giá 30 triệu đồng.
Trong khi PC45 đang xác minh thông tin về Thúy và các đối tượng có liên quan thì tiếp tục nhận được đơn tố cáo của một người đàn ông tại Cần Thơ với nội dung tương tự. Người viết đơn tố cáo cho biết có hai nạn nhân đang bị buộc bán dâm tại Malaysia.
Những người này muốn về nhưng Thúy buộc gia đình phải giao 45 triệu đồng/người tiền chuộc và 6 triệu đồng tiền mua vé máy bay. Người tố cáo đã đưa cho Thúy 6 triệu đồng, hẹn giao tiếp toàn bộ tiền chuộc, khi hai bên đang giao nhận tiền lần thứ 2 thì bị công an bắt giữ. Sau đó công an giải cứu thành công hai nạn nhân và đưa về nước, hiện đang tiếp tục giải cứu các nạn nhân khác.
Theo lời khai ban đầu, Thúy và Hiếu sống với nhau như vợ chồng, bàn nhau tìm những cô gái ít học tại các tỉnh để dụ dỗ đưa đi nước ngoài bán cho các nhà chứa.
-(ĐVO) Thời gian gần đây, nhiều cô gái trẻ Việt Nam đã không ngừng lợi dụng nhập cảnh vào Malaysia với lý do du lịch... để bán thân.
Lực lượng chức năng Malaysia vừa bắt giữ 14 phụ nữ Việt tại một trung tâmgiải trí ở hạt Taman AST (bang Seremban) vì nghi hành nghề mại dâm.

Liên tục bị bắt

Ông Hamdan Majid, Giám đốc Sở cảnh sát  Seremban cho biết, theo tin báo từ người dân địa phương, trong cuộc bố ráp tối 10/1, các phụ nữ Việt Nam từ 23 đến 47 tuổi bị nghi lạm dụng visa du lịch sang Malaysia hành nghề bán dâm, đã bị "tóm gọn".

Hiện, những cô gái Việt này đang bị giam ở nhà giam bang Seremban và bị điều tra theo điều khoản 55B của Bộ luật Di trú Malaysia.

Ảnh minh họa.

Cũng theo ông Majid, lực lượng chức năng còn bắt giữ 8 khách hàng địa phương và 3 nhân viên của trung tâm giải trí. “Chúng tôi đang cho điều tra tất cả những người bị bắt giam. Họ đều khai báo làm việc tại địa điểm nói trên”, Giám đốc Sở cảnh sát  Seremban nói.
Trước đó, vào đầu tháng 12/2011, trong cuộc truy quét 2 tòa nhà ở Klebang Kecil (Malacca), cảnh sát Malaysia cũng bắt giữ 29 phụ nữ Việt Nam, có tuổi từ 18 đến 55.

Theo Sở di trú Malacca, những người này đều hành nghề mại dâm. Trong đó, có 19 người có thị thực, 2 người hết hạn thị thực, còn 8 người thì không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào cả. “Chúng tôi đã phải phá cửa vào vì họ đã không mở cửa. Một số đang ngủ, còn số khác đang ăn tối”, ông Kamalludin Ismail, Giám đốc Sở di trú, nói.
Điều tra ban đầu cho thấy, người phụ nữ lớn tuổi nhất có thể là "tú bà", chịu trách nhiệm điều hành cả nhóm. Tất cả đang hành nghề tại các địa điểm giải trí của thành phố. Cảnh sát phát hiện nhiều giấy biên nhận bán rượu và “các dịch vụ đặc biệt”.
Ông Kamalludin cho biết, 29 phụ nữ này đang bị giam ở nhà giam Machap Umboo thuộc quận hạt Alor Gajah.

Lấy lý do du lịch... hành nghề mại dâm 
Là đất nước có nhiều người theo đạo Hồi nên không có phụ nữ nào ở Malaysia dám làm nghề mại dâm. Vì thế, các nàng "bướm đêm" ở đây chủ yếu là gái ngoại quốc, đến từ Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam... Tại các nhà hàng, quán bar sang trọng, giá tiền cho mỗi lần “đi khách” của các cô gái thường khá cao, từ 150-300 ringgit (1 ringnit tương đương 8.000 đồng); còn "đi tàu nhanh" khoảng 60-100  ringgit.

Theo tìm hiểu, vào thời gian gần đây, phụ nữ Việt Nam, nhất là mấy cô trẻ đẹp đã không ngừng lợi dụng nhập cảnh vào Malaysia  với lý do du lịch... để bán thân cho những "khu đèn đỏ". Tuy nhiên, trong số các cô gái mại dâm ở đất nước Hồi giáo này, cũng có rất nhiều người là nạn nhân của những kẻ buôn người. Các cô bị lừa đi xuất khẩu lao động hoặc làm những ngành nghề lương thiện khác, nhưng khi đến xứ lạ quê người đã bị dồn vào đường cùng, buộc phải bán thân.

Minh chứng là ngày 6/1 vừa qua, Cơ quan CSĐT, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP HCM đã bắt tạm giam Võ Thị Thanh Thúy (SN 1983, quê An Giang, ngụ H.Bình Chánh) và Ngô Trọng Hiếu (SN 1983, ngụ Q.8) để điều tra làm rõ về hành vi mua bán người. Điều tra ban đầu cho thấy, trong quá trình quen biết, Thúy phát hiện N.T.H (SN 1988, quê Quảng Bình) và Đ.T.K.L (SN 1984, ngụ Cần Thơ) đang tìm việc làm nên dụ dỗ họ qua Malaysia để bán hàng trong siêu thị với mức lương 1.000 USD/tháng. Toàn bộ thủ tục, giấy tờ do Thúy lo hết, sau khi có thu nhập thì gửi tiền lại cho Thúy sau.

Ngày 24/12/2011, Thúy đưa H., L. ra sân bay Tân Sơn Nhất để qua Malaysia làm “nhân viên siêu thị”. Tuy nhiên, vừa đặt chân xuống xứ người, ngay lập tức hai cô bị một số đối tượng khống chế, đưa thẳng vào động chứa Spa Robin Star. Tại đây, họ liên tục bị ép bán dâm cho khách, mỗi ngày lên đến gần 10 lượt. Và rồi do không chịu nỗi cực hình, cả 2 đòi về, nên Thúy buộc phải gọi điện về cho người thân của họ yêu cầu đưa 48 triệu đồng/người mới cho về Việt Nam.

Để giải cứu vợ là chị N.T.H, vào ngày 2/1, anh P.T.T (SN 1979, quê Cần Thơ) đã đưa trước cho Thúy 6 triệu đồng mua vé máy bay và hẹn hôm sau đưa nốt số tiền còn lại. Chiều 31, tại quán cà phê ở xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TP HCM), anh T. đưa số tiền trên cho Thúy và thị đã gọi điện qua Malaysia nói đàn em chở chị H. và L. ra sân bay về Việt Nam. Ngay lúc đó, trinh sát của Đội 5 (PC45) ập vào bắt quả tang. Và đến 20h ngày 3/1/2012, chị N.T.H và L. đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất và đến PC45 tố cáo hành vi phạm tội của Thúy.
Có thể nói, không phải cô gái nào cũng mạnh mẽ nói lên sự thật như N.T.H và L, mà đa số ban đầu chống cự quyết liệt nhưng sau đó cũng bị khuất phục bởi những trò tra tấn tàn bạo của bọn buôn người. Rất ít trường hợp các nạn nhân đủ dũng cảm trốn thoát và tố giác bọn tội phạm này. 

Tổng số lượt xem trang