Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh đã ra kết luận điều tra, rồi chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân cấp dưới xét xử quy cho cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu tội "vu khống" một cách chóng vánh, đầy sai trái…?
Bài 1: Kỉ lục về tốc độ làm án
Đơn của bà Nguyễn Thị Thìn, vợ ông Đinh Đức Phiếu, có hộ khẩu thường trú tại số 35, khu tập thể Xí nghiệp in Phố 10, đường Lương Văn Thăng, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đề nghị hủy Bản án số 135/2008/HSST (ngày 1-12-2008) và yêu cầu làm rõ sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng thuộc thành phố và tỉnh Ninh Bình.
Ông Đinh Đức Phiếu, sinh năm 1945, có 43 năm cống hiến cho cách mạng, 40 năm tuổi Đảng, có 11 năm chiến đấu chống Mỹ tại chiến trường Tây Nguyên, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, 3 Huân chương Giải phóng.
Năm 2005, ông Phiếu nghỉ hưu, chủ yếu ở với người con trai cả tại Hà Nội. Cũng từ thời điểm đó tâm tính ông thường xuyên thay đổi, thất thường. Đã thế, nếp sống khép kín nơi con ông sinh sống càng khiến ông buồn bã và hay thay đổi hơn nên thỉnh thoảng ông lại đòi các con cho về Ninh Bình ít bữa.
Phóng viên Báo Người cao tuổi đang làm việc với gia đình ông Đinh Đức Phiếu và lãnh đạo Hội CCB tỉnh Ninh Bình. |
Nhận được những lá đơn, bài vè có tờ có nội dung đúng, có tờ không bình thường như vậy, lãnh đạo tỉnh, hoặc trưởng, phó ban ngành tỉnh Ninh Bình, trong đó có ông Đinh Văn Hùng, khi đó là Uỷ viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan tố tụng lập tức vào cuộc. Trong các ngày 30-9, 1-10 và 3-10-2008, các ông Đinh Văn Hùng, Tạ Nhật Thới, Bùi Văn Thắng, Nguyễn Kim Bảng, Đinh Chung Phụng, Đinh Ngọc Lâm, Nguyễn Văn Tỉnh, Lê Văn Dung và bà Đinh Thị Thúy Ngần có đơn đề nghị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố vụ án hình sự đối với ông Đinh Đức Phiếu.
Ngày 2-10-2008 lập tức khởi tố vụ án, khởi tố bị can "Đinh Đức Phiếu vu khống" thì ngày 7-10-2008, thượng tá Phạm Ngọc Hóa, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình đã kí Kết luận điều tra vụ án ông Đinh Đức Phiếu tội vu khống (Số 01/KLĐT-PC16). Bản Kết luận điều tra này cũng nêu rõ, phần lớn những đơn thư của ông Phiếu đều được gửi trực tiếp tới các cơ quan có liên quan trong tỉnh, nhiều đơn có nội dung rõ ràng, có thể kiểm chứng và soi chiếu trong cách điều hành nếu họ coi mình thực sự là đầy tớ của dân. Ví dụ như ông Hùng việc sắp xếp em trai là Đinh Văn Đến từ Sở Kế hoạch và Đầu tư giữ chức Bí thư Thành ủy Ninh Bình, hoặc bà Đinh Thị Thúy Ngần, từ cô giáo thể dục rồi làm cán bộ văn thể của một huyện, lên làm Phó văn phòng ít lâu lại được đề bạt Chánh văn phòng UBND tỉnh…
Mặc dù những lá đơn, bài vè đó hầu hết được ông Phiếu viết trong trạng thái tinh thần không bình thường, nhưng 3 cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Ninh Bình vẫn không thèm đếm xỉa gì, hay đề xuất lãnh đạo tỉnh tổ chức đối thoại, trả lời những câu hỏi mà cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu đặt ra. Họ bàn nhau làm án một cách chóng vánh nhất, cố tình khép ông Đinh Đức Phiếu tội vu khống. Ngoài những nội dung khép tội hết sức thô thiển của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Ninh Bình, có lẽ cũng cần lưu ý thêm với các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình là tên bố đẻ của ông Phiếu liên tục thay đổi. Tại Kết luận điều tra số 01/KLĐT-PC16, bố ông Phiếu có tên là Đinh Đắc Chược; Tại Giấy triệu tập bị cáo số 93/TA, bố ông Phiếu có tên là Đinh Đắc Thược, tại Bản án số 135/2008/HSST thì bố ông Phiếu lại có tên là Đinh Đắc Trược.
Hơn thế, phép xưng hô tại hầu hết các văn bản đều thể hiện thái độ miệt thị, xách mé với ông Đinh Đức Phiếu, người gần 70 tuổi đời, 40 năm tuổi Đảng, như trong các Giấy triệu tập, Quyết định khởi tố bị can, Kết luận điều tra… của các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình là khó chấp nhận. Cách viết, cách nói như vậy khi tòa án chưa xét xử, kết tội thể hiện sự không tôn trọng công dân, thiếu đạo lí, kém văn hóa, thậm chí vi phạm pháp luật. Bởi, ngay cả khi tòa đã tuyên án, 15 ngày sau bản án mới có hiệu lực pháp luật, nếu không bị kháng án. Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng quy định, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 BL TTHS).
Kì sau: Xét xử gấp gáp trong khi bị can rối loạn tâm thần.
Quốc Dũng - Hoàng Linh
-
Kết án ông Đinh Đức Phiếu, ở Ninh Bình tội vu khống vi phạm nghiêm trọng tố tụng (04/03)
-
Ra kết luận điều tra xong, Công an tỉnh Ninh Bình chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình thụ lí và xử lí tiếp vụ việc. Một tháng sau (ngày 6-11-2008), ông Trần Văn Nhiễm, Phó Viện trưởng VKSND TP Ninh Bình kí bản Cáo trạng số 139/VKS-HS. Bản cáo trạng này cũng có nội dung na ná với kết luận của Cơ quan CSĐT, CA tỉnh Ninh Bình đã làm trước đó, nhưng phần kết còn nhấn mạnh: "Trong khoảng thời gian từ 9-5-2008 đến 22-8-2008, Đinh Đức Phiếu đã viết bài dưới dạng thơ, ca, hò vè, câu hỏi. Với tổng số 50 phong bì thư, gửi đến 36 tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và cho lãnh đạo ở Trung ương. Đinh Đức Phiếu đều biết rõ những bài viết là bịa đặt, vu khống cho nhiều cán bộ giữ chức vụ chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước của tỉnh Ninh Bình và các đồng chí lãnh đạo ở Trung ương; gửi đi nhiều nơi, nhằm xúc phạm, bôi nhọ danh dự, loan truyền những tin không có thật. Hậu quả làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân, gây tư tưởng hoang mang, hoài nghi. Cán bộ, đảng viên phân tâm, gây hậu quả xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Hành vi của Đinh Đức Phiếu đã phạm tội vu khống, thuộc trường hợp vu khống đối với nhiều người. Tội phạm và hình phạt quy định tại Điều 122 khoản 2 điểm C Bộ luật Hình sự". Ngày 20-11-2008, ông Phạm Viết Hoàng, Phó chánh án TAND TP Ninh Bình kí Quyết định số 128/2008/HSST-QĐ đưa vụ án ra xét xử. Nội dung Quyết định nêu rõ, thời gian mở phiên tòa là 7 giờ 30, ngày 01-12-2008. Vụ án được xét xử công khai tại trụ sở TAND TP Ninh Bình. Mặc dù toàn bộ vụ việc ngay từ đầu đã thể hiện sự bất thường, bởi chỉ có 5 ngày điều tra mà Cơ quan CSĐT, CA tỉnh Ninh Bình đã ra kết luận, rồi chuyển hồ sơ cho cơ quan không cùng cấp là VKSND TP Ninh Bình và TAND TP Ninh Bình tiếp tục giải quyết vụ việc theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy. Bất thường hơn, mặc dù quyết định đưa vụ án ra xét xử nêu rõ là xử công khai, nhưng sự thực không phải thế. Đúng 7 giờ 30, tại TAND TP Ninh Bình, ngoài bố con ông Đinh Đức Phiếu "được phép" có mặt tại tòa, không có thêm bất cứ ai được dự, đồng thời còn thiếu cả luật sư bào chữa cho bị cáo, 9 người có tên trong danh sách ông Phiếu tố cáo (là người bị hại) đều vắng mặt. Vậy mà, phiên tòa vẫn được tiến hành và kết luận bằng cái gọi là Bản án số 135/2008/HSST (ngày 1-12-2008). Sau khi viện dẫn nhất loạt các bút lục kèm lời trình bày nặng tính khép tội của 9 vị quan trong tỉnh, trong đó có ông Đinh Văn Hùng, Uỷ viên TW Đảng (Khóa X), Bí thư Tỉnh ủy, văn bản này viết: Căn cứ vào các chứng cứ đã thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận công khai tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác… rồi áp dụng Điểm c, Khoản 2 Điều 122; Điểm g Khoản 1 Điều 48; Điểm p, s Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự, tuyên phạt bị cáo Đinh Đức Phiếu 5 (năm) năm tù giam. Đây là phiên tòa 6 không: Không công khai; Phiên tòa không có bị hại, tất cả người được coi là bị hại đều lấy lí do bận nên vắng mặt tại phiên tòa; Phiên tòa không có luật sư bào chữa; Phiên tòa không có phần tranh tụng, chỉ có bị can và hội đồng xét xử hỏi - đáp nội dung ngắn ngủi; Không có khách thể của tội phạm vì không xác định nội dung nêu trong đơn là đúng hay sai; Không xác định tính chất mức độ thiệt hại bởi hành vi viết thư hỏi, kiến nghị... chưa bao giờ được hồi âm, hoặc đối chất. Tòa tuyên án, cựu binh Đinh Đức Phiếu chỉ có 15 ngày kháng án mà phải đối mặt với 9 vị quan đầu tỉnh và đối phó với bản án 5 năm tù giam là việc vô cùng khó khăn. Sức khỏe của ông suy sụp từng ngày, phần do hậu quả của những năm chiến đấu ở Tây Nguyên, phần do sức ép của Bản án số 135/2008/HSST. Sau đó, ông Đinh Đức Phiếu đã kháng án lên Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình. Từ đó đến nay, cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu mắc chứng tâm thần hoảng loạn, phải đưa đi cấp cứu và nằm điều trị dài ngày tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội.
Ngày 22-10-2009, Tiến sĩ Phạm Đức Thịnh, Viện trưởng Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương lại kí văn bản trả lời TAND tỉnh Ninh Bình như sau: "Bị cáo Đinh Đức Phiếu bị bệnh mất trí không biệt định có các triệu chứng khác, chủ yếu trầm cảm nặng có loạn thần, theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã số F03.03. Bị cáo mất khả năng nhận thức hành vi. Do bị cáo bị bệnh nêu trên từ năm 2005 cho nên bị cáo bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi từ trước khi phạm tội cho đến nay". Chừng như muốn tiếp tục "dìm" tiếp người cựu binh khốn khổ Đinh Đức Phiếu, sau chuỗi ngày trì hoãn, ngày 7-12-2009, TAND tỉnh Ninh Bình lại gửi Quyết định (số 03/2009/QĐ-TA) với 7 nội dung trưng cầu giám định lại việc giám định pháp y tâm thần đối với ông Đinh Đức Phiếu. Ngày 19-5-2010, Tiến sĩ Phạm Đức Thịnh, Viện trưởng Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương cùng các thành viên trong hội đồng kí 10 trang Biên bản giám định pháp y tâm thần đối với ông Đinh Đức Phiếu. Tại văn bản này cũng trích dẫn một cách đầy đủ, có trách nhiệm về tình hình bệnh lí của ông Phiếu (trong các bút lục số 77, 79, 80, 81, 88, 89, 142 v.v…), Viện vẫn kết luận ông Đinh Đức Phiếu bị bệnh tâm thần. đó là: Rối loạn trầm cảm tái diễn, có mã số F33.3. Thời gian mắc bệnh: có dấu hiệu từ năm 2005. Văn bản này, Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương còn trả lời chi tiết câu hỏi (thứ 2) mà TAND tỉnh Ninh Bình hỏi về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của ông Phiếu "khi thực hiện hành vi phạm tội (từ ngày 9-5-2008 đến khi bị khởi tố bị can 2-10-2008)" như sau: "Trước khi phạm tội (trước khi viết và gửi các bài): bị cáo giảm nhẹ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh đang tiến triển từ từ, âm ỉ. Trong khi phạm tội (khi viết và gửi các bài): bị cáo giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh đang ở giai đoạn tiến triển. Trong thời gian theo dõi giám định nội trú bị cáo ở giai đoạn "Rối loạn trầm cảm tái diễn, giai đoạn nặng có các triệu chứng loạn thần" có mã số F33.3 trên người teo não tuổi già: bị cáo mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi". Như vậy, theo Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương kết luận, thì việc các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình không đưa ông Phiếu đi giám định sức khỏe là vô cùng sai trái. Ngược lại, nếu thời điểm xảy ra vụ án, tâm thần ông Phiếu "lúc tỉnh, lúc mê", có khả năng điều chỉnh hành vi, nhưng sau khi nhận bản án, ông Phiếu bị tâm thần như hiện nay thì các cơ quan tố tụng của tỉnh Ninh Bình cũng phải chịu trách nhiệm. (Còn nữa) Kì sau: Cần xử lí nghiêm các cán bộ cố ý làm trái trong hoạt động tố tụng |
Kết án ông Đinh Đức Phiếu, ở Ninh Bình tội vu khống: Vi phạm nghiêm trọng tố tụng |
Ngoài việc có nhiều sai phạm trong quá trình điều tra và xét xử, nhưng là căn cứ vào kết quả giám định tại Văn bản số 44/GĐPYTT (ngày 19-5-2010) của Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương, thì các cơ quan pháp luật của tỉnh Ninh Bình sai lầm nghiêm trọng khi xử Thượng úy CCB Đinh Đức Phiếu tội vu khống. Vì theo điểm b Khoản 3, Điều 155 BLTTHS quy định, bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định "Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ". Trong khi không cần nghiệp vụ gì cao siêu, Cơ quan CSĐT Ninh Bình cũng có thể xác định được ông Phiếu có nhược điểm về thần kinh, vì hầu hết bà con chòm xóm, người thân của ông Phiếu đều nói đầy đủ về trạng thái tâm thần của ông Phiếu thời điểm đó. Tuy nhiên, chỉ vì dính vào các vị quan đầu tỉnh nên tất cả những quy trình bắt buộc như vậy đều được các cơ quan tố tụng của tỉnh Ninh Bình bỏ qua. Nghiêm trọng hơn, đến giai đoạn xét xử, TAND TP Ninh Bình đã trắng trợn xử kín, ngược với
Mặt khác (ngày 26-1-2007), ông Phạm Quý Ngọ, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an đã có Công văn số 45/C16 (P6) gửi thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra các tỉnh, nói rõ: "Đối với trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa (theo Khoản 2, Điều 57 BLTTHS) thì Cơ quan điều tra phải chủ động thực hiện, đây là vấn đề bắt buộc". Ngày 28-2-2007, Phó Chánh án TAND Tối cao Đặng Quang Phương cũng đã kí Công văn số 26/KHXX, gửi Chánh án Tòa án các cấp yêu cầu quán triệt nội dung Công văn số 45/C16 (P6): "Trường hợp thụ lí để xét xử phúc thẩm thì khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 250 BLTTHS hủy án sơ thẩm để điều tra lại (nếu các giai đoạn tố tụng trước khi xét xử chưa có sự tham gia của người bào chữa), hoặc hủy án sơ thẩm để xét xử lại (nếu các giai đoạn tố tụng trước khi xét xử sơ thẩm có sự tham gia của người bào chữa, nhưng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm không có sự tham gia của người bào chữa".
Như vậy đã quá rõ ràng. Với những gì trong văn bản này khẳng định, không phải đến khi Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng ra thông báo về Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X), thì các cơ quan liên quan tỉnh Ninh Bình mới nhận ra sai sót, cũng như chân tướng và dã tâm của ông Đinh Văn Hùng, khi đó đang là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Tuy nhiên, mặc dù nhận ra sai lầm khi khép tội vu khống cho ông Phiếu nhanh chóng bao nhiêu, thì đến giờ các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình lại khắc phục sai lầm ấy chậm trễ bấy nhiêu, trong khi sức khỏe, bệnh lí của ông Phiếu ngày càng trầm trọng. Đến giờ, những nội dung mà ông Đinh Đức Phiếu đề cập đến trong các lần viết đơn và các bài hò, vè đều đã được khẳng định là đúng sự thật, thậm chí còn nghiêm trọng và khủng khiếp hơn. Tuy nhiên, giả sử ở thời điểm đó, ông Phiếu có chút sai sót theo nguyên tắc của Đảng, thì việc ông Đinh Văn Hùng, với tư cách Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy mà lại trực tiếp chỉ đạo vụ án này, thì sẽ được xem xét thế nào theo quy định của pháp luật và nguyên tắc của Đảng? Trong khi, các cựu chiến binh và đông đảo người dân Ninh Bình đều khẳng định ông Đinh Văn Hùng quá độc đoán, chuyên quyền, ngồi trên luật pháp. Nhân đây, xin viện dẫn câu đánh giá của một cựu lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Bình rằng: "Trong chỉ đạo, điều hành công việc thì ông Đinh Văn Hùng chỉ xứng tầm của một "người đốc công", chứ không thể là nhà hoạt động chính trị, với vị trí Bí thư Tỉnh ủy được. Ngoài ra, trong nhiều đơn vị của tỉnh này còn lưu truyền câu nói, nếu không nghe và làm theo Đinh Văn Hùng chỉ đạo thì chết ngay, còn nghe ông Hùng thì chết từ từ!"… Còn đối với ba ngành: Công an - Viện Kiểm sát - Tòa án tỉnh Ninh Bình, việc không thực hiện đầy đủ vai trò cán cân công lí đối với xã hội, mà lại quyết tâm, đồng lòng làm án oan cho ông Đinh Đức Phiếu theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, trực tiếp là ông Đinh Văn Hùng, là vi phạm nghiêm trọng luật pháp. Công luận đòi hỏi, ngoài việc giải oan, xin lỗi, bồi thường danh dự và thiệt hại cho Thượng úy CCB Đinh Đức Phiếu, cũng cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo ba ngành tham gia tố tụng vụ án, cũng như người đã thay mặt Tỉnh ủy bút phê, chỉ đạo vụ án này.
Quốc Dũng - Hoàng Linh |