Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 22: KHÔNG CÓ CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH CÓ MẶT TẠI NƠI CƯỠNG CHẾ

-Nguồn:
--GỬI CHỊ THƯƠNG-Huỳnh Văn Úc
Chị là Nguyễn Thị Thương
Và anh là Đoàn Văn Vươn
Yêu nhau lấy nhau
Tên có phải cùng vần không nhỉ ?
Lấn biển ngăn đầm, sức người bền bỉ
Dựng cơ đồ với sức mạnh tình yêu.
Vậy mà giờ chỉ còn ngôi lều
Dựng trên đống điêu tàn đổ nát
Trên nóc lều chị treo lá cờ

Lá cờ bay
Trong nắng hồng, trong mưa phùn lạnh buốt
Chị nghĩ gì khi dựng cờ Tổ quốc
Hỡi chị Thương!
Và bây giờ đến ngôi lều cũng không còn
Bàn thờ, bát hương bị quăng xuống nước
Không còn cả lá cờ Tổ quốc
Tại sao lại như thế
Hỡi chị Thương!
Chúng là ai mà hành xử bất lương
Với một người đàn bà nhỏ bé
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Vững lòng tin lên nhé
Hỡi chị Thương!
Theo trannhuong.com- (Cảm ơn bạn Minh Hoang Thi gửi đường dẫn)


-CƯỠNG CHẾ ĐẤT Ở CAMPUCHIA: DÂN LÀNG BẮT GIỮ CON TIN
Nguồn: Tep Nilmol - The Phnom Penh Post
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Lời người dịch: Qua bản tin ngắn này từ nước láng giềng, ta không khỏi so sánh với sự kiện Đoàn Văn Vươn tại Việt Nam, từ việc hành xử của chính quyền địa phương cho đến cách giải quyết vấn đề của hai bên. Nó cũng khiến ta lưu ý đến cách đưa tin khách quan, tìm hiểu hai mặt của vấn đề của phóng viên tờ Phnom Penh Post so với một số tờ báo trong nước khi vụ Tiên Lãng vừa xảy ra.
23.02.2012
Việc giải toả đất ở đồn điền cao su Ratanakkiri đã bị đình chỉ sau khi hơn 300 người dân tộc thiểu số làng Tumpoun bắt giữ bốn nhân viên bảo vệ và một viên chức của công ty, trói họ lại và giữ làm con tin vào hôm thứ Ba, các quan chức của công ty cho biết vào hôm qua.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Jing Zhong Ri Cambodia đã được huyện Lumphat cho phép hợp đồng sang nhượng 9 nghìn hecta “khu vực sử dụng lâu dài” Ratanakkiri trong vòng 70 năm vào tháng Năm và vừa qua đã bắt đầu khai quang khu vực này.
Những người dân làng Tumpoun nói rằng công ty này không có quyền san bằng ruộng đất của họ.
Sáng thứ Ba, họ đã phát động một cuộc tấn công vào khuôn viên công ty JZR, phá tan một máy ủi và một chiếc xe khác trước khi tiến vào văn phòng môi trường của công ty, cảnh sát trưởng huyện Lumphat là Suoy Phay nói với phóng viên tờ Post.
Đại diện dân làng là Tuy Nheb nói rằng khi người dân tiến tới, một nhân viên môi trường và các bảo vệ đã bắn chỉ thiên và dùng súng đe doạ họ.
Thay vì giải tán, những người dân làng trang bị gậy gộc, dao vào liềm, đã xáp vào nhân viên môi trường và các nhân viên bảo vệ, bắt giữ cả năm người vào 10 giờ sáng, các dân làng và chính quyền cho biết.
Souy Phay nói rằng dân làng đã bắt giữ năm nhân viên của công ty tại một ngôi nhà công cộng và trói tay họ lại, giữ làm con tin.
Những người dân tộc thiểu số trong làng sau đó đã phá tan văn phòng của nhân viên môi trường và yêu cầu công ty phải chấm dứt san bằng đất ruộng của họ ngay lập tức.
“Các nhân viên công ty cuối cùng đã được trả tự do khoảng vào giữa trưa hôm thứ Ba sau cuộc hoà giải thành công giữa dân làng và chính quyền địa phương,” Suoy Phay nói.
“Việc dân làng tự ý bắt giữ các viên chức công cộng là bất hợp pháp , vì không có phán quyết của toà, và hành động này được xem là bắt người bất hợp pháp,” ông nói.
Hai nhân viên bảo vệ bị bắt giữ cũng là nhân viên cảnh sát địa phương bán thời gian và hai người kia là lính bán thời gian của Quân đội Hoàng gia Cambodia.
Đến khi bài báo được đăng, toà án địa phương vẫn chưa đưa ra trát đòi bắt giữ bất kỳ người dân làng nào và không một người dân làng hoặc những nhân viên bị bắt làm con tin cũng như công ty đã chính thức đệ đơn kiến nghị với chính quyền.
Nhân viên quản lý của công ty là Chlay Em đã nói với tờ Post ngày hôm qua rằng việc đình chỉ quá trình san bằng khu đất được chuyển nhượng cho công ty sẽ được giữ nguyên cho đến khi chính quyền địa phương và dân làng đạt được một giải pháp nhằm tránh thêm bạo lực.
“Người dân làng quá dại dột, vì công ty này đầu tư nhằm tăng cường phát triển đất nước,” Chhay Em nói.
“Bất kỳ sự phá huỷ nào đối với tài sản công ty cũng là sự phá huỷ đất nước họ, và những gì chúng tôi làm đều theo đúng luật lệ.”
Đại diện làng Tumpoun là Tuy Nheb nói rằng việc bắt giữ là một hành động tuyệt vọng nhằm ngăn chặn công ty san bằng đất của họ và để trả đũa khi họ bị nổ súng đe doạ.
“Dân làng chỉ muốn bảo vệ đất của mình, việc này không phải là bất hợp pháp,” Tuy Nheb nói.
Pen Bunna, điều phối viên của tổ chức nhân quyền Adhoc nói rằng công ty chưa có giấy phép san bằng đất san nhượng và chỉ được chính quyền cho phép tiến hành một nghiên cứu đầu tư.
“Giải pháp chỉ có được sau khi dân làng bạo loạn, và nó tạo ra một tấm gương tốt cho tất cả các cộng đồng khác để phản đối sau khi ước nguyện của họ bị chính quyền địa phương cũng như cơ quan lập pháp phớt lờ,” Pen Bunna nói.
“Vì thế, tôi đề nghị chính quyền nên giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.”


Nóng trong ngày: Xử lý đúng người vụ Tiên Lãng (VNN).-  - Cách chức Chủ tịch, phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng (VNN). - Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng(SGGP). – Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng (NLĐ). –Cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Tiên Lãng (PLTP). – Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng(TT). – Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng(DT).  –Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (ND). – Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (SGGP). – Công bố quyết định kỷ luật lãnh đạo Tiên Lãng (VTV). – Công bố quyết định kỷ luật lãnh đạo Tiên Lãng  (TTXVN).  – Bị cách chức Chủ tịch, ông Lê Văn Hiền xin lỗi nhân dân (GDVN). – Bị cách chức, cựu Chủ tịch Tiên Lãng hối lỗi(Đất Việt). -



VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 23: LÃNH ĐẠO HẢI PHÒNG, SAO THẾ? (Nguyễn Quang Vinh). –- Lãnh đạo CLB Bạch Đằng:  ‘Bí thư Thành ủy Hải Phòng không nói trái kết luận của Thủ tướng’ (TP).  Hội đồng CLB Bạch Đằng (Hải Phòng) đã có công văn khẳng định, việc một số đảng viên lão thành đề nghị xem xét Bí thư Thành ủy Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng không phải ý kiến của số đông hội viên CLB này.– - Phỏng vấn nhà báo Phan Mai, báo PLTP: Các vụ cản trở nhà báo kể cả Tiên Lãng   –   (BBC). - Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho ông Đoàn Văn Vươn (GDVN).- Phỏng vấn LS Lê Đức Tiết: Ông Đoàn Văn Vươn phạm tội gì?   –   (RFA).  



-VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 22: KHÔNG CÓ CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH CÓ MẶT TẠI NƠI CƯỠNG CHẾ-Blog Cu Vinh-
Thông tin phải trung thực. Nhất là vào lúc này, nói phải có chứng cứ rõ ràng. Cu Vinh quan niệm thế. Dù với ông Nguyễn Văn Thành, Cu Vinh đã dành nhiều thông tin để chỉ rõ sai phạm và trách nhiệm của ông Thành trong vụ Tiên Lãng, nếu Trung ương xử lý đàng hoàng, chắc chắn Bí thư Nguyễn Văn Thành phải bị kỷ luật nặng nhất là cách chức. Tuy nhiên không vì thế mà đưa những thông tin không chính xác, những thông tin bịa đặt hoặc không được kiểm chính, làm ảnh hưởng đến sự trong sáng trong cuộc đấu tranh đang rất căng thẳng và đầy tính giằng co này.
BBC dẫn lời ông Luân ở Chi hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng nói, Bí thư Thành có mặt chỉ đạo cưỡng chế là thông tin sai.


Thông tin đó làm nóng rực cư dân mạng.
Mình nghĩ, nếu thực sự Bí thư Thành có mặt chỉ huy cưỡng chế nữa thì…thôi rồi Lượm ơi.
Cộng tác viên của Cu Vinh và chính Cu Vinh đã mất một ngày kiểm chứng, gặp nhiều người có mặt hôm đó, khẳng định thời điểm cưỡng chế không có mặt Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành.
Cu Vinh trực tiếp hỏi ông Luân, ông Luân xác nhận, tại thời điểm cưỡng chế ông Luân cũng không có mặt, và chỉ nghe có người nói lại thế.
Lại có thông tin, hôm đó có mặt ông Đỗ Trung Thoại chứ không phải ông Thành. Thông tin này cũng chỉ nghe nói, không được kiểm chứng.
Một ủy viên thường vụ thành ủy cho Cu Vinh biết: Khi tại xã Vinh Quang đang tiến hành cưỡng chế theo kế hoạch, thường vụ thành ủy đang họp dưới sự chỉ đạo của Bí thư Thành.
Thông tin này trùng hợp với thông tin trong buổi tiếp xúc với Cu Vinh cách đây mấy chục hôm, đại tá Đỗ Hữu Ca trong câu chuyện của mình kể có đoạn:” Tôi đang họp thường vụ Thành ủy do Bí thư Nguyễn Văn Thành chủ trì thì nhận được điện thoại đội cưỡng chế có người bị thương vì người dân tấn công bằng mìn tự tạo và bắn đạn hoa cải. Tôi xin anh Thành nghỉ họp và lên đường xuống hiện trường …”
Mình đề nghị BBC cải chính.
Trởi lại vụ việc Tiên Lãng.
Có một chuyện bi hài xảy ra ở xã Vinh Quang. Thành phố Hải Phòng là một trong những địa phương được thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân huyện, chỉ còn hội đồng nhân dân xã và Hội đồng nhân dân thành phố. Thế mới xảy ra chuyện bi hài: Bí thư đảng ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Vinh Quang bị cách chức. Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cũng bị cách chức. Thế nên, quyết định cách chức của Chủ tịch huyện thì có thành phố ký. Nhưng quyết định cách chức chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và chủ tịch xã hiện giờ không có ai ký ( vì Chủ tịch huyện cũng bị cách chức cùng một lúc). Thành ra những cán bộ lãnh đạo xã Vinh Quang ( Bí thư và Chủ tịch) biết là biết bị cách chức, nhưng không ai ký quyết định hết. Hiện ông Huyền tạm thời thay ông Hiền phụ trách huyện, mà phụ trách huyện thì chắc chắn không được phép ký. Bà con ở Tiên Lãng hơi bị tốn trà và thuốc lào để cà kê chuyện bị hài này.
Cũng hôm nay, Cu Vinh và luật sư Trần Đình Triển, luật sư Nguyễn Duy Minh có mặt ở Hải Phòng gặp các thân chủ ( chị Thương, chị Hiền). Luật sư Trần Đình Triển đã tư vấn rất trách nhiệm những việc cần phải làm của gia đình, cả việc thu thập các chứng cứ để bảo đảm quyền lợi của gia đình và nhiều việc quan trọng khác. Cu Vinh cũng thông tin và nói chuyện động viên hai chị. Kết thúc ” cuộc họp” này, hai chị cười tươi như Liên Xô được mùa khoai lang.
Cần phải xác nhận, khi các luật sư tiếp xúc với cơ quan cảnh sát điều tra công an Hải Phòng, gặp cả Phó giám đốc Sở Công an Hải phòng- thủ trưởng cơ quan điều tra, thái độ hợp tác với nhau thuận lợi.
Việc bây giờ là lựa chọn thêm luật sư bào chữa cho Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.
Mình đề nghị các luật sư chọn một ngày gần đây nhất, gặp nhau, cùng phân công trách nhiệm, đoàn kết, xúc tiến ngay những kiến nghị trong khuôn khổ nhiệm vụ bào chữa để gửi cơ quan điều tra với các nộ dung: đình chỉ điều tra, thay đổi tội danh, thay đổi biện pháp ngăn chặn, kiến nghị khởi tố vụ án cố ý làm trái các quy định nhà nước về luật đất đai…
Hy vọng tuần tới sẽ có những thông tin mới, nóng, vui.-Vụ Tiên Lãng xử lý có thật không?Hơn nữa, ông Luân còn cho biết là ông được nhiều người kể lại là hôm cưỡng chế đầm ông Vươn đích thân ông Bí thư Thành ủy Thành mặc áo choàng đen, đội mũ bảo hiểm đến chỉ đạo vụ cưỡng chế.
“Có nhiều người thông tin chúng tôi biết (về sự hiện diện của ông Thành hôm cưỡng chế),” ông Luân khẳng định.


---

----
Vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng: Cách chức Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND huyện (PL&XH).   - Báo chí không được dự buổi công bố cách chức Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (PLTP).  - Công bố kỷ luật lãnh đạo Tiên Lãng: Cấm phóng viên tác nghiệp? (DV).  - -Không để xảy tình trạng “phép vua thua lệ làng” ! (Dân trí) - Vừa qua dư luận Hải Phòng xôn xao về việc ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng thông tin trái với kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn, tại CLB Bạch Đằng. Mặc dù những ngày gần đây, ...
Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân đi thuê ruộng (TP).Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cách chức chủ tịch, phó chủ tịch huyện ngay tuần này (TP).  – Người quan sát (DT/LĐ).  – Vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cần khởi tố bị can để pháp luật được nghiêm minh (ĐĐK).  –-- Viết Lê Quân: “Hậu Tiên Lãng”: “Bi kịch lạc quan” vẫn chưa thể lạc quan! (Tầm nhìn).
- Bùi Tín: Tsunami – từ đồng ruộng   –   (VOA’s blog). 
Tiên Lãng và Nhóm Lợi ÍchTRẦN KHẢI

Cưỡng chế đất tại Việt Nam, trong đó kể cả tình hình cưỡng chế đất mới đây tại Tiên Lãng nơi anh Đoàn Văn Vương chống lại công an, là để phục vụ cho nhóm lợi ích kinh doanh nào? Bởi vì, tuy chính sách chính phủ nêu ra luôn luôn là cưỡng chế đất là để phục vụ kinh doanh địa phương, câu hỏi kế tiếp cần nêu ra đó là những kinh doanh nào, phục vụ quyền lợi cho nhóm tư bản đỏ nào?

Có phải cưỡng chế đất ruộng, khai phá đất rừng...  có lợi cho các nhóm kinh doanh sân golf, nhóm kinh doanh bất động sản, hay nhóm tư bản kinh doanh ngân hàng chuyên về cho vay như trường hợp cô Nguyễn Thanh Phượng, người con gái duy nhất của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và mới đây lên nắm chức chủ tịch 4 đại công ty tài chánh?
Những gì nhìn thấy trong cách giaỉ quyết hồ sơ Tiên Lãng đã cho chúng ta thấy có sự tranh chấp nội bộ trong các cấp cao nhất của nhà nước CSVN.
Mười ngày sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố cách giảỉ quyết sự việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lại xảy ra một chuyện bất ngờ: ông Nguyễn Văn Thành, Bí Thư TP.Hải Phòng, trong một Hội nghị trước mấy trăm đảng viên lão thành CSVN, ông Bí Thư phát biểu nguyên văn:
"Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an - bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ, có bậc lão thành nói không chuẩn. Ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch, trốn nợ thuế, không có tý công tích gì. Trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ việc này để ngưng trệ sản xuất!"
Nói chuyện xây nhà ngoài quy hoạch mà qua mặt được công an, để lên được 2 tầng lầu? Thêm nữa, xã Vinh Quang do em ruột ông Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền là Lê Thanh Liêm quản lý, nên từ xà tới huyện tất là biết rõ. Không lót tiền thì đừng hòng mà xây.
Nhưng tại sao lại cưỡng chế trong khi chưa hết hạn sử dụng đất? Nhóm lợi ích nào thèm khát mảnh đất này để cho các quan chức xã, huyện mời cả giám đốc công an tỉnh về đứng đầu liên quân công an, bộ đội, và chó gồm cả trăm người, thuê xe ủi mỗi giờ 500.000 đồng trong liên tục 3 giờ để ủi sập căn nhà của hai gia đình anh em họ Đoàn?
Chắc chắn là họ có gốc trong trung ương Đảng, bởi vì Thành Ủy là đương nhiên có chức ủy viên bộ chính trị trung ương.
Bản tin BBC ghi nhận một hiện tượng lý thú:
“Một số bài có ý chỉ trích Thành ủy Hải Phòng đã được đăng trên báo chí chính thống, nhưng đến hôm nay không còn thấy trên mạng của các báo này.
VietNamNet có bài “Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng”, đăng lại từ trang danviet.vn, nhưng khi độc giả bấm vào dòng địa chỉ, đã không còn thấy nội dung.
Có điều là tại trang gốc Bấm danviet.vn (Báo điện tử Nông thôn Ngày nay), bài này vẫn đọc được bình thường.
Nội dung bài viết xoay quanh việc một số đảng viên lão thành viết thư kiến nghị cáo buộc Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành có những tuyên bố "trái với kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng".
Báo điện tử Bấm Giáo Dục Việt Nam cũng đăng tin này, nhưng nay độc giả chỉ bắt gặp dòng báo lỗi "The page cannot be found" khi truy cập...”(hết trích)
Như thế, Thành Ủy Hải Phòng dám kình với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ai đỡ đầu cho Thành Ủy này? Hay có phảỉ, Thành Ủy Hải Phòng và ông Dũng là thuộc 2 nhóm lợi ích khác nhau, một nhóm chuyên vơ vét đất trên khắp nước để tìm dự án cho các tay tư bản xây cất và một bên là thuộc nhóm lợi ích về ngần hàng tài chánh, nơi chuyên cho vay kiếm lợi nhuận mà con gái ông Dũng là quyền lực mới, nắm tới 4 công ty tài chánh? Bởi vì, không thể hình dung được một ông Thành Ủy Hải Phòng dám kình với ông Thủ Tướng trong chế độ toàn trị này.
Bản tin BBC cho biết, bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
BBC viết: “Trên trang web chính thức của ngân hàng, ở mục 'Cơ cấu tổ chức', tên bà Phượng được đặt ở vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng. Như vậy là chỉ sau hơn ba tháng kể từ khi bà Phượng bước chân vào Hội đồng quản trị của ngân hàng Bản Việt, bà đã trở thành lãnh đạo cao nhất của ngân hàng hiện có số vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng này. Người tiền nhiệm ở vị trí chủ tịch, ông Đỗ Duy Hưng, hiện giữ vị trí tổng giám đốc ngân hàng. Như vậy với cương vị mới này, người phụ nữ vừa qua tuổi 30 đã nắm giữ vị trí cao nhất ở cả bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính - tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt (Viet Capital)...”(hết trích)
Bản tin còn cho biết, “anh trai bà, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, có bằng tiến sỹ ở Mỹ. Ông Nghị được bầu làm ủy viên trung ương Đảng dự khuyết và được cha bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Xây dựng vào cuối năm ngoái. Em út của bà, ông Nguyễn Minh Triết, theo học kỹ thuật hàng không ở Đại học Queen Mary ở Anh. Sau khi về nước, ông Triết đang làm cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Phu quân của bà Phượng cũng là một nhân vật tiếng tăm trong giới tài chính Việt Nam: ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures Việt Nam - một quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin - kể từ năm 2003. Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm 2008.”
Trang web Viet-Studies ngày 19-3-2009 kể về lai lịch dòng tộc này (http://viet-studies.info/kinhte/GiaDinhPhoMa_ChangeChangeBlog.htm), dựa theo Change change's blog, cho biết kinh doanh của dòng họ thực ra còn liên hệ tới Tổng Cục 2, nghĩa là tình báo. Trích:
“Indochina Telecom được thành lập dưới danh nghĩa của Tổng cục II Bộ Quốc Phòng nhưng nguồn vốn và chi phối thực tế từ ông sui của anh 3 Thủ Tướng - ông Nguyễn Bang (cha của Nguyễn Bảo Hoàng hay Henry) và con rễ của ông ấy (Thomas O'Cornor, tức anh rễ của Hoàng), có sự tham gia của ông Đỗ Trung Tá - nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT. Ngoài ưu tiên được dành mã số đẹp, công ty viễn thông này còn có một đặc tính khác lạ hơn so với các công ty di động khác hiện nay, đó là nó sẽ phải bỏ ra hàng trăm triệu Đô-La để đầu tư nhà trạm phát sóng, máy móc thiết bị đắt tiền tốn kém, mà tất cả các công ty di động của Tập Đoàn Bưu chính Viễn Thông VNPT bao gồm Vinaphone, Mobifone và một phần của Viettel Mobile sẽ phải “phát sóng thay” cho nó. Mà nó cũng chẳng phải bỏ tiền ra mua các sóng này, thay vào đó nó chơi rất “cha” bằng cách khi nào nó bán được dịch vụ, tức là khách hàng 099 mà có gọi và phát sinh doanh thu thì nó ăn chia phần trăm lại cho các công ty di động này. Đúng là một hợp trong trong mơ cũng không thể có được. Chẳng phải bỏ tiền ra đầu tư ban đầu tốn kém, cũng chẳng phải chịu rủi ro nếu mua sóng theo dung lượng nào đó mà chưa biết bán tới đó hay không. Ấy vậy mà một công ty di dộng có mã đẹp như thế chỉ cần vài chục triệu Đô-La Mỹ là hoạt động được rồi. Dự kiến là siêu lợi nhuận vì di động bình thường (phải đầu tư lớn) đã lời rất nhiều, còn cái này thì chẳng phải đầu tư gì đáng kể....” (hết trích)
Như thế, nhóm lợi ích này đã không chỉ bám chặt kinh doanh ngân hàng, mà có bắt rễ trong kinh doanh viễn thông.
Bài viết trên còn tiết lộ về ông Nguyễn Bang, ông xui của ông Dũng:
“Nguyễn Bang khi mới sang VN móc nối được với Đỗ Trung Tá và mua chuộc tay quan tham này cho một kế hoạch mà nhiều người tin là được toan tính từ đó đến nay. VITC do con rễ của ông Bang là Thomas O'Cornor thành lập, đang buôn linh tinh đủ thứ từ xử lý môi trường, PVC, xuất khẩu ở VN thì đột ngột nhảy vào lĩnh vực viễn thông và có ngay hợp đồng với công ty Viễn thông Quốc tế VTI (trực thuộc VNPT) để chuyển lưu lượng điện thoại từ nước ngoài về VN với trị giá cả triệu Đô-La Mỹ một tháng. Điều kỳ lạ là nếu như các công ty khác làm ăn tương tự với VTI (như AT&T, France Telecom, …) đều phải thanh toán trước thì VITC luôn được thanh toán sau với trị giá có thời điểm lên đến gần 50 triệu Đô. Việc làm ăn này bắt đầu từ 2002 và lúc đó Henry đang làm Giám đốc kinh doanh cho VITC, anh rễ Thomas làm Tổng Giám Đốc, ông bố Nguyễn Bang làm Chủ Tịch. Ai cũng thắc mắc tại sao những tay Việt kiều này lại có thể chiếm dụng một số lượng vốn hàng chục triệu Đô thường xuyên và lâu dài như vậy. Có một số quan chức VNPT muốn đưa vấn đề này ra nhưng đều thất bại vì lúc đó ông Đỗ Trung Tá đã trở thành Bộ Trưởng Bộ BCVT từ cái ghế Chủ Tịch HĐQT VNPT.
Số vốn chiếm dụng này gia đình Nguyễn Bang dùng đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và mở một nhà hàng tên Vine ở số 1 Xuân Diệu. Đến tháng 3/2008 VITC tuyên bố đóng cửa VPĐD tại VN với số nợ VTI lúc đó lên tới 23 triệu Đô-La Mỹ, và giải tán toàn bộ nhân viên đang làm việc ở đây. Tuy nhiên sau đó, theo đề nghị của ông Tá và lãnh đạo VTI nên VITC duy trì một văn phòng giả, lẳng lặng chuyển hết máy móc về số 1 Xuân Diệu, cho thiết bị chạy không tải, không có lưu lượng để qua mắt các nhà chức trách để duy trì cái hợp đồng với VTI nhằm chiếm dụng 23 triệu lâu dài....”(hết trích)
Kinh doanh ngân hàng tại VN nếu không có quyền lực, sẽ có thể thua lỗ, nhưng nếu có quyền lực quan chức hỗ trợ, luôn luôn là có lời.
Một bản tin vào tháng 7-2011 từ báo Dân Trí, nhan đề “Doanh Nghiệp Cầu Cứu Tín Dụng Đen...” cho thấy kinh doanh nhiều ngành thê  thảm vì bị xiết với lãi suất vay lên tới 108% mỗi năm... Giơi kinh doanh Việt Nam báo nguy về hiện tượng ngân hàng xiết tín dụng, và các doanh nghiệp kẹt vốn phải đi vay với lãi suất cao -- có khi tới 108%/năm. Hiện tượng có thể làm nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, và cơ nguy “lạm phát dẫn tới thêm lạm phát,” theo lời các doanh nghiệp.
Bản tin báo Dân Trí nêu lên một hiện tượng đe dọa kinh doanh tại VN:
“Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, các hợp đồng xuất khẩu lớn, làm ăn có lãi nhưng không vay nổi một nghìn của ngân hàng , giám đốc một công ty phải chấp nhận vay nóng “chợ đen” với lãi suất 9%/tháng (108%/năm).”
Bản tin nóí, thông tin trên đưa ra khi đại diện Hội Doanh nhân trẻ ở các tỉnh thành khắp cả nước đã gặp mặt tại Hội thảo giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và hướng đi cho doanh nghiệp trong suy giảm kinh tế vừa diễn ra tại TP Sài Gòn do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức.
Báo Dân Trí kể:
“Chứng minh hùng hồn tác động việc ngân hàng siết chặt vốn cho vay, ông Trần Xuân Mai, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Nam Định cho hay, công ty ông sản xuất về thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người nhưng không vay nổi 1 nghìn đồng của ngân hàng, gõ cửa đến đâu người ta cũng nói không có tiền.
“Trước một hợp đồng xuất khẩu hàng triệu USD đã ký kết nhưng thiếu vốn, buộc chúng tôi phải chấp nhận bám vào tín dụng đen với lãi suất 9%/tháng”, ông Mai nói.”
Lời báo nguy khác được đưa lên từ một doanh nhân trẻ tỉnh Kon Tum, “bà Nguyễn Thị Huệ Lý nhấn mạnh tình trạng doanh nghiệp thiếu tiền đầu tư, buộc phải vay tín dụng đen để cầm cự nếu không sớm được giải quyết sẽ hết sức nguy hiểm đến nền kinh tế khi doanh nghiệp vị vỡ hàng loạt.”
Hay như đại biểu của Đắc Lắc bày tỏ lo ngại việc siết chặt tiền tệ là để giảm lạm phát thế nhưng khi thiếu tiền sẽ dẫn đến việc thiếu hàng thì e rằng lạm phát sẽ nối tiếp lạm phát.
Bản tin nói về gánh nặng lãi suất:
“...Trước tình trạng một số doanh nghiệp “mở mắt ra là lãi đổ lên đầu” và chỉ chờ để… chết, ông Huỳnh Công Thích (Bạc Liêu) phân tích theo quy định lãi suất chênh lệch cho vay của ngân hàng chỉ 0,3% so với lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cao nhất chỉ 17 - 18%, nhưng thực tế doanh nghiệp phải vay vốn với lãi rất nặng”...”
Trong khi đó, các nhóm lợi ích luôn luôn chơi đằng trên, vì nhờ quan chức mà làm gì cũng có lợi nhuận khủng.
Báo Tầm Nhìn (tamnhin.net) trong bài viết hôm Thứ tư, 01/2/2012, nhan đề “Nhận dạng các “nhóm lợi ích” về đất đai” đã báo động, trích từ BBC như sau:
“Một chuyên gia về chiến lược phát triển của Việt Nam cho rằng một số “nhóm lợi ích” về đất đai đang gây các tác động nghiêm trọng về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường đối với nông nghiệp và nông thôn trong nước.
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp khẳng định các nhóm đặc quyền đặc lợi này đang lợi dụng các dự án, chương trình và ưu tiên đầu tư để làm giàu mà không đem lại hiệu quả công cộng.
Nói với BBC ngày 31/1/2012, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn nhận dạng hai nhóm đặc quyền đang làm cho việc sử dụng đất đai ở Việt Nam trở nên kém hiệu quả:
"Thứ nhất, đó là các nhóm xây dựng các dự án, chương trình, khu vực ưu tiên đầu tư, mà họ lợi dụng ưu tiên đó vào các mục đích không đem lại hiệu quả công cộng. Chẳng hạn như là mang tiếng làm dự án sản xuất, thật ra lại làm dự án chia lô bán nền. Mang tiếng làm dự án vui chơi công cộng, thực ra lại là những khu đầu tư để đầu cơ đất”.
"Loại thứ hai là các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao đất, tiếng là đất công, đất của nhà nước, nhưng một đơn vị, một cá nhân, một tập thể khi được giao, sử dụng nó để cho thuê, đầu tư, thậm chí sử dụng vào mục đích đem lại lợi ích cho nhóm, đơn vị, bộ phận hay địa phương đó."
Ông Sơn nói các đối tượng đặc lợi, đặc quyền hay nhóm lợi ích này “không đóng góp vào cái chi tiêu chung cho đất nước, không nộp thuế lại cho toàn dân”.
Xử lý thế nào?
Vụ tranh chấp đất đầu năm 2012 giữa chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đặt ra nhiều câu hỏi về luật pháp, “nhóm lợi ích” và hành xử giữa chính quyền với dân chúng...”(hết trích)
Như thế, khi Thành Ủy Hải Phòng ra mặt công khai kình với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, có nghĩa là 2 nhóm lợi ích có vẻ như kình nhau...
Nhưng  có phải trước giờ các nhóm lợi ích đang thỏa thuận chia phần cho nhau để băm xẻ tài nguyên đất nước hay không?
Và thực tế là công khai cướp đất, cướp ruộng, vơ vét đất rừng của cả nước để làm tài sản riêng...
Loạn sứ quân? Vụ Tiên Lãng xử lý có thật không? (BBC 21-2-12) -  Ông Nguyễn Văn Thành bí thư Hải Phòng mở ra giai đoạn cát cứ, "loạn 12 sứ quân" (Blog Phạm Viết Đào 22-2-12)
Loạn sứ quân? Hạn chế nhập cư: “Soi” luật, Đà Nẵng không sai" (Bee.net 22--2-12) -- Đà Nẵng cũng là một lãnh địa sứ quân?
- Phỏng vấn ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng: Bí thư Hải Phòng ‘chỉ đạo cưỡng chế’?   –   (BBC).-- Tô Vĩnh Hà: Xin hỏi ông Bí thư Thành uỷ Hải Phòng (VHNA).–  Quyết định của Thủ tướng dưới cái nhìn một Luật gia   –   (RFA).-- VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 21: NHIỆM VỤ SỐ 1 CỦA CÁC LUẬT SƯ LÚC NÀY LÀ KIẾN NGHỊ THAY ĐỔI TỘI DANH (Nguyễn Quang Vinh).
-Tự do báo chí : (basam bình): Tiếp tục bàn chuyện có hay không lệnh từ Ban Tuyên giáo hạn chế đăng tin về Tiên Lãng liên quan cáo buộc của các vị lão thành Hải Phòng với bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành. Bữa kia, sau khi có phát hiện của Ba Sàm về hai bài trên VNN biến mất đều liên quan tới ông bí thư Hải Phòng, được BBC hỏi thì “Tổng biên tập VietNamNet, ông Bùi Sỹ Hoa, không xác nhận thông tin, mà chỉ cho biết ông sẽ tìm hiểu.” Vậy ta thử coi kết quả “tìm hiểu”của ông Hoa sau đó ra sao nha.
Bài Thứ trưởng Bộ Công an: “Không để vụ Tiên Lãng chìm xuồng”, do nhà văn Nguyễn Quang Vinh thực hiện, BS điểm trên VNN chiều qua, thì tới tối nó đã biến … dạng, từ nội dung cho tới cái tựa, thành là “Thứ trưởng Bộ Công an: ‘Xử lý đúng người đúng tội vụ án ở Tiên Lãng’”, tên tác giả cũng biến dạng thành … “VietNamNet”, và bức hình nhà văn Nguyễn Quang Vinh cùng thứ trưởng Ngọ cũng không còn. Ai không tin xin bấm vô đây coi bài gốc. - Trong khi đó thì báo Người lao động đêm qua đã đăng lại chính bài của nhà văn Nguyễn Quang Vinh, để đúng tên tác giả: Vụ Tiên Lãng: Sẽ xử lý theo đúng kết luận của Thủ tướng.
Chưa hết! Bài “‘Trưởng thôn Khoai Lang’ kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng” trên TVN sáng qua, tới tối nó cũng biến khỏi trang chủ TVN. Ba Sàm đã hỏi người có trách nhiệm trong làng báo thì không nghe có chỉ thị hạn chế nào từ Ban Tuyên giáo. Vậy thì ông Bùi Sĩ Hoa đang… “tự kiểm duyệt” vì quá thận trọng? Hay là phải đặt dấu hỏi, cái gì đằng sau chuyến thăm của các vị khách từ đất Cảng tới VNN hôm mùng 4/2 vừa rồi?
- - Nguyễn Minh Tuấn: Trao đổi về bài viết: Tội “giết người” không có người chết?  (Tia Sáng).‎ Còn đây là bài đăng trên blog của tác giả.  TS Nguyễn  Sỹ Phương: Tội “giết người“ không có người chết?



-Chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng bị cách chức -Đài Á Châu Tự Do
Hai viên chức này là những người đã chỉ đạo việc thu hồi, cưỡng chế đất trái phép đối với gia dình ông Đoàn Văn Vươn. Một số quan chức khác của huyện cũng bị kỷ luật cảnh cáo. Bản tin do báo chí Việt Nam phổ biến trên mạng còn cho biết Thường Vụ Thành ...
Kỷ luật tập thể, cá nhân liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất ...Nhân Dân

Đề nghị cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên LãngDân Trí
Còn ông Đỗ Trung Thoại thì sao? (TT).   - Vụ Tiên Lãng: Cần chuyển cho cơ quan điều tra quân sự (Infonet). – Phiếm: Tìm thấy hậu duệ Chí Phèo (SGTT).  - Kỷ luật tập thể, cá nhân vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (SGTT).- 10 ngày thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về “vụ việc tại huyện Tiên Lãng” (CAND).‎-- Cách chức một số cán bộ Tiên Lãng: Cần nhưng chưa đủ! (DT). - Thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng (ND).-- Thứ trưởng Bộ Công an: “Không để vụ Tiên Lãng chìm xuồng” (VNN).   -- ‘Sự học’ của quan chức vụ Tiên Lãng‎ (VNE)-- Nóng trong ngày: Thu hồi quyết định cưỡng chế (VNN).- Thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng (ND).

Phản ứng “lạc điệu” của chính quyền Tiên Lãng – (RFA). – Đề nghị cách chức dàn lãnh đạo chủ chốt huyện Tiên Lãng (NĐT). ‎- Chủ tịch Tiên Lãng ‘bị cách chức’   –   (BBC). – Cảnh cáo tập thể Ban Thường vụ và Bí thư Huyện uỷ Tiên Lãng(LĐ).   – Cần thay đổi tội danh (NNVN).   – Những bất cập trong quy định bồi thường bằng đất (ĐĐK).  
-Kiến nghị mới nhất từ Luật sư của Đoàn Văn Vươn (Infonet). Chiều qua, ngày 20/02/2012, Luật sư Nguyễn Việt Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kinh Đô – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, Luật sư bào chữa cho hai bị can Đoàn Văn vươn và Đoàn Văn Quý đã có bản kiến nghị gửi các cơ quan chức năng.

Kiến nghị mới nhất từ Luật sư của Đoàn Văn Vươn
Luật sư Nguyễn Việt Hùng, người bào chữa chính thức cho ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý
Bản kiến nghị của Luật sư Hùng gửi tới Cơ quan CSĐT – Công an TP.Hải Phòng, Viện KSND TP.Hải Phòng kiến nghị chuyển vụ án để điều tra, xem xét khởi tố một số vụ án khác liên quan.
Trong văn bản kiến nghị, Luật sư Nguyễn Việt Hùng cho rằng: vụ án “Giết người – Chống người thi hành công vụ” mà Cơ quan CSĐT Công an TP.Hải Phòng đã khởi tố đối với các bị can Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và một số người thân khác của ông Vươn cần được chuyển sang Cơ quan điều tra Quân đội nhân dân có thẩm quyền theo đúng quy định của Điều 116 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 3, để việc điều tra vụ án được thực hiện đúng pháp luật tố tụng bởi có việc “Gây thiệt hại cho quân đội”.
Ngoài ra, Luật sư Hùng cũng kiến nghị khởi tố một số vụ án khác liên quan trực tiếp và có quan hệ nhân - quả với vụ án “Giết người -Chống người thi hành công vụ”.
Cụ thể: Khởi tố vụ án về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 - Bộ luật hình sự) để điều tra, xem xét trách nhiệm hình sự của những cán bộ, công chức liên quan, bảo vệ tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật; xem xét dấu hiệu của một số tội danh khác như:
Dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 137 - Bộ luật hình sự (đối với những dấu hiệu của hành vi hôi của, chiếm đoạt những buồng chuối, đánh bắt cá, tôm … của một số đối tượng);
Dấu hiệu của hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân theo Điều 124 - Bộ luật hình sự (đối với hành vi phá nhiều lần rào chắn, xâm phạm đến nhà mà gia đình anh Quý đang ở nằm ngoài khu vực cưỡng chế);
Dấu hiệu của hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo Điều 174 - Bộ luật hình sự.
Dấu hiệu của hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 - BLHS) hoặc Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ (điều 281- BLHS) nếu chứng minh được động cơ cá nhân, thực hiện sai quy trình ban hành quyết định cưỡng chế của ông Lê Văn Hiền chủ tịch UBND huyện.
Cũng trong bản kiến nghị, Luật sư Nguyễn Việt Hùng đã viện dẫn quy định của pháp luật được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn để chứng minh việc xử lý trách nhiệm hình sự ông Vươn và những bị can khác có mối quan hệ trực tiếp, nhân quả đến việc làm rõ hành vi trái pháp luật của phía nạn nhân (Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao). Việc xử lý hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức trong chính quyền địa phương có ý nghĩa quyết định khi xem xét trách nhiệm hình sự của các bị can trong vụ án.
KIÊN TRUNG


- Video: Ông Vũ Văn Kết khai: ‘Chúng tôi được chính quyền thuê phá nhà ông Vươn’  (VNE/ TrongveoTV).

- Hồ Bất Khuất: Vụ Tiên Lãng: Ý nghĩ bật lên thành lời (VHNA). – TS Nguyễn Sỹ Phương: Tội “giết người“ không có người chết? (Tia Sáng). -
- Vụ Tiên Lãng: Vietnam’s Land Hero (Diplomat 21-2-12) : Vietnam’s Land Hero (The Diplomat). –- Không thể coi thường kiến nghị người dân   –   (RFA).

-Phải chăng có nổ mìn , bắn súng, có người bị thương, có báo chí lên tiếng thì thấy công lý sao. Có khóc thì mẹ mới cho bú ...!?
--Cách chức hai lãnh đạo huyện Tiên Lãng-* Kỷ luật cảnh cáo ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy
(TNO) Thường vụ Thành ủy Hải Phòng vừa họp và quyết định cách chức Huyện ủy viên đối với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng. Cùng chịu quyết định cách chức với ông Hiền còn có ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND huyện.

Ngày 21.2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng để xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đối với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng và các cá nhân có liên quan đến vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ra quyết định thi hành kỷ luật: Kỷ luật cảnh cáo đối với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng.

Ông Lê Văn Hiền (ngoài cùng bên trái) trong cuộc họp công bố quyết định tạm đình chỉ công tác 15 giờ chiều 11.2 - Ảnh: Phạm Hải Sâm
Đối với cá nhân, kỷ luật cảnh cáo ông Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Huyện ủy.
Kỷ luật cách chức Huyện ủy viên đối với ông Lê Văn Hiền, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND huyện.
Về hành chính: Đề nghị cách chức chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Lê Văn Hiền và đề nghị cách chức phó chủ tịch UBND huyện đối với ông Nguyễn Văn Khanh.
Ngoài ra, ông Hoàng Đăng Chinh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện bị kỷ luật cảnh cáo; ông Lê Văn Mải, Trưởng Công an huyện bị kỷ luật cảnh cáo.
Thanh Phong




-Vụ Tiên Lãng: Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng?-Tuổi Trẻ
TT - Mặc dù Thủ tướng đã có kết luận về việc vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, nhưng đó mới chỉ là hành động của người đứng đầu Chính phủ. Từ phía các đại biểu dân cử, lẽ ra có thể làm hoặc lên tiếng nhiều hơn. Điều tối thiểu một đại biểu Quốc hội hay đại biểu ...


Vụ Tiên Lãng buộc Việt Nam phải nhanh chóng sửa đổi Luật đất đaiRFI
Tháng 6/2012, trình Chính phủ dự thảo Luật Đất đai sửa đổiThanh Tra
'Vụ Tiên Lãng là bài học lớn về tư duy pháp luật đất đai'VNExpress
-- Bí thư Hải Phòng bị tố thông tin trái kết luận của Thủ Tướng (TP). – - Vụ Tiên Lãng: Người Hải Phòng vẫn chờ biện pháp của Trung ương  (Dân Trí). . – VỤ BÍ THƯ THÀNH ỦY TP HẢI PHÒNG PHÁT NGÔN TRÁI VỚI KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG – Trung ương cần có ý kiến (NLĐ). - Huyện Tiên Lãng thu hồi quyết định cưỡng chế (TN).  –- Lập hội đồng định giá căn nhà bị phá của ông Vươn (PLTP).  – - Vụ Tiên Lãng: Đại biểu dân cử sao ít lên tiếng? (TT).  – Trách nhiệm trước dân (Thanh Tra). -- Vụ Tiên Lãng buộc Việt Nam phải nhanh chóng sửa đổi Luật đất đai   –   (RFI). –  Vietnam’s Deepening Political Destabilization: Rights of Land & Country (The Fish Egg Tree).- Phạm Hồng Sơn: Hóc búa Tiên Lãng(Pro&Contra).  – Tháng 6/2012, trình Chính phủ dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Thanh Tra). – Đẩy nhanh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (TTXVN). Vụ Tiên Lãng: Hải Phòng có thực thi quyết định của Thủ tướng? (RFA 20-2-12) --Bí thư Thành uỷ Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng (SGTT 20-2-12)Ra quyết định và trách nhiệm cá nhân (ĐV 20-2-12) -- Rất tâm đắc với GS Nguyễn Minh Thuyết


-Tướng Thước kiến nghị Thủ tướng về Tiên Lãng giám sát
"Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, UB giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc. Nếu không, cứ để tình trạng 'trên bảo dưới không chấp hành' thế này sẽ vô cùng nguy hiểm. Kết luận của Thủ tướng sẽ bị vô hiệu hóa và uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng." - Tướng Nguyễn Quốc Thước.

UB kiểm tra TW Đảng phải về làm việc ngay với CLB Bạch Đằng


- Phóng viên: Một số cán bộ lão thành của Hải Phòng vừa có báo cáo - kiến nghị gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ sự bất bình của các thành viên CLB đối với phát biểu của ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải hôm 17/2 về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng tại buổi nói chuyện với CLB Bạch Đằng. Ông nhìn nhận thế nào về sự việc này?
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Tôi cho rằng việc ngay bây giờ phải làm là UB giám sát kiểm tra TW Đảng, Thanh tra Chính phủ cần về ngay CLB Bạch Đằng tìm hiểu sự việc cụ thể. Nếu đúng mọi việc diễn ra như trong đơn thư của mấy vị lão thành cách mạng này thì sự việc thật sự nghiêm trọng, thậm chí sẽ có chấn động hơn việc ông Đoàn Văn Vươn. Hậu quả sẽ lớn hơn nhiều.
Nhiều người cho rằng, đáng lẽ vụ Tiên Lãng đã không gây bức xúc lòng dân đến như thế nếu không vì các quan chức Hải Phòng liên tiếp có những phát ngôn không phù hợp. Nhưng nay ngay cả khi Thủ tướng đã có kết luận mà vẫn tiếp tục như vậy thì phải nhìn sâu vào hiện tượng này là gì?
Từ hôm Thủ tướng có kết luận đến giờ, tôi thấy các cấp của Hải Phòng đều hứa hẹn: sẽ tự kiểm điểm nghiêm khắc rồi kiểm điểm tập thể hàng loạt. Nói thế ai chẳng nói được. Chỉ nói cốt để xoa dịu tình hình và làm nhẹ tội, nhưng cụ thể 'nghiêm túc' là thế nào, 'kiểm điểm tập thể' là thế nào, hay nghĩa là chẳng ai cả.
Nghiêm nghĩa là trong tập thể phải có cá nhân, cụ thể là người lãnh đạo cao nhất. Nghị quyết TW 4 đã xác định: Người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, bộ ngành phải chịu trách  nhiệm trước hết. Chỉ khi trách nhiệm được quy về một cá nhân cụ thể mới giải quyết được tình hình.
Ngay từ hôm Thủ tướng mới đưa ra kết luận, tôi đã có ý kiến TW phải trực tiếp giám sát việc thực hiện của Hải Phòng, nếu không cứ thế này chỉ đạo của Thủ tướng sẽ không có kết quả, mà như thế hậu quả thậm chí sẽ còn nặng hơn lúc vụ việc bùng nổ.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
Hải Phòng chưa thực sự tự phê bình
Điều gây bất bình cho các cán bộ hưu trí ở chỗ ông Thành có những trình bày trái với kết luận của Thủ tướng như: "Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch - trốn nợ thuế - không có tí công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn...". Nhưng người ta thấy khó hiểu là vì sao chính Bí thư Thành ủy Hải Phòng, người đã từng đứng ra chủ trì họp báo công bố kết luận của Hải Phòng, xử lý kỷ luật các quan chức Tiên Lãng làm sai thì nay, trong một cuộc họp thông tin nội bộ lại có phát ngôn khác?
Tôi không được trực tiếp dự cuộc họp đó nên không biết chính xác ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã phát biểu những gì. Chính vì thế tôi kiến nghị UB kiểm tra Đảng về Hải Phòng làm việc ngay.
Nếu đúng ông Thành đã phát biểu như những gì các vị lão thành cách mạng Hải Phòng phản ảnh, thì tôi có thể nói rõ ràng: con người đầu tiên phủ định kết luận của Thủ tướng chính là Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Cũng chính người đó đã từng dự họp với Thủ tướng và như này là người đầu tiên phủ định kết luận của Thủ tướng. Việc này nếu không xử lý nghiêm túc thì hậu quả sẽ không dừng lại ở Hải Phòng. Nhân dân Hải Phòng và cả nước khi nghe người đứng đầu thành p phố phát biểu thế này, họ sẽ không bao giờ tin TW sẽ giải quyết vụ này triệt để và hợp lý.
Tôi thấy Hải Phòng vẫn chưa thực sự tự phê bình sau kết luận của Thủ tướng; chưa thống nhất với kết luận của Thủ tướng, cũng tức là của Bộ Chính trị. Chắc chắn Thủ tướng không thể tự mình nói ngược với ý kiến của Ban bí thư, Bộ Chính trị.
Hậu quả sẽ không biết sẽ đi về đâu.
Phải chăng những sự việc đang diễn ra ở Hải Phòng cho thấy điều mà nhiều người đã cảnh báo lâu nay về hiện trạng "trên bảo dưới không nghe"?
Khi vụ việc xảy ra, nhiều người có trách nhiệm ở Hải Phòng từng phản ánh lại với tôi: Tiên Lãng chỉ là hệ quả của hàng chuỗi sự việc về đất đai của Hải Phòng như vụ Đồ Sơn, vụ Quảng An và vụ chính quyền Hải Phòng định khai trừ Đảng một đại tá an ninh, người đấu tranh chống tham nhũng - tiêu cực ...
Những vụ việc trước chưa được giải quyết thấu đáo nên những người có quyền hành bất chấp tất cả mới dẫn đến vụ thứ tư là Tiên Lãng. Vụ Tiên Lãng diễn ra ở mấy chục ha đất nhưng lại lớn vì nó dính đến một loạt chuyện hệ trọng không được giải quyết dứt điểm, rốt ráo.
Tôi nhắc lại, nếu phát ngôn của ông Thành đúng như báo chí phản ánh thì ông ta chính là người phủ định kết luận của Thủ tướng và Nghị quyết TW 4.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu có thể hi vọng Hải Phòng sẽ "tự xử" một cách nghiêm túc hay đã đến lúc TƯ cần phải vào cuộc một cách quyết liệt hơn nữa?
Đến giờ này tôi thấy tập thể lãnh đạo của Hải Phòng thực sự có vấn đề. Chưa từng có vụ nào rộ lên như Tiên Lãng thế này. Theo tôi nguyên nhân cũng bắt nguồn từ đất, Hải Phòng là thành phố lớn, giá trị đất của Hải Phòng ngày càng cao. Càng làm việc sai bao nhiêu, lợi ích cá nhân càng nhiều bấy nhiêu cho nên không giải quyết được. Vụ sau chồng lên vụ trước, sai lại càng sai mãi.
Nếu vụ Tiên Lãng này mà Hải Phòng giải quyết từ huyện trở xuống là không đúng. Làm gì có chuyện một việc lớn như vậy mà Thành ủy, từ bí thư, chủ tịch không biết gì cả thì các anh ngồi đó quanh  năm làm những gì?
Thủ tướng đã ra kết luận, nhưng nếu Hải Phòng không xử lý triệt để từ bí thư, chủ tịch trở xuống thì kết luận của Thủ tướng không thể đi đến đích được.
Ngay việc để ông Thoại, ông Ca đứng trong công tác điều tra đã cho thấy Hải Phòng làm rất dở. Cứ cho là ông Thoại, ông Ca điều tra thực sự khách quan trung thực thì sau toàn bộ những việc các ông làm - nói, vẫn cực kỳ phản cảm; dân không còn tin các ông nữa.
Tôi kiến nghị Trung ương phải đưa không chỉ mấy ông đó, mà cả những người chịu áp lực từ Hải Phòng phải đứng bên ngoài công tác điều tra. Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, UB giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc.
Nếu không, cứ để tình trạng 'trên bảo dưới không chấp hành' thế này sẽ vô cùng nguy hiểm. Kết luận của Thủ tướng sẽ bị vô hiệu hóa và uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng.
Hoàng Hường (thực hiện)
Xem bài này trên TuanVietNam



Bí thư Hải Phòng bị tố thông tin trái kết luận của Thủ Tướng (TP).  - Phát biểu của bí thư Hải Phòng gây xôn xao dư luận (NĐT). –-Tiên Lãng, những diễn tiến không thể tiên liệu 2012-02-19 -Diễn tiến của Tiên Lãng ngày càng có chiều hướng dấn sâu hơn vào những câu hỏi vốn được xem là nhạy cảm: từ chính sách đất đai, tới thái độ xem thường dân chúng của chính quyền.VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 18: CÁN BỘ ĐIỀU TRA CÔNG AN HẢI PHÒNG PHẠM LUẬTVỤ TIÊN LÃNG- KỲ 18: CÁN BỘ ĐIỀU TRA CÔNG AN HẢI PHÒNG PHẠM LUẬT (Nguyễn Quang Vinh). .  - Vụ Tiên Lãng: Cấp giấy chứng nhận bào chữa cho LS.Triển (VTC).


-"Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng về vụ Vươn" Báo Người Cao Tuổi
(GDVN) - Nhiều cán bộ đảng viên trung cao cấp nói Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã có những phát ngôn ngược với kết luận của thủ tướng về vụ Đoàn Văn Vươn.

Phát biểu ngược với kết luận của Thủ tướng?


Trong văn bản báo cáo và kiến nghị gửi lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ông Nguyễn Cục (84 tuổi, 64 tuổi Đảng), đại tá Quân đội nghỉ hưu; Nguyễn Hữu Phúc 84 tuổi, 64 tuổi Đảng, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Kiến An nghỉ hưu; Lê Văn Thinh 78 tuổi, 60 tuổi Đảng, đại tá quân đội nghỉ hưu (đều thuộc Chi bộ Minh Khai 3, Đảng bộ phường Tràng Minh – Kiến An – Hải Phòng) cho biết: sáng 17-2, tại CLB Bạch Đằng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã nói chuyện trong khoảng 45 phút với các cán bộ đảng viên trung cao cấp của TP Hải Phòng, hội viên CLB về vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng.

Theo các ông, trong buổi nói chuyện, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã có những phát ngôn trái ngược với kết luận của Thủ tướng.

Ba vị nêu vấn đề: “Trong lúc cả nước yêu cầu - đòi hỏi phải chấp hành nghiêm kết luận của Thủ tướng, chúng tôi chờ đợi, hy vọng sự nghiêm túc tự phê bình của lãnh đạo TP nhưng không ngờ (trong phát biểu của mình - PV) đồng chí Thành (Bí thư Thành ủy) không hề nêu sai sót nào của Thành ủy, chính quyền TP, có những trình bày trái với kết luận của Thủ tướng như: Báo chí nói sai, có biểu hiện bôi nhọ, có bậc lão thành nói không chuẩn…”. Trong văn bản, ba đảng viên lão thành còn đề nghị Trung ương xử lý nghiêm vụ Tiên Lãng, không chỉ xử lý ở cấp xã, huyện mà cần xử lý nghiêm cả ở cấp thành phố, nhất là đối với người đứng đầu.


Đơn kiến nghị các cựu cán bộ, Đảng viên Hải Phòng gửi lãnh đạo Đảng
 Nhà Nước đề nghị cách chức ông Thành.

"Xung quanh “vụ việc Tiên Lãng”, chúng tôi chờ đợi, hy vọng sự nghiêm túc tự phê bình của lãnh đạo Thành phố. Nhưng không ngờ, vô cùng ngạc nhiên, đồng chí Thành không hề nêu sai sót nào của Thành ủy, chính quyền, cơ quan liên quan của Hải Phòng. Hơn nữa, điều khiến các thành viên Câu lạc bộ Bạch Đằng bức xúc bởi những trình bày trái với kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc này. Ông Thành đã nói tại buổi gặp mặt rằng: “Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn. Không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; Có bậc lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch, trốn nợ thuế, không có tý công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ việc này để ngưng trệ sản xuất…”

Ông Thành đã có những phát biểu khiến nhiều cán bộ nghỉ hưu bức xúc.


Các thành viên Câu lạc bộ Bạch Đằng trên đưa ra lời Bác dạy: “Một Đảng không nhận khuyết điểm là một Đảng hỏng”.
“Với tinh thần trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Đảng, chúng tôi báo cáo, kiến nghị với Bộ Chính trị: Nghiên cứu, xem xét tình hình, nguyện vọng đề đạt trên. Đề nghị xử lý nghiêm vụ Tiên Lãng, không chỉ xử lý ở cấp xã, huyện mà cần xử lý nghiêm cả ở cấp Thành phố, nhất là đối với người đứng đầu. Phấn đấu trở thành địa phương gương mẫu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4/ khóa XI.” Các cựu Đảng viên kiến nghị.
Bác Châu - nguyên cán bộ Ban tuyên huấn Thành ủy Hải Phòng đã
 nghỉ hưu phát biểu tại buổi sinh hoạt thời sự chính trị ngày 17/2.

"Tôi thấy bị xúc phạm"

Trao đổi với phóng viên, ông Thinh nói: “Mở đầu buổi nói chuyện, ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy đã trình bày về vùng đất lấn biển ở Tiên Lãng, về việc giao đất, thu hồi đất, trong đó nói nhiều về việc anh Đoàn Văn Vươn có nhiều sai phạm như lấn chiếm đất, nợ thuế, xây nhà trên vùng không có quy hoạch, chuẩn bị vũ khí chống lực lượng cưỡng chế...”. Ông Nguyễn Hữu Phúc cũng cho biết trong bài phát biểu, ông Thành không thông báo nội dung kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng. Do vậy, “có nhiều cụ bảo ông bí thư nói không vào, thôi đừng nói nữa” - ông Phúc kể.
Ông Hoàng Châu (83 tuổi, đảng viên thuộc Tổ thời sự CLB Bạch Đằng), người có nhiều năm làm công tác tuyên huấn, nói với phóng viên: "Tôi và nhiều thành viên CLB Bạch Đằng đã đến nghe bí thư Thành ủy phát biểu vì muốn nghe thông tin nhiều chiều. Cá nhân tôi tưởng ông Thành nói về kết luận của Thủ tướng và thông báo việc Thành ủy kiểm điểm, xử lý sai phạm mà Thủ tướng đã chỉ rõ, không ngờ ông ấy nói ngược lại. Tôi thất vọng và thấy bị xúc phạm …” - ông Châu nói.


Nam Phong
(Theo giaoduc.net.vn)

 ...Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng vnn
Nói lại với tướng Cương về giám sát quyền lực Đảng vnn
"Dưới làm thì trên cũng phải kiểm tra"BBC Tiếng Việt


-Một số cán bộ lão thành phản ứng với phát biểu của Bí thư Hải Phòng Dân Trí
Ba cán bộ lão thành đề nghị Trung ương xử lý nghiêm vụ Tiên Lãng, không chỉ xử lý ở cấp xã, huyện mà cần xử lý nghiêm cả ở cấp thành phố, nhất là đối với người đứng đầu. Sáng 17-2, tại CLB Bạch Đằng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã nói ...
Cứ nghiêm minh mà xét !Thanh Tra
Một số lão thành kiến nghị 'xử nghiêm' lãnh đạo Hải PhòngBáo Đất Việt
"Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng về vụ Vươn"Báo Người Cao Tuổi

 Vợ ông Vươn chưa đồng ý nhận nơi ở tạm
Thanh Niên
Hôm qua 19.2, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) cho biết, bà chưa đồng ý với phương án mà xã bố trí nơi ở tạm cho gia đình bà. Lý do là vì khu nhà mà UBND xã Vinh Quang bố trí không có công trình phụ, không có điện và ...
Về vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng - Bà Thương không đồng ý chỗ ở mớiSài gòn Giải Phóng
Vợ con ông Vươn được bố trí chỗ ở tạmĐài Tiếng Nói Việt Nam
UBND xã Vinh Quang bố trí chỗ ở cho gia đình ông VươnTuổi Trẻ

BI HÀI NHÀ Ở TẠM CỦA GIA ĐÌNH ĐOÀN VĂN VƯƠN--Phản ứng của các bô lão Hải Phòng trước phát biểu của Bí thư Nguyễn Văn Thành tại CLb Bạch Đằng -TIN NÓNG: CHÚNG NÓ PHÁ NÁT LỀU Ở TẠM VÀ BÀN THỜ TẠI NỀN NHÀ ANH VƯƠN-Dân đòi “cách chức” Bí thư Hải Phòng   –    (BBC).   – .  - Dại dột vu khống báo chí?   –   (Cu Làng Cát).  - Tự diệt thân khi lừa các bô lão.     Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng (Dân Việt). - Một số cán bộ lão thành phản ứng với phát biểu của bí thư Thành ủy (PLTP).   - Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng (VNN).  -  Cựu quận trưởng công an Hồng Bàng-Bí thư thành ủy Hải Phòng bị kiến nghị ‘xử nghiêm’ (ĐV).-- Lê Hồng Hiệp: Vụ Tiên Lãng và vấn đề “pháp luật qua điện thoại”   –    (BBC). --- Nguyễn Ngọc Già – Chị Thương và chị Hiền cần cẩn trọng trước cái bẫy & một cuộc thanh trừng ???   –   (Dân Luận).  – Tiên Lãng, những diễn tiến không thể tiên liệu   –   (RFA).  –Khởi tố vụ án phá nhà ông Vươn, ông Quý -Tuổi trẻ, 8/2/1012), “Lực lượng chức năng đã đề nghị chị Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền (vợ của anh Vươn và anh Quý) tạm thời tháo dỡ ngôi lều tạm nhằm phục vụ quá trình kiểm tra, khám nghiệm hiện trường”  (Thành ủy Hải Phòng và 3 ngày nóng bỏng trong vụ cưỡng chế ở Hải Phòng - Giáo dục VN, 10/2/2012). - Vợ ông Vươn chưa đồng ý nhận nơi ở tạm (TN). - Về vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng – Bà Thương không đồng ý chỗ ở mới (SGGP).  – Vợ con ông Vươn từ chối nhà ở tạm của huyện (TP).--- Hành vi xem thường pháp luật (CATP, 8/12/2011)  –  Cát Hải, Hải Phòng: Hành vi xem thường pháp luật (Kỳ 2). -- Hà Sĩ Phu: Hãi hùng “sở hữu toàn dân”! (bauxitevn).  – TS Phạm Sĩ Liêm:Phải đánh giá hết hậu quả trước khi sửa đổi Luật Đất đai (ĐĐK).


-Ném bàn thờ và trộm cờ Tổ quốc ở lều ông Vươn tp-Côn đồ phá lều, đập bàn thờ trên đất nhà anh Vươn- Nguoi Viet Online- Căn lều và bàn thờ do gia đình ông Ðoàn Văn Vươn dựng tạm trên phần đất trước đây là căn nhà bị cưỡng chế đã bị những kẻ côn đồ giấu mặt phá hoại vào ngày 17 tháng 2.- Huyện Tiên Lãng tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân (Chinhphu.vn).  -- Phá nát, đập ban thờ tại lều nhà ông Đoàn Văn Vươn (GDVN). - Bố trí chỗ ở tạm cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn (CAND).--UBND xã Vinh Quang bố trí chỗ ở cho gia đình ông Vươn/tuoitre.vn/Bố trí nhà tạm cho vợ con ông Đoàn Văn Vươn-Tiên Lãng: Những điều không thể không nghĩ vnn - - Vợ con ông Vươn được bố trí ở tạm nhà công vụ (VNE).  - Vợ con ông Vươn đã được cấp ‘nhà mới’ (Infonet).- Bi kịch dân kiện quan đòi đầm (TN).  – - Kỳ 1: Phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng;  - Kỳ2: Sự thiếu khách quan của Tòa;  -  - Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng: Huyện thu hồi các quyết định sai (GDVN). - Mở đất từ bãi bồi lấn biển – Kỳ cuối: Mồ hôi, nước mắt, nụ cười (TT). .
Nhà báo: Chúng tôi có tài năng... "quăng bom" vnn-


-UBND TP. Hải Phòng đã cho phép cưỡng chế tại Tiên Lãng -(Dân Việt) - Chúng tôi đã tìm hiểu và phát hiện ra một văn bản kết luận của Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, trong đó đồng ý với đề nghị của UBND huyện Tiên Lãng trong việc cưỡng chế, thu hồi đất của ông Vươn.

Sau khi có Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của Tòa án Nhân dân TP.Hải Phòng và một số thủ tục phục vụ cưỡng chế thu hồi đất đối với ông Vươn, ngày 26.7.2011, UBND huyện Tiên Lãng đã có Báo cáo số 111/BC-UBND gửi UBND TP.Hải Phòng để thực hiện.
Theo đó, ngày 4.8.2011, tại Hội nghị giao ban lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng đã xem xét báo cáo của UBND huyện Tiên Lãng về việc cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn và ông Luân.
Ngôi nhà của ông Vươn đã bị phá và bản sao văn bản kết luận của UBND TP. Hải Phòng.
Tại hội nghị này, sau khi nghe phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố, ông Dương Anh Điền – Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đã có kết luận, đồng ý về chủ trương đề nghị UBND của huyện Tiên Lãng.
Theo đó, ngày 17.8.2011, UBND thành phố có công văn số 4778/UBND - ĐC giao Thanh tra, Công an thành phố, Sở Tài nguyên và môi trường Hải Phòng hướng dẫn của huyện Tiên Lãng thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, sau khi nhận được công văn chỉ đạo của UBND TP.Hải Phòng, Sở Tài nguyên và môi trường đã “phớt lờ” việc thực hiện chỉ đạo. Còn về phía UBND huyện Tiên Lãng không nhận được hướng dẫn nhưng vẫn thực hiện việc cưỡng chế khiến hàng loạt sai phạm đã nảy sinh từ đây.
Khi có hậu quả đáng tiếc xảy ra từ việc cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản đối với ông Đoàn Văn Vươn, ngày 12.2.2012, tại Thông báo số 10, Sở Tài nguyên và môi trường đã thừa nhận:
“Lãnh đạo Thanh tra sở, cán bộ phụ trách địa bàn huyện Tiên Lãng được phân công thực hiện nhiệm vụ theo công văn 4778 của UBND thành phố, nhưng Thanh tra sở đã không thực hiện, không báo cáo kết quả.
Trách nhiệm còn thuộc về lãnh đạo và cán bộ phụ trách địa bàn Tiên Lãng của Phòng Quản lý tài nguyên đất của Sở vì đã không nắm chắc địa bàn nên không phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện chức năng quản lý về đất đai, giao đất, thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng”.
Liên quan đến vụ việc, ngày 17.2, trao đổi với báo chí, luật sư Trần Đình Triển - Văn phòng luật sư Vì Dân và luật sư Trần Duy Minh - Văn phòng luật sư Duy Minh (đoàn luật sư TP.HCM) đã làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Hải Phòng để làm các thủ tục, gửi hồ sơ đăng ký, đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các bị can trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại buổi cưỡng chế đất đai ngày 5-1 ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Đồng thời hai luật sư này cũng đăng ký tham gia bảo vệ lợi ích hợp pháp cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn với tư cách là bị hại trong vụ án hủy hoại tài sản tại đầm ông Vươn.
Mạnh Thắng


--Bao giờ Tòa án Nhân dân Tối cao mới kiểm điểm? 
Theo báo Tuổi trẻ, Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ xem xét vụ kiện của ông Lê Đình Thảo. Mặc dù phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết "Hiện nay chưa thể nói vụ án này đúng hay sai bởi lẽ mỗi vụ việc có những nội dung, tình tiết khác nhau, chưa thể nói vụ ông Thảo giống như vụ ông Đoàn Văn Vươn", nhưng công luận khó có thể tin vào Tòa án Nhân dân Tối cao được nữa, bởi vì Tòa án Nhân dân Tối cao đã hai lần bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về vụ kiện của ông Lê Đình Thảo, đồng thời Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao hiện nay cũng là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã hai lần bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.


Mặt khác, với cách hành xử như vậy Tòa án Nhân dân Tối cao không thể buộc Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng kỷ luật các thẩm phán đã xét xử vụ kiện của ông Đoàn Văn Vươn, bởi vì trước đây họ xử vụ ông Lê Đình Thảo thì Tòa án Nhân dân Tối cao đã kết luận họ xử đúng, còn bây giờ đối với vụ kiện của ông Đoàn Văn Vươn làm sao có thể nói họ xử sai? Công luận nhìn vào đủ thấy bản chất vụ kiện của ông Lê Đình Thảo và Đoàn Văn Vươn là giống nhau. Điểm khác nhau về bản chất chỉ ở tiếng súng hoa cải, còn những chi tiết như hòa giải, đình chỉ phiên phúc thẩm chỉ là vấn đề kỹ thuật. Nếu Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng hai vụ kiện khác nhau về bản chất thì hãy chỉ ra trước công luận bản chất khác nhau của chúng như thế nào!

Tôi cho rằng vụ việc ở Tiên Lãng không thể tiến hành xét xử được nếu Tòa án Nhân dân Tối cao và Chánh án của Tòa, ông Trương Hòa Bình, không kiểm điểm trách nhiệm của mình trong vụ kiện của ông Lê Đình Thảo. Chỉ có bắt đầu kiểm điểm từ cấp cao nhất, cấp Tòa án Nhân dân Tối cao, thì các cấp tòa án thấp hơn mới có có thể nghiêm túc kiểm điểm được. Làm sao cấp dưới có thể kiểm điểm nghiêm túc được khi chính cấp trên hôm qua bảo đúng, hôm nay bảo sai? Chỉnh đốn Đảng là gì nếu không phải chính là chỉnh đốn từ cấp cao nhất xuống? Nếu Tòa án Nhân dân Tối cao và Chánh án của Tòa không kiểm điểm trách nhiệm của mình thì nghị quyết TW 4 vừa rồi nên vứt vào sọt rác, đừng mị dân làm gì nữa.  

-Vietnam's high court sides with fish farmer HANOI (AP) - Vietnam's high court has reversed rulings approving the attempted eviction of a fish farmer whose armed standoff with police galvanised the nation and earned him widespread sympathy 


- - Thăm lại những chiến sỹ bị bắn vụ cưỡng chế Tiên Lãng (VTC). - – Công tác dân vận tập trung vào bức xúc của dân(PLTP). – Nguyễn Quang Thân: Coi dân là gốc chứ không phải… gốc cây (DV).-- Sửa hiến pháp để tháo “ngòi nổ”Tiên Lãng   –   (RFA).--Chắc gì đất thuộc sở hữu được sử dụng tốt hơn đất đi thuê! -Chẳng phải chờ đến vụ hoa cải đỏ trời, địa lôi dậy đất ở Tiên Lãng vừa rồi thì chuyện đất đai mới được đem ra bàn luận nhiệt náo đến thế. Nó đã là vấn đề nóng bỏng suốt mấy năm nay, và Tiên Lãng chỉ là cái cớ để dân tình hâm nóng lại vấn đề này thêm mấy độ nữa.--
Vụ Tiên Lãng: Thẩm phán thừa nhận thiếu sót (TT).  – Kiểm điểm 2 thẩm phán TAND Hải Phòng (NLĐ).– Thay hết cán bộ trong HĐXX vụ Tiên Lãng (NĐT).   – - Án “thua” được hủy, ông Vươn có cơ thắng kiện UBND huyện (DT).  – Chống người thi hành “công vụ sai” có phạm tội không? (TT).  – Ông Vươn được giảm nhẹ những tình tiết nào? (ĐV).-– Ông Phạm Thế Duyệt: “Không thể chỉ đẩy chính quyền ra để chịu trận” (DT). -- Vụ Tiên Lãng: Bài học đắt giá về quản trị truyền thông (TVN).  – Chùm ảnh: Các hộ có đầm tại Tiên Lãng “hồi sinh” (GDVN).  – Hình ảnh mới nhất hiện trường vụ cưỡng chế đầm nhà Đoàn Văn Vươn (GDVN).
Bên đê lấn biển: Phận người nơi đầu sóng (Kỳ 3) (TVN).  – Kỳ 1: Bên đê lấn biển: Thi gan cùng sóng dữ;  – Kỳ 2: Bên đê lấn biển: Nỗi niềm Tiên Lãng.
Mở đất từ bãi bồi lấn biển – Kỳ 3: Nước mắt của biển (TT).   – Kỳ 1: Cha, con và “cuộc chiến” lấn biển…;  – Kỳ 2: Bàn tay tóe máu.-- Cần sửa gì ở luật đất đai? (Tầm nhìn).-- Gia đình liệt sỹ bỗng dưng mất đất (TP).-- Nguyễn Quang A: Nhức nhối việc cán bộ, cơ quan nhà nước vi phạm luật (LĐCT).  - Công luận chờ đợi sự thẳng thắn, công tâm của TAND Hải Phòng (DT).  - Vụ Tiên Lãng: Cần lập tổ giám sát Hải Phòng thực hiện kết luận của Thủ tướng (DT).  - Từ vụ kiện hành chính của ông Đoàn Văn Vươn: Mở ra cơ hội cho án hành chính (ĐĐK).  - Sao lại là phát canh thu tô (TBKTSG). -  - Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân” (TBKTSG).  - Sửa Luật Đất đai: Đừng lo tích tụ ruộng đất! (NLĐ).

-
-Trước ông Vươn, Tiên Lãng đã 2 lần cưỡng chế
 - Trước khi cưỡng chế thu hồi đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng đã hai lần cưỡng chế đối với hai chủ đầm tại xã Tây Hưng và Tiên Thắng. Tuy nhiên, một trong hai lần đó bất thành.

Cưỡng chế bất thành!
Chủ đầm bị cưỡng chế bất thành là ông Nguyễn Thế Đọc, thường trú tại xã Nam Hưng. Ngày 20/3/1998, UBND huyện Tiên Lãng ký quyết định cho hộ ông Đọc thuê 30ha đất đầm bãi nuôi trồng thủy sản tại khu vực xã Đông – Tây Hưng.

Quyết định cho thuê đất do ông Ngô Quốc Chãi (khi đó là trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tiên Lãng ký).
Thời hạn cho thuê đất của ông Đọc là ngày 31/12/2005. Thế nhưng, huyện đã thu hồi trước thời hạn.
Trước khi cưỡng chế thu hồi đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng đã hai lần cưỡng chế đối với hai chủ đầm tại xã Tây Hưng và Tiên Thắng.

Ngày 25/6/2004, UBND huyện Tiên Lãng ban hành QĐ số 213 về việc thu hồi toàn bộ diện tích đầm bãi này của gia đình ông. Thời hạn thuê đất chưa hết hạn, quyết định thu hồi không được đền bù, ông Đọc kiên quyết không bàn giao.
Ngay sau đó, ông Đọc viết đơn kiến nghị đề nghị huyện tiếp tục cho thuê đất khi chưa hết hạn sử dụng, đơn xin được nộp thuế để được giao đất... Tuy nhiên, UBND huyện vẫn không đồng tình.
Thời điểm gia đình ông Nguyễn Thế Đọc nhận quyết định thu hồi, hàng chục chủ đầm khác có đầm bãi tại xã Đông Hưng, Tây Hưng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Thông tin với VietNamNet, ông Đọc cho biết: thời điểm đó (khoảng giai đoạn 2004 – 2007), các chủ đầm bãi tại hai xã Đông Hưng, Tây Hưng lúc nào cũng ở hoàn cảnh hoang mang, lo lắng.
Việc duy nhất mà họ biết làm khi đó, là viết đơn kiến nghị tập thể gửi lên huyện, để xin huyện gia hạn cho thuê đầm bãi. Khi UBND huyện không đồng tình, các chủ đầm viết đơn kiện vụ án hành chính ra TAND huyện Tiên Lãng.
Ông Đọc nhớ lại: khi đó, khu đầm bãi nuôi trồng thủy sản của chúng tôi tại hai xã Đông Hưng, Tây Hưng bị thu hồi có tổng diện tích là 130ha, rơi vào hơn chục hộ, gồm có: hộ Nguyễn Văn Quyết – 9ha; Phạm Văn Tý - 9ha; Nguyễn Thế Sao - 5,3ha; Hoàng Văn Trương - 09ha; Hoàng Văn Thực - 10ha; Nguyễn Thế Đọc - 30ha; Phạm Hữu Thảo – 10ha; Phạm Hữu Sáng - 10ha; Dương Văn Nhất - 10ha; Vũ Văn Tân - 7ha; Phạm Văn Lẻn (xã Đông Hưng - 7ha; Phạm Văn Trung, Nguyễn Trọng Tính mỗi hộ 03ha; Nguyễn Trọng Viên - 4,3ha…
Quyết định thu hồi đầm bãi của huyện, ông Đọc nhận được từ năm 2004. Tuy nhiên, sau rất nhiều đơn thư kiến nghị ông gửi lên nhưng không được huyện giải quyết. Đến ngày 18/7/2008, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền mời ông Đọc lên trụ sở huyện làm việc.
“Ông Hiền cho biết, nếu chúng tôi không bàn giao đầm bãi, sau bốn ngày (27/8/2008) huyện sẽ cho lực lượng cưỡng chế”.
Vẫn câu chuyện của ông Nguyễn Thế Đọc: sáng 22/8/2008, tôi thấy đài truyền thanh của xã đọc ra rả nội dung thông báo huyện sắp cưỡng chế thu hồi đất của gia đình mình. Sáng ngày hôm sau, 23/8/2008, hàng trăm dân quân, tự vệ, công an viên, lực lượng liên ngành của bốn xã và từ huyện xuống kéo xuống đầm nhà tôi.
Khi đó, ông Thụ (trưởng Ban dự án nuôi tôm xuất khẩu) đưa cẩu (máy xúc) ra phá đầm nhà tôi. Nhà tôi đông lực lượng, anh em trong nhà tính theo đầu đinh đã lên tới bốn, năm chục người. Mà anh thấy, dân lao động vác đất như chúng tôi khỏe lắm.
Tôi quyết làm căng, yêu cầu lập biên bản về việc tại sao lại phá đầm nhà tôi. Biên bản lập xong, có chữ ký của đầy đủ các ban ngành… Hôm đó, dân các xã kéo đến đầm nhà tôi đông lắm!
Sau khi biên bản được ký, lực lượng thực hiện cưỡng chế cũng tự rút. Từ đó đến nay, 30ha diện tích đầm bãi của gia đình ông Đọc vẫn ở dạng “lừng khừng”: huyện không thu hồi được, và người dân cũng không dám đầu tư nuôi trồng thủy sản như trước.
Đối với hơn chục chủ đầm cũng trong hoàn cảnh bị thu hồi như gia đình ông Đọc (tại xã Đông Hưng và Tây Hưng), thời điểm hiện tại cũng không khác gì.
“Chúng tôi xin thuê tiếp, xin được nộp thuế nhưng không được huyện giải quyết. Huyện thu hồi nhưng không đền bù, anh em tôi đời nào chấp nhận được” – vẻ rầu rĩ không giấu trên gương mặt khắc khổ của chủ đầm Nguyễn Thế Đọc.
Ông Đọc nhận định: trước tết, họ (UBND huyện Tiên Lãng) định cưỡng chế đầm của Vươn xong sẽ đến lượt đầm của Luân (Vũ Văn Luân, xã Hùng Thắng) và đầm của tôi. Nhưng, may mà…
Vụ cưỡng chế thứ hai: “thành công”
Những câu chuyện người thực, việc thực mà chúng tôi tìm hiểu được trong suốt những ngày “nằm vùng” ở Tiên Lãng, được nghe từ chính trong lòng dân đã vẽ lên một thực trạng: không riêng xã Vinh Quang, chủ trương giao đất ngắn hạn, thu hồi không bồi thường là thực trạng chung trên toàn huyện Tiên Lãng.
Vì được áp dụng chung nên chính quyền địa phương mặc định hiểu rằng, đó là chính sách đúng pháp luật, đúng với kế hoạch, quy hoạch quản lý, sử dụng đất đầm bãi của họ. 
Người dân Tiên lãng kỳ vọng vào một chính sách quản lý, sử dụng đất đầm bãi hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Đó cũng là lý do, họ đã bác tất cả các đơn từ kiến nghị của người dân, trong một thời gian rất dài…
Một câu chuyện khác mà chúng tôi được người dân kể chuyện, đó là trường hợp của ông Lê Đình Thảo (xã Tiên Thắng) – trường hợp bị cưỡng chế thu hồi 70ha đầm bãi từ năm 2008.
Vẫn chung một “số phận” về thời hạn giao đất, thời điểm thu hồi và cơ chế khi thu hồi; vẫn một “kịch bản” giằng co giữa người thuê đầm và cơ quan đi thu hồi… Tuy nhiên, câu chuyện của ông Thảo dài hơn, nhiều tình tiết hơn và cũng đắng đót hơn rất nhiều.
Trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 02/2/2012, người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng vẫn nhắc đến câu chuyện về việc thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản và trồng lúa của ông Lê Đình Thảo.
Ông Khánh cho rằng, đó là một chính sách đúng đắn, mang lại hiệu quả, vì sau khi thu hồi diện tích đất trên của ông Thảo, xã đã tổ chức đấu giá cho các hộ dân, thu được nguồn thu ngân sách rất lớn cho xã.
Từ thành công này, Tiên Lãng đã quyết định “áp dụng” thực hiện ở các xã lân cận, trong đó có Vinh Quang.
Nội dung này cũng đã được Cổng thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng đăng tải trong một thời gian dài qua.
Tuy nhiên, sau kết luận của Thủ tướng vào chiều ngày 10/2 vừa qua, câu chuyện đã hoàn toàn được lật lại. Và, mới đây, ngày 14/2, Hải Phòng đã chỉ đạo rà soát lại tình hình quản lý, sử dụng đất đầm bãi tại Tiên Lãng trong thời gian qua, trong đó có vụ cưỡng chế thành công đối với 70ha đầm bãi của ông Lê Đình Thảo.
Đó cũng là khi, ông Lê Đình Thảo -  người kiên trì theo kiện QĐ thu hồi của UBND huyện Tiên Lãng mà hơn chục năm trước ông đã cho rằng đó là QĐ trái pháp luật, cũng đã mất được vài năm. Và, con trai của ông, anh Lê Đình Tân, đã quyết định lên tiếng…
Kiên Trung


Sự kinh tởm của Tòa án Nhân dân Tối cao 
Theo báo Pháp luật TPHCM, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã ra kháng nghị tái thẩm hai phiên tòa xét xử vụ thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn. Thế nhưng, cách đây 4 năm, năm 2008, cũng một vụ việc tương tự như vụ của ông Đoàn Văn Vươn, Tòa án Nhân dân Tối cao và hội đồng giám đốc thẩm đã hai lần bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao hôm nay cũng là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao 4 năm trước, ông Trương Hòa Bình, xuất thân từ ngành công an. Về cơ bản, cùng một vụ việc bản chất như nhau, nhưng Tòa án Nhân dân Tối cao đã hành xử khác nhau. Sự khác nhau ở đây chỉ là một đằng có tiếng súng hoa cải, và một đằng theo đuổi khiếu kiện để rồi chết trong uất ức. Tòa án Nhân dân Tối cao còn lật mặt như trở bàn tay như vậy thì thử hỏi người dân ở đất nước này còn có hy vọng gì vào nền tư pháp Việt Nam?


Tôi chợt nhớ tới bài thơ của Đỗ Tuân Hạc, thời nhà Đường, nhân đọc những thành tích của Tòa án Nhân dân Tối cao
Năm ngoái ta đi khắp huyện này
Tiếng oan dậy đất, oán lòa mây
Nay quan được thưởng dây tua đỏ
Chính máu dân lành nhuộm đỏ dây
(không nhớ người dịch)


-Kiến nghị khởi tố vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai
Tuổi Trẻ
TT - Ngày 14-2, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng đã có đơn kiến nghị gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng về việc ban hành quyết định điều tra khởi tố vụ án hình sự vi phạm các quy định quản lý về đất đai tại huyện ...
Điều tra vụ cưỡng chế 70ha đầm khác ở Tiên LãngBáo Đất Việt
CATP Hải Phòng triển khai kế hoạch của TP về “vụ việc tại Tiên Lãng”cand.com
Kiến nghị khởi tố bổ sung vụ cưỡng chế đấtTiền Phong Online
Thủ tướng Việt Nam đổ lỗi cho chính quyền địa phương trong vụ xung đột đất đai ở Tiên Lãng  (TC Phía Trước). Dịch từ bài: Vietnam PM blames local authority in land clash case (Reuters). – Hải Phòng khẩn trương và nghiêm túc thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ(QĐND).  – Vụ Tiên Lãng: Tòa án HP xét kỷ luật 2 thẩm phán (Bee). - Nóng trong ngày: ‘Trảm’ tiếp cán bộ vụ cưỡng chế (VNN). – ‘Ðình chỉ công tác’ hay ‘ném đá ao bèo’? – (NV).
Chuyện đất đai, đến lúc cũng phải nhìn thẳng vào sự thật (TVN). – Phỏng vấn cựu “nghị sĩ” Nguyễn Minh Thuyết: Vụ Tiên Lãng sẽ là “ngòi nổ xã hội” nếu… (NĐT). - Vụ Tiên Lãng: Người phá nhà ông Vươn phạm tội hủy hoại tài sản nếu… (GDVN).
“Tiên Lãng chỉ là phần nổi nhỏ của tảng băng chìm” (TVN). - Mở đất từ bãi bồi lấn biển – Kỳ 1: Cha, con và “cuộc chiến” lấn biển… (TT).- Chính quyền sai nhưng ông Vươn vẫn phạm tội (PLTP). - Tiên Lãng và chuyện những người đi lấn biển: Kỳ 1: Vừa có lời đã thấy trát đòi lại đất (SGTT).  – Mồ hôi mà đổ xuống đầm…(TTVH).  – Thấy gì và cần làm gì sau vụ “Tiên Lãng” ? (Tầm nhìn).
Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Phóng viên đã cải trang như thế nào?(GDVN).- Di tích đồng Nọc Nạn (Tầm nhìn)..Tướng Thước: "Tại sao ông Thoại, ông Ca có trong đội ngũ này"? (GD 14-2-12)
Vụ cưỡng chế: Không nên sắp xếp cán bộ theo kiểu “dây mơ rễ má" (GD 14-2-12) -- "Nói về vai trò của Đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, ông Trung cho rằng khá mờ nhạt. Theo ông Trung, Thủ tướng bận rất nhiều công việc đã đành.." Ơ kìa! Thế tại sao ông lại nhận làm Đại biểu?Vụ Tiên Lãng và bài học phát huy dân chủ (ĐV).


-Công an vào cuộc điều tra một vụ cưỡng chế khác ở Tiên Lãng
(Dân Việt) - Anh Lê Đình Tân (con trai ông Lê Đình Thảo) ở xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết, trưa 13.2, một đoàn công tác của Công an Hải Phòng đã đến gia đình anh làm việc.
Các điều tra viên đã hỏi gia đình anh Tân về vụ việc cưỡng chế hơn 70ha đầm xảy ra năm 2008, đề nghị gia đình cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Anh Nguyễn Đình Tân đã trả lời các câu hỏi của điều tra viên về việc gia đình bị thu hồi đất mà không hề được bồi thường, nhiều tài sản của gia đình, trong đó có nhiều thủy sản chưa kịp thu hoạch đã bị mất trắng; khi xã tổ chức đấu thầu khu đầm nói trên, gia đình đã bỏ thầu với giá 2.650 triệu đồng nhưng không trúng thầu (người trúng thầu bỏ thầu với giá 2.850 triệu đồng).Câu hỏi các điều tra viên đặt ra là: Việc thu hồi của huyện có bồi thường cho gia đình không? Những tài sản gì của gia đình bị mất mát sau buổi cưỡng chế? Khi xã tổ chức đấu thầu, gia đình có tham gia bỏ thầu không?
Sau buổi làm việc, Đoàn công tác đề nghị anh Tân dẫn ra kiểm tra thực tế khu đầm trước đây đã cưỡng chế, ở phía ngoài sông Văn Úc.
Trước ông Đoàn Văn Vươn, gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng cũng lâm vào cảnh tương tự. Được giao hơn 70ha đất bãi bồi ven sông Văn Úc, bỏ công bỏ của, chồng ngày đêm ngoài bãi, vợ vác rá đi vay gạo khắp làng trên xóm dưới để nuôi nhân công đắp đê chống bão.

Một vùng đất màu mỡ được hình thành, ông Thảo được sử dụng 15% để cấy lúa 1 vụ, được sử dụng toàn bộ diện tích để nuôi trồng thủy sản với thời hạn 12 năm, tính từ ngày giao đất 19.6.1992 đến 16.9.2004 thì hết hạn. Đến hạn, UBND huyện cũng ra quyết định thu hồi mà không tính toán bồi thường một xu.

Khi gia đình ông Thảo gửi đơn lên thành phố, Sở TNMT lúc đó căn cứ Luật Đất đai đã có văn bản khẳng định khi hết hạn, nếu gia đình ông Thảo có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được ưu tiên cho thuê đất. Nếu gia đình ông Thảo không có nhu cầu thuê đất thì phải tiến hành kiểm kê tài sản trên đất và xác định giá trị còn lại của các công trình làm cơ sở để thanh lý hợp đồng giao đất hoặc đền bù giá trị còn lại trên đất.

Thế nhưng, một văn bản đúng luật này đã không được UBND huyện Tiên Lãng thực hiện. Sau đó, ông Lê Đình Thảo đã phải kiện ra Tòa hành chính từ cấp huyện đến TAND Tối cao. Cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng. Hai lần Viện KSND Tối cao có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm thì cả hai lần đều bị TAND Tối cao và Hội đồng giám đốc thẩm bác bỏ.

Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng đã được thực thi bởi một quyết định cưỡng chế. Không có tiếng mìn nổ. Không có tiếng súng. Cả nhà ông Thảo kiên nhẫn đứng nhìn vụ việc với hy vọng còn có thể mang đơn đi kêu cứu. Vẫn tin rằng kháng nghị của Viện KSND Tối cao sẽ còn được chấp nhận.

Vụ cưỡng chế được coi là thành công tốt đẹp. Hàng nghìn người của 4 xã trong vùng và cả người dân huyện Kiến Thụy được dịp đi bắt cá hôi, vì chính quyền “tháo khoán” đầm nhà ông Thảo. Cho đến tận hôm nay, khi vụ việc nhà ông Vươn bùng nổ, lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn sử dụng tài liệu của vụ kiện nhà ông Thảo làm minh chứng cho việc làm “đúng pháp luật” của mình và được lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng lấy làm “bảo bối” để trả lời báo chí.


-Di tích đồng Nọc Nạn

(Tamnhin.net) - Mồng 6 Tết hàng năm, huyện Giá Rai tổ chức Lễ hội đồng Nọc Nạn tại Di tích lịch sử quốc gia ở ở ấp 4, xã Phong Thạnh B (Giá Rai, Bạc Liêu). Di tích gồm khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức với bọn Tây cướp lúa, một sự kiện lịch sử xảy ra ngày 16-2-1928, đã đi vào nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khắc họa hình tượng người nông dân chất phác thật thà mà đầy nghĩa khí.
Di tích Nọc Nạn có hồ nước trong xanh
Xưa kia vùng đất này còn hoang vu sình lầy với rừng tràm, lau sậy, cỏ dại, hùm beo, rắn rết. Những lưu dân khai khẩn ban đầu phải chặt cây làm nọc đóng xuống sình rồi gác nạng lên để làm nhà nhằm tránh thú dữ và rắn độc. Cái tên Nọc Nạn sinh ra từ đó, gọi tên một con rạch và một cánh đồng.
Di tích Nọc Nạn nằm về phía Tây Bắc huyện Giá Rai, cách huyện lỵ khoảng 1.500 m đường chim bay, cách Quốc lộ 1A khoảng 800 m về phía Bắc. Sự kiện Nọc Nạn tính đến tháng 2-2012 này tròn 84 năm, đọng lại khúc ca bi tráng ngày nào.
Âm mưu cướp đất
Trước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn được 73 ha. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. Khi khai phá, Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất, lập bản đồ đất đai chậm hơn so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ. Năm 1910, Hương chánh Luông chính thức làm đơn khẩn 20 ha đất, chịu đóng thuế trên diện tích này, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Luông lại làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán cho toàn bộ diện tích 73 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, trao cho Hương chánh Luông bản đồ phần đất.
Hương chánh Luông qua đời, con trai cả Biện Toại thừa kế phần đất. Năm 1917, một Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu là Mã Ngân, thường gọi là Bang Tắc, muốn chiếm đất nhà Biện Toại. Bang Tắc biết rõ đất của nhà Biện Toại mới có bằng khoán tạm, nên mua đất giáp ranh Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, trong hợp đồng ghi ranh giới bao trùm luôn đất anh em Biện Toại.
Tranh chấp đất nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền đốt một chòi ruộng và giết một con trâu của Biện Toại để dằn mặt. Anh em Biện Toại không phản kháng, chờ nhà chức trách phân xử. Quan phủ Ngô Văn H. ở quận Giá Rai, nhận tiền của Bang Tắc, yêu cầu chia đôi đất: Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa.
Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng phái viên (commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về Nguyễn Thị Dương, và nay là của Bang Tắc.
Ngày 13-4-1926, Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định bán sở đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho Bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sử dụng là của Bang Tắc. Anh em Biện Toại vô cùng căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc không dám làm to chuyện, bèn bán sở đất 50 ha cho bà Hà Thị Tr., mẹ vợ anh ruột quan phủ Ngô Văn H.
Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính đất họ khai khẩn. Ngày 6-12-1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 và 14-2- 928, lính mã tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự.
Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng bắt giữ bà Hương chánh Luông (mẹ Biện Toại) trong 24 giờ. Thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự, bà Luông được thả. Tối 14-2-1928, anh em nhà Biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên và bà Luông, gọi là báo hiếu lần chót. Họ trích huyết thề ăn thua, không sợ chết, rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Trọng rút được thăm. Anh em yêu cầu rút lại. Lần thứ hai, cô Trọng vẫn rút được thăm. Cô Trọng nói: “Ông bà đã dạy, em xin liều chết!”
Đường vào Di tích chuẩn bị trồng hoa    Ảnh: Nhật Hồ
Thảm kịch và phiên tòa
Sáng 16-2-1928, hai viên cò Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Anh em của Biện Toại cất nhà rải rác hơi xa nhau, sát bờ rạch. Đống lúa thì ở ngoài ruộng, cách nhà họ chừng 500 m. Dọc đường, khi đi ngang nhà anh em Biện Toại, hương hào kêu réo gọi ra chứng kiến việc đong lúa nhưng không ai trả lời.
Đến đống lúa, cò Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình Biện Toại đến chứng kiến việc đong lúa. Cô Nguyễn Thị Trọng đi ra, theo sau là cháu gái tên Tư, 14 tuổi. Cô Trọng yêu cầu sau khi đong lúa, phải giao biên nhận cho cô. Cò Tournier tát cô Trọng. Lập tức, cô Trọng rút phắt con dao nhỏ trong người ra, tên cò lấy báng súng đập cô ngất xỉu, sau đó lính mã tà trói cô lại.
Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, một tốp do Mười Chức, em ruột Biện Toại dẫn đầu. Tốp hai do bà Nghĩa (vợ Mười Chức) dẫn đầu. Tổng cộng năm đàn ông, năm phụ nữ. Tournier bắn chỉ thiên nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bắn Mười Chức bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn nhào đến đâm lưỡi mác trúng bụng Tournier, rồi mới ngã xuống.
Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người phía Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lấy súng của Tournier bắn tiếp. Sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai (bà Nghĩa), một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết tại bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17-2-1928 tại bệnh viện Bạc Liêu.
Tòa Đại hình Cần Thơ xử vụ án Nọc Nạn ngày 17-8-1928. Có hai luật sư người Pháp bào chữa (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa. Tại tòa, ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai tỉnh Bạc Liêu, nói giấy tờ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho Hương chánh Luông năm 1910 đã bị mất cắp. Điều này gây ra nghi ngờ có khả năng hồ sơ trong văn khố cũ bị thủ tiêu, có lợi cho những kẻ cường hào. Hương thân làng Phong Thạnh Hồ Văn Hi xác nhận, Tournier nổ súng trước; Mười Chức đâm Tournier sau khi trúng đạn. Lâm Văn Kiết, thành viên Hội đồng phái viên, xác nhận phần đất do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn. Tri phủ Ngô Văn H. cho rằng, vấn đề đất đai quá phức tạp, mất thì giờ, nên ông đã buông xuôi. Công tố viên giận dữ, cho rằng lề lối làm việc của ông H. quá bừa bãi, không thể viện lý do mất thì giờ mà không phân xử rạch ròi. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với Bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị bãi chức tri phủ. Bang Tắc ra làm chứng, viên hội thẩm bức xúc: “Dân chúng nói đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier”.
Công tố viên Moreau đề nghị tòa thận trọng, cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng. Ông nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với cường hào. Moreau đề nghị tòa tha bổng.
Luật sư Tricon ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với cường hào, với cả các thủ tục pháp lý. Ông nói: “Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur)”.
Luật sư Zévaco ca ngợi lời buộc tội của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Zévaco nói nên sa thải vài quan chức bất hảo và vạch rõ hành động của Bang Tắc cùng tri phủ H. đã dẫn đến thảm kịch Nọc Nạn. Luật sư Zévaco xin tòa tha cho các bị can, nói: “Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó”.
Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm.
Di tích lịch sử quốc gia
Khu mộ ông bà Tám Lương được anh em Mười Chức đắp sau khi ông bà mất. Nền mộ rộng khoảng 700 m2, cao 50 cm, bên trên có xây nhà mồ. Nhà rộng 30 m2 tường xây cao 1,2 m cửa quay về hướng Nam. Tường bao nhà mồ được xây bằng gạch thẻ chừa ô cách khoảng, tạo không gian khoáng đạt. Khu thờ tự có mái che uốn cong đúc bê tông cốt thép. Bệ thờ cách nền 50 cm, được bày trí đơn giản, lát gạch bông màu đỏ và màu vàng xen kẽ. Mộ ông Tám Luông (phía Tây) và bà Tám Luông (phía Đông) quay ra hướng cổng (phía Nam). Xung quanh mộ trang trí hoa văn đắp nổi. Sau sự kiện Nọc Nạn, những người bị thảm sát được chôn rải rác gần đó, đến năm 1963, tất cả quy tập về chung một khu.
Di tích đồng Nọc Nạn được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia vào ngày 30-8-1991. Năm 2008, kỷ niệm 80 năm sự kiện lịch sử, huyện Giá Rai nâng cấp khu di tích. Hiện nay, Bảo tàng Bạc Liêu còn lưu giữ ảnh những người đã bị giết trong vụ Nọc Nạn và những người tham gia cuộc đấu tranh của anh em Biện Toại. Ngoài ra còn có ảnh chân dung các luật sư biện hộ cho gia đình nạn nhân.
Sự kiện Nọc Nạn đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn nghệ. Bài vè Nọc Nạn, được dân gian sáng tác sau vụ án không lâu. Vở cải lương Máu thắm đồng Nọc Nạn của tác giả Phạm Ngọc Truyền. Phim truyền hình năm tập Đồng Nọc Nạn, kịch bản Chu Lai, đạo diễn Trần Vịnh, do Đài truyền hình Bạc Liêu sản xuất năm 2004. Bộ phim truyền hình nổi tiếng Đất phương Nam, do TFS sản xuất năm 1997, cũng có đề cập đến vụ án Nọc Nạn.
Phim truyền hình Đồng Nọc Nạncó một chi tiết đắt giá, đó là lúc ông hội đồng phản đối kịch liệt khi nghe tin quan trên dự định trả mấy chục công đất cho gia đình Tám Luông. Ông hội đồng gào lên: “Cho đất nông dân là mầm mống vô chính phủ”! Còn gây xúc động mãnh liệt là cảnh tế sống bà Tám Luông (Hoa Thúy đóng), trước khi các con của bà bước vào cuộc tử chiến chấp nhận thà chết chứ không chịu mất đất (theo lời trăng trối của ông Tám Luông)! Mẹ con bít khắn tang trên đầu, vái nhau!
Năm tập phim truyền hình cho biết, ở Bạc Liêu lúc ấy không chỉ có nông dân Mười Chức, mà dân giang hồ tứ chiếng, một tay anh chị như Xém (Tấn Hưng đóng) cũng biết trọng việc nghĩa. Vì miếng cơm mà đi hầu cận ông hội đồng, tuy nhiên vẫn giữ tư cách “sợ mang tiếng ăn tiền bọn nhà giàu, đi hiếp đáp người ngay” nên từ chối tham gia cuộc tử chiến với anh em Mười Chức.
Đạo diễn Trần Vịnh cho biết: “Sự kiện đồng Nọc Nạn làm tôi xúc động. Quyền sống của người dân không bao giờ được xem nhẹ. Tôi làm phim trong cảm hứng ấy”.
Sáu Nghệ
(Có sử dụng tư liệu của Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu)



-Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Phóng viên đã cải trang như thế nào?
-“Không nên sắp xếp cán bộ kiểu “dây mơ, rễ má"...
Vai trò nào của báo chí khi mạng xã hội đưa tin trước (ICTPress).-

Tiên Lãng - nơi Luật đất đai bị “bóp méo”
 TT - Phóng viên Tuổi Trẻ mở rộng tìm hiểu ở các xã ven biển khác của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Người dân những nơi này đã cung cấp thêm những quyết định giao đất nuôi trồng thủy sản với đủ kiểu thời hạn quy định khác nhau. Chuyện giao đất cho các hộ ...
-Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh (ĐV 3-2-12) -- Bác bổng ngồi bật dậy, hỏi: "Tại sao chúng mày không giải quyết vụ Tiên Lãng cho xong, vào đây làm gì?" "Tao thì đã chết rồi, anh Vươn còn đấy, nhà cửa ruộng vườn bị cướp mất, gia đình tứ tán, sao không tạ lỗi, trả lại ruộng vườn cho người ta?" "Cái bọn chính quyền huyện, tỉnh ấy, chúng là con cái nhà ai, sao lại để chúng huỷ hoại uy tín Đảng ta?"  Nói xong, Bác nằm xuống, ngoảnh mặt không nhìn "phái đoàn".  Rồi hai hàng lệ rơi ra từ mắt Bác.
Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: 'Chúng tôi được chính quyền thuê phá nhà ông Vươn' (VnEx 8-2-12)Tường trình của người lái máy xúc phá nhà trên đất ông Vươn (DV 8-2-12) --  Người dân Tiên Lãng chưa thỏa mãn với mức kỷ luật cán bộ (VnEx 8-2-12) -- GS.Đặng Hùng Võ không đồng ý kết luận Thành ủy Hải Phòng (ĐV 8-2-12)--Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: “Quân đội phải bảo vệ dân, giúp dân… chứ không phải đi tham gia cưỡng chế” (SGTT 8-2-12)
 - Kiến nghị “gỡ rối”, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ (LĐ).  – Ap dụng luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai (ĐĐK). – Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội: Đất giãn dân phải trả cho dân (Petrotimes).- Cuộc chiến đất đai ở Trung Quốc: Nông dân bị ép “lên lầu” (TN). --
TÍNH CHẤT MỞ RỘNG LÃNH THỔ DƯỚI THỜI HẬU LÊ (Việt sử ký).
-----

Tổng số lượt xem trang