-(TBKTSG) - Liên quan đến chủ đề hạ lãi suất, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn và tác giả Phạm Đỗ Chí (“các tác giả”) đã có một bài viết nhan đề Để tránh lạm phát đình đốn, đăng trên TBKTSG số ra ngày 15-3-2012. Bài viết tuy ngắn nhưng lại chứa đựng nhiều vấn đề lớn gây tranh luận về mặt học thuật.
Các tác giả đề cập đến mô hình IS-LM để minh họa cho sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trước tiên, các tác giả cho rằng “có vẻ như khả năng sản xuất và hiệu quả nền kinh tế đang đến các giới hạn đặt ra bởi sự thiếu nhân công có tay nghề cao, đất đai có năng suất cao và công nghệ bị giới hạn... đã đặt ra những trở ngại đáng kể cho chu kỳ sản xuất”. Sau đó, các tác giả đề xuất sử dụng chính sách tài khóa chặt chẽ (di chuyển đường cong IS sang trái) kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng từ từ (di chuyển đường LM sang phải) để nhằm đối phó với lạm phát và giảm lãi suất, đồng thời nâng cao Y (sản lượng) nhằm làm giảm tình trạng “đình đốn sản xuất”.
Với nhận định như ở đoạn trên (“có vẻ như...”) thì các tác giả đã gián tiếp thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đã ở (hoặc tiệm cận rất gần đến) mức tiềm năng cho phép (tức nền kinh tế đã (gần) đạt đến mức toàn dụng trong dài hạn, với các yếu tố đầu vào như hiện thời và mô hình tăng trưởng như hiện thời). Từ đây sẽ dẫn đến mấy nghịch lý, mâu thuẫn, bất cập như sau. Thứ nhất, nếu nền kinh tế đã ở (gần) mức toàn dụng rồi thì nó lại mâu thuẫn với chính lập luận ban đầu (và cũng là điều dẫn nhập cho bài viết) của các tác giả rằng nền kinh tế Việt Nam đang ở tình trạng đình đốn sản xuất - tức là tình trạng mà nền kinh tế hoạt động ở dưới mức tiềm năng, mức toàn dụng.
Thứ hai, quan trọng hơn, nếu đã thừa nhận rằng nền kinh tế đang ở (gần) mức toàn dụng rồi thì cũng xin được nhắc lại với các tác giả rằng, theo lý thuyết, nếu nới lỏng chính sách tiền tệ (hạ lãi suất) nhằm thúc đẩy cho sản lượng Y vượt quá mức tiềm năng (toàn dụng) thì giá cả (tức lạm phát) sẽ nhanh chóng tăng lên còn sản lượng Y thực tế sau một giai đoạn tăng lên ngắn ngủi sẽ nhanh chóng sụt giảm, trở về mức tiềm năng trong dài hạn.
Nói cách khác, nếu giả sử đúng như Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ là 6%/năm như công bố, và giả sử đúng như các tác giả nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức toàn dụng thì chính sách tiền tệ nới lỏng và hạ lãi suất như đề xuất của các tác giả không mang lại tác dụng gì cho thúc đẩy tăng trưởng sản lượng, ngoài tác hại hiển nhiên và tất yếu là lạm phát tăng lên.
Trên hết, cho dù có biện luận rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn thấp xa so với mức toàn dụng, thì cũng cần phải nhớ lại một điều cơ bản là chính sách tiền tệ dùng để kích thích tăng trưởng sản lượng (GDP) chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, và vô tác dụng đối với tăng trưởng trong dài hạn (ngoài việc làm tăng lạm phát). Tăng trưởng kinh tế trong dài hạn lúc đó sẽ phụ thuộc một phần vào khoảng cách giữa sản lượng Y hiện tại và sản lượng ở mức tiềm năng (toàn dụng), cũng như mô hình và cách thức tăng trưởng hợp lý để mở rộng sản lượng tiềm năng hơn nữa, tạo điều kiện tăng thêm “room” cho tăng trưởng Y.
Trở lại với đề xuất kết hợp thắt chặt chính sách tài khóa và nới lỏng chính sách tiền tệ như trong lập luận dùng mô hình IS-LM trên của các tác giả. Thực chất của đề xuất này chẳng qua cũng chỉ là dựa vào chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích tổng cầu (thay vì dựa vào chính sách tài khóa như trước đây), từ đó hy vọng sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư lợi dụng lãi suất thấp, và nhờ đó tăng Y. Lưu ý thêm một điều là, theo đề xuất, thì IS sẽ bị dịch chuyển sang trái, tức là chính sách tài khóa không phải là được sử dụng “chặt chẽ” như đề xuất nữa mà thực ra là bị thắt lại (chi tiêu công bị giảm đi). Điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ càng phải được nới lỏng thêm nữa (so với trường hợp chính sách tài khóa không bị thắt chặt) để bù đắp cho phần tổng cầu đã bị suy giảm bởi thắt chặt chính sách tài khóa. Mà như nói ở trên, chính sách thúc đẩy tăng trưởng dựa vào nới lỏng chính sách tiền tệ chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và sẽ để lại hậu quả là lạm phát cao.
Ngoài ra, các tác giả còn áp dụng một cách máy móc mô hình IS-LM. Mô hình này giả định rằng lãi suất là yếu tố duy nhất tác động đến đầu tư. Khi lãi suất hạ thì đầu tư sẽ phải tăng lên.
Thực tế, đầu tư còn phụ thuộc vào các điều kiện liên quan đến tín dụng. Các ngân hàng có sẵn lòng cho vay doanh nghiệp hay không nhiều khi không liên quan gì đến lãi suất. Ví dụ, nếu các ngân hàng nâng tiêu chuẩn cho vay lên (khắt khe hơn với xét duyệt điều kiện để cho vay doanh nghiệp) thì tổng mức đầu tư trong nền kinh tế sẽ không có phản ứng gì với chính sách tiền tệ nới lỏng cả. Trong trường hợp này, đường IS trở nên rất dốc, và, vì thế, dù có tăng cung tiền làm đường LM dịch chuyển sang phải thì sản lượng Y cũng không tăng lên (đáng kể). Kết quả rõ nét hơn là giá cả tăng lên vì tổng cầu tăng lên. Nói cách khác, trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất) không kích thích làm đầu tư tăng lên, và do đó, sản lượng Y không tăng lên. Trường hợp kinh tế đình trệ ở Nhật trong thập kỷ 1990 và Mexico năm 1994 là ví dụ điển hình cho tình trạng này.
Ở Việt Nam, tình hình hiện nay cũng chính là hiện thân của tình trạng chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng lãi suất cho vay không hạ thấp đi đáng kể hoặc các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phàn nàn khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng (có thể nói rằng Việt Nam đang vướng vào “bẫy thanh khoản” (liquidity trap)). Lúc đó, Ngân hàng Nhà nước có tăng cung tiền nhưng không dẫn đến hạ lãi suất cho vay doanh nghiệp, do đó không làm tăng sản lượng Y. Nói cách khác, chính sách tiền tệ nới lỏng trong trường hợp này cũng không có tác dụng làm tăng sản lượng Y. Như vậy, để mô hình trên phát huy tác dụng như trong đề xuất của các tác giả thì có lẽ các tác giả phải đề xuất thêm một biện pháp nữa là bắt buộc các ngân hàng phải cho doanh nghiệp vay theo nhu cầu của doanh nghiệp và theo lãi suất ấn định mà doanh nghiệp cho rằng là chấp nhận được chăng?
-Điểm báo 20.03.2012 Dự đoán kinh tế Việt Nam
Bài báo có viết:”VEF dẫn lời một người gửi tiền cho biết, ngân hàng G trên đường Kim Mã cuối tuần qua đã đồng ý nhận gửi 1 tỷ đồng của người này với lãi suất 17%/năm, áp dụng với kỳ hạn 1 tháng.”
Tra ra thì thấy ngân hàng G trong bài có thể là ngân hàng GP Bank (Dầu khí Toàn Cầu) có chi nhánh Ba Đình tại 273 Kim Mã, Hà Nội. Đồng thời ngân hàng GP Bank này cũng ở trong danh sách nhóm 4.
Tra ra thì thấy ngân hàng G trong bài có thể là ngân hàng GP Bank (Dầu khí Toàn Cầu) có chi nhánh Ba Đình tại 273 Kim Mã, Hà Nội. Đồng thời ngân hàng GP Bank này cũng ở trong danh sách nhóm 4.
Mức lãi suất huy động vượt trần này áp dụng với tiền gửi tối thiểu 1 tỷ đồng với kỳ hạn 1 tháng.
Hạ cánh an toàn?
Lần theo “dấu vết” người thân của nữ đại gia thủy sản (một nguồn tin xin giấu tên) chắc chắn nữ Tổng Giám đốc Phạm Thị Diệu Hiền của Bianfishco đang ở Mỹ.
Và trong số khách ít ỏi đó, 1/3 là vào để… đi làm vệ sinh. Số khác là vào… tránh nắng, đụt mưa, xem coi cho biết, v.v…
VN đang trên đà sụp đổ KT toàn diện. Không khó chút nào để nhận ra.
VN đang trên đà sụp đổ KT toàn diện. Không khó chút nào để nhận ra.
Một lý do khiến trung tâm thương mại thu hút lượng khách đông đảo, ngày càng lấn lướt mô hình chợ truyền thống, đó là vì nhà vệ sinh sạch sẽ., …
Việt Nam trên đà sụp đổ kinh tế. Tổng cầu đang suy giảm nghiêm trọng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cao cấp của người dân Thủ đô chưa nhiều do thu nhập còn thấp.
Anh Nguyễn Hồng Thao, một khách hàng mua căn hộ tại dự án này cho biết đã đóng gần 85% giá trị căn hộ, nhưng chủ đầu tư liên tục gia hạn xin lùi thời gian giao nhà và thông báo không thể hoàn thiện để giao cho khách. “Từ Tết đến giờ công ty đổi địa chỉ, chuyển công ty đến 3 lần, chúng tôi không liên lạc được để hỏi tình hình”, chị Hà, một khách hàng khác cho hay.
Thị trường bất động sản (BĐS) khó khăn khiến các chủ dự án liên tục tìm cớ kéo dài thời gian hoàn thiện, giao nhà cho khách hàng, ngay cả các dự án đã đưa…
Hiện tại, trên chiếc xe tăng này đã có thể điểm danh được một số “anh em” như xăng, điện, gas, học phí, phí bảo trì đường bộ,… và từ 15-4 tới đây, chiếc xe này sẽ bổ sung thêm một “anh em” nữa, đó là viện phí.
Cộng đồng mạng là nơi người ta sáng tạo ra nhiều cách để châm biếm xã hội.
Bắt đầu tổng vệ sinh nợ xấu – nợ bẩn, Thủ tướng Dũng lo ngay ngáy từ lâu.
“…Nói thật ba năm nay lúc nào tôi cũng lo ngân hàng đổ vỡ, mất thanh khoản. Tôi đã phải bỏ dở một cuộc họp quan trọng để ngồi nghe phương án hợp nhất ba ngân hàng vừa rồi. Các anh đừng để Chính phủ phải lo lắng nhiều, để Chính phủ còn dành thời gian quan tâm tới những công việc quan trọng khác…”
“…Nói thật ba năm nay lúc nào tôi cũng lo ngân hàng đổ vỡ, mất thanh khoản. Tôi đã phải bỏ dở một cuộc họp quan trọng để ngồi nghe phương án hợp nhất ba ngân hàng vừa rồi. Các anh đừng để Chính phủ phải lo lắng nhiều, để Chính phủ còn dành thời gian quan tâm tới những công việc quan trọng khác…”
“…Nói thật ba năm nay lúc nào tôi cũng lo ngân hàng đổ vỡ, mất thanh khoản. Tôi đã phải bỏ dở một cuộc họp quan trọng để ngồi nghe phương án hợp nhất ba ngân hàng vừa rồi. Các anh đừng để Chính phủ phải lo lắng nhiều, để Chính phủ còn dành thời gian quan tâm tới những công việc quan trọng khác…”
Gi gỉ gì gì, cái gì cũng bình ổn giá. Khác gì bao cấp trước kia đâu.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành cơ chế điều hành quỹ bình ổn giá điện.
Nơi thì xin thêm khách vài nghìn, nơi ngần ngừ chưa muốn tăng giá vé xe do tăng cao thì khách ít và lỗ mà không tăng cũng lỗ.
Quả là tiến thoái lưỡng nan.
Quả là tiến thoái lưỡng nan.
(VTC News) – Chưa tăng vé khi giá xăng đã tăng, DN vận tải đường dài đang kêu lỗ lớn song lại có không ít chiêu “bòn tiền” hành khách khác.
BÃO GIÁ CÀN QUÉT VIỆT NAM
“Bây giờ ngày nào tôi cũng dậy sớm đi chợ đầu mối gần nhà. Chợ chỉ họp đến 6 giờ sáng là tan nhưng thay vào đó, rau xanh, hoa quả, thịt cá rẻ và tươi hơn rất nhiều. Chịu khó dậy sớm để tản bộ rồi mua thức ăn dùng cho cả ngày, tính ra tôi tiết kiệm được gần 50.000 đồng. Không chỉ thế, giờ vợ chồng đều bỏ hẳn khái niệm ăn sáng bên ngoài, thay vào đó là bát mì tôm, cơm nguội của hôm trước hoặc có khi là ít cháo còn lại của hai cô con gái” – chị Huyền tâm sự.
“Bây giờ ngày nào tôi cũng dậy sớm đi chợ đầu mối gần nhà. Chợ chỉ họp đến 6 giờ sáng là tan nhưng thay vào đó, rau xanh, hoa quả, thịt cá rẻ và tươi hơn rất nhiều. Chịu khó dậy sớm để tản bộ rồi mua thức ăn dùng cho cả ngày, tính ra tôi tiết kiệm được gần 50.000 đồng. Không chỉ thế, giờ vợ chồng đều bỏ hẳn khái niệm ăn sáng bên ngoài, thay vào đó là bát mì tôm, cơm nguội của hôm trước hoặc có khi là ít cháo còn lại của hai cô con gái” – chị Huyền tâm sự.
(Dân Việt) – Thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày, tìm đến các chợ đầu mối hay chương trình khuyến mãi tại các siêu thị… là cách mà các bà nội trợ đối phó với đợt tăng giá xăng, giá gas và nhiều mặt hàng…
TẬN THU
Các loại phí trên mỗi đầu ôtô, xe máy tại Việt Nam:
1. Phí trước bạ
2. Phí đăng ký cấp biển số
3. Phí xăng dầu 1.000 đồng/lít
4. Phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít
5. Phí đăng kiểm
6. Phí bảo hiểm
7. Phí Bảo trì đường bộ (sắp thu)
8. Phí lưu hành phương tiện (sắp thu)
9. Phí vào nội đô giờ cao điểm (sắp thu)
Các loại phí trên mỗi đầu ôtô, xe máy tại Việt Nam:
1. Phí trước bạ
2. Phí đăng ký cấp biển số
3. Phí xăng dầu 1.000 đồng/lít
4. Phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít
5. Phí đăng kiểm
6. Phí bảo hiểm
7. Phí Bảo trì đường bộ (sắp thu)
8. Phí lưu hành phương tiện (sắp thu)
9. Phí vào nội đô giờ cao điểm (sắp thu)
Từ ngày 1.6 tới đây, ô tô, xe máy sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Việc đề xuất thu thêm nhiều loại phí chưa thực sự công bằng với người dân.
Dù nhiều nghịch lý nhưng có lẽ giá điện vẫn sắp tăng.
Câu kết chan chứa đầy thất vọng về cơ chế quản lý ngành điện hiện nay.
Câu kết chan chứa đầy thất vọng về cơ chế quản lý ngành điện hiện nay.
(PL&XH) – Tại hội thảo “Quản lý, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường” được tổ chức ngày 14-3, nhiều chuyên gia đã phân tích những nghịch lý về việc tăng giá điện…
Năm sau mở thêm nhiều casino trong nước, các việc thế này càng nhiều. Cho dù “không cho người trong nước vào”, nhưng ai cũng biết là chỉ có nghĩa chiếu lệ mà thôi.
Hối lộ vài chục đô cho bảo vệ là vào tuốt, nhất là họ chơi trên phòng VIP, ai biết đâu mà lo.
Con bạc mà thua rồi thì giết người chỉ là chuyện nhỏ.
Một khi vướng vài bài bạc thì có rất nhiều tính xấu. CP VN không cản mà còn xúi cho bài bạc phát triển khắp nơi. Đất nước chẳng sớm rồi muộn sẽ diệt vong.
Hối lộ vài chục đô cho bảo vệ là vào tuốt, nhất là họ chơi trên phòng VIP, ai biết đâu mà lo.
Con bạc mà thua rồi thì giết người chỉ là chuyện nhỏ.
Một khi vướng vài bài bạc thì có rất nhiều tính xấu. CP VN không cản mà còn xúi cho bài bạc phát triển khắp nơi. Đất nước chẳng sớm rồi muộn sẽ diệt vong.
Theo cơ quan điều tra, do thua cờ bạc tiền tỷ nhưng chồng là trung tá CSGT không đồng ý bán nhà trả nợ, bà vợ đã ra tay hạ độc.> Nghi án trung tá CSGT bị vợ đầu độc
Thêm tai họa cho Bầu Đức. Cách đây khoảng 1 năm lúc tôi nói vài điều về HAG có rất nhiều bạn phản ứng mạnh, giờ những điều đó đang thành hiện thực.
“…Fitch cũng hạ xếp hạng nợ cao cấp không bảo đảm và 90 triệu USD trái phiếu của HAG từ B xuống B-, và điều chỉnh xếp hạng hồi phục của các trái phiếu từ RR4 xuống RR5…”
“…Fitch cũng hạ xếp hạng nợ cao cấp không bảo đảm và 90 triệu USD trái phiếu của HAG từ B xuống B-, và điều chỉnh xếp hạng hồi phục của các trái phiếu từ RR4 xuống RR5…”
-- Chưa đủ sống sao gọi là khoan sức dân (TT).
- Sau tấm huy chương WTO (TBKTSG).- Phạt chậm nộp thuế: Bộ Tài chính xin giữ, Quốc hội muốn tăng (VNE).
-Nhà vườn điêu đứng vì rau Trung Quốc(TBKTSG Online) - Hàng trăm gia đình trồng khoai tây, hành tây, bắp sú, su hào, củ rền … tại Lâm Đồng đang lâm vào cảnh điêu đứng vì không thể bán được hàng mặc dù giá đã xuống đến mức thấp nhất trong nhiều năm qua.--
Trung úy công an "chôm" 30 triệu đồng của con bạc--(NLĐO) - Tối 20-3, Tổ điều tra của Công an huyện Đức Hòa - Long An xác nhận việc trung úy Võ Văn Thừa, Phó Công an xã Đức Hòa Đông, khi trực tiếp chỉ huy đi bắt đánh bạc tại môt hộ dân đã chiếm đoạt số tiền khoảng 30 triệu đồng của con bạc.
DN phá sản: Thuốc chưa ngấm, bệnh đã di căn (VEF 19-3-12) - ‘Đại dịch’ giải thể doanh nghiệp Kỳ 1: Ngành nào cũng… đuối (ĐV). - ‘Đại dịch’ giải thể doanh nghiệp Kỳ 2: Khi ngân hàng buông tay. - Nhận diện yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam (VOV)- Giá điện sẽ không ngừng tăng (VnMedia).- Tin Vinaphone-Mobiphone sáp nhập là chưa chính xác (TTXVN). - Sáp nhập Mobi, Vina: Phần thiệt thuê bao chịu?(VTC)..- VNPT muốn sáp nhập VinaPhone và MobiFone (VnEconomy).
- Tái diễn lãi suất kỳ hạn… ngày (ĐV). - Hạ lãi suất cho vay: Giấc mơ xa (TP).- TPHCM: Ngân hàng Đông Á tìm đối tác sáp nhập: Thận trọng tiến, lùi (DT).- Vàng rớt mạnh, còn 43,7 triệu đồng/lượng (TT).- Ngân hàng “gắn sao” bằng “pháo” sáp nhập? (VnEconomy).- Tiền gửi ngân hàng vẫn lợi nhất (TP).- Long An: “Phát súng” giảm phát đầu tiên trong cả nước (DT).
- Giá vàng trong nước ồ ạt về dưới 44 triệu đồng/lượng (VnEconomy). - Hai ngày, vàng “bốc hơi” 260.000 đồng mỗi lượng (TTXVN).- Lãi suất vượt trần: Không thèm tố cáo (VEF). - Giằng co bỏ trần lãi suất (TN). - Bất động sản vẫn khốn đốn dù lãi suất giảm (DT).- C.T Group mua lại dự án sân golf 200ha với giá 24 triệu USD (TTVN/ CafeF).
- Sáp nhập hai “ông lớn” MobiFone và Vinaphone (Bee). - VNPT sẽ sáp nhập 2 “ông lớn” di động VinaPhone và MobiFone (Infonet).
- Sự kỳ quặc của chứng khoán Việt Nam (VEF).- Một chi nhánh của FPT bị cưỡng chế nộp thuế (NLĐ).- PetroVietnam bị thu lại dự án “khủng” tại Thủ đô (VnMedia).- VN dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo? – (BBC). - Philipines xem xét nhập 1,45 triệu tấn gạo Việt Nam (DV). - Việt Nam xuất sang Trung Quốc ngày càng nhiều (PLTP). - Hạt lúa mà biết nói năng … – (RFA).
- Phát triển sản xuất muối công nghiệp: Bài toán hơn 10 năm chưa có hồi kết (Thanh Tra).- TP.HCM: chỉ số giá tháng 3 tăng 0,12% (TT).- Đại gia BĐS nợ thuế: “Xấu hổ” nhưng “nhẹ thân” (VnMedia).- Đại gia Việt đã ‘thâu tóm’ Khách sạn 5 sao Daewoo (ĐV). -'CNTT là sự nghiệp của toàn dân' (VnEx 18-3-12)- Giá dầu tăng, ngư dân lo lắng (CAND). - Đẩy gánh nặng giá xăng lên hành khách là kém khôn ngoan (VTC).- Yêu cầu PetroVietnam ngừng thực hiện tháp dầu khí (TTXVN).
- Hỗ trợ doanh nghiệp xã hội khởi nghiệp (TN).- Miền trung – Tây nguyên: Sắn đồng loạt phá vỡ quy hoạch (NNVN).- Doanh nghiệp tạm trữ “bỏ rơi” lúa phẩm cấp thấp (TBKTSG).- Rộng đường xuất khẩu thủy sản sang Mỹ (PLTP).- Hình thù của Các thứ Sắp đến (VHNA). - Anh là nền kinh tế Internet lớn nhất thế giới (ICTPress).- Mỹ yêu cầu TQ không “bóp méo” chính sách tiền tệ (TTXVN).- Apple trả cổ tức và mua lại 10 tỷ USD cổ phiếu (TTXVN).
- Hàng hiệu Pháp lao đao vì bầu cử? (VEF/Bloomberg).-China steel mills diversify to lift profits (Financial Times)-With profits in decline, steel groups can get higher returns by taking loans and investing the funds in other sectors such as pig farming- Bài dịch: Đầu tư công và đầu tư tư (The Freeman/ VHNA).Dịch từ bài: The Shape of Things to Come: An Interview with Peter F. Drucker (PD Society).- Chân dung bà Merkel trong bức tranh tài chính Châu Âu (Tia sáng/Bloomberg).- Trung Quốc tăng giá nhiên liệu lần thứ 2 trong vòng 6 tuần (DVT/Bloomberg).
- Phí, ngân sách và công nợ (TT).TT - Cuối cùng viện phí cũng phải tăng, sau hơn một năm nấn ná điều chỉnh gia giảm. Cạnh đó, một số loại phí cũng sẽ được thu như phí lưu hành và phí bảo trì đường bộ.
Nếu việc tăng phí này được quảng bá tốt hơn, được bàn bạc và thỏa thuận với đại diện của dân chúng là Quốc hội, đặc biệt là về ý nghĩa, mục đích thu phí cùng danh mục các loại phí đáng phải thu và mức phí, người dân đóng thuế và đóng phí sẽ dễ thông hơn.
Người dân sẽ tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” để đóng thêm các loại phí. Trong ảnh: trạm thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Ảnh: THUẬN THẮNG |
Trong thực tế, người dân nước ta đã “thắt lưng buộc bụng” rồi và sẽ còn tiếp tục với các loại phí mới, ngay cả khi thực tế mà cả Bộ Tài chính cũng thấy là đời sống đắt đỏ cần tăng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân và hẹn khất đến năm 2014 sẽ áp dụng! |
Nhìn vào bảng phân bố (dự chi) ngân sách nhà nước năm ngoái (hiện chưa quyết toán) sẽ thấy chi cho y tế 10.200 tỉ đồng, chi cho giáo dục - đào tạo 22.600 tỉ đồng, chi cho trả nợ 85.000 tỉ đồng.
Từ đó, có thể thấy chỉ riêng hai khoản thu phí mới này (xe hơi và bảo trì đường bộ) cũng suýt soát ngân sách cho giáo dục, hơn gấp đôi ngân sách chi cho y tế, tức một số tiền rất lớn thu về cho ngân sách! 21.226 tỉ đồng dự trù thu về này cũng tương đương 1/4 khoản nợ mà Nhà nước phải trả! Trong khi chờ đợi giao thông tốt hơn, đường sá rộng hơn, bớt kẹt xe và bớt bất trắc do chất lượng chưa cao, người dân có thể yên chí rằng đóng phí này là góp phần trả nợ với Nhà nước: một nghĩa vụ thiêng liêng mà bất cứ người dân nước nào cũng sẽ đảm đương.
Như người dân Pháp đã cùng chia sẻ với chính phủ của họ sau khi nghe tân thủ tướng Antoine Pinay phát biểu về bối cảnh nước Pháp tàn phá sau thế chiến cần tái thiết, lại đang vướng chiến tranh Đông Dương nên lạm phát tăng cao (đến nỗi sau này phải đổi 100 franc cũ lấy 1 franc mới), lòng dân ta thán.
Thủ tướng Pinay cầm một tấm da và bảo: “Đây đất nước chúng ta, chỉ còn trơ da. Hãy cầm lấy nó!”. Ông cam kết sẽ quản lý ngân sách một cách lành mạnh. Trước sự thành thật của thủ tướng, người dân Pháp đã đồng lòng tin và cùng với nhà nước “thắt lưng buộc bụng” để vực dậy đất nước Pháp.
Trong thực tế, người dân nước ta đã “thắt lưng buộc bụng” rồi và sẽ còn tiếp tục với các loại phí mới, ngay cả khi thực tế mà cả Bộ Tài chính cũng thấy là đời sống đắt đỏ cần tăng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân và hẹn khất đến năm 2014 sẽ áp dụng!
Sáu năm trước, báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật 2-4-2006 đã báo động “Mỗi năm trả nợ 2 tỉ đôla” và sau đó gợi ý “Làm gì để trả nợ mỗi năm 2 tỉ đôla?” (Tuổi Trẻ ngày 10-4-2006) - những cảnh báo này đã được Hội Nhà báo TP.HCM nhất trí chia sẻ mà trao giải thưởng báo chí năm đó. Nay khi hằng năm ngân sách dành cho trả nợ đã lên đến 85.000 tỉ đồng (quy ra hơn 4 tỉ USD), nhất định đã đến lúc gióng lên một hồi chuông như ông Pinay từng làm năm 1953 để toàn thể bộ máy nhà nước (hành chính sự vụ, hành thu, sản xuất, kinh doanh, xây dựng,...) dứt khoát “thắt lưng buộc bụng”, giảm chi tiêu (từ khâu kế hoạch đến lễ lạt, hội nghị..., động thổ, khánh thành, giảm thua lỗ, tăng lời lãi, thậm chí đơn giản nhất là làm việc hiệu quả hơn) để trả nợ, có như vậy mới có thể vận động 87 triệu người dân hiểu ra và tin tưởng mà đóng thêm phí, đóng đủ thuế.
THIÊN DIVietnam, a Nation on the Move (The Nation).- Thuế phải tạo được đồng thuận xã hội (TT).- Nói và làm: “Chữa cháy” cho nông dân (VEF).- Thứ trưởng giải thích chuyện lương (VNN).- Nợ thuế tăng 20% và… sợi dây (SGTT).- DN phá sản: Thuốc chưa ngấm, bệnh đã di căn (VEF).- Doanh nghiệp liêu xiêu trước bão chi phí (VnMedia).- Quỹ bình ổn giá điện: Dân hay nhà đèn phải chịu? (VTC).- Thuế phải tạo được đồng thuận xã hội (TT).- Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Đừng điều hành giá cả theo kiểu “đánh du kích”! (PLTP). – Khi chuyên gia cũng bó tay (Nguyễn Vạn Phú). - Tản mạn về lạm phát (Infonet). --- Ngân hàng Đông Á đang tính chuyện sáp nhập (SGTT).- Dầu tăng giá, tàu cá nằm bờ (NLĐ). - Hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản: Hiệu ứng domino (ANTĐ). - DN giải thể hàng loạt: Thuốc lãi suất chưa đến, bệnh đã di căn (VEF). - Năm thử thách đối với doanh nghiệp gia đình (DNSG).- Rút phép 8 dự án FDI (TN).- Ôtô giữa muôn trùng thuế, phí (VnEconomy). - Quỹ bảo trì đường bộ sẽ lấy từ phí sử dụng ô tô, xe máy (NLĐ). - ‘Xe phá đường nhiều đóng phí như phá ít?’ (VNN). - Chưa hết lo phí bảo trì đã đối mặt phí lưu hành (SGTT). - “Chưa có ai nghĩ đến việc nộp tiền để sửa đường!” (TTXVN). - Có làm trái quy định? (PLTP). -- Tìm lời giải cho “cổ tích giao thông” Hà Nội (VnEconomy).
- Xe “nhà giàu” mới dám vào đường cao tốc (PLTP).- Phí, hạ tầng và lòng dân (SGTT)..- Liệu pháp sốc! (NLĐ).
- Doanh nghiệp Việt mua lại toàn bộ Khách sạn Deawoo Hà Nội (Vietstock).- Giá vàng nội, ngoại vênh lớn vì SJC (VNE). - Tiền sẽ chảy vào nhà đất? (TP).
--Vinashin sẽ đóng tàu đánh cá vỏ thép sgtt -
--Vinashin sẽ đóng tàu đánh cá vỏ thép sgtt -
Các mỏ sa khoáng ở Bình Định bị ô nhiễm phóng xạ SGTT.VN 19.03.2012- Cơn sốt titan ở Bình Định ngày càng nóng lên khi cả vùng rộng lớn ven biển của tỉnh này đang trở thành “đại công trường”. Hàng loạt sai sót đã bị phát hiện khi bộ Tài nguyên và môi trường thanh tra.
--- Nhà máy chế biến bauxite đầu tiên của Việt Nam sắp chạy thử (VnEconomy).
- Để DNNN xứng đáng là huyết mạch, là xương sống của nền kinh tế (Petrotimes).- Lối đi nào cho sáp nhập ngân hàng Việt Nam? (VEF). - Ngân hàng zombie và “tài sản độc hại” (SGTT).- Hà Nội: Cần 6.500 căn nhà tái định cư (VnMedia). - Đất nền Hà Nội tiếp tục vòng xoáy giảm giá (LĐ).- Trầm hương VN có thể đứng hàng đầu Đông Nam Á (TTXVN).
- Hạn chế xuất khẩu nông sản thô (TN). - Làm cánh đồng mẫu lớn, lãi gấp đôi (TP).- Việt Nam có nên hợp thức hóa casino?: Cái giá của casino (NLĐ).- Nên dành 10% tài sản đầu tư cho vàng (VnMedia).
- Những con tàu bị bỏ rơi (TBKTSG).- Làng nghề biến thành nơi sản xuất hàng nhái (CAND).
- Ế ẩm thịt lợn (TP).- Xuất khẩu nhiều tỉ đô và niềm vui chưa trọn vẹn (SGTT).- Rau, củ Đà Lạt đua nhau rớt giá (DV). - Hải Phòng: Hàng chục tấn quả su su đổ đi vì mất giá (LĐ).- Doanh nghiệp “bỏ rơi” cánh đồng mẫu (DV).- “Hy Lạp đã phục hồi một nửa” (DVT).- Tổng giám đốc IMF: Kinh tế thế giới “có dấu hiệu ổn định” (Tầm nhìn).
- CT Group mua lại công ty Hàn Quốc (TN).- Tại Trung Quốc, địa ốc ở các thành phố lớn mất giá – (RFI). – IMF ca ngợi chính sách kinh doanh của Trung Quốc – (VOA). - Trung Quốc ủng hộ IMF xử lý khủng hoảng nợ EU (TTXVN).- IMF : kinh tế toàn cầu bắt đầu « có dấu hiệu ổn định » – (RFI).
- :Nhà nước có “tận thu” thuế? RFA-Trong khi nhà nước liệt kê nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư bất động sản, nợ thuế; các doanh nghiệp này cho rằng họ đang bị “tận thu” thuế.
Cục Thuế Hà Nội vừa cho công bố danh sách các doanh nghiệp còn nợ hoặc chậm nộp thuế nhà nước tính đến thời điểm cuối tháng Hai. Dẫn đầu danh sách này là những công ty bất động sản (BĐS) với số nợ tổng cộng lên hàng ngàn tỉ đồng. Trong buổi hội nghị bàn về những biện pháp nhằm chống thất thu thuế được tổ chức tại Hà Nội hồi đầu tháng, số nợ thuế của nhóm này được cho biết chiếm hơn 72%. Những doanh nghiệp BĐS có số nợ lớn có thể kể đến Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD) với nợ thuế khoảng 400 tỷ đồng; Cty TNHH Berjay – Handico 12, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Thạch Bàn với hơn 225 tỷ đồng, Cty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội với số nợ là 176 tỷ đồng…
“Nghiệt ngã” cho doanh nghiệp
Chia sẻ với báo chí trong nước, theo ông Trịnh Hoàng Cơ, Vụ trưởng vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ - Tổng cục Thuế cho biết phần nợ thuế của DN chủ yếu liên quan đến phần thuế từ cấp quyền sử dụng đất. Việc này không khó nhận ra. Điển hình, trong tổng số nợ 176 tỷ đồng tiền thuế của công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, số nợ tiền sử dụng đất và tiền phạt đã lên đến 127 tỷ đồng. Phát biểu với báo giới về số nợ thuế 400 tỷ đồng của công ty HUD, ông Nguyễn Thắng, Chánh văn phòng HUD cho biết công ty này không nợ thuế “mà đó là số tiền sử dụng đất”.
Doanh nghiệp đã đền bù cho nông dân, lại phải đóng thuế cho nhà nước theo cách tính thuế giá trị thặng dư.Ô. Nguyễn Văn Đực
Những nhà đầu tư bất động sản với số tiền đền bù đất đai không tương xứng với giá trị thực là căn nguyên của những bức xúc trong dân chúng. Tuy nhiên, theo những chuyên gia trong ngành này, họ cũng không được hưởng số lợi lớn như người ta nghĩ.
Trao đổi với đài RFA, ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ Cty BĐS Đất Lành cho biết việc các doanh nghiệp BĐS phải đóng nhiều thứ thuế cùng với việc phải nộp cho nhà nước số tiền thặng dư, đã làm cho các doanh nghiệp này mất đi phần lãi lý ra thuộc về mình:
“Nợ thuế là việc bình thường. Hiện nay các doanh nghiệp đều có nhiều khó khăn vì bán không được sản phẩm. Riêng về lĩnh vực bất động sản thì ngoài những thuế thường như thuế thu nhập, thuế trị giá gia tăng… thì còn những thuế khác. Đây là một vấn đề phức tạp. Thứ nhất, khi doanh nghiệp bất động sản chưa kinh doanh hết được 100% dự án thì không thể nào trả thuế trên 100% dự án đó được. Thứ hai là việc đánh thuế theo giá thị thường, đây là một việc hết sức “nghiệt ngã” cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã đền bù cho nông dân, lại phải đóng thuế cho nhà nước theo cách tính thuế giá trị thặng dư”.
Theo quy định hiện hành, thời điểm tính tiền sử dụng đất để nộp thuế được tính từ lúc giao mặt bằng sạch. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải trả tiền sử dụng đất trên 100% diện tích mặt bằng đã giải phóng mặc dù có thể dự án chưa được xây dựng hay chưa được sử dụng hết.
Do thiếu vốn, các doanh nghiệp BĐS thường phải chia nhỏ dự án ra để làm, trong lúc việc giải phóng mặt bằng chậm cộng với việc thị trường đóng băng đã ảnh hưởng đến doanh thu và việc trả thuế của các DN. Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HH BĐS TP.HCM cũng từng trao đổi với đài RFA về những khó khăn của thị trường BĐS hiện nay:
“Tình hình kinh tế đang rất khó khăn, không riêng gì Việt Nam, do kinh tế thế giới tác động trong đó thị trường bất động sản của Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng đang gặp khó khăn. Sức mua bị giảm, giá cũng giảm, giao dịch cũng sụt giảm. Trong những khó khăn đó doanh nghiệp bất động sản của thành phố HCM cũng đang nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn này mà mục tiêu của năm 2011 chúng tôi chỉ nhắm tới việc duy trỉ sự tồn tại của doanh nghiệp và chờ kinh tế hồi phục để có cơ hội phát triển tiếp theo”.
Nhấn mạnh những khó khăn mà các doanh nghiệp bất động sản gặp phải, ông Nguyễn Văn Đực còn cho biết thêm việc đóng cho nhà nước số tiền thặng dư đã làm các doanh nghiệp trở thành người “làm công” trên chính tiền vốn của mình vì họ chỉ hưởng được phần phí quản lý:
Tiền nợ thuế của các doanh nghiệp là họ phải có nghĩa vụ trả. Nếu họ không trả thì nhà nước có thể cấn trừ vào tài sản mà doanh nghiệp ấy có.LS Nguyễn Văn Hậu
“Tổng số tiền tôi bán ra bao nhiêu, trừ cho tổng số tiền đầu tư, quản lý công ty và lãi thì còn lại số thặng dư. Và nhà nước coi như thu hết số tiền này. Đến đây có hai trường hợp. Thứ nhất là nhà nước trừ lại số tiền tôi đã bồi thường theo cái giá thực tế tôi đã bồi thường. Số tiền còn bao nhiêu là tôi phải nộp cho nhà nước. Tức là doanh nghiệp chỉ hưởng được số tiền duy nhất là phí quản lý. Như vậy như là nhà nước đã quốc hữu hóa tài sản của tôi.”
Ông Nguyễn Văn Đực còn cho biết, trong trường hợp thứ hai xấu hơn, các doanh nghiệp BĐS phải chịu lỗ khi nhà nước đưa ra qui định đền bù cho nông dân. Theo ông Đực, doanh nghiệp không có ban quản lý thực hiện bồi thường nên tự thực hiện bồi thường theo giá DN đưa ra. Nhưng khi nộp số tiền thặng dư cho nhà nước, đôi lúc số tiền nhà nước ấn định mức bồi thường lại thấp hơn số tiền thực tế đã trả cho nông dân trước đó, dẫn đến việc DN phải chịu lỗ.
Ảnh hưởng nền kinh tế
Thị trường khó khăn, tín dụng thắt chặt, tâm lý dè dặt của người tiêu dùng đã làm các DN BĐS không bán được sản phẩm và không có khả năng trả thuế nhà nước. Thời gian vừa qua, có thông tin ngân hàng nhà nước sẽ giảm 1% lãi suất. Tuy nhiên, lãi vay vốn dành cho lĩnh vực địa ốc hiện rẻ nhất cũng là 18%, thì việc giảm 1% xem ra cũng không có ý nghĩa.Trong thời gian vừa qua, nhiều DN BĐS than phiền cách tính thuế đất của nhà nước hiện tại quá cao, cộng thêm việc nộp thuế được qui định thực hiện một lần (không giãn thành nhiều đợt) đã tạo nên khó khăn cho các DN.
Hiện tại, có nhiều chuyên gia cho rằng việc nợ thuế có thể được một số doanh nghiệp thực hiện một cách cố tình và là một thủ thuật chiếm dụng vốn. Tố cáo này được LS Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật Gia TP.Hồ Chí Minh, cho biết “còn tùy”. Tuy nhiên, ông khẳng định nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ bị khởi tố:
“Tiền nợ thuế của các doanh nghiệp là họ phải có nghĩa vụ trả. Nếu họ không trả thì nhà nước có thể cấn trừ vào tài sản mà doanh nghiệp ấy có. Nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự thì có thể bị khởi tố theo luật trốn thuế của BLHS. Ngoài ra, việc chậm nộp thuế sau một thời gian nhất định cũng sẽ bị tính lãi”.
Theo qui định hiện hành, mức phạt dành cho việc nộp thuế chậm là 0,05% một ngày, tức 18% một năm. Trong một số trường hợp, có thể cưỡng chế nếu chậm 90 ngày.
Việc không trả được thuế và phải gánh số lãi từ tiền nợ thuế đã làm các doanh nghiệp BĐS ngày càng cạn nguồn vốn mà theo ông Nguyễn Văn Đực, có thể tạo ra những đợt khủng hoảng trong thời gian tới:
Việc không trả được thuế và phải gánh số lãi từ tiền nợ thuế đã làm các doanh nghiệp BĐS ngày càng cạn nguồn vốn mà theo ông Nguyễn Văn Đực, có thể tạo ra những đợt khủng hoảng trong thời gian tới:
“Theo tôi, doanh nghiệp bất động sản sẽ phá sản hàng loạt trong vòng ba tháng nữa. Không có doanh nghiệp nào đóng thuế nổi và phá sản. Đó là một nguy cơ khủng khiếp mà không được chính quyền lo đến mà cứ lo tận thu thuế của doanh nghiệp BĐS. Có những doanh nghiệp không đóng thuế vì nó đã phá sản rồi. Theo tôi, ba tháng nữa, hàng chục thậm chí hàng trăm doanh nghiệp sẽ phá sản. Lúc đó nhà nước phải lo giải quyết khủng hoảng này và không thể thu thuế được. Khủng hoảng này vô cùng to lớn”.
Việc nợ hoặc chậm trả thuế không phải là một vấn đề mới nhưng có vẻ như nó ngày càng tăng và trở nên phổ biến. Trong buổi họp về chống thất thu thuế vừa qua, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cũng cho biết nợ thuế năm 2011 tăng gần 30% so với năm 2010. Trong khi đó, năm 2010 tăng gần 18% so với năm trước đó. Và dẫn đầu là các DN BĐS. Việc này phần nào cho thấy sự khó khăn của tình hình kinh tế, đặc biệt là ngành địa ốc. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu thì việc lĩnh vực này bị suy sụp là chuyện nhãn tiền và ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội là chuyện tất yếu.
Phỏng vấn TS. Cao Sỹ Kiêm: Cà phê cuối tuần: Hạ lãi suất tác động đến đâu? (VnEconomy). - Hạ lãi suất, tăng giá xăng sẽ “châm ngòi” lạm phát ? (VnMedia).- TS.Vũ Viết Ngoạn – TS. Phạm Đỗ Chí: Để tránh lạm phát đình đốn (TBKTSG).- Giải pháp phục hồi nền kinh tế (VNE).- Không nhân nhượng chuyện người Việt vào casino (VNE). - Sẽ không có casino tại Hà Nội và TPHCM? (DVT). - Căng lãi suất vàng và VND không kỳ hạn (VnEconomy).- Giá vàng “bốc hơi” nửa triệu đồng mỗi lượng tuần này (VnEconomy). - Tăng giá điện và chuyện thiếu minh bạch của EVN (VOV).- Quên quản trị rủi ro: Phá sản ngay! (PLTP). - Nợ thuế lợi hơn vay ngân hàng (TP).- Giảm 1% lãi suất: Doanh nghiệp vẫn “khó nhằn” (NĐT). - Điêu đứng vì dự án “ma” (TN). - Nguy cơ lãng phí hàng tỷ đô la TP - Hầu hết dự án BT ở Hà Nội là do nhà đầu tư đề xuất và được chỉ định nhà đầu tư. Nhiều dự án BT đã, đang được đầu tư tại Hà Nội có giá công trình cao ngất, trong khi đó giá đất của nhà nước lại rẻ đến mức khó tin. Hai vấn đề nảy sinh này khi thực hiện dự án BT theo kiểu chỉ định nhà đầu tư mà không đấu thầu công khai đã được Bộ KH&ĐT cảnh báo cách đây 3 năm, song dường như chưa được Hà Nội xét đến- DN bất động sản tìm cách… ‘sống tạm’ (ĐV).- Cước tàu tăng làm khó hàng xuất khẩu (SGTT). - Rau rẻ hơn bèo, nhà vườn phá bỏ làm phân (Bee).- Vì sao Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt của Việt Nam? (TP).-- Canh bạc thôn tính doanh nghiệp – Kỳ 6: Cơn lốc đến từ phương Đông (TT). - Những ý tưởng kinh doanh lạ đời đáng giá triệu USD (DT). -- 2012: Rủi ro nào từ cú sốc dầu mỏ? (VEF).
Bộ trưởng Bộ KHĐT giao lưu trực tuyến với người dân tại cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều 16 - 3. Ảnh: Chinhphu.vn.-Nóng đầu tư công, vốn FDI
Trường Phong
-Cẩn trọng “bẫy” FDI! (TN 16-3-12)
Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu? (TP 16-3-12)
Trâng tráo như hàng Apple nhái tại Việt Nam (VNN 16-3-12) - Việt Nam cho ra lò mẻ aluminium đầu tiên vào tháng Tư – (RFI). - Liều thuốc 1% không cứu được doanh nghiệp – (RFA).-- Lãi suất hạ, tiền có vào bất động sản? (PLVN).- Cứu… đại gia? (Thanh tra).
Về "phát minh" của TS Nguyễn Chánh Khê: Kết luận chính thức về "Máy phát điện chạy bằng nước" của TS Khê (NLĐ 16-3-12) - Máy phát điện “chạy bằng nước” làm nóng giới khoa học (TN 14-3-12)
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư: 'Sân golf không có lỗi' (VnEx 16-3-12) -- Mấy ông bộ trưởng này nói chuyện nghe tức cười thiệt!
“Cò” cá tra ăn chặn nông dân (DV 15-3-12) - Đường dây 500KV Bắc – Nam: Chuyện bây giờ mới kể (Bee). -China’s Politics of the Economically Possible- Project Syndicate -When sound economic advice is divorced from political reality, it probably will not be very useful advice. Unfortunately, that is true of the World Bank's impressive new report on China, which the country's one-party regime has a strong interest in ignoring.
Để dạy học - "Supply and Demand": A Meter So Expensive, It Creates Parking Spots (NYT 15-3-12) -- Fascinating!!!
Kinh tế Mỹ: What GOP Economists Don't Understand About Milton Friedman (Atlantic 15-3-12)
20 nền kinh tế nợ nước ngoài “đầm đìa” - (17/03)
'Nhà đầu tư không tin đánh giá của Fitch' - (16/03)
-Ai có thẩm quyền đối với lãi suất? (NVP)
-- Bộ Xây dựng thanh tra 6 dự án nhà thu nhập thấp (DT).- Phó tổng cục trưởng đường bộ: Tôi chưa nghiên cứu các loại phí khác (SGTT). - Đau đầu với các “quan” giao thông (NLĐ). - Ngành GTVT xem lại những bài học từng phải rút kinh nghiệm (DT). - Xe máy, ôtô phải đóng phí bảo trì đường bộ: phí lại chồng phí (SGTT). - 1 đầu xe 9 loại phí (TN). - Thu phí qua đầu phương tiện, liệu có đảm bảo công bằng? (CAND). - Có quỹ bảo trì: ngành giao thông cam kết làm đúng, làm minh bạch! (Tầm nhìn). - ‘Chạy xe làm hỏng đường thì phải trả phí bảo trì’ (VNE). - Vì sao phí BTĐB phải thu qua đầu phương tiện? (LĐ).
- Thiếu úy công an mắc nợ gần 1,2 tỷ đồng (NNVN).------
BMI: Các "cơn gió ngược" toàn cầu đe dọa tăng trưởng của Việt Nam(Tamnhin.net) - Trong tạp chí Asia Monitor số ra tháng 2/2012, cơ quan phân tích, dự báo và tư vấn rủi ro Business Monitor International (BMI) có trụ sở tại Anh cho rằng các "cơn gió ngược" đối với kinh tế toàn cầu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012. BMI ngày càng quan ngại rằng nhu cầu bên ngoài có thể sẽ yếu hơn dự báo. Hiện xuất hiện những dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu suy yếu đã tác động tiêu cực tới tâm lý các nhà đầu tư và điều này có thể tác động mạnh mẽ tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.-
--Để tránh lạm phát đình đốn (TBKTSG) - Cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa đều đóng vai trò quan trọng để đối phó với mức lạm phát vẫn còn tiếp tục cao trong những tháng đầu năm 2012. Nhưng sự phối hợp chính sách như “thỏa ước” mới đây giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói lên sự quan trọng phải điều hòa ..– Ai mua nợ quốc gia không? Vietnam: anyone for state-owned debt? (FT’s blog). -Vietinbank, one of Vietnam’s biggest state-owned banks, will next week embark on a global roadshow to promote a dollar bond issue – a test of international investor appetite at a time of ongoing economic turbulence.- Vietinbank muốn vay nửa tỷ USD – (BBC). -Standard & Poor’s và Moody’s đánh giá tín nhiệm lần đầu VietinBank -- Quốc hội Chile thông qua FTA với Việt Nam (TT). Bộ trưởng Bộ KHĐT giao lưu trực tuyến với người dân tại cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều 16 - 3. Ảnh: Chinhphu.vn.-Nóng đầu tư công, vốn FDI
TPO – Chiều 16 – 3, Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời trực tuyến người dân. Hai vấn đề được quan tâm nhất là đầu tư công và các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp FDI.
Chủ trương: Công nhường cho tư
Độc giả Trần Thị Lan Anh (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi, Bộ trưởng nhận định thế nào về ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, sự thiếu hiệu quả của hoạt động đầu tư công bị ảnh hưởng từ nguyên nhân cơ bản là Nhà nước vẫn đang đầu tư “lấn sân” vào những lĩnh vực, ngành nghề và khu vực mà khối doanh nghiệp tư nhân đang làm được và làm tốt?
Trong nhiệm kì của mình, Bộ trưởng có dám chắc là không đặt bút kí quyết định đổ vốn đầu tư nhà nước vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân làm được không?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phân tích, khi mới giải phóng đất nước, thành phần kinh tế Nhà nước chiếm vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp tư nhân chưa phát triển nhiều.
Trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng, chủ yếu dựa vào nguồn vốn Nhà nước; lĩnh vực kinh doanh chủ yếu dựa vào thành phần kinh tế tập thể và doanh nghiệp Nhà nước.
Từ khi đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đóng góp nhiều về giá trị sản lượng và việc làm. Như vậy, từng bước, đầu tư của lĩnh vực tư nhân chiếm một tỷ trọng rất cao.
Đầu tư công. |
Những năm gần đây, đầu tư công đang giảm dần và tư nhân tăng. Trong giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng của đầu tư nhà nước chiếm 53,4% tổng đầu tư toàn xã hội, khối tư nhân chiếm 32,6%.
Đến giai đoạn mới, 2011-2015, sẽ phấn đấu giảm tỷ trọng đầu tư công xuống 37- 39%, khối tư nhân tăng lên 45- 46%.
Có thể nói, đây là điều cần thiết, chúng tôi muốn dùng một từ là đầu tư công đang giảm, từng bước nhường sân cho lĩnh vực tư. Quả thật Nhà nước cũng cần làm như vậy.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, trong tái cấu trúc đầu tư thì trọng tâm là tái cấu trúc đầu tư công. Theo đó, những gì mà lĩnh vực tư nhân có thể đầu tư thì Nhà nước dành cho khối tư nhân.
Trong những năm tới, Nhà nước giảm dần tỷ trọng đầu tư từ NSNN và trái phiếu Chính phủ, huy động nhiều hơn từ các thành phần ngoài Nhà nước tham gia đầu tư, kể cả vào kết cấu hạ tầng.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Nhà nước sẽ tập trung vào ngành nghề mang tính chất dịch vụ công, các lĩnh vực tư nhân làm không hiệu quả, quốc phòng, an ninh, đầu tư cho vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn. Nhà nước có phần vốn hỗ trợ tư nhân thông qua các mô hình như đối tác công tư PPP.
Về câu hỏi trong nhiệm kỳ Bộ trưởng có dám chắc không ký quyết định đổ vốn đầu tư nhà nước vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân làm được không, tôi xin trả lời như sau:
Về mặt chủ trương thì như vậy, chúng ta sẽ thực hiện chủ trương những gì tư nhân làm tốt hơn thì dành cho tư nhân. Tuy vậy, để phân cấp đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giao cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành, Bộ trưởng các bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, chịu trách nhiệm căn cứ vào mức vốn của Nhà nước cấp trong 3 đến 5 năm, người đứng đầu sẽ lựa chọn danh mục đầu tư cụ thể và Bộ KHĐT thẩm định giám sát. Chúng tôi sẽ cố gắng trong công tác kiếm soát này.
Cũng phải nói rằng, lực lượng tư nhân chưa có nhiều nguồn lực, nên không phải những gì Nhà nước mong muốn xã hội hóa thì khu vực tư nhân đều có thể đáp ứng được. Sự tham gia của tư nhân ngày càng chiếm vị trí quan trọng, nhưng cũng phải từng bước chứ không thể ngay lập tức có thể làm được tất cả.
Bộ trưởng Phạm Quang Vinh cũng cho biết thêm, một trong những hình thức thế giới đã làm và rất thành công là hình thức đối tác công tư (PPP).
Trong đối tác công tư này, nhà nước và tư nhân sẽ hợp đồng đầu tư xây dựng một công trình nào đó. Và căn cứ vào hiệu quả công trình thì nhà nước sẽ xem xét bỏ tiền tham gia vào dự án này ở những lĩnh vực có nhiều rủi ro mà tư nhân không chấp nhận được. Hoặc, bù đắp tiền cho dự án này để có thể nhanh chóng hoàn vốn, khuyến khích tư nhân đầu tư. Còn lại, vốn nhà đầu tư sẽ bỏ ra.
Nghĩa là, thay vì trước đây chúng ta đầu tư 100% để xây dựng một cây cầu, thì nay chúng ta có thể chỉ cần bỏ 30%, còn 70% là nhà đầu tư làm và họ sẽ thu hồi vốn thông qua thu phí.
Như vậy, Nhà nước sẽ có nhiều tiền làm những công trình như thế hơn. Đấy là nguyên tắc PPP. Hiện, Bộ KHĐT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 71 năm 2010 về thí điểm dự án PPP tại Việt Nam. Dự án này đang được triển khai ở một số dự án trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Thời gian tới, chúng tôi đang kết hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế có kinh nghiệm làm PPP để hoàn thiện khung pháp lý này cho phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và quốc tế.
Thứ hai, hiên chúng ta đang xây dựng, chọn lựa những dự án lớn trong kết cấu hạ tầng để kêu gọi các tổ chức quốc tế cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia theo hình thức PPP.
Mổ xẻ doanh nghiệp FDI
Huy Vũ (Học viện tài chính, Hà Nội): Thưa bộ trưởng, hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đang lâm vào tình trạng có vấn đề về tài chính. Vì thế đang có hiện tượng một số trụ sở cũng như xưởng, nhà máy của họ bị “vườn không nhà trống”.
Hiện tượng này gây lãng phí về quỹ đất cũng như doanh thu cho thuê đất của nhà nước?
Bộ trưởng có giải pháp gì về vấn đề này chưa? Xin hỏi trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp, địa phương hay Bộ KHĐT?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, vấn đề này rất thực tế. Vừa qua cả thế giới, cũng như khu vực châu Âu gặp suy thoái kinh tế, đặc biệt là nợ công trong khu vực châu Âu. Chính vì vậy, những doanh nghiệp nước ngoài bị ảnh hưởng nặng, thậm chí là có những tập đoàn tài chính lớn của Mỹ, châu Âu sụp đổ.
Do vậy, nhiều doanh nghiệp ở châu Á cũng như trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam cũng không tránh khỏi khó khăn, thậm chí không đủ vốn đầu tư tiếp. Như vậy, cộng với khó khăn nội tại dẫn đến nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chí đình hoãn sản xuất…
Về trách nhiệm, bộ trưởng cho rằng đây là trách nhiệm của nhiều cấp, ngành, trước hết là địa phương, nơi cấp phép dự án.
Các địa phương cấp phép cho các dự án phải xem cụ thể dự án đó thế nào. Các Bộ chuyên ngành trong lĩnh vực, cũng như các bộ tổng hợp như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đều có trách nhiệm chung.
Mỗi doanh nghiệp có khó khăn khác nhau, phải xác minh cụ thể, kiểm tra lại, xem doanh nghiệp đó khó khăn thật sự, đổ bể do khách quan hay các lý do khác, để mỗi doanh nghiệp chúng ta có cách xử lý.
"Chúng tôi nghĩ rằng, đây là trách nhiệm chung của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, phải cùng nhau rà soát tháo gỡ để từ đó làm sao khắc phục được, hoặc là phục hồi sản xuất cho hiệu quả, hoặc là yêu cầu chuyển nhượng, thu hồi nếu như có những yếu tố có thể thu hồi được theo đúng luật pháp Việt Nam." - Bộ trưởng nói
Chu Ngọc Lan (Gia Lâm- Hà Nội): Tôi đã từng làm tại một công ty nước ngoài một thời gian. Nên tôi khá hiểu cách làm ăn của họ. Bộ trưởng nghĩ sao nếu nhiều năm liền họ đều báo cáo lỗ nhưng trên thực tế chưa chắc phải lỗ nhiều như thế.
Vậy chuyện doanh nghiệp FDI lỗ hay lãi thế nào, cơ quan quản lý đầu tư có số liệu chính xác và có những biện pháp kiểm tra được là lỗ giả hay thật được không? Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định phần lớn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm ăn rất nghiêm túc. Tuy nhiên, cũng có một số doah nghiệp không trung thực trong khâu hạch toán kinh doanh, khai lỗ giả để trốn tránh trách nhiệm nộp thuế, trong kinh tế gọi là chuyển giá. Khi xuất hiện tình trạng này, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành địa phương đã tích cực xem xét để giải quyết.
Bộ KHĐT đã xây dựng đề án chống chuyển giá và sau khi trình, Chính phủ đã quyết định giao Bộ Tài chính chủ trì chương trình này, vì liên quan nhiều đến thuế, hải quan. Bộ KHĐT cũng xây dựng một cơ sở dữ liệu để so sánh giá các mặt hàng trong nước và quốc tế.
Chúng tôi nghĩ rằng việc chống chuyển giá không chỉ từ khâu cuối cùng, mà còn có trách nhiệm của các bộ, ngành ở mọi khâu, từ đó phát hiện sớm để ngăn chặn.
Thu Hằng (Bảo hiểm Bảo Việt): Một hiện tượng không mấy mong chờ là hiện nay một số doanh nghiệp FDI bắt đầu chuyển từ sản xuất sang kinh doanh phân phối? Khi chuyển sang phân phối thì họ buộc phải nhập khẩu. Vậy vô hình trung họ làm gia tăng nhập siêu, lợi nhuận của họ đương nhiên là chuyển về nước họ.
Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này và Bộ trưởng có biện pháp gì để nắn lại dòng vốn FDI đi vào sản xuất hay không?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, đúng là có hiện tượng nhiều doanh nghiệp trước được cấp phép sản xuất, giờ chuyển sang kinh doanh phân phối mặt hàng. Ở đây có hai loại.
Nếu họ được cấp phép chỉ được sản xuất sản phẩm đó, như xe máy, giờ chuyển sang nhập khẩu và phân phối các sản phẩm hoàn chỉnh, thì phải xem xét lại giấy phép. Nhưng bản chất ở chỗ, trước 2007, khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, chúng ta hoàn toàn cấm, không cho phép các doanh nghiệp đã đăng ký sản xuất lại được đăng ký tiếp tục nhập khẩu, đứng ra làm đại lý phân phối tất cả các sản phẩm của mình.
Nhưng từ 2008, khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta phải chấp nhận điều khoản của tổ chức này và phải cam kết nhiều khoản, trong đó có việc từ 2009, Việt Nam phải mở cửa để các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài ngoài vào Việt Nam ngoài đăng ký sản xuất sản phẩm của mình, được phép đăng ký phân phối và tiêu thụ và các sản phẩm của họ. Nghĩa là không có rào cản.
Đây là sức ép lớn trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế. Cho nên, việc một số doanh nghiệp đang sản xuất, chuyển sang đăng ký thêm nhập khẩu và kinh doanh đại lý cũng đã xuất hiện nhiều. Về mặt nguyên tắc, không cấm họ bằng hành chính được.
Hiện, cơ quan quản lý phải có biện pháp khác, như sử dụng hàng rào kỹ thuật, để hạn chế nhập khẩu hàng hóa trong nước sản xuất được, hạn chế các tiêu cực. Hay ngoài ra, chúng ta khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất tại VN các mặt hàng tương tự với chất ượng tốt và giá thành thấp hơn.
Gần đây, chúng ta phát động phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Đấy cũng là một biện pháp hữu ích cùng với việc tôi đã nêu ở trên.
Trao đổi về dòng FDI đưa vào lĩnh vực bất động sản, bộ trưởng Vinh cho rằng, về luật pháp, Việt Nam không cấm các nhà đầu tư nước ngoài. Phải nói rằng hiện có nhiều dự án bất động sản quy mô lớn, hiện đại, mẫu mực.
Qua đó, không những chúng ta có lợi về đầu tư mà còn có bài học trong quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, đây không phải lĩnh vực Nhà nước khuyến khích mà chúng ta khuyến khích các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến…
Đầu tư cho bất động sản cũng có đóng góp quan trọng nhưng nếu đầu tư quá mức vào lĩnh vực này gây ra những vấn đề căng thẳng, ảnh hưởng đến thị trường, kinh tế vĩ mô.
Hiện nay, đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản ngày càng giảm. Nếu bình quân trong giai đoạn 2008 – 2010, trên 34% trong tổng vốn FDI vào Việt Nam đầu tư vào bất động sản. Đây là con số đáng báo động. Nhưng sang năm 2011, cùng với các biện pháp quản lý vĩ mô, đầu tư vào bất động sản của các doanh nghiệp FDI giảm còn 7%.
Đỗ Việt An (Đường Nguyễn Sơn, Gia Lâm, Hà Nội): Tôi từng nghe nhiều về “chạy ngân sách, chạy vốn đầu tư”. Sáu từ này có xuất hiện ở Bộ Kế hoạch đầu tư không? Thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Đây là vấn đề mà tất cả các cấp, ngành liên quan đều phải quan tâm và có các biện pháp phòng ngừa hạn chế tiêu cực có thể xảy ra. Tôi nghĩ rằng, không ai có thể nói rằng, ở Bộ mình, cơ quan mình, ngành mình là hoàn toàn không có tiêu cực. Vấn đề đặt ra là phải kiên quyết, có biện pháp, cơ chế quản lý sao cho dù có muốn cũng không thể tiêu cực được. Bộ đã và đang làm theo định hướng đó và cũng có kết quả hết sức tích cực, được các địa phương, bộ, ngành đánh giá rất cao. Ngay từ khi bước vào năm 2012, Bộ đã trình Chính phủ cơ chế mới làm sao giảm bớt “xin cho” - nguyên nhân dễ dẫn đến tiêu cực, đó là đề nghị Chính phủ cho công bố toàn bộ số vốn cho các địa phương, bộ, ngành trong năm, giao lại quyền phân bổ, lựa chọn cho Chủ tịch UBND các tỉnh và Bộ trưởng các bộ. Ngay trong năm này, cũng trình Chính phủ xây dựng Nghị định về đầu tư phát triển trung hạn, nghĩa là trung hạn 5 năm, trước mắt là 3 năm, 2013-2015, Bộ sẽ trình Chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc tiêu chí phân bổ ngân sách, Chính phủ sẽ công bố ngân sách cấp cho 3 năm còn lại từ 2013-2015 cho các bộ, ngành, địa phương. Các địa phương chủ động phân bổ nguồn lực này. Như vậy, các địa phương sẽ chủ động biết 3-5 năm tới mình có bao nhiêu tiền, chủ động sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Đây là cơ chế được các tổ chức quốc tế, bộ, ngành địa phương đánh giá cao.Tôi nghĩ đây là việc làm quan trọng để thay đổi tư duy, thay đổi cơ chế “xin cho”. |
-Cẩn trọng “bẫy” FDI! (TN 16-3-12)
Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu? (TP 16-3-12)
Trâng tráo như hàng Apple nhái tại Việt Nam (VNN 16-3-12) - Việt Nam cho ra lò mẻ aluminium đầu tiên vào tháng Tư – (RFI). - Liều thuốc 1% không cứu được doanh nghiệp – (RFA).-- Lãi suất hạ, tiền có vào bất động sản? (PLVN).- Cứu… đại gia? (Thanh tra).
- Chuyện dài kỳ thuế – phí bao giờ tới hồi kết? (Dân Trí). - Nhà nước có “tận thu” thuế? – (RFA). - Ngân hàng cũng đua bảo hiểm (VnEconomy).- Nhiều ngân hàng huy động kỳ hạn ngày (TT).-- Vàng lại bị làm giá! (NLĐ).
- EVN phủ nhận thông tin tăng giá điện (VTV). - EVN khẳng định chưa tăng giá điện (VnEconomy). - Sẽ ban hành Quỹ bình ổn giá điện (DV).- Hồi hộp chờ… giá (Thanh tra). - Thị trường tp hồ chí minh sau khi xăng tăng giá: Ít biến động (Tintuc).- Mỹ ban hành luật chống trợ giá đối với hàng Việt Nam – (VOA).
- Tôm xuất khẩu của Việt Nam gây quan ngại vì dư lượng hóa chất – (VOA). – Puzzlement over Seafood Antibiotic Residue Control (The Fish Site).
- Rồng rắn xếp hàng mua iPad mới (TT). – iPad3 xuất hiện không rầm rộ như thường lệ – (RFI). – iPad và hai cơn khát – (BBC).
-- WTO : Khó xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc vì đất hiếm – (RFI).- Thực trạng và triển vọng kinh tế của Eurozone (Tầm nhìn). – ASEAN có thể học được gì từ cuộc khủng hoảng châu Âu? (Tầm nhìn/BĐ Giacácta).-Xích lô Sài Thành (TP 16-3-12)Về "phát minh" của TS Nguyễn Chánh Khê: Kết luận chính thức về "Máy phát điện chạy bằng nước" của TS Khê (NLĐ 16-3-12) - Máy phát điện “chạy bằng nước” làm nóng giới khoa học (TN 14-3-12)
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư: 'Sân golf không có lỗi' (VnEx 16-3-12) -- Mấy ông bộ trưởng này nói chuyện nghe tức cười thiệt!
“Cò” cá tra ăn chặn nông dân (DV 15-3-12) - Đường dây 500KV Bắc – Nam: Chuyện bây giờ mới kể (Bee). -China’s Politics of the Economically Possible- Project Syndicate -When sound economic advice is divorced from political reality, it probably will not be very useful advice. Unfortunately, that is true of the World Bank's impressive new report on China, which the country's one-party regime has a strong interest in ignoring.
Để dạy học - "Supply and Demand": A Meter So Expensive, It Creates Parking Spots (NYT 15-3-12) -- Fascinating!!!
Kinh tế Mỹ: What GOP Economists Don't Understand About Milton Friedman (Atlantic 15-3-12)
20 nền kinh tế nợ nước ngoài “đầm đìa” - (17/03)
Với cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực châu Âu gây tác động sâu rộng trên phạm vi toàn cầu, tình hình nợ nần của các quốc gia đang là một chủ đề được giới đầu tư quốc tế đặc biệt quan tâm.
Ireland hiện là quốc gia có tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP cao nhất thế giới. |
Tình hình Hy Lạp gần đây đã “tạm yên” sau khi Athens đạt được một thỏa thuận hoán đổi nợ với các chủ nợ trái phiếu và sắp sửa được Liên minh châu Âu (EU) bơm cho một gói cứu trợ thứ hai.
Tuy nhiên, khủng hoảng nợ vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, vì không chỉ Hy Lạp mà rất nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang mang những khoản nợ nước ngoài khổng lồ.
Sử dụng dữ liệu mới nhất (tính đến quý 3/2011) về 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới từ Ngân hàng Thế giới (WB), hãng tin CNBC vừa cập nhật danh sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ nợ nước ngoài cao nhất so với GDP.
CNBC cho biết, nợ nước ngoài của các nền kinh tế được tính là tổng nợ (bao gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi) mà một quốc gia - bao gồm cả chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và người dân - có nghĩa vụ phải trả cho các chủ nợ ở bên ngoài biên giới quốc gia đó.
Chẳng hạn, nợ Chính phủ Mỹ không chỉ do các quốc gia khác như Trung Quốc và Nhật Bản nắm giữ, mà còn do các chủ nợ trong nước nắm giữ.
Tuy nhiên, phần nợ do các chủ nợ tại Mỹ nắm giữ không được tính là nợ nước ngoài của Mỹ. Trong khi đó, nợ nước ngoài của Mỹ còn bao gồm tiền nợ mà các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân Mỹ vay của chủ nợ nước ngoài.
Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất thế giới, nhưng không nằm trong nhóm nước nợ nước ngoài nhiều nhất, một phần vì có tới 95% nợ công của Nhật là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.
Dưới đây là danh sách 20 nền kinh tế nặng nợ nước ngoài nhất thế giới do CNBC mới cập nhật. Các nền kinh tế châu Âu chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong danh sách này:
20. Mỹ
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 99,46%
Tổng nợ nước ngoài: 14,959 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 15,040 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.664 USD
Tổng nợ nước ngoài: 14,959 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 15,040 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.664 USD
19. Hungary
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 110,3%
Tổng nợ nước ngoài: 216,16 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 21.706 USD
Tổng nợ nước ngoài: 216,16 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 21.706 USD
18. Italy
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 136,6%
Tổng nợ nước ngoài: 2,494 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 1,826 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 40.724 USD
Tổng nợ nước ngoài: 2,494 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 1,826 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 40.724 USD
17. Australia
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 139,9%
Tổng nợ nước ngoài: 1,283 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 917,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 58.322 USD
Tổng nợ nước ngoài: 1,283 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 917,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 58.322 USD
16. Tây Ban Nha
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 169,5%
Tổng nợ nước ngoài: 2,392 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 1,411 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.868 USD
Tổng nợ nước ngoài: 2,392 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 1,411 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.868 USD
15. Hy Lạp
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 178,9%
Tổng nợ nước ngoài: 546,92 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 305,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.792 USD
Tổng nợ nước ngoài: 546,92 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 305,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 50.792 USD
14. Đức
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 183,9%
Tổng nợ nước ngoài: 5,674 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 3,085 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 69.788 USD
Tổng nợ nước ngoài: 5,674 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 3,085 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 69.788 USD
13. Bồ Đào Nha
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 207,3%
Tổng nợ nước ngoài: 511,94 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 246,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.483 USD
Tổng nợ nước ngoài: 511,94 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 246,9 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 47.483 USD
12. Áo
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 241,3%
Tổng nợ nước ngoài: 847,95 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 351,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 103.160 USD
Tổng nợ nước ngoài: 847,95 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 351,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 103.160 USD
11. Phần Lan
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 244,8%
Tổng nợ nước ngoài: 478,84 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 90.984 USD
Tổng nợ nước ngoài: 478,84 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 195,6 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 90.984 USD
10. Nauy
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 246,9%
Tổng nợ nước ngoài: 653,29 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 264,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 138.783 USD
Tổng nợ nước ngoài: 653,29 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 264,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 138.783 USD
9. Pháp
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 254,4%
Tổng nợ nước ngoài: 5,632 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 2,21 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 85.824 USD
Tổng nợ nước ngoài: 5,632 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 2,21 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 85.824 USD
8. Thụy Điển
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 262,3%
Tổng nợ nước ngoài: 995,2 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 379,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 109.318 USD
Tổng nợ nước ngoài: 995,2 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 379,4 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 109.318 USD
7. Hồng Kông
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 265,7%
Tổng nợ nước ngoài: 939,83 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 353,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 131.380 USD
Tổng nợ nước ngoài: 939,83 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 353,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 131.380 USD
6. Đan Mạch
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 283,2%
Tổng nợ nước ngoài: 591,4 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 208,8 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 106.680 USD
Tổng nợ nước ngoài: 591,4 tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 208,8 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 106.680 USD
5. Bỉ
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 353,7%
Tổng nợ nước ngoài: 1,457 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 412 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 139.613 USD
Tổng nợ nước ngoài: 1,457 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 412 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 139.613 USD
4. Hà Lan
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 367%
Tổng nợ nước ngoài: 2,590 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 705,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 154.820 USD
Tổng nợ nước ngoài: 2,590 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 705,7 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 154.820 USD
3. Thụy Sỹ
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 391,3%
Tổng nợ nước ngoài: 1,332 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 340,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 174.022 USD
Tổng nợ nước ngoài: 1,332 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 340,5 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 174.022 USD
2. Anh
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 451,4%
Tổng nợ nước ngoài: 10,157 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 2,250 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 161.110 USD
Tổng nợ nước ngoài: 10,157 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 2,250 nghìn tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 161.110 USD
1. Ireland
Tỷ lệ nợ nước ngoài (% so với GDP): 1.239%
Tổng nợ nước ngoài: 2,26 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 182,1 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 478.087 USD
Tổng nợ nước ngoài: 2,26 nghìn tỷ USD
GDP năm 2011 (ước tính): 182,1 tỷ USD
Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 478.087 USD
Theo Vneconomy
'Nhà đầu tư không tin đánh giá của Fitch' - (16/03)
-Ai có thẩm quyền đối với lãi suất? (NVP)
Tuần trước, đồng loạt các báo đưa tin Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm công bố giảm lãi suất. NHNN hiện nay là một cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ nên việc Thủ tướng ra lệnh cho NHNN thoạt trông là chuyện đương nhiên. Nhưng nếu nhìn từ góc cạnh quy luật thị trường, Thủ tướng có nên can thiệp vào lãi suất một cách trực tiếp như thế? Nói rộng ra, ai là người có thẩm quyền quyết định lãi suất trong nền kinh tế?
Ở các nước khác, việc tăng giảm lãi suất là do ngân hàng trung ương quyết định, dựa trên cung cầu thị trường và định hướng kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Họ làm điều đó không vì sức ép từ Bộ Tài chính hay từ người đứng đầu chính phủ. Và nên nhớ, ngân hàng trung ương các nước cũng không tự động ra lệnh tăng, giảm lãi suất như một mệnh lệnh hành chính được. Họ tác động lên lãi suất bằng các công cụ như tái cấp vốn, tái chiết khấu, bơm hút tiền trong lưu thông… Các mẩu tin như FED cắt giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm là loại tin dễ gây hiểu nhầm.
Người ta thường nói đến một ngân hàng trung ương độc lập như một mô hình mà NHNN cần vươn tới. NHNN cần độc lập tương đối với Chính phủ không phải là chuyện hình thức; nó sát sườn với các vấn đề của nền kinh tế như kiểm soát lạm phát, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp…
Chẳng hạn, mong muốn của Chính phủ luôn là làm sao tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao nhằm tạo công ăn việc làm cho xã hội. Ngược lại, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN là ổn định giá trị đồng tiền. Nếu NHNN không độc lập, ắt sẽ phải tuân theo chỉ đạo của Chính phủ, phát hành tiền cho ngân sách chi tiêu bất kể sức ép lên lạm phát.
Hay, để ưu ái cho các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ hoàn toàn có thể yêu cầu một NHNN thiếu tính độc lập chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay với doanh nghiệp nhà nước này, khoanh nợ với doanh nghiệp nhà nước kia. Dĩ nhiên hậu quả có thể là những khoản nợ xấu mà về sau sẽ có hại đối với an toàn của hệ thống ngân hàng, đi ngược lại một nhiệm vụ khác của NHNN.
Trong thực tế, đã có nhiều ví dụ minh họa cho sự dằn co giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mà NHNN phải đối diện. Chẳng hạn, gần đây báo chí đưa tin Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho phép các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều được gia hạn các khoản vay cũ đến hạn phải trả của năm 2011 - 2012 thêm sáu tháng, đồng thời hạ lãi suất cho các khoản vay này theo mặt bằng lãi suất hiện hành. Nếu NHNN làm theo đề nghị này, tức đã tạo ra một sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, vi phạm nguyên tắc kinh doanh của các ngân hàng.
Sẽ có rất nhiều người hưởng lợi từ việc giảm lãi suất như người chơi chứng khoán, các công ty địa ốc… Tiền lệ này sẽ khiến họ gây sức ép lên Chính phủ để Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất, có lợi cho họ. Giảm lãi suất có khả năng làm lạm phát, loại thuế đánh lên người nghèo, lại có dịp bùng phát nhưng người nghèo không phải là nhóm lợi ích có tiếng nói ảnh hưởng mạnh lên quyết sách của Chính phủ.
Thiết nghĩ để thị trường vận hành theo đúng quy luật, cũng nên sử dụng các biện pháp, dù mang tính hình thức, nhưng hạn chế được những mặt trái của việc NHNN thiếu tính độc lập. Thủ tướng có thể yêu cầu NHNN giảm lãi suất nhưng bằng cách phát ra tín hiệu và yêu cầu NHNN sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để đạt được lãi suất mục tiêu mong muốn. Các công cụ và biện pháp này phải đi liền với các công cụ và biện pháp hóa giải ở góc độ chính sách tài khóa để hạn chế khả năng lạm phát quay trở lại, nắn dòng chảy của đồng vốn vào đúng địa chỉ cần hướng đến để việc giảm lãi suất đạt hiệu quả cao nhất chứ không phải tạo dư địa hưởng lợi cho một nhóm lợi ích nào cả.
Dọn dẹp thị trường để bỏ trần lãi suất --- “Ông lớn” cũng ngán trần lãi suất (VnEconomy). - Lộ trình giảm lãi suất: Vẫn đánh đố DN (VEF).- Ông lớn địa ốc trần tình chuyện nợ thuế trăm tỷ (VNE).
- Đại gia giấu mặt: Những nghi án thôn tính (VEF). - Cổ phiếu HBB lại chìm nghỉm (VIR).- Hoàng Anh Gia Lai phản bác việc bị hạ bậc triển vọng tín nhiệm (TT). - Bị hạ xếp hạng, cổ phiếu HAGL “đắt khách” ngoại (DT). – Ông Đoàn Nguyên Đức vẫn tự tin – (BBC).Moody’s và S&P xếp hạng tín nhiệm Vietinbank ở mức ổn định trong ngắn hạn
-- Vàng mất dần sức hấp dẫn của “nơi trú ẩn an toàn” (TTXVN).- Bão giá và những “độc chiêu” cắt giảm chi tiêu (DV). - Muôn kiểu “xin trợ cấp” khi không tăng giá vé của xe đò (VTC).
- Thâm nhập “chợ” ngoại tệ vùng biên Lào Cai (CAND).- Đừng nghĩ mày giàu rồi thì cho mày chết! (Bee).- Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu? (TP).
- Canh bạc thôn tính doanh nghiệp – Kỳ 5: Cá bé nuốt cá lớn (TT).
- Không thu hút vốn FDI bằng mọi giá (TT). - Thu hút FDI: Khéo nói, chưa khéo làm (VnEconomy). - Bệnh “FDI” (TN). Không phải bây giờ, "mảng tối" như chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường, tận dụng ưu đãi kiếm lợi nhuận rồi "rút"... của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được đưa ra. Nhiều năm trước, hiện tượng này đã được cảnh báo nhưng vẫn ngày một tăng.- Cẩn trọng “bẫy” FDI! (TN). - Cần minh bạch chính sách, ổn định hạ tầng (SGGP). – Vui mừng và lo lắng với FDI (SGTT).- Thu hút đầu tư nước ngoài: Nguy cơ từ bốn dòng chảy tiêu cực vào Việt Nam (SGTT). – Thu hút FDI: Cảnh giác những cái bẫy (VOV).Nhập khẩu ô nhiễm vào Việt Nam?Vì ham thành tích, nhiều địa địa phương đã bỏ qua mong muốn có được những FDI công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Thậm chí, có biểu hiện say mê với những dự án lớn, chiếm đất, gây ô nhiễm.- Thu hút FDI: Vì sao địa phương “thích” dự án tỷ USD? (VnE 15-3-12)
- Phí chồng phí, doanh nghiệp chỉ còn nước phá sản (SGTT). Từ 1.6.2012 các loại ôtô, xe máy sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay đã phải đóng nhiều loại phí và thuế nên thêm khoản phí trên càng khiến doanh nghiệp khó khăn- Thuế và phí xe hơi – ‘trăm dâu đổ đầu tằm’ (VNE).
- Nhà đầu tư đau đầu vì tiền chênh (VnMedia).Du lịch Việt Nam chỉ hơn Philippines và Cambodia Nguoi Viet Online Tài liệu xếp hạng “mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch” của Việt Nam năm 2011 xếp Việt Nam đứng hàng thứ 80 trên toàn thế giới.Vì sao Bí thư Trùng Khánh bị cách chức?
- Ngân hàng nội rước CEO ngoại (SGTT).- ACB đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng năm nay (VnEconomy).
- Ngân hàng tận thu lãi suất (ĐV).
- EVN khẳng định chưa xin tăng giá điện (VEF). - Năng lượng và lạm phát (TTCT). - Điện cũng sắp có quỹ bình ổn giá (VnEconomy). - EVN độc quyền: Người dân gánh chịu! (VNMedia).- “Oan” cho… EVN (HNM).- - Ngành điện còn nợ dân nhiều câu hỏi (VnEconomy). – Dân không thể chịu thêm cú sốc tăng giá điện! (PLTP).
- Tẩy chay! (Nguyễn Vạn Phú). -- Thị trường xe máy: Đến thời xe ga (VEF).
- Lá sắn, lá khoai… phất phới xuất ngoại (VEF).
.Đặc sản dâu tây Đà Lạt có nguy cơ bị xóa sổ Tuổi Trẻ TT - Chiều 14-3, ông Lại Thế Hưng - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng - cho biết do danh mục thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh trên cây dâu tây Đà Lạt chưa có nên việc chữa trị, phục hồi diện tích cây trồng đặc sản này hiện ... Cây đặc sản Atisô ở Đà Lạt đang gặp khó khănXãLuận.com -
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại (TN). - Đất hiếm: nước lớn tranh chấp, lối đi nào cho VN? (VEF).- iPad3 giúp Apple củng cố thế thống trị trên thị trường máy tính bảng – (RFI).
Về "phát minh" của TS Nguyễn Chánh Khê: GS Nguyễn Đăng Hưng hoang mang với "phát điện bằng nước" (VNN 15-3-12) Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, xung quanh máy phát điện chạy bằng nước.
- Bất ngờ kết quả thanh tra Viettel (PLVN). Về vụ TGĐ EVN bị cách chức: Vietnam power needs unresolved by sacking (Asia Times 16-3-12)
Đường dây 500KV Bắc - Nam: Chuyện bây giờ mới kể (Bee.net 15-3-12)
Ở các nước khác, việc tăng giảm lãi suất là do ngân hàng trung ương quyết định, dựa trên cung cầu thị trường và định hướng kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Họ làm điều đó không vì sức ép từ Bộ Tài chính hay từ người đứng đầu chính phủ. Và nên nhớ, ngân hàng trung ương các nước cũng không tự động ra lệnh tăng, giảm lãi suất như một mệnh lệnh hành chính được. Họ tác động lên lãi suất bằng các công cụ như tái cấp vốn, tái chiết khấu, bơm hút tiền trong lưu thông… Các mẩu tin như FED cắt giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm là loại tin dễ gây hiểu nhầm.
Người ta thường nói đến một ngân hàng trung ương độc lập như một mô hình mà NHNN cần vươn tới. NHNN cần độc lập tương đối với Chính phủ không phải là chuyện hình thức; nó sát sườn với các vấn đề của nền kinh tế như kiểm soát lạm phát, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp…
Chẳng hạn, mong muốn của Chính phủ luôn là làm sao tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao nhằm tạo công ăn việc làm cho xã hội. Ngược lại, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN là ổn định giá trị đồng tiền. Nếu NHNN không độc lập, ắt sẽ phải tuân theo chỉ đạo của Chính phủ, phát hành tiền cho ngân sách chi tiêu bất kể sức ép lên lạm phát.
Hay, để ưu ái cho các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ hoàn toàn có thể yêu cầu một NHNN thiếu tính độc lập chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay với doanh nghiệp nhà nước này, khoanh nợ với doanh nghiệp nhà nước kia. Dĩ nhiên hậu quả có thể là những khoản nợ xấu mà về sau sẽ có hại đối với an toàn của hệ thống ngân hàng, đi ngược lại một nhiệm vụ khác của NHNN.
Trong thực tế, đã có nhiều ví dụ minh họa cho sự dằn co giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mà NHNN phải đối diện. Chẳng hạn, gần đây báo chí đưa tin Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho phép các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều được gia hạn các khoản vay cũ đến hạn phải trả của năm 2011 - 2012 thêm sáu tháng, đồng thời hạ lãi suất cho các khoản vay này theo mặt bằng lãi suất hiện hành. Nếu NHNN làm theo đề nghị này, tức đã tạo ra một sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, vi phạm nguyên tắc kinh doanh của các ngân hàng.
Sẽ có rất nhiều người hưởng lợi từ việc giảm lãi suất như người chơi chứng khoán, các công ty địa ốc… Tiền lệ này sẽ khiến họ gây sức ép lên Chính phủ để Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất, có lợi cho họ. Giảm lãi suất có khả năng làm lạm phát, loại thuế đánh lên người nghèo, lại có dịp bùng phát nhưng người nghèo không phải là nhóm lợi ích có tiếng nói ảnh hưởng mạnh lên quyết sách của Chính phủ.
Thiết nghĩ để thị trường vận hành theo đúng quy luật, cũng nên sử dụng các biện pháp, dù mang tính hình thức, nhưng hạn chế được những mặt trái của việc NHNN thiếu tính độc lập. Thủ tướng có thể yêu cầu NHNN giảm lãi suất nhưng bằng cách phát ra tín hiệu và yêu cầu NHNN sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để đạt được lãi suất mục tiêu mong muốn. Các công cụ và biện pháp này phải đi liền với các công cụ và biện pháp hóa giải ở góc độ chính sách tài khóa để hạn chế khả năng lạm phát quay trở lại, nắn dòng chảy của đồng vốn vào đúng địa chỉ cần hướng đến để việc giảm lãi suất đạt hiệu quả cao nhất chứ không phải tạo dư địa hưởng lợi cho một nhóm lợi ích nào cả.
Dọn dẹp thị trường để bỏ trần lãi suất --- “Ông lớn” cũng ngán trần lãi suất (VnEconomy). - Lộ trình giảm lãi suất: Vẫn đánh đố DN (VEF).- Ông lớn địa ốc trần tình chuyện nợ thuế trăm tỷ (VNE).
- Đại gia giấu mặt: Những nghi án thôn tính (VEF). - Cổ phiếu HBB lại chìm nghỉm (VIR).- Hoàng Anh Gia Lai phản bác việc bị hạ bậc triển vọng tín nhiệm (TT). - Bị hạ xếp hạng, cổ phiếu HAGL “đắt khách” ngoại (DT). – Ông Đoàn Nguyên Đức vẫn tự tin – (BBC).Moody’s và S&P xếp hạng tín nhiệm Vietinbank ở mức ổn định trong ngắn hạn
(Dân trí) - Mặc dù đánh giá xếp hạng tín nhiệm ở mức ổn định trong ngắn hạn, song theo các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế thì Vietinbank vẫn cần thận trọng hơn với chất lượng tài sản và thu nhập có thể giảm trong năm 2012 do tác động xấu của thị trường.
>> "Đại gia" ngân hàng Việt Nam lên tiếng về tụt hạng tín nhiệm
>> S&P hạ tín nhiệm 3 “đại gia” ngân hàng Việt Nam
- Giá vàng trong nước cao bất thường (TT). - Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 3 triệu đồng/lượng (NLĐ).- Thách thức của ngành Cao su Việt Nam (Thanh tra).>> "Đại gia" ngân hàng Việt Nam lên tiếng về tụt hạng tín nhiệm
>> S&P hạ tín nhiệm 3 “đại gia” ngân hàng Việt Nam
-- Vàng mất dần sức hấp dẫn của “nơi trú ẩn an toàn” (TTXVN).- Bão giá và những “độc chiêu” cắt giảm chi tiêu (DV). - Muôn kiểu “xin trợ cấp” khi không tăng giá vé của xe đò (VTC).
- Thâm nhập “chợ” ngoại tệ vùng biên Lào Cai (CAND).- Đừng nghĩ mày giàu rồi thì cho mày chết! (Bee).- Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu? (TP).
- Canh bạc thôn tính doanh nghiệp – Kỳ 5: Cá bé nuốt cá lớn (TT).
- Không thu hút vốn FDI bằng mọi giá (TT). - Thu hút FDI: Khéo nói, chưa khéo làm (VnEconomy). - Bệnh “FDI” (TN). Không phải bây giờ, "mảng tối" như chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường, tận dụng ưu đãi kiếm lợi nhuận rồi "rút"... của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được đưa ra. Nhiều năm trước, hiện tượng này đã được cảnh báo nhưng vẫn ngày một tăng.- Cẩn trọng “bẫy” FDI! (TN). - Cần minh bạch chính sách, ổn định hạ tầng (SGGP). – Vui mừng và lo lắng với FDI (SGTT).- Thu hút đầu tư nước ngoài: Nguy cơ từ bốn dòng chảy tiêu cực vào Việt Nam (SGTT). – Thu hút FDI: Cảnh giác những cái bẫy (VOV).Nhập khẩu ô nhiễm vào Việt Nam?Vì ham thành tích, nhiều địa địa phương đã bỏ qua mong muốn có được những FDI công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Thậm chí, có biểu hiện say mê với những dự án lớn, chiếm đất, gây ô nhiễm.- Thu hút FDI: Vì sao địa phương “thích” dự án tỷ USD? (VnE 15-3-12)
- Phí chồng phí, doanh nghiệp chỉ còn nước phá sản (SGTT). Từ 1.6.2012 các loại ôtô, xe máy sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay đã phải đóng nhiều loại phí và thuế nên thêm khoản phí trên càng khiến doanh nghiệp khó khăn- Thuế và phí xe hơi – ‘trăm dâu đổ đầu tằm’ (VNE).
- Nhà đầu tư đau đầu vì tiền chênh (VnMedia).Du lịch Việt Nam chỉ hơn Philippines và Cambodia Nguoi Viet Online Tài liệu xếp hạng “mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch” của Việt Nam năm 2011 xếp Việt Nam đứng hàng thứ 80 trên toàn thế giới.Vì sao Bí thư Trùng Khánh bị cách chức?
- Ngân hàng nội rước CEO ngoại (SGTT).- ACB đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng năm nay (VnEconomy).
- Ngân hàng tận thu lãi suất (ĐV).
- EVN khẳng định chưa xin tăng giá điện (VEF). - Năng lượng và lạm phát (TTCT). - Điện cũng sắp có quỹ bình ổn giá (VnEconomy). - EVN độc quyền: Người dân gánh chịu! (VNMedia).- “Oan” cho… EVN (HNM).- - Ngành điện còn nợ dân nhiều câu hỏi (VnEconomy). – Dân không thể chịu thêm cú sốc tăng giá điện! (PLTP).
- Tẩy chay! (Nguyễn Vạn Phú). -- Thị trường xe máy: Đến thời xe ga (VEF).
- Lá sắn, lá khoai… phất phới xuất ngoại (VEF).
.Đặc sản dâu tây Đà Lạt có nguy cơ bị xóa sổ Tuổi Trẻ TT - Chiều 14-3, ông Lại Thế Hưng - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng - cho biết do danh mục thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh trên cây dâu tây Đà Lạt chưa có nên việc chữa trị, phục hồi diện tích cây trồng đặc sản này hiện ... Cây đặc sản Atisô ở Đà Lạt đang gặp khó khănXãLuận.com -
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại (TN). - Đất hiếm: nước lớn tranh chấp, lối đi nào cho VN? (VEF).- iPad3 giúp Apple củng cố thế thống trị trên thị trường máy tính bảng – (RFI).
Về "phát minh" của TS Nguyễn Chánh Khê: GS Nguyễn Đăng Hưng hoang mang với "phát điện bằng nước" (VNN 15-3-12) Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, xung quanh máy phát điện chạy bằng nước.
- Bất ngờ kết quả thanh tra Viettel (PLVN). Về vụ TGĐ EVN bị cách chức: Vietnam power needs unresolved by sacking (Asia Times 16-3-12)
Đường dây 500KV Bắc - Nam: Chuyện bây giờ mới kể (Bee.net 15-3-12)
Peterson Institute -In the first week of March, the euro area experienced the biggest sovereign debt restructuring in history and the first ever triggering of sovereign credit default swaps (CDSs) for an industrialized country. Yet nothing happened after these events struck Greece. It was a market non-event that was fully anticipated. For the often maligned euro area
The Future of China’s Growth Project Syndicate -China’s economy is slowing, and Premier Wen Jiabao suggests that this was both inevitable and beneficial. Whether or not Wen is right, the Chinese authorities have much work to do in laying the groundwork for strong economic performance in the medium and long term.
- Tin mừng: Trung Quốc thâm thủng mậu dịch – (NV). - Còn ai tốt hơn Việt Nam? (BoxitVN). - IMF chấp thuận một khoản vay mới cho Hy Lạp – (VOA). -- Bộ Xây dựng thanh tra 6 dự án nhà thu nhập thấp (DT).- Phó tổng cục trưởng đường bộ: Tôi chưa nghiên cứu các loại phí khác (SGTT). - Đau đầu với các “quan” giao thông (NLĐ). - Ngành GTVT xem lại những bài học từng phải rút kinh nghiệm (DT). - Xe máy, ôtô phải đóng phí bảo trì đường bộ: phí lại chồng phí (SGTT). - 1 đầu xe 9 loại phí (TN). - Thu phí qua đầu phương tiện, liệu có đảm bảo công bằng? (CAND). - Có quỹ bảo trì: ngành giao thông cam kết làm đúng, làm minh bạch! (Tầm nhìn). - ‘Chạy xe làm hỏng đường thì phải trả phí bảo trì’ (VNE). - Vì sao phí BTĐB phải thu qua đầu phương tiện? (LĐ).
- Thiếu úy công an mắc nợ gần 1,2 tỷ đồng (NNVN).------