ĐỖ THẾ CƯỜNG
Sáng nay vào mạng, đọc được bài viết Tam đoạn luận của anh Đào Tuấn, một bài viết hay, rất đúng nhưng có lẽ chưa đầy đủ lắm (Có thể anh ấy còn nể nang chăng?)…Mình đọc xong, nhớ lại một anh bạn kể về việc ngân hàng “Xù đẹp” khoản chênh lệch lãi xuất tiền gửi cách đây vài tháng mà “lộn hết cả mề” , vội viết vài dòng gửi nhờ Quê Choa cho bớt ấm ức…
Chắc chỉ có ở VN muốn khống chế lãi xuất cho vay (đầu ra) thay vì qui định trần lãi xuất của chính nó thì ngược lại, người ta lại khống chế đầu vào (tức là trần huy động tiền gửi cụ thể là 14% / Năm) trong khi thả nổi “đầu ra” cho các ngân hàng thương mại tự tung tự tác cho vay lại với lãi xuất cắt cổ (như phân tích của anh Đào Tuấn)…
Vì thế mà “kỳ vọng” hơi kỳ quặc (bởi cái cách nêu trên) của N.H.N.N muốn kéo lãi xuất cho vay xuống 18%/năm là điều “Mơ về nơi xa lắm” bởi ở Xứ Ta việc “trên bảo dưới không nghe” vốn là chuyện thường ngày…Mà với cái kiểu khống chế như thế thì ngu gì dưới làm theo (làm gì có chế tài nào nếu cho vay cắt cổ doanh nghiệp & dân đen?) Cho nên trong đà Suy thoái-lạm phát cao hàng “quán quân thế giới” mà các ngân hàng vẫn đoạt lãi xuất cao ngất ngưởng thì chẳng có gì là lạ!Thế nhưng tại sao vẫn chưa đạt “kế hoạch năm’? Đơn giản là sau khi qui định về trần lãi xuất huy động có hiệu lực thì dân không còn mấy tin “Ông Ngân Hàng”nữa. Họ rút tiền ra hàng loạt để đầu tư vào “Kênh” khác góp phần làm tăng giá vài loại hình đầu tư so với giá tri thật cũng như so với giá thế giới…Hồi đó, có dư luận chê Nguyễn Văn Bình tân Thống Đốc N.H.N.N “Học ở Liên Xô, nơi không có nền kinh tế thị trường” với hàm ý chê trình độ ông này…Mình thì lại không nghĩ vậy, dù không phải là dân kinh tế, nhưng cũng lờ mờ hiểu rằng lẽ ra ông Bình phải làm ngược lại những việc mà ông đã ban hành bởi nếu không có trình độ, sao làm được Thống Đốc? Cho nên chỉ có 2 cách lý giải cho quy định ngược đời về trần lãi xuất huy động vốn như sau:1-Đó là do cái đuôi “Định hướng XHCN” của Kinh tế thị trường?
2-Việc “Thả Nổi” lãi xuất cho vay chẳng khác nào “tháo Khoán” cho các ngân hàng thương mại cắt cổ doanh nghiệp hoặc người dân phải vay vốn để N.H nộp Thuế nhiều hơn (Đương nhiên lãi nhiều thì phải nộp thuế nhiều) nhằm góp phần bù đắp cho vài “Quả đấm thép” đang lỗ sặc máu !?…
Tóm lại, cả 2 cái cách nêu trên đều không “Vì Nhân Dân” phục vụ mà là vì các nhóm lợi ích mà thôi. Trở lại chuyện của anh bạn có 2 tỷ gửi Ngân Hàng NN & PTNT chi nhánh P.N(tp.HCM), gửi ngày 05/9/2011 (tức là gửi vào trước ngày qui định trần lãi xuất huy động có hiệu lực 2 ngày). Ở sổ tiết kiệm (kỳ hạn 1 tháng) lãi xuất ghi là 14%/năm kèm thêm 2 bản thỏa thuận trả “phí hoa hồng” cho người ” môi giới” người đến gửi tiền (mỗi bản cho 1 tỷ) với mức 4%/năm của số tiền gửi, mang tên…Vợ anh bạn.Tổng cộng vẫn là 18%/năm như thỏa thuận giữa 2 bên. Cần nhắc lại là với “chiêu” này N.H & V.C anh bạn mình cũng đã “Thỏa thuận” được vài tháng rồi. (Mỗi lần gửi kỳ hạn là 1 tháng)…Đến ngày đáo hạn,vc Anh Bạn đến N.H thì mới bật ngửa vì không được trả “phí môi giới” như 2 bên đã thỏa thuận bằng văn bản giấy trắng mực đen có đóng dấu đỏ chót của N.H…Anh Bạn kể”Thảo nào hôm đó nhân viên cứ lấm lét “như chó ăn vụng bột” ấy (xin lỗi các “Em” N.H xinh như mộng nhé) Các em giải thích là “Trước đây chưa có qui định chính thức, chỉ là thông báo nội bộ nên ngân hàng mới du di làm “phí môi giới” cho đủ 18%/năm cho giống các ngân hàng khác (?!) Nay có qui định chính thức của Thống Đốc nên phải tuân thủ. Anh bạn mình cãi: “Tôi gửi vào trước ngày quyết định có hiệu lực cơ mà hơn nữa đây không phải lỗi của người gửi mà là thỏa thuận giữa 2 bên có đóng dấu hẳn hoi sao ngân hàng làm ăn bất tín, trái luật dân sự đến vậy?…”
2-Việc “Thả Nổi” lãi xuất cho vay chẳng khác nào “tháo Khoán” cho các ngân hàng thương mại cắt cổ doanh nghiệp hoặc người dân phải vay vốn để N.H nộp Thuế nhiều hơn (Đương nhiên lãi nhiều thì phải nộp thuế nhiều) nhằm góp phần bù đắp cho vài “Quả đấm thép” đang lỗ sặc máu !?…
Tóm lại, cả 2 cái cách nêu trên đều không “Vì Nhân Dân” phục vụ mà là vì các nhóm lợi ích mà thôi. Trở lại chuyện của anh bạn có 2 tỷ gửi Ngân Hàng NN & PTNT chi nhánh P.N(tp.HCM), gửi ngày 05/9/2011 (tức là gửi vào trước ngày qui định trần lãi xuất huy động có hiệu lực 2 ngày). Ở sổ tiết kiệm (kỳ hạn 1 tháng) lãi xuất ghi là 14%/năm kèm thêm 2 bản thỏa thuận trả “phí hoa hồng” cho người ” môi giới” người đến gửi tiền (mỗi bản cho 1 tỷ) với mức 4%/năm của số tiền gửi, mang tên…Vợ anh bạn.Tổng cộng vẫn là 18%/năm như thỏa thuận giữa 2 bên. Cần nhắc lại là với “chiêu” này N.H & V.C anh bạn mình cũng đã “Thỏa thuận” được vài tháng rồi. (Mỗi lần gửi kỳ hạn là 1 tháng)…Đến ngày đáo hạn,vc Anh Bạn đến N.H thì mới bật ngửa vì không được trả “phí môi giới” như 2 bên đã thỏa thuận bằng văn bản giấy trắng mực đen có đóng dấu đỏ chót của N.H…Anh Bạn kể”Thảo nào hôm đó nhân viên cứ lấm lét “như chó ăn vụng bột” ấy (xin lỗi các “Em” N.H xinh như mộng nhé) Các em giải thích là “Trước đây chưa có qui định chính thức, chỉ là thông báo nội bộ nên ngân hàng mới du di làm “phí môi giới” cho đủ 18%/năm cho giống các ngân hàng khác (?!) Nay có qui định chính thức của Thống Đốc nên phải tuân thủ. Anh bạn mình cãi: “Tôi gửi vào trước ngày quyết định có hiệu lực cơ mà hơn nữa đây không phải lỗi của người gửi mà là thỏa thuận giữa 2 bên có đóng dấu hẳn hoi sao ngân hàng làm ăn bất tín, trái luật dân sự đến vậy?…”
Cãi mãi cũng chẳng ăn thua gì, anh bạn ấm ức ra về với LX 14%. Hôm gặp, anh bạn kể lại sự việc và dọa đi kiện ra tòa dân sự, khiếu nại lên Hội bảo vệ người tiêu dùng, viết bài đăng báo…Minh cười khà khà mà rằng:-Cậu già cái đầu rồi mà vẫn ngây thơ bỏ mẹ.Thứ nhất sẽ chẳng có Tòa nào chịu thụ lý cho cậu đâu,vì người ta sẽ viện cớ “Để ổn định kinh tế vĩ mô”mà bác đơn của cậu-Thứ hai cái “Hội bảo vệ người tiêu dùng” là của Nhà Nước mà lại dám đi bênh cậu để mất “Ổn định kinh tế vĩ mô” à?Thứ ba tớ đố báo nào dám đăng giữa thời buổi “ghế ít, đít nhiều” như ngày nay đấy! Anh Bạn có vẻ ngộ ra, nhưng cố vớt vát:”Lẽ ra chúng nó muốn ổn định KT vĩ mô, kéo giảm lạm phát thì phải qui định trần lãi xuất cho vay ví dụ là 18%/năm . Còn mức huy động để N.H và người gửi tự thỏa thuận, ngân hàng nào muốn huy động được nhiều vốn để cho vay lại thì có thể hưởng lãi ít thôi. Ví dụ huy động có thể từ 14 cho đến 16,5%/năm chẳng hạn có phải mấy bên đều có lợi không, đươc như vậy tớ ủng hộ liền…”Mình nghe xong liền bảo: Có thế mới là…”Định Hướng…”
Tác giả gửi cho Quê choa
-Tam đoạn luận -Kết quả hoạt động kinh doanh của "giới nhà băng" cho thấy các Ngân hàng đang lãi khủng khiếp. Lợi nhuận trước thuế của Vietinbank đạt 8.105 tỷ đồng. Vietcombank 5.700 tỷ đồng; BIDV 4.243 tỷ đồng; Eximbank 4.056 tỷ đồng...
Vì sao các ngân hàng vẫn lãi khủng trong năm mà sản xuất đình đốn vì khan vốn, doanh nghiệp điêu đứng vì lãi suất cao, nhân dân khốn khổ vì lạm phát phi mã? TS Lê Thẩm Dương từng đánh giá "lợi thế" của các Ngân hàng thương mại "cơ bản vẫn do độc quyền trong việc cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế". Thị trường chứng khoán, về lý thuyết là kênh huy động trung và dài hạn nguồn vốn, nhưng, bỏ qua "màu đỏ thảm hại" và các kỷ lục về sự tuột dốc, phá đáy trong năm 2011, ngay cả trong điều kiện bình thường, TTCK và các kênh huy động khác chỉ đáp ứng khoảng 3% nguồn vốn. "Bất kỳ hoạt động nào nếu là độc quyền thì vẫn chiếm ưu thế và đều có lợi nhuận cao"- TS Dương nói.
Những khoản lợi nhuận dài 13 con số, dù "chưa đạt kế hoạch"- của các ngân hàng thương mại hàng đầu, vì thế, là rất bình thường so với thế độc quyền, tổng tài sản và nguồn tài chính gần như vô hạn.
Ngân hàng càng lãi khủng, càng cho thấy các chính sách tài chính thắt hay không thắt chỉ ảnh hưởng tới người đi vay, chứ không ảnh hưởng gì tới người cho vay. Bởi thực tế cho thấy, những khoản lãi khủng được được tạo lập trong tình trạng gần 50 ngàn DN phải giải thể, phá sản do không tiếp cận nổi nguồn vốn, hoặc không chịu nổi nguồn vốn với "lãi suất cắt cổ". Quy luật trong trường hợp này giản dị đến tàn nhẫn: Với việc khan hiếm nguồn vốn, các nhà băng càng dễ cho vay với lãi suất cao mà con số 19-20%/năm từng bị kêu ca, thực ra còn thấp hơn nhiều so với thực tế. Sản xuất cái gì? Buôn bán cái gì để đạt lợi nhuận đủ để trả lãi là câu hỏi quá khó. Và gần 50 ngàn doanh nghiệp thực tế đã phải chọn "đáp án" là giải thể, là phá sản.
Trong ngày các ngân hàng công bố lãi khủng, thì báo chí, có lẽ tình cờ, đồng loạt đưa tin về tình trạng thất nghiệp. Tại Hà Nội, nếu năm 2010 chỉ có gần 4.200 lao động đăng ký thất nghiệp thì chỉ năm 2011, theo "thống kê chưa đầy đủ", số lao động đăng ký thất nghiệp đã gấp 3,8 lần, lên tới 16.100 người. Tại TP HCM, số người đăng ký thất nghiệp năm 2011 là 105.737 người, tăng gấp đôi so với năm 2010. Thất nghiệp bi thảm đến mức, ngoài người lao động thất nghiệp, những lao động diện cổ cồn trắng cũng đăng ký thất nghiệp, thậm chí chiếm đến 7% số người đăng ký.
Chính phủ càng thắt chặt tiền tệ, Thống đốc- "nhân vật của năm" càng "cao tay kiếm" với quy định trần lãi suất, thì các ngân hàng nhỏ càng rơi vào tình trạng "tái cơ cấu", các ngân hàng thương mại lớn càng vớ bẫm với cơ hội "mua rẻ bán đắt" trục lợi từ chính sách. Tam đoạn luận tất yếu là các Ngân hàng lãi khủng khiếp thì các doanh nghiệp càng vỡ hàng loạt và người lao động thất nghiệp càng đông.
Một câu hỏi, vì thế, cũng cần được đặt ra: Ai sẽ được hưởng lợi từ những con số lợi nhuận khủng.
Câu trả lời, rất đáng sợ, không phải là những người dân đang bị buộc phải bán vốn với giá rẻ hơn nhiều so với lạm phát. Cũng không phải những doanh nghiệp sản xuất, những người phải vay với lãi suất ngất ngưởng mà nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đủ để trả lãi là bất khả thi. Người được hưởng lợi duy nhất là nhà băng- nắm trong tay "tư bản giấy tờ", như bản chất kinh tế của giới tài phiệt ngân hàng, và trong trường hợp Việt Nam, còn đang được trục lợi từ vị thế độc quyền cho vay và chính sách tiền tệ thận trọng.
Kết thúc năm 2011, nhiều ngân hàng công bố mức lãi kỷ lục. Ví dụ, Vietinbank lãi 8.105 tỷ đồng hay Vietcombank lãi 5.700 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng khác cũng có những mức lãi khó tin như thế.
Đối với nhiều người, ngàn tỷ đồng lớn đến bao nhiêu thật khó hình dung. Có lẽ chuyển sang đô-la Mỹ cho dễ thấy - 8.105 tỷ đồng tương đương mức lãi 385 triệu đô-la, 5.700 tỷ đồng tương đương 271 triệu đô-la!
Đây là mức lãi lớn bất ngờ, ngay với cả người trong cuộc. Còn nhớ khi cổ phần hóa, bán cổ phần lần đầu ra công chúng, Vietinbank cũng chỉ đặt chỉ tiêu lãi trước thuế cho năm 2011 là 4.954 tỷ đồng. Còn năm 2005 lãi của ngân hàng này chỉ có 525 tỷ đồng.
Mức lãi này cho thấy nhiều điều.
Áp đặt mức trần lãi suất huy động 14% trong khi thả nổi lãi suất cho vay là một chủ trương có lợi cho giới ngân hàng trong khi phần thiệt sẽ thuộc về người dân và doanh nghiệp. Khi lãi suất huy động bị khống chế ở mức 14%, lượng tiền huy động sẽ bị hạn chế theo cho nên ngân hàng sẽ chọn khách hàng nào chịu lãi suất cao để cho vay chứ đâu có động cơ giảm lãi suất cho vay để lôi kéo khách hàng. Trong một tình huống ngược lại, nếu lãi suất cho vay bị khống chế ở một mức nào đó trong khi lãi suất huy động được thả nổi, các ngân hàng sẽ cạnh tranh nâng lãi suất huy động đến một mức nào đó, thấp hơn trần lãi suất cho vay để họ còn có lãi nhưng cao hơn hiện nay để thu hút người dân gởi tiền. Lúc đó lợi nhuận của các ngân hàng có thể không cao như hiện nay nhưng cả nền kinh tế sẽ được lợi, thanh khoản sẽ được cải thiện, lãi suất cho vay sẽ được kiểm soát…
Thật ra, đâu phải khoản tiền nào gởi vào ngân hàng cũng nhận lãi suất huy động tối đa 14% đâu. Các ngân hàng thương mại nhà nước hay nhà nước nắm cổ phần chi phối vẫn đang hưởng lợi thế nhận tiền gởi từ các tổ chức, doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn trần 14% rất nhiều. Vậy mà họ không có động lực giảm lãi suất cho vay vì không có gì thúc đẩy họ làm chuyện đó cả. Thị trường bị méo mó là vì thế.
* * *
Một con số khác cũng làm nhiều người ngạc nhiên. Đó là doanh thu của hai công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam. VNPT năm 2011 có doanh thu lên đến 117.275 tỷ đồng; Viettel có doanh thu không kém – 116.012 tỷ đồng (Nguồn: ITCnews). Một nguồn khác cho con số hơi khác một chút, doanh thu năm 2011 của VNPT là 120.800 tỉ đồng còn của Viettel khoảng 117.000 tỉ đồng (Nguồn: SGTT).
Cứ lấy theo con số đầu tiên thấp hơn, cộng hai nguồn doanh thu này lại, chúng ta có con số 233.287 tỷ đồng (tương đương khoảng 11 tỷ đô-la Mỹ)! Mặc dù chưa tính các hãng viễn thông khác, đây là con số khổng lồ.
Chia con số này cho 87 triệu dân, chúng ta thấy mỗi người dân, từ em bé sơ sinh đến cụ già trăm tuổi, năm vừa rồi đã chi gần 2,7 triệu đồng cho ngành viễn thông (chưa tính các hãng viễn thông khác), tức gần 10% tổng thu nhập đầu người. Dĩ nhiên không phải toàn bộ doanh thu của VNPT và Viettel là đến từ dịch vụ điện thoại di động nhưng đây là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Con số này cũng cho thấy nhiều điều.
Thứ nhất là số liệu thống kê về GDP, thu nhập đầu người, cơ cấu tiêu dùng của người dân Việt Nam đối chiếu với doanh thu khổng lồ này là phi lý. Nếu con số doanh thu của VNPT và Viettel là chính xác (mà chắc là chính xác) thì tôi nghĩ GDP thật sự (tức tính cả khu vực phi chính thức) của Việt Nam phải cao hơn con số chính thức được công bố.
Thứ hai, hiện nay mỗi người chúng ta, dù nghèo đến đâu cũng phải chi một khoản tiền không nhỏ cho chiếc điện thoại di động mà nhiều năm trước đây không phải chi. Nghĩ cũng lạ, chiếc điện thoại di động ra đời, làm thay đổi thói quen tiêu dùng lớn như thế nhưng mọi người đều chấp nhận như chuyện đương nhiên. Nhưng biết đâu, đây là khoản chi tạo điều kiện làm ăn cho nhiều người, kể cả người bán hàng rong hay đây là khoản chi tạo niềm hạnh phúc.
- Thống đốc Nguyễn văn Bình: Không có khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam – (VOA).- Thống đốc thừa nhận lạm phát có nguyên nhân do chính sách tiền tệ (DVT). - Nhiều nhà băng báo lãi hàng nghìn tỷ đồng (eBank). - S&P nâng triển vọng tín nhiệm của VCB từ ‘tiêu cực’ lên ‘ổn định’ (Vietstock).– Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: VN sẵn lòng thay đổi (VNN).
-–Ngân hàng lo chuyện quản trị rủi ro (SGTT). – Giảm lãi suất cho vay: Món nợ của Ngân hàng Nhà nước? (VEF). – Thống đốc NHNN dự báo lĩnh vực đầu tư sinh lời năm 2012 (VTC).
- Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu thế giới (VnEconomy). - Lạm phát tháng Tết thấp nhất 10 năm: Hy vọng gì với lãi suất? (NDHMoney). - Việt Nam cho phép nhập khẩu hơn 2 tấn vàng – (VOA).
-Việt Nam cho phép nhập khẩu hơn 2 tấn vàng - VOA -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho hơn 10 doanh nghiệp nhập khẩu tổng cộng hơn 2,1 tấn vàng.
-Đánh thuế thưởng Tết, hàng ngàn công nhân phản ứng
.Giải phẫu lời kêu cứu và cảnh báo về "thủ phạm" gây bất ổn nền kinh tế ? (Tamnhin.net) - Gần đây, một đại biểu QH K XIII có được biết là, trước nguy cơ nổ vỡ bong bóng trên hai thị trường này, đã có lời kêu cứu và cảnh báo nếu không có giải pháp cứu vãn thì sự nổ vỡ các bong bóng này có khả năng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính với những hệ quả không thể lường hết được.
N.Lang-Hai rủi ro lớn đe dọa tăng trưởng toàn cầu 2012
Giải pháp của mọi giải pháp là phải minh bạch
Châu Âu phê phán S&P sau việc hạ điểm - (BBC)-Quan chức kinh tế hàng đầu của EU phê phán việc S&P hạ điểm tín dụng chín nước khu vực đồng euro.
.Giải phẫu lời kêu cứu và cảnh báo về "thủ phạm" gây bất ổn nền kinh tế ? (Tamnhin.net) - Gần đây, một đại biểu QH K XIII có được biết là, trước nguy cơ nổ vỡ bong bóng trên hai thị trường này, đã có lời kêu cứu và cảnh báo nếu không có giải pháp cứu vãn thì sự nổ vỡ các bong bóng này có khả năng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính với những hệ quả không thể lường hết được.
Do đó đại biểu đó có yêu cầu tôi cho biết ý kiến về vấn đề này. Trong tình huống tôi không có những thông tin định lượng mà chỉ có những thông tin định tính nên tôi thử phân tích tình hình bằng cách so sánh thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán của VN với thị trường tương ứng trên thế giới để có thể có nhận định đúng mức hơn về lời kêu cứu, cảnh báo đã được phát đi này.
Nhìn tổng quát lại thì:
Thị trường bất động sản của VN, quan hệ cung – cầu, con nợ, … có khác với tình hình của Mỹ và các nước phương tây. Tại VN, con nợ là các nhà đầu tư trên thị trường này nên các NHTM vẫn có khả năng thu hồi được vốn cho vay ở những mức độ nhất định nên không có khả năng dẫn đến khủng hoảng tài chính. Vẫn có một nền kinh tế ngầm, gắn với các nhóm lợi ích, gây những bất ổn trên thị trường bất động sản, chủ yếu qua các hoạt động đầu cơ, gây sự mất cân đối giả tạo về nguồn cung để đưa giá lên cao ngất ngưởng. Hậu quả là cầu có khả năng thanh toán ngày càng tụt xuống thấp nên dẫn đến tình trạng có nhiều khu đô thị mới, biệt thự mới bị bỏ hoang hàng chục năm. Sự ảm đạm của thị trường này buộc các nhà đầu cơ phải hạ giá bất động sản, đưa về sát giá trị, nên tuy nhà đầu tư có thiệt nhưng người có nhu cầu nhà ở được lợi.
Trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là trên thị trường sơ cấp), các đơn vị phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn cần thiết để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu các đơn vị này kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao thì giá trị các cổ phiếu được đảm bảo ở mức cao, thị trường khởi sắc. Mặt khác, trên thị trường này, chỉ có các nhà đầu tư là chủ yếu (trong đó có các DNNN, TĐKT và TCT NN) nên tuy số người tham gia có thể ít nhưng khi thị trường này ảm đạm, suy thoái thì, qua các nhà đầu tư, có khả năng có tác động dây chuyền đến các ngành kinh tế khác. Do đó để cho thị trường này không đỏ vỡ thì nhân tố quyết định là hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, đơn vị phát hành cổ phiếu phải có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Đồng thời vẫn có một nền kinh tế ngầm gắn với các nhóm lợi ích, gây những bất ổn trên thị trường này nên phải đấu tranh có hiệu quả chống nền kinh tế ngầm trên thị trường này..
Bong bóng trên thị trường bất động sản
Sự nổ vỡ bong bóng trên thị trường bất động sản, khởi đầu từ Mỹ, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái của nền kinh tế thế giới, kéo dài từ năm 2007 đến nay vẫn chưa kết thúc. Bong bóng trên thị trường này của VN và của Mỹ có sự khác nhau, chủ yếu là:
Tại Mỹ
Trên thị trường này, có sự mất cân đối giữa cung-cầu theo hướng cầu có khả năng thanh toán của người dân thấp nên cần có chính sách kích cầu đối với người dân qua thực hiện cơ chế tín dụng có thế chấp. Do đó, người dân trở thành con nợ của các NHTM. Phân hóa giàu nghèo ngày càng mở rộng đã hạn chế khả năng trả nợ của người dân, dẫn đến việc hình thành một khoản nợ xấu ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh đó, lạm phát tăng cao càng làm suy giảm khả năng trả nợ của người dân. Nạn đầu cơ về dầu mỏ là giọt nước làm tràn ly, dẫn đến tình trạng người dân-con nợ mất khả năng thanh toán, đưa các NHTM vào cảnh phải đối mặt với phá sản, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tại Việt nam
Thực trạng trên thị trường của VN có khác Mỹ trên mấy lĩnh vực chủ yếu:
Sự khác biệt về quan hệ cung-cầu. Tại Việt nam cung về nhà ở thấp hơn cầu của người dân. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư sơ cấp không đủ vốn tự có để thực hiện các dự án đầu tư xây nhà nên đã huy động vốn từ người có nhu cầu mua nhà bằng phương thức ứng góp một phần tiền mua nhà (coi như tiền đặt cọc). Trong thực tế, người có nhu cầu mua nhà để ở không có điều kiện xuất hiện trên kênh này nên người xuất hiện chủ yếu là các nhà đầu tư thứ cấp. Họ ứng góp tiền mua nhà để bán lại cho người có nhu cầu thực sự với giá cao hơn. Có thể nói những nhà đầu tư thứ cấp (và cả nhà đầu tư sơ cấp), về thực chất, là những nhà đầu cơ trên thị trường bất động sản và, qua đó, dẫn sự mất cân đối giả tạo về quan hệ cung cầu làm hình thành đến cơn sốt giá trên thị trường này, gắn với việc tạo một tình trạng giả tạo là cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá nhà tăng lên ngất ngưởng. Sự đội giá này làm cho cầu có khả năng thanh toán giảm sút nghiêm trọng, càng làm tăng sự mất cân đối cung-cầu về nhà ở. Từ đó có thể khẳng định là trên thị trường bất động sản đã có một thị trường ngầm gắn với các nhóm lợi ích, làm cho thị trường này phát triển không ổn định, đẩy tình trạng khan hiếm lên cao một cách giả tạo. Trong khi đó, người có thu nhập thấp không có tiền để mua nhà, ngay cả khi thực hiện chính sách ưu đãi đối tượng này.
- Sự khác biệt về con nợ trên thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư (cả sơ cấp và thứ cấp) trên thị trường bất động sản lại bị hạn chế bởi nguồn vốn tự có nên phát sinh nhu cầu huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư. Một kênh huy động vốn đầu tư được thực hiện qua con đường tín dụng NH. Do đó các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản là con nợ chứ không phải người dân có nhu cầu mua nhà là con nợ của NHTM như ở Mỹ. Khi đến thời hạn phải thanh toán cho NH, các chủ đầu tư-con nợ ở vào cảnh không có khả năng thanh toán (chủ yếu vì không bán được nhà đang ở mức giá cao ngất ngường), dẫn đến hình thành và phát triển các khoản nợ xấu.
Trong trường hợp này, các nhà đầu tư-đầu cơ trên thị trường bất động sản buộc phải hạ giá bán nhà để kích cầu, tạo nguồn vốn cần thiết để trả nợ NH. Như vậy là đã xuất hiện hai nghịch cảnh : (i) Người có nhu cầu mua nhà để ở được hưởng lợi do giá nhà bị hạ thấp. Thế nhưng tuy giá thấp nhưng vì thu nhập của người có nhu cầu thấp nên tuy giá có hạ nhưng vẫn cao hơn khả năng thanh toán nên thị trường vẫn có tình trạng ế ẩm, thể hiện qua những khu đô thị mới, những biệt thự đang bị bỏ hoang cả hàng chục năm,… (ii) Nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ của NH buộc phải chịu lỗ trong kinh doanh vì buộc phải hạ giá bán nhà nên là người gánh chịu thiệt hại làm cho bong bóng bất động sản có nguy cơ nổ vỡ.
- NHTM vẫn có khả năng thu hồi nợ xấu. Theo các điều khoản tương ứng của Luật dân sự, NHTM có quyền buộc các nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ phải phát mại tài sản của họ để trả nợ. Đó là sự khác biệt thứ ba giữa Việt nam và Mỹ, làm giảm khả năng vỡ nợ của NH, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoàng tài chính thế giới. Do đó lời kêu cứu, cảnh báo nguy cơ nổ vỡ bong bóng bất động sản xuất phát từ các nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ của NH vì họ đang lâm vào cảnh thâm hụt nguồn vốn. Thảm cảnh của họ bắt nguồn từ tham vọng đầu cơ trục lợi nên, sau một thời gian thu được những khoản lợi nhuận kếch xù, nay họ phải trả giá.
Từ sự thử phân tích mang tính chất định tính như ở trên, nên chỉ dừng lại ở “thử phân tích”, không có đủ căn cứ để dẫn đến những kết luận chính xác. Tuy nhiên, qua đó, vẫn này sinh sự cần thiết phải trả lời mấy câu hỏi sau chủ yếu sau đây :
- Sự nổ vỡ bong bóng trên thị trường bất động sản tại Việt nam có khả năng làm cho nền kinh tế nước ta lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính không?
- Sự nổ vỡ bong bóng bất động sản này gây thiệt hại đến tầng lớp nào là chính ?
- Có một thị trường ngầm về bất động sản, gắn với các nhóm lợi ích không ?
- Chính phủ có cần can thiệp hỗ trợ người bị thiệt hại đến mức nào ?
Bong bóng trên thị trường chứng khoán
Nhìn tổng quát lại thì:
Thị trường bất động sản của VN, quan hệ cung – cầu, con nợ, … có khác với tình hình của Mỹ và các nước phương tây. Tại VN, con nợ là các nhà đầu tư trên thị trường này nên các NHTM vẫn có khả năng thu hồi được vốn cho vay ở những mức độ nhất định nên không có khả năng dẫn đến khủng hoảng tài chính. Vẫn có một nền kinh tế ngầm, gắn với các nhóm lợi ích, gây những bất ổn trên thị trường bất động sản, chủ yếu qua các hoạt động đầu cơ, gây sự mất cân đối giả tạo về nguồn cung để đưa giá lên cao ngất ngưởng. Hậu quả là cầu có khả năng thanh toán ngày càng tụt xuống thấp nên dẫn đến tình trạng có nhiều khu đô thị mới, biệt thự mới bị bỏ hoang hàng chục năm. Sự ảm đạm của thị trường này buộc các nhà đầu cơ phải hạ giá bất động sản, đưa về sát giá trị, nên tuy nhà đầu tư có thiệt nhưng người có nhu cầu nhà ở được lợi.
Trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là trên thị trường sơ cấp), các đơn vị phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn cần thiết để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu các đơn vị này kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao thì giá trị các cổ phiếu được đảm bảo ở mức cao, thị trường khởi sắc. Mặt khác, trên thị trường này, chỉ có các nhà đầu tư là chủ yếu (trong đó có các DNNN, TĐKT và TCT NN) nên tuy số người tham gia có thể ít nhưng khi thị trường này ảm đạm, suy thoái thì, qua các nhà đầu tư, có khả năng có tác động dây chuyền đến các ngành kinh tế khác. Do đó để cho thị trường này không đỏ vỡ thì nhân tố quyết định là hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, đơn vị phát hành cổ phiếu phải có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Đồng thời vẫn có một nền kinh tế ngầm gắn với các nhóm lợi ích, gây những bất ổn trên thị trường này nên phải đấu tranh có hiệu quả chống nền kinh tế ngầm trên thị trường này..
Bong bóng trên thị trường bất động sản
Sự nổ vỡ bong bóng trên thị trường bất động sản, khởi đầu từ Mỹ, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái của nền kinh tế thế giới, kéo dài từ năm 2007 đến nay vẫn chưa kết thúc. Bong bóng trên thị trường này của VN và của Mỹ có sự khác nhau, chủ yếu là:
Tại Mỹ
Trên thị trường này, có sự mất cân đối giữa cung-cầu theo hướng cầu có khả năng thanh toán của người dân thấp nên cần có chính sách kích cầu đối với người dân qua thực hiện cơ chế tín dụng có thế chấp. Do đó, người dân trở thành con nợ của các NHTM. Phân hóa giàu nghèo ngày càng mở rộng đã hạn chế khả năng trả nợ của người dân, dẫn đến việc hình thành một khoản nợ xấu ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh đó, lạm phát tăng cao càng làm suy giảm khả năng trả nợ của người dân. Nạn đầu cơ về dầu mỏ là giọt nước làm tràn ly, dẫn đến tình trạng người dân-con nợ mất khả năng thanh toán, đưa các NHTM vào cảnh phải đối mặt với phá sản, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tại Việt nam
Thực trạng trên thị trường của VN có khác Mỹ trên mấy lĩnh vực chủ yếu:
Sự khác biệt về quan hệ cung-cầu. Tại Việt nam cung về nhà ở thấp hơn cầu của người dân. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư sơ cấp không đủ vốn tự có để thực hiện các dự án đầu tư xây nhà nên đã huy động vốn từ người có nhu cầu mua nhà bằng phương thức ứng góp một phần tiền mua nhà (coi như tiền đặt cọc). Trong thực tế, người có nhu cầu mua nhà để ở không có điều kiện xuất hiện trên kênh này nên người xuất hiện chủ yếu là các nhà đầu tư thứ cấp. Họ ứng góp tiền mua nhà để bán lại cho người có nhu cầu thực sự với giá cao hơn. Có thể nói những nhà đầu tư thứ cấp (và cả nhà đầu tư sơ cấp), về thực chất, là những nhà đầu cơ trên thị trường bất động sản và, qua đó, dẫn sự mất cân đối giả tạo về quan hệ cung cầu làm hình thành đến cơn sốt giá trên thị trường này, gắn với việc tạo một tình trạng giả tạo là cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá nhà tăng lên ngất ngưởng. Sự đội giá này làm cho cầu có khả năng thanh toán giảm sút nghiêm trọng, càng làm tăng sự mất cân đối cung-cầu về nhà ở. Từ đó có thể khẳng định là trên thị trường bất động sản đã có một thị trường ngầm gắn với các nhóm lợi ích, làm cho thị trường này phát triển không ổn định, đẩy tình trạng khan hiếm lên cao một cách giả tạo. Trong khi đó, người có thu nhập thấp không có tiền để mua nhà, ngay cả khi thực hiện chính sách ưu đãi đối tượng này.
- Sự khác biệt về con nợ trên thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư (cả sơ cấp và thứ cấp) trên thị trường bất động sản lại bị hạn chế bởi nguồn vốn tự có nên phát sinh nhu cầu huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư. Một kênh huy động vốn đầu tư được thực hiện qua con đường tín dụng NH. Do đó các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản là con nợ chứ không phải người dân có nhu cầu mua nhà là con nợ của NHTM như ở Mỹ. Khi đến thời hạn phải thanh toán cho NH, các chủ đầu tư-con nợ ở vào cảnh không có khả năng thanh toán (chủ yếu vì không bán được nhà đang ở mức giá cao ngất ngường), dẫn đến hình thành và phát triển các khoản nợ xấu.
Trong trường hợp này, các nhà đầu tư-đầu cơ trên thị trường bất động sản buộc phải hạ giá bán nhà để kích cầu, tạo nguồn vốn cần thiết để trả nợ NH. Như vậy là đã xuất hiện hai nghịch cảnh : (i) Người có nhu cầu mua nhà để ở được hưởng lợi do giá nhà bị hạ thấp. Thế nhưng tuy giá thấp nhưng vì thu nhập của người có nhu cầu thấp nên tuy giá có hạ nhưng vẫn cao hơn khả năng thanh toán nên thị trường vẫn có tình trạng ế ẩm, thể hiện qua những khu đô thị mới, những biệt thự đang bị bỏ hoang cả hàng chục năm,… (ii) Nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ của NH buộc phải chịu lỗ trong kinh doanh vì buộc phải hạ giá bán nhà nên là người gánh chịu thiệt hại làm cho bong bóng bất động sản có nguy cơ nổ vỡ.
- NHTM vẫn có khả năng thu hồi nợ xấu. Theo các điều khoản tương ứng của Luật dân sự, NHTM có quyền buộc các nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ phải phát mại tài sản của họ để trả nợ. Đó là sự khác biệt thứ ba giữa Việt nam và Mỹ, làm giảm khả năng vỡ nợ của NH, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoàng tài chính thế giới. Do đó lời kêu cứu, cảnh báo nguy cơ nổ vỡ bong bóng bất động sản xuất phát từ các nhà đầu tư-đầu cơ-con nợ của NH vì họ đang lâm vào cảnh thâm hụt nguồn vốn. Thảm cảnh của họ bắt nguồn từ tham vọng đầu cơ trục lợi nên, sau một thời gian thu được những khoản lợi nhuận kếch xù, nay họ phải trả giá.
Từ sự thử phân tích mang tính chất định tính như ở trên, nên chỉ dừng lại ở “thử phân tích”, không có đủ căn cứ để dẫn đến những kết luận chính xác. Tuy nhiên, qua đó, vẫn này sinh sự cần thiết phải trả lời mấy câu hỏi sau chủ yếu sau đây :
- Sự nổ vỡ bong bóng trên thị trường bất động sản tại Việt nam có khả năng làm cho nền kinh tế nước ta lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính không?
- Sự nổ vỡ bong bóng bất động sản này gây thiệt hại đến tầng lớp nào là chính ?
- Có một thị trường ngầm về bất động sản, gắn với các nhóm lợi ích không ?
- Chính phủ có cần can thiệp hỗ trợ người bị thiệt hại đến mức nào ?
Bong bóng trên thị trường chứng khoán
-Để nhận thức được đúng mức hơn bong bóng trên thị trường chứng khoán, tôi thử đối chiếu với cuộc đại khủng hoảng thế giới xẩy vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Theo đó thì:
Về thị trường chứng khoán của thập kỷ 30, thế kỷ XX. Tôi không có đầy đủ những thông tin cụ thể về cuộc khủng hoảng này nhưng, qua một số nguồn thông tin ít ỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tôi nắm bắt được có thể rút được một số nét chủ yếu sau đây:
- Trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng này là thời kỳ có thể nói là đại bộ phận dân mỹ lao vào mua chứng khoán với hy vọng kiếm được thêm một khoản thu nhập từ sự biến động giá cả của các chứng khoán. Do đó có thể nói là toàn dân tham gia vào thị trường chứng khoán.
- Về mối quan hệ giữa đơn vị phát hành cổ phiếu với giá cả của cổ phiếu. Khi phát hành, cổ phiếu có mệnh giá cụ thể ghi trên cổ phiếu. Thế nhưng có thể nói là sự biến động về giá cả của cổ phiếu trên TTCK hầu như không làm thay đổi khối lượng vốn đầu tư của đơn vị phát hành. Thế nhưng hiệu quả kinh doanh của đơn vị phát hành cổ phiếu lại có tác động đến giá trị của cổ phiếu. Nếu kinh doanh có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận cao thì cổ phiếu do đơn vị đó phát hành có giá trị hơn (và ngược lại nếu kinh doanh kém hiệu quả). Vì thế nên sự biến động giá cả của cổ phiếu trên thị trường được coi là một tín hiệu về tình hình kinh doanh của các đơn vị có cổ phiếu lưu thông trên thị trường. Thế nhưng do có hoạt động đầu cơ trục lợi của các nhóm lợi ích nên đã làm cho giá cả của cổ phiếu có những biến động tăng-giảm bất thường làm cho thị trường bị xáo động ở những mức độ khác nhau..
- Tôi không rõ vì sao thị trường chứng khoán lại xụp đổ dẫn đến cuộc đại khủng hoảng của thập kỷ 30 nhưng, khi điều đó xẩy ra, các cổ phiếu không còn giá trị gì nữa, trở thành những mảnh giấy lộn. Do đó không chỉ có những nhà tư bản đầu tư vào thị trường này mà cả người dân thường cũng lâm vào cảnh khốn quẫn, dẫn đến cuộc khủng hoảng với quy mô có thể nói là không tiền khoán hậu vì đụng chạm đến đại bộ phận dân cư. Khốn khổ nhất là người dân bình thường, tin tưởng vào khả năng sinh lời trên thị trường này, nên đã dốc hết khoản tiền tiết kiệm để mua cổ phiếu nên giờ đây hoàn toàn trắng tay.
Về thị trường chứng khoán của Việt nam. Có mấy điểm cần chú ý:
Thị trường chứng khoán Việt nam mới hình thành nên còn rất non trẻ. Thị trường này chia thành hai phân khúc. Thị trường sơ cấp. Tại thị trường này, các DN phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư phục vụ nhu cầu thực hiện tái sản xuất mở rộng. Do đó thị trường này là một thị trường hữu ích, cần thiết. Thị trường sơ cấp là thị trường mà tại đó, các cổ phiếu được các nhà đầu tư mua đi bán lại để tìm nguồn lợi từ sự chênh lệch giá của cố phiếu. So với mệnh giá phát hành của cố phiếu thì giá cả trên thị trường này cao hơn nhưng sự cao hơn này không phục vụ cho yêu cầu đầu tư để tái sản xuất mở rộng mà chỉ phục vụ việc tăng thu nhập của người đầu tư mua cổ phiếu. Tất nhiên là khi giá cổ phiếu trên thị trường sụt giảm thì nhà đầu tư này phải chịu thiệt hại. Do đầu tư vào thị trường thứ cấp không phải là đầu tư để tái sản xuất mở rộng nên đã xuất hiện những tiêu cực mang tính chất đầu cơ trục lợi của những nhóm lợi ích nhằm làm cho giá cổ phiếu trên thị trường bị biến động một cách không bình thường. TTCK VN cũng đã chứng kiến những bong bóng về giá cổ phiếu và cũng đã có nhiều nhà đầu tư giàu lên một cách nhanh chóng, trở thành các đại gia nhưng đồng thời cũng có những nhà đầu tư bị thiệt hại, thua đau.
Tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán VN, có thể nói là không có sự tham gia của đông đảo nhân dân như đã xẩy ra vào thời điểm của của cộc đại khủng hoảng. Qua cổ phần hóa một số DNNN theo mô hình chủ nghĩa tư bản nhân dân, đã hình thành ở Mỹ sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, người công nhân của DN cũng nắm trong tay một lượng cổ phiếu nhất định nhưng vì họ không phải là nhà đầu tư (lương danh nghĩa thấp hơn lương thực tế nên không có khả năng có tiền tiết kiệm để đầu tư mua cổ phiếu) nên, sau một thời gian nhất định, họ đã bán cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá mua để có được một khoản tiền nhất định. Do đó, lượng cổ phiếu này được tập trung vào tay một số nhà đầu tư nên có thể nói là trên thị trường chứng khoán của VN chỉ có các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp và, nhất là, trên thị trường thứ cấp nên những biến động trên thị trường này chỉ tác động đến các nhà đầu tư trên thị trường này chứ không tác động đến đại bộ phận nhân dân như đã từng xẩy ra tại cuộc Đại khủng hoàng của thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Tuy nhiên điều cần lưu ý là bản thân các NHTM (và nhiều DN khác), với danh nghĩa là kinh doanh đa ngành, cũng tham gia đầu tư vào thị trường nay bằng những hình thức và mức độ khác nhau. Do đó, tình hình ảm đạm, suy thoái trên thị trường chứng khoán sẽ có tác động dây chuyền đến các nhà đầu tư này nên phạm vi ảnh hưởng có thể lan rộng đến một mức độ nhất định.
Do đó, nếu thị trường chứng khoán tiêu điều vì giá cả của cổ phiếu hạ thấp, khối lượng giao dịch (chủ yếu là trên thị trường thứ cấp) giảm sút thì người chịu thiệt hại chỉ là những nhà đầu tư tham gia thị trường này và khi đó họ phát lời kêu gọi phải cứu lấy thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một tình huống khác là nếu các đơn vị phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp mà kinh doanh có hiệu quả thì sẽ làm cho giá trị của cổ phiếu tăng lên. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (cả trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp) đều có lợi, thị trường khởi sắc.
Từ sự phân tích ở trên, tuy mới dừng lại ở mức xem xét, phân tích về mặt định tính nhưng qua đó, vẫn có thể thấy cần phải trả lời mấy câu hỏi chính :
- Phải chăng thị trường chứng khoán chỉ có thể khởi sắc trên cơ sở các đơn vị phát hành cố phiếu kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao ? Ngược lại, có phải vì các đơn vị này kinh doanh kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu nên thị trường chứng khoán ảm đạm ? Vì thế nên phải chăng giải pháp cứu vãn tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán không phải là bơm tiền vào thị trường này ?
- Sự bất ổn định trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là trên thị trường thứ cấp) có phải bắt nguồn từ một nền kinh tế ngầm gắn với sự tồn tại của các nhóm lợi ích không?
- Sự bất ổn, ảm đạm của thị trường chứng khoán của Việt nam gây tác hại chủ yếu đến đối tượng nào, có khả năng dẫn đến khủng hoảng kinh tế không ?
...
Cũng như đối với các câu hỏi về thị trường bất động sản, tôi không có đủ khả năng tìm lời giải nên xin được để dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Về thị trường chứng khoán của thập kỷ 30, thế kỷ XX. Tôi không có đầy đủ những thông tin cụ thể về cuộc khủng hoảng này nhưng, qua một số nguồn thông tin ít ỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tôi nắm bắt được có thể rút được một số nét chủ yếu sau đây:
- Trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng này là thời kỳ có thể nói là đại bộ phận dân mỹ lao vào mua chứng khoán với hy vọng kiếm được thêm một khoản thu nhập từ sự biến động giá cả của các chứng khoán. Do đó có thể nói là toàn dân tham gia vào thị trường chứng khoán.
- Về mối quan hệ giữa đơn vị phát hành cổ phiếu với giá cả của cổ phiếu. Khi phát hành, cổ phiếu có mệnh giá cụ thể ghi trên cổ phiếu. Thế nhưng có thể nói là sự biến động về giá cả của cổ phiếu trên TTCK hầu như không làm thay đổi khối lượng vốn đầu tư của đơn vị phát hành. Thế nhưng hiệu quả kinh doanh của đơn vị phát hành cổ phiếu lại có tác động đến giá trị của cổ phiếu. Nếu kinh doanh có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận cao thì cổ phiếu do đơn vị đó phát hành có giá trị hơn (và ngược lại nếu kinh doanh kém hiệu quả). Vì thế nên sự biến động giá cả của cổ phiếu trên thị trường được coi là một tín hiệu về tình hình kinh doanh của các đơn vị có cổ phiếu lưu thông trên thị trường. Thế nhưng do có hoạt động đầu cơ trục lợi của các nhóm lợi ích nên đã làm cho giá cả của cổ phiếu có những biến động tăng-giảm bất thường làm cho thị trường bị xáo động ở những mức độ khác nhau..
- Tôi không rõ vì sao thị trường chứng khoán lại xụp đổ dẫn đến cuộc đại khủng hoảng của thập kỷ 30 nhưng, khi điều đó xẩy ra, các cổ phiếu không còn giá trị gì nữa, trở thành những mảnh giấy lộn. Do đó không chỉ có những nhà tư bản đầu tư vào thị trường này mà cả người dân thường cũng lâm vào cảnh khốn quẫn, dẫn đến cuộc khủng hoảng với quy mô có thể nói là không tiền khoán hậu vì đụng chạm đến đại bộ phận dân cư. Khốn khổ nhất là người dân bình thường, tin tưởng vào khả năng sinh lời trên thị trường này, nên đã dốc hết khoản tiền tiết kiệm để mua cổ phiếu nên giờ đây hoàn toàn trắng tay.
Về thị trường chứng khoán của Việt nam. Có mấy điểm cần chú ý:
Thị trường chứng khoán Việt nam mới hình thành nên còn rất non trẻ. Thị trường này chia thành hai phân khúc. Thị trường sơ cấp. Tại thị trường này, các DN phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư phục vụ nhu cầu thực hiện tái sản xuất mở rộng. Do đó thị trường này là một thị trường hữu ích, cần thiết. Thị trường sơ cấp là thị trường mà tại đó, các cổ phiếu được các nhà đầu tư mua đi bán lại để tìm nguồn lợi từ sự chênh lệch giá của cố phiếu. So với mệnh giá phát hành của cố phiếu thì giá cả trên thị trường này cao hơn nhưng sự cao hơn này không phục vụ cho yêu cầu đầu tư để tái sản xuất mở rộng mà chỉ phục vụ việc tăng thu nhập của người đầu tư mua cổ phiếu. Tất nhiên là khi giá cổ phiếu trên thị trường sụt giảm thì nhà đầu tư này phải chịu thiệt hại. Do đầu tư vào thị trường thứ cấp không phải là đầu tư để tái sản xuất mở rộng nên đã xuất hiện những tiêu cực mang tính chất đầu cơ trục lợi của những nhóm lợi ích nhằm làm cho giá cổ phiếu trên thị trường bị biến động một cách không bình thường. TTCK VN cũng đã chứng kiến những bong bóng về giá cổ phiếu và cũng đã có nhiều nhà đầu tư giàu lên một cách nhanh chóng, trở thành các đại gia nhưng đồng thời cũng có những nhà đầu tư bị thiệt hại, thua đau.
Tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán VN, có thể nói là không có sự tham gia của đông đảo nhân dân như đã xẩy ra vào thời điểm của của cộc đại khủng hoảng. Qua cổ phần hóa một số DNNN theo mô hình chủ nghĩa tư bản nhân dân, đã hình thành ở Mỹ sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, người công nhân của DN cũng nắm trong tay một lượng cổ phiếu nhất định nhưng vì họ không phải là nhà đầu tư (lương danh nghĩa thấp hơn lương thực tế nên không có khả năng có tiền tiết kiệm để đầu tư mua cổ phiếu) nên, sau một thời gian nhất định, họ đã bán cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá mua để có được một khoản tiền nhất định. Do đó, lượng cổ phiếu này được tập trung vào tay một số nhà đầu tư nên có thể nói là trên thị trường chứng khoán của VN chỉ có các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp và, nhất là, trên thị trường thứ cấp nên những biến động trên thị trường này chỉ tác động đến các nhà đầu tư trên thị trường này chứ không tác động đến đại bộ phận nhân dân như đã từng xẩy ra tại cuộc Đại khủng hoàng của thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Tuy nhiên điều cần lưu ý là bản thân các NHTM (và nhiều DN khác), với danh nghĩa là kinh doanh đa ngành, cũng tham gia đầu tư vào thị trường nay bằng những hình thức và mức độ khác nhau. Do đó, tình hình ảm đạm, suy thoái trên thị trường chứng khoán sẽ có tác động dây chuyền đến các nhà đầu tư này nên phạm vi ảnh hưởng có thể lan rộng đến một mức độ nhất định.
Do đó, nếu thị trường chứng khoán tiêu điều vì giá cả của cổ phiếu hạ thấp, khối lượng giao dịch (chủ yếu là trên thị trường thứ cấp) giảm sút thì người chịu thiệt hại chỉ là những nhà đầu tư tham gia thị trường này và khi đó họ phát lời kêu gọi phải cứu lấy thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một tình huống khác là nếu các đơn vị phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp mà kinh doanh có hiệu quả thì sẽ làm cho giá trị của cổ phiếu tăng lên. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (cả trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp) đều có lợi, thị trường khởi sắc.
Từ sự phân tích ở trên, tuy mới dừng lại ở mức xem xét, phân tích về mặt định tính nhưng qua đó, vẫn có thể thấy cần phải trả lời mấy câu hỏi chính :
- Phải chăng thị trường chứng khoán chỉ có thể khởi sắc trên cơ sở các đơn vị phát hành cố phiếu kinh doanh có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao ? Ngược lại, có phải vì các đơn vị này kinh doanh kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu nên thị trường chứng khoán ảm đạm ? Vì thế nên phải chăng giải pháp cứu vãn tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán không phải là bơm tiền vào thị trường này ?
- Sự bất ổn định trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là trên thị trường thứ cấp) có phải bắt nguồn từ một nền kinh tế ngầm gắn với sự tồn tại của các nhóm lợi ích không?
- Sự bất ổn, ảm đạm của thị trường chứng khoán của Việt nam gây tác hại chủ yếu đến đối tượng nào, có khả năng dẫn đến khủng hoảng kinh tế không ?
...
Cũng như đối với các câu hỏi về thị trường bất động sản, tôi không có đủ khả năng tìm lời giải nên xin được để dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.
(Tamnhin.net) - Chênh lệnh thu nhập và mất cân đối tài chính gia tăng trong 10 năm tới là hai rủi ro...
Giải pháp của mọi giải pháp là phải minh bạch
Châu Âu phê phán S&P sau việc hạ điểm - (BBC)-Quan chức kinh tế hàng đầu của EU phê phán việc S&P hạ điểm tín dụng chín nước khu vực đồng euro.
Theo tin của Tân Hoa Xã, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình và Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam Victoria Kwakwa hôm thứ 5 đã ký kết các văn kiện cho vay tại Hà Nội.
Theo thỏa thuận này, Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay 613 triệu đô la để sử dụng cho dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Đà Nẵng, 210 triệu đô la cho dự án phát triển thành phố hạng trung, và 150 triệu đô la tín dụng giảm nghèo.
Bà Kwakwa cho báo chí biết rằng đây là lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới tài trợ cho một dự án xây đường cao tốc ở Việt Nam. Bà nói thêm rằng diễn tiến này đánh dấu sự thừa nhận là Việt Nam cần có những cơ sở hạ tầng hiện đại trong lúc giải quyết những thách thức của một nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Theo tin của hãng Reuters, tháng 12 vừa qua các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam 7,4 tỉ đô la viện trợ phát triển chính thức, tức ODA, trong năm 2012, giảm 6,5% so với khoản cam kết 7,9 tỉ đô la trong năm 2011.
Nguồn: Reuters, Xinhua
Theo thỏa thuận này, Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay 613 triệu đô la để sử dụng cho dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Đà Nẵng, 210 triệu đô la cho dự án phát triển thành phố hạng trung, và 150 triệu đô la tín dụng giảm nghèo.
Bà Kwakwa cho báo chí biết rằng đây là lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới tài trợ cho một dự án xây đường cao tốc ở Việt Nam. Bà nói thêm rằng diễn tiến này đánh dấu sự thừa nhận là Việt Nam cần có những cơ sở hạ tầng hiện đại trong lúc giải quyết những thách thức của một nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Theo tin của hãng Reuters, tháng 12 vừa qua các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam 7,4 tỉ đô la viện trợ phát triển chính thức, tức ODA, trong năm 2012, giảm 6,5% so với khoản cam kết 7,9 tỉ đô la trong năm 2011.
Nguồn: Reuters, Xinhua
-Giảm lãi suất cho vay: Món nợ của Ngân hàng Nhà nước?
-
Bộ trưởng Huệ: "May mà giá xăng dầu không tăng" (GDVN) -“May mà giá xăng dầu không tăng thật, chứ nếu tăng thì chắc tôi cũng bị phiền phức”.
-Mướt mồ hôi đòi nợ DN bất động sản
-Doanh nghiệp Việt muốn “cưới vợ” phải tự “cầu hôn” (tvn 11/01/2012 )
-Bộ Công Thương yêu cầu bán xăng đạt chuẩn
SGTT.VN 13.01.2012- Ngay cả trước khi khủng hoảng đồng euro xảy ra, người ta đã lo ngại về quả bom lương hưu ở châu Âu sẽ phát nổ.
Sino-Forest avoids default after debt waiver (Financial Times)-Bondholders agree to give scandal-hit Chinese group more time to avoid bankruptcy--Nếu Trung Quốc sụp đổ sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế kỷ lục (Tamnhin.net) - Nhà phân tích hàng đầu của City of London cho hay, 12 tháng tới sẽ là khoảng thời gian "đau đớn và thất vọng” nếu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.-----