Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Phát hành vàng giấy để trả cho vàng thật !?

-Chuyện trên nghe có vẻ khó tin nhưng lại là sự thật tại Việt Nam. Thông tư số 12/2012/TT-NHNN khoản 1 điều 1 quy định:
Tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 25 tháng 11 năm 2012.
Thông tư số 12/2012/TT-NHNN | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trong khi đó, báo chí kinh tế Việt Nam mấy ngày nay đều chạy tít: “Gia hạn huy động vàng thêm 7 tháng”, “Gia hạn huy động vàng đến ngày 25/11”. Những thông tin diễn giải của báo chí Việt Nam trong nước HOÀN TOÀN SAI.

Thông tư 12 ghi rõ là cấm huy động vàng chứ không ghi gia hạn huy động vàng. Bạn đọc phải tách hẳn vế thứ 2 của câu này ra mới thấy rõ:
trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả”.
Tức là nếu ngân hàng không còn đủ vàng để chi trả cho khách, họ sẽ phát hành 1 chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để trả cho khách. Chứ thực sự là họ không được huy động thêm vàng nào hết mà sẽ huy động ngay chính số vàng khách hàng đang ký gửi tại ngân hàng. Đó chính là hành động phát hành vàng giấy để trả cho vàng thật khách gửi vào.
Tại sao NHNN phải làm vậy? Đơn giản là hiện toàn hệ thống ngân hàng đang thiếu vàng khách ký gửi với số lượng rất lớn trong vài năm gần đây.
Tại TPHCM – thị trường vàng lớn nhất nước – tổng dư nợ cho vay vàng hiện còn hơn 600.000 lượng chưa thể thu hồi. Trong đó, dư nợ cho vay vốn bằng vàng để đầu tư và kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao của các ngân hàng, kế đến là dư nợ cho vay vốn bằng vàng để sản xuất kinh doanh, cho vay chế tác nữ trang…
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, bên vay chưa thể trả được những khoản nợ vay vốn bằng vàng từ những năm trước đây nên tỷ trọng nợ khó đòi đang đẩy các ngân hàng vào chỗ khó tất toán dư nợ vàng.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay vốn bằng vàng của từng ngân hàng tính đến hết tháng 2/2012 lần lượt: NamABank 18,21%, VietABank 11,62%, SouthernBank 5,4%, OCB 4,97%, Eximbank 4,13%, SCB 3,52%, ACB là 0,98%, DongABank 0,03%.
Các bạn lưu ý rõ số vàng này CHƯA THỂ THU HỒI. Số vàng bán đi này đã được đầu tư, cho vay lĩnh vực bất động sản, giờ đang lỗ sặc gạch không thể thu hồi vốn và trở thành nợ xấu của ngân hàng. Vậy là họ chơi trò QUỴT vàng được hợp pháp hóa bởi Ngân hàng nhà nước, in vàng giấy ra trả cho những người mang vàng thật đến gửi.
Phen này những ai đến ngân hàng đòi vàng ắt hẳn phải ngập đắng nuốt cay cầm tờ giấy vàng đi về và không biết vàng thật của mình đang ở đâu.
———————————————————–
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 12/2012/TT-NHNN, 27/04/2012,https://docs.google.com/file/d/0B2BS_DbGbflPNjhqUlRxMU5VYXM/edit
Vietstock, Cho vay vàng mua đất: Hàng trăm ngàn lượng khó thu hồi, 07/05/2012, http://vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/222142-cho-vay-vang-mua-dat-hang-tram-ngan-luong-kho-thu-hoi.aspx

-Theo:Phát hành vàng giấy để trả cho vàng thật !?

Chuyên gia Nhật lo ngại về “bong bóng vàng” ở VN VN+   Chấm dứt hình thức giữ hộ vàng trả lợi tức (VnEconomy).
Phát hành vàng giấy để trả cho vàng thật !? (DĐ KTVN).

Ấn nút sáp nhập HBB, SHB vào Top 10 ngân hàng TM lớn nhất VN (ĐV).

Chính sách vì… ngân hàng (TN/ Vietstock). – “Ngân hàng đang thừa quá nhiều tiền”(VnEconomy).Tái cấu trúc ngân hàng hay là sự chia lại lợi ích? -(TBKTSG) - - Tái cấu trúc: Không phải là “tân trang” nền kinh tế (ĐĐK).- Lệnh cấm huy động vàng dễ biến tướng (TP).

Trần lãi suất: Chứng khoán, BĐS hưởng lợi gì? (DĐKTVN/ Vietstock).

Hạ lãi suất nhưng không nới lỏng điều kiện vay (PLTP).

Ngân hàng lấn sân bảo hiểm (ĐV).   
Đại gia ngân hàng thôn tính DN bất động sản (TP).- Đề án tái cơ cấu kinh tế: “Chỉ nghe để biết thì không nên” (VnEconomy). 


Ngân sách thất thu 4.360 tỷ đồng từ ôtô

Vàng: Trận đấu giữa lực mua và bán
(VEF.VN) - Trong các cuộc chơi trên thương trường hay chính trường, một câu ngạn ngữ hay được truyền đạt trong nhiều tình huống, "kẻ thù của kẻ thù ta là bạn.
DN chết không dám 'bố cáo' vì sợ ngân hàng xiết nợ (VEF 7-5-12)


Mức lãi suất “chấp nhận được” tối đa là 15%/năm (DVT). - Giảm chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (DV).
Bốc thuốc bổ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không mặn mà với gói hỗ trợ (LĐ). - Còn nhiều doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường (VOV). - Cần trị đúng bệnh của DNNN (ĐĐK).

Ngân hàng ung dung… đợi trần lãi suất cho vay (ĐV).

Thông qua đề án sáp nhập HBB vào SHB (SGTT).

Không để DNNN tranh giành cơ hội với tư nhân (Infonet).

Thống kê FDI: Khi cơ quan nhà nước “đánh rơi” dự án (VnEconomy).

“Nới” dự án dùng vốn trái phiếu: Thuyết phục Quốc hội thế nào? (VnEconomy).- Chuyên gia nước ngoài lo tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam chững lại (VnEconomy). - Tái cấu trúc ngân hàng hay là sự chia lại lợi ích? (TBKTSG).

Mổ xẻ những khoản vay nợ công ở Việt Nam (ĐV).

Khó khăn: Tập đoàn TKV kêu cứu lên Thủ tướng (VEF).- Nên nuôi dưỡng nguồn thu thay vì tận thu (TBKTSG).- Chính phủ xin thêm 10.000 tỷ đồng đầu tư công (VNE).Chính phủ xin thêm 10.000 tỷ đồng đầu tư công  - Gafin
Thay vì "để dành" 13.000 tỷ đồng vốn trái phiếu 2012 - 2015, Chính phủ đề xuất chi 5.500 tỷ đồng cho thủy lợi và 4.500 tỷ cho các dự án khác. - Chủ tịch Quốc hội: “Giảm phát đã rất rõ rồi” (VnEconomy). “Tình hình đang rất xấu, suy giảm đã rất rõ rồi, giảm phát đã rất rõ rồi”.
Trăn trở với đầu tư công (TBKTSG). - Đầu tư công vẫn không ngừng tăng cao (TBKTSG).

Nợ của EVN, trả bằng cách nào? (TBKTSG).

Lo cân đối tài chính, TKV kiến nghị giảm thuế xuất than (VnEconomy).
-Tập đoàn Than bị hạ triển vọng tín nhiệm vì lãi vay cao
Điểm danh nợ xấu Lần đầu tiên các món nợ đồng lần trên liên ngân hàng được nêu tên...

Doanh nghiệp đã và đang phá sản như thế nào? (SGTT).

Bianfishco: Sau khốn đốn của doanh nghiệp là quyền lợi ngân hàng? (VOV). - 1.000 công nhân Bianfishco trở lại làm việc sau “bão nợ” (DT).
.- 90% doanh nghiệp thủy sản “bú” ngân hàng (DV). - Bianfishco vẫn chưa có báo cáo kiểm toán (NLĐ).

6 dự án bị “sờ gáy”: Báo cáo nhanh, “nhận lỗi” chậm (DT).
-------

Tổng số lượt xem trang