Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Nhà nước Việt Nam: Kẻ thù chính là ta!: Xuất hiện vũ khí mới đe dọa sự sống còn của nhiều quân đội

-Nguồn:-Nhà nước Việt Nam: Kẻ thù chính là ta! Đàn Chim Việt 
Lời người dịch: Tình cờ đọc bài tường trình tiếng Anh sau đây trên VietnamNetBridge (một cơ quan ngôn luận và cũng là một trang báo điện tử Anh văn đầu tiên của Việt Nam) người dịch xin làm một chuyện tức cười là chuyển ngữ ngược lại một bài có lẽ đã được soạn bằng tiếng Việt trước khi chuyển qua tiếng Anh, do vậy mà có lẽ phần Anh ngữ trên VietnamNetBridge của tác giả Bùi Diên viết không được chuẩn lắm.
Vì dịch từ Anh ngữ không dấu, tên tác giả cũng của các nhân vật Việt Nam trong bài cũng có thể không chính xác, xin quý vị đọc giả lượng thứ.

Sau khi quên được thân phận tha hương của mình, trớ trêu nhất có lẽ là nỗi đau ăm ắp của người Việt hải ngoại (như tôi) là vẫn dõi mắt nhìn về quê nhà để nhiều lúc phải cảm thấy nhục nhã và phẩn uất vì những chuyện khuất tất và nghịch lý vẫn tiếp tục xảy ra ở Việt-Nam, thí dụ như chuyện mã độc đang đe dọa các cơ quan nhà nước sau đây. Tuy bài viết không nói ra nhưng tôi đoan chắc các hệ thống tin học, vi tính và phần mềm đều đến từ Trung quốc (1), một người bạn và láng giềng 4 tốt và 16 chữ vàng được nhiều lãnh tụ đỉnh cao trí tuệ Việt Nam khắc ghi vào tâm não – nếu không – thì cũng khắc ghi trên hầu bao, nhắc họ đừng quên trọng lượng của đồng kim tiền đến từ đâu!
Trong khi hàng hóa Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, thì lãnh đạo — không khác gì dân đen không-được-họ-chăm-lo — vẫn đổ xô tìm mua hàng rẻ và kém phẩm lượng từ Trung quốc và bỏ túi riêng ngân khoản còn lại. Do đó Việt Nam mới bị gán cho các con vi-rút độc địa của Trung quốc, và các ông lớn bị tiêm nhiểm một loại vi khuẩn khó chữa hơn mà dân gian gọi là bị Tàu phù. Trong khi hệ thống vi tính và tin học nhà nước bị cấy bởi các con vi-rút Trung hoa ác hiểm thì các ông lớn và an ninh quốc phòng Việt Nam bị gài những phần tử thân Trung quốc mà người dân gọi nôm na là tay sai gián điệp, vốn dĩ độc hại không kém những con ngựa thành Troie/Troy (Trojan horse).
Dân làm báo cũng như những người có tiếng nói trung trực, yêu nước lâu nay cũng chẳng lạ gì các vụ tấn công của tin tặc có lẽ xuất xứ từ phía nhà nước Việt Nam (có thể thừa hành lệnh của Trung quốc) bằng virus và những cài đặt nhu liệu khác. Cho nên trong vụ thiệt hại và thất thoát tin học quốc phòng này mà thủ phạm có lẽ không ai khác hơn bác láng giềng khổng lồ Trung quốc thì những người mà trước giờ e-mail hay các trang điện tử và server của họ đã bị thiệt hại vì bị công an mạng tấn công cũng nên đặt câu hỏi với nhà nước:  so sánh số tiền và khoản thời gian khổng lồ mà Bộ Nội vụ đã bỏ ra cũng như chi trả cho các vụ đánh phá công dân mạng Việt Nam và hải ngoại xem có bằng số tiền mà họ dùng để phòng chống các thế lực thù địch không? (tôi cũng không hiểu ngoài Trung quốc ra, các thế lực thù địch khác là ai, có phải là Hoa Kỳ hay công dân nhập tịch Mỹ to mồm không?). Vì nếu thật sự CIA hay tình báo Mỹ có dự phần trong chuyện cài đặt vi-rút (một sắc xuất quá nhỏ!) thì thú thật cá nhân tôi cũng mừng, bởi vì tôi quan niệm rằng không có kẻ thù của Việt Nam nào thâm hiểm hơn kẻ thù truyền kiếp ngàn đời Trung quốc, lúc nào cũng âm mưu thôn tính hay đồng hóa dân Việt! Và nếu Hoa Kỳ có biết được những âm mưu lấn át của Bắc triều với Việt Nam thì âu đó là một điều đáng mừng giúp cho họ có cách đối phó với âm mưu bành trướng và mua chuộc này từ bên trong nội bộ Việt Nam.
(1) Công ty tin học Hua Wei của Trung Quốc – dưới quyền điều khiển của ông tổng giám đốc Nhậm Chính Phi (任正非 Ren Zhengfei), một cựu sĩ quan trong Quân đội Nhân dân Trung Quốc – trong vòng từ 2000 đến nay đã nhảy vọt lên đứng thứ nhì trên thế giới (chỉ sau công ty Eriscsson của Thụy Điển). Hua Wei có hơn 110.000 nhân viên, thu nhập năm 2010 của công ty Hua Wei lên đến 28 tỉ Mỹ kim. Thi trường của Hua Wei chiếm toàn quốc Trung Hoa kể cả Hồng Kông, Anh Quốc, Nhật và Liên hiệp Âu châu. Chính công ty này đã đưa nền tin học và hệ thống điện thoại viễn liên của Phi châu từ một kỹ nghệ phôi thai lên đẳng cấp quốc tế, và có thể sẽ qua mặt Ericsson để giữ vị trí thượng phong trong những năm tới, ngang hàng với những đại công ty vi tính và tin học truyền thông viễn liên thế giới như Cisco, IBM, và HP. Ở Việt Nam điện thoại di động của Hue Wei đang được giới tiêu thụ ưa chuộng, vì giá rẻ và nhiều công dụng. Nhiều chiếc điện thoại di động của Hua Wei có đến 3 sim và IP khác nhau (một số để liên lạc với công sở, một số với người nhà, một số cho người yêu hay vợ bé – một người bạn ở Việt Nam khoe với tôi như vậy). Cũng như các công ty công nghệ hay điện tử khác của Trung Quốc, lý do cho sự lớn mạnh của Hua Wei tùy thuộc vào sự điều khoản chuyển nhượng thông tin công nghệ trong cá hợp đồng của các công ty Tây phương và Hoa Kỳ khi họ đầu tư vào Trung Hoa, phần nữa do Trung Quốc không tôn trọng luật bản quyền trí tuệ và /tác quyền sáng chế (intellectual property) của các quốc gia khác.
Cũng vì lý do này và chủ trương cài đặt mã độc hoặc virus trong các bộ phận và linh kiện và phần mềm của Hua Wei mà hiện nay chính phủ Hoa Kỳ đã bác bỏ giao kèo hàng tỉ Mỹ kim của Hua Wei khi họ ký hợp đồng hợp tác với công ty SprintNextel của Mỹ vào tháng 11 vừa qua, cũng như khi Hua-Wei trả 2 triệu mua bản quyền của 3Leaf, một công ty trong vùng Silicon (thung lũng Hoa Vàng) thuộc San José, Santa Clara ở bang California.
Còn ở Việt Nam thì càng nguy hại hơn vì các router (dùng cho Internet) và switch (dùng cho các hãng điện thoại) thường mua của Huawei do giá rẻ và do tiền bôi trơn tay hấp dẫn hơn với các viên chức. Có nhiều nguồn tin cho thấy Huawei cài spyware vào router và switch của họ để nghe lén khách hàng … hai đường dẫn sau đây là một ví dụ:
http://nerdtwilight.wordpress.com/2011/12/05/u-s-national-security-concerns-cast-pall-over-huawei/
http://www.economist.com/node/18771640


Malware đang đe dọa các cơ quan nhà nước
Bùi Diên
VietNamNet Bridge – (Cập nhật lần chót 24/12/2011 11:47:00 (GMT +7)
Tin tặc điều khiển, tấn công và tán phát phần mềm độc hại đến hơn 1500 cổng thông tin điện tử tại Việt Nam. Trong khi đó, 1/3 máy tính nhập khẩu đã được phát hiện bị nhiễm mã độc. Tuy vậy
cơ quan nhà nước vẫn lơ là và cẩu thả trước nguy cơ bị phần mềm độc hại tấn công.*
Con số đáng lo ngại
Tại cuộc họp về cải thiện an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, người tham dự nghe nói đến những con số đáng ngại về các cuộc tấn công của tin tặc.
Cơ quan A68 thuộc Bộ Công an cho biết rằng các cán bộ của Bộ gần đây đã phát hiện ra rất nhiều hệ thống thông tin và cổng thông tin của các cơ quan nhà nước, kể cả những bộ phận và các cơ quan trọng yếu của Đảng Cộng sản và Nhà nước bị nhu liệu (malware) tàn độc lây nhiễm, thậm chí còn bị thâm nhập và tấn công.
Cơ quan A68 đã phát hiện ra rằng tin tặc đã đột nhập vào 1500 cổng thông tin, cài đặt malware với mục đích thu thập thông tin và chiếm quyền điều khiển hệ thống. Trong khi đó, Việt Nam đã được thêm vào danh sách 5 nước với khối lượng thư rác (spam) cao nhất thế giới. Như vậy 2011 rõ ràng là một năm “nóng” trong hệ thống an ninh mạng tại Việt Nam.
Một đại diện của Bộ Công An cũng đã cảnh báo rằng trong hai năm qua, khi kiểm tra các máy tính và các thiết bị nhập khẩu, Bộ đã phát hiện 1165 trong số 4892 bộ phận nhập khẩu, hoặc 1/3 hàng hoá nhập khẩu, đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Cơ quan nhà nước đã được thông báo để kiểm tra nhập khẩu trang thiết bị kỹ lưỡng trước khi (đưa vào) sử dụng.
Quá bất cẩn
Các chuyên gia đã cho thấy lý do lớn nhất đằng sau vấn đề tin tặc hiện nay là sự bất cẩn quá mức của các cán bộ trong các cơ quan nhà nước.
“Rất nhiều cơ quan trọng yếu tại Việt Nam vẫn sử dụng địa chỉ email của nước ngoài để gửi tài liệu mật quan trọng cho các nhân viên của họ. Một số cơ quan và cá nhân đã phải chịu tổn thất nặng nề vì điều này”, Bộ An ninh đã cảnh báo.
Một viên chức của Bộ Quốc phòng nói rằng trong thực tế, các cơ quan chính quyền đều thiết lập các quy trình và điều lệ về bảo vệ thông tin, nhưng họ vẫn còn thiếu kỷ luật.
Nhiều sĩ quan biên soạn tài liệu bí mật hàng đầu trên máy tính của họ và sau đó gửi qua Internet để thu thập ý kiến của các quan chức khác . Một số các trường hợp khác, họ sao chép các tài liệu tối mật vào linh kiện USB và truyền tay những linh kiện USB này cho người khác.
“Đây thực sự là một mối đe dọa lớn đối với toàn bộ hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước”, ông nói.
Cơ quan nhà nước cũng đã được kêu gọi để tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc thanh lý thiết bị. Trong một số trường hợp, khi máy tính đã được đưa đến các cửa hàng để sửa chữa, các thông tin bí mật được lưu giữ trong các máy tính đã bị đánh cắp tại cửa hàng.
Khó khăn đến từ mọi phía
Ông Nguyễn Hữu Chính, Trưởng Cơ quan Công nghệ Thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết rằng rất nhiều thông tin dự án công nghệ đã không được thực hiện như dự hoạch, bởi vì các dự án không nhận được ngân khoản trong bối cảnh khi nhà nước Việt Nam đã cắt giảm chi tiêu ngân sách công.
Ông nói rằng số tiền được phân bổ cho Bộ trong năm 2012 chỉ đủ lớn để đảm bảo một nửa các thủ tục để đảm bảo an toàn thông tin.
Đỗ Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Thông tin của Bộ Nội Vụ, cũng cho biết, cơ quan nhà nước thiếu tiền để đảm bảo thông tin an toàn. Ông cho biết ngân sách nhà nước chỉ cung cấp một số hàng trăm hàng ngàn đồng để đào tạo một nhân viên, trong khi học phí thực sự cao hơn nhiều.
Trong khi đó, báo động về các cuộc tấn công đã không được cập nhật. Trong một số trường hợp, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đưa ra báo động về các cuộc tấn công của tin tặc hai tuần sau khi các cuộc tấn công đã được cảnh báo trên thông tin công nghệ diễn đàn.
—————————————–
BBT Đàn Chim Việt chú thích:
Bài viết kể trên, trước ấn bản Anh ngữ đã  có (các) ấn bản Việt ngữ như:
Mã độc đe dọa các cơ quan nhà nước (21/12/2011). Theo nguồn ghi trên bản gốc tiếng Việt thì tác giả là báo Bưu Điện chứ không phải Bùi Diên như Nguyễn Khoa Thái Anh “cảm” bằng tiếng Anh.

1a.jpg
Thái độ bất cẩn của CBCNV là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. ảnh: Thái Anh
Mã độc đe doạ các cơ quan Nhà nước
ICTnews - Hơn 1.500 cổng thông tin điện tử tại Việt Nam bị tin tặc kiểm soát, phát tán mã độc và chiếm quyền điều khiển. 1/3 thiết bị máy tính nhập khẩu về có phát hiện bị nhiễm mã độc. Có vẻ như các cơ quan Nhà nước (CQNN) vẫn quá lơ là trước nguy cơ tấn công của mã độc.
Những con số đáng giật mình
Tại cuộc họp về tăng cường đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của các CQNN vừa diễn ra tại Bộ TT&TT dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, đại diện các CQNN đã đưa ra những con số đáng lo ngại.
Đại diện Cục A68 Bộ Công an cho biết: Thời gian qua, lực lượng chức năng của Bộ này đã phát hiện rất nhiều hệ thống CNTT, cổng thông tin của các CQNN, đặc biệt là các Bộ, ngành, cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước bị mã độc xâm nhập, thậm chí chiếm quyền điều khiển.
Thống kê chưa đầy đủ năm 2011 cho thấy, đã có tới hơn 1.500 cổng thông tin điện tử bị tin tặc xâm nhập, cài mã độc có chủ đích thu thập thông tin và chiếm quyền điều khiển hệ thống CNTT. Cùng với đó, Việt Nam đã lọt vào TOP 5 quốc gia bị phát tán thư rác nhiều nhất thế giới. Có thể nói 2011 là năm nóng bỏng về an ninh mạng tại Việt Nam.
Đại diện Bộ Công an cũng lưu ý về hiện trạng 2 năm qua, khi kiểm tra các thiết bị, máy tính nhập khẩu, lực lượng chức năng đã phát hiện tới 1.165/4.892 máy tính nhập khẩu bị nhiễm mã độc (tương đương 1/3 tổng số thiết bị nhập khẩu). Để tránh những hệ luỵ nghiêm trọng, các CQNN khi nhập khẩu thiết bị về cần phải kiểm tra thật kỹ rồi mới đưa vào sử dụng.
Bất cẩn quá mức
Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện trạng đáng báo động nêu trên chính là thái độ bất cẩn, vô tư thái quá của các cán bộ, công chức, nhân viên trong các CQNN.
"Rất nhiều cơ quan trọng yếu của Việt Nam vẫn sử dụng địa chỉ mail của nước ngoài để gửi các tài liệu quan trọng trong nội bộ cơ quan, và đã có một số cá nhân, đơn vị chịu hậu quả khá nặng nề trong việc này", đại diện Bộ Công an dẫn chứng.
Chia sẻ quan điểm này, đại diện Bộ Quốc phòng dẫn chứng thêm: Các CQNN đều ra quy chế để bảo vệ thiết bị sao chép dữ liệu như USB, ổ cứng... nhưng quy định còn lỏng lẻo. Trên thực tế, không ít cán bộ vẫn mang cả thiết bị sao chép dữ liệu về nhà để làm. Không chỉ có vậy, vẫn còn cán bộ "hồn nhiên" soạn thảo cả văn bản tuyệt mật trên máy tính rồi truyền qua mạng Internet hoặc copy vào USB để chuyển cho những cán bộ khác để lấy ý kiến góp ý. Đây là một nguy cơ dẫn tới mất an toàn thông tin cho cả hệ thống CNTT của CQNN.
Một hành vi bất cẩn khác cũng vừa được "nêu tên" để các CQNN tránh "lặp lại vết xe đổ" chính là nguy cơ rò rỉ thông tin từ các thiết bị thanh lý. Trên thực tế, đã có trường hợp máy tính ngân hàng bị hỏng, mang ra ngoài sửa chữa thì đã bị lấy cắp mất dữ liệu mật có trong máy tính. Các CQNN cần siết chặt hơn nữa quy trình tiêu huỷ, thanh lý đĩa cứng, máy tính chứa nhiều dữ liệu mật.
Khó khăn tứ phía
Công tác tăng cường an toàn thông tin, an ninh mạng đã được đề xuất triển khai tại các CQNN từ rất lâu nay song từ lý thuyết đến thực tiễn triển khai còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể giải quyết thấu đáo.
Ông Nguyễn Hữu Chính, Cục trưởng Cục CNTT Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết thời gian qua, rất nhiều đề án, dự án về CNTT không được triển khai như mong muốn vì không lo được kinh phí trong bối cảnh cả nước vẫn đang cắt giảm chi tiêu công. Đối với Bộ Tài nguyên & Môi trường, đề án An toàn thông tin dù đã được lãnh đạo Bộ đặt lên hàng đầu song kinh phí được cấp vẫn còn rất "khiêm tốn" so với nhu cầu. Theo thiết kế thì hệ thống cần phải được đầu tư 7 nút cấp 2 để tăng cường an toàn bảo mật song kinh phí lo được để triển khai trong năm 2012 chỉ đảm bảo được cho 3 nút (gồm cả khoản đầu tư bằng nguồn kinh phí khác của Bộ Tài nguyên & Môi trường). Những nút còn lại sẽ còn khó khăn trong việc đảm bảo an ninh thông tin trong thời gian tới.
Cùng chia sẻ nhận định về việc "cái khó" có thể "bó cái khôn", ông Đỗ Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ nhấn mạnh khó khăn trong khâu đào tạo. Theo quy định hiện nay, kinh phí đào tạo được duyệt chỉ mấy trăm nghìn đồng/suất/năm trong khi học phí thực tế cao hơn rất nhiều. Chưa kể trên mạng quảng cáo rất nhiều địa chỉ đào tạo nhưng không ai kiểm định xem nơi nào đào tạo với chất lượng cao, thực sự đảm bảo tính bảo mật. Ông Cường đề xuất Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính để tăng chi phí đào tạo an toàn bảo mật cho các CQNN.
Một khó khăn khác cũng được ông Đỗ Đức Cường nêu ra đó là công tác cảnh báo thời gian qua vẫn chưa kịp thời, thường xuyên. Đã có trường hợp cộng đồng mạng phản ánh về vụ tấn công website CQNN nhưng sau đó 1 - 2 tuần mới có cảnh báo chính thức của Bộ TT&TT.          

Dự kiến từ quý 1/2012, bên cạnh những cảnh báo sự cố bất thường, VNCERT sẽ cung cấp thông tin hàng quý gửi cho lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ và lãnh đạo các cơ quan chuyên trách về CNTT để kịp thời cảnh báo nguy cơ cũng như thông báo về tình hình an toàn thông tin. Khoảng tháng 3/2012, bản tin đầu tiên sẽ được trình làng.
Cũng trong quý 1/2012, Bộ TT&TT sẽ mở lớp đào tạo về an toàn bảo mật thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT các Bộ, ngành. Sau đó sẽ dần hoàn thiện chương trình khung để đào tạo rộng rãi hơn.
Thế giới đang phải đối mặt với tội phạm mạng thế hệ 6, là những tổ chức kinh doanh, liên kết quốc tế, phân phối mã độc theo sơ đồ Pay-per-Install hay thuê dây chuyền mã độc hoàn toàn tự động (tội phạm “Point-and-click”). Tháng 11/2011, sau 2 năm điều tra, Chiến dịch Operation Ghost Click của FBI đã bắt băng nhóm tội phạm mạng có trụ sở tại Estonia, triệt phá mạng lưới botnet điều khiển 4 triệu chiếc máy tính tại hơn 100 quốc gia thu lời bất hợp pháp hơn 14 triệu USD.
Ngọc Mai


-Xuất hiện vũ khí mới đe dọa sự sống còn của nhiều quân đội-
-(GDVN) - Trong khi nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ-Iran ngày càng cận kề, thì một cuộc chiến tranh kiểu mới – chiến tranh mạng đang bam trùm lên Đông Á.
Gần đây, tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang nghiên cứu một loại virus, loại virus này, trong trường hợp hệ thống máy tính kiểm soát vũ khí bị tấn công mạng, có thể truy tìm con đường tấn công và tấn công trở lại nơi khởi nguồn.
Bài báo cho biết, từ năm 2008 đến nay, Nhật Bản luôn tập trung nghiên cứu phát triển loại virus này, ứng phó virus Stuxnet, làm một loại vũ khí mạng mạnh, để tiến hành chiến tranh mạng.

Ngoài ra, giáo sư Đại học Keio Nhật Bản Tsuchiya cũng cho biết, các nước khác đã bắt đầu những dự án tương tự. Điều này chỉ ra rằng chiến tranh mạng đang gia tăng. Trong tương lai có thể diễn ra một cuộc chạy đua về kho vũ khí mạng.
Chiến tranh mạng - chiến tranh thế hệ thứ sáu
Ngay từ tháng 7/2011, Mỹ đã công bố “Chiến lược hành động không gian mạng”, báo cáo này đặt không gian mạng lên thành “lĩnh vực hành động” ngang hàng với lục, hải, không quân, không gian vũ trụ, cho biết coi tấn công mạng tương tự một “hành vi chiến tranh”.

Ngoài ra, các nước như Anh, Pháp, Nga, Israel, Hàn Quốc cũng lần lượt cho biết lập trường tăng cường xây dựng lực lượng mạng.
Việc triển khai chiến lược không gian mạng của các nước cuối cùng có ý nghĩa gì? Giáo sư Lý Đại Quang, Đại học Quốc phòng Trung Quốc, tác giả cuốn sách “Tác chiến mạng dựa trên hệ thống thông tin” cho rằng, do có khả năng lan tỏa và thâm nhập tuyệt vời,

mạng chắc chắn sẽ trở thành một phương tiện quan trọng xây dựng quân đội của các nước, trở thành phương tiện chủ yếu xây dựng hình tượng quân đội và công cụ quan trọng xây dựng tăng cường sức mạnh mềm cho quân đội.
Kiểm soát thông tin tức là chiến tranh
Mỹ rất coi trọng an ninh mạng
Nhà dự đoán tương lai học Thor Larholm tiên đoán, ai đã nắm được thông tin, đã kiểm soát mạng, người đó sẽ có cả thế giới.
Lý Đại Quang cho biết, mục đích căn bản của tác chiến mạng là thông qua bảo vệ và phá hoại đối với lớp xử lý thông tin của máy tính, để làm giảm hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin mạng của kẻ địch,

bảo vệ sự vận hành bình thường của hệ thống thông tin mạng của mình, tiến tới giành lấy và duy trì quyền kiểm soát không gian mạng.

Hệ thống mạng thông tin lấy máy tính làm trung tâm đã trở thành trung khu thần kinh của một quân đội hiện đại; các hệ thống mạng như mạng thiết bị cảm biến, mạng chỉ huy kiểm soát, mạng vũ khí sẽ trở thành trung tâm và sự hỗ trợ quan trọng cho chiến tranh thông tin.
Mỹ là nước đầu tiên thành lập lực lượng mạng, cựu Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Thượng tướng Sullivan cho rằng, sự xuất hiện của thời đại thông tin, sẽ làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh một cách căn bản.

Trong nhiều năm trước, sự thay đổi này đang diễn ra.
Trong chiến tranh Kosovo vào cuối những năm 1990, các chuyên gia máy tính Liên bang Nam Tư và Nga đã xâm nhập thành công trang mạng của Nhà Trắng, làm cho nó bị tê liệt.

Đồng thời, hệ thống thông tin của NATO đã bị virus tấn công; máy chủ thư mang theo thông tin tác chiến của lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ hầu như bị tắc nghẽn toàn bộ,

thậm chí hệ thống chỉ huy kiểm soát của tàu sân bay động cơ hạt nhân Nimitz cũng bị hacker tấn công và gián đoạn hơn 3 tiếng đồng hồ.
Lý Đại Quang cho rằng: “Trong mấy cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, quân đội các nước phát triển có ưu thế mạng thông tin, có thể dùng virus máy tính và hacker tiến hành tấn công đối với hệ thống mạng và thông tin của đối phương,

hoàn toàn chi phối không gian mạng, giành được ưu thế chiến trường thông tin, và trong thời gian rất ngắn đã làm tê liệt hệ thống chỉ huy phòng không của đối phương, hỗ trợ mạnh mẽ cho tác chiến trên các chiến trường khác”.
Trung tâm chỉ huy tác chiến mạng của Quân đội Mỹ
Trên thế giới, quân đội Mỹ có hơn 15.000 hệ thống mạng và 7 triệu thiết bị máy tính, sự phụ thuộc vào không gian mạng và thiếu hụt an ninh mạng đã tạo nên sự tương phản rõ rệt. Báo cáo của Bộ Quốc phòng cho biết, hệ thống mạng của Lầu Năm Góc hàng ngày bị hàng triệu cuộc dò tìm, mà những cuộc xâm nhập thành công đã làm cho hàng nghìn tài liệu (file) bị rò rỉ.
Trên thực tế, không chỉ có Mỹ phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng. Ngày 23/8/2010, một hacker chưa rõ đã tấn công trang web của Cục Cảnh vệ Liên bang Nga, làm cho rất nhiều tài liệu nội bộ bộc lộ trực tuyến đến vài giờ.

Theo thống kê của Cục An ninh Liên bang Nga, từ năm 2005 đến nay, các trang web của các cơ quan nhà nước Nga mỗi năm đều bị hàng triệu cuộc tấn công mạng, trong đó các cuộc tấn công vào trang web của Thủ tướng Putin lên tới 120.000 vụ.
Lý Đại Quang cho rằng: “Một khi mạng máy tính bị tấn công và bị phá hủy, sức chiến đấu của toàn bộ quân đội sẽ giảm mạnh, thậm chí bị mất đi hoàn toàn, máy móc quân sự nhà nước sẽ ở vào trạng thái bị tê liệt, an ninh quốc gia sẽ bị đe dọa nghiêm trọng”.
Thế giới đều đang sẵn sàng cho chiến tranh mạng
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến đầu thế kỷ này, Mỹ đã lần lượt công bố “Bảo vệ hạ tầng cơ sở then chốt của Mỹ”, “Khung kỹ thuật bảo đảm thông tin” (IATF), “Chiến lược an ninh quốc gia”.
Lý Đại Quang cho rằng: “Sự kiện 11/9 đã thúc đẩy chiến lược an ninh thông tin trở thành chiến lược cốt lõi của chiến lược quốc gia Mỹ”.
Lực lượng tác chiến mạng của quân đội Mỹ
Năm 2009, Mỹ đề xuất, nắm chắc quyền kiểm soát mạng trong thế kỷ 21 có ý nghĩa quyết định như nắm chắc quyền kiểm soát biển trong thế kỷ 19 và quyền kiểm soát trên không trong thế kỷ 20.

Sau đó, “Luật An ninh mạng 2009” đã được thông qua, luật này giành cho Tổng thống Mỹ quyền “tuyên bố tình trạng khẩn cấp của an ninh mạng”, cho phép “đóng hoặc hạn chế những hệ thống mạng thông tin quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”. Tháng 10/2010, Bộ Tư lệnh mạng của quân Mỹ chính thức đi vào hoạt động.
Để nâng cao năng lực tác chiến mạng, quân đội Mỹ lần lượt tiến hành 3 cuộc tập trận “Cơn lốc mạng” (Cyber Storm) vào năm 2006, 2008 và 2010.

Đặc biệt cuộc tập trận “Cyber Storm III” là cuộc tập trận lớn liên ngành lần đầu tiên sau khi Bộ Tư lệnh mạng của quân đội Mỹ được thành lập, đã mô phỏng tình huống một số hạ tầng cơ sở then chốt bị tấn công mạng lớn, mô phỏng sự cố nhiều tới 1.500 vụ.
Với việc Mỹ tích cực triển khai “chiến tranh mạng”, các nước khác trên thế giới cũng đã tích cực hưởng ứng theo.

Đến cuối năm 2010, quân đội các nước như Nga, Nhật Bản, Israel, Pháp, Đức, Singapore, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng đều đã lần lượt thành lập lực lượng tác chiến mạng của mình. Thậm chí có nghiên cứu cho biết, Iran cũng có vũ khí tác chiến mạng tương đối tiên tiến và kế hoạch tấn công mạng, bao gồm phát động cuộc tấn công mạng đối với trang web chính phủ và hạ tầng cơ sở cụ thể.
Chiến tranh tương lai
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ - Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Nghê Phong cho rằng: “Chủ thể hành vi chiến tranh mạng phần nhiều có thể là cá nhân và tổ chức, thường một hacker có thể phát động một cuộc tấn công mạng, kiểm soát được rất khó. Mỹ đưa nó lên cấp độ chiến lược quốc gia, chắc chắn sẽ làm cho các nước tham gia vào cuộc chạy đua”.
Thực ra, ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Nga đã thiết lập Ủy ban an ninh thông tin chuyên phụ trách an ninh thông tin mạng; năm 1995,

Hiến pháp Nga đưa an ninh thông tin vào phạm trù quản lý an ninh quốc gia; năm 2002 “Học thuyết An ninh Thông tin Liên bang Nga” được thông qua, nâng chiến tranh mạng lên một cấp độ cao mới, coi đó là “chiến tranh thế hệ thứ 6” của tương lai.
Nghê Phong cho rằng: “Internet do Mỹ phát minh, các nhà cung cấp chính đều ở Mỹ và một số nước phương Tây. Mỹ ý thức được tầm quan trọng của an ninh mạng, đồng thời hy vọng thông qua tăng cường ưu thế riêng của họ, tiếp tục nắm chắc quyền chủ đạo trong không gian mạng”. Mỹ lấy hệ thống mạng làm điểm cao khống chế chiến lược mới, muốn tiếp tục tạo dựng quy tắc trò chơi.
Học thuyết chiến tranh thế hệ thứ 6
Lý luận về chiến tranh thế hệ thứ 6 được học giả quân sự Nga B.N. Silipuqinke (dịch âm) đưa ra sớm nhất.
Theo lý luận của Silipuqinke, chiến tranh thế hệ thứ nhất là chỉ chiến tranh được tiến hành bằng vũ khí lạnh, sau khi kết thúc xã hội nguyên thủy của loài người, nó được duy trì 3.500 năm, là hình thức chiến tranh có thời gian liên tục dài nhất.
"Người lính" trong chiến tranh mạng
Chiến tranh thế hệ thứ hai là chiến tranh sau khi phát minh ra thuốc nổ, dùng vũ khí không nòng xoắn làm tiêu chí. Nó đã kéo dài hơn 600 năm.
Chiến tranh thế hệ thứ ba bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 dùng súng và pháo có rãnh nòng súng làm tiêu chí. Nó kéo dài khoảng 200 năm.
Chiến tranh thế hệ thứ tư từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, sử dụng nhiều các loại vũ khí tự động, xe bọc thép, máy bay tác chiến, tàu chiến, radar và các khí tài thông tin vô tuyến điện làm tiêu chí. Loại chiến tranh này kéo dài đến hiện nay.

Đặc điểm chung của 4 thế hệ chiến tranh đầu tiên chính là, chúng đều là chiến tranh kiểu tiếp xúc, giao chiến về thể lực hoặc sử dụng pháo súng và các loại vũ khí tác chiến tiến hành giao đấu quyết liệt trong cự ly gần (có thể nhìn thấy được).
Trong thời đại chiến tranh thế hệ thứ tư còn xuất hiện dùng năng lượng nguyên tử to lớn cho quân sự, tạo ra cuộc cách mạng quân sự lần thứ 5, cũng đánh dấu sự hình thành của chiến tranh thế hệ thứ 5, tức là chiến tranh thời đại hạt nhân.
Cuối thế kỷ 20, sự phát triển công nghệ cao của loài người, đặc biệt là sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ vi điện tử, làm cho rất nhiều vũ khí chính xác cao trong lĩnh vực quân sự xuất hiện, đã tạo điều kiện cho sự ra đời của chiến tranh thế hệ thứ 6.
Chiến tranh mạng liên quan đến sự sống và cái chết
Sau khi tờ “Yomiuri Shimbun” đưa tin về tình hình nghiên cứu phát triển “vũ khí mạng” kiểu mới của Nhật Bản, đã gây ra sự chú ý của dư luận đối với cuộc chiến tranh kiểu mới – “chiến tranh mạng”.
Tấn công mạng
Về việc những năm gần đây Nhật Bản tập trung nghiên cứu chiến tranh mạng, giáo sư Phùng Vĩ, Khoa Lịch sử - Đại học Phúc Đán, Thường trực Hội học thuật Trung Hoa-Nhật Bản cho rằng, “chủ nghĩa hòa bình” của Hiến pháp hiện hành Nhật Bản thể hiện ở Điều 9 Chương 2.

Điều này có 2 nội dung, một là vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh và đe dọa vũ lực; hai là không duy trì lục, hải, không quân và lực lượng chiến tranh khác. Những năm gần đây, các động thái sửa đổi điều này liên tục xuất hiện.
Ngoài ra, Nhất hiểu rất rõ, trong bối cảnh công nghệ cao, quân đội nếu không có trang bị hoàn hảo, chỉ có thể làm “mục tiêu sống”. Do đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tuy chỉ có 240.000 người, nhưng chi tiêu quân sự lại chỉ đứng sau Mỹ (thứ hai thế giới).
Điều đáng chú ý hơn là, những năm gần đây Nhật Bản không chỉ luôn nâng cao trình độ trang bị, mà còn ngày càng coi trọng thông tin tình báo.

Ngày 1/8/2009, Nhật Bản đã thành lập Bộ Giám sát thống nhất, phụ trách công tác thông tin tác chiến của Lực lượng Phòng vệ, đồng thời xóa bỏ ranh giới giữa các quân chủng, thực hiện tác chiến hiệp đồng “tam vị nhất thể” (hợp nhất) hải, lục, không quân.
Phùng Vĩ cho rằng, trong các vấn đề khu vực và quốc tế, Nhật có tư thế chủ động hơn về quân sự, chủ yếu có 2 nguyên nhân:
Một là, các nước láng giềng ngày càng tăng cường quân bị, tạo ra mối đe dọa cho Nhật Bản. Chẳng  hạn, gần đây Nhật Bản công bố “Môi trường bảo đảm an ninh xung quanh Nhật Bản”, đã tiến hành phân tích chi tiết đối với chính sách quốc phòng,

chi tiêu và độ minh bạch quốc phòng, khả năng tác chiến lục, hải, không quân, khả năng tấn công của tên lửa hạt nhân, khả năng tận dụng quân sự trong không gian vũ trụ và khả năng chiến tranh thông tin  của Trung Quốc, tiếp tục truyền đi thông điệp mạnh mẽ về “mối đe dọa từ Trung Quốc”.
Hai là, môi trường an ninh quốc tế không hề lạc quan. Sau khi liệt kê các nhân tố như tình hình bán đảo Triều Tiên, hoạt động quân sự ngày càng tích cực của Nga, tấn công mạng, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và hoạt động khủng bố quốc tế, văn kiện này viết: “Môi trường bảo đảm an ninh quốc tế vẫn phức tạp và bất ổn”.
Lính Mỹ được trang bị thiết bị tiên tiến
Phũng Vĩ cho rằng, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng “Chiến lược Bảo vệ an ninh thông tin quốc gia” cần phải thực hiện trước năm 2013. Đồng thời, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định, ngoài Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không, thành lập mới “Lực lượng chuyên trách phòng thủ mạng”.

Nhật Bản không tính tới mở ra con đường riêng để phát triển sức mạnh quân sự, mà Nhật Bản cho rằng: “Ứng phó với các cuộc tấn công mạng và bảo đảm an toàn cho hoạt động không gian mạng là vấn đề sống còn đối với quân đội các nước”.
Tiến hành chiến tranh mạng như thế nào?
Lý Đại Quang cho rằng, tác chiến mạng giống các loại tác chiến khác, cũng bao gồm hai mặt tấn công và phòng ngự. Tấn công bao gồm 3 mô hình như phá hoại hệ thống, đánh lạc hướng thông tin (tung tin giả), tổng hợp.

Thông qua các phương pháp như tung ra virus máy tính để phá hoại hệ thống máy tính và hệ thống mạng, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của đối phương; tung tin giả vào hệ thống mạng của đối phương,

làm cho đối phương ra quyết định, chỉ huy, kiểm soát bị sai lầm; phá hoại hệ thống tổng hợp và dẫn dắt thông tin sai, tạo ra “sát thương” lớn cho hệ thống chỉ huy, kiểm soát của đối phương.
Về mặt phòng ngự, chủ yếu bao gồm 3 mô hình ngụy trang điện từ, cách ly vật lý và phòng hộ tổng hợp. Thông qua các biện pháp công nghệ, giảm bớt cường độ phóng xạ (bức xạ) điện tử của mình,

thay đổi quy luật bức xạ, từ đó bảo vệ an ninh hệ thống thông tin của mình; thực hiện các biện pháp, ngăn chặn virus máy tính xâm nhập hệ thống mạng của mình; thực hiện các biện pháp tăng cường bảo vệ trước sự tấn công của hacker và vũ khí mới.
Rất nhiều nước đã thành lập lực lượng tác chiến mạng. Trong hình là hệ thống chỉ huy tác chiến mạng của Hải quân Trung Quốc
Lý Đại Quang cho rằng: “Vai trò liên kết của hệ thống mạng làm cho các yếu tố tác chiến như lực lượng tác chiến, hành động tác chiến, chỉ huy tác chiến và bảo đảm tổng hợp có sự thống nhất rất cao.

Hệ thống mạng máy tính liên kết chặt chẽ thiết bị cảm biết, hệ thống chỉ huy kiểm soát và hệ thống hỏa lực, làm cho mô hình tác chiến chủ yếu do thám bằng con người vũ khí là chính, chuyển sang mô hình tác chiến lấy hệ thống mạng làm trung tâm – dựa vào hệ thống mạng để thực hiện tác chiến liên hợp.
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)----

Tổng số lượt xem trang