Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: trách nhiệm của ô Đinh La Thăng tới đâu

picturePhó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản: -Cần hiểu đúng, đầy đủ kết luận thanh tra
Tiền Phong Online
Gần đây, nhiều trang tin tập trung bình luận những con số từ kết luận thanh tra tại các tập đoàn kinh tế lớn với những sai phạm hàng chục, thậm chí nhiều chục ngàn tỷ đồng. Dư luận không khỏi lo lắng đặt dấu hỏi về việc thất thoát tài sản Nhà nước, dấu hiệu tham nhũng… Trao đổi với PV, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản khẳng định: Cần hiểu đúng, đầy đủ kết luận thanh tra.

Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản
Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản .
Phó Tổng Thanh tra cho biết: Trong quý I-2012, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành 11 kết luận thanh tra tại một số tập đoàn lớn gồm: Hoá chất Việt Nam, Dầu khí Việt Nam (PVN), Viễn thông Quân đội; việc thực hiện quản lý Nhà nước về dược của Bộ Y tế; thanh tra trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nhà ở; thanh tra tại Tập đoàn Sông Đà, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất, quản lý đầu tư xây dựng và một số dự án đầu tư xây dựng tại Kiên Giang và thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại Tuyên Quang, Tiền Giang và Bến Tre.
Qua thanh tra, phát hiện vi phạm về quản lý kinh tế hơn 30,7 nghìn tỷ đồng; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 3,7 nghìn tỷ đồng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý trên 27 nghìn tỷ đồng; kiến nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân vi phạm. 
Việc tách rõ các số liệu vi phạm về quản lý kinh tế, về xử lý là thu hồi về ngân sách Nhà nước hay kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét nói trên cho thấy, cơ quan TTCP đã phân biệt rất rõ khái niệm khuyết điểm, vi phạm và sai phạm trong khi kết luận thanh tra.
Tương tự như vậy là việc dùng các từ “thất thoát ngân sách”, “sai phạm” và “vi phạm”.
Thất thoát thì ai cũng hiểu là mất vốn, mất tiền đầu tư.
Sai phạm thì cần phải xem xét trách nhiệm cụ thể, thậm chí phải chuyển cơ quan điều tra.
Nhưng vi phạm thì có thể là chưa làm đúng quy trình thủ tục hoặc trong chuỗi quy trình thủ tục hoặc đơn vị đã thực hiện nhưng chưa đầy đủ theo quy định…
Khi gộp các khái niệm này thành “sai phạm” sẽ phản ánh không đúng bản chất, rất dễ tạo phản ứng ngược, gây dư luận không tốt, đặc biệt trong việc thông tin xung quanh các kết luận thanh tra tại các tập đoàn kinh tế vừa rồi.
Ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?
Trước và sau cuộc họp báo thường kỳ của TTCP, các cơ quan báo chí đưa khá đậm về kết luận thanh tra tại các tập đoàn lớn như Sông Đà, PVN. Tuy nhiên, nhiều bài báo đã đưa các thông tin không sát thực tế, không đầy đủ, thậm chí chưa đúng về các kết luận này. Trong đó, phổ biến là cách tổng hợp hết các số liệu vi phạm các quy định về quản lý tài chính là sai phạm, là không sát đúng với nội dung của kết luận thanh tra.
Tôi xin dẫn chứng đối với kết luận thanh tra tại PVN. Trong bài viết, một số PV đã gộp nhiều nội dung vi phạm về trình tự thủ tục hành chính, thiếu về qui trình hoặc thực hiện chưa đúng quy định… thành “sai phạm”. Cụ thể là khoản tiền 11,8 tỉ đồng được sử dụng từ Quỹ Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo mà PVN đã sử dụng để xây dựng Trường THPT Đất Mũi; trên 1.600 tỷ đồng ứng vốn cho các địa phương Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang thực hiện giải phóng mặt bằng; 1.922,2 tỉ đồng từ việc cổ phần hoá mà một số đơn vị chưa nộp về Quỹ. Thực ra, đây không phải là sai phạm vì những vi phạm này không làm thất thoát hay mất vốn.
Tại kết luận thanh tra, TTCP kiến nghị PVN điều chỉnh, sử dụng đúng nguồn vốn cấp cho các nội dung hay bổ sung qui trình hoặc báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Đây được hiểu là vi phạm thủ tục hành chính, là khuyết điểm, là vi phạm trong áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
Kết luận thanh tra thường được hiểu là chỉ vạch ra những sai phạm nên dẫn đến cách hiểu gộp ở trên. Xin Phó Tổng Thanh tra cho biết làm thế nào để có thể tiếp cận đúng, đủ và tránh được xử lý đáng tiếc?
Đúng là trong tâm lý tiếp cận từ trước đến nay, đối tượng thanh tra “ngại” bị thanh tra, người đọc thường hiểu các kết luận chỉ gắn với các sai phạm. Và, ở các chủ thể thanh tra lớn cả về qui mô, lĩnh vực, đầu tư thì các số liệu này lại càng “nóng”. Tuy nhiên, cần trở về với chức năng gốc của ngành Thanh tra, đó là chức năng “phòng thật tốt, xử lý thật nghiêm” và “cảnh báo, răn đe, phòng ngừa”, “là người bạn của dưới” như Hồ Chủ tịch đã từng nói.
Đoàn thanh tra khi xuống đơn vị cần hướng dẫn, nhắc nhở đơn vị làm đúng, làm đầy đủ các qui định, trình tự, tránh cho việc làm thiếu, làm tắt lâu ngày có thể trở thành một nguy cơ mất vốn, đồng thời kiến nghị xử lý nghiêm minh sai phạm. Đó là lý do khiến công tác thanh tra, kiểm tra không thể thiếu trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào để bảo đảm sự phát triển bền vững.
Cá nhân tôi rất mong và đề nghị lãnh đạo các cơ quan báo chí, các PV, nhà báo khi tiếp cận các kết luận thanh tra cần xem xét kỹ, phản ánh đúng nội dung, bản chất của sự việc.
Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng Thanh tra!
Theo Thúy Nhài
Báo Thanh tra
...
PVN giải trình về kết luận thanh traThanh Niên
Báo cáo thực hiện kết luận thanh tra trước 30/4Thanh Tra
PVN cơ bản xử lý xong những tồn tại, khuyết điểmVietnam Plus
Báo Đất Việt -VTC


“Khuyết điểm” khác gì “sai phạm”?
Cuộc họp giao ban báo chí sáng 10-4 bỗng dưng “nóng” bởi sự xuất hiện của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Nguyễn Văn Sản, người ký kết luận thanh tra vụ việc Tập đoàn Dầu khí (PVN), chỉ bởi sự tranh chấp giữa từ “khuyết điểm” và “sai phạm”.

Sau khi than phiền bị quá nhiều nhà báo hỏi về việc PVN đơn phương họp báo (xem Pháp Luật TP.HCM 10-4), ông phó tổng TTCP đã phê phán báo chí “rút tít giật gân”, “sai bản chất vụ việc” khi đưa theo kết luận của TTCP nhưng lại nói là “sai phạm hàng chục ngàn tỉ đồng”! “Nếu đọc nghiêm túc kết luận của TTCP thì không có từ nào nói rằng đó là “sai phạm” mà chúng tôi chỉ nói “khuyết điểm”, “chưa đúng quy định” của một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào đó…” - ông Sản nói.
Sau đó, lãnh đạo PVN và lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà (một đơn vị cũng vừa bị thanh tra với số tiền trên 10.000 tỉ đồng) cũng đứng dậy nhất loạt nói họ chỉ có một số “khuyết điểm” chứ không phải “sai phạm” và việc báo đăng như thế đã ảnh hưởng nặng nề đến họ (?!).

Thực tế nhiều người dự họp đã rất xôn xao về ý kiến này, bởi theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng 2008) thì “sai phạm” dạng danh từ nghĩa là làm sai các quy định; còn “khuyết điểm” là điều thiếu sót, điều sai trong hành động, suy nghĩ hoặc tư cách. Như vậy dù thể hiện dưới cụm từ nào thì việc làm của PVN cũng là vi phạm các quy định của pháp luật, dùng từ “sai phạm” hay “khuyết điểm” cũng không thay đổi được bản chất của hành vi là PVN đã không tuân thủ các quy định của Nhà nước hoặc “tiền trảm hậu tấu” trong sử dụng số tiền trên 18.000 tỉ đồng!

Hơn thế, từ “sai phạm” không phải do một vài tờ báo nghĩ ra mà đó chính là từ được thể hiện nhiều lần trong văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Công văn số 1775 ngày 20-3-2012 của Văn phòng Chính phủ) “V/v xử lý sau thanh tra tại Tập đoàn Dầu khí VN”. Đặc biệt, ở phần chỉ đạo sau cùng, ý kiến của Thủ tướng nêu rõ ràng là “Tổ chức kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm, sai phạm nêu trong kết luận thanh tra; kết luận trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với các cá nhân sai phạm. Kết quả báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ”.

Ai cũng biết công việc của thanh tra là bảo vệ pháp luật nên mỗi từ ngữ sử dụng đều phải phản ánh chính xác sự việc, nhất thiết không thể “chơi chữ” theo dạng hiểu sao cũng được. Đúng là đúng và sai thì phải nói là sai, không thể đánh tráo khái niệm để nói rằng “khuyết điểm” là nhẹ nhàng hơn sai phạm!
Bề nổi của tảng băng: Ôtô chở Bộ trưởng Giao thông gặp tai nạn (VnEx 10-4-12) -- Xe này là của PVN tặng Bộ trưởng.  Bộ Trưởng là xếp cũ của PVN.  PVN bị lỗ nặng dưới thời ông này làm xếp.  Hoan hô ông Đinh La Thăng! (Nhưng ông Thăng chối: Bộ trưởng Thăng: Không có chuyện xe tôi gặp tai nạn (PN Today 10-4-12)

Trả lời câu hỏi về những sai phạm trong việc đầu tư vốn ra ngoài ngành của PVN, chủ tịch PVN Phùng Đình Thực nói rằng, PVN có một số khoản đầu tư ngoài ngành chưa hiệu quả nhưng chưa thất thoát, thua lỗ

-Sai phạm tại Petro Vietnam và chuyện “hồi tố trách nhiệm” (VnE 10-4-12) -Sai phạm tí ti 18.000 tỷ đồng, "mất trinh" hay là..."thiếu trinh"?

(Trái hay Phải)-Trong lúc đám học trò hứng khởi với đề thi về trinh tiết như thể chưa bao giờ được làm văn, thì người lớn, như mọi ngày, vẫn miệt mài cãi cọ về đủ thứ trên trời dưới biển của kiếp nhân sinh.
Đề văn luận về trinh tiết của Đại học FPT vừa he hé một tí với công chúng ngay lập tức trở thành nóng sốt trên mặt các báo điện tử, được độc giả "com mần" ầm ầm với đủ sắc thái biểu cảm. Thế mới biết, chuyện cái màng trinh dù xa xưa cũ kỹ như lịch sử loài người nhưng lúc nào cũng mới mẻ hấp dẫn mọi tầng như nam châm hút mạt sắt. Bất kể giàu hay nghèo,  già hay trẻ, cổ hay kim...cái màng trinh ấy vẫn khiến người ta vừa sợ nó như trẻ con sợ con ngáo ộp (nếu không giữ được nó thì quả là...đáng sợ đấy!) vừa làm cho người ta thích thú âm thầm (nói ra thì ngại chết đi được, nhưng tưởng tượng thì chao ôi...cứ như chả có gì bằng!).  Khỏi phải nói, chỉ cần căn cứ vào việc các nhà giáo lâu nay tuyệt đối không nhắc đến chữ trinh trong các đề thi cũng đủ biết họ ái ngại thế nào với đề tài nhạy cảm này; thậm chí sách giáo khoa còn phải lướt qua cảnh yêu đương Chí Phèo – Thị Nở vì sợ học các học sinh cấp 3 đang tuổi ăn tuổi lớn suy nghĩ bậy bạ kia mà.
Nhưng, cũng như Lỗ Tấn tiên sinh từng ngậm ngùi kết luận, xưa nay ai cũng đề cao trinh tiết, dù rất ngại khi nói đến nó, đủ biết giữ gìn chữ trinh rất khó. Ngay Kim Trọng được tiếng là “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” cũng đòi “xem trong âu yếm có chiều lả lơi” trong đêm đầu tiên gặp gỡ nàng Kiều, rồi chính Kiều sau bao nhiêu bầm dập của cuộc đời cũng đã ân hận mà rằng biết thế thì “nhị đào thà bẻ cho người tình chung”, kia mà.
Tuy vậy, tuyệt đối không thể sớm lỏng dây cương với đám trẻ ngày nay về cái gọi là cuộc cách mạng tình dục. Như thể một bà mẹ chồng cay nghiệt với con dâu chỉ vì những khốn khổ một thời tuổi trẻ, hãy thử nghĩ mà xem, ngày xưa chúng ta đã bị cấm cản như thế nào, làm sao có thể dễ dàng cho chúng tự do dễ dàng như vậy, cho dù ai cũng biết những lời nói giả dối của cánh người lớn chúng ta làm đám trẻ con phát ngán.
Nếu bạn cảm thấy không vừa lòng với lời kết tội rằng người lớn chỉ toàn làm những điều giả dối và thuyết phục lẫn nhau cũng chẳng xong, xin mời hãy chịu khó lướt qua một lượt trên báo chí hôm nay.
Này nhé, Bộ Tư pháp tuýt còi thì cứ tuýt còi, việc tạm dừng nhập cư vẫn diễn ra bình thường tại Đà Nẵng; Thanh tra Chính phủ vừa họp báo thông tin kết luận về sai phạm 18.000 tỷ đồng tại Petrovietnam, thì Tập đoàn này ngay lập tức cũng tổ chức họp báo mà phản pháo rằng những vấn đề tại đây không nên gọi là “sai phạm”, mà chỉ là khuyết điểm! Chà, hay quá quá là hay, tuyệt cú mèo cái chiêu nhập nhằng đánh lận con đen này, không học thì uổng cả một đời đi học đấy.
Này nhé, nói sai phạm 18.000 tỷ đồng nghe rất chướng tai, khó nuốt trôi được vì cái ý cứ như bảo người ta ăn mất sạch ngần ấy tiền! Sao không dùng các cụm từ khác để chỉ cái sự việc ấy cho dễ nghe, như: có khuyết điểm với 18.000 tỉ đồng. Cũng như đừng nói "mất trinh" mà nên nói "thiếu trinh", nghe dễ chịu hơn nhiều chứ, đúng không nào, thưa các quý độc giả? Các cụ nhà ta vẫn dạy rằng "lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" thế mà có nhiều kẻ cứ oẳng cái miệng ra là mất trinh, mất chức, sai phạm....khó nghe quá. Cần phải học tập đoàn Petrovietnam không phải cái ý "phản pháo" lại Thanh tra Chính phủ, nói ngược lại kết luận Thanh tra Chính phủ mà học cái cách làm "vừa lòng chính mình" trước bàn dân thiên hạ: thay từ "sai phạm" nặng nề kia bằng từ "khuyết điểm"! Ờ nhỉ, từ nay đừng ai dại dột kêu toáng lên là "mất trinh" nữa nhé, nếu bị tra vấn thì cứ nhẹ nhàng mà nói rằng: em không mất trinh, em thiếu trinh thôi.
Chưa hết, giữa lúc người dân Đà Nẵng vốn được tiếng là văn minh thanh lịch cũng đã chen lấn xô đẩy chỉ thiếu nước gây án mạng chỉ vì mấy cái mũ bảo hiểm, thì một công ty của Tập đoàn Dầu khí thảnh thơi tặng 2 chiếc ô tô tiền tỷ cho Bộ Giao thông.
Câu chuyện chiếc ô tô quà tặng này được hé lộ từ một vụ tai nạn mà cho đến chiều nay thì khó mà tìm được tờ báo nào vẫn tỏ ra dửng dưng với nó: Ô tô chở Bộ trưởng Giao thông gặp tai nạn. Thế nhưng còn khó hơn nữa là việc tìm một độc giả nào không lo lắng cho Bộ trưởng, thể hiện qua hàng loạt những phản hồi đầy mừng rỡ, như thể tiếng thở phào nhẹ nhõm: May mà Bộ trưởng đi xe ô tô, chứ nếu Bộ trưởng mà cũng như phần lớn người dân Việt Nam cứ thích ngồi trên xe máy vừa đi vừa hưởng khí trời, thì ai biết hậu quả sẽ thế nào?
Đến cuối ngày, người ta còn mừng rỡ hơn nữa khi nghe đích thân Bộ trưởng lên tiếng khẳng định việc các báo chỉ “đưa tin bậy bạ”, dù thông tin ấy đã được xác nhận bởi người phát ngôn Bộ Giao thông vận tải, theo các báo.
Tạm bỏ qua vấn đề “ông nói gà, bà nói vịt” của mấy người lớn khiến đám trẻ con phát chán như đã nói ở trên, người ta băn khoăn tự hỏi sao chẳng thấy Bộ trưởng đính chính thông tin được cánh nhà báo lắm chuyện ngoặc thêm: Chiếc xe (nghe đồn) bị tai nạn do một Công ty Cổ phần thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (mua với giá 2,605 tỷ đồng) tặng Bộ. Ngoài chiếc xe kể trên, Công đoàn Dầu khí Việt Nam cũng một chiếc xe khác với trị giá khoảng 1,1 tỷ đồng.
Ừ, kể ra cũng chẳng có gì phải to chuyện, nếu bạn còn nhớ cái thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí và Bộ Giao thông mà các chữ ký chắc còn chưa còn ráo mực. Ừ, đúng là nếu có tình nghĩa với nhau như thế thì chuyện tặng một vài chiếc ô tô một vài tỷ có đáng là gì. Mà sao không nghĩ xem, nếu ngài Bộ trưởng hôm đó đi xe công trị giá chỉ vài trăm triệu và khá tồi tàn như một công bộc mẫn cán và quá ư liêm khiết thì tai họa sẽ như thế nào? Hú vía, may mà ngài đi xe xịn đấy.
Nhưng cũng qua chuyện này mới thấy, bên cạnh nỗi khổ bị báo chí phê bình mà Bộ trưởng từng có đôi lần phàn nàn, hóa ra làm Bộ trưởng đôi khi cũng có những niềm vui nho nhỏ khác. Này, Bộ trưởng Đinh La Thăng không chỉ được đi xe tặng đâu, mà xe ấy còn chẳng phải đóng phí nữa cơ, như chính đề xuất mới đây của Bộ.
Về phía Tập đoàn Dầu khí, có lẽ đây cũng là một minh chứng hùng hồn chứng tỏ những vấn đề được Thanh tra Chính phủ nêu không phải là “sai phạm”, mà chỉ là “khuyết điểm tí ti” như cách dùng chữ của tờ Pháp luật và Xã hội.
Dân Đà Nẵng đã quá xoàng khi so với Tập đoàn Dầu khí.
Dân Đà Nẵng đã quá xoàng khi so với Tập đoàn Dầu khí.
Còn về phía những người dân Đà Nẵng, không hiểu vì chưa hết hoảng hồn với những loại phí (mới tỉnh tình tinh là phí ATM) giữa buổi lạm phát, thóc cao gạo kém, hay quá sốt sắng với chủ trương phạt người đội mũ bảo hiểm rởm, mà họ suýt dẫm đạp lên nhau để cướp được một chiếc mũ bảo hiểm xịn. Chỉ biết, nếu so sánh với công ty nọ thuộc Tập đoàn Dầu khí đã tặng chiếc ô tô tiền tỷ một cách nhẹ tênh, thì dân Đà Nẵng quá xoàng.
Riêng đối với Thời báo Kinh tế Việt Nam, tờ báo ngày hôm nay đã đặt một câu hỏi to tướng về “sai phạm tại Petro Vietnam và chuyện “hồi tố trách nhiệm””, xin mạn phép được trả lời là quý báo không phải lo.
Lọ mọ lên mạng tìm kiếm, người ta thấy ngày 5/3 vừa qua, theo thông báo kết luận số 101/TB-BGTVT, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu với các sai phạm được phát hiện, cần tập trung làm rõ vai trò trách nhiệm và kiến nghị xử lý nghiêm đến trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, tránh như thời gian qua có sai phạm phát hiện nhưng không có ai chịu trách nhiệm.
Văn bản này cũng chỉ rõ, trong xử lý không có trường hợp ngoại lệ, đồng thời phải hết sức chú trọng đến các thông tin phản ảnh của quần chúng nhân dân và dư luận xã hội.
Với những ngôn từ, lời lẽ đầy quyết tâm như vậy của Bộ Giao thông vận tải, có thể khẳng định rằng Thời báo Kinh tế đã lo bò trắng răng khi viết chắc chắn sẽ vẫn còn đó những dị nghị trong dân chúng về những cú “hạ cánh an toàn”!
Vấn đề duy nhất khiến người ta e ngại, là dù học sinh Việt Nam rất kém trong việc “làm văn”, nhưng hình như người lớn thì có tài hơn nhiều. Dẫn chứng ư? Cứ thử nhìn nơi trước đây Bộ trưởng Giao thông từng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên thì đủ biết.
Theo Thanh tra Chính phủ, có 3 khoản đầu tư PVN góp vốn cho liên doanh Rusvietpetro, nhận nợ cho liên doanh này và cấp vốn điều lệ cho Tông ty thăm dò khai thác dầu khí với tổng số tiền 15.600 tỷ đồng đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận là chưa đúng vì các hoạt động này đều không thuộc các dự án trọng điểm dầu khí theo quy định để có thể lấy tiền quỹ đầu tư.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trong buổi họp báo ngày 5/4 cũng đã lưu ý báo chí rằng cần phân biệt rõ giữa thất thoát và sai phạm khi đưa tin về kết luận thanh tra PVN, dùng từ thất thoát dễ gây hiểu lầm.
Nhưng Chủ tịch Hội đồng thành viên của PVN Phùng Đình Thực thì còn khó tính hơn nhiều trong việc cân nhắc từng câu từng chữ, nói khác đi là ông quả có năng khiếu làm văn, khi ông không chịu vừa lòng với từ sai phạm, mà đề nghị báo chí nên dùng từ khuyết điểm.
Nếu ông Chủ tịch muốn lẩy mấy câu Kiều được dùng làm đề thi của đại học FPT, chắc phải cho ra một kết quả mỹ mãn, tỷ như: Chữ sai kia cũng có ba bảy đường/Có khi biến có khi thường/Có quyền, nào phải một đường chấp kinh".
Tam Thái
-- –Sai phạm tí ti 18.000 tỷ đồng, “mất trinh” hay là…”thiếu trinh”? (PhunuToday). -“Khuyết điểm” khác gì “sai phạm”? (PLTP). - Khuyết điểm hay sai phạm? (SGTT).  - Chủ tịch PVN: Khuyết điểm thì có, sai phạm thì không! -“Phí” đo lòng yêu nước của ai? (TVN). - Bộ GTVT cần quan tâm tới lòng tin của nhân dân (DT). - Bảo hiểm cũng “ngại” áp phí xe cơ giới (ĐTCK).  – - Chủ tịch Hà Nội: Không để xe buýt là ‘hung thần’ (VNN). - Phải thay đổi hình ảnh xe buýt thủ đô (TP). - Lái xe buýt phải giỏi nghề, lịch sự (TT). - TPHCM: Tai nạn, ùn tắc giao thông giảm (SGGP).
-Hết sẩy: Nguyễn Thiện Nhân + Đinh La Thăng = Nobel! Xây dựng đề án chiến lược để VN có giải Nobel(FPT 6-7-09) -- Nguyễn Thiện Nhân + Đinh La Thăng đúng là "dream team" (tiếng tây: Équipe de rêve!)
Phí hạn chế kêu ca thắc mắc (Quê Choa). “Sực nhớ thông tin về chuyện Tập đoàn Dầu khí của đ/c Thăng tài trợ cho Đại học Quốc Gia Hà Nội thực hiện đề án chiến lược để VN đoạt giải Nobel mà báo chí trong nước đã đưa tin rầm rộ hồi tháng 3/2008. Đã 4 năm rồi không rõ số tiền mà PVN đầu tư cho đề án tào lao này là bao nhiêu và hiệu quả đến đâu”.  Xây dựng đề án chiến lược để VN có giải Nobel  (ĐH FPT). –

-Cuộc họp báo bất thường?!--Ngay sau khi Thanh tra Chính phủ họp báo công bố kết quả thanh tra một số tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó có kết quả thanh tra Tập đoàn Dầu khí (PVN) với tổng số tiền khoảng 18.000 tỷ đồng, PVN lập tức “phản pháo” bằng một cuộc họp báo, diễn ra hôm qua 9-4.
Đáng nói, PVN đã chuẩn bị sẵn một tài liệu trên 3000 chữ, dài 5 trang với 9 đề mục cho cuộc “phản pháo”, nhưng lại “ém” dưới tiêu đề “Họp báo quý I/2012” với phương thức trực tuyến hai đầu Hà Nội – TP HCM và sự xuất hiện kỳ lạ của một số “phóng viên mồi”, tức là những người dự họp báo nhưng đã chuẩn bị sẵn câu hỏi “mồi” đồng thời “diễn giải giùm” sai phạm của PVN và phê phán báo chí!
Vì thế, lãnh đạo PVN đã ra sức biện minh cho những vấn đề đã được Thanh tra Chính phủ kết luận, rằng đó chỉ là “khuyết điểm” chứ không phải “sai phạm”; “báo chí nêu không đúng bản chất” v.v… và hoàn toàn dẫn mục đích để biện giải cho việc thực hiện các hoạt động đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra, tức là lấy “mục tiêu bù phương pháp”.
Khá nhiều phóng viên dự họp báo cho rằng đây là cuộc họp công bố thông tin “phản bác Thanh tra Chính phủ” chứ không phải chỉ là công bố hoạt động quý I như tiêu đề. Hơn thế, theo quy định tại Luật Thanh tra, để ban hành được bản Kết luận thanh tra số 124 ngày 18-1-2012, Thanh tra Chính phủ đã ít nhất 3 lần tạo cơ hội cho PVN giải trình, trong đó lần giải trình cuối cùng là khi có dự thảo kết luận thanh tra và lý lẽ của PVN sau mấy lần đó đều không có gì mới. Thậm chí kết luận này đã được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chấp thuận (công văn 1775 ngày 20-3-2012 của Văn phòng Chính phủ) và trước đó chính PVN cũng đã gửi công văn báo cáo lên Thủ tướng.
Ai cũng biết sau vụ “chìm tàu” ở Vinashin (VNS), dư luận xã hội “lo ngay ngáy” về hoạt động của các Tập đoàn Kinh tế nhà nước, mà điển hình là các ý kiến nêu ra tại cuộc hội thảo mang tên “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2012” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9-4. Tại hội thảo này, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đã bày tỏ lo ngại về hoạt động của DNNN, một loại DN “lời ăn, lỗ dân chịu”, mà tiêu biểu là hoạt động của Tập đoàn VNS. Tại TAND TP Hải Phòng vừa qua, bị cáo-cựu chủ tịch VNS Phạm Thanh Bình luôn đưa ra các chủ trương chính trị để diễn giải cho các quyết định tuỳ tiện, bất chấp hậu quả của mình, tức là cũng là “mục tiêu bù phương pháp”. Trong khi theo tòa án, các quyết định đầu tư, kinh doanh, các quyết định cử nhân sự đều thấy sự tuỳ tiện và kéo dài trong nhiều năm, kể cả khi các khiếm khuyết hay thất bại (nếu có) đã được chỉ rõ và hậu quả đã phần nào đã xảy ra… nhưng chậm được sửa chữa!
Vì thế lẽ ra dư luận cần được nghe PVN giải trình đã kiểm điểm, xử lý kỷ luật những cá nhân nào, thu hồi được bao nhiêu tiền (trong số 18.000 tỷ đồng) về và phương án phòng ngừa sai sót ra sao, chứ không phải đến để được “huấn thị”, “chấn chỉnh” về cách thức viết báo!


-Lại ông Đinh La Thăng: Trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: "Tâm điểm" họp báo PVN (Bee.net 9-4-12) -- Thuở nhỏ, tôi rất thích một phim khoa học giả tưởng có cái tựa rất ấn tượng, đó là phim "Người ruồi gieo máu lửa".  Mỗi lần đọc tin về ông Thăng, tôi lại nhớ đến phim này!1/3 ngân sách quốc gia và 18.000 tỉ đồng (PLTP). - PVN giải trình về kết luận thanh tra (TN). - PVN giải trình về kết luận của Thanh tra Chính phủ (SGGP). – - Thêm 4 nghi can bị bắt trong vụ tham nhũng Vinashin   –   (VOA). – Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế và các nhóm lợi ích   –   (RFA).
TT Nguyễn Tấn Dũng: tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh   –   (RFA).Việt Nam mất sức hútViệt Nam đang hụt hơi? (RFA 8-4-12) --  Vietnam Loses Its Luster (Forbes 9-4-12) ◄  Siêu thị điện máy liên tiếp đóng cửa (DNSG 9-4-12)
-Doanh nghiệp nhà nước: “Hư không sợ bị đòn!” Dân Trí
Cùng với đúc kết của TS. Nguyễn Đình Cung về doanh nghiệp nhà nước “lời ăn, lỗ dân chịu”, khá nhiều nhận xét mang tính đúc rút tiếp tục được dành cho doanh nghiệp nhà nước, tại một diễn đàn về kinh tế vĩ mô đang diễn ra tại Đà Nẵng. Báo cáo mở đầu tại ... Lạ kỳ DNNN không thể phá sản (VEF). – Doanh nghiệp “lời ăn, lỗ dân chịu”… (Bút Lông).
Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế và các nhóm lợi íchĐài Á Châu Tự Do
Petro Vietnam thu về gần 190 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2012VnEconomy
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam họp báo trực tuyến quý 1/2012Đài Tiếng Nói TPHCM
Lao động 
.Sản xuất đình đốn vì sức mua kiệt quệ! SGTT.VN - Chỉ số sản xuất, tổng mức bán lẻ và tồn kho hiện nay thể hiện được phần nào sự suy yếu về “sức khoẻ” của thị trường, “sức mua” của người dân và “tình trạng” của chính các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đó.
-PetroVN “né” trả lời trách nhiệm của ông Đinh La Thăng
 (NLĐO)- Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong thời gian lãnh đạo PetroVN khi để xảy ra các sai phạm như Thanh tra Chính phủ chỉ ra, Chủ tịch PetroVN Phùng Đình Thực chỉ nói: "Chúng tôi đang rà soát, làm rõ trách nhiệm, khuyết điểm đến đâu của từng cá nhân, tập thể...".
Sáng nay (9-4) tại cuộc họp báo quý I/2012 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVN), lãnh đạo tập đoàn đã liên tiếp nhận được câu hỏi của nhiều phóng viên về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong giai đoạn giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên - HĐTV) PetroVN.

Trước nhiều câu hỏi của phóng viên về việc xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân trước những sai sót trong trong việc đầu tư ngoài ngành, chi sai nguyên tắc, Chủ tịch HĐTV PetroVN Phùng Đình Thực thay vì đi vào giải đáp ngày những thắc mắc mắc của báo giới lại trình bày về thành tích vẻ vang của PetroVN trong đóng góp lớn cho nền kinh tế, nộp ngân sách.


Ông Phùng Đình Thực trình bày về thành tích vẻ vang của PetroVN - Ảnh: Thế Kha

Tiếp đó, ông Thực đọc lại kết luận thanh tra và khẳng định: “Kết luận Thanh tra Chính phủ nói rõ về hiệu quả thành tích của PetroVN. Tuy nhiên có đưa ra những kiến nghị và chỉ rõ PetroVN có khuyết điểm nhưng không có câu nào có từ sai phạm”.
Tại cuộc họp báo, các phóng viên đã phải hỏi đi hỏi lại đến 4 lần về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong thời gian làm Chủ tịch HĐQT và sau này là Chủ tịch HĐTV PetroVN (2006-2011), tuy nhiên, người đứng đầu tập đoàn hiện nay, ông Phùng Đình Thực, đã luôn không trả lời thẳng vào câu hỏi.
"Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ mới có từ ngày 20-3 và đến nay chúng tôi đang tiến hành rà soát, làm rõ trách nhiệm, khuyết điểm đến đâu của từng cá nhân, tập thể. Chúng tôi cam kết sẽ khách quan, trung thực và sẽ có báo cáo Thủ tướng theo đúng quy trình" - ông Thực nói.


Nhưng ông Phùng Đình Thực lại "né" trả lời về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng khi làm lãnh đạo PetroVN

Giải trình lại hàng loạt những vấn đề kết luận Thanh tra Chính phủ nêu rõ về “khuyết điểm” của PetroVN, ông Thực và các lãnh đạo khác của PetroVN tham dự cuộc họp báo cho rằng, những “khuyết điểm” chỉ là vận dụng đụng quy định Nhà nước và có lợi cho đất nước, cho các địa phương (!?) và tiết kiệm được chi tiêu như việc ứng vốn cho các địa phương đầu tư ngoài hàng rào công trình…
Trong phần trình bày của mình, ông Thực cũng nói: "Báo chí, blog trong nước viết vừa qua liệu có lợi cho cái chung hay không? Báo chí và blog xem cứ như vụ Vinashin thứ hai, liệu có tập đoàn nào muốn làm ăn với PetroVN ở trong nước và nước ngoài nữa. Nhân dân, cán bộ lão thành tập đoàn cứ hỏi tôi có sai phạm đến mức đó không?”.

Vụ sai phạm tại PVN: Đang rà soát trách nhiệm của các cá nhân
(TNO) Trong cuộc họp báo sáng 9.4 liên quan đến những sai phạm của Tập đoàn dầu khí Quốc gia VN (PVN) vừa được Thanh tra Chính phủ công bố (TTCP), ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) PVN nói “đã cơ bản xử lý các vấn đề theo kết ...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
PetroVietnam nói gì về 18.000 tỷ đồng sai phạm?Dân Trí
'Mổ xẻ' sai phạm hơn 18.000 tỷ đồng ở PetroVietnamBáo Đất Việt
PetroVietnam trần tình về sai phạm hơn 18.000 tỷ đồngVNExpress- Sau khi Thanh tra Chính phủ công bố một số kết luận về Tập đoàn Dầu khí (PVN), đơn vị này đã có văn bản giải trình thêm và cam kết sẽ xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm để kiểm điểm xử lý.

> Thanh tra nhiều sai phạm tại PetroVietnam

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, PetroVietnam không làm thất thoát tài sản, song mắc lỗi trong việc sử dụng tiền lãi nước chủ nhà sai quy định, ứng vốn khi chưa có quyết định của Thủ tướng, đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả... Số tiền phải xử lý lên tới trên 18.000 tỷ đồng.
Giải trình việc dùng trên 15.600 tỷ đồng tiền lãi nước chủ nhà để đầu tư cho 3 đơn vị không thuộc dự án trọng điểm dầu khí (Liên doanh Rusvietpetro; Liên doanh Rusvietpetro và PVEP), PetroVietnam cho biết đã báo cáo Thủ tướng về việc này. Theo đó, PVN kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dùng lãi dầu khí cho góp vốn điều lệ, cấp vốn cho Rusvietpetro, PVEP để triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.
“Đến nay PVN vẫn chưa nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng. Tập đoàn đang làm việc với Văn phòng Chính phủ tiếp tục dự thảo văn bản trình Thủ tướng”, nguồn tin từ PetroVietnam cho biết.
Ảnh: PVN
PVN không làm thất thoát tài sản nhưng có nhiều sai phạm về sử dụng vốn. Ảnh: PVN

Ngoài ra, PVN còn bị kết luận đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả với một loạt lĩnh vực không có lãi hoặc lãi ít. Tính tới tháng 12/2010, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính ra ngoài công ty mẹ là hơn 114.000 tỷ đồng. Việc đầu tư ngoài ngành chưa hiệu quả khi các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận 2,82% trên vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2008-2010, tập đoàn đã đầu tư vào 805 công ty cấp 3 và có 130 công ty (với số vốn 4.740 tỷ đồng) không có lãi. Trước kết luận này của thanh tra, PVN khẳng định đang tích cực triển khai việc tái cấu trúc theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Công Thương.

Trong quản lý đầu tư xây dựng, PVN đã chỉ định thầu sai quy định 2 gói thầu trị giá 32,67 tỷ đồng. Các công ty thành viên cũng chỉ định 4 gói thầu sai với 743 tỷ đồng, 110 triệu USD và 600.000 euro. PVN giải thích, các gói thầu chỉ định đòi hỏi chuyên môn sâu, trong khi thời điểm đó, đơn vị thành viên PVN chưa thể thực hiện được. Thủ tướng trước đó cũng có công văn đồng ý để Hội đồng quản trị Tập đoàn chủ động xem xét, quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu và không bắt buộc phải giao cho các đơn vị thành viên thuộc PVN.

PetroVietnam khẳng định, việc chỉ định thầu đều do yêu cầu cấp bách về tiến độ dự án và các nhà thầu đều có năng lực, kinh nghiệm. Các gói thầu này đến nay đã hoàn thành và đều tiết giảm được chi phí so với dự toán được phê duyệt hàng triệu USD. Tuy nhiên, PVN đã có chỉ thị yêu cầu các đơn vị thành viên chấm dứt việc chỉ định thầu không thuộc đối tượng được phép theo quy định, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu thầu.

Thanh tra kết luận, PVN đã tự ứng vốn cho các tỉnh Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang trên 622 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi không có chỉ đạo của Thủ tướng là sai quy định. Tập đoàn Dầu khí giải thích, dự kiến ký biên bản thỏa thuận với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình về việc hoàn trả tạm ứng trong quý I/2012. Số tiền PVN ứng trước cho tỉnh Sóc Trăng sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất của dự án Long Phú. PVN đang làm việc với tỉnh Hậu Giang để hoàn tất công tác đền bù giải phóng mặt bằng và quyết toán cho dự án sông Hậu 1.

Hết năm 2010, PVN đã cổ phần hóa được 17 công ty, tổng số tiền thu được trên 23.800 tỷ đồng nhưng vẫn còn nhiều đơn vị chưa nộp tiền về tập đoàn. PVN cho biết, tính đến cuối 2011, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) đã hoàn thành việc nộp số tiền 1.903 tỷ đồng (chưa tính lãi phạt nộp chậm) về tập đoàn. Tổng công ty cổ phần Máy và Phụ tùng, Công ty Hóa dầu Dầu khí cũng đã nộp lần lượt 83,7 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.

Trao đổi với VnExpress.net, nguồn tin từ Tập đoàn Dầu khí cho hay sẽ tổ chức họp báo vào sáng 9/4, để trả lời các câu hỏi liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Trước yêu kiểm điểm các trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, PetroVietnam khẳng định, Ban thanh tra tập đoàn đang nghiên cứu các nội dung tồn tại nhằm xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm để kiểm điểm xử lý.
Hoàng Lan



--PVN: 1.100 tỷ đồng góp vốn vào PVX sẽ không dùng đầu tư bất động sản -(Gafin) - Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch HĐQT PVN khẳng định, 1.100 tỷ đồng góp vốn vào PVX sẽ chỉ dùng để đầu tư các công trình xây lắp dầu khí trên bờ.
Tại buổi họp báo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) sáng nay 9/4, trước câu hỏi về việc PVN vừa đầu tư 1.100 tỷ đồng để mua cổ phần của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã PVX) liệu có đi ngược với xu hướng của các tập đoàn hiện nay là hạn chế đầu tư ngoài ngành, trong đó có bất động sản hay không, ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch tập đoàn cho hay:

"Việc đánh đồng PVX là đơn vị bất động sản là không đúng, bởi trong đề án tái cấu trúc, hoạt động chính của PVX sẽ là xây lắp các công trình dầu khí trên bờ, từ đường ống, bể chứa, nhà máy lọc dầu... Đây là một trong 5 lĩnh vực hoạt động mũi nhọn nên PVN vẫn tiếp tục đầu tư mạnh cho PVX".

Ông Thực khẳng định, trong 1.100 tỷ đồng vốn tăng thêm cho PVX, sẽ không phục vụ cho công tác đầu tư bất động sản mà để thực hiện các công trình xây lắp dầu khí trên bờ.

Bên cạnh đó, vị này cho hay, số tiền 1.100 tỷ đồng không lấy từ khoản 3.500 tỷ đồng mà Chính phủ đã phê duyệt để tái đầu tư cho PVN. Ngoài ra, về số tiền hơn 1.922 tỷ đồng mà Thanh tra Chính phủ vừa kết luận rằng PVN chưa thu hồi hết từ việc cổ phần hóa tại một số đơn vị thành viên, theo ông Thực, trong này có 1.911 tỷ đồng (chiếm 99,4%) là do số tiền đo Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) chưa hoàn trả.

Nguyên nhân khiến Tổng công ty này chậm trễ là do chưa thu hồi được tiền bán khí. "Tập đoàn điện lực (EVN) nợ của Tổng công ty điện lực dầu khí (PV Power) hơn 12.000 tỷ đồng, PV Power lại nợ của PV Gas toàn bộ tiền mua khí, do vậy PV Gas xin hoãn trả nợ để đến khi PV Power trả tiền thì Tổng công ty sẽ nộp cho tập đoàn", ông cho biết.

Tuy nhiên, mặc dù chưa đòi được tiền của EVN nhưng PB Power đã vay tiền bên ngoài để trả nợ cho PV Gas, từ khoản tiền này, PV Gas đã hoàn trả lại cho quỹ đổi mới sắp xếp doanh nghiệp. Song phần lãi chậm trả PV Gas xin hoãn vì khi trả nợ, PV Power cũng không trả lãi cho PV Gas. Hiện PVN đã có văn bản yêu cầu PV Gas phải hoàn trả lại phần lãi cho tập đoàn.

Về việc kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tập thể để xảy tra các sai phạm, ông Thực cho biết, PVN đã yêu cầu các đơn vị rà soát, khắc phục các tồn tại vi phạm và cơ bản cũng đã xử lý các kiến nghị của thanh tra.

Trong đợt chào bán cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 2.500 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng vừa qua, PVX đã chào bán thành công 150 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng.

Trong đó, PVN góp thêm 1.100 tỷ đồng (tương đương 110 triệu cổ phiếu) để tăng tỷ lệ sở hữu của PVN tại PVX lên 53,26%, từ mức 41,21%.

Trong cơ cấu tổ chức của PVX hiện có một số công ty con, công ty liên kết chuyên hoạt động lĩnh vực bất động sản như CTCP Bất động sản Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVCLand), CTCP Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland), công ty đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ nhà ở Dầu khí (SSG)...

Do vậy, theo phương án tái cấu trúc của PVX, sau giai đoạn tăng vốn, công ty mẹ tập trung vào lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí, không góp tiếp vốn vào các đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh bất động sản, đồng thời xây dựng phương án, lộ trình thoái vốn tại các đơn vị này trong năm 2012 đến 2013.
Nguồn DVT


'Không sai phạm mới lạ'-Hệ lụy thua lỗ, thất thoát, sai phạm của các tập đoàn lớn như vừa phát hiện không làm ai ngạc nhiên bởi nó đã được cảnh báo từ lâu.Dấu hỏi trách nhiệm-Thanh tra Chính phủ công bố nhiều sai phạm trong chi tiêu tại Petro Vietnam..
Tập đoàn công nghiệp cao su nhận Huân chương Sao Vàng (TN). - Sẽ thoái vốn hàng ngàn tỉ đồng từ dự án ngoài ngành (TT). - Tại Công ty Thuốc lá Thăng Long: Có dấu hiệu gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng (DV).





-Chuyện" thường ngày" tại các tập đoàn NN "chưa Thanh tra là "anh hùng" khi thanh tra ra sai phạm " ?
(Tamnhin.net) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức đồng ý với những kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc xử lý nhiều sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).Lại chuyện chưa thanh tra kiểm tra là "anh hùng" khi thanh tra,kiểm tra thì ra sai phạm,liệu điệp khúc này có luôn đúng đối với mọi trường hợp và mọi thời điểm hay không?
PVN đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng cho những dự án ngoài ngành, dự án không thuộc trọng điểm dầu khí
Những sai phạm thường gặp ở các Tập đoàn có vốn đầu tư của NN. 
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về việc trích lập và quản lý Quỹ đầu tư phát triển, trên 126.000 tỷ đồng tiền quỹ đã bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích. Theo đó, quỹ này được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của Cty mẹ, được sử dụng để đầu tư cho các dự án trọng điểm về dầu khí, mở rộng hoạt động kinh doanh, góp vốn với các nhà thầu dầu khí. Tuy nhiên, Công ty mẹ của tập đoàn lại cấp vốn cho các đơn vị phụ thuộc, góp vốn điều lệ cho các đơn vị, điều chỉnh vốn và các quỹ, sử dụng cho các dự án… bằng nguồn quỹ này.
Thanh tra dẫn ví dụ dự án đường từ thành phố Cà Mau đến khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau không thuộc công trình dầu khí nhưng PVN đã ứng vốn từ Quỹ đầu tư phát triển cho tỉnh này 352 tỷ đồng để thực hiện. Ngoài ra, tập đoàn cũng sử dụng hơn 40 tỷ tiền quỹ để xây dựng đường giao thông xã; hơn 20 tỷ khác xây dựng trường Mẫu giáo Trà My (Vũng Tàu).
“Việc PVN sử dụng tiền từ quỹ này để xây dựng các công trình là không đúng quy định về quản lý tài chính của công ty mẹ, với tổng giá trị hơn 413 tỷ đồng” – kết luận thanh tra nêu rõ.
Hay việc sử dụng quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính, đáng ra, PVN có 11 nhà thầu dầu khí buộc phải trích quỹ này nhưng thực tế chỉ có 3 nhà thầu thực hiện quy định, gây thất thoát tiền của nhà nước.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của PVN được kiểm toán tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng tài sản, nguồn vốn của tập đoàn là gần 470 nghìn tỷ đồng. Khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hiện còn hơn 7.500 tỷ đồng.
Khoản tiền lãi dầu khí để lại tập đoàn trong giai đoạn 2006 - 2010 tổng số gần 34.000 tỷ đồng, qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm. Có 3 khoản đầu tư PVN góp vốn cho liên doanh Rusvietpetro, nhận nợ cho liên doanh này và cấp vốn điều lệ cho TCty thăm dò khai thác dầu khí với tổng số tiền 15.600 tỷ đồng đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận là chưa đúng vì các hoạt động này đều không thuộc các dự án trọng điểm dầu khí theo quy định để có thể lấy tiền quỹ đầu tư.
Cơ quan thanh tra xin ý kiến Thủ tướng về việc sử dụng khoản tiền 15.600 tỷ đồng đầu tư cho các hoạt động không thuộc dự án trọng điểm dầu khí; điều chỉnh lại đúng nguồn khoản tiền gần 12 tỷ đồng quỹ nghiên cứu khoa học sử dụng sai mục đích.
 Lại đầu tư ngoài ngành : 5.600 tỷ đồng đầu tư bất động sản, ngân hàng
Về việc ứng vốn đầu tư của PVN, thanh tra xác định tổng số tiền đầu tư chưa thanh toán được là gần 2.000 tỷ đồng. Dù PVN đã ứng vốn từ lâu nhưng các đơn vị được ứng vốn đều không có kế hoạch trả nợ (như BQL Dung Quất, Bộ GTVT) và nhiều địa phương không có khả năng thanh toán.
Với nội dung kết luận này, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Tài chính, KH-ĐT có biện pháp thu hồi các khoản tiền PVN đã ứng vốn xây dựng với tổng số tiền 1.650 tỷ đồng.
Về việc đầu tư ra ngoài công ty mẹ, đến hết năm 2010, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính ra ngoài của tập đoàn xấp xỉ 114.600 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực dầu khí, tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí là gần 46.000 tỷ đồng (tỷ suất lợi nhuận 28,75%); đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phụ trợ 27.800 tỷ đồng (tỷ suất lợi nhuận 8,89%)… và đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính gần 5.600 tỷ đồng (tỷ suất lợi nhuận chỉ 7,03%).
Kết luận thanh tra phân tích: “việc đầu tư tại các công ty con 100% vốn nhà nước, vào lĩnh vực dầu khí, tìm kiếm thăm dò khai thác có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư rất cao. Trong khi đó, việc đầu tư tại các công ty liên kết, các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản tỷ suất lợi nhuận thấp. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận đầu tư bình quân trong 5 năm trong lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính chỉ đạt 2,82% so với mức 28,75% của việc đầu tư trong ngành”.
Ngoài ra, tập đoàn đầu tư vào 51 công ty với số vốn 1.140 tỷ đồng kinh doanh không có lãi trong năm 2008. Năm 2009, khoản đầu tư không ra lãi tăng lên 1.270 tỷ đồng. Năm 2010 tiếp tục tăng lên 2.380 tỷ đồng.
Tóm lại, việc đầu tư ra ngoài của một số tổng công ty được đánh giá đạt hiệu quả thấp.
Kiểm tra việc quản lý đầu tư xây dựng, Thanh tra Chính phủ xác nhận con số 384 dự án PVN đã triển khai trong giai đoạn 2006 – 2010 với tổng mức đầu tư 301.000 tỷ đồng và 16,9 tỷ USD. Thanh tra chỉ ra, ngoài các dự án được Thủ tướng cho phép chỉ định thầu, PVN và các đơn vị thành viên đã chỉ định một số gói thầu sai quy định. Cụ thể, PVN chỉ định 2 gói thầu với giá trị 32 tỷ đồng tại nhà máy lọc dầu Dung Quất. Các đơn vị thành viên chỉ định 4 gói thầu với trị giá 0,7 tỷ đồng, 110,5 triệu USD và 0,6 triệu EURO chưa đúng quy định.
 30 triệu USD mua tàu cá cũ gần 30 tuổi (có giống việc mua tàu "Hoa sen" của VNS)..? 
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tại cuộc họp báo quý I/2012 thông tin về kết luận thanh tra PVN
Về việc mua bán một số tài sản, năm 2006, Thủ tướng cho phép PVN đóng mới tàu địa chấn 2D nhưng sau đó, TCTy thăm dò khai thác dầu khí PVEP lại ký hợp đồng mua tàu cá Pavlovsk được hoán cải thành tàu địa chấn với giá 30 triệu USD. Tàu này được đóng từ năm 1983, quá 10 năm so với quy định đăng kiểm (không quá 15 năm tuổi).
Năm 2009, PVN chp phép PVEP chuyển nhượng tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 2 giá trị 29 triệu USD với phương thức trả tiền trong 5 năm không tính lãi. Nhưng cho đến thời điểm thanh tra, vẫn chưa có đợt thanh toán nào được thực hiện.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đề cập việc TCty cổ phần xây lắp dầu khí PVC bán lại khu đất 69 Nguyễn Du được Hà Nội phân cho để làm trụ sở với giá gần 96 tỷ đồng nhưng không kết luận sai phạm do đã chuyển CQĐT – Công an Hà Nội xác minh, xử lý theo thẩm quyền.
Năm 2010, PVEP cũng bán cho PVC dự án khách sạn Thái Bình với giá trị 111 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa được thanh toán khoản tiền này.
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, Thanh tra Chính phủ cho biết, tính đến hết 2010, PVN đã cổ phần hóa 17 công ty, tổng số tiền thu được là 23.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền các đơn vị nộp về quỹ của tập đoàn chỉ đạt 21.800 tỷ đồng. Số tiền còn lại gần 2.000 tỷ đồng chưa được nộp. Việc chậm nộp này trái với quy định và khoản nợ, thanh tra cho rằng phải tính lãi theo quy định. Số lãi này, Thanh tra Chính phủ tạm tính là 185 tỷ đồng.
Thanh tra kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn dầu khí thu hồi về quỹ đổi mới sắp xếp doanh nghiệp số tiền gần 2000 tỷ đồng từ việc cổ phần hóa mà một số đơn vị chưa nộp về quỹ này.
Ngoài ra, PVN cần chỉ đạo PVEP thu hồi khoản tiền 29 triệu USD chuyển nhượng tàu Bình Minh 02, khoản 111 tỷ đồng chưa được thanh toán khi bán khách sạn Thái Bình.
Sau hết, Thanh tra Chính phủ cho rằng cần kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm đã nêu.
Thống nhất những quan điểm trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tập đoàn rà soát lại việc đầu tư ra ngoài ngành và đầu tư tại các công ty liên kết; đánh giá hiệu quả đầu tư và số liệu các đơn vị bị thua lỗ. Thủ tướng “nhắc” PVN cần tập trung vào ngành nghề chính, xây dựng lộ trình thoái vốn hợp lý, tránh thiệt hại, lãng phí.
Tập đoàn cần làm việc với Bộ Tài chính, đề xuất xử lý những tồn tại về tài chính như kết luận của thanh tra. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả đối với các gói thầu chỉ định không đúng quy định, làm rõ nguyên nhân và kết luận trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Thủ tướng cũng chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến những khuyết điểm, sai phạm tại tập đoàn, xử lý nghiêm túc với các cá nhân sai phạm để báo cáo Thủ tướng.
Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh: "Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một chủ thể thanh tra rất lớn, cả về quy mô, lĩnh vực, địa bàn hoạt động và đặc biệt lớn về doanh thu. Thanh tra đã có cách tiếp cận phù hợp khi xem xét việc sử dụng vốn của tập đoàn".
Trả lời câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong thời gian ông làm Chủ tịch tập đoàn (2006-2011) đối với những sai phạm lớn tại PVN, ông Khánh nói: “Trách nhiệm của người đứng đầu là có, tuy nhiên việc sai đó đôi khi do cấp dưới của họ cố ý làm sai và đã phải chịu trách nhiệm rồi. Nhìn vào con số sai phạm thì chưa thể nói trách nhiệm đó của ai. Việc này phải xem xét theo đúng trình tự, thủ tục trên tinh thần chỉ đạo rất nghiêm túc”.
PV Tổng hợp

 Vietnam uncovers $1.5bn ‘wrongful spending’ (Financial Times). Sai phạm của PVN ở Cà Mau (TT)-- Hàng loạt sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí (SGGP 6-4-12)Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN): Sẵn tiền bán tài nguyên, chi tiêu quá trớn (SGTT).  - Phát hiện sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà và PVN (TTXVN).


-Trách nhiệm... là trách nhiệm gì?
Tại cuộc họp báo công bố kết quả công tác của Thanh tra Chính phủ hôm qua.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Sử dụng sai hàng chục ngàn tỉ đồng
Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho hay trong những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) có trách nhiệm của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khi còn là người đứng đầu tập đoàn.
Dĩ nhiên trách nhiệm đó cụ thể thế nào thì lại phải… đợi nhưng cách nói của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ dường như là trách nhiệm chính trị của ông Thăng với tư cách là bí thư Ban Cán sự Đảng, chủ tịch HĐQT PVN, chứ không phải trách nhiệm của một chủ thể trực tiếp gây ra sai phạm.

Cùng thời điểm, sự kiện Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh phê bình Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN (VUSTA) về chuyện “vào cuộc hơi muộn” trong việc đánh giá và nghiên cứu chất lượng công trình thủy điện Sông Tranh 2 cho thấy việc “nhận trách nhiệm” của lãnh đạo Bộ Công Thương về sự “an toàn” của đập chỉ mang yếu tố chính trị, không có giá trị chuyên môn. Bởi vì nếu đập quả có “an toàn” như lãnh đạo Bộ cam đoan thì chiều 4-4, 10 chuyên gia đầu ngành về thủy lợi, đập đá, thủy điện của VUSTA đã không phải họp lên kế hoạch điều tra sự cố tại đập thủy điện Sông Tranh 2.
Lý do đơn giản là vì người dân địa phương, các nhà khoa học khó có thể yên tâm với các phát ngôn “chịu trách nhiệm… nếu sự cố ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của dân” nếu Bộ chưa công bố quy trình kỹ thuật, lịch trình, nhật ký thi công… của đập Sông Tranh 2 cũng như toàn bộ các đập thủy điện trên cả nước.
Theo các văn bản pháp luật hiện hành, trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu về việc để xảy ra tham nhũng-lãng phí thì hiện đã có hai nghị định của Chính phủ nhưng trách nhiệm chính trị thì… hiện chưa có tiêu chí đo lường cụ thể. Chỉ khi sự việc (sự cố, sai phạm) quá ầm ĩ (tức là có hậu quả) thì Quốc hội mới đem Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội ra so, nếu có sự đồng thuận trên 20% tổng số đại biểu Quốc hội thì mới xảy ra việc bỏ phiếu tín nhiệm để dẫn đến các quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm. Nhưng thực tế hầu như chưa có trường hợp nào Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định tại luật này.
Riêng về trách nhiệm phát ngôn, hiện mới có quy chế ban hành kèm Quyết định 77/2007 của Thủ tướng nói về các hình thức, thời điểm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước và Điều 8 Nghị định 02/2011 xử phạt việc né tránh hoặc cản trở việc cung cấp thông tin, chứ chưa có chế tài trách nhiệm nào về việc cung cấp thông tin sai.
Xu hướng lãnh đạo cơ quan nhà nước xuất hiện ngày càng nhiều trước công chúng là một tín hiệu tích cực, thể hiện sự minh bạch, dân chủ. Nhưng xuất hiện mà đưa ra kiểu nhận “trách nhiệm” một cách chung chung thì người dân càng hoang mang, mà chuyện ở đập Sông Tranh 2 là ví dụ điển hình!

–   Trách nhiệm… là trách nhiệm gì?  (PLTP).  – Sai phạm lớn tại Tập đoàn dầu khí VN (TN). 

Kết quả thanh tra Tập đoàn dầu khí VN cho thấy, tập đoàn này đã để xảy ra nhiều sai phạm về quản lý vốn nhà nước với số tiền lên tới nhiều ngàn tỉ đồng. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm.
Tại cuộc họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý 1/2012 vào hôm qua 5.4, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn dầu khí VN (PVN).

Ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng TTCP trả lời báo chí - Ảnh: T.S
Đầu tư trái quy định hàng ngàn tỉ đồng
Theo kết luận TTCP, PVN đã sử dụng trên 15.000 tỉ đồng thuộc khoản tiền lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho các hoạt động tài chính không thuộc các dự án trọng điểm dầu khí là chưa đúng với quy định pháp luật. Các khoản đầu tư của PVN tập trung nhiều vào các lĩnh vực, đa ngành như tài chính, bảo hiểm, bất động sản, các lĩnh vực phụ trợ. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ các hoạt động này rất hạn chế, đã có rất nhiều doanh nghiệp khi được PVN bơm vốn hoạt động không có lãi.
TTCP chỉ rõ, PVN đầu tư tài chính tại các công ty liên kết và các đầu tư dài hạn cũng như trong các lĩnh vực bảo hiểm, bất động sản có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều so với việc đầu tư vào đúng ngành nghề. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư bình quân trong 5 năm của các công ty PVN liên kết chỉ đạt 3,41%, đầu tư dài hạn 6,53%, lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm chỉ đạt hơn 2,8% so với tỷ suất lợi nhuận gần 29% của lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí.
Ngoài ra, PVN sử dụng nguồn vốn từ quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo để đầu tư Trường THPT Đất Mũi với giá trị gần 12 tỉ đồng là trái quy định. PVN còn sử dụng trên 413 tỉ đồng của Quỹ đầu tư phát triển để xây dựng các công trình không nằm trong dự án dầu khí khác như đường từ TP.Cà Mau đến công trình Khí điện đạm Cà Mau, trường mẫu giáo ở TP.Vũng Tàu…

Nguồn: pvme.com.vn

PVN phải chỉ đạo PVEP thu hồi 29 triệu USD tiền bán tàu Bình Minh 02. Năm 2010 PVN bán khách sạn Du lịch Thái Bình giá 111 tỉ đồng nhưng đến nay chưa thu tiền (ảnh trên) - Ảnh: Thiện Nhân
Tự ý chỉ định thầu
Theo quy định pháp luật, Chính phủ cho phép PVN được phép chỉ định các nhà thầu là đơn vị thành viên PVN nhằm phát huy nội lực và kích cầu các dịch vụ trong nước. Tuy nhiên qua thanh tra, TTCP phát hiện PVN đã chỉ định cho nhà thầu không phải là thành viên 2 gói thầu có giá trị hơn 32.000 tỉ đồng tại dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Các đơn vị thành viên chỉ định 4 gói thầu có giá trị hơn 110 triệu USD, 602.000 euro và trên 743 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, TTCP phát hiện năm 2006, Thủ tướng cho phép PVN đóng mới tàu địa chấn 2D nhưng sau đó Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí PVEP lại ký hợp đồng mua tàu cá Pavlovsk được hoán cải thành tàu địa chấn với giá 30 triệu USD. Tàu này được đóng từ năm 1983, quá 10 năm so với quy định đăng kiểm (không quá 15 năm tuổi).
Năm 2009, PVN cho phép PVEP chuyển nhượng tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 giá trị 29 triệu USD với phương thức trả tiền trong 5 năm không tính lãi. Nhưng cho đến thời điểm thanh tra, vẫn chưa có đợt thanh toán nào được thực hiện. Năm 2010, PVN và các đơn vị thành viên chuyển nhượng dự án khách sạn du lịch Thái Bình với giá trị 111 tỉ đồng nhưng đến nay vẫn chưa thu được khoản tiền này.
Theo TTCP, để xảy ra các sai phạm nói trên có trách nhiệm của PVN, Bộ Công thương, Bộ GTVT và các tỉnh Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Ngãi...
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, TTCP cho biết tính đến hết 2010, PVN đã cổ phần hóa 17 công ty, tổng số tiền thu được là 23.800 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền các đơn vị nộp về quỹ của tập đoàn chỉ đạt 21.800 tỉ đồng. Số tiền còn lại gần 2.000 tỉ đồng chưa được nộp. Việc chậm nộp này trái với quy định và khoản nợ, thanh tra cho rằng phải tính lãi theo quy định. Số lãi này, TTCP tạm tính là 185 tỉ đồng.
Kết thúc cuộc thanh tra, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ ngành liên quan thu hồi khoản tiền trên 1.600 tỉ đồng mà PVN cho các đơn vị bên ngoài ứng vốn để đầu tư nhưng không có kế hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán. Đồng thời yêu cầu PVN xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng. Trong đó, thu hồi về quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp khoản tiền gần 2.000 tỉ đồng từ cổ phần hóa chưa nộp và các khoản lãi. Ngoài ra, PVN phải chỉ đạo PVEP thu hồi khoản tiền 29 triệu USD chuyển nhượng tàu Bình Minh 02; khoản 111 tỉ đồng chưa được thanh toán khi bán khách sạn Thái Bình.
Sai phạm lớn ai chịu trách nhiệm?
Trả lời báo chí, TTCP cho biết sai phạm về kinh tế tại PVN là rất lớn nhưng không phải đây là khoản tiền thất thoát, thua lỗ. Về nguyên nhân, ngoài chủ quan còn có tình trạng các quy định pháp luật chưa đầy đủ, chặt chẽ.
Trước một số câu hỏi của báo chí về việc thời gian gần đây thanh tra các tập đoàn nhà nước đã phát hiện những sai phạm kinh tế lớn nhưng việc xử lý hạn chế, ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng TTCP cho biết: “Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập một vụ thuộc ttcp chuyên phụ trách về khâu đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra”.

Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với kiến nghị của TTCP về kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PVN. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu PVN rà soát lại việc đầu tư ra ngoài ngành và đầu tư tại các công ty liên kết, đánh giá hiệu quả đầu tư và số liệu các đơn vị bị thua lỗ; tập trung vào ngành nghề chính, xây dựng lộ trình vốn hợp lý, tránh thiệt hại, lãng phí. Làm việc với Bộ Tài chính đề xuất xử lý những tồn tại về tài chính nêu trong kết luận thanh tra, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả đối với các gói thầu chỉ định không đúng quy định, làm rõ nguyên nhân và kết luận trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến sai phạm. Tổ chức kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm sai phạm nêu trong kết luận thanh tra; kết luận trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với các cá nhân sai phạm, kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc những ai phải chịu trách nhiệm trong thời gian điều hành quản lý PVN (2006-2011), ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng TTCP, cho biết: “Trách nhiệm của các đồng chí chủ tịch hoặc các thành viên bên dưới sẽ được xem xét. Phải xem xét từ các sai phạm, thiếu sót cụ thể mới quay trở lại đánh giá vai trò của những người có liên quan. Việc này bây giờ thì chưa thể khẳng định được, tuy nhiên trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là sẽ xem xét sự việc theo đúng trình tự, xử lý nghiêm túc”.

Nhiều sai phạm lớn tại các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước
Trong quý 1/2012, TTCP tiến hành 25 cuộc thanh tra tại một số tập đoàn, tổng công ty lớn, như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Hóa chất, Bộ Xây dựng (thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở)... Qua đó, phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế với số tiền 30.720 tỉ đồng, kiến nghị thu hồi về cho ngân sách 3.712 tỉ đồng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền trên 27.000 tỉ đồng. Trong đó Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên sai phạm hơn 10.000 tỉ đồng; Tập đoàn hóa chất VN và các đơn vị thành viên là trên 700 tỉ đồng...

Giải quyết từng khiếu nại về đất đai, vụ nào ra vụ đó
Theo đánh giá của TTCP, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân trong quý 1/2012 diễn biến phức tạp. Từ giữa tháng 2.2012 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có phần gia tăng về số lượng người, số đoàn đông người và tính chất mức độ tăng cao hơn trước. Trong tổng số các vụ việc, có tới  70% vụ liên quan đến thu hồi, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, tranh chấp đất ở, đất hợp tác xã…
Trả lời câu hỏi về việc đây có phải là do nguyên nhân sau vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết: “Vụ Tiên Lãng sai ở phạm vi quản lý sử dụng, thu hồi đất đai nên không thể dựa vào đó để nói xem xét lại toàn bộ, tất cả các vụ việc có tính chất tương tự. Đến nay Chính phủ cũng như TTCP chưa có chủ trương nào như thế. Cũng không thể nói các vụ khiếu nại, tố cáo tăng cao trong thời gian vừa qua tương tự vụ việc ở Tiên Lãng được, vì mỗi vụ việc có tình tiết riêng. Quan điểm của TTCP là giải quyết từng vụ việc, vụ nào ra vụ đó”.
Thái Sơn



Phát hiện sai phạm kinh tế 30.720 tỷ đồng (VTV). - Hàng loạt sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí (SGGP). - Nhiều sai phạm tại PVN (NLĐ). - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để “trôi nổi“ hơn 1.900 tỷ đồng (PLVN). –Petro Vietnam đã chi hàng loạt khoản tiền trái quy định (VnEconomy).  – Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong sai phạm tại PetroVN (NLĐ). – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Sử dụng sai hàng chục ngàn tỉ đồng   Lại ông Thăng! Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong sai phạm tại PetroVN (NLĐ 5-4-12) Nhiều sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí VN(ĐV 5-4-12)




'-Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong sai phạm tại PetroVietnam (NLĐ).- Thủ tướng yêu cấu PVN kiểm điểm các sai phạm (TTXVN).  - Nhiều sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí VN (ĐV).  -Sai phạm hàng chục nghìn tỷ đồng tại tập đoàn Dầu khí (DT).
Phát hiện 30.720 tỷ đồng sai phạm, thiếu sót kinh tế (TTXVN).
--Sai phạm tại PetroVN: Xem xét trách nhiệm người đứng đầu và các bộ
(GDVN) - Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các kiến nghị sau thanh tra đối với những sai phạm xảy ra tại  Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN).
Sáng 5/4/2012, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý I năm 2012. Ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng thanh tra Chính phủ - cho biết Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các kiến nghị sau thanh tra đối với những sai phạm xảy ra tại  Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN). 

Theo Thanh tra Chính phủ, việc đầu tư ngoài ngành của PVN vào các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều trong lĩnh vực chính ngành. PVN mua tàu khảo sát địa chấn 2D đã quá 10 năm so với quy định đăng kiểm nhưng không báo cáo cơ quan chức năng, rồi tiếp đó lại chuyển nhượng một số tài sản lớn như tàu thăm dò địa chấn, khách sạn Du lịch Thái Bình…nhưng các thủ tục, thanh toán còn nhiều sai sót.

Thanh tra Chính phủ đánh giá, việc để xảy ra những sai phạm nói trên, ngoài trách nhiệm của PVN thì các Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ban quản lý Dung Quất cũng có một phần liên quan.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ ngành thu hồi khoản tiền trên 1.600 tỉ đồng mà PVN cho các đơn vị bên ngoài ứng vốn để đầu tư nhưng không có kế hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán. Đồng thời tập đoàn phải xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng, trong đó thu hồi vễ quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp khoản tiền gần 2.000 tỉ đồng từ cổ phần hóa chưa nộp và các khoản lãi. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng trong thời gian ông làm Chủ tịch tập đoàn PVN (2006-2011), ông Khánh nói: “Trách nhiệm của người đứng đầu là có, tuy nhiên việc sai đó đôi khi do cấp dưới của họ cố ý làm sai và đã phải chịu trách nhiệm rồi. Nhìn vào con số đó mà nói trách nhiệm của ai thì phải xem xét theo đúng trình tự, thủ tục trên tình thần chỉ đạo rất nghiêm túc”.

Ông Đinh La Thăng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Petrovietnam ngày 5 tháng 10 năm 2006. Từ tháng 12/2008, ông Thăng giữ cương vị Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.


-Sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam(TNO) Đầu tư ngoài ngành trái quy định hàng ngàn tỉ đồng, chỉ định thầu sai nguyên tắc là những sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) vừa được Thanh tra Chính phủ (TTCP) kết luận.
TTCP chỉ rõ, PVN đã sử dụng trên 15.000 tỉ đồng thuộc khoản tiền lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho các hoạt động tài chính không thuộc các dự án trọng điểm dầu khí là chưa đúng với quy định pháp luật.
Trong việc quản lý đầu tư xây dựng, ngoài các dự án được Chính phủ cho chỉ định thầu, TTCP phát hiện PVN và các đơn vị thành viên chỉ định thầu một số gói thầu với giá tiền rất lớn không đúng với quy định của Chính phủ về chỉ định thầu cung cấp dịch vụ thực hiện các dự án của PVN.

Bên cạnh đó, TTCP phát hiện PVN mua tàu khảo sát địa chấn 2D đã quá 10 năm so với quy định đăng kiểm nhưng không báo cáo cơ quan chức năng.
TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành thu hồi khoản tiền trên 1.600 tỉ đồng mà PVN cho các đơn vị bên ngoài ứng vốn để đầu tư nhưng không có kế hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán. Đồng thời yêu cầu PVN xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng.
Liên quan đến các sai phạm tại PVN, trong buổi họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý 1/2012 ở Hà Nội vào sáng nay (5.4), ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng  TTCP cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các kiến nghị sau thanh tra đối với những sai phạm xảy ra tại PVN.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ông Đinh La Thăng trong thời gian ông làm Chủ tịch Tập đoàn PVN (2006 - 2011) có phải chịu trách nhiệm với các sai phạm trên, ông Khánh cho biết, hiện tại việc xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân đang được cơ quan chức năng xem xét nghiêm túc và sẽ công bố công khai.
-Theo:Sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam



Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm 30.720 tỷ đồng (05/04/2012)-(Kienthuc.net.vn) - Sáng nay 05/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo công bố kết quả thực hiện công tác thanh tra quý I năm 2012: phát hiện sai phạm, thiếu sót 30.720 tỷ đồng.
 Trong quý, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 11 kết luận thanh tra: thanh tra Tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn viễn thông Quân đội; việc thực hiện quản lý nhà nước về dược của Bộ Y tế; thanh tra trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc thực hiện chức năng quản lí nhà nước về nhà ở; thanh tra tại Tập đoàn Sông Đà; ĐH Quốc gia TP HCM; công tác quy hoạch, quản lí sử dụng đất, quản lí đầu tư xây dựng và một số dự án đầu tư xây dựng tại Kiên Giang và thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tại tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bến Tre.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đối với 06 kết luận thanh tra, qua kiểm tra phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế, số tiền lên đến 30.720 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 3. 712 tỷ đồng, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lí số tiền trên 27.008 tỷ đồng; kiến nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có vi phạm. 
PV------

Tổng số lượt xem trang