Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Bắt nguyên Phó giám đốc chi nhánh Tổng Công ty vàng Agribank

(NLĐ)- Dù đã nhận giữ 12,5 lượng vàng SJC song ông Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Phó Giám đốc chi nhánh công ty vàng Agribank, đã không vào hồ sơ số vàng này mà để sử dụng vào mục đích cá nhân. Ông Tuấn Anh đã bị công an bắt tối ngày 9-5.
Ông Nguyễn Tuấn Anh lúc bị bắt giữ tối ngày 9-5
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP Hà Nội) cho biết, chiều tối ngày 9-5, cơ quan này đã thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Tuấn Anh (SN 1968, trú tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội), nguyên Phó giám đốc chi nhánh Hà Đông thuộc Tổng công ty Vàng Agribank về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.

Theo tài liệu điều tra, trước đó vào tháng 10-2011, ông Kiều Doãn Truật ở TP Hà Nội đến chi nhánh vàng Hà Đông - Tổng công ty Vàng Agribank để gửi 12,5 lượng vàng SJC 99,99%.

Ông Tuấn Anh khi đó đã chỉ đạo cấp dưới lập hợp đồng nhận giữ vàng. Tuy nhiên, sau đó ông Tuấn Anh đã không vào hồ sơ hợp đồng số vàng gửi trên, mà lấy toàn bộ số vàng của ông Truật gửi để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Được biết, ngoài ông Truật, còn nhiều trường hợp khách hàng khác cũng tố giác hành vi chiếm đoạt vàng của ông Tuấn Anh.
Tin-ảnh: N.Quyết



Agribank lên tiếng vụ 'đòi nợ tập thể'

(ĐVO) Vụ đòi nợ ầm ĩ tại trụ sở của Agribank vẫn chưa kết thúc, sáng nay, lượng người kéo đến ngày một đông hơn trong khi đó Agribank cho biết phải đợi phán quyết của tòa án.
Liên quan đến vụ việc các cán bộ, công nhân viên của hàng loạt công ty tới vây trụ sở Agribank tại số 18 Trần Hữu Dực, Hà Nội để đòi nợ, sáng nay, Agribank đã phát đi một văn bản cho biết vụ việc Chi nhánh Agribank Hồng Hà bảo lãnh cho công ty CP Xuất nhập khẩu Tân Hồng “thiếu nợ” đang trong quá trình điều tra và thụ lý tại tòa án.
Theo Agribank, chứng thư bảo lãnh do ông Đỗ Đức Hưng nhân danh Giám đốc Chi nhánh Agribank Hồng Hà ký phát hành cho công ty Tân Hồng mua hàng của công ty CP thép Việt Nhật đang được Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an (C48) và Tổ giám định thuộc cơ quan Thanh tra giám sátNgân hàng Nhà nước Việt Nam điều tra, xác minh để làm rõ. Vì vậy Agribank không có cơ sở để thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của công ty Cổ phần thép Việt Nhật. Agribank chỉ thực hiện nghĩa vụ sau khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý đơn khởi kiện của công ty Cổ phẩn thép Việt Nhật về tranh chấp hợp đồng bảo lãnh và ra Quyết định xét xử ngày 9/4/2012. Vì vậy, các yêu cầu liên quan đến việc thanh toán bảo lãnh phải tuân theo phán quyết có hiệu lực pháp luật của tòa án. Agribank sẽ tham gia tố tụng tại tòa và thực hiện theo phán quyết.
Lượng người kéo đến Agribank đòi nợ tập thể ngày một đông hơn, ngoài Việt Nhật còn có hàng loạt công ty khác chung số phận. Ảnh: Nhật Nam
Tuy nhiên, trong văn bản của Agribank không hề đề cập tới hàng loạt các công ty khác cũng đang trong tình cảnh khốn khổ vì chưa nhận được tiền hàng. Theo tìm hiểu của Đất Việt, có ít nhất 5 công ty khác cũng rơi vào “thảm cảnh” như Việt Nhật là công ty Cổ phần thiết bị Dầu khí 141 tỷ đồng, công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên khoảng 20 tỷ đồng, Công ty TNHH thiết bị nặng Tất Hồng hơn 22 tỷ đồng, công ty Kim khí Hà Nội khoảng 20 tỷ đồng…
Về những trường hợp này, theo tiết lộ từ phía Agribank, rất có thể sẽ phải chờ các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc và làm đúng các thủ tục như với công ty Cổ phẩn thép Việt Nhật.
Cán bộ, công nhân viên các công ty mang theo cả máy phát điện để phục vụ cuộc đòi nợ "trường kỳ". Ảnh: Nhật Nam
Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài 5 công ty “tố” Agribank “ỉm” nợ, sáng nay, thêm một đơn vị là công ty Kim khí Hà Nội cũng tham gia cuộc đòi nợ tập thể. Được biết, công ty này cũng bị nợ số tiền khoảng 20 tỷ đồng.
Hôm nay, cán bộ, công nhân viên các công ty huy động cả máy phát điện, quạt, chiếu, đồ ăn thức uống tại phía trước trụ sở Agribank. Theo đại diện các công ty này, họ sẽ cố thủ trường kỳ tại đây đến khi nào phía Agribank có động thái trả nợ.
“Nếu không đòi được nợ, chúng tôi cũng không còn cách nào khác, do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục đến đây đòi nợ đến khi nào có kết quả thì thôi. Xưa nay chỉ có doanh nghiệp nợ tiền ngân hàng chứ làm gì có chuyện ngược đời ngân hàng chây ì tiền của doanh nghiệp như vậy”, ông Hoàng Minh Phương, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Thép Việt Nhật.
Trong khi đó, hơn 30 cán bộ, công nhân viên của công ty Gang thép Thái Nguyên cũng “nuôi” quyết tâm đòi nợ không kém. Chị Yến, một cán bộ của công ty Gang thép Thái Nguyên cho biết, trước đây, công ty đa phần bán hàng nhận trả tiền mặt, chỉ bán nợ khi có ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, sau vụ việc này, công ty chắc chắn sẽ không bao giờ tin tưởng vào sự bảo lãnh của ngân hàng nữa.
“Không lấy được tiền hàng, chúng tôi rất khó khăn, các doanh nghiệp khác là đối tác khách hàng của chúng tôi cũng vậy. Hầu như công ty nào cũng không có đủ tiền mặt một lúc nên phải nhờ đến sự bảo lãnh của ngân hàng, nhưng giờ công ty tôi không chấp nhận bán hàng như vậy nữa. Vì món nợ này mà chúng tôi phải dừng mọi hoạt động, thiệt hại rất lớn”, chị Yến nói.
Còn phía công ty TNHH Tràng An cho biết, do chưa đòi được số nợ 40 tỷ đồng từ ngân hàng Agribank nên nhiều tháng nay, công ty buộc phải nợ lương công nhân bởi không còn cách nào khác khiến nhiều công nhân rơi vào tình cảnh khốn khổ. “Cả nhà 5 miệng ăn chỉ trông chờ vào đồng lương của tôi nhưng 4 tháng nay không có lương nên không có tiền ăn, tiền nộp học cho 2 đứa con. Gia đình tôi phải vay nợ khắp nơi”, anh Trần Công Vị, một công nhân của công ty Tràng An chia sẻ.
Đại diện các công ty cho hay, số tiền thiếu nợ lên tới vài trăm tỷ đồng, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này và đợi phán quyết của tòa án, không biết đến khi nào các công ty mới thoát khỏi tình trạng khó khăn.


(ĐVO) Sáng nay (11/5), các cán bộ, nhân viên, công nhân của nhiều công ty tiếp tục vây Agrinbank để đòi nợ vì vụ việc vẫn chưa có câu trả lời từ phía nhà băng này.
Như Đất Việt đã đưa tin, hôm qua, hàng trăm cán bộ, nhân viên, công nhân của các công ty kéo đến trụ sở của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trên đường Nguyễn Cơ Thạch để đòi nợ.

               
Được biết, những người tới vây trụ sở Agribank đều là cán bộ, nhân viên, công nhân của các công ty: công ty Cổ phần thép Việt Nhật, công ty TNHH thương mại Tràng An, công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, công ty Cổ phần thiết bị Dầu khí, Công ty TNHH thiết bị nặng Tất Hồng…
Đất Việt ghi lại hình ảnh cán bộ, nhân viên, công nhân nhiều công ty đòi nợ... tại trụ sở Agribank sáng 11/5:


-  – Hà Nội: Bắt Phó Giám đốc chi nhánh Công ty vàng Agribank (VOV). – Hàng trăm người ‘vây’ Agribank…đòi nợ (NDHMoney).

- Đem cả trăm hecta rừng đi “biếu” (PLTP).

1/3 lượng 'gỗ sưa nghìn tỷ' đã ra khỏi rừng? (VNN 10-5-12)
--Hiệu trưởng nhậu say lái ô tô tông công an, bỏ chạy (10/05/2012)
Nguyên Giám đốc Sở Y tế bị khởi tố (10/05/2012)

Luật pháp, chính sách và lợi ích nhóm (SGTT 10-5-12)

WSJ: Mỹ có thể học Việt Nam biện pháp cứu thị trường lao động
Bài viết trên Nhật báo phố Wall cho rằng giải pháp của Chính phủ Việt Nam đủ để ngăn tình trạng phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp tăng cao.

Doanh nghiệp vận tải sẽ “chết” nếu… thu phí (DDDN 10-5-12)
TP HCM đối phó với tình trạng cướp tài sản của du khách (VnEx 10-5-12)


Tổng số lượt xem trang