Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Tập đoàn Monsanto đang tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam

Các thành viên phong trào "Occupy" biểu tình tại miền Trung Tây Hoa Kỳ, chống Monsanto, trong thời gian hội thảo khu vực của phong trào "Occupy the Midwest", tại St. Louis, Missouri, 16/03/2012.
--Các thành viên phong trào "Occupy" biểu tình tại miền Trung Tây Hoa Kỳ, chống Monsanto, trong thời gian hội thảo khu vực của phong trào "Occupy the Midwest", tại St. Louis, Missouri, 16/03/2012.
REUTERS/Sarah Conard

-MONSANTO AND VIETNAM UNIVERSITY OF AGRICULTURE COLLABORATE TO DEVELOP TALENTS IN AGRICULTURAL BIOTECHNOLOGYMonsanto has announced a pledge of VND 1.5 billion scholarship for outstanding students studying agricultural biotechnology. This scholarship aims to nurture and encourage the engagement of young talents in the development of agricultural biotechnology and products thereof to support farmers.


“Biotechnology is a promising branch of science in the 21st century, offering great possibilities in improving human lives in various ways. In agriculture, biotechnology has been proved to improve lives of over 18 million farmers around the world. The Government of Vietnam is determined in bringing and developing this technology in Vietnam, and has focused on developing physical and human capacity in the biotechnology sector. Yet, biotechnology research and development in Vietnam are mainly financed and undertaken by the public sectors. We are glad to see the participation of the private sector in this process and highly appreciate Monsanto for their commitment in developing talents in agricultural biotechnology.” Said Dr. Tran Duc Vien, Rector, Vietnam University of Agriculture.

Under this partnership, Monsanto pledged VND 1.5 billion in five consecutive years to VNUA undergraduate students who will be selected based on their academic and research excellence in the field of biotechnology. Each year, VNUA Scholarship Review Committee will select top five applicants to grant the tuition fee scholarship of VND 42 million (USD 2,000) per student and one research project to grant the funding of VND 105 million (USD 5,000) per group.

“Monsanto understands Vietnam’s determination in applying this world-class technology and aspiration in developing made-in-Vietnam biotechnology crops. To realize those goals, nurturing a generation of talented, driven and passionate young people is of key elements and Monsanto is committed in working together with Vietnam in this process. The Monsanto-VNUA scholarship is a part of our actions in delivering our pledge in Vietnam.” Said Nguyen Dinh Manh Chien, Country Lead of Dekalb Vietnam, an entity wholly owned by Monsanto Company. “Vietnam University of Agriculture has a strong history of developing talents in agriculture. This is also where many leaders and members of Monsanto Vietnam were graduated. It is our hope that the Monsanto-VNUA scholarship will help to foster the next generation of leaders for Vietnam agriculture in general and Monsanto in particular.”

In order to qualify for the scholarships, applicants are required to be a part of top 20 highest GPA, member of at least one research group (except for sophomore student), and plan to pursue a career in agriculture. Applicants will also be evaluated on their academic excellence, research records and personal essays submitted to the Scholarship Committee as a part of the application process.
Originally published October 13, 2014 by Monsantoco
Nguồn: http://monsantoblog.com/2014/10/13/monsanto-and-vietnam-university-of-agriculture-collaborate-to-develop-talents-in-agricultural-biotechnology/.

và : http://www.vir.com.vn/monsanto-and-vietnam-university-of-agriculture-collaborate-to-develop-talents-in-agricultural-biotechnology.html




Đối với người Việt Nam, tên tuổi tập đoàn Mỹ Monsanto được gắn liền với chất độc màu da cam do quân đội Mỹ sử dụng trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng ở những nơi khác, từ châu Âu đến châu Mỹ La Tinh, thông qua châu Phi và Ấn Độ, hàng ngàn nông dân đã nổi dậy chống lại Monsanto và các sản phẩm biến đổi gen (OGM) do họ làm ra. Theo báo cáo của một tập hợp những tổ chức phi chính phủ công bố hôm qua 04/04/2012, giới làm nông đã bước đầu thành công.

Trong bản báo cáo dài khoảng 40 trang, ba hiệp hội Những Người bạn của Trái đất - Quốc tế, Via Campesina, và Chống Monsanto, đã vui mừng ghi nhận, các cố gắng không mệt mỏi của nông dân khắp nơi đã thuyết phục được nhiều nhà hoạch định chính sách là cần phải điều tiết tốt hơn ngành công nghiệp thực phẩm.
Lý do, theo các tổ chức phi chính phủ này, là : « Nơi nào có bàn tay của Monsanto, là nơi đó các hạt giống địa phương bị biến thành bất hợp pháp, tính chất đa dạng sinh học bị mất đi, đất đai bị ô nhiễm, nông dân và tá điền bị nhiễm độc, bị liệt vào diện tội đồ, bị trục xuất khỏi mảnh đất của họ. »
Với những lời chứng cụ thể, tài liệu đã kể lại các cuộc chiến đấu gần đây chống lại nhà cung cấp hàng đầu thế giới hiện nay về hạt giống chuyển gen OGM. Được thành lập từ năm 1901, trước đây Monsanto đã từng nổi tiếng xấu vì các hóa chất nông nghiệp nguy hại đến sức khỏe như chất DDT, hoặc các thành tố của chất độc da cam, một loại thuốc khai quang được quân đội Mỹ sử dụng tại Việt Nam, gây hại đáng kể cho môi trường cũng như sức khỏe con người.
Bản tóm lược nội dung báo cáo nêu bật : "Báo cáo này chứng minh rằng sự phản đối mạnh mẽ của các phong trào xã hội và các tổ chức xã hội dân sự có tác động đến giới hoạch định chính sách, có trách nhiệm giám sát lĩnh vực lương thực, thực phẩm và ban hành các quy định về thuốc trừ sâu và các cây trồng chuyển gen".
Tại châu Âu, phần lớn dư luận vẫn còn chống lại việc sản xuất thực phẩm từ hạt giống chuyển gen. Nhưng ở các nước đang phát triển hay đang trỗi dậy, công cuộc đấu tranh khó khăn hơn. Cho dù vậy, phong trào nông dân tại các nước đó cũng đạt được một số thành công : chẳng hạn như quyết định cấm cà tím biến đổi gen BT, phiên bản của loại rau quả căn bản này ở Ấn Độ, hoặc là việc bác bỏ quà tặng bao gồm các hạt giống lai tạo ở Haiti, sau khi người dân rầm rộ động viên nhau phản đối, vì lo ngại đất nước bị mất chủ quyền lương thực.
Tại Guatemala, các mạng lưới chống OGM, đã cảnh báo công luận về một số dự luật và khả năng thông qua các chương trình phát triển của Hoa Kỳ khuyến khích việc phổ biến hạt giống chuyển gen trong nước.
Tại châu Phi, một Liên minh vì Chủ quyền Thực phẩm đang khuyến khích các nước không theo gương của Nam Phi, vốn đã áp dụng công nghệ OGM "bất chấp thực tế là các giống cây chuyển gen có liên can không kháng được hạn hán hoặc úng lụt", như từng được quảng cáo.
Tuy nhiên, dù đã giành được một số thành công như kể trên, cuộc đấu tranh của nông dân vẫn phải tiếp diễn vì các đại tập đoàn như Monsanto không hề chịu bó tay. Bản báo cáo lên án "một cuộc tấn công chưa từng thấy của giới kinh doanh nông nghiệp dưới chiêu bài « nền kinh tế xanh mới », sẽ được thúc đẩy nhân hội nghị thượng đỉnh Rio+ 20 vào tháng Sáu tới đây.
Một ví dụ cụ thể tại Pháp. Vào giữa tháng Ba 2012 vừa qua, chính phủ Pháp đã quyết định tạm thời cấm trồng loại bắp ngô chuyển gen Monsanto – ký hiệu MO 810, để « bảo vệ môi trường ». Thế nhưng không đầy 2 tuần sau, ngày 29/03, các hiệp hội sản xuất bắp ngô chủ chốt tại Pháp đã đệ đơn kiện để đòi hủy bỏ nghị định nghiêm cấm do chính phủ ban hành, viện lẽ rằng quyết định đó không có cơ sở khoa học vững chắc.

-Theo: RFI -Nông dân thế giới bước đầu đẩy lùi được tập đoàn Monsanto


-Có thể sản xuất đại trà ngô biến đổi gene trong năm nay (TP).- Nuôi gà đồi xây nhà lầu (TN).- LIÊN KẾT VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: DN gặp khó, tiền lãi chảy vào ngân hàng (PLTP).Nhà đầu tư Việt Nam chi 19 tỷ đồng mua một thị trấn Mỹ (VnEconomy).-- Mất hàng ngàn tỉ đồng vì chất cấm (NLĐ). - Thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng vì chất cấm (TN). - Bộ NN-PTNT kiểm tra việc quản lý chăn nuôi tại Đồng Nai (SGGP).  - Truy ra đầu mối chất tạo nạc (TT). -- Thông tin về gạo giả là không chính xác (VOV). - Không có “gạo giả” ở Hà Nội (LĐ). - Kết luận về “gạo giả” ở Hà Nội (ĐV).  - - Tô Văn Trường: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới – Vì sao vẫn ì ạch? (BoxitVN). - -Nước ngầm tại đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ tiếp tục giảm-Chất lượng nước ngầm cũng đang có một số chỉ tiêu vượt mức cho phép. Giá lương thực tăng ba tháng liên tiếp (TBKTSG).

Tổng số lượt xem trang