Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Chiến lược xiết lưới thưa quanh Trung Quốc của Hoa Kỳ: F-35 đột phá vòng ngoài, F-22 thọc sâu

http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800-Nguồn: - Tình hình Biển Đông: Hải quân Mỹ sẽ bố trí lại ở Tây Thái Bình Dương (GDVN) - Mỹ sẽ không thay đổi lập trường trong vấn đề biển Đông, đồng thời Hải quân Mỹ sẽ tái điều chỉnh ở Tây Thái Bình Dương.

Ngày 13/1, tại Lầu Năm Góc, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Michael Schiffer và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam Á và Đông Nam Á Robert Shirl đã tổ chức họp báo về chiến lược quân sự mới của Mỹ.


Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Schiffer

Khi được hỏi về vấn đề biển Đông, Shirl cho biết, chiến lược quân sự mới của Mỹ hoàn toàn không làm thay đổi lập trường của Mỹ trong vấn đề biển Đông. Mỹ kiên trì tự do hàng hải ở biển Đông, và cũng mong muốn vấn đề biển Đông được giải quyết hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế. Mỹ không có tranh chấp ở biển Đông, Mỹ cũng không đứng về bên nào trong tranh chấp.
Khi được hỏi về việc Hải quân Mỹ triển khai ở Tây Thái Bình Dương, Robert Shirl cho biết, căn cứ vào chiến lược quân sự mới của Mỹ, chi tiết thực hiện sẽ được công bố. Mặc dù vậy, căn cứ vào chiến lược quân sự mới này, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là tiêu điểm quan tâm và điều chỉnh quân sự của Mỹ trong tương lai. >> Tình hình Biển Đông
Về chiến lược quân sự mới của Mỹ và quan hệ với Trung Quốc, Michael Schiffer nói, mục đích chiến lược mới của Mỹ hoàn toàn không lấy trọng điểm nhằm vào Trung Quốc, cũng không có ý định tìm cách ngăn chặn Trung Quốc.

Đương nhiên, Trung Quốc là một phần của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ hoan nghênh Trung Quốc phát huy vai trò tích cực và mang tính xây dựng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Hạm đội tàu sân bay Mỹ ở Tây Thái Bình Dương
Schiffer dẫn lời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cho biết, Trung Quốc là một nước quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ và Trung Quốc có lợi ích và thách thức chung trong các vấn đề như bán đảo Triều Tiên, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, tấn công cướp biển, ứng phó với thiên tai.

Mỹ sẽ cùng nỗ lực với Trung Quốc và các nước đồng minh trong khu vực, tiếp tục duy trì hòa bình, thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. >> Tình hình Biển Đông
Michael Schiffer nói, sự phát triển sức mạnh quân sự và ý đồ chiến lược của Quân đội Trung Quốc vẫn thiếu minh bạch, Mỹ đã nói với Trung Quốc về vấn đề này trong nhiều trường hợp.

Mỹ bày tỏ quan ngại về tính không xác định nổi lên từ sự thiếu minh bạch của Quân đội Trung Quốc. Đây là nguyên nhân quân đội hai nước Mỹ-Trung cần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng quan hệ hợp tác.
Schiffer còn cho biết, trọng tâm chiến lược quốc phòng mới của Mỹ chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời tiếp tục quan tâm tới khu vực Trung Đông. Trên cơ sở chiến lược mới, Mỹ sẽ còn nỗ lực xây dựng năng lực mới và đầu tư cho khâu bảo đảm, giúp Mỹ ứng phó thành công với các thách thức về mặt công nghệ mới. >> Tình hình Biển Đông

Chiến lược mới nhấn mạnh, Mỹ sẽ cố gắng hợp tác với đồng minh và đối tác trên toàn cầu, bảo đảm tự do ở các khu vực quốc tế (vùng biển quốc tế…). Theo đó, Mỹ sẽ một mặt nhấn mạnh các bên liên quan cần hành động theo các chuẩn mực quốc tế, mặt khác sẽ giành sự ủng hộ đầy đủ về lực lượng quân sự cho vấn đề này.
Mỹ có nhiều lợi ích quan trọng ở Tây Thái Bình Dương
Robert Shirl cho biết, chiến lược quân sự mới đặc biệt đề cập tới ý đồ và tái cân bằng sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lợi  ích kinh tế và an ninh của Mỹ có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tình hình Tây Thái Bình Dương, Đông Á, Ấn Độ Dương và Nam Á. >> Tình hình Biển Đông
Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)

-Mỹ đối phó Trung Quốc: F-35 đột phá vòng ngoài, F-22 thọc sâu (GDVN) - Khả năng chống can dự và đối kháng khu vực của Trung Quốc đang buộc Mỹ tìm mọi cách đối phó.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của quân đội Mỹ
Tờ “New York Times” ngày mới đây có bài viết cho biết, sách lược và phương pháp tác chiến chống can dự/đối kháng khu vực của Trung Quốc có thể ép tàu sân bay Mỹ và cụm chiến đấu của nó rời xa khu vực duyên hải Trung Quốc, giảm lượt chiếc tấn công của máy bay chiến đấu Mỹ, tiến tới làm suy yếu hiệu lực chiến đấu của chúng.
Hơn nữa, khả năng tác chiến mạng và tác chiến điện tử của Trung Quốc có thể làm giảm tính chính xác của đạn được dẫn đường bởi vệ tinh tiên tiến của quân Mỹ.
Đối mặt với những mối đe dọa này, Hải quân Mỹ đã đề xuất một loại chiến thuật mới, đó là trước hết dùng máy bay chiến đấu F-35 để xé toang phòng tuyến ngoại vi phòng không của Trung Quốc,

sau đó dùng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (có thể mang theo khoang treo do thám rất nhạy) thâm nhập vào khu vực giao đấu, dẫn đường cho tên lửa hành trình (phóng từ tàu chiến), tấn công các mục tiêu cơ động hoặc bí mật.
Chiến lược quân sự mới của Obama đã tăng cường mức độ coi trọng đối với các vũ khí rẻ tiền như thủy lôi và tấn công mạng. Đối phương sử dụng những vũ khí này hoàn toàn không phải là để đánh thắng quân Mỹ trong chiến đấu, mà là để làm cho quân Mỹ rời xa chiến trường.
Obama và Tiểu ban An ninh quốc gia của ông cho rằng, mối đe dọa này đang là đặc điểm của những thách thức an ninh mà nước Mỹ phải đối mặt trong 10 năm tới, cũng giống như đặc điểm mối đe dọa an ninh trong 10 năm qua là khủng bố và nổi dậy.
Hiện nay, ngày càng nhiều quốc gia, vốn không thể có sức mạnh quân sự ngang hàng với Mỹ, đang trang bị những hệ thống vũ khí này.

Thông qua tận dụng những hệ thống vũ khí này, các nước này có thể làm chậm, gây rối thậm chí ngăn chặn các hành động quân sự của Mỹ.

Kế hoạch chiến tranh hiện đại có thể sẽ rơi sâu vào khó khăn từ phòng không, mìn (địa lôi), gây nhiễu điện tử và tấn công mạng. Điều này có nghĩa là, ưu thế công nghệ và phần cứng của Mỹ sẽ bị suy yếu.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ
Trong chiến tranh Iraq và Afghanistan, những quả bom gài ven đường đơn giá chỉ vài trăm USD, đã phá hoại xe bọc thép của quân Mỹ với đơn giá hàng triệu USD,

 đã gây thương vong nghiêm trọng cho quân Mỹ, theo đó đã làm giảm thấp mức độ ủng hộ của người dân Mỹ đối với chiến tranh. Đối thủ tiềm tàng của Mỹ đã rút ra được bài học này từ thực tế đó.
Chiến lược quân sự mới của Obama cảnh báo rằng, những hệ thống vũ khí giá khá rẻ này đang chảy vào tay các phần tử khủng bố và lực lượng du kích, đồng thời nhấn mạnh,

Trung Quốc và Iran là những nước chính thông qua phương pháp tác chiến “bất đối xứng” chống lại quân Mỹ.

Vì vậy, khi tuyên bố chiến lược mới này, Obama cho hay, Mỹ cần xây dựng “khả năng hành động khi kẻ thù có ý định chống lại sự can dự của chúng ta”.
Chiến lược quân sự mới chỉ rõ, đáp trả mối đe dọa “chống can dự và đối kháng khu vực” là một trong 10 nhiệm vụ chính của quân đội Mỹ. Quy định này có lợi cho việc phân chia tỷ lệ ngân sách quốc phòng cho các lực lượng hải, lục, không quân và lính thủy đánh bộ của Mỹ.
Chiến lược này còn nhấn mạnh, Mỹ cần phải duy trì khả năng điều động lực lượng quân sự tới những khu vực mà tự do ra vào bị thách thức, kẻ địch sẽ tận dụng khả năng phi đối xứng,

bao gồm tác chiến điện tử và tác chiến mạng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, hệ thống phòng không tiên tiến, thả ngư lôi và thả mìn, cùng các thủ đoạn khác, làm phức tạp hóa hoạch định tác chiến của quân đội Mỹ.
Trung Quốc tăng cường khả năng chống can dự
Chẳng hạn, trong cuộc tập trận trên biển gần đây của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Iran đã mô phỏng tình huống thuyền máy cỡ nhỏ mang theo thuốc nổ mạnh phát động tấn công “đàn ong”; trong chiến đấu thực tế, chỉ cần có một chiếc thuyền máy loại này đột phá tuyến phòng ngự, sẽ có thể làm thủng vỏ tàu chiến của Mỹ.
Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách Cận Đông-Washington là Michael Singh gần đây có bài viết trên tạp chí “Chính sách Ngoại giao” cho rằng,

Hải quân Iran đặc biệt là lực lượng hải quân trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, chủ yếu đầu tư cho xây dựng lực lượng tàu chiến và quân bị thích hợp với tiến hành tác chiến bất đối xứng, chứ không phải là xung đột hạm đối hạm mà Iran hoàn toàn không có cơ thắng.

Ông còn chỉ ra, dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc và Nga, Iran cũng đang triển khai thủy lôi chính xác, tàu ngầm cỡ nhỏ và tên lửa hành trình chống hạm.
Nhà nghiên cứu Nathan Freier của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế Mỹ cho rằng, đối với những nước buộc phải đi qua eo biển Hormuz và những nước trong khu vực để cho thế lực bên ngoài thuận lợi đi vào khu vực này, Iran có khả năng làm cho họ phải trả giá rất nặng.
Chuyên gia phân tích cho rằng, các thách thức đến từ Trung Quốc nổi bật hơn. Lực lượng tàu ngầm thông thường của Trung Quốc có thể triển khai các hành động lặng lẽ và hiệu quả tại vùng biển xung quanh bờ biển Trung Quốc, đe dọa các tàu chiến nước ngoài.

Trung Quốc còn triển khai tên lửa tầm trung, tầm ngắn và tầm xa, có thể đã triển khai radar và tên lửa đất đối không ở khu vực ven bờ của họ.
Tàu ngầm thông thường lớp nguyên của Hải quân Trung Quốc
Phát hiện, nhận biết và tấn công tàu chiến của quân đội Mỹ là một hành động quân sự phức tạp.

Nhưng, lực lượng phòng ngự mạnh của Trung Quốc có ép tàu sân bay của Mỹ và cụm chiến đấu của nó chỉ có thể hành động trên biển cách duyên hải Trung Quốc hàng trăm thước Anh, đã giảm bớt số lượt tấn công ngày của máy bay chiến đấu, tiến tới làm suy yếu hiệu lực chiến đấu của quân Mỹ.
Nhưng, việc Trung Quốc thiên về tác chiến điện tử và tác chiến mạng có thể mới khiến cho Mỹ lo ngại nhất. Bởi vì, những nỗ lực này có thể làm giảm độ chính xác của đạn dẫn đường từ vệ tinh của quân Mỹ.
Để ứng phó với những mối đe dọa này, nhóm chuyên môn của Không, Hải quân Mỹ đã tổ chức ra một văn phòng, hoàn thiện chiến thuật và trang bị cần thiết cho “tác chiến hợp nhất không-hải quân”.
Trong đó có một quan điểm là sử dụng máy bay chiến đấu F-35 để xé toang phòng tuyến ngoại vi phòng không của đối phương, tiếp theo máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (mang theo khoang treo do thám rất nhạy) thâm nhập vào khu vực tranh chấp, đồng thời triển khai hoạt động tấn công ở đó.

Ví dụ như để dẫn đường cho tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, tấn công các mục tiêu cơ động và kín đáo.
Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ phụ trách tác chiến, quy hoạch và nhu cầu, Trung tướng Herbert Carlisle cho biết, nếu Mỹ có thể tận dụng khả năng tác chiến mạng,

“tung tin xấu cho đối phương, hoặc có thể làm cho đối phương nảy sinh nghi ngờ về những tin tốt thu được”, thì Mỹ có thể làm nhiễu quá trình quyết sách của đối phương.
Phó Cục trưởng phụ trách tác chiến, kế hoạch và chiến lược trên biển của Hải quân Mỹ Bruce W. Kling cũng cho biết, hiện nay Hải quân Mỹ đang nghiên cứu nghiêm túc chiến lược chống can dự/đối kháng khu vực để tìm hiểu rõ nhận thức của đối phương và những điểm yếu trong khả năng tấn công các mục tiêu của Mỹ.
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Thượng tướng Dempsey sắp công bố khái niệm tác chiến trong môi trường chống can dự/đối kháng khu vực.
Được biết, bản báo cáo này dài 65 trang sẽ làm rõ 30 khả năng mà quân đội Mỹ cần trong môi trường tác chiến này.
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
‘Không chấp nhận áp đặt chủ quyền ở Biển Đông’ (VNN). -Chiến lược Biển Đông của Mỹ : Từ phương tiện đến cứu cánh
RFI
Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ trên chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington, ngoài xa là tuần dương hạm USS Cowpens, trong chuyến thăm hữu nghị các nước tại vùng Biển Đông. Ảnh chụp ngày 3/9/2010. Vào lúc công luận thế giới tập trung vào tình hình eo ...
Philippines và Hoa Kỳ tập trận chung ở Biển ĐôngĐài Á Châu Tự Do
Mỹ-Philippines lên kế hoạch tập trận ở Biển ĐôngVietnam Plus
Đô đốc Mỹ quan ngại về biển ĐôngThanh Niên
Việt Báo Daily Online
Trung Quốc cùng 3 nước Vùng Vịnh tăng hợp tác (TTXVN). “Iran không bao giờ cố tình đóng tuyến đường dầu mỏ” (DT).- Iran hứa xem xét đề nghị của Nga về vấn đề hạt nhân  (LĐ).- Kẻ ám sát nhà khoa học Iran bị nghi lấy thông tin từ Liên hợp quốc (DT). - Iran cảnh báo các nước trong khu vực (VOV).- - Tàu sân bay Mỹ đến vùng biển Arab (TT).



-Chiến lược xiết lưới thưa quanh Trung Quốc của Hoa Kỳ -Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao) Những tháng cuối năm 2011 và những ngày đầu năm 2012 là thời gian chứa đựng nhiều sự kiện quan trọng, mà đạo diễn là 2 cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nói rõ hơn thì sự bận rộn của Hoa Kỳ là chính.

A. Tại Châu Á. 

1. Tổng thống Obama dự hội nghị Apec tại Hawaii từ 10-13/11/2011. Thu hoạch quan trọng của Obama là thúc đẩy dự án thành lập khu vực tự do trao đổi thương mại lớn nhất thế giới, đưa tổng số nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) lên thành 12 quốc gia. Ông cũng lôi kéo được Nhật Bản, Canada và Mexico bước vào vòng đàm phán để gia nhập TPP.

Đây sẽ là khu vực thương mại lớn nhất của thế kỷ 21 này. 

Khi các cuộc đàm phán hoàn tất, TPP sẽ đưa hầu hết các mức thuế nhập khẩu thương mại ở nhóm nước này về mức “0” trong khoảng 10 năm. 

TPP cũng sẽ bao gồm cả khu vực dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước cùng nhiều lĩnh vực khác. 

TTP sẽ là 1 đối trọng quan trọng với những bành trướng kinh tế lớn lao của TQ tại Asean. 

Các nước Châu Á đã có lựa chọn, hoặc đứng vào 1 thị trường với những qui tắc văn minh công bằng, hoặc làm 1 thị trường chứa hàng kém phẩm chất của Trung Quốc và bao giờ cũng bị xuất siêu trong trao đổi mậu dịch với Trung Quốc... 

2. Ngày 16/11/2011 tại tại thủ đô Canberra (Australia), Tổng thống Obama đã tuyên bố 1 thỏa thuận mới Mỹ-Úc, trong đó Úc cho phép Hoa Kỳ đồn trú 2500 binh lính tại căn cứ quân sự tại Darwin (Australia). Hoa Kỳ cũng được sử dụng căn cứ máy bay Tindal của Australia cho các máy bay chiến đấu có cả B52. Theo ABC Australia, căn cứ quân sự này nằm ngoài tầm của tên lửa đạn đạo mới chế tạo của Trung Quốc. Căn cứ này cho phép Mỹ kiểm soát sự di chuyển của các tàu chiến và máy bay tại vùng Biển Đông. 

3. Ngày 1/12/2011, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có chuyến thăm Myanmar. Kết quả của chuyến đi thăm này là việc Myanmar thả tất cả các tù nhân chính chính trị (đầu tháng 1/2012) và cam kết của Hoa Kỳ cử đại sứ sang thủ đô Myanmar. 

Trên đây là những sự kiện quan trọng nhất trong những ngày vừa qua ở Châu Á. 

Trung Quốc cũng có 1 động thái là chuyến đi thăm Việt Nam và Thái Lan của Tập Cận Bình. Trung quốc không đưa ra 1 tuyên bố nào có tính chiến lược. Vẫn là dùng mưu kế cũ, sách lược cũ, dùng chữ "DỤ" để lôi kéo Thái Lan, và kìm chế Việt Nam trong vòng ảnh hưởng của mình. Vì Thái Lan là nước không cộng sản lại có xu hướng thân Hoa Kỳ, nên Trung Quốc ra giá đắt hơn: cho vay hơn 1 tỷ đô la. Việt Nam là nước cùng lý tưởng XHCN nên giá rẻ hơn nhiều: 300 triệu đô la. 

Đây chắc chắn không phải là chiêu "dùng bất biến ứng vạn biến" hay "lấy tĩnh chế động". Trung Quốc đang bối rối, chưa tìm ra sách lược nào để chống trả những bao vây mới nhất của Hoa Kỳ, nên tạm dùng tiền vào trong sách lược ngoại giao liên hoành “Nam Dụ” của họ. 

B. Tại Trung Đông. 

Iran là mối quan tâm chính của Hoa Kỳ hiện nay. 

Iran cố tình theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân qua việc làm giầu uranium dưới lòng đất. Iran đã thành công thu hồi máy bay không người lái của hiện đại của Mỹ bằng kỹ thuật tiên tiến. Đầu năm 2012, Iran tập trận 10 ngày tại eo biển quan trọng Hormuz, nơi có tuyến đường vận tải quan trọng chiếm đến 20% lượ̣ng dầu mỏ lưu thông trên thế giớí. Iran cho bắn thử các loại tên lửa có tầm xa 200 km, tầm gần 35 km và tên lửa tầm trung đất đối đất Nour, vốn dựa theo thiết kế́ của Trung Quốc. Việc này đã cho thấy ý đồ của Iran là họ đã có đủ khả năng quân sự, vũ khi... để đóng cửa eo biển quan trọng này. 

Những động thái này của Iran đã khiêu khích nghiêm trọng Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Các biện pháp chế tài đang được tham vấn bao gồm cả việc hạn chế nhập khẩu dầu hỏa từ Iran. Khối EU sẽ có quyết định cấm vận về nhập khẩu dầu hỏa tại Iran cuối tháng 1/2012 này. 

Lâu nay Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận đơn phương đối với Iran: cấm tất cả mọi hình thức mua bán với Iran. Cuối năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký ban hành luật cấm các công ty nước ngoài có giao dịch với ngân hàng trung ương Iran liên hệ với hệ thống tài chính Mỹ. 

Sự kiện Hoa Kỳ tích cực bao vây Iran và Iran là một nước cung cấp dầu thô chính (20% lượng xuất khẩu của Iran) cho Trung Quốc, đã đặt Trung Quốc vào 1 tình thế bị bao vây kinh tế gián tiếp. Nước cờ này, Trung Quốc gỡ ra sao, khi chỉ vài tháng trước đây họ đã mất 1 bàn đạp quan trọng ở Trung Đông: Libia xụp đổ. 

Ngoài những khiêu khích của Iran đối với Hoa Kỳ thì Israel là 1 nước có lợi ích tồn tại hay không tồn tại trước việc Iran có vũ khí nguyên tử. Nếu Israel bất ngờ tấn công các địa điểm tại Iran mà họ nghi vấn dùng chế tạo vũ khí nguyên tử, thì có thể họ sẽ không tham vấn quyết định này với Hoa Kỳ. 

Như vậy, tại Trung Đông có thể xẩy ra chiến tranh với Iran bất kỳ lúc nào, mà hậu quả là nguy hại trực tiếp cho kinh tế Hoa Kỳ. 

C. Chiến lược "bao vây mềm" của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc tại Biển Đông. 

Nếu so sánh Biển Đông với Trung Đông thì ta thấy ngay mối quan tâm của Hoa Kỳ tại Trung Đông là khẩn cấp hơn mối quan tâm tại Biển Đông. 

Trong khi cả giới chính trị Hoa Kỳ, EU hướng về Iran, thì CNAS, Trung tâm an ninh mới Hoa Kỳ, hướng dư luận không nên quên tương lai của thế kỷ 21, không quên Biển Đông. 

Chiến lược mà CNAS đề nghị gọi là Hợp tác ưu việt có những điểm chính sau: 

1. Tăng cương ưu thế vũ khí quân sự: gia tăng hạm đội hải quân từ 285 tàu chiến lên 346 chiếc trong những năm tới. 

2. Thứ hai, Mỹ cần củng cố một mạng lưới đối tác an ninh mới, trong đó có việc xây dựng đồng minh và đối tác tại Đông Nam Á. Khuyến khích các đối tác và đồng minh trong khu vực tăng cường chính các khả năng quân sự của mình, cũng như thiết lập những đối tác an ninh mới để giảm bớt gánh nặng cho Mỹ. 

3. Thứ ba là Hoa Kỳ cần bảo đảm đặt Biển Đông vào hàng ưu tiên về ngoại giao và an ninh. Khuyến khích các nước trong khu vực tự bênh vực chính nghĩa về chủ quyền của họ trên Biển Đông đối với Trung Quốc, đồng thời tránh khiêu khích Trung Quốc. 

4. Thứ tư, Hoa Kỳ cần thúc đẩy hòa nhập kinh tế trong khu vực cũng như giữa châu Á và Mỹ. 

5. Thứ năm, Hoa Kỳ cần có chính sách đúng với Trung Quốc, mà theo báo cáo là vừa hợp tác ngoại giao, kinh tế, nhưng Mỹ phải có quân đội mạnh và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. 

Đó là một chính sách tránh xung đột vũ trang, nhưng không né tránh đối đầu ngoại giao. 

Tựu trung lại, 5 điểm trên, mục đích của Hoa Kỳ trong giai đoạn này là hợp tác với Trung Quốc, nhưng hợp tác trên thế mạnh. Bao vây Trung Quốc, nhưng bao vây bằng lưới thưa, đủ để Trung Quốc khó chiụ, nhưng chưa đủ để Trung Quốc gây chiến tranh. 

Đây là chiến lược khôn ngoan khi Hoa Kỳ vẫn chưa thuyết phục được Iran từ bỏ chương trình hạt nhân, khi Trung Đông vẫn còn nhiều yếu tố bất ngờ với Hoa Kỳ, khi kinh tế Hoa Kỳ vẫn chưa phục hồi hẳn. 

Chiến lược này đủ để ủng hộ các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông như Philippine, Việt Nam vẫn cảm thấy hậu thuẫn của Hoa Kỳ sau lưng. Chiến lược này đủ để Trung Quốc phải cân nhắc mỗi khi ra 1 quyết định về bành trướng tại Biển Đông. Họ phải tính đến yếu tố Hoa Kỳ. 

Đây là 1 chiến lược của 1 giai đoạn, không phải là chiến lược dài hạn. 

Khi lợi ích của Hoa Kỳ ở Biển Đông không chỉ là an ninh hàng hải mà được đo bằng số lượng các thùng dầu hỏa do các công ty Hoa Kỳ khai thác ở Biển Đông ở vào 1 số lượng thuyết phục, khi đó Hoa Kỳ sẽ có chiến lược cứng rắn hơn. 

Chuyến đi thăm Phillipines và Việt Nam của 4 Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ - John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse, Kelly Ayotte – nhằm ủng hộ Philippine trong các yêu cầu chủ quyền đối với Trung Quốc. 

Tại Việt Nam, các Thượng nghị sĩ này chắc cũng bàn về Biển Đông và Nhân quyền. Việc có mặt của Thượng nghị sĩ J.Mc Cain trong đoàn nói lên tính quan trọng của chuyến thăm này. Đây là 1 bằng chứng về chiến lược quay trỏ lại Châu Á là 1 ưu tiên trong chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ. 

-  US assures two more warships for Philippines (Gulf Today). – Các phân tích gia –  Obama Visit Would Boost US Regional Influence: Analysts  (VOA English).
Huyền thoại về ngày tàn của nước Mỹ (Phần 1) – Phần 2 – Phần cuối (phamvuluaha). Dịch từ bài của Robert Kaplan: Not Fade Away – Against the myth of American decline (The New Republic).  THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC TẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG NĂM 2012 basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC TẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG NĂM 2012  Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ tư, ngày 18/1/2012 TTXVN (Luân Đôn 7/1) Năm 2012 được Viện Hoàng gia An ninh Quốc phòng Anh đánh giá là năm quá độ, và khu Vực châu Á-Thái Bình Dương
-- Học giả Việt Nam phản bác “đường lưỡi bò” (ĐĐK).--Tàu VN liên tiếp bị tố 'xâm phạm lãnh hải' - (BBC)Truyền thông Thái Lan đưa tin hải quân nước này bắt ba tàu ngư dân Việt Nam vì cáo buộc ‘xâm phạm lãnh hải’.ASEAN trong bàn cờ chính trị khu vựcHolding sway in the Year of the Dragon (Straits Times 18-1-12) -- Bài của Ernest Bower


-TNS Mỹ: Sẽ không có đụng độ với Trung Quốc tại châu Á - VOA -Hai thượng nghị sĩ có thế lực của Mỹ tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trang bị vũ khí cho các đồng minh tại khu vực Thái Bình Dương trong lúc khu vực này có tranh chấp hàng hải với Trung Quốc, nhưng đối đầu với Trung Quốc là chuyện khó xảy ra.



Hai thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman đưa ra tuyên bố hôm nay vào lúc bắt đầu chuyến đi 3 ngày tại Manila, là nơi hai ông sẽ thảo luận về an ninh hàng hải với các giới chức của Philippines.

Thượng nghị sĩ McCain tuyên bố Hoa Kỳ “không cần có bất kỳ đối đầu nào với Trung Quốc” nhưng điều cần nhất là Hoa Kỳ muốn tái xác nhận quan hệ của mình với các đồng minh trong khu vực, “nhất là vùng Biển Tây Philippines” mà quốc tế gọi là Biển Nam Trung Hoa, và Việt Nam gọi là Biển Đông.

Còn Thượng nghị sĩ Lieberman nói rằng thủy lộ này “cực kỳ quan trọng” không chỉ riêng cho khu vực và còn cho kinh tế của cả thế giới.

Trung Quốc ngày càng quyết tâm khẳng định chủ quyền tại nhiều hòn đảo có tranh chấp ở Biển Ðông.

Các giới chức của Philippines và Việt Nam đều tố cáo Trung Quốc gây rối cho công tác thăm dò dầu khí của họ tại khu vực có nhiều dầu này.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có tranh chấp ngoại giao lớn với Nhật Bản về các đảo trong Biển Đông Trung Hoa.



– Việt Nam hạ thủy chiến hạm đầu tiên sản xuất trong nước  –  (VOA). – Hải quân nhận tàu chiến đầu tiên do VN sản xuất  –  (BBC). -Khai thác Biển Đông 'không phải xin phép'- - (BBC) Chủ tịch PetroVietnam nói Việt Nam sẽ tiếp tục khai thác dầu khí trong khu vực 200 hải lý "không phải xin phép Trung Quốc".- Hội nghị San Francisco với vấn đề chủ quyền của VN đối với quần đảo HS & TS (Việt sử ký). - Trường Sa yêu thương – đảo Sinh Tồn Đông (Thiềm Thừ).  - TRÚC THANH TÂM những vần thơ hướng ra biển đảo (Lê Thiếu Nhơn).
Đại sứ Nguyễn Văn ThơViệt Nam muốn tăng cường thêm các mối quan hệ với Trung Quốc  –  (VOA). Bài trên Tân Hoa xã: Vietnamese ambassador mulls further strengthening bilateral ties amid soaring co-op. – Ngoại giao cân bằng Việt – Trung chỉ là ảo tưởng   –  (RFA).- Iran bắt nghi can ám sát (TN). - Mỹ chuẩn bị chiến tranh với Iran từ nhiều năm nay (PLTP). - Nga chuẩn bị tham chiến ở Iran (NLĐ).  - Iran tăng cường bảo vệ các chuyên gia hạt nhân (TTXVN). – Iran bác bỏ cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí   –  (RFI). – Iran chỉ trích Ả Rập Xê-út tuyên bố gia tăng xuất khẩu dầu   –  (VOA). – Mỹ yêu cầu Nam Triều Tiên cắt giảm lượng dầu nhập từ Iran  –  (VOA). – TQ băn khoăn về nguồn dầu Iran  –  (BBC).



 -ĐO LƯỜNG CAM KẾT CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG
Vũ Đức Khanh/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Hoa Kỳ sẵn lòng cam kết đến mức nào trong việc bảo vệ quyền lợi lợi ích của mình và khu vực?

Những công dân bình thường ở phương Tây có thể chưa bao giờ nghe nói đến Hoàng Sa, một quần đảo gồm hơn 30 đốm nhỏ nằm giữa vùng Biển Đông. Chẳng có gì nhiều để mà nói. Đó là một nơi tốt để đánh cá và có lẽ để khoan dầu, còn về tổng thể, các hòn đảo không quan trọng gì. Chúng không phải là những nhân tố làm thay đổi cuộc chơi trong ý nghĩa là nếu kiểm soát được chúng thì sẽ thay đổi được thứ hạng về địa chính trị.
Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, quần đảo Hoàng Sa từng sôi bỏng, lúc này lúc khác đã sang tay giữa người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, và Pháp. Ngày nay, quần đảo được cả Trung Quốc và Việt Nam khẳng định chủ quyền, mặc dù chính Trung Quốc đã kiểm soát và đóng quân ở đó. Một lịch sử lâu dài và phức tạp về quyền sở hữu chỉ đơn thuần thêm quần đảo Hoàng Sa vào một danh sách dài, phức tạp tương tự của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Dù với bản chất kém chiến lược hơn, các hòn đảo vẫn có giá trị để sử dụng như một thước đo cho những cam kết của Hoa Kỳ đối với vùng châu Á và Thái Bình Dương.
Những Kỳ vọng
Dù từng chiếm được quần đảo Hoàng Sa từ những năm 1970, Trung Quốc trong những năm 1970 rất khác so với Trung Quốc ngày nay - chủ yếu là đói nghèo và đóng kín cửa với cộng đồng toàn cầu. Những gì từng đạt được bởi một Trung Quốc ngày nay đã có thể nhiều hơn, và cái năng lực cùng sự tự tin mới được phát hiện này khiến các nước láng giềng của nó phải lo lắng, những nước đã phải trông đến Hoa Kỳ để được hỗ trợ hầu làm nên một thế cân bằng cho sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, Tuy nhiên, chính xác là các nước này đang trông đợi những gì từ Hoa Kỳ ?
Tổng thống Barack Obama đã hơn một lần từng diễn đạt những cam kết về kinh tế và an ninh khôn khéo của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ có thể làm được gì trong khu vực, cả về tài chính lẫn quân sự là điều đáng nghi vấn. Không phải để cho rằng Hoa Kỳ đã mất vị trí của mình trong thế giới như một siêu cường toàn cầu, nhưng là Hoa Kỳ có thể không còn vận dụng được ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới như họ đã từng sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Người ta có thể lập luận rằng Hoa Kỳ đã duy trì sự giải quyết của mình nhưng khả năng phóng tỏa quyền lực của họ đã thu hẹp lại. Thực tại về kinh tế đã buộc Obama phải giảm bớt các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, trong khi chính trị và đặc biệt là việc tái đắc cử của ông đã khiến những cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại trở thành thứ yếu so với các vấn đề trong nước. Đó là sự bắt buộc nếu không muốn nói là cần thiết, để các chính trị gia phải hướng đến các vấn đề mà cử tri quan tâm. Những cuộc bầu cử và tái bầu cử từng đạt thắng lợi nhờ cách thuyết phục dân chúng rằng mình, người ứng cử viên, có quyền lợi tốt nhất của người dân trong tâm khảm mình và rằng đối thủ của mình, là cội nguồn của tất cả những khổ đau của người dân.
Nếu những quốc gia châu Á theo dõi các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tìm kiếm một số manh mối, một số gợi ý về việc Hoa Kỳ sẽ giải quyết các vấn đề khu vực vào năm 2012 và xa hơn nữa như thế nào, có lẽ tốt nhất là họ hãy đừng nhặt rác thông tin trên Internet nữa. Nói thế không phải là để cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đã hoàn toàn biến mất nhưng đúng ra là nó đã mờ nhạt vào bên trong hậu trường rồi.
Nhìn về phía trước ở đa phần tương tự
Lúc này, các bên có quan tâm chỉ có thể tham gia vào trò chơi phỏng đoán. Với việc Obama tái đắc cử trong sự cân bằng, chẳng có gì để bàn về việc Hoa Kỳ sẽ giải quyết khu vực châu Á-Thái Bình Dương ra sao. Tuy nhiên, có lẽ là đảng Dân chủ và Cộng hòa không quá khác nhau về vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự nổi lên của Trung Quốc và sự tăng trưởng nhanh chóng của các thị trường châu Á, và làm thế nào để Mỹ có thể hưởng lợi từ điều này, đều là những quan tâm cho cả đảng chính trị.
Nếu Obama giành được chiến thắng cho một nhiệm kỳ thứ hai, hy vọng ông sẽ thực hiện những gì ông đang làm. Tuy nhiên, chắc chắn ông sẽ thực hiện những hứa hẹn dễ thực hiện hơn mà sự tập trung của ông sẽ giúp đưa nền kinh tế Mỹ trở lại tình trạng tốt đẹp. Một cải tổ nội các có thể xảy ra, nhưng không chắc rằng đó là một sự kiện nghiêm trọng khiến có thể làm thay đổi các mục tiêu chính sách đối ngoại của Obama trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mặt khác, nếu như Obama phải rời khỏi Tòa Bạch Ốc vào tháng mười một, Đảng Cộng hòa có thể sẽ trì hoãn việc giải quyết các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khi còn phải có những ưu tiên lớn hơn trong việc thực hiện lời hứa khi tranh cử trên mặt trận trong nước. Hơn nữa, nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng, bạn có thể mong đợi nhiệm kỳ đầu tiên là một loại nhiệm kỳ mà chính sách đối ngoại (giải cứu các cam kết của Mỹ ở Afghanistan, Iraq, và bản chất bốc đồng của Iran) sẽ là thứ yếu. Những quốc gia châu Á đang tìm kiếm hỗ trợ nơi Hoa Kỳ nên mong đợi ít nhiều sự tương tự nếu Obama giành được thắng lợi - bốn năm đột phá của những mưu chưóc an toàn về chính trị.
Thử nghiệm thực tế
Như phần lớn các trận chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 là một thử nghiệm về phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với việc chiếm giữ lãnh thổ của Trung Quốc, cuộc vươn dậy của Trung Quốc trong một thập kỷ qua và những năm trước là một thử nghiệm về lòng cam kết của của Mỹ đối với khu vực. Như trong quá khứ và đang diễn ra ở hiện tại, Mỹ không phải là sự ngả nghiêng hay ý muốn về chính trị để phải ham gia vào các hoạt động bổ sung và tốn kém ở nước ngoài (Libya, nơi Hoa Kỳ đóng một vai trò hỗ trợ chứ không phải lãnh đạo, là một ngoại lệ).
Điều này đưa khu vực châu Á-Thái Bình Dương đi về đâu? Trên danh sách các vấn đề phải giải quyết, châu Á sẽ rơi vào một nơi nào đó sau Iran nhưng trước Trạm vũ trụ quốc tế. Thực tế cho các chính trị gia là có quá nhiều việc phải làm nhưng quá ít thời gian để thực hiện. Chương trình nghị sự chính trị luôn luôn lớn hơn so với thực tế cho phép, và thật không may nhưng chắc chắn, điều đó có nghĩa là việc thực hiện các chương trình làm việc hầu như luôn không đáp ứng đưọc những kỳ vọng.
Nhưng phải chăng điều này phản ánh sự suy yếu về quân sự của Hoa Kỳ, mối bất mãn phổ biến ở trong nước, hoặc phó sản của những khó khăn kinh tế ? Câu trả lời có lẽ là tất cả những điều ấy ở các mức độ khác nhau. Các lực lượng vũ trang thực sự có bị thu hẹp, nhưng đất nước vẫn có khả năng phóng tỏa sức mạnh ở nước ngoài. Các cử tri, phản ánh thái độ của dân số như một tổng thể, đã bày tỏ sự bất mãn của họ đối với Washington DC, trong việc xử lý cuộc suy thoái kinh tế của mình.
Các ưu tiên đã thay đổi để tập trung mạnh hơn vào các vấn đề trong nước, mặc dù người ta có thể đưa ra lập luận rằng, có sự tham khảo của dân chúng hay không, vấn đề đối ngoại vẫn từng là lĩnh vực chính trị Washington. Và tất nhiên, khó khăn kinh tế đã buộc Mỹ phải đánh giá lại các cam kết của mình ở trong và ngoài nước.
Thực tế là khả năng hỗ trợ của Hoa Kỳ có tồn tại nhưng sẽ bị giới hạn. Tiêu cự là 20/20, tuy nhiên, có lẽ tôi sẽ được chứng minh là mình sai. Có lẽ Mỹ sẽ rút khỏi khu vực hoặc (có thể nhiều khả năng) là Mỹ sẽ cam kết hoàn toàn, không hạn chế. Tuy nhiên, chừng nào Trung Quốc vẫn còn là một phần của cuộc thảo luận, Hoa Kỳ cũng sẽ còn ở đó, điều ấy là chắc chắn.
Nguồn: Asia Sentinel


- Quan hệ Mỹ – Trung: Kỳ 1: Dồn lực cho hai điểm nóng (ĐV);   – Kỳ 2: Quân sự chi phối đối ngoại;   – Kỳ 3: Ăn miếng, trả miếng (ĐV).- Quan hệ VN-Mexico sẽ được nâng lên tầm cao mới (TTXVN).- Việt Nam đẩy mạnh các dự án hợp tác với Mexico (TN).-- “Mỹ quan ngại Israel chuẩn bị tự ý tấn công Iran” (TTXVN).  - Công bố đoạn phim tàu Iran tiếp cận tàu chiến Mỹ (TT).   - Mỹ đe dọa trừng phạt đồng minh Iran ở Mỹ Latinh (TTXVN).  - Mỹ cùng Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về Syria, Iraq, Iran (TTXVN).  - Iran ‘dắt mũi’ phương Tây: Tung hỏa mù (kỳ 1) (ĐV).- Sau Hoa Kỳ, Anh quốc cũng cảnh báo Iran nếu đóng cửa eo biển Hormuz  –  (VOA). – Các nước chuẩn bị cho ‘chiến tranh vùng Vịnh lần 3′ (ĐV).  – Đạn đã lên nòng tại vùng Vịnh (TN).   – Tàu Mỹ bị Hải quân Iran “quấy nhiễu” ở vùng Vịnh(TTXVN).  – Mỹ – Iran: Khó có khả năng xảy ra chiến tranh (TP).- Thế giới 24h: Bí ẩn một vụ thử tên lửa (VNN).





-'Đường lưỡi bò' gây phức tạp Biển Đông (VnEx 12-1-12)
Học giả Trung Quốc mâu thuẫn về “đường lưỡi bò” (ĐĐK 13-1-12)Trung Quốc – ASEAN bàn về DOC (NLĐ). - ASEAN – Trung Quốc bàn về biển Đông (TN).  – ASEAN-Trung Quốc : cuộc họp ba ngày về Biển Đông  –  (RFI). - Quan hệ đồng minh “bẩm sinh” tại châu Á (TVN).- ‘Đường lưỡi bò’ gây phức tạp Biển Đông (VNE).-  – Nhật ký Trường Sa: Đằm sâu hai đầu thương nhớ (báo Lâm Đồng).
 KINH ĐIỂN - Chính sách Mỹ ở Biển Đông: The Maritime Strategy of the United States: Implications for Indo-Pacific Sea Lanes(Contemporary Southeast Asia 2/2011) ◄◄
KINH ĐIỂN: Mỹ - Đông Nam ÁSoutheast Asia-US Relations: Hegemony or Hierarchy? (Contemporary Southeast Asia 2/2011) -- "Liên hệ Đông Nam Á và Mỹ: Bá quyền hay tôn ti?" ◄◄

Tương lai quan hệ Trung Quốc - MỹThe Future of Sino-American Relations (National Interest (12-1-12)
Francis Fukuyama: European Identities Part I (AI Blog 10-1-12) European Identities Part II (AI 12-1-12)
-Trung Quốc lo ngại các vụ kiện Pháp Luân Công-– Người Tây Tạng bị sát hại : dân Cam Túc biểu tình  –  (RFI).-Ngải Vị Vị : 81 ngày bị giam, 50 lần bị thẩm vấn  –  (RFI). -
- Project Syndicate -AFRICA: Africa’s Stolen History Western museums and private collections are full of artifacts that were pillaged from Africa during the slave trade and colonial periods. Until Africans start to recognize the value of their own history, their culture' artistic output will continue to be up for grabs.---


---Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châu Á" của Mỹ
Bài viết trên mạng Jamestown nhận định mối quan hệ Trung-Mỹ đang có xu hướng đối đầu sau khi Mỹ tuyên bố "quay trở lại Châu Á". Đối phó với chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang áp dụng nhiều ‘mũi giáp công’ để tránh né thách thức của Washington. 
Mặc dù lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali, nhưng ông Obama và các cộng sự nhiều lần nhắc lại cam kết của Mỹ trong việc bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Họ nhấn mạnh giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong khu vực phải phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS). Ông Obama chấp thuận bán 24 máy bay chiến đấu F16-C/D cho Inđônêxia, nước cùng với Philíppin, Việt Nam, Brunây, Malaixia và Đài Loan không chấp nhận các tuyên bố toàn bộ chủ quyền Biển Đông thuộc Trung Quốc của Bắc Kinh.
Trong thời gian dừng chân ở Ôxtrâylia, ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ bố trí 2.500 lính thủy đánh bộ tại Darwin thuộc lãnh thổ phía Bắc Ôxtrâylia. Rõ ràng Darwin chỉ cách mũi phía Nam của Biển Đông 600 dặm, do đó hành động này của Mỹ được dư luận khu vực coi như một nỗ lực nhằm tăng khả năng can dự của Mỹ ở khu vực đang có tranh chấp này. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại đến thăm Mianma vào đầu tháng 12/2011 nhằm cải thiện các mối quan hệ với nhà nước khách hàng truyền thống của Trung Quốc. Cuối cùng, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Obama đã thúc đẩy Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khu vực thương mại tự do rộng lớn gồm 10 nước nhưng không có Trung Quốc. Tất cả các biện pháp đó khiến Bắc Kinh cho rằng Oasinhtơn đang đẩy mạnh một "chính sách kiềm chế chống Trung Quốc". Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang áp dụng hàng loạt biện pháp cùng một lúc để chống lại các biện pháp của Chính quyền Obama. Trước hết, các nhà bình luận và các học giả Trung Quốc lên tiếng cảnh báo hành động quay trở lại châu Á của Oasinhtơn có thể gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực và có hại cho các mối quan hệ Trung-Mỹ.
Trong một bài bình luận với lời lẽ cứng rắn, Hãng tin Tân Hoa Xã khẳng định các biện pháp của Chính quyền Obama nhằm áp đặt sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á là để đạt được mục tiêu thế kỷ 21 là Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. Tân Hoa Xã cảnh báo: "Nếu Mỹ âm mưu gây chiến tranh lạnh và tiếp tục can dự vào các nước châu Á bằng cách tự khẳng định mình, Mỹ sẽ phải chịu số phận bi đát". Hãng tin này còn cho biết các chính sách gần đây của Mỹ có thể dẫn đến nhiều bất đồng và xâm phạm lợi ích của các nước khác, từ đó có thể phá hủy sự thịnh vượng và ổn định của khu vực". Theo đánh giá của chuyên gia về Mỹ Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, mối quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào một "giai đoạn mới rất quan trọng. Rõ ràng Mỹ đang thực hiện mục tiêu ngăn chặn và hạn chế Trung Quốc".Tương tự, chuyên gia các vấn đề quốc tế Tôn Triết của Đại học Thanh Hoa cho rằng canh bạc của Mỹ ở châu Á "đã phát triển từ mức độ lời nói đến hành động ngoại giao với thái độ nhanh chóng và hiệu quả". Rõ ràng, Trung Quốc đặt ưu tiên hàng đầu là quan hệ với các nước ASEAN cũng như giải quyết sớm các tranh chấp ở Biển Đông, do đó phản ứng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung vào ngăn chặn Mỹ can thiệp vào khu vực nhạy cảm này. Trong thời gian ở Bali , Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định các xung đột chủ quyền "cần được giải quyết giữa các nước có liên quan trực tiếp thông qua tham khảo ý kiến hữu nghị và đàm phán hòa bình. Các cường quốc bên ngoài không được can thiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào". Do sức ép rất lớn của Trung Quốc, Philíppin không thể đưa kiến nghị giải quyết vấn đề Biển Đông vào một khuôn khổ quốc tế tại hội nghị Bali. Bất chấp đây là một thực tế, nhưng trong chuyến thăm Manila gần đây Ngoại trưởng Hillary Clinton cam kết "ủng hộ Philíppin hơn nữa trong việc bảo lãnh thổ chủ quyền". Oasinhtơn còn cung cấp cho quân đội Philíppin một tàu tuẫn tiễu. Bà Hillary Clinton đã sử dụng từ ngữ của Philípin về Biển Đông và tuyên bố: "Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ ý kiến cho rằng bất đồng tồn tại chủ yếu ở biển Tây Philíppin giữa Phillípin và Trung Quốc nên được giải quyết một cách hòa bình". 
Bên cạnh những tuyên bố trên, Bắc Kinh còn áp dụng biện pháp nhiều mũi giáp công để ngăn chặn cuộc tiến công ngoại giao của Obama. Thứ nhất, tái khẳng định với các nước thành viên ASEAN rằng Bắc Kinh không che giấu ý đồ bá quyền và sẵn sàng tuân thủ "luật chơi" với các nước tuyên bố chủ quyền khác. Trong bài diễn văn tại Bali, ông Ôn Gia Bảo nhắc lại cam kết của Trung Quốc đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh và các nước ASEAN ký năm 2002. DOC là đạo luật không bắt buộc gồm các cam kết liên quan đến an toàn hàng hải và sử dụng các vùng biển hòa bình. Ông Ôn Gia Bảo nói: "Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ quan tâm đến sự ổn định và hòa bình của khu vực và làm những gì có lợi cho sự hợp tác và tin tưởng lẫn nhau". Ông khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện nguyên tắc "đàm phán hữu nghị và tham khảo ý kiến một cách hòa bình" nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều quan chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh kiên trì theo đuổi các cuộc đàm phán song phương với các nước tuyên bố chủ quyền, nhưng không trong khuôn khổ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, để giải quyết các tranh chấp chủ quyền. Hầu hết các nước ASEAN tin tưởng giải pháp đa phương, có thể có các nước bên ngoài khu vực kể cả Mỹ, sẽ làm tăng vị thế đàm phán của họ với Trung Quốc. Thứ hai, Bắc Kinh đang sử dụng chiêu bài kinh tế để giành được thiện chí của các nước ASEAN, đặc biệt các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Diễn văn của ông Ôn Gia Bảo tại Bali nhấn mạnh kịch bản "cùng thắng" từ các mối quan hệ thương mại phát triển với ASEAN theo Hiệp định khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN và các thỏa thuận khu vực khác. Ông ta đưa ra đề nghị 5 điểm nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực, trong đó có đầu tư lẫn nhau, chuyển giao công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng liên khu vực. Ông nói: "Phía Trung Quốc sẵn sàng tăng các khoản đầu tư ở các nước ASEAN, tăng cường chuyển giao công nghệ hiện đại và thích hợp và cùng nhau đẩy mạnh tính cạnh tranh công nghiệp".
Theo nghiên cứu viên thỉnh giảng Trương Duy Vi của Viện Nghiên cứu Tổng hợp Xuân Thu, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy chương trình viện trợ phát triển nước ngoài, trong đó khả năng có cả "Kiểu Kế hoạch Marshall Đông Nam Á". Chương trình này sẽ không những giúp tăng cường các mối quan hệ chính trị và kinh tế của Trung Quốc với các nước châu Á mà còn giảm thiểu những thiệt hại mà TPP có thể gây cho Trung Quốc. Thực tế, tăng cường hợp tác kinh tế trong Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN có tác dụng ngăn chặn mối đe dọa của TPP mà các quan chức cũng như học giả Trung Quốc coi là một âm mưu của Oasinhtơn để loại Trung Quốc khỏi thỏa thuận thương mại khu vực sinh lợi rất lớn. Giáo sư chính trị Bành Trung Anh của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng TPP là một âm mưu mà Mỹ, hiện kinh tế đang suy giảm, tìm cách mở cửa thị trường của các nước châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng về kinh tế. Mặc dù các quan chức Mỹ cho biết về lý thuyết Trung Quốc có thể xin trở thành thành viên, nhưng tiêu chuẩn của TPP liên quan đến việc nhà nước chỉ được can dự rất nhỏ trên thị trường cũng như các tiêu chuẩn lao động cao dường như ngăn cản sự tham gia của Trung Quốc. Trong số các nước ASEAN, Xinhgapo, Malaixia, Brunây và Việt Nam bày tỏ quan tâm tham gia TPP. Các thành viên khác có nguyện vọng gồm Ôxtrâylia, Niu Dilân, Chilê, Pêru , Canađa , Mêhicô và Nhật Bản. 
Trong khi tìm cách giành được con tim và khối óc, hoặc chí ít là túi tiền, của phần lớn các nước châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng chiến thuật truyền thống "rung cây dọa khỉ" nhằm trừng phạt "những nước mắc lỗi" như Philíppin và Việt Nam. Chiến lược đó đã được nhắc đến trong một bài viết trên tạp chí "Thời báo hoàn cầu" với nhan đề "Phớt lờ Philíppin: Hãy để nước này trả giá". Bài viết cho rằng "trong quá trình trừng phạt Philíppin, Trung Quốc không được quá đà, nếu không nỗi lo sợ Trung Quốc của khu vực tăng lên. Nhưng việc trừng phạt Philíppin phải tiến hành mạnh mẽ để Philíppin phải trả giá nặng nề". Bài báo gợi ý, cách tốt nhất của Trung Quốc là "phớt lờ Philíppin trong khi đẩy mạnh hợp tác giữa Trung Quốc với tất cả các nước Đông Nam Á". Nhưng theo chuyên gia chính sách đối ngoại của Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh, Trung Quốc nên sử dụng chiến thuật khác nhau với từng nước Đông Nam Á. Ông ta đề nghị áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế với các nước như Philíppin và Việt Nam, bởi vì đây là "các nước ồn ào nhất trong chuyện chống Trung Quốc. Trung Quốc có thể gửi thông điệp đến các nước này bằng cách giảm các khoản viện trợ hoặc tạm thời ngăn chặn khách du lịch Trung Quốc đến các nước". Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của Bắc Kinh để đe dọa các nước thành viên ASEAN liên kết với nhau là nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN). Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang phát triển một hạm đội biển xanh, được trang bị các phương tiện hiện đại từ các tàu ngầm hạt nhân đến tàu sân bay. Các tin tức gần đây cho biết PLAN sẽ đặt căn cứ của hạm đội thứ 4, có thể gồm 2-3 nhóm tàu chiến đấu chở máy bay, tại Tam Á, một thành phố ở phía Nam đảo Hải Nam. Hạm đội này sẽ hỗ trợ hạm đội Bắc Hải đặt căn cứ tại Thanh Đảo, hạm đội Đông Hải đặt căn cứ tại Ninh Ba và hạm đội Nam Hải đặt căn cứ tại Trạm Giang. Tháng 8/2010, sức mạnh của hải quân Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, sau khi tàu sân bay Varyag đầu tiên hoàn thành một hành trình xa trên biển. PLAN cũng đang xây dựng các xưởng đóng tàu để đóng 3 tàu sân bay hiện đại và dự kiến hoàn thành vào giữa thập kỷ này. Bức thông điệp mà Bắc Kinh muốn gửi đi là không loại trừ một giải pháp quân sự trước tình trạng tranh chấp ở Biển Đông đã được đăng trên tờ "Thời báo hoàn cầu". Trong một bài bình luận cuối tháng 10/2010, "Thời báo hoàn cầu" cảnh báo các nước tuyên bố chủ quyền mạnh đối với Biển Đông như Việt Nam và Philíppin nên "chuẩn bị tinh thần nghe tiếng súng thần công". Gần đây hơn, "Thời báo hoàn cầu" đăng một bài báo của nhà chiến lược Phạm Tiến Phát thuộc Đại học Quốc phòng, trong đó nhấn mạnh các nhà chức trách Trung Quốc nên áp dụng biện pháp "võ quyền anh" để ngăn chặn những nước xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Phạm Tiến Phát nói: "Việt Nam , Malaixia và Philíppin đã chiếm đóng lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa. Chúng ta nên có biện pháp mạnh để tăng cường kiểm soát và chiếm đóng các hòn đảo ở các vùng biển có tranh chấp". 
Liệu canh bạc của Bắc Kinh có hiệu quả ? Phần lớn phụ thuộc khả năng Chính quyền Obama có giành được sự ủng hộ của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương để triển khai chiến lược quan trọng nhất đối với châu Á hay không. Rõ ràng, phần lớn những lo ngại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt nguồn từ thực tế lần đầu tiên Ấn Độ và Nhật Bản dường như đang tham gia ý đồ ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ thông qua biện pháp "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông. Các công ty dầu mỏ Ấn Độ đã ký nhiều thỏa thuận với Hà Nội để khai thác dầu mỏ và khí đốt gần các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Gần đây, Tôkyô ký các thỏa thuận hợp tác quốc phòng và trao đổi tình báo với Việt Nam và Philíppin. Tại Bali, Nhật Bản ký một tuyên bố riêng với ASEAN liên quan đến các biện pháp bảo đảm hàng hải không bị trở ngại trên Biển Đông. Tôkyô cũng ủng hộ Manila tìm kiếm một giải pháp quốc tế cho các tranh chấp lãnh thổ ở các vùng biển có tranh chấp. Bất chấp nhiều khó khăn kinh tế, mới đây Tôkyô cam kết chi 25 tỷ USD bằng các khoản vay và viện trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cho các nước ASEAN. Ông Dư Chí Vinh, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Hải dương của Trung Quốc, đặt câu hỏi liên quan đến sự bất đồng của Bắc Kinh với một số nước về Biển Đông. Trong một bài báo gần đây, ông Dư Chí Vinh viết: "Sức mạnh của Trung Quốc đã tăng lên và nó đang làm nhiều nước lo sợ. Trung Quốc có thể làm thế nào để đối mặt với các kẻ thù trên mặt trận và thúc đẩy các nỗ lực để bảo vệ quyền lãnh thổ biển của mình? Một câu trả lời cho câu hỏi của ông Dư Chí Vinh có thể là, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, cùng với việc tăng cường sức mạnh cứng của nước này ở châu Á, đã tạo cơ hội cho Mỹ phát động một chiến dịch "trở lại châu Á" với tư cách như một người bảo vệ các nước hiện đang lo lắng trước triển vọng của một con rồng lửa. Như đã được thể hiện qua các cuộc hội đàm giữa ông Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Haoai và Bali, cả Mỹ và Trung Quốc dường như đều thích kịch bản cùng thắng hơn canh bạc được mất ngang nhau. Kết cục của cuộc xung đột giữa siêu cường duy nhất của thế giới và siêu cường đang lên lúc đó phụ thuộc sự trao đổi giữa hai người khổng lồ cũng như khả năng của họ trong việc gây ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực dễ mất ổn định này./.
 Theo Jamestown Foundation (ngày 5/12)
Hương Trà (gt)


-Nguồn: -Châu Á: Ai sẽ là người dẫn đầu trong thế kỷ 21?-Nếu ai có bất kỳ nghi ngờ nào về việc thế giới đang ở trong một sự thay đổi mạnh mẽ thì các sự kiện trong tháng 11 đã xua tan điều đó. Việc châu Âu kêu gọi Trung Quốc cứu trợ đồng euro và việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Bali để vận động sự hỗ trợ của châu Á là những bằng chứng cho thấy sự thay đổi. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người dẫn đầu thế giới trong thế kỷ 21 và sẽ làm như thế nào?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á, với các nước đặc trưng như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Những quốc gia này chắc chắn sẽ tìm cách tăng cường vai trò của mình trong các vấn đề thế giới, bao gồm cả việc có thêm thị phần trong các cơ quan quản trị toàn cầu. Tuy nhiên, liệu họ có làm được đủ mọi việc để xứng đáng với điều này? Sự can thiệp ở Libi, dẫn đầu là Anh và Pháp và do NATO triển khai, đã nói lên tất cả. Không có NATO và cũng không có Libi ở châu Á. Tưởng tượng một kịch bản trong đó Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản phối hợp với nhau để lãnh đạo một liên minh sẵn sàng buộc một chế độ tàn bạo từ bỏ quyền lực, hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động liên quan đến an ninh và hòa bình của các nước láng giềng, đều là không hợp lý. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 của thế giới. Tính theo sự ngang bằng sức mua (PPP), nền kinh tế Ấn Độ được xếp vào hàng thứ 6. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trưởng đến hai con số mỗi năm trong hai thập kỷ qua. Ấn Độ là khách hàng mua vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2010. Một nghiên cứu của Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết Arập Xêút, Ấn Độ và Trung Quốc là ba nước mua vũ khí lớn nhất trong giai đoạn từ năm 2003-2010. Ấn Độ đã mua gần 17 tỷ USD, so với 13,2 tỷ USD của Trung Quốc và 29 tỷ USD của Arập Xêút. 
Các ý tưởng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đều đã phát triển: Ấn Độ đã từ bỏ chính sách không liên kết. Trung Quốc đã chuyển qua giai đoạn của chủ nghĩa Mao. Nhật Bản theo đuổi ý tưởng về một "trạng thái bình thường" sẵn sàng chấp nhận sử dụng vũ lực trong các hoạt động đa phương. Nhưng thật không may, những thay đổi này đã không mang lại vai trò lãnh đạo lớn hơn trong quản trị toàn cầu. Những tham vọng quyền lực quốc tế và sự cạnh tranh trong khu vực đã hạn chế đóng góp của họ trong quản trị toàn cầu. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã xác định mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc là "cùng nhau xây dựng một thế giới hài hòa". Lãnh đạo Trung Quốc và các học giả gọi ý tưởng văn hóa đó là "tất cả dưới trời". Khái niệm này nhấn mạnh sự hòa hợp và cũng là tín hiệu rằng Trung Quốc có thể là chính trị phi dân chủ, nhưng vẫn theo đuổi tình hữu nghị với các quốc gia khác. Trung Quốc đã tăng cường tham gia trong chủ nghĩa đa phương và quản trị toàn cầu, nhưng không được cung cấp vai trò lãnh đạo. Điều này đôi khi được giải thích như là một di sản kéo dài theo cảnh báo của Đặng Tiểu Bình về việc giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ đại diện cho các nước đang phát triển. Nói đúng hơn mong muốn của Trung Quốc không phải là hy sinh chủ quyền và độc lập của mình vì lợi ích của chủ nghĩa đa phương và quản trị toàn cầu, cùng với sự hội nhập có giới hạn và luôn cân nhắc tình hình trong nước và quốc tế khi đưa ra quyết định về các vấn đề quản trị toàn cầu. Quan điểm chính sách "trạng thái bình thường" của Nhật Bản ban đầu được thể hiện như một cách để lấy lại quyền sử dụng vũ lực của Nhật Bản, nhưng chỉ để hỗ trợ cho các hoạt động xử phạt của Liên Hợp Quốc. Nhưng điều đó cũng phản ánh những động cơ chiến lược: Khi lực lượng Mỹ rút quân khỏi khu vực, Nhật Bản có thể tự bảo vệ mình và đối phó được với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Ngoài ra nó còn là để tăng sự tham gia của Nhật Bản trong các hoạt động quân sự trên Ấn Độ Dương và khu vực Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, do sự không kiên định của giới lãnh đạo trong nước và một nền kinh tế đang suy giảm, Nhật Bản đã không thể trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu có tính chủ động khi nói đến vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng. 
Trong năm 2005, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định rằng "thế kỷ 21 sẽ là một thế kỷ của Ấn Độ". Ông Singh bày tỏ hy vọng rằng: "Thế giới một lần nữa sẽ nhìn vào chúng tôi với sự tôn trọng, không chỉ về những tiến bộ kinh tế mà còn là những giá trị dân chủ... các nguyên tắc của chủ nghĩa đa nguyên và tính toàn diện, chúng tôi sẽ cho thấy di sản của Ấn Độ là nền văn hóa lâu đời của thế kỷ và là nền văn hóa văn minh". Trong tham vọng này, Ấn Độ đã thể hiện sự tự hào khi Tổng thống Mỹ George W. Bush và Barack Obama mô tả Ấn Độ như là "một nhà lãnh đạo ở châu Á và trên thế giới" và là "một thế lực đang lên có vai trò to lớn đối với toàn cầu". Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã chuyển hướng thực dụng hơn. Một số nhà phân tích của Ấn Độ như C. Raja Mohan đã chỉ ra rằng Ấn Độ có thể quay trở lại từ thời của Gandhi và Nehru đến George Curzon trong những năm đầu thế kỷ 20, khi cho rằng Ấn Độ đứng ở trung tâm châu Á và việc chủ động phát triển ngoại giao - quân sự của Ấn Độ sẽ đóng vai trò trong việc ổn định tổng thể khu vực châu Á. Cũng giống như Nhật Bản, Ấn Độ đã tìm kiếm một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, một giấc mơ có thể đến nhưng vẫn chưa được hoàn thành. Ấn Độ đã tham gia trong diễn đàn G-20, nhưng đã không trình bày được các ý tưởng của mình một cách rõ ràng hoặc để lại các ấn tượng đối với việc cải cách và tái cơ cấu trật tự đa phương toàn cầu. 
Vai trò của châu Á trong quản trị toàn cầu có thể không tách rời từ câu hỏi: Ai sẽ là người dẫn đầu châu Á? Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Ấn Độ đã được xem như là một nhà lãnh đạo châu Á, nhưng Ấn Độ đã không thể làm được như vậy do thiếu nguồn lực. Trường hợp của Nhật Bản thì hoàn toàn ngược lại. Nhật Bản có các nguồn lực từ giữa những năm 1960, nhưng không mang tính hợp pháp. Trung Quốc đã không có nguồn lực mà cũng không có tính hợp pháp. Châu Á ngày nay, cả Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù đều có các nguồn lực nhưng họ vẫn bị thiếu tính hợp pháp trong khu vực. Điều này có thể là một phần di sản của quá khứ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa họ có thể là nguyên nhân chính ngăn chặn vai trò lãnh đạo của chính họ trong khu vực. Do đó, lãnh đạo của châu Á sẽ thuộc về một nhóm các quốc gia yếu hơn trong khu vực ASEAN bởi ASEAN hiện đang có tiếng nói hữu ích, có ảnh hưởng trong các vấn đề khu vực và có khả năng để quản lý khu vực châu Á. 
 Theo Asiapacific (2/12) Can Asia Lead the 21st Century?
Vũ Hiền (gt)

-Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châu Á" của Mỹ[16/12/2011 
------

Tổng số lượt xem trang