Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Việt Nam thâm thủng $800 triệu trong Tháng Hai


-Nguồn: -Cải tiến năng suất : một lối thoát cho kinh tế Việt Nam   –   (RFI).
-Đưa kinh tế Việt Nam lên tầng cao hơn” (Taking Vietnam’s economy to the next level), đó là tựa đề bản nghiên cứu vừa được Viện Nghiên cứu Toàn cầu Mckinsey (McKinsey Global Institute) công bố vào tháng 2/2012. Nguyên là một hãng tư vấn về quản trị thuộc hàng đầu thế giới, McKinsey đã khen ngợi thành tích của kinh tế Việt Nam cho đến năm 2010, trước khi cảnh báo rằng Việt Nam cần phải nỗ lực cải tiến năng suất lao động nếu muốn duy trì thành quả tăng trưởng đã qua.

Mở đầu bản báo cáo, McKinsey đã hết sức ca ngợi thành tích mà Việt Nam đã đạt được trong một phần tư thế kỷ vừa qua : “Việt Nam đã vươn lên thành một trong những tấm gương thành đạt sáng nhất châu Á. Trên một đất nước từng bị chiến tranh tàn phá, kinh tế đã tăng trưởng bình quân 5,3% một năm kể từ năm 1986, nhanh hơn bất kỳ một nền kinh tế châu Á nào khác, ngoại trừ Trung Quốc”.
Giải thích về các nhân tố đã giúp Việt Nam thành công, McKinsey nêu bật hai loạt điều kiện thuận lợi, bên trong và bên ngoài. Về các yếu tố nội tại, McKinsey cho rằng : “Việt Nam đã thừa hưởng được kết quả của một chương trình tái cấu trúc nội bộ, một quá trình chuyển đổi từ nền tảng nông nghiệp qua công nghiệp và dịch vụ, và một lợi thế dân số bắt nguồn từ một lực lượng lao động trẻ”.
Về nhân tố bên ngoài, McKinsey cho rằng Việt Nam cũng đã giàu lên từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007, bình thường hóa quan hệ mậu dịch với Mỹ, và bảo đảm sao cho nền kinh tế thường xuyên là nơi thu hút giới đầu tư nước ngoài thuộc hạng mạnh mẽ nhất châu Á.
Theo Viện Kinh tế Toàn cầu McKinsey, có ba động lực đã thúc đẩy sức tăng trưởng của Việt Nam được ước luợng khoảng 7% một năm kể từ 2005 đến 2010. Đó là đà gia tăng dân số lao động, sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp qua các khu vực sản xuất khác và thứ ba là sự cải tiến năng suất trong các khu vực kinh tế.
Tuy nhiên, theo bản nghiên cứu, hai động lực đầu tiên ngày càng yếu đi, không còn đủ sức thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Số liệu thống kê chính thức của Việt Nam đã chỉ ra rằng tăng trưởng của lực lượng lao động trong nước sẽ chỉ còn khoảng 0,6% mỗi năm trong một thập niên tới đây, so với mức tăng bình quân 2,8% từ năm 2000 đến 2010.
Tương tự như vậy, căn cứ vào tốc độ chuyển dịch lao động nhanh chóng trong thập kỷ qua từ khu vực nông nghiệp qua các khu vực khác, rất ít có khả năng tốc độ này gia tăng hơn nữa để nâng cao đủ năng suất nhằm bù đắp cho đà tăng trưởng chậm lại của lực lượng lao động.
Trong tình hình không còn hai lợi thế kể trên, theo McKinsey, Việt Nam phải cải tiến năng suất thì mới có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng đã qua, và khỏi bị thất thu gần một phần ba sản lượng vào năm 2020. Tức là khỏi mất 46 tỷ đô la....
Đó chính là ý nghĩa của lời khuyến cáo chính được Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey ghi ngay trên trang bìa phần tóm lược bản báo cáo vừa công bố : “Để tiếp tục chiều hướng tăng trưởng GDP mạnh mẽ, Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng suất lao động của mình”.
Từ Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa đã phân tích thêm về những khuyến cáo của McKinsey.
RFI: Xin kính chào anh Nghĩa. Chắc rằng anh đã có dịp đọc bản phúc trình này của McKinsey. Anh nghĩ sao về những khuyến cáo cho Việt Nam của công ty tư vấn kinh doanh nổi tiếng này ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Bản phúc trình dày sáu chục trang của McKinsey & Company đã được tóm lược trong tờ quý san mới nhất của công ty là McKinsey Quarterly. Tôi thiển nghĩ rằng tài liệu này đáng được một giải thưởng về tài ngoại giao khi trình bày một thực đơn đầy vị chua ngọt. Rất ngọt ngào về quá khứ đang tàn phai và khá chua chát về tương lai trước mặt ! 
RFI : Anh có cái cách mở đầu khá vui về một đề tài nhức đầu là kinh tế! Xin anh giải thích cho thính giả về khía cạnh anh gọi là chua ngọt đó.
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Thưa, McKinsey là doanh nghiệp thuộc hạng nhất thế giới về tư vấn kinh doanh với hơn chín ngàn nhân viên hoạt động tại gần 100 văn phòng ở 55 quốc gia. Đa số khách hàng là các xí nghiệp, nhưng nội dung bản báo cáo rõ ràng là trình bày cho nhà cầm quyền Việt Nam bốn yêu cầu cải tiến về chính sách. Nôm na là những khuyến cáo dành cho chính phủ để có được tăng trưởng bền vững, nên tôi nghĩ là họ phải bọc đường mấy viên thuốc đắng cho dễ nuốt. 
- Vì vậy, phần đầu ngợi ca những thành tựu kinh tế của quá khứ như khi ta nhìn qua "tấm kính chiếu hậu" – là chữ của bản báo cáo. Qua phần hai, là khi lớp đường ngọt đã tan, thì bản báo cáo vạch ra những thách đố trước mặt như bối cảnh bất trắc của toàn cầu và sức ép của kinh tế vĩ mô bên trong, với nội dung phê phán chính sách mà ta có thể ngầm hiểu ra. 
- Nhưng từ một doanh nghiệp kiếm ra tiền nhờ giúp thiên hạ giải quyết vấn đề, bản phúc trình đề nghị bốn lịch trình cải cách về chính sách quản lý kinh tế, và đây là phần trọng yếu và dày nhất của bản nghiên cứu. Sau cùng mới là phần cảnh báo khách hàng của mình là các doanh nghiệp đã hoặc sẽ làm ăn tại Việt Nam, từ xí nghiệp quốc doanh và tư doanh Việt Nam đến các công ty đa quốc của nước ngoài. Một chi tiết kỹ thuật cũng đáng chú ý là họ rất lịch sự sử dụng thống kê của Việt Nam như những dữ kiện đáng tin, dù rằng trong nghề tư vấn về quản trị thì việc kiểm tra lại sự xác thực của kế toán vẫn là bước sơ đẳng. 
RFI : Anh tóm lược nội dung như vậy thì ai cũng tò mò muốn hiểu về phần hai là những thách đố trước mặt của Việt Nam. Thưa anh, báo cáo của McKinsey nhận định thế nào ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Yếu tố đầy bất trắc và chưa hồi phục của kinh tế toàn cầu là một thực tế khách quan. Vì suy trầm kinh tế thế giới dẫn đến giảm sút ngoại thương và đầu tư quốc tế từ đầu năm 2009 nên chính quyền Việt Nam đã ban hành chính sách vĩ mô để giữ đà tăng trưởng, rồi lãnh hậu quả bất lợi, như bội chi ngân sách, khiếm hụt mậu dịch, áp lực vật giá và biến động ngoại hối. Ngày nay, hệ thống tài chính và ngân hàng Việt Nam đã có dấu hiệu bấp bênh. Được yểm sâu trong bản báo cáo là những phê phán về vai trò tiêu cực của các doanh nghiệp nhà nước, nhưng họ khéo trình bày thành những cân nhắc khách quan về năng suất đầu tư ! Thế rồi, nhìn vào tương lai dài hạn hơn, bản báo cáo nói đến sự "hụt hơi", cũng là chữ của họ, vì các động lực tăng trưởng cố hữu đã và sẽ còn giảm sút. 
- Qua những năm tới, nếu Việt Nam muốn đạt chỉ tiêu tăng trưởng là 7% một năm như mấy năm trước, thậm chí 7-8% từ nay cho đến năm 2020 như Đại hội 11 đề ra từ đầu năm ngoái, thì chính quyền phải nâng năng suất lao động thêm 50%. Trong giả thuyết Việt Nam cứ duy trì hiện trạng, thì kinh tế chỉ đạt mức tăng trưởng từ 4,5 đến 5%. So với tốc độ trung bình của các nước Đông Nam Á trong 30 năm qua thì đấy cũng là đáng nể, nhưng vẫn dưới chỉ tiêu. Thật ra, nếu không cải tiến năng suất thì tốc độ ấy có nghĩa là kinh tế bị hụt 30% sản lượng, cụ thể là thất thâu 46 tỷ đô la và sức tiêu thụ của tư nhân bị hụt mất 31 tỷ. Đấy mới là một lời cảnh báo khá nghiêm trọng.
RFI : Sau khi cảnh báo Việt Nam có tương lai không sáng sủa bằng quá khứ, bản phúc trình này khuyến cáo những gì về việc nâng sao năng suất ? Mà thưa anh, vì sao nội dung tài liệu lại tập trung vào chuyện năng suất vậy ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Ai cũng có thể hiểu rằng sản lượng kinh tế chỉ tăng khi thêm người sản suất, đó là động lực về dân số, hay lực lượng lao động được dành cho sản xuất. Rồi sản lượng có thể tăng nếu mỗi người lao động lại đạt hiệu năng cao hơn, nôm na là cùng một sức lao động lại sản xuất ra nhiều của cải hơn, người ta gọi đó là năng suất. Tức là sau dân số thì còn có dân trí. 
- Theo báo cáo của McKinsey thì trong quá khứ, cái gọi là phép lạ kinh tế của Việt Nam chủ yếu xuất phát từ ba yếu tố được họ kiểm tra trong giai đoạn từ 2005 đến 2010. Thứ nhất là đà gia tăng dân số với lớp người trẻ đã tham gia trị trường lao động. Yếu tố đó đóng góp 36%, là hơn một phần ba, vào đà tăng trưởng 7% của năm năm qua. Thứ hai là sự chuyển dịch dân số từ khu vực nông nghiệp qua các khu vực sản xuất khác, như chế biến hay dịch vụ. Yếu tố đó đóng góp 30% vào đà tăng trưởng 7%, khi nhân lực trong canh nông được giải phóng. Thứ ba là năng suất chung của các khu vực có được cải tiến nên góp thêm 34% vào đà tăng trưởng. Yếu tố này là kết quả của cải cách kinh tế và của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế rồi giao lưu với thế giới bên ngoài và tiếp nhận đầu tư của quốc tế. 
- Nhưng nếu nhìn trong trường kỳ thì ba động lực ấy không bền vững và không thể tiếp tục đẩy kinh tế đi lên với tốc độ 7%. Thứ nhất là sự chuyển dịch chậm rãi của dân số khiến lực lượng lao động sẽ giảm dần, và thành phần trẻ trung sung mãn cũng sẽ ít đi như tại nhiều xứ khác. Thay vì tăng 2,8% như từ 10 năm qua, vào thập niên tới, dân số Việt Nam chỉ tăng có 0,6% một năm mà thôi. 
Khi số lao động giảm, chi phí lao động tăng và doanh nghiệp bắt đầu khó tuyển được người làm ở Việt Nam. Trong khung cảnh đó, dân số từ nông nghiệp cũng giảm và sự chuyển dịch từ quê lên tỉnh để sản xuất trong các khu vực khác cũng vậy. Cho nên chỉ còn một giải pháp nâng cao sản xuất là cải tiến năng suất lao động, như hầu hết các xứ khác đều phải làm. Cụ thể thì Việt Nam hết còn trông cậy vào lợi thế người đông, lương rẻ mà bắt đầu phải tính kiểu khác ! 
RFI : Và báo cáo của McKinsey mới khuyến cáo thế nào về các giải pháp nâng cao năng suất?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Tích lũy hơn 20 năm kinh nghiệm về cải tiến năng suất trong 30 khu vực kinh tế và tại hơn hai chục quốc gia, McKinsey đề ra cho Việt Nam bốn ưu tiên cải cách về chính sách.
Thứ nhất là sửa sai để bảo đảm ổn định vĩ mô, với sự nhấn mạnh về việc sửa mà lịch sự bỏ qua nhiều chuyện sai.
Thứ hai là tăng cường các thành tố của năng suất, là giáo dục và hạ tầng cơ sở, với sự nhấn mạnh về hiệu năng và minh bạch trong giáo dục và đào tạo và về hạ tầng cơ sở cho kỹ nghệ du lịch, là điều mà bản thân tôi cho là khá độc đáo !
Thứ ba là định lại nghị trình kinh tế theo hai hướng là phải có phối hợp và tập trung vào một số ngành công nghiệp. 
Thứ tư là phải tiếp tục cải cách vai trò và khả năng của chính phủ để có thể áp dụng một chính sách tinh tế hơn. Đây là phần đắng nhất của liều thuốc bọc đường, nhưng lại khéo đưa ra qua thí dụ của các xứ khác để khỏi làm con bệnh phật ý !
RFI : Tổng kết lại thì anh đánh giá thế nào về những khuyến cáo của bản phúc trình này ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Dù tránh đề cập đến nhiều khía cạnh ngoài kinh tế, khuyến cáo của McKinsey vẫn là một kho kiến thức chuyên môn khá hữu ích cho những người có thiện chí. 
Theo nghệ thuật kinh doanh thì McKinsey phải khéo khuyên giải những ai có thể là khách hàng tiềm thế sau này, kể cả doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Nhưng thông điệp ẩn chứa bên trong thì rõ là họ nói thẳng với nhà cầm quyền rằng thời vàng son đã hết rồi ! 
Sau cùng, phúc trình cũng cảnh báo các doanh nghiệp nước ngoài là đừng tưởng bở mà phải lượng định cho sát những rủi ro khi đầu tư tại Việt Nam khi muốn tránh rủi ro của thị trường Trung Quốc. Cụ thể là phải theo dõi kỹ để linh động ứng phó, cải tiến và thậm chí tác động vào tiến trình cải cách của nhà nước.
RFI : Xin cám ơn anh Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ.


Phúc trình kêu gọi TQ cải cách của World Bank vấp phải sự chống đối   –   (VOA).- Hãng Yahoo yêu cầu Facebook trả phí bản quyền (TTXVN).- Đồng sàng, dị mộng (TN).-KOIKE: Japan’s Rubble Economy Project Syndicate -On March 11, a year will have passed since Japan was struck by the triple tragedy of earthquake, tsunami, and nuclear accident. The biggest obstacle to reconstruction has been the authorities' inability to dispose of the mountains of debris left behind.



-Việt Nam thâm thủng $800 triệu trong Tháng Hai NV

HÀ NỘI (NV) Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong Tháng Hai, 2012 là $800 triệu USD sau một tháng thặng dư mậu dịch hiếm hoi trong Tháng Giêng được $172 triệu USD, theo con số của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.
Thâm thủng mậu dịch làm áp lực lên giá trị đồng bạc trở lại chỉ trong một giai đoạn ngắn ngủi tăng điểm.

Tổng Cục Thống Kê Hà Nội đã tạm ngưng không đưa ra các con số thống kê mậu dịch từ hồi Tháng Chín, 2011 khi loan báo thâm thủng mậu dịch lên hơn $1 tỉ USD vào tháng này dù có những chỉ thị, nghị quyết hối thúc cắt giảm nhập cảng để chống thâm thủng mậu dịch và lạm phát.
Một chiếc tàu container đậu tại cảng Sài Gòn. Việt Nam đối diện thâm thủng mậu dịch
$800 triệu chỉ trong Tháng Hai, 2012. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Việt Nam phải phá giá đồng bạc 7% cách đây một năm nhằm kích thích xuất cảng và chống thâm thủng mậu dịch nhưng lại đồng thời làm giới đầu tư và kinh doanh điêu đứng, người dân oán than vì lạm phát gia tăng.
Hồi tuần trước, Tổng Cục Thống Kê Hà Nội loan báo lạm phát tuy vẫn còn cao nhưng vẫn trên đường chậm lại. Lạm phát của Tháng Hai, 2012 là 16.44% so với cùng thời kỳ này của năm ngoái.
Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam năm 2011 là $9.5 tỉ USD, giảm xuống từ $12.6 tỉ USD của năm 2010. Các định chế tài trợ quốc tế thường xuyên thúc hối Hà Nội cắt giảm công chi, giảm thâm thủng mậu dịch hầu có thể đối phó với lạm phát hữu hiệu hơn.
Nhờ nhập cảng ít đi phần nào, áp lực đối với trị giá đồng nội tệ cũng giảm xuống, theo một kinh tế gia của ngân hàng HSBC ở Hongkong. Tuy nhiên, vì khả năng xuất cảng của Việt Nam vẫn còn khá yếu do nhu cầu nhập cảng của các thị trường truyền thống không cao, tình hình xuất nhập cảng của Việt Nam trong năm nay cũng suy giảm theo.
Việt Nam là nước xuất cảng hàng dệt may qua thị trường Hoa Kỳ nhiều thứ nhì, chỉ sau Trung Quốc.
Xuất cảng của Việt nam đạt $8.2 tỉ USD vào Tháng Hai trong khi Tháng Giêng chỉ được $7.095 tỉ USD. Cộng cả hai tháng đầu năm nay, hàng xuất cảng của Việt Nam đã gia tăng được 24.8% so với cùng thời kỳ của năm ngoái. Trong khi đó, nhập cảng lên tới $9 tỉ USD trong Tháng Hai và $6.923 tỉ USD cho Tháng Giêng. (TN)


Việt Nam: một nước tư bản? Glimpses of Vietnam, in its surprising capitalist garb (Kansas CIty Star 27-2-12)
Ngân hàng: Vietnam banks: credit for the healthy (FT 27-2-12) Casino: Sinh lợi hay 'làm thịt' nền kinh tế? (VEF 27-2-12)
Kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu  (Thanh tra).Bà Đẹp dùng chiêu độc (NLĐ).-Loạn “sổ đỏ” giả: Bỏ tiền tỷ mua đất “ảo” (DV).-Khó vì thuế môi trường (TBKTSG) - Mới có hiệu lực chưa đầy hai tháng, nhưng thuế bảo vệ môi trường đánh vào túi nylon theo Luật Thuế bảo vệ môi trường đã vấp phải sự phản ứng từ phía các doanh nghiệp nhựa, dệt may... vì thiếu hướng dẫn cụ thể khi thực hiện.- Về việc Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), thu phí cho quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cà phê: Muốn ăn quả phải biết trồng cây! (PLTP).
World Bank Calls for Changes in Chinese Economy NYT -The government should dial back its involvement and steer the nation toward a market economy, researchers say.-- Chính phủ Trung Quốc quyết tâm chỉ dùng ô tô nội? (DT).  – ‘TQ cần cải tổ để phát triển kinh tế’   –   (BBC).  – ‘Trung Quốc khó duy trì đà phát triển kinh tế nếu không cải cách’    –   (VOA).   -



Lãi suất kích lạm phát: Ai đang lũng đoạn nền kinh tế? . (Tamnhin.net) - Cái mà chúng ta có thể chỉ mặt gọi tên trực tiếp chính là nhóm lợi ích ngân hàng. Những ai đang lũng đoạn nền kinh tế nước nhà? Những ai đang bao biện, che đậy và hỗ trợ cho hành vi lũng đoạn như thế? Vai trò của Thống đốc NHNN sẽ theo Bộ quy chế hay sẽ là một ngoại lệ? 
Những câu hỏi và sự truy vấn trên sẽ rất xứng đáng được nêu ra trong kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra trong không bao lâu nữa.

Vì sao bóng ma lạm phát tái hiện?

Những gì mà giới phân tích kinh tế và các doanh nghiệp đã lo lắng và dự cảm về thị trường lãi suất lại đang hiện hình: lạm phát đang có dấu hiệu tăng trở lại.
Vào tháng Giêng năm 2012, tỷ lệ lạm phát trên cả nước là tròn 1%. Mức tăng này đã cao hơn tỷ lệ lạm phát bình quân của 5 tháng trước đó (khoảng 0,6-,07%). Nhưng đã xuất hiện những lời trấn an rằng tỷ lệ lạm phát vào tháng trước tết thường có khuynh hướng dâng cao, và nếu so với thời gian trước tết năm 2011 và 2010 thì lạm phát trước tết năm 2012 là thấp hơn.
Dĩ nhiên, làm sao lạm phát có thể cao hơn thời gian trước tết các năm trước, bởi những năm trước kinh tế nước ta vừa thoát khỏi khủng hoảng và còn nhấp nhá hồi phục từ một gói kích cầu lên đến 143.000 tỷ đồng (dù rằng đến nay vẫn chưa có một thuyết minh rõ ràng nào về tính hiệu quả thực chất của gói kích cầu đó). Còn trong nguyên năm 2011 nền kinh tế đã phải chịu cảnh suy thoái khá trầm trọng với gần 50.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể, còn nhiều doanh nghiệp đang tồn tại thì không biết lấy đâu ra tiền để trả lương cho công nhân. Sau tết Nhâm Thìn, trong lúc chẳng hề thấy bóng dáng gói kích cầu nào thì lại bắt đầu nổi lên nghi ngờ về việc những doanh nghiệp như thế liệu có vượt qua được 6 tháng đầu năm 2012.
Trong bối cảnh dòng tiền bị thắt chặt, đã chẳng có dấu hiệu nào về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để hồi phục các doanh nghiệp, ngoài việc đã bơm đến 71.000 tỷ đồng để cứu thanh khoản cho một số ngân hàng thương mại.
Đáng lý ra, tốc độ “tăng trưởng” 1% của lạm phát vào tháng Giêng đã có thể giảm hơn, nếu không có xảy ra chuyện Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tăng giá điện lên 5% vào những ngày cuối năm 2012.
Song 1% của lạm phát vào tháng Giêng chỉ giống như một bước đệm. Bước vào tháng 2/2012, nền kinh tế lại một lần nữa phải hứng chịu đe dọa của bóng ma lạm phát đầu năm trước, khi tỷ lệ lạm phát tháng này tăng tới 1,37%. Cũng lần này, lại xuất hiện những an ủi về tỷ lệ lạm phát vẫn chưa quá mức “cho phép”. Chỉ có điều, sự an ủi này dành cho … cả quý 1/2012.
Thế nhưng với tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong hai tháng đầu năm đã gần 2,5%, liệu có còn cơ sở thuyết phục nào cho “quyết tâm của Chính phủ” về việc giữ lạm phát trong năm 2012 dưới 1 con số?
Chưa kể đến “lịch trình” tăng giá điện 3 tháng một lần của EVN. Tức đợt tăng gần nhất diễn ra vào cuối tháng 12/2011 thì đợt tăng kế tiếp sẽ vào khoảng cuối tháng 3/2012. Không cần phải nói, người ta cũng cầm chắc là  chỉ số CPI sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề đến thế nào từ tác động “tiêu cực của tiêu cực” ấy.
Nói cách khác, một kịch bản mà một số chuyên gia kinh tế như Bùi Kiến Thành, Trần Hoàng Ngân… lo ngại cách đây mấy tháng dường như đang bắt đầu dấu hiệu đầu tiên: lãi suất treo cao làm cho tăng trưởng yếu ớt, vô hình trung hạn chế nguồn cung đối với một số mặt hàng và khiến cho hàng hóa tăng giá, kích thích lạm phát.
Ngân hàng nhà nước: Cái cớ để treo cao lãi suất
Sẽ thật đáng hoài nghi về hình ảnh hoàn toàn mất cân đối giữa các khu vực trong nền kinh tế mà có thể mang lại kết quả kềm giữ lạm phát một cách đầy khả quan như những hứa hẹn quá duy ý chí. Ngân hàng nhà nước, trong khi hầu như không quan tâm đến sự tồn vong của các doanh nghiệp sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp và xuất khẩu, thì lại đã quá ưu ái đối với “nhóm lợi ích” của mình - các ngân hàng thương mại.
Vào cuối tháng 11 năm ngoái, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, trong một lần trả lời chất vấn trước Quốc hội, đã khẳng định “Chỉ cần lạm phát duy trì dưới 1% là có cơ sở để hạ lãi suất”. Trong thực tế, từ tháng 8 đến tháng 12/2012, tỷ lệ lạm phát đã liên tục nằm dưới mức 1%, nhưng mặt bằng lãi suất vẫn không hề được NHNN kéo giảm, bất chấp ít nhất hai lần Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp yêu cầu “giảm ngay lãi suất”.
Đến tháng 12/2012, trong bối cảnh dư luận giới chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp và công luận từ báo chí liên tục gây sức ép về giảm lãi suất, NHNN lại đưa ra một lý do mới: chưa thể giảm lãi suất do khó khăn thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Cần lưu ý, cái được gọi là “khó khăn” này đã chưa hề được ông Nguyễn Văn Bình nêu ra trước đó trong các cuộc trả lời chất vấn trước Quốc hội và thuyết minh với báo chí, doanh nghiệp.
Cho đến đầu năm 2012, khó khăn thanh khoản lại trở thành một… phạm trù dài hạn. Sau những lời hứa hẹn về việc sẽ cố gắng giải quyết thanh khoản của ngân hàng trong quý 1/2012, thống đốc Nguyễn Văn Bình lại đang phóng ra một cái kết mở đối với bài toán này: thanh khoản của hệ thống ngân hàng chỉ có thể giải quyết sớm nhất trong quý 2/2012. Thậm chí, vấn đề này còn có thể kéo sang cả quý 3/2012.
Vậy là trong nửa đầu năm 2012, các doanh nghiệp sẽ chẳng thể hy vọng vào chuyện giảm lãi suất và do đó giảm bớt khó khăn cho bản thân họ?
Dự cảm bất an từ cuối năm 2012 lại có cơ hội trở lại: một khi bóng ma lạm phát tái hiện vào quý 1/2012, NHNN sẽ càng có cớ để duy trì mặt bằng lãi suất treo cao, tiếp tục khiến cho nhiều doanh nghiệp “chết lâm sàng”.
“Nhân vật của năm 2011” và trách nhiệm bị bỏ quên
Như để “tháo van” dư luận, từ sau tết Nhâm Thìn, một số ngân hàng thương mại lớn “bỗng dưng” giảm dần lãi suất cho vay. Song mọi cái nhìn trên bề mặt sẽ chẳng có giá trị gì nếu không đi vào những uẩn khúc bên trong.
Ở Vietcombank, Vietinbank, Agribank hay ngay cả BIDV - những ngân hàng đi tiên phong về giảm lãi suất, số doanh nghiệp có thể “tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ” chỉ là rất ít, đồng thời phải chịu những điều kiện khá ngặt nghèo. Nói tóm lại, chuyện giảm lãi suất cho vay về thực chất cũng giống như hành động trấn an, phủ dụ khi lạm phát leo thang.
Trong khi đó, chuyện lãi suất huy động xé rào 14% lại đang trở nên một câu chuyện thường ngày tại khá nhiều ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ thiếu tiền. Thế nhưng, đã mấy tháng qua thống đốc NHNN lại chẳng hề tỏ ra sốt ruột trước thực trạng này. Điều này xem ra hoàn toàn trái ngược với thái độ xử lý quyết liệt của NHNN đối với một số trường hợp chi nhánh ngân hàng vượt trần lãi suất huy động vào hai tháng 9-10/2011.
Thống đốc NHNN đang bỏ quên trách nhiệm của mình? Hẳn là như thế, bởi vào giữa tháng 11/2011, sau khi bị báo chí truy vấn về tình trạng xé rào lãi suất huy động, ông Nguyễn Văn Bình đã thừa nhận có hiện tượng này. Không những thế, ông Bình còn cho biết “NHNN còn biết những ngân hàng nào vượt trần lãi suất huy động”.
Nhưng rốt cuộc từ đó đến nay đã không có bất kỳ động tác xử lý vi phạm nào từ phía NHNN. Một thái độ cố tình lãng quên trách nhiệm điều hành tín dụng, mà chỉ có thể đánh giá về thống đốc NHNN là “chưa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, cho dù trước đó ông Nguyễn Văn Bình đã được một tờ báo bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”.
Dù thời gian chấp nhiệm chức vụ thống đốc NHNN chỉ mới hơn 6 tháng, nhưng có lẽ ông Nguyễn Văn Bình đã trở thành một trong những người mang hàm bộ trưởng “làm được nhiều việc nhất”.
Trong suốt 5 tháng cuối năm 2011, thị trường vàng đã được NHNN thực hiện “bình ổn” bằng cách ưu ái tối đa cho các doanh nghiệp vàng và ngân hàng trong nhập khẩu, sản xuất, niêm yết giá và… tiêu thụ vàng giá cao. Cũng trong 5 tháng đó, hình ảnh đầu cơ giá vàng luôn nổi bật, với giá vàng trong nước thường chênh cao đến hàng chục lần so với giá vàng thế giới, trái ngược hoàn toàn với lời lẽ “chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng là có dấu hiệu đầu cơ” của thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Thị trường vàng đã chỉ xảy ra một sự “trùng hợp” rất đáng ngờ vực: ngay sau nhận định của ông Nguyễn Văn Bình vào đầu năm 2012 về “vàng sẽ là kênh đầu tư rủi ro rất cao”, khoảng cách giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới đã lập tức co hẹp đáng kể, từ 2-2,5 triệu đồng/lượng vào cuối năm 2011 xuống còn 1-1,2 triệu đồng/lượng. Thậm chí gần đây có lúc chỉ còn 0,5-0,6 triệu đồng/lượng.
Thế nhưng giới đầu cơ vàng lại xầm xì với nhau là kênh vàng đã chính thức bị “buông”, còn các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh vàng trước đó đã ôm lời lãi rất lớn sau khi đã xả một khối lượng khổng lồ vàng miếng với giá rất cao. 
Hy sinh doanh nghiệp để đầu cơ chứng khoán?
Giờ đây, trong bối cảnh u ám kéo dài của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp vốn đã thoi thóp chỉ còn cách… chờ chết. Không có bất kỳ một nguồn vốn thực, lại càng không thể mơ tưởng đến một nguồn vốn thực với lãi suất cho vay ưu đãi nào, vấn nạn kinh tế vì thế sẽ tiếp tục đẻ ra các vấn nạn xã hội - hậu quả bi ai cho nhiều gia đình công nhân.
Song gần như chắc chắn, tình cảnh khốn khó của doanh nghiệp và công nhân sẽ còn kéo dài nữa, bởi đơn giản là các ngân hàng vẫn chưa chịu rút “vòi bạch tuộc” của chúng về. Một lần nữa, trong giới kinh doanh xuất hiện tin đồn một số ngân hàng đang dùng nguồn tiền dôi dư thừa thãi của mình để “đánh” chứng khoán, trong  khi luôn than thở về thiếu tiền và thiếu thanh khoản. Tin đồn này có thể sẽ chẳng mông lung chút nào, nếu xét theo chiều hồi phục của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2012 đến nay và việc cổ phiếu ngân hàng trở thành “hàng nóng” - một hiện tượng đã chưa từng xảy ra trong cả hai năm 2010 và 2011.
Một lần nữa, các doanh nghiệp sản xuất đã bị đem ra làm một tấm bình phong cho sự đổi chác. Đổi chác và sau đó là kiếm chác. Số phận các doanh nghiệp này sẽ bị cho “hy sinh” chỉ để phục vụ cho nhóm lợi ích ngân hàng.
Một khi kênh đầu tư vàng đã bị “buông”, chỉ còn lại chứng khoán là kênh sẽ tạo ra lời lãi nhanh nhất, nhiều nhất và dễ dàng nhất. Một chu trình mới và cũng là một trò chơi mới lại được các ngân hàng kiến tạo. Cùng với cái phát kiến ấy là một nhận định rất lạc quan của ông Nguyễn Văn Bình về thị trường chứng khoán vào ngay đầu năm 2012.
Ai đang lũng đoạn nền kinh tế?
Trong khi đó, “giảm lãi suất vào thời điểm nào và giảm như thế nào là do NHNN quyết định” - như tinh thần truyền đạt của Văn phòng Chính phủ về ý kiến Thủ tướng cho công luận và người dân.
Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, nhóm lợi ích ngân hàng lại trở nên ghê gớm như lúc này. Điều đó càng có “giá trị” khi dường như toàn bộ vận mệnh phục hồi nền kinh tế Việt Nam sau suy thoái lại đang được Thủ tướng đặt vào một “bàn tay vàng” duy nhất - vai trò cá nhân của thống đốc NHNN.
Trong kinh tế học cổ điển, thuyết “Bàn tay vàng” của Adam Smith có thể được hiểu là vai trò của thị trường sẽ điều tiết tất cả. Với vai trò quyết định của mình, thị trường có thể thao túng, dẫn đến lũng đoạn toàn bộ nền kinh tế và tài chính. Về sau này, thực tế đã cho thấy “Bàn tay vàng” là một nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế bị khủng hoảng, và một số phản bác đối với Adam Smith đã chứng minh “Bàn tay vàng” còn có thể làm lung lay cả chân đứng của thể chế chính trị.
Trong trường hợp Việt Nam, “bàn tay vàng” của NHNN, mà trong thực tế đã được minh chứng hùng hồn bởi xác suất đầu cơ nổi trội trên thị trường vàng, lại luôn khiến cho xã hội phải hoài nghi tột bực vào sự “thành tâm” của NHNN khi sáng tạo ra đề án huy động vàng trong dân. Vì câu hỏi có tính “an nguy” lớn nhất vẫn là: cứ cho là đề án này sẽ được triển khai và có kết quả, nhưng làm sao vài trăm tấn vàng huy động từ dân sẽ trở về với chủ của nó nguyên vẹn và nguyên khối, bằng vào cách thức ứng xử của NHNN đối với thị trường vàng như trong thời gian qua?
Với những gì mà các ngân hàng được hưởng lợi trong năm 2011 và cho đến nay, cái mà chúng ta có thể chỉ mặt gọi tên trực tiếp chính là nhóm lợi ích ngân hàng đang tồn tại ở Việt Nam - một giới chủ ngân hàng mới với những đặc thù rất mới, nhưng chưa hề được đem ra mổ xẻ.
Còn khi đã nói về nhóm lợi ích, người ta sẽ phải nói đến sự lũng đoạn. Vậy những ai đang lũng đoạn nền kinh tế nước nhà? Những ai đang bao biện, che đậy và hỗ trợ cho hành vi lũng đoạn như thế?
Với Bộ quy chế mới được Chính phủ ban hành vào tháng 2/2012, các thành viên của Chính phủ và bộ trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc mình phụ trách. Vai trò của Thống đốc NHNN sẽ theo quy định này hay sẽ là một ngoại lệ?
Những câu hỏi và sự truy vấn trên sẽ rất xứng đáng được nêu ra trong kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra trong không bao lâu nữa.

-Thanh khoản ngân hàng nguy hiểm hơn lạm phát-(VEF.VN) - Theo chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển, vấn đề đáng lo ngại nhất của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gần không phải là lạm phát mà...Năm 2011, lạm phát của Việt Nam vượt mức 18%, cao thứ hai thế giới. Mức lạm phát cao đã làm lu mờ các tín hiệu trong tương lai của nền kinh tế, cũng như khiến nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ ý định mở rộng sản xuất. Vì vậy, kiềm chế và hạ mức lạm phát xuống là một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong năm 2012.


Vì sao tiền đồng có dấu hiệu lên giá? – Vietstock Chính sách được thông báo trước và đã có thời gian chứng tỏ là nhất quán, cộng với các biện pháp chống đô la hóa khá quyết liệt đã dập bớt kỳ vọng tăng tỷ giá.
Chống tăng giá: Dậy sớm đi chợ đầu mối gom đồ | Vef Sau giá gas, sữa… đến lượt hóa mỹ phẩm và giờ đây đến lượt thực phẩm… dường như một đợt tăng giá mới đang đến. Điều này khiến cho các bà nộ…
Lãi suất huy động vàng tăng lại ‎(TBKTSG Online) – Lãi suất huy động vàng đã bắt đầu tăng lại sau khi giữ nguyên trong vòng 2 tháng qua. Mức cao nhất hiện lên đến 4%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.- Băn khoăn vốn ngoại (SGGP). - Vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 1,2 tỉ USD (TT). - Vàng và dầu tiếp đà đi lên? (DT). - Dấu hiệu của cơn sốt vàng? (VEF). - Bĩ cực ngân hàng nhóm 4 (VnEconomy). –Ngân hàng giảm lãi suất, vẫn lo ế khách vay(SGTT).-Ngân hàng khó khăn vẫn nhiều kẻ thèm muốn 
Quỹ tiết kiệm nhà ở: Cửa sáng người nghèo sở hữu nhà? (VTC). - Đón làn sóng đầu cơ nhà giá thấp (VEF).- Chỉ số chứng khoán chịu tác động mạnh bởi yếu tố vĩ mô nào? (NDHMoney). - Nỗi lo thâu tóm bao trùm sàn chứng khoán (PLTP).Cẩn trọng với dự báo tốt lành từ khối ngoại – Vietstock Nhận định “tốt lành” của khối ngoại đã “giúp sức” cho đà tăng của TTCK, nhưng liệu có ẩn ý gì đằng sau những nhận định đầy lạc quan này?
Mua 100 USD bị phạt 50 triệu | Vef Công ty TNHH một thành viên Nam Sanh vừa bị bắt quả tang mua bán ngoại tệ trái pháp luật cho khách hàng với số tiền 100 USD.
Cần cẩn trọng với việc gửi vàng tại các ngân hàng Việt Nam vì hình thức này huy động vàng không đảm bảo tính pháp lý, rủi ro rất cao.
Khuất tất ngân hàng… “giữ hộ” vàng– Pháp luật VN-Theo một chuyên gia trong lĩnh vực NH, việc các TCTD “giữ hộ” vàng và trả lợi tức là một hình thức lách quy định của NHNN. “Ai đời NH “giữ hộ” vàng, không những giữ không công mà còn trả lợi tức. Chuyện lạ đời này chắc chỉ có ở Việt Nam”, vị chuyên gia này bình luận.
Tôn vinh doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng (SGGP).Hàng loạt doanh nghiệp bị âm vốn chủ sở hữu, lỗ 3 năm liên tiếp |CafeF.vn Lỗ ba năm liên tiếp hoặc vốn chủ sở hữu bị âm, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.
-Nhịp đập Thị trường 24/02: Đà tăng yếu dần, áp lực xả hàng đã đến? – Vietstock Hai sàn kết thúc tuần trong trạng thái tăng giảm trái chiều, nhưng nhìn chung đà tăng đều suy yếu như nhau. Thanh khoản tiếp tục lên mức kỷ lục với gần 164 triệu đơn vị và giá trị hơn 1,856 tỷ đồng. Riêng HBB chiếm trên 14 triệu cổ phiếu.
 – Bật đèn xanh cho dự án tổ hợp giải trí lớn tại Quảng Ninh VnEconomy-Thủ tướng Chính phủ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với dự án khu vui chơi giải trí phức hợp Vân Đồn
Đại lý xăng dầu than phí hoa hồng nhỏ giọt – VnExpress Hoa hồng xăng dầu giảm từ 600 đồng xuống còn trên dưới 300 đồng mỗi lít khiến nhiều đại lý than ‘sống dở chết dở’. Thậm chí, một số cửa hàng rậm rịch làm thủ tục sang nhượng vì nguy cơ khó cầm cự nổi.> Doanh nghiệp xăng dầu ‘lỗ’ gần 850 đồng một lít xăng> Doanh nghiệp tư đẩy giá xăng lên 25.200 đồng
DN bán căn hộ dự án cho NĐT, nhưng dự án được đem thế chấp NH. Khi DN mất khả năng trả nợ, điều gì sẽ xảy ra?- Xăng dầu chịu sức ép lớn về việc tăng giá (SGTT). – Giá cao, gas dội hàng! (NLĐ).- Hai bộ phản đối đề xuất miễn thuế nhập khẩu xe buýt (SGTT). - Thu hồi ba dự án ximăng vì sai quy hoạch.- Hải quan không xử phạt một công ty Vinashin.


X-Cafe VIỆT NAM CÓ TIẾN BỘ TRONG VIỆC GIỚI HẠN TỈ LỆ LẠM PHÁT NHANH NHẤT CHÂU Á
Nguồn: Bloomberg
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
24.02.2012
Việt Nam đang có tiến bộ trong việc chống trả nạn lạm phát nhanh nhất chấu Á khi giá cả tăng ít nhất trong vòng 11 tháng qua, việc này có thể giúp tăng cường sự tin tưởng vào chính sách kinh tế khi quốc gia này đang vất vả để thúc đẩy đầu tư nước ngoài.
Giá cả tiêu dùng tăng 16,44% vào tháng Hai so với năm trước, Tổng cục Thống kê cho biết. Cam kết đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam giảm 54,5% xuống 1,23 tỉ Mỹ kim trong hai tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm ngoái, Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết.

Việc giảm bớt lạm phát tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất, sau khi cơ quan này báo hiệu vào tháng trước rằng sẽ giảm mức lãi vay mượn xuống mức “phù hợp hơn”. Một năm trước, chính quyền đã đưa ra cái gọi là chiến lược Nghị qkiềm chế khả năng nới louyết 11 nhằm khắc phục giá cả, giới hạn mức tăng tính dụng và ổn định đồng nội tệ, đã kiềm chế không nới lỏng chính sách ngay cả khi cơn khủng hoảng nợ tại châu Âu đang ảnh hưởng đến các nền kinh tế tại châu Á.
“Điều này cho thấy Việt Nam đã rất có hiệu quả trong việc xiết chặt chính sách không chỉ qua những thay đổi lãi suất mà còn bằng các biện pháp quản lý,” Trinh D Nguyen, một nhà kinh tế tại HSBC Holdings ở Hồng Kông nói. “Chúng ta trông đợi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giảm giá lãi suất vào cuối quí này hoặc đầu quí hai. Lạm phát có thể sẽ giảm xuống hàng đơn vị vào cuối năm.”
Chỉ số VN Index của Thị trường Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng đến 1,3% trước khi đóng cửa hôm thứ Sáu. Chỉ số này đã tăng 20% trong năm nay, cao nhất ở châu Á, trong khi tờ đồng Việt Nam cũng tăng giá khoảng 1% so với đồng Mỹ kim.
Mức lạm phát nhanh nhất
Quốc gia này vẫn có mức lạm phát nhanh nhất trong 17 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo Bloomberg, và giá cả tiêu dùng tăng 1,37% từ tháng Giêng đến nay.
Ngân hàng trung ương đã cắt giảm tỉ giá mua lại lần cuối vào tháng Bảy và tỉ giả tái huy động vốn vào năm 2009, ngay cả khi chính phủ Indonesia cho đến Philippines đã giảm tỉ giá vay mượn để bảo vệ tăng trưởng. Trong khi áp lực giá cả đang hạ nhiệt có thể tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương cắt giá lãi xuất, giá dầu lại tạo ra một đe doạ khiến có thể làm chậm trễ việc nới lỏng đồng nội tệ, công ty Standard Chartered cho biết.
“Mối đe doạ cấp bách đối với tương lai lạm phát vẫn ở mức tương đối, nhưng một yếu tố vừa xuất hiện gần đây là giá dầu tăng,” Tai Hui, nhà kinh tế đứng đầu bộ phận Đông nam Á tại Singapore thuộc Standard Chartered nói. Ông trông đợi Việt Nam cắt giảm lãi suất trong quí đầu, với khả năng trì hoãn đến quí hai nếu áp lực giá vẫn tăng.
Tỉ giá của Úc
Ở những nơi khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thống đốc ngân hàng trung ương Úc Glenn Stevens nói rằng lãi suất chuẩn của quốc gia thì “đúng vào trong thời điểm này” khi tốc độc tăng trưởng đi gần với xu hướng và bớt đi quan ngại rằng cơn khủng hoảng nợ tại châu Ấu sẽ làm gián đoạn sản lượng toàn cầu.
Sản lượng công nghiệp Singapore hôm tháng Giêng đã sút giảm nhiều nhất trong vòng tám tháng qua khi các nhà máy giảm công suất trong dịp Tết Nguyên đán và nhu cầu các mặt hàng điện tử giảm đi, một báo cáo cho biết. Sản lượng đã giảm 8,8% so với năm ngoái.
Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ mua nhà mới có thể tăng vào tháng Giêng, cao nhất trong vòng chín tháng qua, có thêm bằng chứng rằng thị trường nhà đất đang khá lên, các nhà kinh tế cho biết. Doanh thu bán được tổng kết sau khi hợp đồng được ký kết, đã lên 2,6% trong nhịp độ hàng năm với số lượng 315.000 , theo con số bình quân mà Bloomberg News thăm dò từ 77 nhà kinh tế học.
Chỉ số Thomson Reuters/University of Michigan đo lường lo ngại của người tiêu dùng đã giảm xuống còn 73 vào tháng Hai so với 75 vào tháng trước, theo con số bình quân từ một thăm dò khác của Bloomberg. Chỉ số của tháng truớc là 72,5.
Hợp đồng từ Anh Quốc
Nền kinh tế của Anh giảm 0,2% trong quí trước, theo số liệu bình quân từ 36 dự đoán mà Bloomberg News thăm dò trước khi có báo cáo vào ngày thứ Sáu. GDP của Đức có thể đi cùng tốc độ, một thăm dò khác cho biết.
Tháng trước Ngân hàng Trung ương Việt Nam báo hiệu rằng có thể cắt giá lãi suất xuống mức độ “phù hợp hơn” sau quí đầu và tháng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho ngân hàng trung ương nội trong quí đầu phải “giải quyết” việc thiết hụt vốn từ các ngân hàng cho vay cũng như theo dõi sát sao thị trường để giảm bớt tỉ giá lãi suất xuống mức thích hợp.
Giải ngân cho đầu tư nước ngoài trực tiếp đạt mức 1 tỉ Mỹ kim trong hai tháng đầu năm, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, cơ quan đầu tư nước ngoài cho biết.
Áp lực nới lỏng chính sách tiền tệ
“Hiện đang có áp lực nhằm giảm bớt chính sách tiền tệ khi tăng trưởng vẫn ở mức tương đối và lạm phát tiếp tục đi xuống,” Hai Pham, một nhà phân tích của Australia & New Zealand Banking Group Ltd. tại Singapore cho biết trước khi bản báo cáo về lạm phát được đưa ra.
Cơn khủng hoảng nợ ở châu Âu đã làm thương tổn những nhà xuất khẩu từ Singapore đến Đài Loan. GDP tại Việt Nam, nơi có những cơ sở sản xuất của các công ty như Intel, đã tăng 5,89% trong năm 2011, giảm từ 6,78% so với một năm trước.
Tuy vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới nói rằng quốc gia này phải ngăn chặn việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm.
Giá cả tăng vọt trong năm là do dịp lễ Tết Nguyên đáng vào tháng Giêng và do việc tăng giá điện vào tháng Mười hai. Tuần này Bộ Tài chính đã xóa bỏ thuế nhập khẩu dầu, cắt giảm thuế dầu Diesel và Kerosene, và ra lệnh các cửa hàng bán giữ giá xăng dầu ở mức “ổn định” nhằm kềm chế lạm phát.


-Nguồn: -X-Cafe--VIỆT NAM CÓ TIẾN BỘ TRONG VIỆC GIỚI HẠN TỈ LỆ LẠM PHÁT NHANH NHẤT CHÂU Á


-Bloomberg: Việt Nam đang thành công trong kiềm chế lạm phát (CafeF). – VN sẽ cắt lãi suất vì lạm phát giảm?   –   (BBC).-Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương: Việt Nam có lợi nhiều nhất - (NV)- Những điểm khiến thế giới sửng sốt về VN (VNN/FP).  ---Vì sao tiền đồng có dấu hiệu lên giá?
(TBKTSG) - Chính sách được thông báo trước và đã có thời gian chứng tỏ là nhất quán, cộng với các biện pháp chống đô la hóa khá quyết liệt đã dập bớt kỳ vọng tăng tỷ giá.
Thị trường chứng khoán: Rung động trước nguy cơ thâu tóm (ĐĐK). .- Địa ốc sắp có “sóng” mới (NLĐ).   – Chưa có hiện tượng bán tháo bất động sản(TBKTSG). - Bất động sản sẽ khởi sắc vào cuối năm (TN).-Chỉ thị 01: Chứng khoán ngóc lên, BĐS cúi đầu vnnTiết lộ lãi ‘khủng’ của dân buôn cá (ĐV). - Giá xăng trong nước sắp tăng mạnh? (VnMedia). - Khi nông dân tạm trữ cà phê (VOV).Hơn 300.000 tôm hùm chết, thiệt hại trên 200 tỉ đồng (PLTP).- Mía… đắng (TT).-Sắn thối đổ đi, dân khốn đốn vnn-Nông dân Dăk Lăk điêu đứng vì khoai mì giảm giá (SGTT).- Sôi động bất động sản cho người âm (TP).
Giữa Thủ đô, biệt thự triệu đô xây cho… bò ở  (VTC).----
Vấn đề lập casino ở Việt nam: Cân nhắc khi cho mở casino (TVN 24-2-12) -- Muốn biết casino ở các nước chậm tiến có hại như thế nào, đọc bài này: Raising the Stakes (Foreign Policy 18-4-2007) - "It could undermine developing nations' fiscal and political stability by fostering massive consumer debt. It could also enable political or business leaders to capture massive profits and create a new, marginalized class of have-nots"
Singapore: The World’s “Unhealthiest” Country? (WSJ 22-2-12)Singapore: Singapore's Lee Family and Nepotism (Asia Sentinel 24-2-12)

WB: Trung Quốc không cải cách sâu sẽ khủng hoảng kinh tế (TBKTSG).- Tòa Hải Phòng ‘sẽ xử vụ Vinashin’   –   (BBC).-Lời giải cho nhiệm vụ ổn định vĩ mô và tái cấu trúc nền kinh tế (Tia Sáng).  – - Các tập đoàn tiết kiệm, giảm áp lực cho Nhà nước (VOV). Vietnam Reining in Asia’s Fastest Inflation (Bloomberg 24-2-12)

Lời giải cho nhiệm vụ ổn định vĩ mô và tái cấu trúc nền kinh tế (TS 24-21-2) -- Theo tôi, tái cấu trúc kinh tế mà không tái cấu trúc chính trị thì không khác gì sắp xếp ghế lại trên boong tàu Titanic. Citibank thu xếp vốn tài trợ cho dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng -(Tamnhin.net) - Citibank Việt Nam thông báo đã thu xếp thành công khoản vay tín dụng xuất khẩu cho gói...

Nhập siêu trở lại!
TP - Cảnh báo trên được đưa ra từ kết quả khảo sát gần 9.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước, của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhằm đánh giá số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011.
TP - Khoảng ba năm nay, nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) mở ra cánh đồng khoai lang bạt ngàn, xuất khẩu sang Trung Quốc, còn đi thuê đất ở nhiều nơi khác để trồng. Diện tích, sản lượng khoai lang ở huyện Bình Tân tăng mạnh trong 3 năm qua.
Cân nhắc khi cho mở casino - “Đổi đời” casino: Quảng Ninh có trở thành ...? --Doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh (VOV).Cân nhắc khi cho mở casino (TVN). - Casino: ‘Disneyland của người lớn’? (VEF).


(Tamnhin.net) - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại một cách trông thấy và khủng hoảng ở nước này có thể nhanh chóng biến thành khủng hoảng toàn cầu, nếu Bắc Kinh không thay đổi mô hình kinh tế hiện hành.



- uh, Mafiovi mách bài khác, ý khác ... mời cả nhà ..
McKinsey to Vietnam: Get CrackingBy Patrick Barta
-McKinsey: Việt Nam không tăng tốc cải cách sẽ tụt hậu xa-(VEF.VN) - Trong báo cáo mới đây, các chuyên gia của McKinsey & Company đã đưa ra thông điệp, Việt Nam cần tăng tốc cải cách nếu không sẽ bị tụt hậu.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nhà nước
Trong một báo cáo mới ra tuần qua, Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey đã kết luận, Việt Nam cần hành động nhiều hơn để cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tăng năng suất lao động. Những vấn đề thách thức đó nếu không được thực hiện có thể kìm hãm sự phát triển của Việt Nam trong vài năm tới.
Báo cáo cũng cho biết, hai động lực chính cho sự phát triển kinh tế nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây gồm: lực lượng lao động ngày càng tăng và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang những khu vực kinh tế giá trị gia tăng cao hơn như sản xuất và dịch vụ. Những khu vực này thu hút nhiều lao động có tay nghề hơn so với làm nông nghiệp và đóng góp 2/3 GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010.
Nhưng hiện tại, hai động lực này có nguy cơ yếu dần. Do Việt Nam có dân số trẻ, tốc độ phát triển lực lượng lao động đang chậm lại ở mức 0,6%/năm trong suốt một thập kỷ qua trong khi từ năm 2000 đến 2010, tốc độ phát triển lực lượng lao động luôn giữ ở mức 2,8%/ năm. Hơn nữa, cũng không thể trông chờ vào lượng lao động di cư, chuyển từ lao động đồng áng sang làm việc trong các nhà máy để tăng năng suất vì quá trình chuyển dịch đó đã gần như hoàn tất.
Ảnh: AFP
Tăng năng suất lao động
Báo cáo cho biết, một biện pháp để xử lí vấn đề này là Việt Nam phải tìm ra nhiều cách khác để đẩy mạnh thêm 50% năng suất lao động, từ 4,1% lên 6,4%, nếu chính phủ muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-8% tới năm 2020. Nếu không đạt được mức tăng năng suất như vậy, tốc độ phát triển của Việt Nam sẽ chỉ dừng ở mức 4,5-5%. Đây là con số không tối, nhưng dưới mức mà nhiều nhà kinh tế kỳ vọng Việt Nam cần đạt được để tăng thu nhập và mức sống của người dân.
"Cải cách cơ cấu đi vào chiều sâu trong nội bộ nền kinh tế cùng những cam kết mạnh mẽ, ổn định của những nhà lập sách và giới doanh nghiệp cũng sẽ rất cần thiết" để đạt được mục tiêu tăng trưởng năng suất, báo cáo chỉ rõ.
Những đổi mới cần thiết bao gồm các biện pháp nhằm khuyến khích đổi mởi trong kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vốn đóng góp 40% sản lượng kinh tế của Việt Nam nhưng trong nhiều trường hợp, vẫn mang tiếng là hoạt động thiếu hiệu quả. Mặc dù các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bàn bạc nhiều để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhà nước sao cho hiệu quả hơn, thậm chí là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,  những nỗ lực đó đến nay vẫn chưa đủ để đáp ứng được những mục tiêu mà các nhà kinh tế đề xuất.
Những đổi mới khác bao gồm đưa Việt Nam trở thành trung tâm gia công phần mềm toàn cầu, nâng cấp công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế như đánh bắt cá, mở rộng hạ tầng viễn thông và điện lưới, cải thiện giáo dục để có thêm nhiều lao động chất lượng cao, khuyến khích các nhà máy đi theo hướng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn.
Vào thời điểm này, giá trị xuất khẩu của Việt Nam còn khá thấp so với những nước khác trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
Ảnh: AFP
Những nguy cơ dài hạn
McKinsey cũng chỉ ra những nguy cơ dài hạn cho kinh tế Việt Nam, bao gồm sự thiếu minh bạch và mở rộng cho vay ồ ạt của các ngân hàng, khiến nền kinh tế dễ bị tác động bởi những biến động trong khu vực tài chính. Các ngân hàng đã mở rộng việc cho vay lên tới 33% trong 10 năm qua, mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mặc dù số liệu cũng cho thấy nợ xấu không phải là vấn đề nghiêm trọng, McKinsey cũng như nhiều chuyên gia khác vẫn cho rằng ngay cả những số liệu mới nhất cũng chưa hẳn đã chỉ rõ những vấn đề đang tồn tại.
Các nhà lâp sách cho rằng thông tin mà các chuyên gia của McKinsey đưa ra không có gì mới. Ông Võ Trí Thành, Phó GĐ Viện Quản lí Kinh tế TƯ cho biết, "Tôi hoàn toàn đồng ý với những gì báo cáo đã chỉ ra. Tuy nhiên, đấy không phải là những phát hiện mới. Việc Việt Nam nên bắt đầu từ đâu, và nên làm như thế nào vẫn là một câu hỏi còn đó".

HỌC VIỆN MCKINSEY KHUYÊN VIỆT NAM: CẦN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, 02/27/2012 -Trong một báo cáo mới xuất bản tuần qua, chi nhánh nghiên cứu của Học viện Thế giới McKinsey - đã kết luận rằng Việt Nam cần phải làm thêm để thay đổi lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy năng suất lao động cùng với những bước đi khác - những biện pháp đầy thách thức mà nếu không tiến hành, có thể làm mức tăng trưởng của Việt Nam nằm dưới mức trung bình trong nhiều năm tới.


-The New Asian Tiger?-Ten things you didn't know about Vietnam's rise.
(Cảm ơn Mafiovi mách bài)

VIỆT NAM: MỘT CON HỔ CHÂU Á MỚI?


Nguồn: Marco Brew, Richard Dobbs - Foreign Policy
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
23.02.2012
Rõ ràng đã có nhiều đổi thay ở Đông nam Á kể từ sau cuộc chiến Việt Nam. Việt Nam đã tự chuyển hoá trong 25 năm qua. Năm 2007, Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nó đã trở thành một nơi thu hút đầu tư nước ngoài và đang chuyển hoá nhanh chóng từ một nền kinh tế nông nghiệp trở thành một nền kinh tế chú trọng vào sản xuất và dịch vụ giá trị cao. Nhưng nếu Việt Nam muốn giữ tỉ lệ tăng trưởng nổi bật của mình lâu dài, nó cần phải thúc đẩy lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ vào những năm tới.
Dưới đây là 10 tóm tắt từ báo cáo của Học viện McKinsey Global "Giữ nhịp tăng trưởng bền vững tại Việt Nam: Thách thức về năng suất” có thể khiến bạn ngạc nhiên.
1. Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng hơn bất kỳ nền kinh tế nào tại châu Á ngoại trừ Trung Quốc
Việt Nam, một đất nước từng bị chiến tranh tàn phá, hiện đã trở thành một trong những câu chuyện thành công về kinh tế tại Châu Á trong vòng một phần tư thế kỷ qua. Kể từ khi Đảng Cộng sản bắt đầu quá trình cải cách với tên gọi “Đổi mới” vào năm 1986, quốc gia này đã tháo bỏ những rào cản đối với thương mại và hướng đi của nguồn vốn, mở rộng kinh tế hơn cho lĩnh vực tư nhân. Trong giai đoạn này, nền kinh tế đã phát triển nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào ở châu Á ngoại trừ Trung Quốc, với tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân vào mức 5,3% mỗi năm. Mức tăng trưởng này đã tiếp tục bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á ở thập niên 1990 cũng như cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu gần đây (nền kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm từ 2005-2010) -- một kỷ lục mạnh mẽ hơn nhiều nền kinh tế khác ở châu Á có được.
2. Việt Nam đang bước ra khỏi ruộng đồng
Kinh tế Việt Nam không còn quanh quẩn với nông nghiệp. Trên thực tế, đóng góp của nông nghiệp vào GDP quốc gia đã bị cắt giảm phân nửa từ 40% xuống còn 20% chỉ trong vòng 15 năm, một chuyển đổi nhanh chóng hơn nhiều so với những nền kinh tế châu Á khác. Một chuyển biến tương tự phải mất đến 29 năm ở Trung Quốc và 41 năm ở Ấn Độ.
Trong vòng 10 năm qua, phần lượng việc làm nông nghiệp toàn quốc đã giảm 13%, trong khi phần lượng việc làm công nghiệp tăng 9,6% và dịch vụ tăng 3,4%. Sự chuyển đổi lao động từ kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ đã đóng góp mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam vì sự khác biệt về năng suất giữa các lĩnh vực này. Kết quả là, đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP đã giải 6,7% trong khi đóng góp công nghiệp tăng 7,2% trong vòng 10 năm qua.
3. Nhưng Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu tiêu, hạt điều, gạo và cà phê hàng đầu thế giới
Việt Nam là nhà xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu của thế giới với 116.000 tấn vào năm 2010 và cũng đã đi đầu thế giới trong xuất khẩu hạt điều trong suốt 4 năm liền. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan và chỉ sau Brazil trong việc xuất khẩu cà phê với sản lượng tăng gần gấp ba chỉ trong vòng bốn năm. Việt Nam đứng thứ năm thế giới về sản xuất trà và thứ sáu về xuất khẩu thuỷ sản như cá da trơn, mực, tôm và cá ngừ.
4. Việt Nam không phải là “Trung Quốc+1”

Giá lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc đã thúc đẩy một số chủ xí nghiệp chuyển khâu sản xuất sang Việt Nam, vốn đang có nguồn lao động giả rẻ dồi dào. Xu hướng này đã thúc đẩy thêm những thảo luận giữa các Tổng giám đốc về việc Việt Nam đang trở thành điểm tựa lớn sắp tới cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu ở châu Á -- một phiên bản nhỏ hơn của Trung Quốc, hay Trung Quốc+1.
Nhưng Việt Nam thì rất khác biệt với Trung Quốc trong hai khía cạnh. Trước hết, nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi động lực tiêu thụ cá nhân nhiều hơn Trung Quốc. Mức tiêu thụ bởi mỗi gia đình chiếm đến 65% GDP của Việt Nam -- một tỉ lệ cao bất thường tại châu Á. Ngược lại, tại Trung Quốc, mức tiêu thụ chỉ chiếm có 36% GDP.
Thứ hai, trong khi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu và mức độ đầu tư vốn cao bất thường, nền kinh tế Việt Nam thì cân bằng hơn nhiều giữa sản xuất và dịch vụ, với mỗi lĩnh vực chiếm khoảng 40% GDP. Tăng trưởng của Việt Nam có nền tảng rộng hơn với những lợi thế cạnh tranh trên khắp khu vực kinh tế. Trong 5 năm qua, sản lượng công nghiệp (bao gồm cả xây dựng, sản xuất, khai thác mỏ và cung cấp điện nước) và lĩnh vực dịch vụ đã tăng trưởng ở mức 8% hàng năm.
5. Việt Nam là nơi hấp dẫn đầu tư nước ngoài
Việt Nam nằm trong danh sách những thị trường đang lên hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Những thăm dò bởi bộ thương mại và đầu tư Anh Quốc và Cơ quan Kinh tế đã đều xếp hạng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất trong những thị trường đang lên đối với đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉ sau bốn nước trong khối BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài trực tiếp có đăng chỉ đổ vào Việt Nam đã tăng từ 3,2 tỉ Mỹ kim vào năm 2003 lên đến 71,7 tỉ Mỹ kim vào năm 2008 trước khi bị giảm xuống 21,5 tỉ trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu 2009.
Ở lĩnh vực này, một lần nữa Việt Nam cũng khác với Trung Quốc. Gần 60% Đầu tư nước ngoài trực tiếp ở Trung Quốc được đổ vào lĩnh vực sản xuất thủ công, so với chỉ 20% tại Việt Nam. Tại Việt Nam, đa phần lượng đầu tư còn lại được chú trọng vào khai thác mỏ, dầu và khí đốt (40%) và bất động sản (15-20%), phản ánh sức tăng trưởng nhanh chóng của ngành kỹ nghệ du lịch tại Việt Nam. Con số du khách ngoại quốc đến Việt Nam đã tăng 1 phần 3 từ năm 2005.
6. Cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam tiến bộ hơn Philippines hoặc Thái Lan
Việt Nam đã bắt đầu có những đầu tư quan trọng vào cơ sở hạ tầng. Nhiều du khách đến Việt Nam vẫn xem hệ thống đường xá của quốc gia này thì rất đơn giản. Nhưng, với giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay của mình, Việt Nam đang bổ sung cơ sở hạ tầng đường bộ với một tốc độ cao. Mật độ đường bộ đã đạt đến 0,78 ki lô mét trong mỗi ki lô mét vuông vào năm 2009, vốn cao hơn mật độ đường bộ tại Philippines hoặc Thái Lan, những nơi vốn phát triển hơn Việt Nam. Cũng trong cùng năm, mạng lưới điện đã phủ hơn 96% diện tích quốc gia. Những bến cảng hàng hoá như Dung Quất và Cái Mép và những sân bay tại Đà Nẵng và Cần Thơ đã tăng cường kết nối với toàn thế giới.
7. Giới trẻ Việt Nam đang nối mạng
Dân số Việt Nam trẻ, có trình độ cao và ngày càng nối mạng nhiều. Thuê bao di động tại Việt Nam tăng gần 70% mỗi năm từ 2000 - 2010 so với ít hơn 10% mỗi năm tại Hoa Kỳ trong cùng thập niên. Đến cuối năm 2010, Việt Nam có 170 triệu người thuê bao điện thoại, trong đó có 154 triệu người dùng di động.
Tầng xuất xâm nhập mạng của Việt Nam ở mức 31%, ít hơn nhiều so với những nước châu Á khác như Malaysia (55%) và Đài Loan (72%). Nhưng điều này đang thay đổi nhanh chóng. Thuê bao đường truyền mạng băng rộng tại Việt Nam tăng từ 0,5 triệu vào năm 2006 lên đến khoảng 3,8 triệu vào năm 2010, cùng năm khi thuê bao di động tốc độ 3G đạt 7,7 triệu. Một khi cơ sở hạ tầng viễn thông đuổi kịp, tầng số sử dụng di động và mạng chắc chắn sẽ bùng nổ. Đã có đnế 94% người sử dụng mạng truy cập tin tức trực tuyến. Hơn 40% người dùng truy cập mạng mỗi ngày.
8. Việt Nam đang trở thành địa điểm tốt nhất để chuyển dịch vụ và sản xuất ra nước ngoài
Việt Nam đã mướn hơn 100 nghìn người trong lĩnh vực thuê mướn và phục vụ bên ngoài, đến nay đã có được thu nhập hơn 1,5 tỉ Mỹ kim mỗi năm. Một số tập đoàn đa quốc gia đã thiết lập hoạt động tại Việt Nam, bao gồm Hewlett-Packard, IBM và Panasonic. Trên thực tế, quốc gia này đang có tiềm năng trở thành một trong 10 địa điểm lý tưởng nhất của lĩnh vực này nhờ thành phần sinh viên vừa ra trường tương đối trẻ (các trường đại học đưa 257 nghìn thanh niên tham gia vào lực lượng lao động mỗi năm) và lương tương đối thấp. Một lập trình viên tại Việt Nam có thể được thuê với giá rẻ hơn 60% giá thuê tại Trung Quốc, trong khi những nhân viên xử lý dữ liệu và đánh máy ghi âm tại Việt Nam chỉ tốn 50% giá lương so với tại Trung Quốc.
Dịch vụ và sản xuất bên ngoài tại Việt Nam có thể tạo ra thu nhập hàng năm vào khoảng 6 - 8 tỉ Mỹ kim, đa số có mục đích xuất khẩu -- nếu có đủ nhu cầu và Việt Nam có thể bảo đảm đáp ứng được nhu cầu này. Lĩnh vực có thể trở thành một guồng máy tạo công việc tại các khu đô thị, mướn thêm khoảng 600 nghìn đến 700 nghìn người vào năm 2020 và đóng góp từ 3% đến 5% vào mức tăng trưởng GDP.
9. Các ngân hàng tại Việt Nam đang cho vay với tốc độ nhanh hơn so với tại Trung Quốc, Ấn Độ hoặc các nước khối ASEAN
Tổng số nợ ngân hàng tồn đọng ở Việt Nam trong vòng mười năm qua đã tăng 33% vào năm nay -- một tỉ lệ tăng mạnh hơn so với ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc ở bất kỳ quốc gia thành viên khác trong khối ASEAN. Đến cuối năm 2010, trị giá các nợ tồn đọng đã đạt đến khoảng 120% của GDP, so với 22% vào năm 2000. Mặc dù điều này có thể là dấu hiệu của một tính năng động mới trong nền kinh tế Việt Nam, được bôi trơn bởi việc mở rộng hệ thống ngân hàng, vẫn còn tồn đọng nỗi lo rằng một sự đi lên liên quan đến nợ xấu có thể dẫn đến sự căng thẳng kinh tế trầm trợng tại Việt Nam (như nó đã xuất hiện ở những nơi khác) và bắt buộc chính phủ phải can thiệp vào lĩnh vực tài chính để bảo vệ người cho vay, hệ thống ngân hàng và cuối cùng là người đóng thuế.
10. Lợi thế dân số của Việt Nam đang yếu đi
Từ 2005 đến 2010, lực lượng lao động trẻ Việt Nam nhanh chóng tăng lên và rời khỏi lnh vực nông nghiệp đã góp tăng nhân đôi tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam. Một phần ba còn lại đến từ hiệu quả sản xuất. Nhưng giờ đây hai động cơ thúc đẩy tăng trưởng đang yếu dần. Dữ liệu chính thức dự đoán rằng lực lượng lao động sẽ sút giảm vào khoảng 0,6% mỗi năm trong thập niên tới, so với mức tăng 2,8% hàng năm từ 2000 đến 2010. Và dường như việc chuyển dịch từ đồng ruộng sang nhà máy khó có thể tiếp tục ở tốc độ mà chúng ta từng chứng kiến trước đây.
Việc năng cao hiệu quả sản xuất vì thế phải cần bù đắp sự thiếu hụt này nếu Việt Nam muốn giữ nguyên tỉ lệ tăng trưởng lịch sử này. Đúng hơn là tỉ lệ tăng trưởng về thành quả lao động trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ cần phải tăng hơn 50% từ 4,1% lên 6,4% mỗi năm để nền kinh tế bắt kịp mục tiêu tăng trưởng hàng năm ở mức 7 - 8% của chính phủ vào năm 2020. Nếu việc tăng trưởng sản lượng này không đạt được, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chắc chắn sẽ suy giảm từ 4,5 - 5% mỗi năm. Ở nhịp độ này, GDP của Việt Nam vào năm 2020 sẽ thấp hơn 30% nếu nó vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 7% mỗi năm.
* * *
Việt Nam có rất nhiều sức mạnh tiềm ẩn -- một lực lượng lao động trẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và sự ổn định chính trị. Nếu nó hành động dứt khoát để đối diện những nguy cơ ngắn hạn và theo đuổi một lịch trình tăng trưởng dẫn đầu bởi sản lượng, nó có thể có được một thời kỳ tăng trưởng và thịnh vượng thứ hai.
Marco Breu leads McKinsey & Company's Hanoi office.


Richard Dobbs is a McKinsey director based in Seoul and a director of the McKinsey Global Institute, the business and economics research arm of McKinsey.

Việt Nam – Con hổ Châu Á mới? (Tầm nhìn/ Foreign Policy). – The New Asian Tiger?(Foreign Policy).

--Báo cáo của công ty tư vấn McKinsey về Việt Nam: Taking Vietnam’s economy to the next level(McKinsey Feb 2012) ◄◄ TOÀN VĂN BÁO CAO (File lớn: 1.6MB)Sustaining Vietnam's Growth: The Productivity challenge 



VIỆT NAM ĐÌNH CHỈ NHỮNG DỰ ÁN CAO ỐC



Nguồn: Ben Bland - The Financial Times


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ


23.02.2012


Những bản vẽ kiến trúc muốn toà nhà BIDV Tower cao 40 tầng, biểu tượng mới nhất của sức mạnh kinh tế Việt Nam, vươn lên một cách tao nhã trên nền trời của Thành phố Hồ Chí Minh.


Nhưng thực tế thì không cao sang như thế. Trong một thị trường bất động sản đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền kinh tế bất ổn định, việc xây dựng công trình, được hậu thuẫn bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam của chính phủ, đã bị đình chỉ. Khu đất thượng hạng trong thủ đô thương mại của Việt Nam là một trong những khu xây dựng bị thất bại và đang bị biến thành những bãi giữ xe tạm thời, nơi các nhân viên văn phòng trả 5 nghìn đồng ($0,24) mỗi ngày để đậu xe gắn máy.


Với tỉ giá lãi xuất vay hàng năm tăng hơn 20% vào năm ngoái nhằm chống lại tỉ lệ lạm phát cao nhất ở châu Á, thị trường bất động sản vốn từng thăng hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh đang đóng băng và giá bị suy sụp. Giá thuê văn phòng hạng nhất đã tụt từ trên 80 Mỹ kim một mét vuông mỗi tháng trong giai đoạn 2007-2008 xuống dưới 30 Mỹ kim, mặc dù nó vẫn cao hơn những thành phố phát triển hơn trong khu vực như Bangkok và Kuala Lumpur. Với việc nhiều nhà xây dựng không còn tiền, sự tăng vọt của các món nợ xấu đã làm hệ thống ngân hàng thiếu vốn của Việt Nam đến bờ vực khủng hoảng.


Hàng trăm công trình đang xây dựng trên khắp Việt Nam đang trong tình trạng “ngủ đông”, theo lời của Marc Townsend, giám đốc điều hành chi nhánh Việt Nam của CB Richard Ellis, một công ty bất động sản quốc tế.


Những doanh nghiệp nhà nước, đa số đã dự tính xây dựng những toà cao ốc bằng những món nợ lãi thấp và ưu đãi về đất đai từ nhà nước, đã bị ảnh hưởng và giới tư nhân cũng nằm trong tình trạng tương tự.


Phan Thu Hà, một nội trợ 40 tuổi vừa mua một căn hộ tại khu chung cư Botanic Towel ở quận Phú Nhuận vào năm 2010, là một trong những nhà đầu tư loại nhỏ hiện đang bị thua lỗ nặng. “Tôi thật thất vọng,” bà nói. “Một người bạn từ Hà Nội vừa vào đây và mua một căn hộ tại Botanic Towel nhưng chị ta lại trả ít hơn rất nhiều so với lúc tôi mua năm 2010.”


Sự mất cân đối trong thị trường bất động sản tại Việt Nam là triệu chứng của một tình trạng bất ổn rộng lớn hơn đang ảnh hưởng đến nền kinh tế.


“Năm ngoái là năm tồi tệ nhất trong 20 năm qua,” Đặng Thành Tâm, một trong những người giàu có nhất của thế hệ tài phiệt đầu tiên và năm ngoái là đại biểu quốc hội đang bị đảng Cộng sản kiểm soát nói. “Doanh nghiệp không thể sống với lãi suất 25-30%, vì thế nhiều công ty đã phá sản.”


Với việc mở cửa kinh tế trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đạt được tỉ lệ tăng trưởng cao nhất tại châu Á chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng, được thúc đẩy việc mở rộng tín dụng, cơn bùng nổ đã trả giá bằng sự bất ổn kinh tế.


Từ khi chính quyền bắt đầu một cách chậm trễ trong việc thắt chặt tín dụng 12 tháng trước, tỉ lệ lạm phát thường niên đã chậm lại vào mức 17% vào tháng Giêng và nạn trượt giá của đồng nội tệ đã đứng lại.


Dù thế, “cả giới đầu tư cũng như người dân Việt Nam nói chung vẫn cẩn trọng,” Theo Trinh Nguyen, một kinh tế gia của HSBC tại Hồng Kông. Bà dự đoán rằng tổng sản lượng nội địa sẽ tăng 5,7% trong năm nay, giảm từ 5,9% trong năm 2011 - thấp nhiều so với xu hướng tăng trưởng hơn 7% hằng năm vốn đã hấp dẫn giới đầu tư quốc tế trong những năm trước 2007.


Một rủi ro lớn đến từ lĩnh vực ngân hàng mà cơ quan xếp hạng điểm tín dụng Moody đã cảnh báo vào tháng này sẽ “bị ảnh hưởng lớn từ những cú sốc bên ngoài vì nên kinh tế quốc gia tương đối kém đa dạng và hệ thống tài chính yếu kém.”


Ngân hàng trung ương dự định sẽ đóng cửa hoặc tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém trong năm nay nhưng vẫn chưa giải thích sẽ đối phó với một lượng lớn những món nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.


“Các ngân hàng không muốn tuyên bố nợ xấu vì thế họ chịu trả ngay hoặc tái cơ cấu để có kết quả tốt hơn,” Fraser Wilson, người điều hành quĩ bất động sản trị giá 90 triệu Mỹ kim trên thị trường London của Dragon Capital, một tập đoàn quản lý đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.


Ông Tâm, có tập đoàn Saigon Invest chuyên đầu tư vào các ngành bất động sản, ngân hàng và viễn thông, tin rằng nền kinh tế sẽ “tích cực hơn trong năm nay.” Ông tiên đoán rằng tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống hàng đơn vào cuối năm nay, cho phép nhà nước cắt giảm tỉ lệ lãi suất.


Nhưng các nhà kinh tế lại nói rằng chính quyền phải cưỡng lại áp lực nhằm mở rộng tín dụng quá nhanh nếu không lạm phát sẽ tăng lại, cản trở việc phục hồi sự ổn định kinh tế và ảnh hưởng đến dân nghèo.
-Vietnam parks its skyscraper projects (Financial Times)-With annual lending rates increased to more than 20 per cent last year to fight inflation, the property market in Ho Chi Minh City seized up-Does the 21st Century Need to Be an 'American Century?' TIME-Though the Republican presidential hopefuls are still duking it out amongst themselves, it seems the GOP has already thrown down the gauntlet on foreign policy - Nguyễn Duy Vinh: Ba nguyên nhân khiến cho Việt Nam không thể chống tham nhũng (BoxitVN). -: -chưa có tính độc lập của hệ thống luật pháp, tự do báo chí và sự sợ hãi   .

Thực tế tại nhiều KCN, KCX: Vì sao người lao động nản lòng? (ĐĐK 23-2-12)
“Bà hỏa” rình rập các chợ (SGGP 23-2-12) -- Cũng nên xin chỉ thị của Thủ tướng về việc này
Vietnam equities: attractive but tricky (FT 23-2-12)

-  PGS.TS Hoàng Trần Hậu, thường trực ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu DNNN của Bộ Tài chính: Chống lợi ích nhóm khi tái cơ cấu (TT).
Petrolimex thu hẹp 3/4 đầu mối (TT). - Tập đoàn dầu khí treo nợ ngân sách, nhập nhèm đất đai… (TN).- Dự kiến đưa gas vào mặt hàng bình ổn (PLTP).- “Bảo bối” chống thiếu điện mùa hè (TN).
Thanh khoản ngân hàng nguy hiểm hơn lạm phát (VEF).  – Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất (NLĐ).   - Lo giống Sacombank, doanh nghiệp phòng thủ (NDHMoney/VEF). –Sacombank tăng trưởng tín dụng âm 2% trong năm 2011 (DT).
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 400.000 đồng/lượng (TN). - Lãi suất huy động vàng tăng lại (TBKTSG). - Dân đầu tư đang từ bỏ vàng? (VEF).
Tăng tiền “lại quả”! (NLĐ).- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ (PLTP).  – VN đề nghị mở các cuộc tham vấn với Mỹ về vấn đề tôm xuất khẩu  –   (VOA).


Hoan hô phở! Vietnam's Great Culinary Gift to the U.S... and Where to Find the Best Bowl of It! (Huffington Post 23-2-12)
---Nam Sudan trục xuất doanh nhân Trung Quốc (TN).

Playboy và Paul Krugman (Nguyễn Vạn Phú).

---

Tổng số lượt xem trang