Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, đã diễn ra thực trạng một lượng rác thải khổng lồ từ Campuchia tràn vào Việt Nam qua các tỉnh biên giới Tây Nam mà sôi động nhất là cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) và Đồng Tháp. Lượng rác nhập khẩu bình quân hàng chục tấn/ngàygồm đủ loại: sắt, thép, tôn, giấy vụn, nylon, các vật dụng hư hỏng bằng nhựa, vỏ chai, bình ắc-quy cũ, vỉ mạch điện tử, thậm chí có cả bình đựng thuốc trừ sâu…
Tại miền Bắc, Cảnh sát môi trường và Hải quan Hải Phòng cũng đã từng bắt giữ nhiều container rác thải công nghiệp nhập lậu về cảng Đình Vũ (Hải Phòng) qua đường biển. Đây là loại cao su phế thải không thể tái chế, rác thải ô nhiễm tiềm ẩn nguy cơ độc hại cao…
Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, mới đây, Thông tư quy định danh mục các loại phế liệu được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố lấy ý kiến nhân dân.
Dự thảo này quy định 37 loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất, gồm: mai, vỏ động vật thân mềm, động vật giáp xác hoặc động vật da gai không xương sống; thạch cao; xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt, thép; phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa); giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; tơ tằm phế phẩm; phế liệu và mảnh vụn của gang, thép hợp kim, sắt...
Ngoài ra, Dự thảo cho phép 43 loại phế liệu được nhập khẩu từ khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. Danh mục phế liệu này gồm: phế liệu mica; phế liệu và mảnh vụn từ cao su; giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; mùn cưa và phế liệu gỗ; phế liệu sợi; vải vụn mới; phế liệu và mảnh vụn đồng, nhôm, niken, kẽm, Vonfram, Titan, Crom,...
Dự thảo còn quy định rõ, trước khi nhập khẩu, phế liệu phải được lựa chọn, làm sạch để loại bỏ chất thải, những loại vật liệu, vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phải phân loại riêng biệt theo mã HS, tên phế liệu, mô tả phế liệu, yêu cầu chất lượng phù hợp với quy định.
Theo đó, các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất cũng phải tuân thủ các quy định của Thông tư này.
- Nạo để vét! (PLTP).
- Vì sao rừng Tây Nguyên “bốc hơi” nhanh hơn dự kiến? (Tầm nhìn). - Tan hoang rừng Mường Mùn: Tàn phá rừng già bản Lúm (DV).- Chuyện thú vị về loài rùa được coi là “quái thú” (VTC).
->Lại chuyện người dân kêu cứu vì bị nhà máy “bức tử”
'Nguyên liệu đốt'' chuẩn bị vào lò.(Ảnh: do người dân cung cấp) |
Hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại khối 13, 14 và 15 phường Cửa Nam đã phải “soạn” và cùng ký tên vào tờ “Đơn kêu cứu” gửi đến các cơ quan chức năng và cơ quan báo chí, mà theo họ là “đã đến lúc không thể chịu đựng được nữa, phải lên tiếng”.
Dân “hứng trọn”
Chúng tôi có mặt tại nhà một người dân gần khu vực Nhà máy sản xuất giấy krap của công ty TNHH An Châu, nhiều người dân nơi đây đã có mặt từ trước để được “lên tiếng” bày tỏ sự bức xúc của mình.
Theo những người dân này cho biết, trong khoảng vài ba năm trở lại đây, xưởng sản xuất giấy này liên tục tiến hành đốt các thứ được xem là “nguyên liệu” như túi bóng và các phế liệu khác vốn được thu gom từ chất thải trong lờ hơi của xưởng. Từ lò hơi này đã thải ra một lượng khói bao trùm đến các khu vực dân sinh lân cận. Chịu ảnh hưởng từ khí thải này, người dân cảm thấy tức ngực, khó thở.
Ông Hoàng Hữu Phúc (trú tại khối 14) cho hay: “Hiện nay chúng tôi phải sống trong không khí ngột ngạt và độc hại. Cả ngày phải đóng cửa thì mùi khét từ phía nhà máy tỏa ra. Trẻ con phải đem đi nơi khác vì có nhiều triệu chứng bị các bệnh về hô hấp rất nhiều”.
Ông Phúc còn dẫn chúng thôi “mục sở thị” nước thải mà xưởng sản xuất giấy này thải trực tiếp ra sông Côn Mộc phía sau nhà máy. Ông Phúc nói rằng, trước đây thuyền có thể đi trên con sông nhỏ này, nhưng kể từ khi nước thải mang theo bột giấy tuồn thẳng ra sông thì dòng sông đã không còn, bề mặt của con sông này đã trở thành một tấm thảm bột giấy, cây cối sinh sôi và phát triển um tùm.
Ông Phúc cho biết nhiều diện tích ao hồ xung quanh khu vực nhà máy trước đây cũng bị nhà máy này xả thải làm nước đen kịt, ô nhiễm.
Hộ gia đình ông Lê Duy Khanh sinh sống nhiều năm ngay tại khu vực mương nước thải từ xưởng sản xuất giấy của Công ty An Châu lắc đầu tỏ vẻ chán nản: “ Khổ lắm, chúng tôi kêu mãi rồi mà có thây được gì đâu. Sống ở đây thì chắc cũng chết sớm thôi”.
Tình hình khẩn thiết hơn khi hàng trăm người dân nơi đây viết đơn cầu cứu: “ nếu sự việc cứ tiếp diễn quá sức chịu đựng của người dân, không được can thiệp kịp thời của cơ quan có thẩm quyền thì chúng tôi e rằng sẽ có sự xung đột bằng bạo lực giữa nhân dân địa phương và nhà máy giấy An Châu”.
Nhà máy “hiên ngang” hoạt động
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tấn Dũng – Phó giám đốc công ty TNHH An Châu về những sự bức xúc của người dân trong các vấn đề liên quan đến chất thải của công ty này.
Ông Dũng thừa nhận, công ty đã có cho đốt băng keo và nilon trong lò hơi của xưởng sản xuất giấy. Trong quá trình đốt này, có thải ra khói trắng và có mùi khét khó chịu nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh!?
Ông Dũng khẳng định rằng việc nhà máy gây ô nhiễm là không có cơ sở!?
Chúng tôi được ông Hoàng Tấn Dũng dẫn đi tham quan xưởng sản xuất giấy của công ty TNHH An Châu. Theo quan sát, cả hệ thống dây chuyền sản xuất đã rất cũ kỹ, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. Chưa hết, khuôn viên nhà máy nằm ngay cạnh nhà khu dân cư lân cận không được cách li với tiếng máy móc ầm ầm hoạt động ngày đêm với bụi rất nhiều bụi bặm.
Trong biên bản kiểm tra gần đây của Phòng cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Nghệ An vào ngày 7/6/29011 mà ông Hoàng Tấn Dũng cung cấp cho chúng tôi thì công ty TNHH An Châu đã mắc phải một số vi phạm như: “Công ty thực hiện không đầy đủ các nội dung đã đăng ký tại bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Công ty chưa có hệ thống xử lý nước thải theo quy định; Công ty chưa thực hiện quan trắc định kỳ theo quy định; Công ty chưa có giấp phép xả nước thải vào nguồn nước”.
Khi được hỏi về việc khắc phục những tồn tại đã ở nói trên, ông Phó giám đốc cũng chưa trả thẳng thắn các vần đề phóng viên nêu ra.
Hàng trăm người dân đang sống trong mối nguy hại trực tiếp từ môi trương, mà rất có thể trực tiếp từ việc sản xuất của công ty TNHH An Châu khi công ty này có một “lý lịch” còn nhiều điều đáng lưu tâm.
Cần hơn bao giờ hết, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Dân “hứng trọn”
Chúng tôi có mặt tại nhà một người dân gần khu vực Nhà máy sản xuất giấy krap của công ty TNHH An Châu, nhiều người dân nơi đây đã có mặt từ trước để được “lên tiếng” bày tỏ sự bức xúc của mình.
Theo những người dân này cho biết, trong khoảng vài ba năm trở lại đây, xưởng sản xuất giấy này liên tục tiến hành đốt các thứ được xem là “nguyên liệu” như túi bóng và các phế liệu khác vốn được thu gom từ chất thải trong lờ hơi của xưởng. Từ lò hơi này đã thải ra một lượng khói bao trùm đến các khu vực dân sinh lân cận. Chịu ảnh hưởng từ khí thải này, người dân cảm thấy tức ngực, khó thở.
Chất thải dùng để đốt trong lò hơi
|
Ông Hoàng Hữu Phúc (trú tại khối 14) cho hay: “Hiện nay chúng tôi phải sống trong không khí ngột ngạt và độc hại. Cả ngày phải đóng cửa thì mùi khét từ phía nhà máy tỏa ra. Trẻ con phải đem đi nơi khác vì có nhiều triệu chứng bị các bệnh về hô hấp rất nhiều”.
Ông Phúc còn dẫn chúng thôi “mục sở thị” nước thải mà xưởng sản xuất giấy này thải trực tiếp ra sông Côn Mộc phía sau nhà máy. Ông Phúc nói rằng, trước đây thuyền có thể đi trên con sông nhỏ này, nhưng kể từ khi nước thải mang theo bột giấy tuồn thẳng ra sông thì dòng sông đã không còn, bề mặt của con sông này đã trở thành một tấm thảm bột giấy, cây cối sinh sôi và phát triển um tùm.
Ông Phúc cho biết nhiều diện tích ao hồ xung quanh khu vực nhà máy trước đây cũng bị nhà máy này xả thải làm nước đen kịt, ô nhiễm.
Hộ gia đình ông Lê Duy Khanh sinh sống nhiều năm ngay tại khu vực mương nước thải từ xưởng sản xuất giấy của Công ty An Châu lắc đầu tỏ vẻ chán nản: “ Khổ lắm, chúng tôi kêu mãi rồi mà có thây được gì đâu. Sống ở đây thì chắc cũng chết sớm thôi”.
Khuôn viên nhà máy ''liên thông'' cạnh nhà dân
|
Tình hình khẩn thiết hơn khi hàng trăm người dân nơi đây viết đơn cầu cứu: “ nếu sự việc cứ tiếp diễn quá sức chịu đựng của người dân, không được can thiệp kịp thời của cơ quan có thẩm quyền thì chúng tôi e rằng sẽ có sự xung đột bằng bạo lực giữa nhân dân địa phương và nhà máy giấy An Châu”.
Nhà máy “hiên ngang” hoạt động
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tấn Dũng – Phó giám đốc công ty TNHH An Châu về những sự bức xúc của người dân trong các vấn đề liên quan đến chất thải của công ty này.
Ông Dũng thừa nhận, công ty đã có cho đốt băng keo và nilon trong lò hơi của xưởng sản xuất giấy. Trong quá trình đốt này, có thải ra khói trắng và có mùi khét khó chịu nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh!?
Ông Dũng khẳng định rằng việc nhà máy gây ô nhiễm là không có cơ sở!?
Khí từ lò hơi thải ra môi trường
|
Chúng tôi được ông Hoàng Tấn Dũng dẫn đi tham quan xưởng sản xuất giấy của công ty TNHH An Châu. Theo quan sát, cả hệ thống dây chuyền sản xuất đã rất cũ kỹ, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. Chưa hết, khuôn viên nhà máy nằm ngay cạnh nhà khu dân cư lân cận không được cách li với tiếng máy móc ầm ầm hoạt động ngày đêm với bụi rất nhiều bụi bặm.
Trong biên bản kiểm tra gần đây của Phòng cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Nghệ An vào ngày 7/6/29011 mà ông Hoàng Tấn Dũng cung cấp cho chúng tôi thì công ty TNHH An Châu đã mắc phải một số vi phạm như: “Công ty thực hiện không đầy đủ các nội dung đã đăng ký tại bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Công ty chưa có hệ thống xử lý nước thải theo quy định; Công ty chưa thực hiện quan trắc định kỳ theo quy định; Công ty chưa có giấp phép xả nước thải vào nguồn nước”.
Khi được hỏi về việc khắc phục những tồn tại đã ở nói trên, ông Phó giám đốc cũng chưa trả thẳng thắn các vần đề phóng viên nêu ra.
Hàng trăm người dân đang sống trong mối nguy hại trực tiếp từ môi trương, mà rất có thể trực tiếp từ việc sản xuất của công ty TNHH An Châu khi công ty này có một “lý lịch” còn nhiều điều đáng lưu tâm.
Cần hơn bao giờ hết, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Viết tiếp bài “Lại chuyện người dân kêu cứu vì bị nhà máy “bức tử”
Trong một thời gian dài, một lượng túi bóng ni lông đã được ''đưa vào lò''. |
Mới đây, họ đã nhận được “kết quả”.
Sau khi nhận được đơn thư của công dân, UBND phường Cửa Nam đã tiến hành thành lập Tổ kiểm tra xác minh vấn đề công dân đã nêu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Minh – Phó chủ tịch UBND phường Cửa Nam cho biết. Qua xem xét thực địa, ngày 18/3/2012, Tổ kiểm tra đã làm việc với lãnh đạo Công ty An Châu về các vấn đề liên quan đến việc công ty này tiến hành đốt rác thải, băng keo và túi bóng ni lông. Qua đó xác định việc các hộ dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở.
Sau đó UBND phường Cửa Nam đã mời các hộ dân có trong “danh sách chữ ký” trên tờ đơn kêu cứu lên Trụ sở phường làm việc.
Buổi làm việc đi đến thống nhất các nội dung như: nghiêm cấm Công ty TNHH An Châu không được đốt rác nhen lò gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân; trước ngày 28/5/2012 công ty này phải “giải phóng” lượng rác, băng keo và ni lông trước đó dùng đốt lò; Công ty TNHH An Châu phải hoàn chỉnh xây dựng mương nước thải, xây hố lắng lọc trước ngày 30/4.
Buổi làm việc với các hộ dân cũng thống nhất rằng, Tổ công tác cùng với các hộ dân sẽ theo dõi và kiểm tra công tác khắc phục của công ty An Châu.
Như vậy, sau một thời gian “chịu trận” thì hiện nay người dân đã được “giải vây”. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là, hoạt động sản xuất của Công ty TNHH An Châu đã gây ô nhiễm môi trường, làm đời sống của người dân bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng trong thời gian dài. Nhưng không hiểu sao khi người dân “tố” thì mới nhận được sự can thiệp của chính quyền ?
Và các cơ quan chức năng chuyên trách hữu quan, sao để người dân rơi vào tình cảnh “chờ được vạ thì má đã sưng” ?
Sau khi nhận được đơn thư của công dân, UBND phường Cửa Nam đã tiến hành thành lập Tổ kiểm tra xác minh vấn đề công dân đã nêu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Minh – Phó chủ tịch UBND phường Cửa Nam cho biết. Qua xem xét thực địa, ngày 18/3/2012, Tổ kiểm tra đã làm việc với lãnh đạo Công ty An Châu về các vấn đề liên quan đến việc công ty này tiến hành đốt rác thải, băng keo và túi bóng ni lông. Qua đó xác định việc các hộ dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở.
Sau đó UBND phường Cửa Nam đã mời các hộ dân có trong “danh sách chữ ký” trên tờ đơn kêu cứu lên Trụ sở phường làm việc.
Buổi làm việc đi đến thống nhất các nội dung như: nghiêm cấm Công ty TNHH An Châu không được đốt rác nhen lò gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân; trước ngày 28/5/2012 công ty này phải “giải phóng” lượng rác, băng keo và ni lông trước đó dùng đốt lò; Công ty TNHH An Châu phải hoàn chỉnh xây dựng mương nước thải, xây hố lắng lọc trước ngày 30/4.
Buổi làm việc với các hộ dân cũng thống nhất rằng, Tổ công tác cùng với các hộ dân sẽ theo dõi và kiểm tra công tác khắc phục của công ty An Châu.
Như vậy, sau một thời gian “chịu trận” thì hiện nay người dân đã được “giải vây”. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là, hoạt động sản xuất của Công ty TNHH An Châu đã gây ô nhiễm môi trường, làm đời sống của người dân bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng trong thời gian dài. Nhưng không hiểu sao khi người dân “tố” thì mới nhận được sự can thiệp của chính quyền ?
Và các cơ quan chức năng chuyên trách hữu quan, sao để người dân rơi vào tình cảnh “chờ được vạ thì má đã sưng” ?
An Bình – Hà Vy
- Lúa chết vì ngấm nước thải nhà máy (TT).- Dân khốn đốn vì titan (NLĐ).- Sừng tê đắt như vàng, người Việt vẫn mua,VnExpress - : Vietnam craves rhino horn; costs more than cocaine, AP-- Từ loạt bài “Lập dự án để chia chác đất rừng”: Cảnh sát môi trường vào cuộc (SGGP).
- Vĩnh Phúc: Người dân cấm đường vì các công ty gây ô nhiễm (PL&XH).-Sáng 6-4, người dân thôn Hán Lữ, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung ra đường và dùng nhiều chướng ngại vật để chặn những đoàn xe có trọng tải lớn.
Trên địa bàn thôn Hán Lữ có rất nhiều công ty đóng tại đây như: Cty Đại Việt, Cty Trường Xuân, Cty Đức Minh, Cty Hoàn Mỹ, Cty Prime VN... Người dân địa phương cho biết, việc tập trung những công ty này tại địa phương người dân hoàn toàn ủng hộ vì sự phát triển chung của thành phố. Tuy nhiên, nhiều tháng nay người dân rất bất bình vì đời sống của họ bị ảnh hưởng trầm trọng do các công ty này gây ô nhiễm nặng nề. Người dân nhiều lần đã gửi đề nghị lên các cấp có thẩm quyền và lãnh đạo các công ty nói trên nhưng đến nay, sự việc vẫn được giải quyết nên người dân mới bức xúc chắn đường như vậy.
Anh Nguyễn Trường Giang, người dân thôn Hán Lữ bức xúc: “Nguồn nước bị chất thải lỏng của các công ty làm ô nhiễm nặng đến bọ gậy cũng không thể sống nổi. Nước ăn của thì bốc mùi hôi thối, sờ tay có chất nhờn do bị nhiễm sút từ các nhà máy thải ra… Đường vào không hề có cống rãnh, mùa mưa ngập úng, mùa hè bụi bặm, lượng xe tải trọng lớn ra vào tấp nập khiến cuộc sống của người dân Hán Lữ rất vất vả”.
Gần đây, người dân thôn Hán Lữ còn gặp rất nhiều những loại bệnh như bệnh đường ruột, hô hấp… mà nguyên nhân chính là vì ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước/
Người dân thôn Hán Lữ cho biết, nếu chừng nào những công ty nói trên và các cấp có thẩm quyền chưa vào cuộc để khắc phục, đảm bảo đời sống cho những người dân thì họ sẽ không cho những đoàn xe này di chuyển.
Một số hình ảnh PV ghi lại tại thôn Hán Lữ:
Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Người dân bức xúc nên đã cấm đường, không cho xe tải chở vật liệu của các công ty đi qua.
- Thực phẩm độc hại và cái bản chất “nhân danh mưu sinh” (PLTP).-16 ca tử vong và một hội nghị nặng tính phong trào
Dân Trí
Hội nghị gần như mang tầm quốc gia, do bộ trưởng cùng hai thứ trưởng bộ Y tế chủ trì, được kỳ vọng sẽ gợi mở nhiều vấn đề giữa lúc bệnh TCM vẫn diễn biến phức tạp và khó lường. Nhưng rốt cuộc hội nghị gây thất vọng cho không ít người tham dự.
Chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhàThanh Niên
Số ca mắc bệnh tay chân miệng cao nhất tỉnh Khánh HòaKhanh Hoa
'Tay chân miệng' lại hoành hành trường họcVietNamNet
24 giờ
Dân Trí
Hội nghị gần như mang tầm quốc gia, do bộ trưởng cùng hai thứ trưởng bộ Y tế chủ trì, được kỳ vọng sẽ gợi mở nhiều vấn đề giữa lúc bệnh TCM vẫn diễn biến phức tạp và khó lường. Nhưng rốt cuộc hội nghị gây thất vọng cho không ít người tham dự.
Chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhàThanh Niên
Số ca mắc bệnh tay chân miệng cao nhất tỉnh Khánh HòaKhanh Hoa
'Tay chân miệng' lại hoành hành trường họcVietNamNet
24 giờ
- Hỗ trợ cảnh sát giao thông: nhiều tranh cãi (TT).- Dân không cho phá rừng để khai thác titan (PLTP).----Bộ Công thương đề nghị tạm ngưng đánh thuế môi trường túi ni lông -Theo Bộ Công thương, đánh thuế bảo vệ môi trường với túi ni lông là chưa hợp lý, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu và kinh doanh của doanh nghiệp- NHỮNG THÂN PHẬN BỊ ĐÁNH CẮP: Bênh vực… hung thủ (NLĐ). “Đừng sỉ nhục trẻ con bằng cách ví von nó với đứa trẻ khác..." gd -- Đừng để tài xế taxi làm tiền du khách (TT).-- Bắt 6 đối tượng trong vụ hỗn chiến (NLĐ).- Đuổi việc phụ xe buýt hành hung khách (DT).- Những vụ nhập vai “nhớ đời” của một Thượng úy (TVN).
- QLTT Thái Nguyên “dàn trận” bắt gạo của dân! (PLVN). - Vụ việc tạm giữ xe tải chở gạo tại Đội QLTT TP Thái Nguyên: Giữ thì dễ, muốn trả lại không dễ(PL&XH). - Bài 2: Không bị xử phạt vì già yếu, cập nhật pháp luật hạn chế (?!).- - Lại xuất hiện trứng giả dẻo như cao su ở Hà Nội (TTXVN).
-- Cá anh vũ – cuộc hồi sinh lặng lẽ (TT).-- Nam Phi cấm người Việt Nam săn tê giác – (VOA). – Nam Phi cấm công dân Việt Nam săn tê giác – (RFI). – South Africa Bars Vietnam Hunters as Rhino Poaching Surges (SF Gate). – Cuộc chiến tê giác (National Geographic/ Tia Sáng).
-Lo sợ ô nhiễm, hàng trăm người dân chặn xe chở rác
(Dân trí) - Nghi ngờ Công ty TNHH MTV Phát triển nhà và Công trình đô thị xả thải xuống nước suối khiến nguồn nước chuyển sang màu đen và có mùi hôi tanh, hàng trăm người dân thôn Thọ Vức, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa đã xuống đường chặn xe chở rác của công ty.
Chặn xe vì sợ ô nhiễm
Sau nhiều lần kiến nghị nhưng không có kết quả, từ chiều ngày 5/4, hàng trăm người dân thôn Thọ Vức đã túa ra đường, dùng xe máy chắn ngang đường để ngăn các xe chở rác của Công ty TNHH MTV Phát triển nhà và Công trình đô thị chở rác vào bãi. Mặc dù lãnh đạo, nhân viên Công ty TNHH MTV Phát triển nhà và Công trình đô thị đã kêu gọi người dân bình tĩnh trở về nhà nhưng người dân không giải tán, kiên quyết yêu cầu các lực lượng chức năng có mặt để giải quyết.
Ngay sau đó, lãnh đạo, công an xã Hòa Kiến, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và đại diện UBND TP Tuy Hòa đã có mặt tại hiện trường để giải thích và vận động bà con cho xe chở rác tiếp tục hoạt động, không để rác ùn ứ gây mất vệ sinh. Sau hơn 7 tiếng đối thoại, đến khuya ngày 5/4, người dân mới giải tán để các xe rác tiếp tục làm việc.
Người dân thôn Thọ Vức chặn xe chở rác với tối 5/4
Việc chặn xe chở rác bắt nguồn từ việc người dân thôn Thọ Vức nghi ngờ Công ty TNHH MTV Phát triển nhà và Công trình đô thị lợi dụng trời mưa lớn trong những ngày qua, cho xả nước, rác thải vào suối Cây Xanh làm nguồn nước liên tục đổi màu, bốc mùi hôi tanh.
Anh Nguyễn Văn N., một hộ dân thôn Thọ Vức, cho biết: “Giếng nước nhà tôi chỉ cách bờ suối khoảng 25m. Do đó khi thấy nước suối bị ô nhiễm, gia đình tôi không dám sử dụng nước giếng, phải bỏ tiền mua nước lọc về xài. Không chỉ vậy, hàng ngày có hàng đàn ruồi nhặng xuất hiện trên dòng suối, bay tràn vào nhà các gia đình luôn phải đóng kín cửa”.
Được biết hiện thôn Thọ Vức chưa có công trình nước sạch nên bà con vẫn ăn uống sinh hoạt bằng nước giếng. Từ ngày bãi rác chuyển lên đây, người dân nhận thấy nguồn nước giếng bị ảnh hưởng xấu.
Trước đó, vào lúc 20h ngày 01/01/2012, sau nhiều ngày phục kích, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, công an tỉnh đã bắt quả tang Công ty TNHH MTV Phát triển nhà và Công trình đô thị xả nước thải trực tiếp ra môi trường với khối lượng khoảng 10m3. Cơ quan chức năng đã lập biên bản, lấy mẫu nước thải đi kiểm tra và yêu cầu đơn vị này khắc phục tình trạng xả thải, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Nước thải đạt tiêu chuẩn?
Về vấn đề trên, một người thuộc Đội quản lý bãi rác (giấu tên) xác nhận: “Mưa lớn kéo dài làm hồ chức nước thải của bãi rác đầy ắp, dẫn đến một lượng nhỏ nước thải bị tràn ra ngoài, theo dòng suối xuống khu dân cư. Hiện công ty đã đắp đất chặn dòng chảy và đào hố đất chứa lượng nước bị tràn nhằm bơm vào hồ sục khí để xử lý”.
Trong khi đó, ông Huỳnh Kim Toàn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển nhà và Công trình đô thị khẳng định: Không có chuyện công ty cho xả thải ra môi trường bởi toàn bộ lượng nước tràn xuống khu vực suối Cây Xanh đã được xử lý và đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên khi thải ra môi trường, màu sắc và mùi hôi của nước thải vẫn chưa được xử lý triệt để, tạo dư luận không tốt.
Hiện nhiều người dân không đồng tình với cách giải thích trên và mong chính quyền đầu tư công trình nước sạch hoặc di dời dân đến nơi ở khác, tránh bị ô nhiễm từ bãi rác.
Ông Bùi Thái Long, Chủ tịch UBND xã Hòa Kiến, cho biết: Hiện chính quyền địa phương đang phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường tiến hành lấy mẫu nước kiểm tra trước sự giám sát trực tiếp của một số hộ dân thôn Thọ Vức. Nếu phát hiện sai phạm xã sẽ tiếp tục kiến nghị với UBND TP Tuy Hòa kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng trên. Hiện địa phương đã có kế hoạch đề xuất UBND TP Tuy Hòa đến năm 2020 sẽ di dời số hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ bãi rác đi nơi khác.
Phú Yên: Dân chặn xe công ty nghi gây ô nhiễmĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tái diễn tình trạng tràn nước thải ở bãi rác TP Tuy HòaBáo Phú Yên
Bãi tập kết rác liền kề khu dân cưHà Nội Mới
-- Bắt được cá “khủng” (TT). - Bắt được ‘cá thần’ khổng lồ, sợ không dám bán (VNN).-- Sẽ thu hồi các dự án khai thác cát trên sông Đồng Nai (NLĐ).- Vườn Quốc gia Yok Đôn bị thu hẹp 2.300 ha (NLĐ).- 3 con voi rừng chết trong 1 tuần (TT). - Hãy cẩn thận với các cơ sở giặt quần áo bằng cách hấp “khô” – (RFI).- Thủy triều đen: Total trắng án ? – (RFI).. - Vụ bộ cho lấy cát, quận 9 “kêu trời”: Tận thu trên… mỏ cát (PLTP).
- Hoàn thành dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè trước ngày 25.6 (TN).
--Siết chặt việc khai thác tài nguyên khoáng sản
(TNO) Sáng nay 6.4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Nguyễn Minh Quang đã chủ trì buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Qua đó, Bộ TN-MT đã trả lời nhiều câu hỏi, những vấn đề cụ thể của người dân về ...
Không có nhiều thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệpĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bộ trưởng Bộ TNMT đối thoại trực tuyến với dânĐài Truyền Hình Việt Nam
Sẽ tiếp tục cấp 'sổ đỏ' cho đất nông nghiệpVNExpress
Vietnam Plus -Sài gòn Giải Phóng -Zing News
(TNO) Sáng nay 6.4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Nguyễn Minh Quang đã chủ trì buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Qua đó, Bộ TN-MT đã trả lời nhiều câu hỏi, những vấn đề cụ thể của người dân về ...
Không có nhiều thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệpĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bộ trưởng Bộ TNMT đối thoại trực tuyến với dânĐài Truyền Hình Việt Nam
Sẽ tiếp tục cấp 'sổ đỏ' cho đất nông nghiệpVNExpress
Vietnam Plus -Sài gòn Giải Phóng -Zing News
- Vụ đập thủy điện Sông Tranh 2: Khi các nhà khoa học kiên trì lên tiếng – (RFA).- Vụ Thủy điện Sông Tranh 2: Lập phương án sơ tán dân (NNVN). - Sự cố Sông Tranh 2, phá rừng lại “nóng” (ĐĐK). - Khi thủy điện thành… thủy quái! (ĐV). - Chính phủ yêu cầu làm rõ việc phá rừng ở Quảng Nam (ĐĐK).
GS.Đặng Hùng Võ hiến kế cho Bộ trưởng Thăng (GD 27-3-12) - Ông Thăng có cần kế gì đâu mà hiến? Đối với ông ấy, Bộ trưởng chỉ cần làm 2 việc: (1) Sáng đe trảm tướng, (2) Chiều ngồi viết thư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham vấn các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế (CAND 26-3-12)-- Giảm tải bệnh viện: Trên quyết liệt, dưới nửa vời (LĐ). - Quảng Ngãi: 16 người bị mờ mắt, chết bí ẩn (DV).- Mất hơn 2.000 tỷ đồng vì chất tạo nạc (TP). - Kho lạnh chứa gần 7 tấn thịt “bẩn” (TN).- -- Địa phương nào dễ mua phải thịt siêu nạc nguy hiểm? (VTC). Phát hiện chất tạo nạc có xuất xứ từ Trung Quốc gd - Siêu thị theo chân nhau về tỉnh (VEF).- Phát hiện đại lý bán gạo giả ở Hà Nội (VEF). . – Dân thủ đô hoảng hồn với gạo bốc mùi… nhựa (DT/ DV). –Kiểm tra đại lý bị nghi bán gạo giả (DT).
- 1 tuần, 158 người chết thảm vì tai nạn giao thông (TTXVN/VOV). - TP.HCM: Ba tháng có 132 người chết vì tai nạn giao thông (TN). - Tai nạn giảm nhưng không được chủ quan (NLĐ). Không hiểu lấy dữ liệu từ đâu mà sai lệch quá xá.
- Cảnh trẻ em “bán tuổi thơ“ mưu sinh trong giá rét Sapa (PLVN). - Phình Giàng, nơi mênh mông gian khó (ĐV).- Bất ngờ với thu nhập khủng của thầy bói vỉa hè (NĐT).- “Những nụ tầm xuân bị vùi dập” – Kỳ 6: Nỗi đau không có trong bản án (TT).- Bé 5 tuổi bị hãm hiếp nhiều lần: Cần lắm sự sẻ chia (VOV).
- Trên 3.000 người Việt sang Campuchia đánh bạc mỗi ngày (TN).- Chuyện phát lộ “kho báu bị yểm bùa” (1): Bàn tay từ cõi âm!? (ANTĐ). - Chuyện phát lộ “kho báu bị yểm bùa” (2): Lý giải tin đồn oan hồn trinh nữ.
Dân Trí
(Dân trí) - Chủ đầu tư cho rằng, khu chung cư cao cấp Keangnam nhẽ ra phải cùng chung một mức phí với Golden West Lake và Pacific Place là gần 17.000 đồng/m2. Do vậy, mức thu trên 15.000/m2 là đã chia sẻ với cư dân ở đây. Chung cư cao cấp Keangnam Hà ...
Chưa thống nhất giá, Keangnam vẫn phải cung cấp dịch vụTuổi Trẻ
15.080đ/m2 mới chỉ là đề xuất?Tiền Phong Online
Keangnam - Vina phải thỏa thuận với dân về mức phícand.com
(Dân trí) - Chủ đầu tư cho rằng, khu chung cư cao cấp Keangnam nhẽ ra phải cùng chung một mức phí với Golden West Lake và Pacific Place là gần 17.000 đồng/m2. Do vậy, mức thu trên 15.000/m2 là đã chia sẻ với cư dân ở đây. Chung cư cao cấp Keangnam Hà ...
Chưa thống nhất giá, Keangnam vẫn phải cung cấp dịch vụTuổi Trẻ
15.080đ/m2 mới chỉ là đề xuất?Tiền Phong Online
Keangnam - Vina phải thỏa thuận với dân về mức phícand.com
Trăm kiểu chạy trường (TT 6-4-12)
Không tiết chế dễ thành phản giáo dục (NĐT 6-4-12)
Giải mã cơn sốt văn hóa Hàn của teen Việt (VNN 6-4-12)
Nhà văn Lê Lựu: “Dù không được giải, tôi vẫn sáng tác” (CAND 6-4-12)
Nhà văn Ngô Thảo: ‘Tôi thiếu lòng tham’ (eVan 6-4-12)
Người xưa biết đâu mà tìm (TT 6-4-12) -- Càng sống, càng thường buồn rầu thốt lên câu này, với bao nỗi niềm tê tái....
Không tiết chế dễ thành phản giáo dục (NĐT 6-4-12)
Giải mã cơn sốt văn hóa Hàn của teen Việt (VNN 6-4-12)
Nhà văn Lê Lựu: “Dù không được giải, tôi vẫn sáng tác” (CAND 6-4-12)
Nhà văn Ngô Thảo: ‘Tôi thiếu lòng tham’ (eVan 6-4-12)
Người xưa biết đâu mà tìm (TT 6-4-12) -- Càng sống, càng thường buồn rầu thốt lên câu này, với bao nỗi niềm tê tái....