Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Giết ngựa bán thịt ngay hè phố Thủ đô

-Nguồn: -Giết ngựa bán thịt ngay hè phố Thủ đô

 - Một con ngựa bạch bị xẻ thịt bầy bán công khai giữa đường phố Thủ đô khiến nhiều người tham gia giao thông hiếu kỳ dừng lại… xem.
Con ngựa bạch nặng hơn 2 tạ, bị cắt đầu, xẻ thịt bầy bán trên hè phố Lê Duẩn (trước cửa số nhà 124 phố Lê Duẩn) sáng 1/3.
Nhiều người đi đường thấy đám đông túm năm, tụm ba đã dừng lại xem, sau khi biết là giết thịt ngựa bạch đã vào mua thịt mang về. Giá thịt bán tại chỗ là 200 nghìn/1kg.

Đến 12h trưa cùng ngày, phần thịt con ngựa đã bán gần hết, phần xương được gia đình người giết mổ mang về nấu cao.
Theo quy định của UBND Thành phố Hà Nội, địa điểm cơ sở giết mổ, sơ chế động vật được xây dựng phù hợp với quy hoạch của UBND các cấp, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
Người trực tiếp giết mổ phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, da liễu, có giấy khám sức khỏe định kỳ của cơ quan y tế tại địa phương…
Nơi chế biến gia súc, gia cầm phải được đặt trong khu vực có đủ điều kiện bảo đảm VSATTP, phải được thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành bảo đảm yêu cầu vệ sinh.
Ngoài ra, cơ sở chế biến phải thực hiện mọi biện pháp để thực phẩm không bị nhiễm bẩn, nhiễm mầm bệnh. Sử dụng dụng cụ, thiết bị bảo đảm vệ sinh an toàn không gây ô nhiễm thực phẩm…
Con ngựa bạch bị giết nặng hơn 2 tạ
Sau khi chặt bỏ đầu, chân, lột da, ngựa được xẻ thịt bán
Đầu ngựa được đặt cạnh tủ điện trên phố Lê Duẩn để người mua biết là ngựa bạch
200 nghìn/1kg thịt ngựa

 
Khu vực giết mổ được trải bạt trên vỉa hè

 
 
Phụ nữ cũng tham gia vào quá trình giết mổ
Tiết ngựa được nhiều người đặt mua vì nghe nói chữa được bệnh đau đầu
Nhiều người đi đường dừng lại xem cảnh giết mổ
Vòng trong vòng ngoài chờ mua thịt ngựa bạch
Mất vệ sinh vì cảnh giết mổ diễn ra ngay trên hè phố Lê Duẩn
Phạm Hải

-

Giết ngựa bán thịt ngay hè phố Thủ đô/giadinh.-.Nam Cali: Bắt 3 Người Việt 20 Sừng tê Giác, Cả Triệu Đô -Ba lâm tặc tấn công kiểm lâm lãnh án (PLTP).



Nhà hàng nơi cảnh sát phát hiện vụ việc.Bắt quả tang đối tượng dìm chết mèo rừng để… đãi khách

(Dân trí) - Khi đầu bếp Thái đang dìm chú mèo rừng xuống hồ Tây để làm các món ăn đãi khách, cảnh sát bất ngờ ập vào, bắt quả tang.
Khoảng 11h ngày 21/2, Phòng Cảnh sát môi trường Hà Nội bất ngờ kiểm tra nhà hàng Ẩm thực Việt (số 20 đường ven hồ Tây, phường Thụy Khuê, Tây Hồ), phát hiện đầu bếp Ngô Văn Thái đang mang 1 con mèo rừng ra mép hồ Tây dìm chết.
Kiểm tra nhanh, con mèo rừng có trọng lượng 3,5kg. Đây là động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm 1B, bị cấm săn bắt, nuôi nhốt dưới mọi hình thức. Đầu bếp Thái khai nhận giết con mèo này theo chỉ đạo của người quản lý nhà hàng là Nguyễn Tô Chiến.
Chú mèo rừng bị nhốt trong lồng, thả xuống hồ Tây.
Bước đầu, ông Chiến cho biết, con mèo rừng trên được một người quen ở tỉnh Phú Thọ tặng để nuôi. Sáng 21/2, thực khách có nhu cầu thưởng thức thịt mèo rừng, Chiến đã giao cho đầu bếp Thái thưc hiện hành vi giết con mèo trên, bán cho khách với giá 850.000 đồng/kg.
Vụ việc đang được Phòng CSMT - CATP Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Tiến Nguyên



Ngỡ ngàng vì hàng nghìn con chim quý bỗng biến mất 
(Dân trí) - Hơn một tháng nay, người dân sống dọc sông Ba (thôn Định Thọ và thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, Phú Yên) ngỡ ngàng trước sự biến mất đột ngột của hàng nghìn con chim Cồng cộc - một loại chim có dòng gen quý, có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Ông Lê Nguyễn Anh (70 tuổi), một người dân sống bên bờ Sông Ba, thuộc địa phân thị trấn Phú Hòa, cho biết: “Trước nay loài chim Cồng cộc (tên tiếng Anh là Little Cormorant, tên khoa học là Phalacrocorax niger) với số lượng lên đến hàng nghìn con vẫn sinh sống, làm tổ tại các cồn cát giữa sông Ba. Tuy nhiên, từ tháng 11/2011 đến nay, loài chim này bỗng biến mất không một dấu vết”.


Chim Cồng cộc sinh sống trên các cồn cát sông Ba từ tháng 4/2011 đến cuối tháng 11/2011 thì biến mất.

Trước đó, vào đầu tháng 4/2011, trên các cồn cát giữa sông Ba, khu vực thôn Định Thọ và TT Phú Hòa, huyện Phú Hòa xuất hiện hàng nghìn con chim lạ, thu hút sự quan tâm của cơ quan chức năng, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Qua xác định thì loài chim này chính là Cồng cộc, vốn xuất hiện nhiều tại các rừng ngập mặn ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Loài chim này rất nhát, chỉ cần một tiếng động lạ, hoặc có bóng người là chúng sải cánh bay mất. Các ngành chức năng, giới khoa học cũng đã khuyến cáo người dân sống hai bên bờ dọc sông Ba không được xâm phạm, xua đuổi, gây hại loài chim này.

Tuy nhiên, do sự tác động tiêu cực của con người nên loài chim này không thể ngự trị. “Chúng ăn rất dữ, khi mắc phải lưới đánh cá đều dùng răng cắn xé tan nát nên những ngư dân hành nghề trên sông Ba đã tìm mọi cách xua đuổi chúng đi” - Ông Phan Văn Hy (62 tuổi, trú thôn Định Thọ) cho biết. Mặt khác do mặt nước sông Ba bị thu hẹp đến mức nhiều đoạn sông chỉ còn lại những vũng nước đọng, thêm vào đó người dân tự phát trồng cỏ tràn lan giữa dòng để nuôi bò làm thay đổi dòng chảy nên chim không còn nơi để vùng vẫy, kiếm ăn.

Anh Trần Văn Ẩn, một hộ dân ở TT Phú Hòa, cho biết: “Khi chưa có các thủy điện tập trung ở đầu nguồn, sông Ba có đủ các loại cá như chép, mè, thát lát, tràu…
thậm chí nhiều vùng có cả loài chình quý hiếm nên thu hút nhiều loài chim khác như: vịt trời, cò, bồ nông…. đến sinh sống. Những năm trở lại đây, phần lớn nguồn thủy sản trên sông Ba chỉ là cá rô phi nên các loại chim như cò, vịt trời… đều một đi không trở lại. Tôi sợ loài chim Cồng cộc này cũng sẽ như vậy”.

Theo người dân, tình trạng khai thác cát, sạn trái phép dưới mọi hình thức, các nhà máy ở đầu nguồn lén lút xả chất thải, các hồ thủy điện thi nhau tích nước… đã và đang từng ngày làm biến dạng, ô nhiễm nguồn nước sông Ba, làm loài chim Cồng cộc nói riêng, các loài chim khác nói chung không còn đất sống.


Văn Nhân


Chim trời sập bẫy thành mồi nhậu-Tháng 5 đồng bằng sông Cửu Long vào vụ thu hoạch, chim từ các nơi bay đến đồng ruộng kiếm ăn. Hàng nghìn con le le, gà nước, cò, cồng cộc... bị săn bắt, trói chân, bán làm mồi nhậu.
Hàng đàn chim cò từ khắp nơi bay về đồng bằng sông Cửu Long gần một tháng nay, đậu trắng xóa các bờ ruộng và những sân chim. Đồng bằng vào mùa thu hoạch nên cũng là mùa kiếm ăn của chim trời. Ảnh chụp ở huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang - hình trên) và vườn cò Bằng Lăng (quận Thốt Nốt, Cần Thơ - ảnh dưới).
Người dân đổ xô đi bẫy chim để bán cho các quán nhậu. Một đêm có thể bẫy cả trăm con chim. Giá bán từ 15.000 đến 60.000 đồng một con tùy loại. Trong ảnh là những con chim cồng cộc sa lưới ở Kiên Giang.
Cả trăm con gà nước, ốc cao bị trói chân treo trên xe để mời khách đến mua ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.
Trẻ em cũng đem cò đi bán ở chợ Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Chợ thị xã Ngã Bảy được xem như chợ bán động vật hoang dã nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long, bày bán công khai các chuồng thú hoang như nhím, rắn hổ đất, rùa, chim, cò...
Người phụ nữ này cầm trên tay những xâu chim hàng chục con đang tìm khách mua ở chợ Cái Tắc, huyện Châu Thành A, Hậu Giang.
Dọc hai bên Quốc lộ 1A đường về các tỉnh miền Tây, nhiều người bày bán đủ các loại chim xấu số bị sập bẫy lưới, từ cò, le le, gà nước, cồng cộc, cột từng chùm trên tay hoặc trói ngoặt cánh treo lên xe.
Người phụ nữ này đang làm thịt con chim cồng cộc tại quán ăn gần vườn cò Bằng Lăng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Chim trở thành mồi nhậu ưa thích, đặc sản của miền Tây Nam bộ.
Các loại chim thiên nhiên bị con người săn bắt ngày một cạn kiệt, chưa kể trong danh sách "lên bàn nhậu" có cả chim nằm trong sách quý hiếm như sếu đầu đỏ, bìm bịp... Ảnh chụp tại Cần Thơ.
Gia Bảo--


----------

-Nói thêm về thằn lằn (dông) nvtuan.net
http://www.nongnghiep.vn/Upload/Image/2009/2/23/dong.jpgEntry Khám phá thằn lằn hiếm trong … quán nhậu đã có nhiều bạn đọc hồi đáp và cung cấp thêm thông tin.  Thú thật, tôi cũng chỉ mới nghe qua loại thằn lằn này lần đầu. vì dưới quê tôi (miền Tây) thằn lằn thường nhỏ và không ai dùng nó như món nhậu cả. Điều thú vị qua các thông tin này là hình như dù giống thằn lằn rất phổ biến ở miền Trung và Đông Nam, nhưng chưa ai biết nó là giống hiếm trên thế giới!
Bạn PTN:

“Đọc bài ‘phát hiện giống thằn lằn hiếm...trong quán nhậu’, em xin góp vài thông tin. Ở quê em con này nhiều lắm, gọi là con DÔNG. Nhớ hồi còn nhỏ, vào mùa hè tụi em hay đi bắt dông, nhóm lửa nướng ăn tại chổ, ngon tuyệt. Trước đây có thể nói dông là thực phẩm phổ biến của người dân quê em, thức ăn cho đồng bào và chiến sĩ ta trong vùng bị tạm chiếm - nổi tiến nên NS Huy Sô có bài hát "chiến sĩ Cồn Cỏ có con cua đá, chiến sĩ Khu Lê có con dông" hát cũng vui vui.
Món ngon nhất của dông là nướng trộn gỏi với lá me non (có lẽ là thương hiệu của món ăn dông). Ngày nay dông trở thành đặc sản, nên số lượng ngoài tự nhiên giảm đi rất nhiều, người ta nuôi cũng rất nhiều (rất dễ) để cung cấp cho các quán đặc sản. Em nhớ cách đây không lâu, ông Nguyễn Lân Hùng có phổ biến kỹ thuật nuôi dông cho nông dân trong chuyên mục "bạn nhà nông" trê VTV! Chẳng lẽ các nhà khoa học nước mình không biết đây là loại hiếm?”
Bạn NHĐ:

“Nhân chuyên phát hiện thằn lằn hiếm ở VN em xin thông tin thêm cho anh biết về loài nay! Theo ảnh trong bài thì em nghĩ loài này ở quê em (vùng biển TT-Huế) rất nhiều! Ngày xưa, lúc còn nhoe, (xin lỗi) em và các ban đã bắt và ăn thịt rất nhiều! (Đến nay không biết ở quê có còn con nào không ??
Nhưng xin cho anh biết: hồi đó tụi em phân biệt con nào lớn có yếm lớn nhiều màu sắc là con đực; con nhỏ không yếm hoặc yếm nhỏ là cái!? Nhờ anh thông tin đến các nhà khoa học kiểm tra xem!
Chào anh và chúc anh vui.”

Bạn Tran Duc:
“Con ‘thằn lằn’ bác nói trong bài viết có lẽ là con dông mà bà con ta thường gọi. Con này có ở khắp đất nước, đặc biệt là ở ven biển miền trung, những vùng cát trắng.  Chắc có lẽ các bác chưa quen thôi chứ con này ăn cực ngon, nhất là món nướng lá lốp. Hồi nào bác về VN em đãi bác món dông bá cháy luôn. Bây giờ dông tự nhiên còn ít mà chủ yếu là nuôi nhiều, thông thường cái gì nuôi không bằng tự nhiên được.”
http://www.raovat123.com/app/raovat123/uploads/0/23223/f0d8f91d61a71b7342412a8ff0d6de7a.jpg
Con dông

Như vậy, loại thằn lằn này có tên VN là con dông.  Nó phổ biến ở vùng cát trắng miền Trung.  Hèn gì ở miền Tây không thấy nó, nên dân miền Tây cũng chẳng biết đến nó.  Tôi dùng google để tìm “con dông” thì thấy quả thật loài này đã được nuôi ở VN và nghề này trở thành một kĩ nghệ nho nhỏ.  Ấy thế mà giới khoa học bên nhà không biết nó là loài vật hiếm!  Oh, “hiếm” với mấy nhà khoa học Mĩ (hay thế giới) chứ chẳng hiếm gì đối với VN.
Tôi vẫn thắc mắc nếu toàn là giống cái thì làm sao chúng có thể tái sản sinh được.  Tôi thật không hiểu cái cơ chế mẹ sinh con mà không cần giống đực, nhưng ông Grismer cũng chưa giải thích.  Thật là độc đáo!  Hiểu được cơ chế tái sản sinh của loài dông này có thế làm cho giới đàn ông trở nên vô dụng như bỡn!
Thành thật cám ơn các bạn PTN, NHĐ và Tran Duc. Thành thật bạn Tran Duc có nhã ý thiết đãi người viết một chầu thằn lằn.  Tôi chắc cũng như ông Grismer là cố gắng làm vui lòng bạn, nhưng chắc tôi suy nghĩ nhiều đến sự tồn vong của con dông hơn.
NVT
Khám phá thằn lằn hiếm trong … quán nhậu nvtuan.net

Hãng thông tín CNN mới đi một bản tin rất độc đáo: khám phá một giống thằn lằn chưa từng biết trên thế giới tại Việt Nam.  Điều thú vị là nhà khoa học phát hiện qua một bữa ăn trong một quán … nhậu!
Câu chuyện bắt đầu khi ông Ngô Văn Trí để ý đến một cái rọ chứa đầy thằn lằn trong một quán nhậu ở một xã thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều đáng chú ý là tất cả thằn lằn có vẻ như là giống cái, không có giống đực. Ông Trí liên lạc với một đồng nghiệp người Mĩ để xác định.  Vị đồng nghiệp này, Tiến sĩ Lee Grismer, là một chuyên gia về loại bò sát tại đại học La Sierra University ở Riverside, California.  Grismer khi xem qua hình liền nghĩ ngay đây là một giống thằn lắn độc đáo, thế giới chưa từng biết. Ông và con trai ông là Jesse Grismer (đang làm luận án tiến sĩ) lập tức bỏ hết mọi việc sau lưng, mua vé máy bay đi Việt Nam để tìm hiểu.
Đến Sài Gòn, hai cha con cùng ông Ngô Văn Trí thuê xe gắn máy đi đến quán nhậu để thu thập dữ liệu.
Trước khi đi, ông dặn chủ quán đừng bán hết thằn lằn.  Chủ quán đồng ý chừa thằn lằn cho các nhà nghiên cứu, nhưng sau đó vì say xỉn nên ông bán hết thằn lằn cho thực khách!  Khi các nhà khoa học đến nơi thì chẳng còn một con nào.  Chuyến đi thực điạ tưởng như sắp tan thành mây khói ...
Quyết chí không “đầu hàng” nghịch cảnh, các nhà khoa học tìm các quán khác trong làng và mướn trẻ em địa phương đi bắt thằn lằn. Họ tìm được hơn 60 chú thằn lằn. Kết quả phân tích DNA lại đưa ra một ngạc nhiên khác: tất cả thằn lằn đều là giống cái, và chúng tự tái sản sinh từ mẹ chúng, có lẽ qua một quá trình tiến hóa tự nhiên.
Tiến sĩ Grismer cho biết "Đây là một giống [thằn lằn] hoàn toàn mới, là giống mà các nhà khoa học đã bỏ quên qua nhiều thế kỉ”.  Ông còn nói "Những gì chúng tôi phát hiện là những gì người dân địa phương biết rất lâu rồi, nhưng hiểu biết của họ không giống như cái hiểu biết của nhà khoa học”.  Họ đặt tên cho giống thằn lằn này là Leiolepis ngovantrii. Chú ý ngovantrii là tên nhà khoa học người Việt phát hiện ra nó: Ngô Văn Trí.
Thế thịt thằn lằn Leiolepis ngovantrii nếm ra sao? Tiến sĩ Grismer nói dí dỏm: nó chẳng có gì giống như thịt gà cả, và chắc chẳng ai muốn dùng nó thay thế cho Big Mac (một loại hamburger nổi tiếng của nhà hàng McDonald), và có lẽ cũng chưa ai ngĩ đến chuyện dùng thịt thằn lằn cho bánh mì thịt đâu.  Ông cho biết để tỏ thái độ lịch sự với chủ quán nhậu, ông phải nín thở để ăn thịt thằn lằn. Ông mô tả rằng cắn một miếng thịt xong, ông cảm thấy như có cái gì rất cằn cỗi và chai điếng trong miệng.
Nhiều khám phá khoa học xảy ra rất tình cờ, và khám phá loại thằn lằn Leiolepis ngovantrii là một minh chứng.  Câu chuyện cho thấy một lần nữa, Việt Nam ta là địa bàn của rất nhiều khám phá khoa học, nhưng cần phải có sự dấn thân và quyết tâm.  Tôi đang tự hỏi khi khám phá này được công bố trên một tập san khoa học quốc tế (chắc chắn) ai sẽ là người được ghi danh công trạng. Hi vọng rằng người được ghi công là người Việt.
NVT


Thằn lằn hiếm trong quán nhậu


Giống thằn lằn Leiolepis ngovantrii

Chợ (bán thằn lằn?)


Hai cha con mướn xe ôm đi thực địa


Lội rừng


Quê hương của thằn lằn hiếm Leiolepis ngovantrii

Nhờ trẻ em địa phương dùng dụng cụ dân dã bắt thằn lằn

Đây là giống thằn lằn hiếm lần đầu tiên được phát hiện ở VN

--Việt Nam là điểm nóng nạn buôn bán động vật hoang dã (VOV)-Người Việt Nam vẫn còn thị hiếu sử dụng động vật hoang dã hay các sản phẩm từ chúng phục vụ nhu cầu ăn uống, chữa bệnh và trang trí. Vì vậy, số lượng động vật hoang dã suy giảm nhanh chóng, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
-----------------

--Rùng mình mầm bệnh từ rác tàu hỏa (DV 10-1-12)
- Sự thực về thuốc thúc chín rau quả của Trung Quốc (ĐV/Chinadaily). “Chỉ cần bỏ ra 5 NDT (gần 17.000 đồng) mua thuốc kích chín, nông dân Trung Quốc có thể thu về 3.000 NDT (gần 10 triệu đồng). Đó là mức lợi nhuận siêu khủng nhờ loại hóa chất độc hại này“.
Hàn the và chất tạo ngọt gây ung thư trong thực phẩm (Bee).-Nông dân ở phố (TTCT).-“Tắc” đường về ăn Tết (TT&VH).
Ngay thủ đô có ngôi làng đa thê (VTC).-TP.HCM: Kho phế liệu 4.000m2 thành biển lửa (VTC).Đội hút đinh, vá xe lưu động không nghỉ tết (TN).-Ủng hộ phạt nặng vi phạm giao thông nội đô (TN).
Ôsin bị tra tấn: Chồng bà chủ cũng ‘hoảng’ khi nhìn vết bỏng (GDVN).-Cứu kênh rạch: Cần sự quyết tâm, chung tay (PLTP).-

Tổng số lượt xem trang