Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Sức mạnh mềm của Mỹ: Y tế Mỹ: lá bài tranh cử!

  -Nguồn:- Y tế Mỹ: lá bài tranh cử!

Lữ Giang

Cứ bốn năm một lần, nước Mỹ phải bầu lại Tổng Thống. Mỗi lần bầu như vậy, hai đảng chính là Dân Chủ và Cộng Hoà lại đưa ra những “siêu chiêu” để hạ nhau, có khi bất chấp cả chính sách quốc nội và quốc tế mà nước Mỹ đang theo đuổi.
Trước đây, một số người Mỹ gốc Việt, mặc dầu đã sống ở Mỹ lâu năm, vẫn cứ tưởng một cách giản dị rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ giống như bầu cử Tổng Thống VNCH trước 1975, nên rũ nhau đi bầu và chọn Đảng hay ứng cử viên nào mà theo họ là “chống cộng” để bầu, với niềm tin rằng nếu họ thắng cử, họ sẽ giúp ta “giải phóng” quê hương!
Nhưng nhờ hệ thống truyền thông ngày càng mở rộng và có nhiều người biết đọc tiếng Anh hơn, nên người Việt bắt đầu nhận ra rằng sự thật không giản dị như vậy!
Mùa bầu cử năm nay, Đảng Cộng Hoà đang dùng nhiều chiêu thức khác nhau để đánh Đảng Dân Chủ đang cầm quyền, không cần biết đến quyền lợi của dân chúng và quyền lợi của đất nước này sẽ đi về đâu. Một trong những chiêu thức được coi là “độc thủ” có thể dùng để hạ Tổng Thống Obama và Đảng Dân Chủ là tìm cách loại bỏ đạo luật cải tổ y tế mà Tổng Thống Obama đã ban hành ngày 23.3.2010, có tên là “Patient Protection and Affordable Care Act”. Họ tin rằng nếu loại được đạo luật này, Tổng Tống Obama và đảng Dân Chủ sẽ lãnh thẹo.

MỞ ĐẦU TRẬN ĐÁNH
Mở đầu cho trận đánh là yêu cầu TCPV Hoa Kỳ tuyên bố điều khoản bắt buộc mỗi công dân Mỹ đều phải mua bảo hiểm y tế kể ở trong đạo luật cải tổ y tế là vi hiến, xâm phạm quyền riêng tư của mỗi người.
Trận chiến này chắc chắn là rất phức tạp, những người không nắm vững các nguyên tắc căn bản về luật pháp rất khó theo dõi được, nhưng đạo luật này quy định những quyền lợi thiết thân của nhiều người, không thể không biết được. Vì thế chúng tôi sẽ cố gắng trình bày những nét tổng quát để đọc giả có khái niệm về những gì đang xẩy ra.
Nguyên đơn phần lớn do 26 tiểu bang đang do đảng Cộng Hòa lãnh đạo. Họ cho rằng đạo luật này vi hiến khi bắt buộc phần lớn công dân Mỹ phải mua bảo hiểm ý tế nếu không sẽ bị phạt, được gọi tắt là “health care mandate". Sự quy định này vi phạm vào quyền riêng tư của cá nhân.
Phe bênh đã nại “điều khoản thương mại (commerce clause) trong hiến pháp để bênh vực cho sự bắt buộc này. Điều 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ liệt kê một danh sách dài những quyền của Quốc Hội, trong đó đoạn 8, khoản 3 nói về các quyền thương mại của Quốc Hội. Điều khoản này quy định rằng Quốc Hội Hoa Kỳ có quyền “ấn định về thương mại với các quốc gia ngoại quốc, giữa các tiểu bang và với các bộ tộc Da Đỏ”.
Trong lịch sử, điều khoản này cũng đã gây ra nhiều tranh luận về quyền hạn giữa liên bang và tiểu bang về thương mại. Riêng về luật cải tổ y tế của Tổng Thống Obama đã có hai vụ kiện. Trong vụ “Virginia v. Sebelius”, Toà Phúc Thẩm Virgina đã bênh vực điều khoản bắt buộc phải mua bảo hiểm. Nhưng trong vụ “Liberty University v. Geithner,” Toà Phúc Thẩm Alanta lại cho rằng Quốc Hội đã đi quá xa khi đòi người Mỹ phải mua bảo hiểm.
Điều cần được lưu ý là trong cuộc tranh cử năm 2008, chính bà Halary Clinton là người đã đưa ra ý kiến buộc mọi công dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế. Lúc đó, ông Obama là người đã mạnh mẽ phản đối. Ông nói: “Nếu mọi chuyện dễ dàng như vậy thì tôi có thể làm luật bắt ai cũng phải mua nhà, như vậy sẽ giải quyết được nạn vô gia cư luôn. Nhưng không giải quyết được”. Ông cho rằng đó là một ý kiến không thể thực hiện được.
Nhưng năm 2010, khi Đảng Dân Chủ đang làm chủ cả hai viện Quốc Hội, điều khoản nói trên đã được đưa vào luật cải tổ y tế và đã được Tổng Thống Obama ban hành.

ĐIỄN TIẾN TRẬN ĐÁNH
Trong tuần này, TCPV Hoa Kỳ đã cho mở một cuộc tranh luận kéo dài trong 4 ngày để các bên trình bày lý luận của mình về những điều khoản bị tranh cãi trong luật. Cuộc tranh luận nhắm vào các điểm chính sau đây:
1.- Có nên đưa vụ này ra xét xử ngay hay nên hoãn lại?
2.- Cưỡng bách cá nhân phải mua bảo hiểm y tế có là vi hiến không?
3.- Nếu sự cưỡng bách này là vi hiến, thì toàn thể đạo luật cải tổ y tế sẽ không còn có giá trị  hay chỉ một phần của đạo luật bị hủy bỏ mà thôi?
4.- Với luật cải tổ ý tế, các tiểu bang có buộc phải chia trách nhiệm ngân sách về điều hành Medicaid (hay MediCal)hay không? Hay trợ cấp của liên bang sẽ bị cắt?
Nhật báo New York Times đã tóm lược hàng ngày những câu hỏi của toà và các lý luận của cả hai bên. Ghi lại những tranh luận này chỉ thêm rối trí. Dĩ nhiên, khi tranh luận, các bên chỉ nêu lên những lý luận căn bản để thuyết phục dư luận, còn các chi tiết dẫn lý sẽ được trình bày trong các luận trạng viết.
Trong 9 Thẩm Phán TCPV, có 5 vị do các tổng thống Cộng Hòa chỉ định và 4 vị do các tổng thống Dân Chủ. Chúng ta đợi xem họ sẽ quyết định như thế nào.
Có lẽ vào khoảng tháng 6 tới TCPV mới đưa ra phán quyết. Chuyện rắc rối là nếu chỉ điều khoản chính là bắt cuộc mọi người phải mua bảo hiểm bị hủy bỏ, phần còn lại sẽ được áp dụng như thế nào? Đây là vấn đề các Thẩm Phán TCPV phải cân nhắc. Các thẩm phán TCPV Mỹ được ví như là những người mặc áo hai túi, họ móc túi nào lấy ra cũng được.

NHÌN LẠI LUẬT CẢI TỔ Y TẾ
Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã xếp chương trình y tế của Mỹ vào hạng thứ 15 trên 19 quốc gia tiên tiến về khả năng chữa khỏi những bệnh hiểm nghèo. Canada được xếp hạng 7, còn Pháp đứng vào hạng đầu. Như vậy nền y tế của Mỹ còn có nhiều vấn đề phải cải tổ. Nhưng việc cải tổ rất căm go vì các thế lực tư bản đứng đàng sau muốn bảo vệ các quyền lợi của họ.
Hôm 23.3.2010, sau khi ký đạo luật cải tổ y tế, Tổng thống Obama đã tuyên bố: “Ngày hôm nay, sau gần một thế kỷ thử nghiệm, sau một năm tranh cãi, chương trình cải cách bảo hiểm sức khỏe đã trở thành luật tại nước Mỹ”.
Hoa Kỳ có một hệ thống bảo hiểm y tế tư rất khắc nghiệt, do những doanh nghiệp có mục đích vụ lợi (for-profit organization) nắm giữ và khai thác, không quan tâm gì đến sức khỏe của toàn dân, nhất là những người nghèo. Họ chỉ muốn kiếm được càng nhiều lời càng tốt.
Phải đến năm 1935, sau nhiều cuộc đấu tranh căm go, ngày 14.8.1935 chính phủ Hoa Kỳ mới đưa ra được Đạo Luật An Sinh Xã Hội (Social Security Act), thiết lập một hệ thống phúc lợi dành cho những người cao niên. Cũng phải qua nhiều cuộc tranh cải căm go, đến ngày 30.7.1965 chính phủ mới ban hành được Các Tu Chính Án Luật An Sinh Xã Hội (Social Security Act Amendments) thiết lập hai chương trình Medicare và Medicaid về bảo hiểm y tế cho những người trên 65 tuổi và những người nghèo.
Trong cuộc tranh cử năm 1992, ông Clinton đã đặt nặng chương trình cải tổ y tế như là một đề tài chính để tranh cử. Sau khi đắc cử, năm 1993, Tổng Thống Chinton đã đưa ra một kế hoạch cải tổ y tế, đòi hỏi mọi công dân Mỹ và thường trú nhân phải ghi danh vào một kế hoạch y tế. Chi phí khởi sự dành cho kế hoạch này từ năm 1993 là $13,5 tỷ sẽ tăng đến $38,3 tỷ vào năm 2003. Kế hoạch này đã bị nhóm tư bản tài chính Mỹ đánh bại qua chính đảng Dân Chủ vào tháng 9 năm 1994.
Mặc đầu đạo luật cải tổ y tế mà Tổng Thống Obama mới ban hành chưa có gì khả quan lắm nếu so với các chương trình y tế hiện nay tại các quốc gia tiên tiến khác như Pháp, Canada, Đức, Anh, Nhật hay Thụy Sĩ, nhưng nó cũng sẽ giải quyết được nhiều khó khăn về y tế mà nhiều người đang gặp phải.
Thời gian có hiệu lực đầy đủ của đạo luật kéo dài từ 2014 đến 2019, nhưng một số điều khoản của đạo luật sẽ có hiệu lực ngay, đại khái như sau:
1.- Các hãng bảo hiểm không được phép giới hạn số tiền trả cho việc chữa trị của khách hàng. Quy định này rất quan trọng đối với những người bị những bệnh hiểm nghèo như ung thư.
2.- Những người đã bị các hãng bảo hiểm y tế từ chối bán bảo hiểm do tình trạng bệnh hoạn sẵn có, được mua bảo hiểm tạm thời từ nay cho đến năm 2014 khi luật mới được thi hành đầy đủ. Một ngân khoản 5 tỷ USD sẽ được cung ứng cho dịch vụ này.
3.- Các hãng bảo hiểm y tề phải cung cấp bảo hiểm cho các thanh niên không còn lệ thuộc gia đình cho tới năm 26 tuổi. Quy định này sẽ giúp cho các sinh viên mới ra trường và những người còn tìm việc có bảo hiểm y tế.
4.- Mỗi người già được thêm $250 trả tiền mua thuốc bù vào khoảng trống mà Medicare Part D không chi trả. Trong tương lai, khi đã sử dụng số tiền được mua thuốc trong Medicare Part D ($2850), sẽ không còn phải trả 100% tiền túi như hiện nay mà sẽ được giảm dần cho đến năm 2020 chỉ còn phải trả 25%.
Kể từ năm 2014, những biện pháp sau đây sẽ được áp dụng:
1.- Hầu hết mọi người dân Mỹ phải mua bảo hiểm, nếu không sẽ bị phạt. Tiền phạt khởi đầu là 1% thu nhập cá nhân, tối thiểu là $95, sau đó đến năm 2016 sẽ tăng lên tới 2.5% thu nhập hoặc tối thiểu $695. Mức tiền phạt giới hạn cho cả gia đình là $2.085.
2.- Nếu không thể trả tiền mua bảo hiểm vì quá nghèo, thì có thể được hưởng Medicaid, một chương trình bảo hiểm sức khỏe của liên bang cho người nghèo. Chương trình này sẽ được mở rộng đáng kể từ năm 2014. Những gia đình nghèo được miễn giảm thuế, hoặc nếu gồm 4 người có thu nhập dưới $88.000 một năm, sẽ được tài trợ để mua bảo hiểm.
3.- Các tiểu thương, các công ty nhỏ được hưởng điều kiện dễ dãi và nhận trợ giúp trong việc mua bảo hiểm sức khỏe. Cơ sở dưới 50 người không bị phạt nếu không mua bảo hiểm cho nhân viên. Cơ sở dưới 25 người với mức lương dưới $50.000 được giảm thuế 35% chi phí đóng bảo hiểm năm nay và 50% năm 2014. Cơ sở trên 50 người không mua bảo hiểm cho nhân viên có thể bị phạt tới $2.000 cho mỗi nhân viên làm toàn thời gian.
Chương trình cải tổ y tế sẽ tốn khoảng $940 tỷ trong 10 năm. Tuy nhiên, chính phủ quyết định sẽ tăng tiền thuế của công ty lớn và những người có thu nhập cao, đồng thời giảm chi phí trong chương trình Medicare Advantage. Theo ước lượng của Văn phòng Ngân sách Quốc Hội, kế hoạch này sẽ giúp ngân quỹ liên bang tiết kiệm được $138 tỷ.

ĐẢNG CỘNG HOÀ SẼ ĐÁNH BẠI?
VNCH trước 1975 theo chế độ y tế của Pháp, ai muốn vào bệnh viện công xin chửa bệnh cũng được và không phải trả lệ phí nào, chỉ với những loại thuốc bệnh viện không có, bệnh nhân mới phải mua ở ngoài. Ai muốn có chỗ nằm tiện nghi hơn mới phải trả lệ phí.
Ở Pháp hiện nay, nói một cách tổng quát, những người từ 15 tuổi trở lên đều được cấp thẻ y tế. Những người đi làm đều phải đóng bảo hiểm y tế, nhưng với một tỉ lệ không quá cao như ở Mỹ. Tiền thuốc ở Mỹ đắt hơn ở Canada và Pháp nhiều, có món cao gấp 5 lần.
Các nhà tư bản Mỹ tố cáo đi theo chế độ y tế của Pháp hay Canada hiện nay là đi theo “xã hội chủ nghĩa”, nước Mỹ không thể chấp nhận được.
Năm 2008 số người không có bảo hiểm y tế ở Mỹ là khoảng 46 triệu, nay đã tăng lên 50 triệu. Liệu rồi nước Mỹ sẽ giải quyết như thế nào nếu luật cải tổ y tế mới sẽ bị hủy bỏ?

Ngày 27.3.2012
Lữ Giang


-Hậu trường bầu cử ở Mỹ
Lữ Giang
Người Việt đến định cư ồ ạt tại nước Mỹ trước sau cũng chỉ mới 37 năm và đang trong thời kỳ “hội nhập” nên cách nhận định chính trị và hoạt động chính trị vẫn còn nằm ngoài lề.
Một số người còn nhiễm quá sâu nặng “tâm thức chế độ xã hội chủ nghĩa”, nên khi đến Mỹ, họ muốn áp đặt chế độ đó trên đất nước này để “chống cộng”! Họ bắt mọi người phải suy nghĩ và hành động như họ. Ai suy nghĩ và hành động khác đều bị chụp nón cối lên đầu. Nhìn chung, còn rất nhiều người Việt tỵ nạn vẫn coi các vùng họ đang sống tập trung ở Mỹ là VNCH nối dài chứ không phải nước Mỹ. Chính tâm thức này đã ngăn cản không cho người Việt đi vào phương thức vận động chính trị của dòng chính để đấu tranh có hiệu quả hơn.


NHÌN VÀO NƯỚC MỸ
Đã đến lúc người Việt phải suy nghĩ lại: Người Do Thái, người Tàu, người Nhật, người Ấn Độ, người Đại Hàn… cũng chỉ là những sắc tộc thiểu số như người Việt, tại sao họ có thể gây được ảnh hưởng chính trị trên đất nước này? Họ có ra tuyên ngôn, tuyên cáo, kháng thư, thỉnh nguyện thư hay biểu tình rầm rộ và liên tục như người Việt chống cộng đâu?
Chắc chắn phải có con đường khác. Nhân mùa bầu cử đang đến, chúng tôi cố gắng trình bày khái niệm về sinh hoạt chính trị trên đất Mỹ qua cuộc bầu cử tổng thống với hy vọng có thể góp phần vào việc tìm ra một hướng đi mới.
Chúng tôi đã tóm lược về phương thức “Bầu cử quái đản ở Mỹ” mà các chính khách, các nhà báo và các chuyên gia Mỹ không ngừng nghỉ lên tiếng phê phán và đòi hỏi phải sửa đổi. Chúng tôi cũng đã trình bày lối “Bầu cử bằng tiền” ở Mỹ đã gây ra những cuộc tranh luận dữ dội, nhất là giữa Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang (Federal Election Commission) và các tổ chức tài phiệt Mỹ. Họ lôi nhau ra tòa và cuối cùng, tháng 7 năm 2010 Tối Cao Pháp Viện Mỹ đã dựa vào Tu Chính Án Số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định về quyền tự do ngôn luận, ra phán quyết rằng mọi người và mọi tổ chức đều có quyền thành lập Ủy Ban Hành Động Chính Tri (Political Action Committee - thường được gọi là PAC) để vận động chống đối hay ủng hộ bất cứ ứng cử viên nào, với sự đóng góp và chi tiêu vô giới hạn, miễn là họ không liên hiệp với ứng cử viên hay đảng chính trị nào. Sau phán quyết này, các PACs đều được gọi là Siêu PAC tiền (Super PAC money), có nghĩa là các ủy ban được chi tiêu độc lập không có giới hạn.
Điều đáng buồn cười là một số người Việt chống cộng đã phản đối việc trình bày những sự thật này, những sự thật mà cả nước Mỹ và trên thế giới đều biết, với lý do “không có lợi cho việc chống cộng”!
Chúng tôi đã nói sở dĩ nước Mỹ tiến lên không ngừng là nhờ những phân tích và phê bình thẳng thắn của các chính khách, các nhà báo và các chuyên gia. CSVN không tiến được là vì bưng bít. Khi người chống cộng và người cộng sản suy nghĩ và hành động gióng nhau, họ lấy lý do gì để chống cộng?
Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày thêm một số nét trong phương thức bầu cử tổng thống Mỹ để chúng ta có thể thấy rõ hơn phương cách mà các nhà tài phiệt Mỹ và các nhà vận động chính trị, kể cả CSVN, đã dùng để gây ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ.
Trước khi trình bày, chúng tôi cũng xin nhắc lại một số điều căn bản quan trọng:
(1) Các cử tri Mỹ không được quyền bầu trực tiếp các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống. Họ chỉ có quyền bầu các đai biểu (delegates) để các đại biểu này đến dự Đại Hội Đảng và chọn ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống.
(2) Các cử tri Mỹ cũng không được quyền bầu trực tiếp tổng thống hay phó tổng thống. Họ chỉ được quyền bầu Đại Cử Tri Đoàn để Đại Cử Tri Đoàn này bầu tổng thống hay phó tổng thống. Sự đắc cử hay thất cử chức vụ tổng thống và phó tổng thống không lệ thuộc vào tổng số phiếu của cử tri, mà lệ thuộc vào số phiều của Đại Cử Tri Đoàn.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG MỸ
Đoạn 5, Phần 1, Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ đã ấn định những điều kiện căn bản mà một người muốn ứng cử Tổng Thống Hoa Kỳ phải hội đủ, đó là những điều kiện sau đây:
(1) Phải là công dân Mỹ sinh ra tại Hoa Kỳ;
(2) Phải ít nhất là 35 tuổi;
(3) Là thường trú nhân tại Hoa Kỳ ít nhất là 14 năm.
Ngoài ra, Tu Chính Án 22 của Hiến Pháp qui định rằng không người nào được bầu làm tổng thống quá hai lần. Bất cứ người nào hội đủ điều kiện để làm tổng thống hay quyền tổng thống trên hai năm của một nhiệm kỳ mà một người khác được bầu thay thế(như khi tổng thống đương nhiệm bị trất phế) thì người này chỉ có thể được bầu làm tổng thống một lần mà thôi.
Ngoài các trở ngại không được giữ các chức vụ công mà luật lệ đã quy định, Hiến Pháp Hoa Kỳ còn cấm đoán những người sau đây không được ứng cử tổng thống:
(1) Những người đã bị Thượng Viện Hoa Kỳ buộc tội và cấm giữ các chức vụ liên bang.
Đoạn 7, Phần 3, Điều I của Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng sau khi luận tội và truy tố một cá nhân, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của cá nhân đó và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó gồm có cả chức vụ tổng thống.
(2) Những người nổi loạn chống lại Hoa Kỳ.
Phần 3 của Tu chính án 14, Hiến Pháp Hoa Kỳ cấm không cho một người đã tuyện thệ trung thành và ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại nổi loạn chống lại Hoa Kỳ được trở thành tổng thống. Tuy nhiên, Quốc hội có thể hủy bỏ lệnh cấm này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu thuận của cả hai viện Quốc Hội.

VÀI NÉT VỀ ĐẠI HỘI DẢNG SẮP ĐẾN
Năm nay, Đại Hội Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà (Republican National Convention) sẽ được tổ chức từ 27 đến 29.8.2012 tại Tampa, Florida, ở Tampa Bay Times Forum. Một ủy ban được gọi là Ủy Ban Chủ Nhà (Host committee) đã được thành lập để gây quỹ cho việc tổ chức. Phí tổn để tổ chức đại hội được ước tính khoảng 55 triệu, gồm cả chi phí về an ninh. Ban tổ chức cũng dự trù sẽ có khoảng 10.000 người đến biểu tình.
Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà (The Republican National Committee) có nhiệm vụ tổ chức đại hội bầu ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống, và soạn thảo Cương Lĩnh Đảng. Số đại biểu (delegates) tham dự đại hội được Đảng Cộng Hoà ấn định là 2.286. Ai được quá bán số phiếu của các đại biểu, tức ít nhất 1.144 phiếu sẽ thắng.
Đại Hội Đảng Dân Chủ (Democratic National Convention) sẽ được tổ chức từ 3 đến 6.9.2012 tại thành phố City Charlotte, North Carolina, với 2.778 đại biểu chính thức, nhưng người ta ước tính sẽ có khoảng 5.000 người đến tham dự, với chi phí khoảng 50 triệu.
Với Đảng Dân Chủ, ông Obama chắc chắn sẽ được bầu chọn làm ứng cử viên tổng thống của Đảng. Nhưng với Đảng Cộng Hoà, sự lựa chọn sẽ rất gay cấn. Theo bản tin của AP, cho đến này ông Mitt Romney mới chỉ được 495 phiếu đại biểu, ông Rich Santorum 243 phiếu, ông Newt Gringrich 131 phiếu và ông Rom Paul 48 phiếu. Như vậy khó ứng cử viên nào sẽ đại tới số phiếu quá bán là 1444. Năm 1976, tại Đại Hội Đảng Cộng Hoà cả hai ứng cử viên Gerald Ford và Ronald Reagan đều không có đủ số phiếu quá bán. Đại Hội Đảng phải dời đến một ngày khác để những người lãnh đạo Đảng vận động và sắp xếp.
Đảng Cộng Hòa cũng có thể cân nhắc “kịch bản tổ chức đại hội đảng mở” (open convention), theo đó một chính khách hoàn toàn mới có thể được mời hay cho phép tham gia tranh cử.
Trong lịch sử, các nhà lãnh đạo Đảng Dân Chủ đã từng bàn luận bí mật để đưa một người ít ai biết đến (dark horse) ra làm tổng thống, đó là trường hợp ông James Knox Polk được bầu làm Tổng Thống thừ 11 của Hoa Kỳ (1845–1849).
Thông thường, khi thấy không có ai sẽ đạt tới số phiếu quá bán, các nhà lãnh đạo đảng vận động thúc đẩy các đại biểu cam kết và không cam kết (super delegates) dồn phiếu cho một ứng cử viên nào đó để người này có thể đạt được số phiếu ấn định, hoặc yêu cầu các ứng cử viên ít hy vọng nhường phiếu lại cho ứng cử cử viên mà họ muốn. Trường hợp của bà Hallary Clinton và ông Obama trong cuộc bầu củ năm 2008 là một thí dụ điển hình. Tổng số phiều cần có lúc đó để được đề cử làm Tổng Thống là 2118 phiều đại biểu, nhưng chưa ai đạt tới số phiếu đó. Qua sự sắp xếp của các nhà lãnh đạo Đảng Dân Chủ, số phiếu của Bà Hallary được điều chỉnh là 1896, nhờ vậy ông Obama có 2.201 phiếu, vượt quá số phiếu phải có là 2118, để được đề cử.
Ngày 3.6.2008, ông Obama tuyên bố đã đạt được số phiếu để được đề cử làm ứng cử viên tổng thống. Ngày 7.6.2008, bà Hallary Clinton tuyên bố ủng hộ ông Obanma.

MỘT CÁI NHÌN SƠ KHỞI
Một cuộc thăm dò mới của báo Washington Post và hãng tin ABC cho thấy trong một cuộc bầu giả định, ông Mitt Romney đã dẫn trước Tổng thống Barack Obama với tỷ lệ 49/47. Cuộc thăm dò này cũng cho thấy ông Obama dẫn trước ông Santorum với tỷ lệ 49/46%.
Đây là một cuộc thăm dò theo kiểu thả bong bóng, có thể do chính ông Rumney hay các nhóm tư bản đứng đàng sau đạo diễn.
Về tài chánh, số tiền ông Rumney quyên được đã lên đến 63.650.764 USD, ông Santorum 6.689.440, ông Gringrich 18.320.430 và ông Paul 31.083.281.
Cũng đã có một số Siêu Pacs đứng ra gây qũy để ủng hộ ứng cử viên này, chống ứng cử viên kia, nhưng số tiền đóng góp chưa lớn lắm. Phải đợi sau cuộc bầu cử sơ bộ, các nhà đại tư bản mới ra tay. Còn các nhà vận động hậu trường của các nước như Đài Loan, Nam Hàn, Ấn Độ… thường áp dụng phương châm “phù thịnh bất phù suy”, cứ thấy ai chắc thắng là dồn tiền cho người đó. Khi hai người ngang ngữa, bỏ tiền cho cả hai.
Người Việt chống cộng chỉ vận động chính trị bằng thỉnh nguyện thư, nên đứng ngoài cuộc.

Ngày 13.3.2012
Lữ Giang


Mafiovi: America và Europe có thể yếu đi, nhưng còn lại đây lòng khát khao Tự do, ý chí không khoan với tham nhũng, chuyên quyền và Gia đình trị,
Vì thế: những kẻ đang chễm chệ trên ghế vàng nên thức tỉnh, trước khi các người trở thành nạn nhân của sự mù quáng của chính các người.
Il y a sans doute moins d’Amérique et d’Europe, mais il y a plus d’idée de liberté, plus d’impatience face à la corruption, au despotisme et au népotisme. De Moscou à Pékin, en passant aujourd’hui par Dakar, les gouvernants en place doivent prendre conscience de cette évolution en profondeur, sous peine d’être victimes de leur aveuglement.

Có hay không Putin, nước Nga sau Putin đã bắt đầu.- Et si l'après-Poutine avait commencé... -lesechos.fr




-Những Lời Đốp Chát

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 20120227
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

 Và nhiều dấu chấm bị lãng quên....
* Tổng thống Barack Obama bên Tổng trưởng Quốc phòng Leon Panetta 
họp báo cùng các tướng lãnh tại Ngũ giác đài vào đầu năm nay 
về Chiến lược Quốc phòng mới của Hoa Kỳ * 

Bài này sẽ nói về rất nhiều dấu chấm trong vài câu hỏi.

Cuộc tranh cử tổng thống năm nay tại Hoa Kỳ là sự đụng độ khốc liệt của hai triết lý chính trị, phản ảnh từ dưới cơ sở lên tới thượng tầng lãnh đạo của hai đảng chính. Tới ngày bầu cử, mùng sáu Tháng 11 này, thành phần ôn hòa và trung dung có thể là quả cân ở giữa để tạo ra một thế quân bình. Đấy là một thông lệ. Nhưng năm nay, chuyện này vẫn chưa chắc và bất trắc đó cũng là chi tiết khá đặc biệt của cuộc bầu cử. Và của nước Mỹ.

Hoa Kỳ đang ở giữa những chuyển động vài chục năm mới thấy một lần.

Hơn 60 năm - gần ba thế hệ - không gặp đại chiến và kinh tế đã công nghiệp hóa để tiến lên một hình thái sản xuất mới có tạo ra một sự phồn thịnh chưa từng thấy. Đấy là phần tích cực, được đánh giá là ưu thế của kinh tế tự do và chính trị dân chủ. Mặt trái của sự thể đó là tình trạng vay mượn lưu cữu, nó chất lên một núi nợ cao chưa từng thấy. Đến ngày trả nợ, khởi sự từ vụ khủng hoảng 2008 và nay vẫn chưa dứt, người ta hoài nghi ưu thế đã được nhiều thế hệ ngợi ca.

Cuộc tranh luận về ưu nhược điểm của Hoa Kỳ đang kết tụ vào bài toán công chi thu trong hoàn cảnh kinh tế chưa hồi phục và thất nghiệp còn cao. Chuyện này thật ra cũng là thường tình của một quốc gia quá trẻ và một xã hội quá năng động. Nhưng khác với các cuộc tranh luận trong lịch sử - bài này không đủ chỗ nhắc lại chuyện đó, xin hẹn kỳ khác - lần này, người dân lại phân vân trong một hình thái sinh hoạt hoàn toàn mới.

Đó là thế giới của thông tin điện toán mà mọi biến cố hay suy luận đều tức thời xuất hiện, với vận tốc điện tử.

Hậu quả là không gian quyết định toả rộng hơn, ra toàn cầu, và dội ngược về nước Mỹ. Thí dụ là đối sách với Trung Quốc và ảnh hưởng về đồng Mỹ kim, với Iran và ảnh hưởng trên giá xăng dầu, hoặc lập trường của Mỹ trong khối G-20 về kế hoạch cứu nguy đồng Euro của Âu Châu....

Không gian đã tỏa rộng hơn mà thời gian tính toán lại thu hẹp, trong nháy mắt, với hậu quả cũng lập tức tác động vào từng quyết định trong một vòng xoáy ngày một nhỏ hơn, nhỏ như một mũi khoan rất bén. Chỉ kịp nhìn ra tương quan nhân quả gần như chớp nhoáng đó, người dân, hay cử tri, cũng đủ chóng mặt!

Đã thế, hình thái sinh hoạt đó còn có một hệ quả tai hại gấp bội: người ta quen dần với "lập luận quy nạp"inductive.

Xin mặc cả vài chữ cho hiện tượng này. 

Trong một chuỗi lý luận, người ta dựa trên những ví dụ về tương quan nhân quả không có cơ sở, nhưng có thể dễ nghe, bắt mắt và đáng tin. Từ đó, người ta dựng lên nhiều tín điều mơ hồ mà cứ tưởng là chân lý. Đó là nhược điểm của phép quy nạp, lý luận nhảy cóc.

Chuyện nhỏ là thí dụ về cổ phiếu. Khi thị trường chứng khoán lên hay xuống giá, tựa đề của bản tin có ngay nội dung giải thích lý do khiến người ta dễ tưởng đó là sự thật. Hôm sau thì lại không hiểu vì sao thị trường bỗng có sự chuyển động ngược.

Một thí dụ khác, về chuyện lớn. Trung Quốc có hơn ba ngàn tỷ đô la dự trữ và là chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ nhưng món nợ đó chưa lên tới 10% tổng số ngoại trái của Hoa Kỳ, mà nếu không gửi tiền cho Mỹ thì các đấng con trời cũng chẳng có nơi nào an toàn hơn. Nhưng sự thể phức tạp này lại được quy nạp thành một chân lý khập khiễng: nước Mỹ mắc nợ và bị Bắc Kinh cột dây nợ vào cổ, cho nên phải thoả hiệp!

Nếu cần giải thích cho tường tận hơn, thay vì dùng vài thí dụ bắt mắt, thì không gian truyền hình không có chỗ mà thời gian phát hình lại giới hạn. Chuyện trăm năm được giải thích trong vài giây và tranh luận phức tạp được gom vào lời "đốp chát", sound bites, một từ rất Mỹ.

Đáng lẽ, người ta phải áp dụng một cách lý luận khác, gọi là phép "suy diễn hợp lý", deductive

Đó là lần lượt đi từ định đề A qua B, qua C như một chuỗi lập luận hợp lý, dần dần mới đến kết luận là Z. Nhưng, ngoài một số chuyên gia học giả, mấy ai có thời giờ theo dõi từng bước lý luận rắc rối này? Trong một cuộc tranh luận của các ứng cử viên, chẳng ai dại dột hành hạ cử tọa và khán giả truyền hình bằng từng bước A, B, C,... Z như vậy. 

Có mà điên!

Và các học giả có được mời lên giải thích thì cũng đành áp dụng thủ thuật đốp chát sound bites, với những chữ dễ hiểu về một hiện tượng khó hiểu trong một thế giới đã trở thành quá phức tạp.

Nhưng, bài này không viết về hiện tượng ly kỳ đó. Mà chỉ xin tập trung vào một chuyện gọi là "đối ngoại".


***


Trong cuộc tranh luận - chưa có - của cuộc bầu cử tổng thống năm nay, dân Mỹ được nghe nói mãi về sự lớn mạnh của Trung Quốc: có nền kinh tế sẽ sớm vượt Hoa Kỳ và khả năng bành trướng có khi làm nước Mỹ mắc nợ phải thúc thủ. Hoa Kỳ có muốn phản công thì cũng phân vân giữa Trung Đông và Đông hải, khi mà ngân sách quốc phòng lại bị cắt giảm....

Một số người lý luận theo phép quy nạp – mà không biết – thì đi từ chân lý khập khiễng, là đảng Cộng Hoà của bọn nhà giàu và các tay buôn súng nên có lập trường chủ chiến, đến một câu hỏi lớn bằng... hư vô: làm gì với Trung Quốc bây giờ?

Cường quốc này đang huy động hậu thuẫn của các chế độ hung đồ, từ Bắc Hàn đến Iran, Syria, v.v... để dẫn nước Mỹ vào một cuộc xa luân chiến cho hụt hơi. Huống hồ, nhu cầu rất chính đáng của nước Mỹ hiện nay là chấn chỉnh công chi thu và cứu giúp những thành phần bần hàn để xây dựng lại nội lực.

Sự thật ở đây là vài ba chục dấu chấm đã bị lãng quên trong cả chuỗi lý luận.

Hoa Kỳ đang có thỏa ước phòng thủ về an ninh với khoảng 50 quốc gia lớn nhỏ trên thế giới. Trung Quốc mới là kẻ "vạn lý độc hành": không có một mống đồng minh hay đồng chí trong một hiệp định an ninh, dù là Bắc Hàn, Miến Điện, Pakistan, Iran hay – xin lỗi – Việt Nam!

Nhìn trong lâu dài, cứ kể như từ Thế chiến II, Hoa Kỳ đã can thiệp vào nhiều nơi bằng quân sự. Cái tội nặng lắm của một nước Mỹ hiếu chiến và đế quốc! Sự thật rất khó hiểu, nên không thể giải thích bằng kiểu đốp chát trong vài giây, là nước Mỹ ít khi can thiệp một mình.

Gần như lần ra quân nào, dưới chính quyền Dân Chủ hay Cộng Hoà, nước Mỹ cũng có đồng minh, nếu có gọi là chư hầu thì chưa chắc đã đúng. Lại xin mặc cả vài hàng để kể lại cho rõ trong chuỗi suy diễn từ A đến Z:

Ngay sau Thế chiến II, khi Liên Xô rồi Trung Quốc khai thác nội chiến Cao Ly thành cuộc chiến Triều Tiên, Hoa Kỳ đã nhập cuộc. Nhưng dưới lá cờ Liên hiệp quốc và bên cạnh 12 quốc gia là Anh, Pháp, Bỉ, Hoà Lan, Luxembourg, Gia Nã Đại (Canada), Úc, Tân Tây Lan, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Hy Lạp, Thái Lan và Phi Luật Tân. Ngày nay, quân lực Mỹ vẫn còn ở đó, theo quy định của Liên hiệp quốc.

Trong cuộc chiến sau này bị phỉ nhổ là "phi chính nghĩa" là tại Việt Nam, Hoa Kỳ lâm chiến cùng... bảy đồng minh là Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan và thậm chí... Tây Ban Nha (Spain).

Khi Chiến tranh lạnh tàn lụi, và cần cấp cứu Kuweit, trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, nước Mỹ tấn công Iraq với hậu thuẫn của 31 quốc gia Âu, Á, Phi, kể cả Ba Lan và Tiệp Khắc vừa bước ra khỏi quỹ đạo Xô viết. 

Sau vụ khủng bố 9-11, Hoa Kỳ mở chiến dich A Phú Hãn (Afghanistan) năm 2001, nhưng dưới lá cờ NATO và với sự góp công góp của từ hơn bốn chục quốc gia. Năm 2003, với sự ủng hộ và cho phép của Quốc hội, Hoa Kỳ đã... "đơn phương" can thiệp vào Iraq, tội rất nặng của ông George W. Bush hiếu chiến: người ta quên mất 38 dấu chấm là tên các quốc gia đã đi vào liên minh này.

Người ta cũng quên hỏi là vì sao trong cuộc tranh cử năm 2000, Thống đốc George W, Bush lại chống việc Chính quyền Bill Clinton can thiệp vào Kosovo để "xây dựng quốc gia" cho khu vực này trong nước Cộng Hoà Serbia, dưới lá cờ của NATO? Khi ấy, Clinton bên Dân Chủ là chủ chiến và Bush Cộng Hoà là bồ câu?

Những chuyện khó hiểu ấy dẫn chúng ta đến vài câu hỏi.

Vì sao Hoa Kỳ ngang ngược, và bị đả kích về rất nhiều chuyện, vẫn có thể can thiệp vào thiên hạ sự cùng nhiều xứ khác, trong một lãnh vực sinh tử cho mọi người là quân sự? Vì các quốc gia kia chấp nhận cái phận chư hầu cho Đế quốc Mỹ? Hay là họ chỉ làm "thợ vịn" và tinh quái vận dụng sức mạnh Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi và an ninh của họ? Hay là họ bị nước Mỹ lung lạc, đánh lừa? Hay là dù sao sức mạnh quân sự kinh tế và thế chế dân chủ của Hoa Kỳ vẫn là yếu tố ổn định và an toàn nhất?

Mà Trung Quốc hay Liên bang Nga có những đặc tính như vậy không? Làm sao giải thích được chuyện đó bằng vài câu đốp chát trên truyền hình?



-Bầu cử quái đản ở Mỹ

Lữ Giang


Chúng ta nhớ lại, trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2000, ngày 28.10.2000 chương trình Agenda của Mỹ đã làm một cuộc phỏng vấn bình luận gia và nhà văn Gore Vidal về cuộc tranh cử giữa Gore và Bush. Câu hỏi được đặt ra như sau: Có cái gì khác biệt giữa Gore và Bush? Qua cuộc tranh luận, người ta thấy cả hai cứ nói quanh quẩn chung quanh vấn đề thuế khóa, trong khi có những vấn đề như sự nghèo khổ, công bình xã hội... lại không được bàn đến? Gore Vidal đã phán những câu nẩy lửa như sau:
“Ồ, chúng ta nắm chắc hệ thống chính trị của nước Mỹ trong 50 năm gần đây. Chúng ta có bầu cử nhưng không có quan điểm chính trị. Chúng ta có một đảng chính trị - đảng công ty Mỹ quốc, một đảng về tài sản - và đảng đó có hai nhánh. Một nhánh được gọi là Dân Chủ, một nhánh được gọi là Cộng Hòa. Vậy, chính yếu là cùng một người vừa tài trợ cho Gore vừa tài trợ cho Bush.
“Chỉ có những khác biệt nhỏ. Bush cởi mở hơn, không giấu giếm trong việc bênh vực người giàu...”
Những gì Gore Vidal nhận định năm 2000, sau này đã đúng hết rồi, kể cả việc “Bush cởi mở hơn, không giấu giếm trong việc bênh vực người giàu.” Lịch sử cũng đang tái diễn như vậy: Hiện nay nước Mỹ đang tổ chức một cuộc bầu cử rất xôm tụ, với những thủ tục bầu cử rất rườm rà, phức tạp và tốn kém nhất thế giới.

NHỮNG CHUYỆN QUÁI LẠ
Trước khi nói về những thủ tục bầu cử ở Mỹ, chúng tôi xin lưu ý ngay ba điểm chính sau đây:
Thứ nhất, nước Mỹ theo chế độ “Đảng cử dân bầu”. Đảng không cử là kể như chào thua.
Thứ hai, các cử tri không được bầu chọn trực tiếp ứng cử viên tổng thống hay tổng thống. Các cử tri chỉ được bầu Các Đại Biểu Tại Đại Hội Đảng Toàn Quốc (National Convention Delegates) để bầu các ứng cử viên tổng thống và bầu Cử Tri Đoàn (Electoral College)để bầu tổng thống.
Thứ ba, kết quả cuộc bầu tổng thống không căn cứ vào tổng số phiếu của cử tri mà căn cứ vào số phiếu của cử tri đoàn. Vì thế, trong lịch sử đã có những trường hợp ứng cử viên tổng thống được số phiếu bầu của dân chúng nhiều nhất lại thất cử, còn ứng cử viên ít phiếu hơn lại thắng cử!
Để giúp độc giả có một khái niệm rõ hơn về cuộc bầu cử quái đản ở Mỹ, trong bài này chúng tôi sẽ nói qua về hai đảng chính ở Mỹ và thủ tục bầu cử sơ bộ kỳ cục ở Mỹ. Trong một bài khác, chúng tôi sẽ nói đến thủ tục bầu cử tổng thống.

ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HOÀ
Ở Mỹ, có hai đảng lớn nhất là Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa. Ngoài hai đảng lớn này còn có một số đảng nhỏ được thành lập và hoạt động đúng theo luật pháp, có thể tổ chức bầu sơ bộ để chỉ định ứng cử viên tổng thống, đó là các đảng sau đây: Đảng Xanh (Green Party)Đảng Xã Hội Hoa Kỳ (Socialist Party USA)Đảng Tự Do (Libertarian Party), Đảng Hiến Pháp (Constitution Party) Đảng Cải Cách Hoa Kỳ (Reform Party USA). Ở đây chúng tôi chỉ nói đến hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà.
Lịch sử của Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà rất dài, chúng tôi chỉ nêu lên những nét chính và nói về sự khác biệt giữa hai đảng.

1.- Đảng Dân Chủ
Đảng Dân Chủ có nguồn gốc từ đảng Cộng Hòa–Dân Chủ (Democratic - Republican) do Thomas Jefferson thành lập năm 1792. Dù vậy, một số học giả cho rằng đảng này ra đời vào năm 1828, do những người ủng hộ Andrew Jackson và các cựu thành viên Đảng Liên Bang (Federalist) tiến hành thành lập.
Lập trường chủ đạo của Đảng Dân Chủ kể từ thập niên 1930 thường có khuynh hướng tự do và thường được xem là “dân chủ xã hội”. Bên trong đảng Dân Chủ lại tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau hơn trong Đảng Cộng Hoà và các đảng khác ở các nước tiên tiến, vì đảng này thường không có đủ quyền lực để kiểm soát các đảng viên.
Trong thực tế, Đảng Dân Chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều, và chính quyền có thể điều tiết các doanh nghiệp tự do khi cần phải điều hòa. Đảng chủ trương chính quyền nên giữ một vai trò chính trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội. Vì thế, một số người đã gọi Đảng Dân Chủ là đảng của người nghèo.
Chỉ quan sát thời gian gần đây thôi, chúng ta cũng thấy Đảng Dân Chủ cũng có lúc đã tạo được thế đứng thượng phong trong chính quyền Mỹ: Năm 2004, số cử tri ghi danh vào Đảng Dân Chủ là 72 triệu người, tức 42,6% tổng số 169 triệu cử tri, trong khi Đảng Cộng Hoà chỉ có 55 triệu. Đến cuộc bầu cử 2006, Đảng Dân Chủ chiếm đa số trong Quốc Hội. Nhưng trong cuộc tuyển cử năm 2010, Đảng Dân Chủ đã mất đa số tại Hạ Viện, chỉ còn chiếm được đa số ở Thượng Viện. Đa số thống đốc tiểu bang là đảng viên Dân Chủ. Tổng thống đương nhiệm là Barack Obama, một thành viên đảng Dân Chủ.

2.- Đảng Cộng Hoà
Đảng Cộng hòa (tiếng Anh: Republican Party, thường được gọi là GOP, viết tắt của "Grand Old Party") được thành lập năm 1854 do các thành viên trước đây của các Đảng Whig, Dân chủ Democrats miền Bắc, và Free-Soilers là những người chống lại sự bành trướng của chế độ nô lệ với khẩu hiệu là “free labor, free land, free men” (lao động tự do, đất đai miễn phí, con người tự do). Nhưng chủ trương của Đảng biến đổi dần qua các thời đại.
Trong thế kỷ 21, về đối nội, Đảng Cộng Hòa chủ trương một ngành hành pháp mạnh hơn, giảm thuế (cho nhà giàu), bảo vệ quyền sở hữu súng và bớt các quy định cho các đại xí nghiệp hoạt động tự do hơn, nhưng lại bảo thủ về phương diện xã hội. Về đối ngoại, Đảng Cộng Hoà chủ trương chiến tranh ngăn chận để đánh bại chủ nghĩa khủng bố và “xúc tiến dân chủ” trên toàn cầu. Nói cách khác, đảng này chủ trương bành trướng.
Như đã nói ở trước, số thống kê năm 2004 cho thấy Đảng Cộng Hòa có 55 triệu cử tri, tức chỉ khoảng 1/3 tổng số cử tri, còn số cử tri của Đảng Dân Chủ lên đến 72 triệu. Các cuộc thăm dò mới đây cũng cho thấy khoảng từ 20% đến 33% người Mỹ tự nhận là thành viên Đảng Cộng Hòa.

BẦU CỬ SƠ BỘ Ở MỸ
Mỗi tiểu bang đều có luật lệ về bầu cử sơ bộ riêng, không tiểu bang nào gióng tiểu bang nào. Mỗi đảng đều có một ủy ban phối hợp được gọi là Ủy ban Toàn Quốc, đó là Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà (The Republican National Committee) và Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Dân Chủ (The Democratic National Committee). Tại mỗi tiểu bang và mỗi County đều có một Ủy Ban như vậy. Ủy Ban có nhiệm vụ thi hành Điều Lệ của Đảng, phối hợp chiến lược gây qũy và tranh cử, tổ chức Đại Hội Đảng.
Bầu cử sơ bộ để chọn ứng cử viên cho mỗi đảng thường kéo dài từ Tháng Giêng đến Tháng Sáu, phần lớn tập trung vào Tháng Hai và Ba. Đại Hội Đảng thường được tổ chức vào Tháng Bảy hay Tám, để đại diện của các tiểu bang bầu đại diện đảng ra tranh cử tổng thống.
Năm nay, thời gian của các cuộc bầu cử sơ bộï bắt đầu vào ngày 3/1 tại Iowa và sẽ kết thúc vào ngày 26/6 tại Utah. Riêng Đảng Dân Chủ không tổ chức bầu sơ bộ, vì ông Obama được coi là ứng cử viên chỉ định của Đảng.
Thủ tục bầu cử sơ bộ là một thủ tục rất phức tạp, ngay những người ở Mỹ cũng khó tưởng tượng nổi. Mỗi tiểu bang có những thể thức bầu cử sơ bộ (primary elections) khác nhau, nhưng có thể quy vào hai loại sau đây: Bầu cử theo phương thức đầu phiếu phổ thông, tiếng Mỹ gọi là PRIMARY và bầu cử theo các cuộc họp nhóm, tiếng Mỹ gọi là CAUCUS.
Điều cần lưu ý là dù bầu theo thể thức Primary hay Caucus, cử tri chỉ bầu các đại biểu tham dự đại hội (convention delegates) bầu ứng cử viên tổng thống chứ không trực tiếp bầu chọn ứng cử viên ra tranh cử, chính các đại biểu mới có quyền chọn.

1.- Đầu Phiếu Phổ Thông (Primary)
Trong các tiểu bang theo thể thức đầu phiếu phổ thông, các cử tri đã ghi danh đầu phiếu đều có thể đi bầu và thể thức bầu là bỏ phiếu kín. Cử tri có thể chọn bất cứ ứng cử viên nào đã ghi danh.
(a) Hai loại đầu phiếu
Thể thức đầu phiếu phổ thông lại được chia làm hai loại (types of primaries), đó là loại đóng và loại mở (closed and open). Luật tiểu bang có thể chọn một trong hai loại.
Tại các tiểu bang theo loại bầu đóng, các cử tri ghi danh vào đảng nào phải bầu cử tại đảng đó. Ví dụ, một cử tri đã ghi danh vào đảng Cộng Hòa chỉ có thể bỏ phiếu trong đảng Cộng Hòa.
Tại các tiểu bang theo loại bầu mở, tất cả các cử tri đã ghi danh có thể bỏ phiếu cho bất cứ đảng nào, nhưng chỉ được chọn một đảng mà thôi. Đã bầu ở đảng này không được bầu tại đảng khác nữa.
Hầu hết các tiểu bang đều chọn loại bầu đóng.
(b) Tên ghi trên lá phiếu
Tên trên các lá phiếu cũng được ghi khác nhau tùy theo luật tiểu bang. Tại hầu hết các tiểu bang, tên các ứng cử viên tổng thống đều xuất hiện trên lá phiếu. Trái lại, trong một số tiểu bang, chỉ tên các đại biểu tham dự hội nghị (convention delegates) xuất hiện trên lá phiếu mà thôi.
(c) Đại biểu cam kết hay không cam kết
Luật tiểu bang còn ấn định các đại biểu “cam kết” (pledged) hay “không cam kết” (unpledged).
Ở một số tiểu bang, các đại biểu bị bắt buộc phải "cam kết" (pledged) bỏ phiếu cho người chiến thắng trong tiểu bang tại đại hội toàn quốc.
Tại các tiểu bang khác, các đại biểu có thể “cam kết” hay “không cam kết”. Khi không cam kết (unpledged), họ có quyền tự do bỏ phiếu cho bất cứ ứng cử viên nào mà họ muốn tại đại hội.

2.- Bầu Theo Họp Nhóm (Caucus)
Chữ Caucus có gốc từ tiếng của người da đỏ, có nghĩa là cuộc họp của các trưởng bộ lạc. Ở đây, chữ Caucus chỉ đơn giản là các cuộc họp được mở ra cho tất cả các cử tri đã ghi danh vào đảng, tại đó các đại biểu tại đại hội đảng toàn quốc được bầu.
Caucus có thể được tổ chức tại bất cứ nơi nào có thể họp được trong toàn tiểu bang, như các trường học, nhà thờ, thư viện, nhà của tư nhân, v.v. Trong cuộc bầu cử Caucus vừa qua tại tiểu bang Iowa, đã có 1.774 phòng họp như thế. Mỗi ứng cử viên có thể cử một phát ngôn viên đến các phòng họp để trình bày.
Các cử tri tham dự được chia thành từng nhóm theo các ứng cử viên mà họ hỗ trợ. Các cử tri chưa quyết định chọn ai, sẽ họp lại thành nhóm riêng. Đại biểu của các ứng cử viên thường đến nói chuyện tại các nhóm này để thuyết phục những cử tri chưa có quyết định.
Cử tri trong mỗi nhóm được mời phát biểu lý do ủng hộ ứng cử viên của họ và cố gắng thuyết phục người khác tham gia vào nhóm họ. Sau những lời phát biểu, những người tham dự ghi sự lựa chọn của mình trên một mảnh giấy. Vào cuối các cuộc họp, ban tổ chức kiểm phiếu và cho biết có bao nhiêu đại biểu mà mỗi ứng cử viên đã giành được.
Gióng như trong phương thức đầu phiếu phổ thông, tùy theo quy định của các tiểu bang, các đại biểu được đề cử trong các cuộc bầu Caucus cũng được chia làm hai loại: đại biểu cam kết và đại biểu không cam kết.

3.- Phương Pháp Ấn Định Số Đại Biểu
Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa đã sử dụng các phương pháp khác nhau để ấn định số đại biểu tại đại hội toàn quốc.
Đảng Dân Chủ sử dụng phương pháp tỷ lệ: Mỗi ứng cử viên được trao tặng một số đại biểu theo tỷ lệ họ được ủng hộ trong cuộc đầu phiếu phổ thông hay trong các cuộc họp Caucus của tiểu bang.
Thí dụ tại một tiểu bang có 20 đại biểu tham dự đại hội Đảng Dân Chủ và có ba ứng cử viên ra tranh cử, tỷ lệ phân chia đại biểu sẽ như sau: Nếu ứng cử viên "A" nhận được 70% trong các cuộc đầu phiếu phổ thông và bầu Caucus, ứng cử viên "B" 20% và ứng cử viên "C" 10%, ứng cử viên "A" sẽ nhận được 14 đại biểu, ứng cử viên "B" được 4 đại biểu và ứng cử viên "C" 2 đại biểu.
Trong Đảng Cộng Hòa, mỗi tiểu bang có thể chọn phương pháp tỷ lệ hay phương pháp "người chiến-thắng-thu-tất-cả" (winner-take-all) các đại biểu

4.- Đại Hội Đảng Toàn Quốc
Mục tiêu của Đại Hội Đảng Toàn Quốc (National Party Convention) là bầu ứng cử viên tổng thống và ấn định Cương Lĩnh (Platform)của đảng.
Năm nay, Đảng Cộng Hoà sẽ nhóm họp Đại Hội Đảng vào những ngày 27 đến 30 tháng 8 tại Tampa, Florida, để chọn Ứng Cử Viên Tổng Thống cho Đảng Cộng Hoà.
Đảng Dân Chủ sẽ nhóm họp Đại Hội Đảng vào những ngày 3 đến 6 tháng 9 tại Charlotte, North Carolina. Hầu như không có ai tranh giành chức vị này trong Đảng, nên đương kim Tổng Thống Barack Hussein Obama sẽ là Ứng Cử Viên Đảng Dân Chủ.
Tại đại hội đảng, mỗi tiểu bang sẽ gửi một phái đoàn (delegation) đại biểu đến tham dự đại hội. Con số đại biểu thường được ấn định tùy theo dân số của tiểu bang, theo sự quy định trong nội quy của đảng và cũng có khi do luật tiểu bang. Mỗi đảng ấn định một số đại biểu khác nhau, chẳng hạn như tại California, tiểu bang lớn nhất, Đảng Dân Chủ định số đại biểu là 441, trong khi Đảng Cộng Hòa định là 173.
Năm 2004, Đảng Dân Chủ có 4.353 đại biểu (delegates) và 611 người thay phiên (alternates). Còn Đảng Cộng Hoà có 2509 đại biểu và 2.344 người thay phiên.
Năm nay Đảng Cộng Hoà ấn định số đại biểu là 2.286 và ai được 1.444 phiếu sẽ thắng. Trong khi đó số đại biểu Đảng Dân Chủ có thể lên đến 6.000.
Như đã nói ở trước, tùy theo sự ấn định của luật lệ tiểu bang, các đại biểu tham dự đại hội đảng phải bỏ phiếu cho ứng viên chiếm được nhiều phiếu nhất trong tiểu bang, hay được biểu bỏ phiếu tùy ý. Ứng viên nào chiếm được đa số phiếu của tổng số đại biểu sẽ đắc cử đại diện cho đảng trong cuộc tranh cử tổng thống.
Đại hội sẽ cử ra một số người soạn thảo Cương Lĩnh của đảng. Cương Lĩnh này thường có tính cách lý tưởng hơn là thực tế. Đôi khi Cương Lĩnh lại bị chính trị hoá.

MỘT VÀI NHẬN XÉT
Tuy cuộc bầu cử sơ bộ đang được tiến hành, chúng tôi có một số nhận định như sau:
1.- Bầu cử ở Mỹ tiền rất quan trọng. Tiền này do các người ủng hộ và các nhà đại tư bản đứng đàng sau hậu trường đóng góp. Trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2008, ông Obama quyên góp được $513.557.218, còn ông McCain được $346.666.422.
2.- Các nhà chính trị và đại tư bản Mỹ coi bầu cử quan trọng hơn cả quyền lợi quốc gia, chính sách đối nội và đối ngoại... Nếu phải hy sinh bất cứ thứ gì để họ có thể thắng cử, họ sẽ làm.
3.- Nếu phải chọn giữa ông Mitt Rumney và ông Newt Gringrich, các nhà đại tư bản sẽ chọn ông Mitt Rumney, vì cũng như ông McCain, ông Newt Gringrich có tính khí ngang bướng và bất thường, khó điều khiển được. Họ thường chọn những người dễ điều khiển như ông George W. Bush hay có thể thoả hiệp được như Obama. Chọn một người ngang bướng hay bất bình thường, khi không xài được mà phải “bụp”, sẽ gây ra nhiều rắc rối.
4.- Có vẻ kỳ này Đảng Cộng Hoà không quan tâm đến cái ghế Tổng Thống Mỹ lắm. Trong hai nhiệm kỳ 8 năm, để thỏa mãn lòng tham vô đáy của giới đại tư bản Mỹ, Tổng Thống Bush đã làm kinh tế Mỹ suy sụp. Ông Obama là người được giao trách nhiệm đưa đất nước qua giai đoạn khó khăn. Hết giai đoạn này, họ mới tính chuyện làm ăn trở lại, nên Obama có thể vẫn được cho ngồi đó.
5.- Đảng Cộng Hòa đang quan tâm đến việc lấy lại Thượng Viện trong tay Đảng Dân Chủ, vì Đảng Dân Chủ bị bầu lại đến 16 ghế, trong khi Đảng Cộng Hòa chỉ 8 ghế. Kiếm được một nữa số ghế của Đảng Dân Chủ, Đảng Cộng Hòa có thể làm chủ cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện.
Nhưng trong vụ bảo vệ nhà giàu một cách quá trắng trợn vừa qua, Đảng Cộng Hòa đã bị mọi giới nguyền rủa, nên cũng khó lấy được nhiều lá phiếu của cử tri.
Ngày 14.2.2012

Lữ Giang


-In own teeth and the America, I trust, guys....
This century must be an American Century. In an American Century, America has the strongest economy and the strongest military in the world. In an American Century, America leads the free world and the free world leads the entire world. ... This is America's moment. We should embrace the challenge, not shrink from it, not crawl into an isolationist shell, not wave the white flag of surrender, nor give in to those who assert America's time has passed. 
That is nonsense.
.....But your "mentality" to surrender (what you - unawares? - can't close ) is nothing but the beginning of utter nonsense.
And at least, an American Century doesn't come from your conviction and passion.
It comes from this: American power is not only Democracy and liberal valuesit is deeper rooted in Human nature, guys.
A bit more, Sir?
I'd like to underline some of times the US soft power:
- Why Clinton could  - in some of her words - put a half of the world upside down?
- Why every man looks for Washington's Boyz every time when he faces difficult moments in the life?
- Why every woman calls 'America!' every time when her kid cries? 
That's what is US soft power. That's Why I said: God, maybe when I'll be in your paradise, I will say: 'God, in You, I trust'. But on this Earth, I say: 'In my own teeth and America, I trust'.
via viet-studies


http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800
TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯƠNG ĐẠI basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯƠNG ĐẠI Tài liệu tham khảo đặc biệt Chủ chật, ngày 19/2/2012 (Tạp chí “Thế giới đương đại”, Trung Quốc, số 10/2011) Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính
Thế kỷ Mỹ đã kết thúc? The American Century Is Over— Good Riddance (Chronicle of Higher Education 19-2-12) - Bài Andrew Bacevich
Marx có thể cứu chủ nghĩa tư bản không? Can Marx save capitalism? (FT 20-2-12) -- Video p/v Robin Blackburn 
Đại học nên dạy các đức tính trí thức: Colleges Should Teach Intellectual Virtues (Chronicle of Hgher Education 19-2-12) -- Đó là tình yêu chân lý, lương thiện, quả cảm, công bằng, và sáng suốt


Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình giúp giảm nhẹ căng thẳng Mỹ Trung   –   (RFI). – Trung Quốc ca ngợi chuyến đi Mỹ của Phó chủ tịch Tập Cận Bình    –   (VOA). -Tàu cá Việt Nam cứu sống 2 công dân Trung Quốc  (VOV). – Tin cuối ngày: Ngư dân Việt Nam cứu 2 người Trung Quốc  (VTC). - Ngư dân Việt Nam cứu 2 người Trung Quốc (TN).

Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được nêu lên tại LHQ    –   (VOA).  - Nhà Trắng sẽ tiếp xúc người Việt ở Mỹ về nhân quyền VN   –   (RFA).  – Nhà hoạt động nhân quyền Võ Văn Ái  Vietnam religious minorities face persecution says activist (AFP/ MSN).  – Công an sách nhiễu gia đình dân oan Dak Nông   –   (RFA). - Công an tỉnh Đắk Nông: Bắt đối tượng chống phá Nhà nước (NLĐ).--- Bài dịch: QUYỀN LÀM NGƯỜI (phần 1) (Da Màu).-Cha Nguyễn Văn Lý vẫn tuyệt thực để phản đối bản án bất công (Chuacuuthe).----

Tổng số lượt xem trang