Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Trần Bình Nam: Chung Quanh Nghị Quyết 12-NQ/TW.

-Nguồn:Trần Bình Nam: Chung Quanh Nghị Quyết 12-NQ/TW. -Bản Nghị quyết như tiếng kèn thúc quân, thúc đảng hãy nhìn vào thực tế suy đồi của quốc gia đứng lên cải tổ đảng, lãnh đạo nhân dân, như một võ sĩ quyết mang gươm qúy xuống núi phù suy diệt bạo. Nhưng trước khi xuống núi võ sĩ đã tự buộc hai cánh tay mình nên không thể vung kiếm thi hành sứ mạng.
Cứ cho rằng Đảng muốn chống tham nhũng. Nhưng chống tham nhũng cần báo chí tự do để phanh phui tham nhũng. Và khi được phanh phui cần có cơ chế độc lập điều tra, và khi hồ sơ hoàn tất cần có tòa án độc lập để xét xử. Việt Nam dưới chế độ Cộng sản hôm nay không có tự do báo chí. Ký giả phanh phui tham nhũng đụng phải nhân vật gốc lớn thì đi tù. Cơ quan điều tra tham nhũng chỉ được đụng chạm viên chức cỡ nhỏ hoặc nằm trong tầm ngắm bị loại bỏ. Và nếu ra toà, quan tòa chờ chỉ thị của Đảng để xử và định án.




Hôm qua, 14-2-2012, UBND quận Hà Đông và UBND phường Hà Cầu, Hà Nội đã tổ chức trao nhà tình nghĩa cho vợ liệt sĩ Nguyễn Thị Hà 75 tuổi nhưng bà Hà đã từ chối không nhận.
Từ cuối tháng 10-2010, chính quyền phường Hà Cầu, quận Hà Đông đã tổ chức cưỡng chế trái pháp luật, thu hồi nhà đất của cụ Nguyễn Thị Hà là vợ liệt sĩ Bùi Xuân Liên (báo Đại Đoàn Kết đã phản ánh vấn đề này tại số báo ra ngày 15-11-2010). Ngày 22-7-2011 UBND quận Hà Đông đã có Công văn số 1084/UBND-VP giao cho UBND phường Hà Cầu làm chủ đầu tư xây nhà tình nghĩa cho cụ Hà bằng ngân sách của quận. Ngôi nhà tình nghĩa này đã xây xong từ cuối năm 2011 với diện tích 38 m2.

Tuy nhiên tại buổi lễ giao nhà sáng qua, UBND quận đã giao "Quyết định giao nhà tạm cư” cho cụ Hà với các điều kiện không được cho thuê, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp. Cụ Hà đã phản đối quyết định này vì nếu cụ qua đời mà không được quyền chuyển thừa kế cho các con thì hương hồn liệt sĩ sẽ thờ ở đâu?

Suốt gần 2 năm qua, sau khi bị cưỡng chế thu hồi nhà đất, cụ Hà đã cùng với con cháu phải đi thuê nhà để sinh sống rất khổ cực. Cụ đã khởi kiện quyết định trái pháp luật này ra Tòa án Nhân dân quận Hà Đông, nhưng kỳ lạ suốt gần 2 năm mà vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử.
Tam Hoàng




Tham nhũng cơ chế (TBKTSG) - Mới đây, Công an Hà Nội đã khởi tố ông Trần Anh Tuấn, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Tài chính - hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, còn nói theo cách nôm na là chạy dự án. Vụ việc này một lần nữa cho thấy cơ chế xin - cho ngân sách vẫn đang tạo ra kẽ hở cho tham nhũng phát sinh.
Vừa là kỳ vọng, vừa là nỗi sợ hãi
Vụ việc một quan chức của Bộ Tài chính nhận hối lộ với số tiền lớn (80 tỉ đồng) một cách dễ dàng một lần nữa cho thấy tham nhũng vẫn tồn tại trong bộ máy các cơ quan nhà nước. Nhìn bề ngoài đây chỉ là một vụ lừa đảo dưới hình thức nhận hối lộ số tiền “bôi trơn” cho các dự án có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Nhưng về bản chất đây chính là tham nhũng cơ chế - thường gọi là cơ chế xin - cho, một loại tham nhũng đã xuất hiện từ lâu, ngày càng phổ biến ở tất cả những chỗ có chi tiền ngân sách nhà nước.
Cơ chế hiện đang trao cho những cán bộ trong các cơ quan có quyền quyết định “cho” những cái người ta “xin”, chẳng hạn như nắm giữ quyết định phân bổ ngân sách, quyết định dự án trở thành những mục tiêu lợi ích - dân gian còn gọi là “cửa”. Chỉ cần một công văn do họ soạn thảo là có thể mang lại lợi ích rất lớn, tạo ra việc làm, thu nhập cho một nhóm lợi ích cục bộ. Nhóm lợi ích đó có thể là một doanh nghiệp, một cơ quan, thậm chí một tỉnh. Ở Việt Nam có 63 tỉnh, thành và hàng ngàn cơ quan, hàng vạn doanh nghiệp có mục tiêu tìm kiếm lợi ích cho mình thì những cái “cửa” như vậy thường xuyên phải mở để tiếp nhận nhu cầu và cũng nhận được “sự cảm ơn” sau khi nhận được lợi ích. Thậm chí bây giờ người ta còn “cảm ơn trước” cho chắc như trường hợp của vị quan chức nêu trên.
Môi trường để tham nhũng cơ chế tồn tại
Vậy tại sao tham nhũng cơ chế tồn tại một cách đơn giản và phổ biến như vậy?
Thứ nhất, đó là vì quy trình ban hành và điều hành chính sách một cách lỏng lẻo, không rõ trách nhiệm cá nhân và lãnh đạo, đặc biệt là trách nhiệm giải trình về tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan công quyền. Mặc dù, Luật Cán bộ, công chức có quy định về những điều công chức không được làm, thế nhưng một nguyên tắc làm việc cơ bản của công chức là công chức chỉ được làm những việc pháp luật cho phép thì không được cụ thể hóa trong quy trình xử lý công việc của cán bộ, công chức.
Trên thực tế thì ngược lại, công chức được làm rất nhiều việc mà không có quy định nào giới hạn quyền của cán bộ công chức trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Hầu hết việc thực hiện quyền của công chức được hợp pháp hóa bằng các quyết định của lãnh đạo cấp bộ. Văn bản đó là cơ sở cho sự tin tưởng của các nhóm lợi ích như đề cập ở trên.
Nguyên nhân thứ hai là do các cơ quan công quyền vẫn tiếp tục “cho” cái người “xin”, đó là tiền ngân sách và lợi ích. Mặc dù quy trình cấp ngân sách, duyệt dự án, các cơ chế chính sách đã rõ ràng về thẩm quyền, phạm vi quyết định, nhưng vẫn thường xuyên xuất hiện các công văn “xin” từ các cơ quan, doanh nghiệp. Xin ở cấp này được trả lời là việc này khó phải hỏi cấp trên, cấp trên trước khi quyết định thì hỏi ý kiến cấp dưới, khó quá thì xin lên cấp cao nhất. Việc “cho” cũng vẫn đều đều, vì thế quy trình xin - cho sẽ vẫn tiếp diễn vì đã hài hòa được lợi ích của các bên liên quan. Nhưng liệu ngân sách có còn mãi để “cho” không? Đến một lúc nào đó, liệu các quyết định “cho” vô tội vạ như vậy sẽ phá vỡ hệ thống chính sách và bộ máy điều hành đất nước?
Nguyên nhân cuối cùng là do bộ máy nhà nước được xây dựng và hoàn thiện trên một nền tảng công chức hình thức, không đánh giá trên năng lực, trách nhiệm của cán bộ. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ đang bị biến tướng nghiêm trọng. Mọi tiêu chuẩn đánh giá đều đạt nếu đạt tiêu chuẩn đầu tiên là “vừa lòng sếp” và ngược lại. Vì thế, những “con sâu” như công chức bị phát hiện của Bộ Tài chính không phải hiếm, chẳng qua là chưa bị phát hiện. Song điều đáng buồn là không phải do bộ máy thanh tra, kiểm tra của Đảng, Nhà nước phát hiện ra sai phạm, mà do các tổ chức, cá nhân khác. Ngoài ra, việc thiếu thanh tra công vụ cũng là lý do khiến nhiều vụ việc tương tự ít bị phát hiện.
Ở Việt Nam, chi tiêu công dường như vẫn là lĩnh vực “bất khả xâm phạm”. Suốt những năm qua, hàng ngàn tỉ đồng của Chính phủ đổ vào các chương trình đầu tư phát triển, các đề án, dự án hỗ trợ nhưng việc kiểm tra, giám sát chi tiêu lại quá lỏng lẻo. Mỗi năm Thanh tra Chính phủ chỉ phát hiện có vài chục vụ, chủ yếu dựa vào các đơn tố cáo và thanh tra theo kế hoạch. Còn phần lớn tảng băng chi tiêu Chính phủ vẫn chưa minh bạch. Người dân hoàn toàn không biết gì về chi tiêu của Chính phủ. Các vị đại biểu Quốc hội bấm nút phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm cũng hầu như không được nghe giải trình cặn kẽ về các khoản chi tiêu của Chính phủ. Chỉ đến khi mọi chuyện vỡ lở và xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì người dân mới được biết và tiếp tục chờ đợi Chính phủ thực hiện lời hứa sẽ công khai, minh bạch và kiểm điểm trách nhiệm theo đúng pháp luật.



-.Suy nghĩ cùng bác Lê Hiền ĐứcTrước những vấn nạn của xã hội hiện nay, đã là người hiểu biết ắt không ai coi đó là những mụn nhọt ngoài da, mà phải coi đó là căn bệnh trầm kha nên phải tìm nguyên nhân từ gốc rễ, từ “lỗi hệ thống”, từ cội nguồn….
- Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh:Bị miễn nhiệm vì chống tiêu cực (Thanhtra 14-2-12)



-'Cần bỏ tội danh giết người cho ông Vươn' -BBC Tiếng Việt
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nói việc quy các thành viên gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào tội giết người là "không có tiền lệ". "Tôi cũng chưa thấy tiền lệ cái hành động cỡ đó mà kết luận 'giết người'. "Nếu nói tội 'chống người thi hành công vụ' thì nó ...
"Nên thay đổi tội danh với Đoàn Văn Vươn"VietNamNet
Lối thoát nào cho người dân mất đất? (DV).  - Đừng “hà khắc” với nông dân (ĐĐK).  - Đông Khê , TP Hải Phòng: Lại “nóng” chuyện cưỡng chế, đền bù (ĐĐK).
Hạn chế của tài năng (SGTT). -“Văn hoá” hay liêm sỉ? (SGTT). -Thanh Hóa: Bỗng dưng mất đất vì cán bộ xã (Tầm nhìn).  – Tố cáo người nhà giám đốc sở chiếm đất công (TN).  – Sóc Sơn, Hà Nội: Một thôn có 13 hợp đồng giao đất sai (DV).



-------

Tổng số lượt xem trang