Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Nga tuyên bố không can dự vào tranh chấp ở Biển Đông


--Sự thật thật sự vẫn rất mù mờ (GD 2-7-16) --

(GDVN) - Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay.

Gần đây dư luận đã mất quá nhiều giấy mực và công sức bàn cãi trên các diễn đàn xuất phát từ những phát biểu của Nga xung quanh lập trường của nước này về những tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là ở thời điểm “Vụ kiện Biển Đông” của Philippines ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chuẩn bị đưa ra phán quyết.

Bắt đầu từ những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov “phản đối quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” và “phản đối sự tham gia của bên thứ ba vào giải quyết tranh chấp Biển Đông” ngày 12/4 và 29/4. Tiếp đến là phát biểu "nhắc lại cho rõ" lập trường của Nga ở Biển Đông của người đại diện chính thức Bộ ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova.

Những phát biểu như vậy trong lúc tình hình Biển Đông “dậy sóng” chủ yếu bởi vì Trung Quốc leo thang quân sự hóa, phiêu lưu bành trướng một cách ngang ngược. Trong khi một nước nhỏ như Philippines lại đi đầu trong việc phá đường lưỡi bò phi pháp bằng con đường pháp lý, vụ kiện Trung Quốc lên PCA chuẩn bị đi đến hồi kết, thì dư luận trong các nước liên quan, kể cả ở Việt Nam không thể không “dậy sóng.”

Mới đây nhất, ngày 30/6 trên trang Sputnik của Nga có bài báo của nhà báo Alexei Syunnerberg “Sự thật về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông”phỏng vấn Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, cố gắng làm rõ quan điểm của nước này.

Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, ảnh: Spunik.


Bài báo nhìn nhận lý do phải "nói cho rõ" lần thứ 3 là vì: “Trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở Hague ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12 tháng 7, các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông.”

Ngài K.Vnukov khẳng định, quan điểm của Nga không phải là nước đôi mà giữ một lập trường rõ ràng về tranh chấp Biển Đông, và tất nhiên ông tái khẳng định những gì mà các quan chức ngoại giao nước này đã nói, kể cả ở cấp cao nhất.

Tuy nhiên, những phát biểu của ngài Đại sứ vẫn là nhắc lại những gì đã nói mà không có thêm bất cứ thông tin nào đáp ứng nhu cầu và thắc mắc của dư luận về những câu hỏi hết sức cụ thể.

Rõ ràng, lập trường của Nga về những tranh chấp Biển Đông và phương án giải quyết chúng được Nga xác quyết lần thứ 3 qua lời ngài Đại sứ là nhất quán, chúng ta hoàn toàn không nghi ngờ về điều đó:

(1) Phản đối quốc tế hóa giải quyết tranh chấp Biển Đông; (2) Tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp;

(3) Chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp; (4) Kêu gọi "các bên" bình tĩnh, chống leo thang căng thẳng, chống quân sự hóa Biển Đông.

Để tránh bị coi là “suy diễn” hay nặng hơn là “xuyên tạc” lập trường của Nga về Biển Đông, người viết sẽ không đưa ra bình luận – vì thực tế việc đó thì đã có rất nhiều ý kiến đa chiều, mà sẽ chọn phương án đặt một vài câu hỏi cho ngài Đại sứ K.Vnukov để làm cho rõ hơn, bởi thực sự "sự thật" mà Spunik cung cấp vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của người viết.

Thứ nhất, phải hiểu như thế nào là “quốc tế hóa tranh chấp"?

Tranh chấp ở Biển Đông đương nhiên là tranh chấp quốc tế rất phức tạp, trong đó nổi bật nhất là tranh chấp chủ quyền song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp chủ quyền đa phương giữa 5 nước 6 bên với quần đảo Trường Sa (2 quần đảo được Nhà nước Việt Nam thiết lập, thực thi chủ quyền một cách hợp pháp, hòa bình, liên tục từ khi còn là đất vô chủ), tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982.


Những tranh chấp ở Biển Đông không chỉ tồn tại trong vài năm vừa qua, mà ít nhất vài chục năm và ngày càng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, đối đầu. Người Việt Nam không bao giờ quên những sự kiện ở Gạc Ma năm 1988, khi mà Trung Quốc bất ngờ nổ súng chiếm đảo Gạc Ma, giết hại 64 người lính công binh Việt Nam không có vũ khí trong tay. Trước đó là cuộc xâm lược đẫm máu Hoàng Sa năm 1974.

Năm 2009, Trung Quốc chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò vô căn cứ lên Liên Hợp Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" với gần như toàn bộ Biển Đông. Từ đó đến nay là một loạt hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Nguy hiểm nhất và căng thẳng nhất hiện nay là việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông thông qua việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng quân sự và trang bị vũ khí hạng nặng ra khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, đe dọa trực tiếp an ninh các nước ven Biển Đông và tự do, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Trong khi Biển Đông là một vùng biển quốc tế có tuyến đường hàng hải huyết mạch chạy qua, là nơi có lợi ích của nhiều cường quốc bao gồm Hoa Kỳ và chính bản thân Nga như thừa nhận của ngài Đại sứ.

Bởi thế, ngay từ năm 2002 ASEAN và Trung Quốc đàm phán, ký kết Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) với tư cách cả khối chứ không phải từng nước, cũng không phải giữa 4 nước yêu sách với Trung Quốc.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU và cả Nga đều có lợi ích ở Biển Đông dù ít dù nhiều. Các nước liên quan và G-7, EU đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA, còn Nga lên tiếng phản đối "quốc tế hóa tranh chấp", vậy bản thân các động thái lên tiếng này, ủng hộ như G-7 và EU hay phản đối như Nga, có phải là sự "can thiệp quốc tế" vào Biển Đông hay không?

Thậm chí ngay cả Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế ở Biển Đông, đó có phải "quốc tế hóa" không?

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó sẽ đảm bảo được các nguyên tắc của pháp luật quốc tế như nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai, "lối thoát duy nhất là đàm phán" có loại trừ quyền sử dụng các giải pháp pháp lý hay không?

Thực tế những tranh chấp phức tạp ở Biển Đông đàm phán không đi đến đâu suốt mấy chục năm qua là bởi hai lý do. Một là Trung Quốc luôn đưa ra tiền đề "chủ quyền thuộc Trung Quốc", yêu cầu đối phương phải thừa nhận rồi mới đàm phán gì thì đàm phán.


Hai là, Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là đường lưỡi bò 9 đoạn vô căn cứ pháp lý lẫn khoa học, không tọa độ chính xác để đòi "chủ quyền" toàn bộ Biển Đông. Họ thường vin vào đường lưỡi bò để ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, Nga thừa nhận vai trò nền tảng của UNCLOS 1982 trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trong UNCLOS 1982 có các nội dung quy định về giải quyết tranh chấp ứng dụng, giải thích Công ước thông qua cơ quan tài phán quốc tế như Phụ lục VII, Phụ lục VIII.

Như vậy, cơ quan tài phán quốc tế xử lý tranh chấp áp dụng, giải thích Công ước là giải pháp hòa bình, hợp pháp, là quyền lợi mặc nhiên của các thành viên UNCLOS 1982. Nga không phủ nhận điều này thì tại sao lại nói, đàm phán là "lối thoát duy nhất"?

Người Việt Nam rất quan tâm điều này và mong muốn được nghe lời giải thích của Nga cho rõ hơn, bởi giải quyết tranh chấp về ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 hay các hành động vi phạm UNCLOS 1982 thông qua cơ quan tài phán không những là giải pháp hòa bình, văn minh, hợp pháp mà còn là quyền lợi cơ bản, sát sườn của Việt Nam.

Ví dụ cụ thể như vụ Trung Quốc cắm giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014, trước đó là cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, mời thầu dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam...

Thứ ba, Nga "chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp" là các bên nào? Có bao gồm PCA hay không? Thế nào mới là "có liên hệ trực tiếp"?

Bởi lẽ những phát biểu của Nga đều được đưa ra trong thời điểm ngay trước thềm PCA ra phán quyết vụ kiện của Philippines, còn Trung Quốc ra sức vận động lôi kéo một số nước theo họ chống lại thẩm quyền và phán quyết hợp pháp của PCA.

Mặt khác, Biển Đông không chỉ có tranh chấp giữa các bên yêu sách, mà còn là nơi có lợi ích và diễn ra cạnh tranh giữa các siêu cường, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và bây giờ dường như có cả Nga.

Trong khi sự tham gia tích cực, xây dựng của bên thứ 3 có vai trò vô cùng quan trọng trong các sự vụ quốc tế. Bản thân Nga cũng thường xuyên chứng minh điều này.

Ví dụ như vai trò của Nga cũng như cạnh tranh Nga - Mỹ trong khủng hoảng Ukraine, Syria, chống IS, hạt nhân Iran, hạt nhân Bắc Triều Tiên. "Liên hệ trực tiếp" giữa Nga, Mỹ với các sự vụ này có khác gì "liên hệ trực tiếp" giữa Mỹ, Trung Quốc, ASEAN...đối với Biển Đông?



Có những vấn đề cần phải có can thiệp của Liên Hợp Quốc. Thậm chí có những vấn đề các nước lớn như Nga - Mỹ sử dụng vũ lực để giải quyết, bởi không thể đối thoại và cũng không thể "kiện", ví dụ như chống khủng bố IS.

Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.

Điều này Nga không mong muốn, vậy thì giải pháp nhờ bên trung gian như cơ quan tài phán có thẩm quyền và Liên Hợp Quốc là quá hợp lý, hợp tình và hợp pháp, Nga có phản đối không? Cụ thể hơn nữa, Nga có phản đối vụ kiện của Philippines, thẩm quyền và phán quyết của PCA hay không?

Cuối cùng, điều thứ tư khiến người viết băn khoăn là, tại sao những vụ tranh chấp trên Biển Đông do Trung Quốc gây ra đã diễn ra vài chục năm nay; nhất là vụ kiện của Philippines lên PCA được bắt đầu từ tháng Giêng năm 2013 sau 18 năm đàm phán không kết quả thì chẳng thấy Nga nói gì.

Bất thình lình Nga liên tục lên tiếng về Biển Đông khi PCA chuẩn bị ra phán quyết với những nội dung "đa nghĩa", "khó hiểu" và được dư luận cho là có lợi cho Trung Quốc trong việc chống lại phán quyết của Tòa.

Trung Quốc quân sự hóa ồ ạt từ cuối năm 2013 bằng biệc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo, kéo hết tên lửa này máy bay khác ra Hoàng Sa, chiếm quyền kiểm soát Scarborough từ Philppines, cắm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, toàn những chuyện phiêu lưu quân sự kinh thiên động địa thì không thấy Nga lên tiếng.

Bây giờ Nga mới liên tục tuyên bố: "Chúng tôi cũng dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực." Nhưng không rõ theo quan điểm của Nga, nước nào đang leo thang căng thẳng ở Biển Đông?

Người viết cho rằng cần phải nhìn nhận thẳng thắn, những tuyên bố này của Nga chắc chắn không có lợi cho các nước nhỏ có liên quan trong khu vực Biển Đông đang bị Trung Quốc nhảy vào tranh chấp. Chỉ Trung Quốc là có lợi.

Nga là một nước lớn, thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có vị thế, có uy tín, có chỗ đứng trên vũ đài chính trị quốc tế cũng như trong trái tim của rất nhiều người Việt Nam yêu dân tộc Nga, con người Nga.

Bởi lẽ ấy nhiều người Việt Nam mới có những thắc mắc, băn khoăn mong muốn được phía Nga làm rõ vì nó ảnh hưởng không chỉ đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, mà còn là hòa bình và ổn định của khu vực, luật pháp quốc tế cũng như hình ảnh Nga trong lòng người Việt.

Thiết nghĩ nêu những vấn đề hết sức cụ thể trao đổi cùng với các bạn Nga để làm rõ vấn đề không nên bị coi là "xuyên tạc lập trường" của Nga ở Biển Đông. Bởi nếu không có những duyên nợ, tình cảm và các vấn đề bất cập nêu trên, có lẽ dư luận không mất nhiều giấy mực đến thế.

Không trân trọng ân tình cũng như tấm chân tình, sự giúp đỡ quý báu của dân tộc Nga, đất nước Nga với Việt Nam thời kỳ Liên Xô trước đây cũng như nước Nga sau này, người viết đã không phải băn khoăn, suy nghĩ nhiều như thế.

Những tiếng nói như lãnh đạo Campuchia mới tuyên bố gần đây chẳng hạn, với người viết không đọng lại điều gì đáng chú ý, vì nó chỉ là những tiếng nói lạc lõng giữa đời thường. Nhưng với người viết, Nga có một vị thế khác. Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay theo thời cuộc.

Tài liệu tham khảo:

http://vn.sputniknews.com/opinion/20160630/2031590/lao-truong-nga-ve-van-de-bien-dong.html?utm_source=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2F&utm_medium=short_url&utm_content=b9QJ&utm_campaign=URL_shortening

http://vn.sputniknews.com/asia/20160429/1621503.html

http://thanhnien.vn/the-gioi/chuyen-gia-nga-tai-sao-nga-lai-len-tieng-ve-van-de-bien-dong-693091.html

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Binh-luan-dang-chu-y-cua-Ngoai-truong-Nga-ve-Bien-Dong-post167111.gd
Phúc Lai


***

Philippines muốn "hạ cánh mềm" với Trung Quốc sau phán quyết của PCA
Cầu thị và thượng tôn luật pháp quốc tế chỉ làm Trung Quốc mạnh hơn



Russia-China entente: Lofty rhetoric, shifty discourse (Asia Sentinel 3-7-16)

-Nga tuyên bố không can dự vào tranh chấp ở Biển ĐôngVnExpress
Nga cho rằng sự tham gia của bên thứ ba vào những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông sẽ chỉ càng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

"Nga không phải một bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không bị lôi kéo vào chúng", Tass dẫn lời Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, hôm qua nói tại một cuộc họp báo. "Chúng tôi không đứng về phía nào. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng sự can dự của bên thứ ba vào những tranh chấp này sẽ chỉ khiến căng thẳng trong khu vực thêm trầm trọng".

"Tham vấn và đàm phán về tranh chấp lãnh thổ nên được tổ chức trực tiếp giữa các bên liên quan theo phương thức mà họ cảm thấy phù hợp. Chúng tôi cho rằng chìa khóa để giải quyết bất đồng trong khu vực có thể là xây dựng một kiến trúc an ninh mới ở châu Á - Thái Bình Dương dựa trên các phương pháp tiếp cận tập thể và chuẩn mực của luật pháp quốc tế", bà cho biết thêm.

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các đối tác tích cực tham gia vào việc thực hiện sáng kiến của Nga về phát triển những nguyên tắc khuôn khổ tăng cường an ninh và hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương. Về phần mình, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc và những nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông", bà Zakharova kết luận.

Hồi cuối tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị cũng nêu quan điểm rằng tranh chấp trên Biển Đông không nên bị quốc tế hóa. Các nước bên ngoài không nên can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp ở khu vực.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển 4 trong 10 nước thành viên ASEAN, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Quan điểm của ASEAN là vấn đề liên quan đến nhiều bên, nhiều nước thì phải giải quyết bằng con đường đa phương và phải được công khai minh bạch trước cộng đồng quốc tế, theo quy định và luật pháp quốc tế. ...
Nga tuyên bố quan điểm về tranh chấp ở Biển ĐôngLao động
Tuyên bố mới của Nga về Biển Đông: Không can thiệpBaoDatViet
Nga tuyên bố không tham gia vào tranh chấp Biển ĐôngXãLuận.com tin tức



-Nghiên cứu mới: Thế giới chỉ còn Việt Nam tin tưởng ông Putin
-07.08.2015

Ngoài dân Nga ra, trên thế giới chỉ còn mỗi Việt Nam tin tưởng vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew, có trụ sở tại Washington, Mỹ.

Kết quả thăm dò của Pew tại 40 quốc gia ở cả năm châu cho thấy ngoài nước Nga (88%), chỉ có Việt Nam với 70% những người được thăm dò tin là Tổng thống Nga đã có những quyết định định đúng trong các vấn đề thế giới.


Trong khi tính chung ở cả 39 quốc gia, ngoại trừ Nga, chỉ có 24% những người được thăm dò có ý kiến tương tự. Ngay cả ở Trung Quốc nói riêng, cũng chỉ hơn phân nửa (54%) những người được thăm dò là còn tin vào ông Putin mà thôi.

Chỉ trích ông Putin mạnh nhất là người Tây Ban Nha (92%), Ba Lan (85%) và Ukraine (84%). ¾ hoặc hơn những người Tây Âu và Bắc Mỹ cũng chỉ trích nhà lãnh đạo Nga. Người Trung Đông cũng có thái độ tương tự.

Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kết quả thăm dò rất khác biệt nhau. Có khoảng 8 trong số 10 người Úc (81%) là có quan điểm tiêu cực về ông Putin, trong khi 7 trong số 10 người Việt Nam lại có cái nhìn tích cực về nhà lãnh đạo này.

Hình ảnh của nước Nga cũng bị tuột dốc đáng kể khi chỉ có 30% những người được thăm dò là còn có thiện cảm với quốc gia này. Các ý kiến bài Nga mạnh mẽ nhất là ở Ba Lan và Jordan (cả hai đều 80%), Israel (74%), Nhật Bản (73%), Đức và Pháp (cả hai đều 70%).

Sự nhìn nhận tích cực của người Mỹ về Nga cũng giảm đi đáng kể. Trong khi năm 2011 có 49% người Mỹ tỏ thái độ thiện cảm với điện Kremlin, thì con số này đã giảm xuống chỉ còn 22% trong nghiên cứu mới nhất của Pew.

Ngược lại, niềm tin của người Nga đối với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng xuống thấp kỷ lục. Chỉ có 11% người Nga tin ông Obama đã giải quyết đúng đắn các vấn đề thế giới. Người tiền nhiệm của ông là Tổng thống George W. Bush cũng chịu số phận tương tự với chỉ 8%.

Nhìn chung trên tất cả các khu vực trên thế giới, hình ảnh ông Putin trong mắt công chúng khá là kém cỏi so với ông Obama. ¾ người dân châu Âu tin vào các quyết định của tổng thống Mỹ, nhưng chỉ có 15% tin tổng thống Nga. Tỉ lệ tin tưởng hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La Tinh cũng là hơn 2 – 1, nghiêng về Tổng thống Obama.

Pew thực hiện cuộc thăm dò 45.435 người ở 40 quốc gia, bao gồm Nga, từ ngày 25/3 – 27/5 về mức độ tin tưởng của họ đối với những quyết định của ông Putin và ông Obama trong các vấn đề thế giới.

Nguồn: Pew, UPI, Newsweek.-




-Thượng đế Putin
Nga vừa kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Đức Quốc xã. Hầu hết những chính khách phương Tây đều tẩy chay để phản đối thái độ hung hăng của Putin tới những quốc gia láng giềng.

Tuy vậy người ta thấy Tập Cận Bình cùng phu nhân luôn luôn bên tay phải Putin trên lễ đài, bên trái là lãnh đạo Kazakhstan, chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam và Raul Castro của Cuba cũng có mặt trong đám đông này. Đây là cuộc duyệt binh lớn nhất hành tinh kể từ năm 1945 đến nay. Thiên hạ rất ngạc nhiên thấy Giải phóng quân Trung Quốc cùng duyệt binh trên Quảng trường Đỏ.


Năm 2008, Putin gởi xe tăng tới ủng hộ quân ly khai tại Georgia. Năm ngoái ông cho quân cưỡng chiếm Crimea và hiện nay đang ủng hộ cho quân ly khai tại đông Ukraine. Mới cách đây 10 tháng, tên lửa Nga đã bắn hạ một máy bay dân dụng Malaysian trên bầu trời của phiến quân ly khai Đông Ukraine làm 298 hành khách thiệt mạng, phần lớn là công dân của các nước phương Tây.

Putin là một nhà độc tài. Những ai phê bình ông không bị giết thì cũng ngồi tù mọt gông. Chỉ riêng việc làm cho bầu trời Moscow quang đãng không mưa vào buổi sáng duyệt binh, Putin chi ra 10 triệu Mỹ kim cho phi đội bay phun những hóa chất đặc biệt vào những đám mây làm cho mưa trước lúc khai mạc. Dân Nga gọi ông là Thượng đế vì ông làm ra mưa làm ra gió. Ông vặn ngược đồng hồ, tái tạo lại những tâm hồn Nga của thời Liên Xô cách đây nửa thế kỷ. Giờ đây, người Nga tin vào những thông tin dối trá lừa lọc của một hệ thống tuyên truyền do ông đạo diễn. Putin công khai ca ngợi Joseph Stalin như một lãnh tụ vĩ đại, nhưng có mấy người Nga biết tới sự kiện Hiệp ước Nazi – Soviet.


Tháng Tám 1939, Hitler va Staline đã ký một hiệp ước bất tương xâm và bí mật chia đôi Ba Lan. Một tuần sau khi thỏa ước đã ký, Hitler xâm lược Ba Lan, còn Stalin đưa quân vào nghiền nát Phần Lan bé nhỏ để cố chiếm lấy vài ngàn dặm vuông mở rộng thêm lãnh thổ Liên Xô và vẫn cố chiếm giữ phần lãnh thổ đó cho đến giờ này. Trong lúc Ba Lan đang bận rộn dồn hết tâm chí chống đối Đức Quốc xã ở phía Tây, Stalin ngon lành chiếm chiếm miền Đông. Trong tháng đó, Stalin gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu, vô cùng nhẫn tâm làm 25 000 sĩ quan, chí thức Ba Lan bị chôn tập thể ở Katyn. Trong thời gian Hồng quân Liên Xô chiếm đóng Ba Lan đã gây ra khoảng 300 000 chết hoặc bỏ đói, hoặc cưỡng bức lao động quá sức, hoặc tử hình.


Cho đến giờ này, giữa thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, Putin và đồng bọn vẫn vờ vịt rằng thủ phạm của cuộc thảm sát Katyn là Hitler. Không một người Nga, và cả nhiều người Việt nữa sống trong chế độ bưng bít, đều không biết sự thực của sự cố này.


Đầu năm 1941, Churchill thông báo cho Stalin rằng Đức đang chuẩn bị xâm lược Liên Xô. Stalin cười khẩy không tin. Tháng Sáu năm 1941, Hitler mở chiến dịch Barbarossa, những quân đoàn của Hitler tiến như vũ bão từ vùng Baltic tới Ukraine, Liên Xô chịu một cuộc trừng phạt khủng khiếp. Mùa Đông 1942-43 Đức đã khóa chặt Stalingrad, và chiếm hầu hết các thành phố ở phía Nam nước Nga, hai triệu Hồng quân chết. Stalin chịu đựng một cú sốc lớn trong cuộc đời binh nghiệp của ông.


Đến năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã lấy lại được thế chủ động, tổ chức phản công rồi tràn qua lãnh thổ Đông Ấu, tiến vào Đức. Ngày 21 tháng Tư 1945, Hồng quân đã đặt chân đến Berlin, và 30 tháng Tư cùng năm, Hitler tự sát, và đến ngày 9 tháng Năm, 1945, Đức Quốc xã chính thức đầu hàng. Liên Xô tổn thất khoảng 27 triệu người.


Nga gọi đó là “Cuộc chiến Vệ quốc Vĩ đại 1941 – 1945”. Người Nga ở mọi lứa tuổi, ở mọi tầng lớp rất tự hào về nó. Putin hiểu rõ điều đó, đã tung tiền khai thác triệt để, bóc lột tinh thần quốc gia ở mọi góc độ để củng cố uy tín. Người dân Nga chỉ thấy một điều các chính khách phương Tây đã từ chối vinh danh sự hy sinh to lớn của 27 triệu người Liên Xô chết trong cuộc chiến. Như vậy là xúc phạm đến lòng tự hào Nga, làm trái tim Nga rỉ máu, càng khâm phục Putin hơn.


Tượng Stalin đang được dựng lên trên mọi nẻo đường trên lãnh thổ Nga. Bên cạnh là những pano lớn in hình Stalin và Putin song song với hàng khẩu hiệu viết bằng tiếng Nga:“Chúng ta không tha thứ; Chúng ta cũng không quên”. Những chiếc taxi trên đường phố cũng được mô phỏng lại màu sắc và hình ảnh của chiếc xe tăng đang tham chiến năm xưa. Trên vỉa hè người ta bắt gặp những khẩu hiệu hiếu chiến “Crimea hôm nay, Rome ngày mai”. Thậm chí hình ảnh xe tăng, và biểu tượng của chiến tranh, chiến thắng đan xen vào ngõ ngách của tình yêu và giới tính.



Công lao của Liên Xô đánh bại Đức Quốc xã là vô cùng to lớn, không một ai phủ nhận. Vào ngày này, cách đây chục năm, Tổng thống George W Bush đã bay thẳng đến Moscow đứng bên cạnh “người bạn của tôi” Vladimir Putin trong suốt thời gian duyệt binh và ngỏ lời cảm ơn trực tiếp đến sự hy sinh vô bờ bến của người Nga.


Ngày vui ngắn ngủi giữa đôi bờ Đông – Tây duờng như đã qua mau. Giờ đây tâm hồn Nga, lòng tự hào Nga lại được lên men, pha trộn với thù hận, căm ghét phương Tây, để tôn vinh một Nga hoàng kiểu mới, một thượng đế Putin. Có lẽ cuộc chiến tranh lạnh lần thứ hai đã bắt đầu.


© Trần Gia Hồng Ân

© Đàn Chim Việt




-Putin Rơi Lệ-Huỳnh Văn Úc

-Đêm 4/3/2012 hơn một trăm nghìn người ủng hộ đã hân hoan đứng vẫy chào ông Putin trong gió rét bên ngoài điện Kremlin.
Ông Putin bước ra cùng Tổng thống sắp mãn nhiệm Dmitri Medvedev. Sau một lúc đứng điềm tĩnh chờ cho niềm hân hoan của đám đông lắng xuống, ông Putin bắt đầu nói. Bắt đầu lời phát biểu ông hơi nhăn mặt rồi sau đó những giọt nước mắt không cầm được lăn xuống gò má phải.
Những giọt nước mắt lấp lánh trong ánh đèn. Điều gì đã khiến cho con người vốn có cá tính mạnh mẽ quá xúc động đến nỗi không thể tự kiềm chế và để lộ ra cảm xúc của mình ? Có thể là gió vì đêm ấy gió thổi rất mạnh. Ai đã từng ở Moskva những ngày đầu tháng ba có thể hình dung được những cơn gió về đêm ấy lạnh và buốt thế nào. Nhưng tôi thì không tin vào ngoại cảnh mà chỉ tin vào diễn biến nội tâm. Diễn biến thế nào có lẽ chỉ có một mình ông Putin biết, mọi sự suy diễn đều là võ đoán.

Nhìn những giọt lệ của Putin, tôi muốn tặng ông nhan đề của một bộ phim đồng thời cũng là nhan đề một bài hát Nga: " Москва слезам не верила, а верила любви " - Moskva không tin những giọt nước mắt mà chỉ tin vào tình yêu. Tình yêu đối với nhân dân và Tổ quốc Nga của ông. Thì ở xứ sở nào trên thế gian này mà chả thế ! Bất cứ ở đâu người ta cũng chỉ tin vào những ai thực sự yêu dân yêu nước chứ không phải những lời ở chót lưỡi đầu môi. Tình yêu dân yêu nước của ông Putin sẽ đưa nước Nga vĩ đại lấy lại vị thế siêu cường. Đó là điều mong muốn không những của nhân dân Nga mà còn là của chúng ta, những người yêu mến nước Nga.


Huỳnh Văn Úc

- Theo vanchuongviet.org :Putin Rơi Lệ



-Tổng thống Mỹ chúc mừng ông Putin (TN).  – Triều Tiên mong Putin làm nước Nga hùng mạnh (VNMedia).  – Nước Nga thời “Putin đệ tam” (TP).- Putin: Cây gậy hay củ cà rốt để cải cách? (VNN). – Bạn của Putin: Một vị thế bằng vàng ròng (Le Figaro/ NYT/ Thụy My). – Condoleezza RiceLời hứa của giới trung lưu thành thị ở Nga”: The promise of Russia’s urban middle class (WP).
Tây Tạng: 3 người tuyệt thực yêu cầu Liên Hiệp Quốc hành động    –   (VOA)- - 2011, tình trạng nhân quyền Trung Quốc xấu đi   –   (RFI).  – Trung Quốc trả thêm người tỵ nạn Bắc Triều Tiên về nước   –   (RFI).
Bí thư thành ủy Trùng Khánh khẳng định không bị điều tra   –   (RFI).
Thủ tướng Trung Quốc hô hào cải cách chính trị    –   (VOA). - Đối với cư dân mạng Trung Quốc, tấm gương Lôi Phong đã lỗi thời   –   (RFI).
China responsible for self-immolations, says Tibetan leader DPA- Aung San Suu Kyi lo ngại bầu cử bị gian lận   –   (RFI)..Thử thách cho các nhà lãnh đạo mới ở Trung Quốc: The Challenge for China's New Leaders (Foreign Affairs 7-3-12) -- Bài của Yulon Huang.  Nên đọc! 
Đấu đá nội bộ Trung Quốc - Vụ Trùng Khánh: Amid Intrigue, Chinese Party Chief Speaks Out (WSJ 8-3-12) -- Bài này nhiều chi tiết hơn: Cast of Characters Grows, as Does the Intrigue, in a Chinese Political Scandal (NYT 8-3-12)
Một cuốn sách bị cấm ở Trung Quốc: Chinese Communist Party frets over a new threat: A book by an aged communist (WP 8-3-12) -- Sách của cựu Giáo sư Trường Đảng Du Guang (Đỗ Quang)
Phỏng vấn Minxin PeiA Pox on Both Your Houses (Slate 7-3-12) -- Đọc bài này để biết thêm về cá nhân một tác giả quen thuộc.


-Mỹ chưa chúc mừng ông Putin đắc cử Tổng thống Nga
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Tuy nhiên, Mỹ cũng đã công nhận ông Putin được lựa chọn làm Tổng thống Nga một cách hợp pháp. Ngày 8/3, phát biểu tại cuộc họp báo tại Washington, người phát ngôn của Nhà Trắng Jay Carney kêu gọi không nên đưa ra bất kỳ một kết luận nào ...-- Vì sao Obama chưa chúc mừng chiến thắng của Putin? (VnMedia).
Obama chưa chúc mừng chiến thắng của ông PutinDân Trí
Vì sao Obama chưa chúc mừng Putin?24 giờ
Vì sao Obama vẫn chưa chúc mừng Putin?Lao động
 – Mỹ mong đợi gì từ ông Putin? (ĐV/Ria).  – Putin có ý nghĩa gì với thế giới? (VNN/RT).
Want to understand the states of the former Soviet Union? Scrap political science and get acquainted with Gogol, Chekhov, and Dostoyevsky... more»


Thủ tướng Putin chính thức đắc cử Tổng thống (VTV).  – Tổng thống mới đắc cử Putin tham vấn thành lập chính phủ mới (ĐV).  – Bắt đầu tham vấn về thành phần Chính phủ mới của Nga (TN Nước Nga). – Nguyễn Minh Cần – Trò hề đã hạ màn, nhưng vở kịch còn tiếp diễn   –   (Dân Luận).  – Phỏng vấn ông Yuri Shevchuk, nhạc sĩ rock người Nga: “Đừng là bầy cừu!” (Del Spiegel/ Phan Ba). – Putin làm tổng thống, Mỹ lại lo (PLTP). -


--Chuyện gì đang xảy ra ở Bắc Triều Tiên? The Black Hole of North Korea (FP 7-3-12)-----

Tổng số lượt xem trang