Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Xử lý, thu hồi nhiều khoản tiền lớn tại tập đoàn Viettel

-SGTT.VN - Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) lâu nay được biết tới như một mẫu hình doanh nghiệp nhà nước kinh doanh khá hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn chủ sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, qua cuộc thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại tập đoàn này, Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị xử lý, thu hồi nhiều khoản tiền lớn…
Theo đó, khi kiểm tra tại công ty mẹ, đoàn thanh tra phát hiện năm 2008, Viettel chưa hạch toán doanh thu khuyến mãi số tiền trên 533 tỉ đồng và còn kê khai thiếu trên 53,3 tỉ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đầu ra về khuyến mãi sản phẩm dịch vụ. Cũng theo kết luận của TTCP, tập đoàn Viettel đã hỗ trợ vốn cho công ty thành viên như công ty cổ phần Công trình Viettel số tiền trên 252,15 tỉ đồng; hỗ trợ công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 283,3 tỉ đồng; cho công ty này vay ưu đãi 370 tỉ đồng. Theo thanh tra, việc cho vay ưu đãi này không đúng với quy định của luật Các tổ chức tín dụng vì Viettel không có chức năng tín dụng và cũng không có thẩm quyền cấp tín dụng ưu đãi.

Là tập đoàn có khối lượng dự án, công trình đầu tư, trang thiết bị mua sắm hàng năm rất lớn nhưng việc chấp hành các quy định, chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản của Viettel, theo TTCP là chưa nghiêm. Theo đó, Viettel đã phân chia các dự án nhóm A thành các dự án nhóm B, C; không lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng với các dự án nhóm A; kê khai thiếu số tiền thuế nhà thầu nước ngoài là 13,45 tỉ đồng; các nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp dự án Viettel Bắc Giang có hành vi “dàn xếp, thông thầu” để tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng trúng thầu. Tổng công ty này sau đó lại chuyển nhượng cho công ty cổ phần Quang Minh thực hiện, ăn chênh lệch 235 triệu đồng… Chính vì công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chưa tốt nên quá trình thực hiện có sáu dự án toà nhà Viettel ở các tỉnh phải phê duyệt, điều chỉnh lại tổng mức đầu tư; sáu dự án phải điều chỉnh phê duyệt lại tổng dự toán. Có 18 công trình, dự án bị chậm tiến độ. Có sáu dự án có nhiều sai sót trong quá trình nghiệm thu, thanh quyết toán…
Ngoài các khoản trên, TTCP còn kiến nghị xử lý nhiều khoản tiền lớn khác như yêu cầu Viettel thu hồi về công ty mẹ – tập đoàn 7,7 tỉ đồng tiền lãi của tổng công ty cổ phần Vinaconex (theo một thoả thuận mua bán cổ phần giữa Vinaconex với Viettel năm 2009 mà TTCP xác định đó thực chất là một hợp đồng vay vốn mà Vinaconex phải trả tiền lãi vay nhưng Viettel chưa thu – PV); thu về trên 30,89 tỉ đồng nguồn thu cổ phần hoá tại hai đơn vị và phải xem xét tính cả lãi tiền chậm nộp thu. Tại một công ty con của Viettel là công ty TNHH Viettel – CHT, TTCP phát hiện công ty này chưa hề đầu tư và hoạt động kinh doanh tại khu công nghệ cao nhưng lại kê khai là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư tại đây. Do đó, TTCP yêu cầu phải truy thu số tiền mà công ty này được hưởng ưu đãi sai quy định là 2,181 tỉ đồng.
TTCP còn phát hiện số tiền trên 307,19 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp do Viettel trích khấu hao tài sản cố định vượt so với mức khấu hao nhanh hai lần. Nếu theo đúng quy định thì số tiền này phải truy thu lại ngân sách nhà nước nhưng tập đoàn Viettel xin giữ lại để bổ sung vốn điều lệ và giải quyết vấn đề vốn trong việc thực hiện nghĩa vụ tái cấu trúc, tiếp quản EVN Telecom nên TTCP đã báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Ngoài ra, Viettel còn bị yêu cầu nộp vào quỹ Viễn thông công ích Việt Nam số tiền hơn 924,23 tỉ đồng; trong đó có trên 922 tỉ đồng năm 2010 tập đoàn này đã hạch toán vào chi phí nhưng đến nay chưa nộp; trên 21,5 tỉ đồng phải nộp quỹ năm 2009; 2,18 tỉ đồng phải nộp tăng thêm do tăng doanh thu dịch vụ nhắn tin di động trả sau của bốn tháng đầu năm 2010…
Ngoài việc yêu cầu tập đoàn Viettel thu nộp ngân sách, thu hồi về công ty mẹ những khoản hỗ trợ vốn cho một số công ty thành viên, TTCP đã kiến nghị kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm, khuyết điểm mà đoàn thanh tra làm rõ. TTCP cũng yêu cầu Viettel củng cố, tăng cường công tác thanh tra trong nội bộ tập đoàn này để phòng ngừa và kịp thời xử lý những khuyết điểm, yếu kém.
MẠNH QUÂN
Kê sai hơn 24 tỉ đồng tại dự án đầu tư xây dựng đại học Quốc gia TP.HCM
TTCP cũng vừa có kết luận về việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng đại học Quốc gia TP.HCM, trong đó nêu rõ nhiều sai phạm trong các khâu triển khai đầu tư. Theo đó, việc xác định giá trị các gói thầu còn chưa chính xác, nghiệm thu khối lượng của một số công tác theo dự toán trúng thầu chưa căn cứ vào khối lượng thi công thực tế, dẫn đến nghiệm thu, thanh toán vượt so với thực tế thi công; áp đơn giá không đúng theo giá trúng thầu. Tổng giá trị vi phạm phát hiện và loại ra khỏi giá trị quyết toán công trình là hơn 24 tỉ đồng, trong đó TTCP phát hiện 19,7 tỉ đồng và 4,3 tỉ đồng do Kiểm toán Nhà nước phát hiện.
TTCP cũng kết luận một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng chưa được kiểm tra và chứng nhận phù hợp chất lượng công trình; một số gói thầu trong quá trình thi công, đơn vị thi công không bố trí đúng nhân sự chủ chốt như cam kết trong hồ sơ dự thầu, không bố trí đủ nhân lực...
T. ĐỨC

-Theo:-sgtt Xử lý, thu hồi nhiều khoản tiền lớn tại tập đoàn Viettel
- Thanh tra tại EVN  Kiểm toán Nhà nước cũng đã công bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của EVN cho thấy tập đoàn này đã lỗ lũy kế đến nay hơn 40.000 tỉ đồng và nợ đọng nhiều tập đoàn kinh tế khác, đầu tư tràn lan kém hiệu quả.

2012: nông nghiệp không còn là thế mạnh của nền kinh tế

Chính phủ chỉ đạo ngân hàng hạ lãi suất ngay lập tức (VnEx 6-3-12) -- Kinh tế thị trường là như thế này?
Máy phát điện chạy bằng nước? (TT 6-3-12) -- TS Nguyễn Chánh Khê: “Đây là bí mật công nghệ”.  Hết nước!
-Chính phủ chỉ đạo ngân hàng hạ lãi suất ngay lập tức Stockbiz -Trần huy động và lãi suất cơ bản sẽ giảm 1% về 13% và 8% một năm trong vài ngày tới. Đây là thông báo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chiều 6/3. Chính phủ chỉ đạo ngân hàng hạ lãi suất ngay lập tức (VNE).  - Ngân hàng Nhà nước xem xét hạ trần lãi suất VND (VnEconomy). - Thống đốc: Sẽ hạ lãi suất 1% ngay trong tháng 3 (DVT).  - ‘Ế’ vốn liên ngân hàng (VNE). - Hai tháng đầu năm 2012: Những mảng sáng kinh tế (TTXVN). -Trần lãi suất giảm xuống còn 13%
-Trần lãi suất sẽ giảm 1%
Đài Truyền Hình Việt Nam
Trần huy động và lãi suất cơ bản sẽ giảm 1% về 13% và 8% một năm trong vài ngày tới. Đây là khẳng định của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 chiều 6/3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho ...
Thấy gì từ thông điệp hạ trần lãi suất huy động xuống 13%?VnEconomy
Sớm hạ lãi suất xuống thêm 1%Lao động
Thủ tướng chỉ đạo giảm lãi suất ngân hàngBáo văn hóa Online

Bộ Công thương lên tiếng về tin đồn tăng giá xăng (VTC).  – Áp lực tăng giá xăng dầu: Bộ Công Thương: Giá, phí thuộc Bộ Tài chính (LĐ).   – Tái diễn găm hàng, làm giá xăng dầu (ĐV). –Không để tái diễn bán xăng dầu nhỏ giọt  (TT). – Vì sao một số cửa hàng xăng dầu, siêu thị bỗng dưng đóng cửa? (Petro.) – Hàng loạt cây xăng ở miền Trung nghỉ bán (PLTP).  – Hàng loạt cây xăng găm hàng, dân hoang mang (VTC).  – ‘Tăng giá xăng tháng 3, hay 4 còn tùy nền kinh tế’ (VNE).  – Điện, dầu khí, than cùng tăng trưởng khá trong tháng 2  (Petro.) - Kêu lỗ, nhiều cây xăng ở TP.HCM đóng cửa (SGTT).  - Nhiều đại lý bán lẻ xăng dầu: Găm hàng chờ tăng giá (TP).  - Sẽ tước giấy phép cây xăng ngưng bán bất thường (Bee).  - ‘Sau giảm thuế, trích quỹ bình ổn sẽ tăng giá xăng dầu’ (VNE).  - “Đổ xăng” vào… giá cả (TTVH).  - Xem xét việc tăng giá xăng dầu (VOV). - Hàng loạt cây xăng ngưng bán hàng (TN). - Than lỗ, nhiều cây xăng xin ngưng bán (PLTP).  – Thủ tướng yêu cầu xử mạnh việc “găm” xăng (DT).
Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn tài chính (Tầm nhìn).- Khi doanh nghiệp FDI cho ăn “bánh vẽ” (VnEconomy).

Rót tiền để tái cơ cấu? (TBKTSG).



SGTT.VN - Giá cả tuy giảm tốc độ tăng, song vẫn đối mặt với nhiều sức ép tăng giá. Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế yếu đi khi sản xuất, kinh doanh gặp khó ở phía cung lẫn cầu. Đó là bức tranh kinh tế hai tháng đầu năm.
 Quản lý thiếu chủ động dễ khiến giá cả lại “bùng nổ” (NLĐ).Từ “bấm độn” đến… dự báo (VnEconomy).

Tiền cho margin bắt đầu khan hiếm Stockbiz-Nhiều NĐT đang đặt cược số phận tài khoản của mình vào đợt tăng điểm này. Sử dụng đòn bẩy là cách để họ nhanh chóng hướng đến mục tiêu kỳ vọng.





Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt từ Việt Nam

Tổng số lượt xem trang