Tập đoàn dầu khí lớn thứ ba của Nga TNK-BP cho biết đã khoan thành công hai giếng tại vùng mỏ Lan Đỏ ở ngoài khơi Việt Nam như một phần của việc mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của tập đoàn, theo BấmReuters.
Nơi khoan nằm cách giàn khai thác khí Lan Tây tại Lô 06.1 khoảng 28 km, nơi TNK-BP khai thác khí đốt tự nhiên phục vụ cho sản xuất điện tại Việt Nam.
TNK-BP, có phân nửa cổ phần thuộc BP, đã mua lại cổ phần 35% cổ phần từ BP và trở thành tập đoàn vận hành lô này vào năm ngoái.Khí từ mỏ Lan Đỏ dự kiến sẽ có sản lượng từ quý tư năm nay, dự kiến sẽ mang lại 2 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm để duy trì cho hoạt động sản xuất 4,7 tỷ mét khối tại Lô 06.1, TNK-BP cho biết.
Quyền lợi của đối tác
Trung Quốc gần đây phản đối việc tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, lô 5.2 và 5.3 trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông BấmLương Thanh Nghị từng nói "Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."
Ông Nghị không đề cập tới việc năm 2009 công ty dầu BP của Anh đã quyết định rút khỏi chính địa điểm khai thác khí đốt này, nằm ở khoảng giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, vì áp lực của Trung Quốc.
Lúc đó, Việt Nam cũng vừa gây áp lực vừa thuyết phục BP ở lại tiếp tục kinh doanh, nhưng áp lực từ phía Trung Quốc lớn hơn.
So với Việt Nam, quy mô làm ăn kinh doanh của BP ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều và đó là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3 của BP.
Ở Việt nam, ngoài giàn Lan Tây, nơi khai thác khí tự nhiên và condensate, Tập đoàn TNK-BP còn sở hữu đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và nhà máy điện Phú Mỹ 3.
- Trung Quốc đẩy mạnh “hợp thức hóa khai thác đảo” (TN). – Trung Quốc sẽ cắm 6000 bia, lắp camera trên các hòn đảo(GDVN). – Chiến thuật “Lộng giả thành chân” của Trung Quốc tại Biển Đông – (RFA).
- Báo Trung Quốc cảnh báo đối đầu vũ trang trên Biển Đông (DT).- Trung Quốc lập Đội tàu điều tra hải dương (Tân Hoa Xã/ĐV). - Thủy quái của Trung Quốc vùng vẫy trên biển Đông (Military/PNTD). - Căng thẳng giữa Philippines, Trung Quốc ở Biển Đông leo thang (VOA). - TQ lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan trong vụ đối đầu với Philippines ở Biển Đông (VOA). - China top military paper warns of armed confrontation over seas (MSNBC).
- VN cam kết bảo vệ quyền lợi của đối tác trên Biển Đông
(Dân trí) - Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc gần đây yêu cầu Nga ngừng khai thác dầu khí trên vùng biển của VN tại Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết VN cam kết bảo vệ quyền lợi của các đối tác nước ngoài làm ăn tại VN.
Tại cuộc họp báo chiều nay, 12/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết, các dự án của Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, bao gồm các dự án với Gazcom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế đặc biệt công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Việt Nam hoan nghênh các đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam .
Người phát ngôn nhấn mạnh: “Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn tại Việt Nam .”
Trong khi đó về việc 21 ngư dân Việt Nam đang bị phía Trung Quốc bắt giữ, người phát ngôn cho biết phía Việt Nam đã nhiều lần nêu rõ lập trường với Trung Quốc ở nhiều cấp khác nhau. Ông yêu cầu Trung Quốc cần tôn trọng lập trường và sớm đáp ứng yêu cầu của Việt Nam , không để vụ việc ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước. Trước đó, phía Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện các ngư dân cùng hai tàu cá QNg66101TS và QNg 66074TS bị Trung Quốc bắt giữ vào đầu tháng 3 vừa qua, cũng như chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam..
Liên quan đến căng thẳng mới đây giữa Trung Quốc và Philippines, khi phía Philippines cho rằng 2 tàu hải giám Trung Quốc đã ngăn cản vụ bắt giữ ngư dân Trung Quốc trên 8 tàu cá đánh bắt trái phép trong lãnh thổ nước này, ông Lương Thanh Nghị cho biết, Việt Nam quan tâm đến vụ việc và cho rằng các bên liên quan cần tránh làm phức tạp tình hình và làm ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trên biển Đông cũng như trong khu vực.
- VN bảo vệ lợi ích đối tác nước ngoài ở Biển Đông (VNN). - Việt – Nga khai thác dầu khí ở Biển Đông là đúng luật (VNE).
- Bài học xuyên suốt tuổi thơ Trường Sa (ĐV). - 5 tăng sĩ ra đảo Trường Sa làm nhiệm vụ Phật sự (GDVN). - - Cửu Đỉnh và ý thức chủ quyền biển, đảo (QĐND).
- Vắng tên VN trong danh sách đối tác của Nga (ĐV).- Báo Trung Quốc đăng ảnh cảng Tiên Sa, chiến hạm mới nhất của Việt Nam (GDVN).- “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc thiếu căn cứ khoa học và thiếu tính pháp lý (ĐĐK).- Bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa chưa xuất bản: Nản lòng nhà khoa học (ĐV). - Hội Luật gia phải lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia (ĐĐK).-- Tàu Philippines, Trung Quốc đụng độ ở Biển Đông – (VOA). - Trung Quốc điều thêm tàu, Philippines rút chiến hạm (TN). - Trung Quốc đang bị bao vây trên Biển Đông? (Infonet).- Philippines điều thêm tàu đối đầu với TQ – (BBC). - Philippines phái tàu chiến thứ hai ra bãi Scarborough (NLĐ/AFP, BBC).
- Hillary Clinton: Không có thay thế cho sức mạnh Mỹ tại châu Á (DT). - Ngoại trưởng Mỹ giải thích rõ chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương (DVT).
- Báo Đảng TQ dọa ‘có biện pháp’ với VN -
Một ngày sau khi chính phủ Trung Quốc chính thức phản đối dự án khai thác khí đốt ở bồn trũng Nam Côn Sơn giữa PetroVietnam và tập đoàn Nga Gazprom, tờ China Daily dẫn lời quan chức Trung Quốc nói đã có biện pháp ngăn chặn.
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xuất bản bằng tiếng Anh, trong bài đăng hôm thứ Tư 11/4 nói Trung Quốc cực lực phản đối bất cứ quốc gia nào muốn khai thác nguồn lợi dầu khí "trong các vùng biển của Trung Quốc mà không xin phép".
Ông Đặng Trọng Hoa, Tổng cục trưởng Tổng cục Biên giới và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến: "Trung Quốc luôn luôn phản đối việc thăm dò và khai thác lãnh hải của Trung Quốc mà không xin phép chúng tôi."
"Chúng tôi đã phản đối chính thức và có biện pháp ngăn chặn các hành động phi pháp này."
Ông Đặng không nói rõ đó là các biện pháp gì.
Hôm thứ Năm 5/4 tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom cho hay đã đạt thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Nhà nước PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam.
Cùng lúc, Tổng giám đốc Gazprom Alexey Miller đã có mặt tại Hà Nội và hội kiến lãnh đạo Việt Nam.
Gazprom cho hay hai lô nói trên trong bồn trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi Việt Nam có trữ lượng tới 55,6 tỷ mét khối gas và 25 triệu tấn khí ngưng tụ.
Điều đáng chú ý là chính tại hai lô nói trên có các mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, mà Trung Quốc đã thành công trong việc tạo áp lực buộc tập đoàn dầu khí Anh BP phải rút khỏi dự án với Việt Nam.
Việc công ty Nga đầu tư vào hai lô này được báo Trung Quốc bình luận là bị Việt Nam 'lôi kéo vào cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc'.
'Các nước bên ngoài'
Ông Tô Hạo, chuyên gia về Việt Nam tại Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, nói trên China Daily rằng Việt Nam muốn mang Nga, một quốc gia 'nằm ngoài khu vực' vào để đối trọng ảnh hưởng của Trung Quốc.
"Việt Nam luôn luôn thi hành chính sách này (lôi kéo các nước bên ngoài vào tranh chấp Biển Đông) trong khi Điện Kremlin đang muốn khôi phục lại ảnh hưởng của Nga ở Đông Á, bởi vậy không có gì lạ khi hai nước ký thỏa thuận khí nói trên."
Ông Tô nhận xét: "Nước nào cũng làm những gì họ thấy cần".
Ông Đặ́ng Trọng Hoa từ Tổng cục Biên giới và Hải dương thì nói: "Trung Quốc luôn chủ trương gạt bỏ bất đồng để cùng khai thác nguồn lợi dầu khí trong các vùng biển còn đang tranh chấp. Chúng tôi muốn thảo luận với các bên liên quan để tìm ra một giải pháp toàn diện và hợp lý".
Tuy nhiên, mấu chốt trong tuyên bố 'gác tranh chấp cùng khai thác' của Trung Quốc là nguyên tắc bất di bất dịch về việc Trung Quốc có 'chủ quyền không thể chối cãi' tại các vùng tranh chấp.
Đường 'lưỡi bò' mà Trung Quốc đưa ra với tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chiếm tới 80% diện tích vùng biển này.
Theo Tổng cục trưởng Đặng, Trung Quốc càng lớn mạnh thì các có nhiều thách thức trong nước và trên trường quốc tế, do đó các ầm ỹ xung quanh tranh chấp Biển Đông cũng là điều dễ hiểu.
Đáp lại tuyên bố rằng Biển Đông 'là của chung và không quốc gia nào được tìm cách độc chiếm' mà Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna đưa ra hôm 6/4, ông Đặng Trọng Hoa nói vấn đề Biển Đông không hề ảnh hưởng tới việc lưu thông hàng hải qua khu vực.
"Một số nước ngoài khu vực muốn thổi phồng vấn đề tự do lưu thông và an ninh tại Biển Đông, sử dụng chúng làm cái cớ để can thiệp [vào trong khu vực] và chúng tôi cực lực phản đối hành động này."
Ông Tô Hạo kết luận rằng cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là các quốc gia đang lên ở Á châu, Ấn Độ coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược lớn nhất trong khu vực. Tuyên bố của Ngoại trưởng Krishna, theo ông, là động thái làm căng thẳng thêm tranh chấp nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thái độ của Nga?
Trong lúc giới chức Việt Nam và Nga không đưa ra bình luận gì về thỏa thuận giữa Gazprom và PetroVietnam, dư luận đặt câu hỏi liệu áp lực từ phía Trung Quốc sẽ có tác động thế nào tới dự án khai thác khí ở hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh.
Liệu Gazprom có xử sự giống như BP đã làm mấy năm trước hay không.
Thông tin không được công bố ra ngoài, nhưng sau bị rò rỉ qua công điện của giới ngoại giao Hoa Kỳ trên Wikileaks cho thấy vào thời điểm trước khi BP quyết định rút lui, công ty này đã bị 'cả Trung Quốc và Việt Nam gây áp lực'.
Một điện tín đánh đi hôm 23/04/2008 từ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở London viết: "Chính phủ Trung Quốc đã đe dọa có hành động với tài sản của BP tại Hoa lục nếu như công ty này không ngừng các dự án mới tại các khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông".
"Theo Bộ Ngoại giao Anh, Trung Quốc đã chỉ ra rất rõ ràng rằng nếu BP tiếp tục các dự án mới thì việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới các dự án khác của BP tại Trung Quốc."
Về phần mình, chính phủ Việt Nam cũng nói với BP rằng các dự án trên bờ của hãng này ở Việt Nam có thể gặp khó khăn nếu BP thuận theo áp lực của Trung Quốc.
Kết quả sau đó là vào tháng 6/2007, BP đã ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 "để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề".
Tháng 3/2009, BP chính thức rút khỏi hai lô 5.2 và 5.3.
Hai lô này, tại hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh cách bờ 370 km, được phát hiện từ năm 1996, nằm ở khu vực Nam Côn Sơn, giữa Trường Sa và bờ biển Việt Nam.
Trường hợp của BP cho thấy một giải pháp dung hòa trong việc làm ăn của các công ty nước ngoài tại các vùng các bên cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là rất khó khăn.
Nhiều khi, nó vượt ra ngoài phạm trù kinh tế, và phụ thuộc chủ yếu vào ý chí chính trị của các bên liên quan.
Nga, đồng minh lâu năm và đối tác chính của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, có khá nhiều quyền lợi trong việc duy trì hậu thuẫn cho Hà Nội. Gazprom, tuy có làm ăn với Trung Quốc, nhưng cũng là tập đoàn nhà nước và bị chi phối bới việc hoạch định chính sách của Điện Kremlin.
Bởi vậy, giới bình luận cho rằng tập đoàn này sẽ tỏ thái độ cứng rắn hơn trước áp lực của Trung Quốc.
Điều này chắc chắn sẽ đặt các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh trước một bài toán nan giải.
Biển Đông - Phillipin - Trung Quốc: Philippines and China in naval stand-off (FT 11-4-12) -- China and the Philippines in stand-off in South China Sea (London Times 11-4-12) Tàu chiến Philippines đối đầu tàu hải giám Trung Quốc
- Giúp gia đình 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ (TN).- Tàu du lịch Trung Quốc hoàn tất chuyến du hành ở Biển Đông – (VOA). – Trung Quốc vẫn ‘ngoan cố’ phát triển du lịch tới Hoàng Sa(Reuters/ TTXVN/ ĐV). –- Tàu chiến Philippines kẹt với tàu Trung Quốc (TN). – Soái hạm Philippines đụng độ hai tàu hải giám Trung Quốc tại Biển Đông – (RFI). – Trung Quốc, Philippines đụng độ ở Biển Đông – (VOA). – Trung Quốc lên tiếng về việc Philippines yêu cầu bắt giữ 8 tàu cá (GDVN). – Đụng độ giữa tàu chiến Philippines và tàu hải giám Trung Quốc – Biển Đông lại dậy sóng (SGGP). – Trung Quốc yêu cầu Nga tránh xa Biển Đông – (VOA). -TQ yêu cầu Nga rút khỏi Biển Đông -'Biển Đông là của chung' -Nga tham gia dự án khí ở Biển Đông --- Mỹ không muốn có một cuộc « chiến tranh lạnh » tại châu Á – (RFI). - Châu Á-TBD: Không có sự thay thế cho sức mạnh Mỹ (VNN). – Mỹ lập kế hoạch đập tan mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông (ĐV). -- Hội thảo quốc tế tại Nga: Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo khác/TTXVN).
--
- Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài không can dự vào tranh chấp Biển Đông
Reuters
Theo tin từ Đài phát thanh Trung Quốc, hôm nay 10/04/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân vừa ra tuyên bố về việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gần đây đã liên doanh với Công ty Khí đốt Nga để khai thác khí thiên nhiên, tại hai lô ngoài khơi vùng biển Việt Nam trên Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh có chủ quyền « không thể tranh cãi » đối với các đảo và vùng biển chung quanh ở Nam Hải ( Biển Đông ). Ông Lưu Vi Dân yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài không dính líu vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông « dưới bất cứ hình thức nào ».
Trong khi đó, Việt Nam hôm qua đã phản đối việc Trung Quốc thử nghiệm tuyến du lịch đến Hoàng Sa.
Hãng tin AFP hôm nay loan tin là chiếc tàu du lịch Coconut Princess của công ty vận tải Hải Hiệp Hải Nam vừa trở về hôm qua sau chuyến hành trình ba ngày để thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc, quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Theo Tân Hoa Xã, chính quyền tỉnh Hải Nam đang soạn thảo các kế hoạch phát triển du lịch ở quần đảo Hoàng Sa. Đề nghị đầu tiên là các tàu sẽ thả neo tại một trong những đảo của Hoàng Sa, nhưng du khách sẽ vẫn ở trên tàu.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã tuyên bố là hành động nói trên của Trung Quốc là « bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay việc làm này.
Những sự kiện nói trên xảy ra trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung đang phần nào căng thẳng trở lại, do vụ Trung Quốc bắt giữ hai tàu cá và 21 ngư dân Lý Sơn để đòi tiền chuộc. Cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa thả các ngư dân nói trên, thậm chí không cho gia đình liên lạc với những người bị bắt. Phía Hà Nội đã yêu cầu Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện 2 tàu cá và 21 ngư dân này.
TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUÂN SỰ VÀ MÔI TRƯỜNG AN NINH XUNG QUANH TRUNG QUỐC basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUÂN SỰ VÀ MÔI TRƯỜNG AN NINH XUNG QUANH TRUNG QUỐC Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ hai, ngày 9/4/2012 TTXVN (Bắc Kinh 4/4) Theo tạp chí “Ngoại giao Trung Quốc ” số 7 ra ngày 1/4/2012, chi phí quân sự nói theo nghĩa rộng chủ
-VN ủng hộ giải pháp đa phương bbc
Hãng tin AFP hôm nay loan tin là chiếc tàu du lịch Coconut Princess của công ty vận tải Hải Hiệp Hải Nam vừa trở về hôm qua sau chuyến hành trình ba ngày để thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc, quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Theo Tân Hoa Xã, chính quyền tỉnh Hải Nam đang soạn thảo các kế hoạch phát triển du lịch ở quần đảo Hoàng Sa. Đề nghị đầu tiên là các tàu sẽ thả neo tại một trong những đảo của Hoàng Sa, nhưng du khách sẽ vẫn ở trên tàu.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã tuyên bố là hành động nói trên của Trung Quốc là « bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay việc làm này.
Những sự kiện nói trên xảy ra trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung đang phần nào căng thẳng trở lại, do vụ Trung Quốc bắt giữ hai tàu cá và 21 ngư dân Lý Sơn để đòi tiền chuộc. Cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa thả các ngư dân nói trên, thậm chí không cho gia đình liên lạc với những người bị bắt. Phía Hà Nội đã yêu cầu Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện 2 tàu cá và 21 ngư dân này.
Việt Nam chế tạo thành công pin nhiệt tên lửa tầm thấp-Hiện nay pin nhiệt luôn là lựa chọn số một trong kỹ thuật quân sự và hàng không vũ trụ.
-VN ủng hộ giải pháp đa phương bbc
Gazprom sẽ nắm 49% cổ phần của dự án này, số cổ phần còn lại do Petro Vietnam nắm giữ.-
Gazprom, hãng năng lượng khổng lồ của Nga vừa ký thỏa thuận liên doanh khai thác khí đốt với Petro Vietnam trên biển Đông.Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, Gazprom sẽ nắm 49% cổ phần của dự án này, số cổ phần còn lại do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) nắm giữ. Dự án sẽ khai thác khí đốt tại hai lô số 05.2 và 05.3 trên biển Đông. Lễ ký kết thỏa thuận này diễn ra ngày 5/4 tại Hà Nội nhân dịp Tổng giám đốc Gazprom, ông Alexey Miller, dẫn đầu một đoàn công tác đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
“Các thỏa thuận đã được ký kết giữa hai bên về đào tạo và đào tạo lại nhân sự, cũng như sự tham gia của Gazprom vào dự án để cùng phát triển các lô đã được cấp phép số 05.2 và 05.3 thuộc thềm lục địa Việt Nam”, tuyên bố của Gazprom được RIA Novosti trích dẫn.
Đại diện cho Gazprom trong liên doanh này sẽ là một chi nhánh thuộc toàn quyền sở hữu của tập đoàn mang tên Gazprom International.
Vào ngày 15/12/2009, Gazprom và Petro Vietnam đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược, trong đó hai bên nhất trí sẽ tiếp tục phát triển các mỏ năng lượng tại thềm lục địa của Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 10/2008, Gazprom và Petro Vietnam đã ký hợp đồng khai thác dầu khí thời hạn 30 năm tại các giếng 129, 130, 131, 132 thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Hai lô số 05.2 và 05.3 thuộc thềm lục địa Việt Nam trên biển Đông là nơi mà Việt Nam đã phát hiện thấy hai mỏ khí ngưng tụ là Mộc Tinh ở lô số 05.3 và Hải Thạch thuộc cả lô 05.2 và 05.3, cùng một mỏ dầu có tên Kim Cương Tây thuộc lô 05.2.
Tổng trữ lượng khí đốt của cả hai mỏ trên ước tính ở mức 55,6 tỷ m3 và 25,1 triệu tấn khí ngưng tụ. Gazprom và Petro Vietnam dự kiến sẽ khoan 16 giếng với độ sâu 2.000 - 4.600 m để khai thác các lô này.
- Nga tham gia dự án khí ở Biển Đông – (BBC). – Trung Quốc lại cảnh cáo Ấn Độ không được thăm dò dầu khí ở Biển Đông – (VOA). :Công Ty Nga Gazprom Vô VN Khai Thác 2 Lô ở Biển Đông (04/06/2012) -
---Chiến lược của Tàu ỡ Biển Đông: China's Strategy in the South China Sea (Contemporary Southeast Asia March 2011) -- Bài của Taylor Fravel mà "người sành điệu" chờ đợi đã lâu! (Trong bài này, Fravel có nhiều lý luận mà THD không đồng ý. Đăng bài này ở đây để các bạn biết có người nghĩ như thế, không phải vì tôi đồng ý với tác giả, đừng "bắn người đưa tin" nha!)..Trong số báo này có nhiều bài hay, ngày mai đăng tiếp! ◄◄
-Sự kiện Mỹ xoay trở lại châu Á gây sóng gió trong khu vực: US pivot making waves in the region (Straits Times 5-4-12) -- Bài của Mark Valencia
Biển Đông - ASEAN chia rẽ: Asian Bloc Split on Disputes With China (WSJ 4-4-12)
Trổi dậy quân sự của Trung Quốc: China’s military rise (Economist 6-4-12) -- Bài trên trang bìa tạp chí Economist tuần này.
- Tàu cá cùng 9 ngư dân bị tàu lạ đâm chìm (Dân Trí). – – 9 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn (Thanh Niên). – 12 tàu cá Việt ứng cứu một tàu cá Việt (Tuổi Trẻ ). – PGS-TS Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nghề cá VN: Lập quỹ hỗ trợ ngư dân bị nước ngoài bắt giữ (PLTP). - Chia sẻ cùng người bám biển (TN). –
- Tri ân lính Hoàng Sa (TN). –- Tặng bằng khen cho gia tộc họ Đặng hiến tờ lệnh quý (TN). - Hiến tặng tờ lệnh quý Hoàng Sa: Tộc họ Đặng được tặng bằng khen (NLĐ).
- Trung Quốc công khai tuyên bố có kế hoạch du lịch ra Hoàng Sa – (RFI). – Giới chức TQ phủ nhận kế hoạch khai thác du lịch tại Hoàng Sa – (VOA). - Báo TQ nói ‘Biển Đông chia rẽ Asean’ – (BBC). – ASEAN bế tắc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông – (RFI). – Bắc Kinh kêu gọi « một môi trường khu vực hòa bình » – (RFI). – Trung Quốc khẳng định không muốn đàm phán với ASEAN về Biển Đông – (RFI). – Phạm Trần: Việt nam trúng gió Tàu ở hội nghị ASEAN – Nam Vang (Thông Luận). – Lê Duy Nhân: Thông điệp từ Bắc Kinh (Thông Luận).- Kết quả cuộc nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Trung – (VOA). - Mỹ và đồng minh trước một Trung Quốc trỗi dậy (JapanTimes/ VNN). - Mỹ không đóng quân tại Singapore (TN). - Mỹ không đủ máy bay tàng hình đánh Trung, Triều (TTXVN).
- Vì sao Palau cứng rắn? (TN). – Báo TQ phản ứng vụ Palau bắn ngư dân – (BBC). – Hàn Quốc đề nghị tử hình thuyền trưởng Trung Quốc (Yonhap/ Korean Herald/ PLVN).
- CH Czech muốn bán vũ khí cho Việt Nam – (BBC).
-----