Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

“Đảng viên hư trước, làng nước hư theo!”

-“Đảng viên hư trước, làng nước hư theo!”-Trong hôm khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tư (khóa XI), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ do sự sa sút phẩm chất chính trị và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên từ Trung ương tới cơ sở; trong khi hàng triệu nhân dân, đảng viên đang nỗ lực xây dựng đất nước.
Điều này nhân dân đã biết từ lâu. Chưa bao giờ thấy nhiều hiện tượng trái với đạo lí dân tộc như trong những năm gần đây: Cha giết con, chồng chém vợ, thầy giáo bị học trò làm hại, gia đình bệnh nhân đánh thầy thuốc, nông dân bị chiếm đất ồ ạt đi khiếu kiện, cán bộ tỉnh đánh bạc mỗi ván ăn thua tới 5 tỉ đồng, tội phạm vị thành niên ngày càng tăng. Sự dối trá tràn lan. Chạy chức chạy quyền, cúng bái cầu tài cầu lộc, mê tín dị đoan tràn ngập…
Trách nhiệm thuộc về ai? Thuộc về sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Chính phủ, các cấp từ Trung ương tới cơ sở.

Bản Di chúc năm 1969 của Bác Hồ, đã nhấn mạnh điều quyết định là Đảng cầm quyền phải thực sự trong sạch. Sau hơn 40 năm, mặc dầu chúng ta có phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhưng còn hình thức.
Khi Đảng còn nhiều uy tín trong xã hội, dân ta đã có câu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Và nhiều thanh niên hăng hái phấn đấu vào Đảng.
Đến nay thì ngược lại, một số người trung thực đã quyết định không vào Đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt Đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo Đảng nữa. Thế là Đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn, thật nguy to!
Nạn tham nhũng có bè cánh tràn lan là nỗi buồn, nỗi lo và sự tức giận của mọi người. Người ta đồn mỗi chức vụ trong Đảng, trong chính quyền đều có giá bằng tiền cả! Thế thì Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ đã làm được những gì? Đến mỗi xin cho con vào học lớp mầm non cũng phải khổ sở chạy chọt!
Mỗi ngày hơn 30 công dân Việt Nam chết vì tai nạn giao thông! Ra đường sẵn sàng đón thương vong như ra trận! Tình hình không thể để kéo dài mãi như thế này!
Tôi cùng nhân dân mong và tin rằng, như lời nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí trong Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội, mỗi người sẽ trung thực tự kiểm điểm mình và báo cáo trách nhiệm trước nhân dân. Đây là yêu cầu cao và cấp bách về sự gương mẫu của đảng viên là cán bộ lãnh đạo, từ Trung ương đến cơ sở.
Đảng ta đã nói thì phải làm. Làm cụ thể, thiết thực, từng việc một, từng bước một, làm triệt để và phải có hiệu quả. Cần xử lí nghiêm các cá nhân và tổ chức sai phạm.
Để chuộc lại uy tín của Đảng, đem lại lòng tin cho nhân dân, làm sống lại hình ảnh “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, cần mở rộng dân chủ hơn nữa từ trong Đảng ra ngoài. Nếu có được lòng tin rộng mở của Đảng thì mỗi người dân sẽ vì điều tốt lành mà thành thực phát biểu ý kiến của mình. Khi đó ý Đảng sẽ hoàn toàn hợp với lòng dân. Dân sẽ thực sự làm chủ. Và không có khó khăn nào ta không thể vượt qua

Vũ Tú Nam



Nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ:  Cơ chế đang tạo kẽ hở tham nhũng (TP).


-Tham nhũng từ cái nhìn khoa học (CAND). Việt Nam xếp thứ 112/183 nước, .Thu hồi trên 3.000 tỉ đồng qua điều tra án kinh tế (TT).- Huỳnh Thế Du: Lựa chọn tập thể (TBKTSG).


-Phim tài liệu : Đi tìm công lý (Dân Làm Báo)


 http://www.youtube.com/watch?v=_14Wi_s7Dfc&feature=player_embedded

-Đầu Năm Rồng, Tản Mạn Về Hai Chữ Tham Nhũng… (bauxitevn)
Hai chữ “tham nhũng” được dịch là “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của” theo Từ Điển Tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ Học ở Hà Nội xuất bản năm 1992.
Chữ “tham” thì chúng ta thường nghe nói đến và chúng ta phần lớn đều biết nghĩa chữ này. Trong năm nguyên nhân đưa đến cái khổ theo triết lý nhà Phật, tham đứng đầu. Trong văn chương bình dân Việt Nam, chữ tham thường đi với những chữ khác như tham lam, tham ăn, tham quyền cố vị, tham thực cực thân, tham ái v.v…
Còn chữ “nhũng” thì it khi chúng ta nghe hay dùng đến. Người Việt sinh trưởng và lớn lên ở miền Bắc VN hay nói “nhũng nha nhũng nhẵng” để nói về tính tình dằng dai không dứt khoát. Ngoài ra có chữ “nhũng nhiễu” tức là quấy rầy đòi hỏi hạch sách như trường hợp các vị quan cầm quyền “nhũng nhiễu” dân.
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư của Wikipedia trên mạng thì Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (MBQT, Transparency International – TI) định nghĩa tham nhũng là “hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Tổ chức MBQT có làm một cuộc thăm dò tình trạng tham nhũng trong 159 nước và công bố kết quả đầu tiên năm 2005 theo đó cho thấy gần 70% các nước được thăm dò có tính trạng tham nhũng nghiêm trọng. Một kết quả đáng buồn. Và lại buồn hơn khi thấy nước Việt Nam yêu quý của chúng ta nằm trong số 60 quốc gia cuối bảng.
Hai câu hỏi đi qua đầu tôi khi viết đến đây nhưng tôi sẽ đợi một dịp khác để bàn về hai câu hỏi này, đó là : (1) nguồn gốc của tham nhũng, và (2) biện pháp chống tham nhũng. Trở lại kết quả thăm dò của MBQT, chúng ta nhận thấy là đại đa số các nước nghèo là những nước có tình trạng tham nhũng kinh hoàng nhất. Các bạn chắc chưa quên tên những chính trị gia tham nhũng nhất thế giới trong thập niên 90 như các ông cựu tổng thống Mobutu Sese Seko của Cộng Hoà Dân Chủ Congo (biển thủ từ 5 đến 8 tỉ đô la US), Suharto của Indonesia (tài sản bằng nửa tổng sản phẩm quốc nội), Ferdinand Marcos của Phi Luật Tân (biển thủ 100 tỉ đô la US), Alberto Fujimori của Peru (biển thủ hàng trăm triệu đô la US) …
Thật ra thì tôi không phải là một nhà nghiên cứu về vấn đề tham nhũng. Sở dĩ vấn đề này đập vào mắt tôi là vì lúc đó tôi đang sống ở Cameroun và ở đây nhà nước đang có chiến dịch truy lùng những viên chức cao cấp dính liếu đến những vụ tham nhũng trầm trọng (chiến dịch mang tên Opération Épervier hay dịch nôm na là chiến dịch Chim Bồ Cắt). Không đi vào tính cách chính trị của sự truy lùng này, cảnh sát quốc gia nước Cameroun đã khởi tố, xét xử và lên án hai tổng thư ký Phủ Tổng Thống, bốn vị bộ trưởng và 10 ông giám đốc các ngành, trong đó có cựu đại sứ Cameroun ở Washington DC (USA). Trong vòng 10 năm, kết quả chiến dịch Chim Bồ Cắt cho thấy qua 14 vụ khởi tố, các viên chức cao cấp này đã biển thủ cả thảy 215 tỉ đồng FCFA (= 215,000,000,000 FCFA) (1 USD = 500 FCFA), một số tiền vô cùng lớn nếu chúng ta so lương tháng của một giáo viên ở đây là khoảng từ 50,000 FCFA đến 100,000 FCFA một tháng. Đa số những viên chức cao cấp này đều lãnh những án tù khá đích đáng (từ 10 năm đến 15 năm tù giam cho những vị nào biển thủ dưới 100 triệu và cao nhất là 40 năm tù cho ông giám đốc nhà băng Crédit Foncier du Cameroun, biển thủ 9 tỉ quan FCFA). Hiện tại vẫn còn nhiều vụ chưa được xét xử xong. Và trong những người đang bị truy lùng và chưa bắt được có ông Bộ Trưởng Bộ Công Chánh, biển thủ 7 tỉ quan CFA. Các bạn nào muốn biết tường tận hơn về những vụ án tham nhũng nghiêm trọng của xứ Cameroun có thể tìm đọc tờ báo Jeune Afrique số 2553, xuất bản ngày 13 tháng 12 năm 2009.
Khi đọc những hàng chữ trong tờ Jeune Afrique, tôi cảm thấy tức tức những “ông lớn” xứ này sao có thể nhẫn tâm đến như vậy và đồng thời tôi cũng thấy thương xót người dân nghèo và lam lũ xứ Cameroun. Tôi nói đến sự nghèo đói lam lũ ở Cameroun là tôi nói có sách mách có chứng. Tức là tôi đã nhìn thấy tận mắt khi được dịp đi sâu vào đời sống người dân ở đây qua những việc làm từ thiện mà nhóm chúng tôi (hội những người phối ngẫu ngoại quốc có vợ hay chồng làm việc ở xứ này) đã và đang thực hiện.
Sau bài báo đăng trên Jeune Afrique đó tôi mới tự đặt câu hỏi : thế thì Việt Nam mình thì sao ? Và tôi xin kể sơ ở đây những gì tôi đọc được.
Trước tiên, xin quý vị nghe ông Tổng Thanh Tra Chính Phủ của nước CHXHCN Việt Nam, Trần Văn Truyền, một quan chức hàng đầu về chống tham nhũng, phát biểu trong một cuộc họp báo ở Hà Nội : “…Việt Nam coi việc chống tham nhũng là quốc sách, là sự nghiệp quan trọng liên quan đến sự sống còn của chế độ. Việt Nam đã cam kết và sẽ thực hiện đầy đủ các công việc mà Công Ước Liên Hiệp Quốc đã đề ra…” (ghi chú : Việt Nam đã cùng đại diện 95 quốc gia khác ký Công Ước này tại Đại Hội Đồng LHQ ngày 11/12/2003).
Một điều tôi phải nói ngay là mặc dù nhà nước Việt Nam (VN) từng tuyên bố rằng việc chống tham nhũng là mục tiêu hàng đầu, những vụ tham nhũng đầy tai tiếng trong 9 năm gần đây nhất cho thấy nhà cầm quyền VN không đủ quyết tâm để giải quyết tệ nạn này. Một số dư luận cho là công cuộc chống tham nhũng có thể đạt hiệu quả hơn nếu luật pháp VN minh bạch, và nhất là nếu người tố cáo được bảo vệ, và đặc biệt là các thông tin liên quan đến việc chi tiêu của các cơ quan công quyền phải được thanh tra và công bố rộng rãi.
Gần đây dư luận trong và nhất là ngoài nước đã vô cùng thất vọng trước lời tuyên bố của cựu Chủ Tịch nước VN Nguyễn Minh Triết (NMT) trong bài diễn văn ông đọc trước hơn 800 đại biểu Việt kiều họp tại Hà Nội đầu năm 2010 và tôi xin trích nguyên văn lời nói của cựu Chủ Tịch NMT sau đây để chúng ta cùng suy ngẫm : “…Chúng ta từ một nước trong chiến tranh, chưa có những cái kinh nghiệm trong quản lý, và ở nước người ta đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt chẽ. Còn ở Việt Nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham, cái người thủ quỹ cứ giữ tiền khư khư, ở quỹ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút, mượn không thấy ai đòi hết, thì em mượn thêm. Chứ không phải người Việt Nam tham nhũng nhứt thế giới, không phải vậy! Cho nên tui đề nghị quí vị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này, rồi nhìn về Việt Nam cũng đừng có hốt hoảng, cứ nghĩ rằng trong nước mình tiêu cực quá... Mấy hồi sao mấy ổng oánh giặc sao giỏi thế ? Mà bây giờ ổng tiêu cực thế... Đây là quy luật muôn đời. Con người ta, trong mỗi người, ai cũng có hỉ, nộ, ái, ố hết chơn. Chúng ta là con một nhà, là con Lạc, cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra, trên thế giới này ít nơi nào có cái đó lắm..." (Hết trích).
Một vị Chủ Tịch nước mà phát biểu như vậy về tham nhũng. Tôi thấy không còn chỗ nào để nói.
Và đây là tình hình VN về tham nhũng : theo báo cáo chính thức của Ban Chỉ Đạo Trung Ương về phòng chống tham nhũng, năm 2007, cả nước phát hiện 584 vụ với gần 1300 người có hành vi tham nhũng, gây thiệt hại hơn 860 tỉ đồng VN (= 860,000,000,000 đồng) (1 USD = khoảng 20,000 đồng VN). Trong 584 vụ này, nhà nước chỉ mới đưa ra xét xử 360 vụ. Việc xử lý các vụ tham nhũng tăng dần mỗi năm và tập trung nhiều ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Long An v.v…
Gần đây nhất, Thanh Tra Chính Phủ báo cáo Thủ Tướng kết quả 10 vụ với một giá trị sai phạm tổng cộng là gần 360 tỉ đồng VN. Những vụ được lên báo trong và ngoài nước rầm rộ nhất là :
+ Vụ PMU 18 : câu chuyện PMU 18, tổng giám đốc cá độ bóng đá nhiều triệu đô la Bùi Tiến Dũng, là cái nhọt tham nhủng mưng mủ lâu ngày trong hệ thống chính quyền VN đã vỡ ra. Cái tên PMU được viết tắt từ tiếng Anh (Project Management Unit, tức là ban quản lý các dự án 18 thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải (BGTVT)). PMU 18 này là một ban quan trọng bậc nhất của BGTVT, quản lý hàng trăm triệu đô la Mỹ. Theo báo Tuổi Trẻ, PMU 18 đã làm thất thoát cả trăm tỉ đồng VN qua các dự án nâng cấp quốc lộ và xây dựng cầu đường. Dân chúng vô cùng xôn xao khi nghe tin ông TGĐ Bùi Tiến Dũng (BTD) mang 7 triệu đô đi đánh bạc, số tiền này lấy từ tiền đi vay nước ngoài để xây dựng cầu đường. Khi bị bắt để chờ ngày xét xử, ông BTD lại còn dùng khoảng 1 tỉ đồng VN đi hối lộ các cơ quan điều tra để chạy án ! Theo báo VNNet, BGTVT đã quyết định đình chỉ nhiều chức trách quan trọng mà thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đang nắm giữ. Cho đến nay vụ PMU 18 có 5 nhân vật bị khởi tố và lãnh án : Bùi Tiến Dũng (16 năm tù), Vũ Mạnh Tuyên (9 năm tù), Lê Thị Thanh Hoà (36 tháng tù treo), Nguyễn Thanh Sơn (2 năm tù treo), Bùi Thu Hạnh (14 tháng 5 ngày tù treo).
+ Vụ PCI Nhật hối lộ PMU Việt Nam : năm 2008, ông Huỳnh Ngọc Sỹ, giám đốc ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây, bị bắt. Báo chí Nhật tố giác ông ăn hối lộ 820,000 đô la US từ công ty tư vấn Nhật PCI (Pacific Consultants International). Công tố viện Nhật khẳng định PCI đã cam kết đưa ông Sỹ tổng cộng 2.6 triệu USD. Vụ xử ông Huỳnh Ngọc Sỹ vẫn còn tiếp tục.
+ Vụ nhân viên sứ quán VN ở Nam Phi buôn lậu sừng tê giác : dư luận trong nước chắc cảm thấy nhục nhã cho ngành ngoại giao VN ? Bản tin của đài trưyền hình Nam Phi SABC phát hình đoạn băng cảnh nhân viên Sứ Quán VN tại thủ đô Pretoria đang giao dịch mua bán sừng tê giác với một tay buôn lậu ngay trước cửa sứ quán. Trước chứng cớ rõ ràng, đại sứ VN Trần Duy Thái phải xác nhận người xuất hiện trong đoạn băng chính là bà Bí Thư thứ nhất Vũ Mộc Anh.
+ Vụ mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện tỉnh và các thành phố trên toàn quốc do nhà buôn (và cũng được báo chí trong nước gọi là là trùm lừa đảo) Nguyễn Lâm Thái (NLT) cầm đầu. NLT đã hối lộ hơn 1 tỉ đồng cho giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng của cả thảy 9 bưu điện lớn ở Việt Nam.
+ Vụ Vietnam Airlines bao cho con một số lãnh đạo bộ ngành đi du học không đủ tiêu chuẩn. Một cách hối lộ để xin đặc quyền khai thác các đường bay trong và ngoài nước.
Vụ tham nhũng ở Hóc Môn tháng 08 năm 2009 : Toà Án Nhân Dân thành phố Sài Gòn đã xét xử hai vụ án tham nhũng liên quan đến Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Nguyễn Văn Khoẻ. Ngoài 10 bị cáo truy tố về các tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Hội Đồng Xét Xử (HĐXX) còn triệu tập khoảng 60 cá nhân, đơn vị có liên quan đến vụ án. Theo cáo trạng, để xin được dự án khu dân cư và công nghiệp sạch với diện tích hơn 6,9 ha tại ấp 6, xã Đông Thạnh, Hóc Môn, vợ chồng ông bà Hà - Hòa với pháp nhân là Công ty Thành Phát, kết thân với Trần Văn Tè (lúc đó là Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh), Dương Minh Trung (lúc đó là trưởng phòng tài chính, kế hoạch và đầu tư huyện Hóc Môn) và ông Nguyễn Văn Khỏe, lúc đó là Chủ tịch UBND huyện. Trong quá trình thực hiện dự án này, Công ty Thành Phát đã đưa hối lộ tổng cộng hơn 2,2 tỉ đồng; đồng thời tặng quà, cho mượn tiền tổng cộng nhiều tỉ đồng.
+ Vụ tham nhũng đất đai lớn nhất tại Sơn La: đây là vụ tham nhũng đất đai lớn nhất từ trước đến nay ở Sơn La. Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện các dự án nâng cấp quốc lộ 6 thuộc địa bàn thành phố Sơn La, từ năm 2002 đến năm 2005, các bị cáo thực hiện việc kiểm kê, áp giá đền bù không đúng quy định. Tám bị cáo đều là cán bộ công chức nhà nước, đều am hiểu pháp luật, nhưng do vụ lợi cá nhân, đã làm trái các quy định, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước gần 4,3 tỷ đồng. Toà án nhân dân tỉnh Sơn La tuyên phạt các bị cáo như sau: Nguyễn Văn Huấn, nguyên trưởng phòng quản lý đô thị, thị xã Sơn La (nay là thành phố Sơn La) 8 năm tù giam, với tội danh: "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; Nguyễn Văn Kế, cán bộ phòng quản lý đô thị thành phố Sơn La: 3 năm tù giam; Đặng Thị Nga, cán bộ phòng tài chính kế hoạch thành phố Sơn La: 3 năm tù cho hưởng án treo; Nguyễn Hữu Minh, chuyên viên phòng tài nguyên môi trường thành phố Sơn La: 1 năm tù giam; Đỗ Văn Chính, cán bộ ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông, sở giao thông vận tải Sơn La: 4 năm tù giam; Lê Bá Văn cán bộ trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trường, sở tài nguyên môi trường: 3 năm tù giam; Phạm Xuân Diệp, cán bộ ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Sơn La: 30 tháng tù giam; Ngô Ngọc Thu, nguyên tiểu khu trưởng tiểu khu 4, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La: 18 tháng tù treo.
+ Vụ cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng mang hàng chục mảnh đất giá trị tiền tỉ đi chia chác : những người khiếu nại, tố cáo thì bị trù dập, khai trừ khỏi Đảng. Lên tới đỉnh điểm của sự hài hước là bản án sơ thẩm được tuyên với 50,000 đồng tiền án phí cho các bị cáo và hình thức nặng nhất là cảnh cáo. Dân chúg hy vọng là mục đích của sự can thiệp của một số lãnh đạo ở Hải Phòng sẽ được làm sáng tỏ trong thời gian tới, nhất là sau vụ cưỡng chế đất đai mới đây tại Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng).
+ Vụ nhà công vụ biến thành nhà tư : do báo chí phát hiện, điều tra và đưa ra công luận đã khiến dư luận cả nước quan tâm. Vấn đề này được đưa lên bàn nghị sự của nhà nước. Ông Hoàng Văn Nghiên, ông Phan Văn Vượng không được TP Hà Nội bán cho 2 biệt thự mà 2 ông đang thuê ở; ông Lê Đức Thúy - Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã phải trả lại nhà số 6 Lý Thái Tổ (Hà Nội) mua sai quy định.
+ Vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi : cùng dự án Rusalk, ông Nguyễn Đức Chi đã “thu gọn” diện tích 32 ha đất của tỉnh Khánh Hoà. Vụ này vẫn còn trong vòng xét xử.
Vụ cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN bị tố cáo nhận hối lộ trên báo phương Tây : Vụ hối lộ này đã được chính quyền Úc điều tra từ 20 tháng nay, và theo nhật báo Anh Financial Times gần đây, thì một người thân cận với giới điều tra đã cho biết rằng Securency bị cho là đã hối lộ ông Lê Đức Thúy, bằng cách trả hàng chục ngàn đô la tiền học phí cho con trai của ông ở nước ngoài. Ông Lê Đức Thúy là người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007, trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia, một chức vụ mà ông hình như vẫn giữ đến ngày nay.
+ Những vụ tham nhũng đang được điều tra từ năm 2011: báo trong nước cho hay là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, gồm các vụ tham nhũng lớn như : Vinashin; vụ Nguyễn Anh Tuấn thuộc Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vụ bà Ba Sương với Nông trường Sông Hậu; vụ Công ty xăng dầu hàng không; vụ Công ty Vinaconex 10 - Ðà Nẵng; vụ ông Ðinh Ðức Phiếu ở Ninh Bình; vụ Trần Văn Khánh, Tổng Công ty vật tư nông nghiệp; vụ Tổng Công ty Rượu-Bia-nước giải khát Sài Gòn; vụ Huỳnh Ngọc Sỹ ở TP Hồ Chí Minh; vụ án Trần Văn Thanh ở Ðà Nẵng; vụ in tiền pô-li-me và ông Lê Đức Thúy.
+Vụ tham nhũng đất lớn nhất ở Nghệ An : Cáo trạng của VKSND tỉnh đã phanh phui việc cấp đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai quy định. Đồng thời, VKSND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan quản lý cán bộ kiểm điểm nghiêm túc đối với những hành vi sai phạm của họ.
Trong số 10 bị cáo đứng trước vành móng ngựa, có 4 đối tượng bị phạt tù giam giữ có thời hạn gồm: Nguyễn Công Hoàng (SN 1962, nguyên Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc) 36 tháng tù giam; Nguyễn Trung Sơn (1966, nguyên cán bộ địa chính xã Hưng Lộc) 42 tháng tù giam; Nguyễn Hồng Thái (1961, nguyên chủ tịch xã Vinh Tân) 30 tháng tù giam, Trần Phong Thuận (1969, nguyên cán bộ địa chính xã Vinh Tân) 24 tháng tù giam. Sáu đối tượng còn lại được hưởng án treo gồm: Lê Văn Thìn (1952, nguyên chủ tịch xã Vinh Tân) lãnh án 24 tháng tù giam, Nguyễn Đình Lương (1942, nguyên cán bộ địa chính xã Vinh Tân) 18 tháng, Đặng Minh Thao (1953, nguyên cán bộ phòng tài nguyên môi trường TP Vinh) 15 tháng, Nguyễn Trọng Giá (1953, nguyên cán bộ UBND TP Vinh) 18 tháng, Đinh Xuân Bình (1958, nguyên Trưởng phòng TNMT TP Vinh) 12 tháng; Cao Tám Thơm (1975, cán bộ Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An) 9 tháng.
Ngoài ra còn nhiều vụ đang lên báo những ngày gần đây là vụ cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) và những vụ án tham nhũng trong ngành giáo dục do bà Lê Hiền Đức (từ Hà Nội) đã phanh phui và lên tiếng.
Nhìn chung thì chúng ta thấy phần lớn những người bị buộc tội tham nhũng là những nhân viên, quan chức có quyền lực trong tay. Đó là những người đang nắm giữ những chức quan trọng trong các ngành hoặc các dự án, trong chính phủ hoặc thuộc về tư nhân. Từ những dữ kiện này, chúng ta có thể nhận thấy và kê ra vài mẫu số chung :
Một mẫu số chung thứ nhất là phần lớn những người nắm giữ những chức năng quan trọng này phải là những đảng viên của Đảng Cộng Sản VN có tuổi đảng cao hoặc có công trạng và thành tích cách mạng. Khi lên nắm giữ những chức này, họ lại được cho phép nắm giữ quyền quản lý những số tiền (quỹ chi tiêu) rất lớn.
Mẫu số chung thứ hai là những người tham nhũng này thường cùng nằm chung chỗ và họp thành nhóm, nghĩa là có một sự thông đồng từ trên xuống dưới trong cùng một tổ chức hay cùng một tập đoàn. Tức là ít khi họ dám lạm quyền một mình mà ngược lại họ thường hùa với nhau thành một nhóm để cùng chia chác vơ vét.
Mẫu số chung thứ ba là phần lớn những vụ tham nhũng thường là những vụ cướp đất đai để chia chác và thường xảy ra ở nhiều vùng địa phương trong đó các quan chức địa phương huyện và xã của các Ủy Ban Nhân Dân nắm quyền sinh sát trong tay.
Mẫu số chung thứ tư là luật pháp VN không được chặt chẽ, thống nhất và nghiêm minh. Thời gian phạt tù quá nhẹ và thay đổi tùy vùng xử án.
Mẫu số chung thứ năm là có vẻ (tôi không dám quả quyết) các quan chức VN coi Trời bằng vung. Hầu hết ai có quyền chức và nắm giữ những số tiền chi tiêu lớn đều có máu tham. Thành ra vì lá nhiều và không xịt thuốc sâu, sâu cứ bò ra khắp nơi trên cây và thi nhau tha hồ ăn lá và mạnh ai nấy ăn, một tình trạng tham nhũng trầm trọng đang lan rộng trong các ngành khắp nơi trong nước.
Nguyễn Duy Vinh, TS ngành Cơ Khí Động Học hiện đang làm việc ở Phi Châu



TỪ SỰ KIỆN TIÊN LÃNG, NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM- 


Là nhớ lại và suy ngẫm về sự kiện Thái Bình 15 năm trước, 1997. Vâng, đúng 15 năm ! Bao nhiêu nước chảy qua cầu !
Có lẽ trước khi sự kiện Thái Bình bùng nổ, ít ai nghĩ rằng tại nơi đây, quê hương của lá cờ đầu sản xuất nông nghiệp “ chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình ”, nơi đây cũng là lá cờ đầu của “ thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người ” trong kháng chiến, lá cờ đầu của hầu hết các hoạt động, từ sản xuất đến văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng đời sống mới… Thái Bình tự hào về người quê mình từng có mặt tại những điểm hẹn của lịch sử : bắt sống tướng De Castries tại Điện Biên Phủ tháng 7 năm 1954, cắm cờ trên Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30.4.1975, cũng là người Việt Nam “ chân dép lốp mà bay vào vũ trụ ”…
Ấy thế rồi những ngày cuối cùng của tháng 6 năm 1997 có tới 5 trên 7 huyện và thị của tỉnh gồm Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy có khiếu kiện tập thể của bà con nông dân về những vấn đề dân chủ và công bằng xã hội trong nông thôn. Không được tiếp nhận và giải quyết thỏa đáng, những sự biến xảy ra dồn dập hơn, mãnh liệt hơn, và có chiều hướng bạo lực từ cả hai phía : chính quyền và dân. Và rồi, sự xuất hiện của cảnh sát cơ động đã đặt các cuộc biểu tình ôn hòa và hợp thức vào tình thế bế tắc. Xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng. Sự kiềm chế và tính tổ chức ở những người biểu tình càng giảm sút thì các sự biến xã hội càng khó kiểm soát.
Một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội thực sự trong nhiều xã và huyện của nông thôn Thái Bình đã bùng nổ.
Trung ương đã thành lập Tổ công tác đặc biệt do đồng chí Phạm Thế Duyệt, Thường trực thường vụ Bộ Chính trị phụ trách về Thái Bình để kịp thời xử lý tình huống và đưa ra những quyết sách. Theo cách nhìn và phong cách làm việc của mình, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cùng với việc theo sát những nhận định và quyết sách của Tổ công tác trên, đã chỉ thị cho Tổ nghiên cứu Đổi mới [thường gọi tắt là Tổ tư vấn của Thủ tướng, sau này là Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ], cử một nhóm các nhà khoa học về một điểm nóng ở Quỳnh Phụ, từ góc nhìn xã hội học để đưa ra những nhận xét và kiến nghị về sự kiện Thái Bình. Viện trưởng Viện Xã hội học, thành viên của Tổ Nghiên cứu Đổi mới của Thủ tướng được trao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó.
Một nhóm về ở ngay trong lòng điểm nóng : xã An Ninh gồm 4 người do Viện trưởng Viện Xã hội học phụ trách. Một nhóm khác gồm ba cán bộ, do một Phó Viện trưởng phụ trách cùng hai cán bộ nghiên cứu, đều là người quê ở Thái Bình, đi theo tuyến rộng, dọc theo đường Hà Nam, Nam Ðịnh, qua Tiền Hải, vòng về thị xã, qua Ðông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Kiến Xương để tìm hiểu âm vang và độ nhiễm cảm của các sự kiện bạo động trong tỉnh. Một nhóm khác nũa xuất phát sau một tuần, đến huyện Thái Thụy nơi có điểm nóng Thái Thịnh để đo sự diễn biến sau sự kiện An Ninh và dư luận quần chúng về các giải pháp của chính quyền tỉnh đã áp dụng. Ðồng thời với các nhóm đi khảo sát tại Thái Bình, nhóm nghiên cứu về hộ kinh tế gia đình và địa vị của người phụ nữ tại Hải Hậu, Nam Ðịnh được trao nhiệm vụ kết hợp khảo sát thêm về chủ đề mà nhóm nghiên cứu ở Thái Bình đang tiến hành. Một nhóm nữa đang nghiên cứu tại 10 xã trong 3 tỉnh (Hà Nam, Nam Ðịnh, Ninh Bình) về đề tài biến động dân số cũng được trao nhiệm vụ thu thập thêm tư liệu về chủ đề như đã nghiên cứu ở Thái Bình.
Vì thế, bản báo cáo tổng kết sẽ đăng dưới đây là dựa trên các tư liệu thu thập được qua phỏng vấn sâu, quan sát trực tiếp, các văn bản của tỉnh, huyện, xã (băng ghi âm ghi lời người được hỏi và tập hồ sơ ghi lại nội dung đã thu vào băng) cùng với 8 báo cáo của các cán bộ đi khảo sát và sơ kết của nhóm khảo sát. Cũng do đó, báo cáo về “ Sự kiện Thái bình ” được hình thành trên cái nền nhận thức của những người nghiên cứu về nông thôn, đặc biệt là nông thôn vùng đồng bắng Sông Hồng.
Giờ đây, trước sự kiện Tiên Lãng vừa xảy ra mở đầu cho năm 2012 gây bức xúc trong dư luận, nhìn lại “ Sự kiện Thái Bình ” năm 1997 để suy ngẫm càng thấy rõ cái logic tất yếu của sự bùng nổ từ những nung nấu tiềm ẩn trong đời sống nông thôn và trong tâm trạng của người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng. Một điều tưởng như đã chìm vào trong quá khứ : mọi chính quyền nhà nước qua các biến thiên của lịch sử đều phải đối diện với nông dân, nông thôn, nông nghiệp ở một nước mà hệ văn minh lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa chi phối toàn bộ đời sống.
Từ tháng 8 năm 45, chúng ta cứ ngỡ là với nhà nước được mệnh danh là của dân, do dân và vì dân chắc sẽ không phải lo về sự đụng độ và đối đầu với cái biển nông dân mênh mông và mãnh liệt ấy. Sau bao nhiêu hy sinh xương máu, chiếc đòn gánh tre vẫn “ chín dạn hai vai ” [Nguyễn Du] người nông dân chân lấm tay bùn để góp phần to lớn vào sự nghiệp “ công nghiệp hóa và hiện đại hóa ” đất nước với gần 80 % dân số sống ở nông thôn. Thế nhưng những thành quả của Đổi Mới, của “ hiện đại hóa ” thì người đô thị hưởng phần lớn, bà con nông thôn chẳng được là bao. còn hệ lụy của “ công nghiệp hóa và đô thị hóa ” thì họ gánh đủ.
Nguy hại nhất là đất đai, nguồn sống bao đời và cũng là khát vọng bao đời của họ đang dần dà bị teo lại và có khi mất sạch. Mà đất đai, “ quốc gia công thổ ” lại nằm trong tay nhà cầm quyền. Nhân danh nhà nước, nhân danh sở hữu toàn dân, họ tha hồ thao túng, mà nông dân thì chỉ còn ngậm đắng nuốt cay để trở lại với câu than thở cho thân phận người thấp cổ bé họng : “ Trời sao trời ở không cân. Kẻ ăn không hết, người lần không ra ”.
“ Trời ” nói đây có lẽ là “ những ông trời con ” đang nắm lấy “ cán cân công lý ” vào buổi nhiễu nhương pháp luật như trò đùa, muốn nghiêng bên nào cũng được, điển hình là vụ Ba Sương, anh hùng thời kỳ Đổi mới cà cha lẫn con trên Nông trường Sông Hậu, được phong tặng danh hiệu “ người phụ nữ tiêu biểu của Đông Nam Á ”,là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, vì “ lực hút của đất ” [từ đất nông nghiệp thành đất dự án với lợi nhuận khổng lồ] mà người phụ nữ ấy bị đẩy vòng lao lý hơn bốn năm trời, để rồi trước sức ép của dư luận người ta phải buông tha, hủy bỏ bản án !
Nhưng dù sao thì Ba Sương cũng là người có “ danh phận ” nổi trội để có thể gọi dậy dư luận, còn biết bao thân phận thấp cổ bé miệng khác thì biết kêu ai như bà Vũ Thị Hải ở Nho Quan, Ninh Bình mà báo Đại Đoàn Kết số ra ngày 30.1.2012 vừa nêu. Bà Hải cùng chồng khai hoang, trồng rừng, chồng chết vì tai nạn lao động lúc đào đất, nhưng rồi đất khai hoang của hai vợ chồng bà bị cướp sạch để rồi bà Hải lại trở thành người làm thuê ngay trên mảnh đất rừng vợ chồng bà khai hoang giờ đây chủ mới là ông Bí thư xã !
Và rồi, người nông dân không thể cam chịu. Tức nước vỡ bờ, đó là quy luật muôn đời. Sự kiện Thái Bình năm 1997 và sự kiện Tiên Lãng với cách ứng xử quyết liệt của người cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn là sự phát triển logic của cuộc sống. Thật đáng suy nghĩ khi chị  Phạm Thị Hiền, vợ của anh Đoàn Văn Quý, em ruột ông Vươn cũng đang bị tù, nói rằng chị “ không ân hận ” về những gì xảy ra và gia đình chị “ chấp nhận mất ” để “ xã hội được ”. Chị biểu tỏ một thái dộ rất đàng hoàng và đúng mực khi không coi vụ cưỡng chế đất đai hôm 5/1 là thi hành công vụ mà là “ cướp ”, vì vậy gia đình chị chỉ “ tự vệ quá giới hạn ”. Khi người nông dân nghĩ như vậy, và đã hành động như vậy thì tầm vóc của sự kiện Tiên Lãng diễn ra 15 năm sau sự kiện Thái Bình 1997 đã là một biến thái mới rất đáng suy ngẫm. Còn nhớ, khi nghe báo cáo về cuộc Khảo sát Xã hội học về sự kiện Thái Bình, do người viết báo cáo trình bày, đồng chí Phạm Văn Đồng đã không đồng tình khi người báo cáo trình bày rằng : “ ở đây không có chuyện địch ta, mà chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ”. Ông yêu cầu chỉnh lại : “ Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những người cầm quyền hư hỏng, thoái hóa biến chất đè nén, áp bức để dân không còn chịu được nữa, và bên kia là người dân phải vùng dậy đấu tranh. Có phân tích như vậy mới tìm ra được giải pháp đúng ”! Quả là một nhận định thật tường minh và chuẩn xác. Đáng tiếc là điều ấy đã không được nghiêm cẩn thực hiện.
 Và cái gì phải đến thì đã đến.

Tương Lai

NGUỒN : bài do tác giả gửi
-

Báo cáo về vụ nổi dậy ở Thái Bình 


Tác giả bản báo cáo này lúc đó là viện trưởng Viện xã hội học Việt Nam, thành viên Tổ Nghiên cứu Đổi mới của Thủ tướng Chính phủ (Tổ này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải tán vào mùa hè năm 2006).


Bản báo cáo này đã được trích dẫn trên báo Diễn Đàn số 77 (tháng 9.1998) và tại Hội thảo hè năm 1999 họp tại Liège (Bỉ). Nay được tác giả công bố toàn văn trên mạng Bauxite Việt Nam ngày 30.1.2012.
Thái Bình, mười lăm năm sau, ra sao ? Một nhà nghiên cứu xã hội hội vừa có dịp đi thăm xã An Ninh (huyện Quỳnh Phụ) cho biết : "Cả hai bên đều mỏi mệt vì cuộc bạo động tự phát : người cầm quyền thì thân tàn ma dại, có người bỏ làng đi tít vào Tây Nguyên lập nghiệp nhưng rồi cũng vất vưởng, có người thì nằm bẹp ở nhà trong đôi mắt nghi ngờ, lãnh đạm của chòm xóm, và nói chung là đều tàn tạ, nhường chỗ cho một lớp cướng hào mới lên nắm những vị trí của mình một cách khôn ngoan và ranh ma hơn nhiều bậc đi trước. Phía bên kia, những người tham gia vào vụ bạo động thì cũng ê ẩm mình mẩy, có người đi tù 5 năm về (như bà Hợi, một phụ nữ ngoài 50, sống độc thân, thất học, đi tù vì một câu chửi mà mọi người đều nghe được, trở thành "nhân chứng vật chứng không thể chối cãi": "Đánh bỏ mẹ thằng Hàm đi" [Hàm là chủ tịch xã]. Khi tôi gặp lại bà, bà chỉ gật đầu chào, lầm lì không nói gì cả, chỉ thở dài ngao ngán !) Phần lớn những người tham gia bạo động đêm 26, rạng sáng 27 tháng 6.1997 năm ấy thì im lặng, cam chịu và chôn sâu những phẫn uất cũng như những trải nghiệm dại dột vì đã làm bùng lên ngọn lửa để bị dập tắt ngay và chỉ còn lại đống tro tàn của bài học chua xót. Tuy nhiên, mâu thuẫn nội tại thì vẫn còn trầm tích lại đó, ngày càng vón cục lại chứ không thể tan đi được."



























































































































Wukan offers democratic model for China (Financial Times)- Residents of the small fishing village at the centre of protests last year are embarking on a detailed experiment in Chinese democracy

Tổng số lượt xem trang