Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Lời kể của nhà báo VOV bị đánh: May mà chúng tôi đội mũ bảo hiểm

-Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long trong buổi trao đổi với phóng viên báo NTNN. – Lời kể của nhà báo VOV bị đánh: May mà chúng tôi đội mũ bảo hiểm (DV).
(Dân Việt) - "May mà lúc đó chúng tôi đội mũ bảo hiểm... cả hai liên tiếp nhận những cú đánh bằng dùi cui chí tử nhắm vào đầu từ những người xưng là lực lượng cưỡng chế của huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên".

->> Người phát ngôn tỉnh Hưng Yên: Đang chỉ đạo làm rõ vụ đánh người
>> VOV lên tiếng về vụ 2 nhà báo bị hành hung
Trao đổi với phóng viên NTNN chiều 8.5, 2 nhà báo Ngọc Năm, Phi Long - nhân vật trong clip được tung trên mạng xác nhận: “Clip đó phản ánh đúng sự thật, hoàn toàn đúng như những gì đã xảy ra với chúng tôi vào buổi sáng 24.4, không có sự dàn dựng hay giả tạo nào trong đó cả”.
Trước đó, ngay sau khi vụ cưỡng chế tại xã Xuân Quan, Văn Giang (Hưng Yên) diễn ra hôm 24.4, trên mạng Internet lan truyền một clip về cảnh 2 thanh niên mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm bị những người mặc thường phục đeo băng đỏ và cả những người sắc phục công an đánh, đấm, đá liên tiếp.
2 người bị đánh trong clip này chính là nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đang tác nghiệp, là anh Nguyễn Ngọc Năm - Trưởng phòng Phóng viên Trung tâm tin VOV và anh Hán Phi Long – phóng viên của phòng.
Nhà báo Hán Phi Long - người bị hành hung trước tiên và chịu hậu quả nặng nề hơn, kể lại về buổi sáng kinh hoàng đó: Khi tôi được người dân đưa về trạm xá, máu đang chảy đầy mặt. Nhân viên y tế xác định tôi bị rách môi ngoài, giập môi trong, vùng mặt phù nề với kích thước 4x4cm, ngực phải đau tức.
Bị đánh dã man
“May mà lúc đó cả hai chúng tôi đều đội mũ bảo hiểm, nếu không không biết hậu quả sẽ ra sao khi cả hai đều phải liên tiếp nhận những cú đánh bằng dùi cui chí tử nhắm vào đầu từ những người xưng là lực lượng cưỡng chế của huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên”.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cho biết: “Sáng 24.4, tôi và nhà báo Phi Long được cử đến hiện trường nắm bắt thông tin, tuyên truyền đúng định hướng. Cả hai tới Nhà văn hóa thôn 1, xã Xuân Quan khoảng 9 giờ sáng.
Đang đứng tại hành lang nhà văn hóa thôn 1, tôi bỗng thấy một nhóm cảnh sát và người mặc thường phục đeo băng đỏ đi vào nghĩa trang liệt sĩ và nhảy qua hàng rào nghĩa trang để sang khu vực Nhà văn hóa thôn. Lúc đó tôi nhìn thấy phóng viên Hán Phi Long đội mũ bảo hiểm đang đứng trên bờ móng Nhà văn hóa thôn, tay cầm máy ảnh”.
“Hội Nhà báo vừa nhận được công văn của Liên chi Hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam và của hai nhà báo về vụ việc này. Với tư cách là cơ quan bảo vệ quyền lợi của các hội viên, Hội Nhà báo sẽ gửi công văn tới các cơ quan chức năng liên quan yêu cầu điều tra xác minh làm rõ nội dung tường trình của hai nhà báo trên”.
Theo nhà báo Ngọc Năm: “Đi đầu nhóm cưỡng chế là 2 công an. Họ đến bên nhà báo Phi Long hỏi gì đó, rồi ngay lập tức xốc nách Long về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Liền đó, một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của Long; khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người; liên tiếp đấm đá anh Long rất mạnh.
Thấy vậy, tôi đứng trong hành lang Nhà văn hóa thôn, dùng điện thoại để quay làm bằng chứng. Nhưng chỉ được khoảng 10 giây, tôi thấy Long ôm bụng gục xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần:
“Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo đang làm nhiệm vụ, không được đánh”. Nhưng họ không những không nghe, mà còn vặn 2 tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực tôi.
Lúc đó tôi lại tiếp tục hét lên nhiều lần: “Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?”. Tôi bị mấy người vặn tay về phía sau, dẫn giải về trước cửa nghĩa trang liệt sĩ và tiếp tục đánh hội đồng. Một công an nói lớn: “Đừng đánh vào mặt nó”… rồi tôi bị còng tay số 8, mũ bảo hiểm rơi mất lúc nào không biết…
Còng tay tôi xong, một trung úy (cao, béo) và một thiếu úy (thấp, gầy) áp giải tôi đi theo hướng cánh đồng đang bị cưỡng chế, chờ xe thùng tới chở về trụ sở công an huyện… Sau này tôi được biết, Phi Long bị đánh đau, được mấy người can và khi tôi xuất hiện thì họ bỏ Long lại để tấn công tôi, nên Phi Long chạy thoát vào một nhà vệ sinh gần đấy với nhiều vết sưng tím trên mặt và vệt máu loang cả ra quần áo. Tôi nhờ một phụ nữ lấy điện thoại ra và nói cho Long biết: “Anh bị bắt về Công an huyện Văn Giang. Em về đây đi”.
Nửa tháng, chưa hồi âm
Sau khi về tới trụ sở Công an huyện, khi nhận ra 2 anh là nhà báo đang tác nghiệp, lực lượng chức năng của huyện Văn Giang đã lấy lời khai ban đầu của hai anh, cho anh Long kiểm tra thương tích, lập biên bản kiểm thể và sau đó cho cả hai về.
“Tại trụ sở Công an huyện Văn Giang, tôi đã viết một đơn tường trình sự việc gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên. Tôi đã gửi trực tiếp đơn này cho cán bộ công an lấy lời khai của tôi là thiếu tá Tiến (Đội trưởng Đội trọng án – Công an tỉnh Hưng Yên).
Tuy nhiên, đến 26.4, tôi gọi điện cho đại tá Trần Huy Ngạn – Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên thì ông Ngạn cho biết vẫn chưa nhận được đơn của chúng tôi. Ngày 2.5, tôi lại viết tiếp một đơn khác, gửi theo đường chuyển phát nhanh cho ông Ngạn.
Ngày 3.5, lãnh đạo VOV cũng làm công văn gửi cho ông Ngạn để yêu cầu trả lời vụ việc. Nhưng, cho tới thời điểm này (8.5), đã nửa tháng trôi qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ phía công an cũng như lãnh đạo tỉnh Hưng Yên” - nhà báo Ngọc Năm bức xúc.
Hải Phong - Hữu Danh

Làm rõ việc nhà báo bị đánh trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang (NLĐ).  – Đề nghị làm rõ vụ hai nhà báo bị hành hung tại Văn Giang (DT).- Công An đánh đập các phóng viên trong vụ cưỡng chế đất tại Việt Nam: Police beat reporters during Vietnam land eviction (AP/Fox News).- Sẽ làm rõ vụ phóng viên bị đánh tại Văn Giang (TP).- VOV lên tiếng về vụ 2 nhà báo bị hành hung ở Văn Giang (VNE)-  VOV: Hoàn thành cưỡng chế 72ha đất ở Văn Giang- Hưng Yên, của nhà báo Ngọc Năm,
‘Chúng tôi đã bị hành hung, bắt giữ’ (BBC). – Phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng Phóng viên Thời sự – Chính trị – Kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam: Nhà báo kể chuyện bị hành hung trong vụ Văn Giang. - Chi tiết vụ hai nhà báo VOV bị hành hung tại Văn Giang – (Phair Zios).Phóng viên Hán Phi Long, Đài Tiếng nói Việt Nam:
 - Vụ 2 nhà báo bị hành hung ở Văn Giang: UBND tỉnh Hưng Yên nói gì? (GDVN).

Công an đánh đập 2 phóng viên đài Tiếng nói Việt Nam tại Văn Giang (VOA). – Hai nhà báo Việt Nam xác nhận bị hành hung trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang (RFI). – Hai người bị đánh dã man trong vụ Văn Giang là nhà báo – (Người Việt).  - Vụ Văn Giang: Đã 2 tuần, vì sao bây giờ các nhà báo mới lên tiếng? (GDVN). -Nghi vấn về tính pháp lý trong dự án Ecopark (RFA 8-5-12)- Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết: Cựu đại biểu QH nói về Văn Giang (BBC). – Quốc hội sẽ không bàn vụ Văn Giang? (BBC).- Lời kêu gọi về dự án Ecopark tại Hưng Yên, Việt Nam gửi British University Vietnam và Tập đoàn Savills (boxistvn). –  – Gần 2800 người ký tên vào tuyên bố về vụ cưỡng chế ở Văn Giang (RFI). – - Phỏng vấn LS Trần Vũ Hải: Văn phòng chính phủ Việt Nam được yêu cầu cung cấp thông tin về vụ cưỡng chế ở Văn Giang (RFI).

- báo Đầu tư  Giải tỏa ‘điểm nóng’ tại Dự án Ecopark. -Vụ Văn Giang: Vì sao người dân quyết liệt bám giữ đất? (PLTP 7-5-12) -- Được, mất… (PLTP 8-5-12)◄
Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang. TN
Sáng 24.4.2012, UBND H.Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) đã huy động lực lượng thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan.
 
Sau khi vụ việc kết thúc, trên một số trang mạng điện tử đã xuất hiện đoạn video được cho là ghi lại vụ cưỡng chế, trong đó có hình ảnh một số người dân bị lực lượng cưỡng chế (có công an mặc sắc phục) hành hung. Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (SN 1970), Trưởng phòng và Hán Phi Long (SN 1979), phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) đã xác nhận với Thanh Niên, họ chính là hai người bị đánh trong đoạn video nói trên (ảnh).

Ông Nguyễn Ngọc Năm sau đó bị còng, đưa lên xe về trụ sở Viện KSND H.Văn Giang; còn ông Hán Phi Long thì tự đến Công an H.Văn Giang để tường trình sự việc.
Theo ông Năm, đến nay mặc dù hai phóng viên đã có đơn và VOV có công văn gửi đi nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có động thái nào. Chiều qua PV Thanh Niên đã nhiều lần liên lạc với các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Thông, Chánh văn phòng UBND Bùi Huy Thanh nhưng không ai nghe máy. Giám đốc Công an Hưng Yên Trần Huy Ngạn từ chối cung cấp thông tin về vụ việc. Ông Nguyễn Xuân Hiếu - Chánh văn phòng công an tỉnh xác nhận đã nhận được công văn của VOV, tuy nhiên ông Hiếu cho biết vụ việc còn đang được xem xét.
Tr.Sơn


Trần Cao - Lâm Đồng
Nếu việc cưỡng chế này làm đúng pháp luật thì tại sao phải cấm phóng viên báo chí. Vụ hành hung phóng viên này cho thấy chính quyền UBND H.Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) dùng luật rừng rồi. Chính phủ mà không loại bỏ được những đối tượng này khỏi hàng ngũ của đảng thì làm sao dân dám tin tưởng?
Quang
Ủi sập nhà người ta thì bảo là "do dân bức xúc", hành hung phóng viên bị quay phim thì đổ thừa "thế lực thù địch dàn dựng".
Thao
Hãy nhìn những gì quan làm, đừng tin những gì quan nói!!!
Hoàng Mai Hương
Tôi được biết hai nhà báo này cũng đã tường trình rồi. Đài TNVN cũng đã có công văn cho Công an Hưng Yên rồi. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng đã biết và chỉ đạo. Để xem Công an tỉnh Hưng Yên xử lý ra sao.
Chả lẽ họ dám coi thường cấp trên. Đánh người trong bất cứ trường hợp nào cũng sai pháp luật. Đánh nhà báo đang tác nghịêp lại càng sai. Đã nghe phóng viên lên tiếng" Tôi là nhà báo" mà còn cố tình đánh hội đồng là không còn tính người nữa.
thảo dân - 258 Nguyễn Trãi, Q1
Vậy mà Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên khi họp báo đã nói rằng clip được bọn xấu và các thế lực thù địch cố tình dàn dựng.


Trần Sơn -Chỉ có “hư học” thì không thể mang danh Sĩ phu được!
Tự nhận là ” sĩ phu ” nhưng không hèn…vì…
Chính cái VÌ này đã biến người học thành kẻ chỉ có hư học!
Kẻ Sĩ không biện minh cho hành động của mình trước Thời cuộc. Mà chỉ Hòa và Phản ứng trước thời cuộc nhân danh Lẽ Phải và Công Minh : chính sự “va chạm” này đã nêu bật cái Khí của Kẻ Sĩ.
-Hai Nhà báo Đài TNVN bị đánh là đúng 100%.(BDX)
- Trí thức cần phải có khí phách
(Dân trí) - “Người trí thức cần phải có khí phách. Trí thức Việt Nam có khí phách. Tổ tiên ta rất coi trọng khí phách. Trí thức đích thực thì không hèn, không thể hèn, không được hèn!” - Nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phan Quang nói.

Nhà báo Phan Quang: "Nhận định về tầng lớp tinh hoa của đất nước mà nói rằng hèn thì theo tôi là không nên và không đúng với bản chất". (Ảnh: Việt Hưng)
Thời gian gần đây, câu hỏi về khí phách trí thức mà ngày xưa gọi là chất "Sỹ phu Bắc Hà" được đặt ra trên không ít phương tiện thông tin đại chúng và mỗi người có một câu trả lời khác nhau. Có người cho rằng không ít trí thức thời nay "xu thời cơ hội" nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng đó chỉ là số rất ít còn đa só vẫn giữ đươc phẩm tiết. Có cả ý kiến cho rằng trí thức thời nay cơ hội được núp dưới cái bóng của câu thành ngữ: "Một điều nhịn là chín điều lành"... Chúng tôi có cuộc đối thoại với nhà văn, nhà báo Phan Quang, Nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời cũng là một trong số những trí thức trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp xung quanh câu hỏi: Trí thức thời nay hèn hay không? Ông Phan Quang nói:
Nhận định về tầng lớp tinh hoa của đất nước mà nói rằng hèn thì theo tôi là không nên và không đúng với bản chất. Bất cứ một dân tộc nào cũng có những nhược điểm "cố hữu" của mình. Gần đây, có nhiều cuốn sách của các tác giả là người chính nước đó đã viết về tính xấu của dân tộc họ. Ví dụ như người Trung Quốc có cuốn Người Trung Quốc xấu xí chẳng hạn. Rồi người Pháp cũng có những nhận định rất chính xác về các nhược điểm của trí thức Pháp là nói hay mà hành động không phải lúc nào cũng hay như nói...
Nếu nói về những tính xấu của trí thức Việt Nam, ông sẽ nói về điều gì?
Tôi nghĩ cũng không ít đâu. Chẳng hạn, chúng ta đều có dịp nghe giai thoại khá phổ biến: một người Việt Nam thì giỏi hơn một người Nhật, hai người Việt Nam bằng hai người Nhật, và ba người Việt Nam thì kém ba người Nhật. Giai thoại đó đủ nói lên cái tính thiếu hợp tác, kém đoàn kết, thậm chí hay ghen ghét, kèn cựa nhau.
Thưa ông, đúng là tính cách mỗi dân tộc đều có những ưu điểm và cả những nhược điểm nhưng có thể nói khí phách của "Sỹ phu" luôn là niềm tự hào của truyền thống dân tộc...?
Đúng. Người trí thức cần phải có khí phách. Trí thức Việt Nam có khí phách. Tôi nghĩ nên gọi "Sỹ phu Việt Nam". Bởi nói Sỹ phu Bắc Hà thì còn phải nói đến Hào khí Đồng Nai, đến Khí tiết Ngũ Quảng... Tổ tiên ta rất coi trọng khí phách. Cụ Chu Văn An dâng Thất trảm sớ. Cụ Mạc Đỉnh Chi dám nói thời đi sứ Bắc triều. Cụ Phan Đình Phùng phản đối Tôn Thất Thuyết ngay tại triều đình. Cụ Hoàng Diệu tuẫn tiết khi thành Thăng Long thất thủ. Cụ Nguyễn Đình Chiểu "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"... Đó là những phẩm chất cao thượng thể hiện khí phách sỹ phu Việt Nam.
Một giáo sư rất được coi trọng về phẩm tiết, về sự thẳng thắn, trung thực thì cho rằng trí thức thời nay ít khí phách, hay nói cách khác là hèn và ông cũng không loại trừ mình có những lúc như thế?
Mỗi người đều có quyền có thái độ của mình đối với chính mình. Tôi rất khâm phục những vị có học hàm, học vị cao vì sự học là gian nan, vất vả lắm, sự học tạo nên tri thức của con người. Tuy nhiên không phải ai có học hàm, học vị cao đều là những trí thức đầy đủ, đúng với ý nghĩa của hai từ ấy. Có thực học và có hư học. Hư học không phải chỉ là bằng giả, học giả mà là suốt đời học những điều "hư", không mấy lợi ích cho đất nước, cho nhân dân. Những người này thời nay không ít. Và có lẽ tại hư học cho nên họ không dám nói và nhất là không có gì nhiều của riêng mình để mà nói. Còn trí thức đích thực thì không hèn, không thể hèn, không được hèn.
Trí thức phải là mẫu mực của xã hội

"Người trí thức phải có năng lực phê phán, đồng thời cũng phải là người nhiệt thành biểu dương cái hay, cái tốt". (Ảnh: Việt Hưng)

Ông nghĩ gì về nhận định của TS Chu Hảo: "Trí thức phải là người có năng lực phê phán và hướng dẫn xã hội"?
Trí thức trước hết là công dân cho nên cần phải dấn thân vào đời sống xã hội với tư cách công dân. Dấn thân theo cách nào lại là vấn đề khác. Một nhà khoa học không nhất thiết phải lúc nào cũng phải góp ý về chủ trương, chính sách cụ thể hay trả lời báo chí về thời sự. Họ dấn thân vào những công trình nghiên cứu khoa học của họ và khi đất nước cần điều gì hợp với khả năng của họ, họ sẽ cống hiến hết mình. Tôi nghĩ trí thức không nhất thiết lúc nào phải phát biểu quan điểm chính trị của mình một cách ồn ào. Họ có cách thể hiện riêng, bằng chính các công trình khoa học của họ, bằng thái độ của họ đối với cuộc sống.
Nhưng nếu cả đời chỉ chăm chú với những công trình nghiên cứu khoa học mà không quan tâm đến những biến động của đời sống xã hội, "mũ ni che tai" phải chăng cũng là sự chạy trốn?
Tôi không nói là cả đời trùm chăn. Khi cần thiết, họ sẽ tỏ thái độ vì là trí thức, chẳng mấy ai không có lòng yêu nước. Người trí thức phải có năng lực phê phán, đồng thời cũng phải là người nhiệt thành biểu dương cái hay, cái tốt. Trí thức phải là mẫu mực của xã hội.
Không phân biệt đảng viên hay ngoài Đảng
Tất nhiên "đất nước" và "thể chế" là hai khái niệm nhưng trong trường hợp này xin được đồng nhất. Xin hỏi ông, họ yêu đất nước nhưng đất nước có thực lòng yêu họ không?
Điều này tôi có dịp phát biểu trong một cuộc hội thảo về kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Không thể phủ nhận thời gian qua, chính sách của Nhà nước ta đối với nhân tài còn nhiều bất cập. Tôi đã từng nghe một nhà trí thức nay đã quá cố nói rằng "Khi trí thức tin Đảng thì trí thức không thật sự được Đảng tin dùng, nay Đảng cần đến trí thức thì trí thức không phải ai cũng thật tin ở Đảng". Dĩ nhiên đó là câu nói phẫn, mang tính cực đoan nhưng rất đáng được lãnh đạo lắng nghe.
Thưa ông, đặt vấn đề trí thức với Đảng tức là "hai trong một" vì rất nhiều trí thức lớn là đảng viên. Nhưng nếu như trong trí thức có xuất hiện tư tưởng khiếp nhược, hèn, cơ hội, chưa tin tưởng thì đó là điều đáng thất vọng...?
Đường lối của Đảng đối với trí thức nhìn chung nhất quán, những yếu kém, bất cập đang được khắc phục dần. Nếu thực tế chưa làm được như đường lối đã đề ra thì trách nhiệm trước hết thuộc về những ai giữ trách nhiệm lãnh đạo.
Trách nhiệm đương nhiên là quan trọng nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để người thực tài có thể được trọng dụng?
Theo tôi, chính sách trọng dụng nhân tài không nằm ngoài ba mặt. Thứ nhất, đưa những người có thực tài vào những vị trí xứng đáng, tạo điều kiện tối thiểu về khoa học và đời sống để họ yên tâm làm việc. Sử dụng nhân tài phải đúng như chính sách đã ban hành: Không phân biệt người đó là đảng viên hay là người ngoài Đảng. Thứ hai, kiên quyết đưa những người bất tài ra khỏi những cương vị quá tầm năng lực của họ. Đặc biệt xử lý nghiêm những người học giả, bằng cấp giả, học hàm học vị giả hoặc hư học bất kể họ là con ai, cháu ai. Thứ ba, các cơ quan đầu não quốc gia phải là tấm gương quy tụ những người có thực tài của đất nước. Kiên quyết bịt những lối đi tắt, từ đó ngăn chặn những kẻ bất tài song khéo xử sự, bằng cách này hoặc bằng cách khác len lỏi lên tới đỉnh cao quyền lực.      
Nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời
Thưa ông, Nghị quyết TW 7 về công tác trí thức ban hành đã nửa năm, ông cảm nhận con đường đi vào đời sống của Nghị quyết này như thế nào?
Để những chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống luôn là con đường gian nan, cần rất nhiều công sức, thời gian và nhất là điều kiện để chủ trương trở thành hiện thực - yếu tố quyết định sự thành công của chủ trương, chính sách. Theo tôi, sau nửa năm ban hành, không biết Nghị quyết này đã ngấm vào chiều sâu thế nào chứ hiện nay dường như có vẻ lặng lẽ. Hay là tại môi trường xã hội bây giờ đang nổi lên nhiều bức xúc về kinh tế, đời sống? Hay tại mảnh đất tiếp nhận là đội ngũ trí thức chưa sẵn sàng? Hay tại trí thức có làm, làm nhiều song ít muốn nói về mình? Hay tại nó ra đời ở thời điểm chưa phù hợp? Rất nhiều câu hỏi mà tôi chưa tìm ra câu trả lời.
"Nghề báo có nhiều đam mê nhưng cũng lắm chán chường, không chỉ chán chường mà có khi còn bạc bẽo". (Ảnh: Việt Hưng)
Ông có nghĩ rằng việc chuẩn bị chưa chu đáo?
Không. Đây là Nghị quyết được chuẩn bị rất kỹ trong một thời gian khá dài, được nhiều trí thức có tên tuổi đóng góp ý kiến và theo tôi nội dung tương đối hoàn chỉnh. Tôi nói tương đối vì chẳng bao giờ có một nghị quyết, một chủ trương đầy đủ và đúng đắn về tất cả mọi vấn đề, hoàn thiện 100%. Tại sao nó chưa được sự đón nhận như mong đợi? Một câu hỏi nữa phải tìm câu trả lời
Hay còn tâm trạng hoài nghi, thưa ông?
Có thể lắm. Tâm trạng trí thức gần đây không ít người dè dặt với những chủ trương, chính sách mới ban hành. Không phải họ hoài nghi mọi thứ mà do kinh nghiệm, nhiều người e bước đầu vồ vập quá, đến khi đi vào cuộc sống lại không được như kỳ vọng thì vỡ mộng nên phần nào còn dè dặt chăng. Tuy nhiên, nếu Nghị quyết đúng, đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của đời sống xã hội (tất nhiên là tương đối) thì sớm muộn, nó cũng sẽ đi vào cuộc sống. Trước mắt đành chờ đợi vậy. Cũng cần nói thêm: Nghị quyết có sức sống bền lâu cho nên sự thành bại của nó cũng phải có quá trình. Đây không phải là một cuộc vận động kíp thời như quyên góp, làm từ thiện chống bão, chống lụt chẳng hạn mà có thể đánh giá ngay kết quả đạt được lớn hay nhỏ. Nửa năm chưa đủ thời gian để khẳng định, chỉ vừa đủ để nói lên một điều gì đó có tính cảnh báo xu hướng mà thôi.
Nghề nhiều đam mê nhưng không ít bạc bẽo
Trở lại với quan niệm về trí thức. Theo ông, nhà báo có phải là trí thức?
Có lẽ phải phân định rõ nhà báo và nghề báo. Nhà báo làm nghề báo, là nghề hoạt động trên lĩnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng, tinh thần nghĩa là nghề báo mang tính trí thức và đòi hỏi hàm lượng trí thức. Nhưng không phải nhà báo nào cũng là trí thức. Nói cách khác, hoạt động báo chí là hoạt động trí thức còn ai làm nghề ấy có phải là trí thức không thì còn tuỳ thuộc nhiều điều kiện khác nữa.
Ông Hữu Thọ trả lời phỏng vấn dịp Tết vừa qua về báo chí có nói năm 2008 là năm tổn thất nặng nề. Ông có đồng ý với nhận định này?
Tại Lễ trao giải báo chí quốc gia năm 2008, trong khi giao lưu với phóng viên truyền hình, tôi có phát biểu nghề báo có nhiều đam mê nhưng cũng lắm chán chường, không chỉ chán chường mà có khi còn bạc bẽo. Vui cũng nhiều mà buồn cũng không ít. Chuyện cũ qua rồi, buồn lắm chứ, nhắc lại chỉ để nhắc lại và hi vọng chuyện buồn ấy mang lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm. Riêng tôi vẫn nghĩ, nên có cách xử lý khác những gì đã diễn ra năm 2008. Tự ta làm khó cho ta. Hi vọng rằng sau này mọi việc sẽ được xử lý thấu tình, đạt lý và có lợi cho sự nghiệp chung, cho đất nước hơn.
Xin cám ơn ông!
Bùi Hoàng Tám - Kim Khánh
(Thực hiện)

http://tintuchangngay4.wordpress.com/2012/05/07/nha-bao-phan-quang-tri-thuc-can-phai-co-khi-phach/

tintuchangngay4.wordpress.com
Bùi Hoàng Tám – Kim Khánh (Thực hiện) - Hai Nhà báo Đài TNVN bị đánh là đúng 100%.(BDX) - Hôm tôi đang ở Sài Gòn, một cựu nhà báo lớn thuộc Đài TNVN gọ...



- HOÀNG THƯ: Vụ thu hồi đất ở Văn Giang (Hưng Yên) – Bài 2: Được, mất…(PLTP). – bài 1: Vì sao người dân quyết liệt bám giữ đất?
- Cánh đồng vàng đã bị khai tử và một thời vang bóng (DV).
Vụ Văn Giang: Nhà báo Việt Nam khổ HƠN… chó! basamnews
… Xảy ra 9 ngày trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới của Liên hiệp quốc, ngày Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA) công bố bản Phúc trình tố cáo Việt Nam tăng cường đàn áp các nhà báo và blogger, 1 tuần trước ngày tổ chức Freedom House xếp Việt Nam vào nhóm những nước hoàn





-Hội nhà báo sẽ tìm hiểu 'vụ hành hung'
Một phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam vừa nói với BBC rằng Hội sẽ tìm hiểu về vụ việc được cho là hai cán bộ, phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bị hành hung ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong cuộc cưỡng chế của chính quyền địa phương hôm 24/4/2012.Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 5 tháng Năm, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nói cơ quan này chưa nhận được thông tin về vụ việc được cho là một lãnh đạo Phòng Kinh tế của VOV và một phóng viên đã bị lực lượng cưỡng chế ở huyện Văn Giang hành hung bị thương khi họ có mặt ở hiện trường vụ cưỡng chế đất để xây dựng khu đô thị thương mại - du lịch Ecopark.


Được hỏi Hội sẽ làm gì nếu có hội viên hoặc cán bộ, phóng viên trong lĩnh vực báo chí, truyền thông trong nước bị hành hung, ông Huệ cho hay "Hội sẽ có cách riêng" để giải quyết, nhưng ông không cho biết chi tiết về cách giải quyết cụ thể là gì.


Một Phó Chánh văn Phòng của Hội nói với BBC rằng hội sẽ liên lạc với lãnh đạo VOV, mà cụ thể là ông Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến, để tìm hiểu về sự việc, nhưng cho hay thông thường, Hội vẫn có hoạt động "thăm nom" những hội viên, cán bộ, nhà báo khi họ có vấn đề sức khỏe, nằm viện...


Một nguồn tin từ Hà Nội xác nhận với BBC rằng hôm thứ Ba, 24/4 trong cuộc cưỡng chế chính quyền của huyện Văn Giang, ông Ngọc Năm, Trưởng phóng Kinh tế của Đài tiếng nói Việt Nam và phóng viên Phi Long đã bị hành hung trọng thương cũng như bị bắt giữ.


Một nguồn khác cho hay hình ảnh của vụ hành hung đã được các cư dân mạng ghi hình, âm thanh và loan tải trên mạng, và xác nhận clip video phản ánh vụ tấn công, hành hung nhắm vào hai cán bộ của VOV này có trong một clip video mà BBC Việt ngữ đã đưa tin hôm 25 tháng Tư.


Nguồn này khẳng định hai người đàn ông đội mũ bảo hiểm xe máy "màu trắng" bị hành hung trong clip video là các ông Ngọc Năm và Phi Long, và cho biết ít nhất một người trong số họ đã bị gần hai chục cảnh sát và những người mặc thường phục, đeo băng đỏ "đánh hội đồng" băng dùi cui, chân tay...


'Từ chối bồi thường'



Vẫn nguồn này phản ánh sau sự việc, đến nay, cán bộ bị "hành hung" của Đài VOV đã "đi làm trở lại bình thường," và nói họ đã "từ chối" nhận một khoản tiền bồi thường "rất nhiều" từ một người được cho là Phó Tổng Giám đốc của Ecopark.


Nguồn tin nói thêm ít nhất một cán bộ của Đài đã phải nằm viện điều trị, với một số "thương tích" trên mặt và cơ thể, sau vụ hành hung và bắt giữ.


Trong vụ cưỡng chế đất ở khu đô thị sinh thái Ecopark ở Văn Giang hôm 24/4, chính quyền đã sử dụng một lực lượng tới hàng nghìn cảnh sát, an ninh và lực lượng mặc thường phục...


Ít nhất hai chục người dân địa phương "kháng cự" đã bị bắt giữ tại chỗ với cáo buộc "chống người thi hành công vụ," một số trong số họ đã được thả theo truyền thông từ trong nước.


Vào ngày thứ Tư 2/5, ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên được truyền thông trong nước dẫn lời nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng có những video clip giả trong vụ Văn Giang dùng để 'Bấm bôi nhọ'chính quyền.


Tuyên bố này được đưa ra trong Bấm hội nghịvề việc giải quyết khiếu kiện và tiếp dân.


Tuy nhiên ông Hào không đưa ra chi tiết về những video clip mà ông nói là giả.

Hôm thứ Bảy 05/05, BBC Việt ngữ đã liên hệ với lãnh đạo Đài tiếng nói Việt Nam và các bộ phận ban ngành, thường trực liên quan, để tìm hiểu phản ứng của VOV về tin về "vụ hành hung", nhưng chưa thể liên lạc được với bất kỳ ai.


-Theo:Hội nhà báo sẽ tìm hiểu 'vụ hành hung'Chủ đề liên quan
Dùng vũ lực mạnh với dân Văn GiangXem01:11
'Chính quyền chưa bao giờ làm ác như vậy'Xem01:51
Tố cáo khiếu nại ‘gây bất ổn chính trị’
Để hiểu đúng vụ thu hồi đất ở Văn Giang (PetroTimes 4-5-12) - Đảng và Nhà nước có thể luôn luôn tin cậy vào báo của ông Nguyễn Như Phong. Sẽ viết đến giọt mực cuối cùng để biện hộ cho chế độ. An tâm!
Vụ Ecopark-Văn Giang: LS Trần Vũ Hải trao đổi với GS Đặng Hùng Võ (Ba Sàm).

‘Chính phủ nên báo cáo QH vụ Tiên Lãng’ (VNN).

Nam Định: Dân chiếm đất, chính quyền bó tay (DV).
-------


-Trần Sơn: -https://www.facebook.com/note.php?saved&&note_id=10150816612588224


Trích:
"khi dùi cui và súng ống
được đem ra uy hiếp giống nòi
*

anh dắt em đi qua những cánh đồng xơ xác
mồ mả ông cha bị cày xới như sau trận bom thù
và bao điều thiêng liêng ta gìn giữ
đã chết rồi bằng đủ thứ nhân danh

những bước chân rầm rập dội về
đang dàn đội hình cướp đất

ôi những đứa con đã từng thề thốt hi sinh…..
nay chỉ mặt người làm ra hạt lúa
như chỉ vào bầy tôi tớ

(KÌA...CHÚNG)
hung hăng và hãnh tiến
cuồng vọng và đớn hèn

em ơi cứ đau
em ơi cứ khóc
NHƯNG CHẲNG CÒN CHI NỮA ĐÂU EM" (hết Trích)

( ThơTrần Vũ Long)- Blog NXD 04/5/2012

Văn Giang / Hưng Yên
By: Son Tran



-Ecopark đoạt giải thưởng Dự án phát triển phức hợp tốt nhất Việt Nam (DT). - Đất đai: ‘Thảm đỏ’ với DN, không thể ‘thảm gai’ cho dân (VNN).- Để hiểu đúng vụ thu hồi đất ở Văn Giang (Petrotimes).- Thủ tướng – Thu hồi đất: Dân chủ, công khai, không dùng vũ khí (VNN).

Vụ cưỡng chế ở EcoPark: Có sự móc nối với phần tử chống đối (DV).
Đừng để dân đối đầu với chính quyền
 (LĐ 3-4-12) -- Cũng như đi nhậu say khướt với bạn bè, rồi qua đêm với bồ nhí, 8 giờ sáng về đến nhà, ói mửa tùm lum: Đừng để vợ bỏ! Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chối bỏ trách nhiệm (RFA 3-5-12) -- Nói vậy mà không phải vậy! ◄- TUYÊN BỐ VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA ĐẤT ĐAI VĂN GIANG BẰNG VŨ LỰC – (BoxitVN). - TP.HCM hỗ trợ chi phí tạm cư cho dân bị thu hồi đất (TTXVN).
Phần đông người dân không biết thông tin về đất đai (N LĐ).– Khởi tố chủ tịch và cán bộ địa chính xã “ăn đất” (Bee).

Lòng dân – Thước đo phẩm chất cán bộ chính quyền (DT).
 - 80% người dân không biết về quy hoạch đất đai (LĐ). - Khởi tố chủ tịch xã “biếu không” xuất đền bù đất cho dân (NLĐ). – Nhân sĩ trí thức kêu gọi chấm dứt sử dụng vũ lực cưỡng chế đất – (RFA). – Nhân sĩ trí thức Việt Nam ra tuyên bố về vụ cưỡng chế Văn Giang (RFI). – Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Trấn áp người dân chỉ chứng tỏ là chính quyền đang rất yếu và sợ dân(RFI). –Thư anh Lê Hiếu Đằng (BoxitVN). - Cuối 2013 mới sửa Luật Đất đai (VnEconomy). – Vì sao tranh chấp đất đai kéo dài? – (RFA). – Cấp đất cho người chiếm đất (NLĐ). – Quyền lợi đất đai và bất ổn chính trị – (RFA). – Dự án ParkCity: Chỉ cỏ dại và sắt gỉ (ĐTCK). – Thử thách với ‘cánh đồng mẫu lớn’ – (RFA).------

Tổng số lượt xem trang