Trần Vinh Dự
Mỗi nội dung trong chương trình tái cơ cấu là một bài toán khác biệt. Và cũng giống như mọi bài toán khác, nó thường có nhiều lời giải và những thứ giống như lời giải (giả lời giải).
Khác biệt giữa chúng là lời giải (thật) thì xử lý được vấn đề đưa ra, còn giả lời giải thì không làm được.Nhiều ý kiến góp ý cho bản đề án này đã nói đến vấn đề chi phí như là một rào cản mà đề án này hoàn toàn không đề cập.Thí dụ ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng bản đề án này còn chưa đánh giá chi phí cần thiết để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Theo ông cần việc tính toán chi phí sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí.
Vấn đề chi phí ông Nguyễn Văn Giàu (và nhiều chuyên gia khác) nhấn mạnh là một điểm hết sức quan trọng. Mặc dù một số quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư như Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung cho rằng tái cơ cấu không làm tiêu hao nguồn lực, mà chỉ là phân bổ lại nguồn lực nhưng cách nói này chỉ là một cách nói khéo trên quan niệm cân bằng tổng thể: nguồn lực toàn xã hội chỉ có bao nhiêu đó, chỉ phân bổ lại chứ không mất đi. Trên thực tế, tái cơ cấu sẽ cần đến chi phí, ít nhất là chi phí từ góc độ nhà nước. Bất kỳ một chính sách cải tổ kinh tế nào của nhà nước muốn đi vào thực tế cũng cần có nguồn lực ngân sách đi kèm. Nếu không thì nó chỉ nằm trên giấy. Thí dụ, nhà nước muốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng hiện nay, và chi phí mà chính phủ dự kiến cho việc này là 29 nghìn tỷ Đồng.
Việc phân tích rõ chi phí và lợi ích của các chính sách khác nhau sẽ cho phép xác định chính sách nào là hiệu quả nhất và nên thực hiện nhất. Vì thiếu phân tích này nên có vẻ như đề án của Bộ KH và ĐT được viết trên cơ sở cái gì cũng muốn làm, hay nói theo cách nói của Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý là “dàn hàng ngang”.
Thế nhưng chi phí cũng chỉ là một yếu tố trong số nhiều yếu tố quan trọng xác định các giải pháp đưa ra là thật hay là giả. Khác với một nền kinh tế chỉ huy, trong đó nhà nước chỉ cần ra lệnh và các đơn vị sản xuất phải thực hiện, trong một nền kinh tế thị trường thì nhà nước không thể ra lệnh, ra chỉ tiêu, ra quyết định. Kinh tế thị trường có nghĩa là các chủ thể kinh tế, bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp, có quyền, và luôn luôn, thực hiện các lựa chọn có lợi ích tốt nhất đối với họ, trong khuôn khổ luật chơi mà nhà nước quy định. Nhà nước không có quyền áp đặt hoặc yêu cầu các chủ thể kinh tế này phải lựa chọn theo cách mà nhà nước muốn.
Để một giải pháp tái cấu trúc là giải pháp thật thì ngoài câu chuyện nguồn lực nó phải xuất phát từ nguyên tắc thiết kế cơ chế. Tức là phải tạo ra một cơ chế theo đó các luật chơi và cơ chế khuyến khích vừa rõ ràng, đơn giản dễ thực hiện, vừa hướng được các bên tham gia (cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức, nhóm lợi ích) tới việc thực hiện được mục tiêu đặt ra. Nếu không dựa trên nguyên tắc này, các giải pháp đề ra sẽ là các giả lời giải, tức là đưa ra nhưng không thể áp dụng để giải quyết bài toán tái cơ cấu được. Cách tiếp cận này là bản lề, là cột trụ không thể thiếu cho một hệ thống giải pháp tái cơ cấu khả thi.
Đề án đưa ra một số nội dung tái cơ cấu cơ bản. Đó là tái cơ cấu (1) các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng thương mại), (2) thị trường chứng khoán và các định chế tài chính, (3) hệ thống doanh nghiệp nhà nước, (4) đầu tư (chủ yếu là đầu tư công), và (5) kinh tế ngành và kinh tế vùng. Có một số giải pháp trong đề án đưa ra dựa theo nguyên tắc thiết kế thể chế. Thí dụ, một giải pháp rất nhỏ trong báo cáo này liên quan đến việc nâng cao chất lượng của các trường đại học (trong gói các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực).
Theo đề án, cần hình thành hệ thống chấm điểm chất lượng và xếp hạng chất lượng của các trường đại học công, từ đó đưa ra quyết định phân bổ ngân sách nhà nước cho các trường này trên cơ sở trường nào xếp hạng cao hơn sẽ được nhận nhiều ngân sách hơn. Đây là một giải pháp hay - mặc dù còn phải tiếp tục cụ thể hoá hơn nữa về việc triển khai như thế nào. Nó hay ở chỗ việc xếp hạng uy tín các trường đại học không khó, và thế giới đã thực hiện nhiều, kể cả bằng nhiều đơn vị xếp hạng tư nhân độc lập. Nếu việc phân bổ ngân sách dựa trên chỉ tiêu này, các trường công sẽ buộc phải tham gia vào một cuộc chạy đua “lên hạng”, trong đó càng có thứ hạng cao thì càng nhận được nhiều tiền. Cơ chế này cũng có nhiều khả năng để có thể minh bạch: mặc dù vấn đề hối lộ để được xếp hạng cao hơn là có, nhưng các đơn vị xếp hạng chắc chắn phải chịu búa rìu dư luận nặng nề nếu thao túng quá trình xếp hạng này một cách thái quá.
Tiếc là số giải pháp kiểu này không nhiều. Trên thực tế, hầu như không tồn tại. Khi nói về các giải pháp tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại) và thị trường chứng khoán và các định chế tài chính (nội dung 1 và 2 trong đề án), báo cáo chỉ nói về việc phải triển khai quyết định 254/2012-TTg của Thủ tướng Chính phủ chứ không có bất cứ thảo luận nào khác.
Đối với nội dung tái cơ cấu thứ 3 – tức là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước – đề án nêu ra một loạt giải pháp khá cũ kỹ và có thể nói là không đi vào thực chất. Thí dụ, báo cáo nhắc đến việc phải cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước không cho là quan trọng cần nắm, phải thu hẹp đầu tư ngoài ngành đối với các tổng công ty và tập đoàn nhà nước, phải tăng tính minh bạch về báo cáo và công bố thông tin, và phải hoàn thiện cơ chế quản trị theo mô hình doanh nghiệp hiện đại.
Không thực chất vì doanh nghiệp chỉ lành mạnh khi hoạt động trong môi trường cạnh tranh thực sự. Không có cạnh tranh thì không thể có phát triển. Vì thế, mấu chốt của cải cách DNNN là đẩy họ vào thế buộc phải cạnh tranh chứ không phải gom lại thành các đơn vị chủ lực trong mỗi ngành và từ đó chây ỳ hưởng độc quyền, gây hại cho nền kinh tế, bất kể hoạt động đa ngành hay đơn ngành. Việt Nam đã có một số bài học thành công trong việc này nhưng do lợi ích nhóm vẫn không thể nhân rộng ra được.
Thêm nữa, nó cũng không thực chất vì đề án không nêu ra bất cứ giải pháp nào cho việc tuyển trọn bộ máy lãnh đạo – những người có trách nhiệm lèo lái các DNNN trên thị trường. Trường hợp ông Phạm Thanh Bình, cựu chủ tịch Vinashin, là một điển hình của một quan chức không có kinh nghiệm làm ăn được đẩy vào vị trí lãnh đạo một DNNN lớn, phải cạnh tranh toàn cầu trên một thị trường khó khăn. Để nâng cao hiệu quả của DNNN, cơ chế xét tuyển nhân sự cấp cao phải thay đổi, lãnh đạo các DNNN không thể là các quan chức mà phải tuyển từ những doanh nhân và/hoặc các CEO có kinh nghiệm và lịch sử thành công trên thương trường. Khi tuyển dụng những người này, thì Đại diện chủ sở hữu của nhà nước cũng cần phải tạo ra các cơ chế tạo động lực phải thích hợp. Các lãnh đạo DNNN khi lên nhận trọng trách phải có kế hoạch và cam kết về mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp đạt được các mục tiêu này thì lãnh đạo DNNN phải được hưởng một phần xứng đáng, còn nếu không đạt được thì phải chịu bị bãi nhiệm, nếu lạm quyền trục lợi thì phải bị xử lý hình sự.
Đối với nội dung số 4 - tái cơ cấu đầu tư công – đề án cũng nói đến một số giải pháp, tuy nhiên không có bất cứ điểm mới nào so với các quy chế hiện nay.Vì thế hầu như chắc chắn sẽ là giả giải pháp – tức là không đem lại bất cứ thay đổi đáng kể nào. Trên thực tế, các giải pháp này, kể từ hồi Nghị quyết 11 ra đời, đầu tư công không những không giảm mà còn tăng. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho hay tổng chi ngân sách Nhà nước vẫn có xu hướng tăng lớn (100.167 tỷ đồng), vượt 13,8% so với dự toán, trong đó, khoảng 23% số tăng chi ngân sách Nhà nước là tăng cho đầu tư phát triển.
Ai cũng biết nâng cao hiệu quả của đầu tư công là việc rất, rất khó, và việc đề ra một cơ chế mới (có thể thực hiện được) nhằm cải thiện hiệu quả của đầu tư công không phải là việc ngày một ngày hai có thể nghĩ ra. Nó liên quan đến kỷ luật tài chính của chính quyền trung ương và địa phương, và vì thế, để nâng cao hiệu quả nó đòi hỏi phải có cơ chế áp đặt kỷ luật tài chính nghiêm ngặt hơn lên chính quyền. Tuy nhiên, nhiều giải pháp tiềm năng theo hướng này sẽ vướng phải bức tường thể chế, thí dụ vấn đề quyền lực giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, vấn đề chất lượng đại biểu của các cơ quan đại diện này, cũng như vấn đề tự do ứng cử. Vì thế, dễ hiểu là báo cáo này, theo cách nói của Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh trong một bài viết gần đây, là “né tránh vấn đề thể chế”.
Đối với nội dung thứ 5, và là nội dung cuối cùng, các giải pháp hướng vào tái cơ cấu ngành và vùng thì chủ yếu là nói cho có. Lý do là cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ bị chi phối bởi các yếu tố lợi thế tự nhiên và lợi thế so sánh của các ngành và các vùng khác nhau. Dù có muốn, và dù duy ý chí thế nào, Việt Nam cũng không thể nhanh chóng hình thành các ngành công nghệ cao hay công nghiệp nặng “mũi nhọn” bằng bất cứ con đường tắt nào. Việc cần làm của nhà nước là tạo ra một môi trường kinh doanh thật sự bình đẳng, minh bạch, và cung cấp thông tin tốt nhất cho các chủ thể kinh tế để họ quyết định ngành nào, vùng nào có tiềm năng tốt nhất để đầu tư và phát triển. Các định hướng, ưu đãi, dẫn dắt, của nhà nước, dựa trên ý muốn chủ quan của một số cá nhân, sẽ chỉ tạo thêm các méo mó trầm trọng hơn về cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ, chứ không làm cho chúng tốt lên.
Tóm lại, đề án tái cấu trúc kinh tế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 17 tháng 4 vừa qua lẽ ra phải là một kế hoạch chi tiết và cụ thể, dựa trên những phân tích sâu sắc và giải pháp thông minh, để thực hiện được chương trình tái cơ cấu nền kinh tế vốn đang là một nhu cầu cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Đáng tiếc, đề án này đã được chuẩn bị vội vàng và không có chiều sâu.Có lẽ Quốc hội cần Bộ Kế hoạch và Đầu tư có một đề án khác, có thể sẽ mất thời gian, nhưng thà chậm mà chắc còn hơn là nhanh nhưng không khả thi.
-Tái cơ cấu kinh tế - khả thi hay không? (tiếp theo và hết)
-Tái cơ cấu kinh tế - nghiêm túc hay không?
- Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam: Bắt đầu từ đâu và theo lộ trình nào? (Bài cuối) (Tầm nhìn).
-- Trần lãi suất mất ý nghĩa khi NH vẫn làm ngơ (VEF). - Vốn dài hạn chảy mạnh vào ngân hàng (ĐV). - Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam: Bắt đầu từ đâu và theo lộ trình nào? (tiếp) (Tầm nhìn).
- Hàng loạt DN gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng (ĐV).- Lãi suất 15% chỉ là… mơ (TP).
- Thù lao bạc tỷ của các ông chủ ngân hàng (VNE).
- Thu nhập triệu đô của CEO ngân hàng Việt (VNE). – Tăng trưởng kinh tế không làm tăng hạnh phúc? (Weird/ Tia Sáng). - Ngân hàng đang xài nhiều thủ thuật (PLTP). – GD liên ngân hàng đổ dồn vào các kỳ hạn ngắn(SBV/ CafeF).
- “Chữa bệnh” cho DNNN: Chỉ cần công khai, minh bạch (Hải quan).
Không giải quyết được nợ xấu, khó giúp doanh nghiệp
(TBKTSG Online) - Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế hiện nay là nợ xấu của ngân hàng và do vậy muốn giúp doanh nghiệp, trước tiên cần phải giải quyết loại nợ này.
Ngân hàng vẫn lãi nghìn tỷ bất chấp tín dụng âm
- NHNN chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ của các TCTD (SBV/ CafeF).- Doanh nghiệp châu Âu tiếp tục thận trọng về triển vọng kinh tế Việt Nam (Gafin).
- Số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng cao (SGTT). - Doanh nghiệp chết, nguồn lực đâu mà thu thuế? (SGTT).
- Ẩn số nợ xấu – thực sự là bao nhiêu? (DT).
Thiếu thông tin nợ công khu vực doanh nghiệp nhà nước
Sáng 16/4, Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức hội thảo về quản lý nợ công.
-Giảm phát!
- ddkt
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn. (Wikipedia)
“…Dấu hiệu nền kinh tế đi xuống, rơi vào giảm phát đang ngày càng lộ rõ khi hàng loạt doanh nghiệp (DN) phá sản, dừng hoạt động, thất nghiệp gia tăng.
Tính tới 30.4.2012, trong tổng số hơn 600.000 DN đã có gần 82.000 DN giải thể, hơn 16.000 DN đăng ký dừng hoạt động. Riêng 4 tháng đầu năm 2012 đã có gần 18.000 DN phá sản, tăng gần 9,5% so với cùng kỳ 2011. Lo ngại về giảm phát đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo tại phiên họp gần đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…”
Kinh tế VN rơi vào giảm phát | Kinh tế | Thanh Niên
VN đang tiến đến E’:
Giảm phát do tổng cầu giảm
Giá giảm (xe hơi, hàng tồn kho, v.v…), sản lượng giảm.
GDP chắc chắn ĐÃ XUỐNG MẠNH, từ đó VN đã bị SUY THOÁI (recession). Thêm vài quý nữa, hoặc GDP giảm 10%, thì rơi vào tình trạng KHỦNG HOẢNG (depression).
Đừng hòng thoát ra khỏi.
Mỹ, Tây Âu từng bị recession, depression, thậm chí great depression, nhưng họ vượt qua, bởi vì đó chỉ là các chu kỳ KT mà đôi lúc họ phản ứng không tốt.
NHƯNG nhân lực, tài lực, khoa học kỹ thuật, máy móc, v.v… còn đó. Họ còn đủ KHẢ NĂNG sản xuất hàng, xuất khẩu, và một khi KT hồi phục, họ hồi phục rất mau, do khi đó họ LẬP TỨC tăng sản lượng ngay.
Còn VN thì không có nhân lực, tài lực, khoa học kỹ thuật, máy móc gì ráo. “Thịnh vượng” 1 phần lớn chỉ do giá nhà đất tăng, sự “giàu có” tăng mau trong 25 năm cho 1 số người, ví dụ như Bầu Đức, Loan mén, giòng họ ông Thành Tâm, bà Hoàng Yến.
Số người này dùng tiền đó đầu tư, cũng đem lại khá nhiều việc làm, cất được nhiều công trình lớn.
Nhưng nay, quỹ đất cạn kiệt. Nguồn tài lực này bị cắt đi, làm nền KT bị sụt đi 1 mảng rất quan trọng, và mảng này kéo theo nhiều sectors khác.
Hợp tác xã thời bao cấp
VN sẽ mau chóng trở lại nền KT thô sơ, với đồng ruộng, hợp tác xã, làm hàng thô sơ sử dụng, còn xuất khẩu thì chỉ gia công là chính, ngoài tôm, cá, than, dầu.
KT sẽ nghèo hơn Lào, Cambodia, chỉ trong vòng 5-10 năm tới đây. Không cách nào tránh khỏi, trừ khi có CÁCH MẠNG DÂN CHỦ XÃ HỘI.
——————————————————-
Wikipedia Việt Nam, Giảm phát, http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3m_ph%C3%A1t
Thanh Niên, Kinh tế VN rơi vào giảm phát, 16/05/2012, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120515/kinh-te-vn-roi-vao-giam-phat.aspx