Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Thống Kê Như Một Thế Công

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 120529

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị" 
Thu thập và khai thác thống kê kinh tế cũng là một vấn đề chính trị
 * Cư dân trên đường tới các nhà máy điện tại Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc - Hình AFP *
Kỳ này, chúng ta  nói đến cái "cặp sốt" đo nhiệt độ kinh tế, trong tay mấy ông lang băm.
Từ nay đến ngày bầu cử tại Hoa Kỳ vào Thứ Ba mùng sáu Tháng 11, chúng ta còn sáu lần được Bộ Lao động thông báo mỗi Thứ Sáu đầu tiên trong tháng về tình hình lao động tháng trước. Lần tới là Thứ Sáu mùng một. Khi kinh tế trì trệ và thất nghiệp cao, đây là thống kê có ảnh hưởng nhất, làm thị trường chuyển động và chính trường xôn xao...
Lần trước, thống kê nhân dụng của Tháng Tư vừa được công bố Thứ Sáu mùng bốn Tháng Năm, thị trường bị động với kết luận bi quan: kinh tế chưa khả quan và có thể lại suy trầm nữa.
Một hậu quả nhãn tiền là dầu thô tụt giá và từ đó tuột hoài, nay chỉ còn mấp mé 90 đô la một thùng.
Giá dầu thô tăng vì hai lý do chính: quân bình cung cầu và an ninh tại nguồn cung cấp. Nếu kinh tế sa sút, số cầu có thể giảm thì giá dầu sẽ giảm, nhưng theo mức độ cao hơn. Thí dụ, số cầu dự đoán là giảm 5% thì giá lại sụt tới 15%, do quy luật gọi là "đàn hồi" co giãn của giá cả. Đấy chỉ là chuyện kinh tế.
Chuyện chính trị là khi thống kê lao động được công bố, các chính khách bèn diễn giải: tình hình đã khả quan chứ đáng lẽ còn bi đát hơn vì di sản quá tệ của quá khứ. Cũng thế, khi dầu thô lên giá thì đó là tội của các tổ hợp dầu hỏa, khi giá sụt thì đó là nhờ chính sách năng lượng của mình.
Dư luận thì đợi báo chí giải thích mà báo chí có khi... mù nếu không hiểu căn bản về kinh tế.
Từ mấy tháng nay mức thất nghiệp đã giảm từ 8,3 xuống 8,1%, nhưng đấy là tỷ lệ của số người khai là kiếm không ra việc từ sáu tuần nay so với "lực lượng tham gia thị trường lao động" là số người ở tuổi lao động, đã có việc làm hay đang tìm việc. Khi nhiều người nản chí mà khỏi tìm việc nữa thì họ vẫn thất nghiệp: con số thật cao hơn số biểu kiến là 8,1%. Các chính trị gia bám vào đó mà khoe thành tích.
Báo chí có khả năng thì nên giải thích thêm, rằng trong sáu con số khác nhau về thất nghiệp, chỉ số U6 có giá trị hơn vì cho biết về tình hình khiếm dụng, thất nghiệp trá hình, thất nghiệp bán thời, v.v... Nhưng hơi đâu mà họ đào sâu từ U1 đến U6 nếu chính độc giả hay cử tri lại chả quan tâm đến chuyện rắc rối ấy mà chỉ phản ứng theo cảm quan ấn tượng? Sự ơ thờ giải đãi của người dân lại tạo cơ hội cho chính trường và chính quyền lừa mị cả nước.
Vì vậy, ta mới nói đến cái nhiệt kế kinh tế, hay cách khai thác thống kê....
***
Nói chung, nền dân chủ đòi hỏi là hệ thống thu thập thống kê của nhà nước phải trung thực và khả tín chứ không để phục vụ chính quyền. Thế thì tại sao trong vụ khủng hoảng Âu Châu lại có tệ nạn khai gian thống kê của chính quyền Hy Lạp hay Tây Ban Nha? Chuyện ấy có xảy ra và cơ chế hành pháp của Liên hiệp Âu châu là Hội đồng Âu châu cũng biết vậy.
Nhưng dù biết thì các công chức hữu trách tại thủ đô Liên Âu ở Bruxelles vẫn lặng lờ bỏ qua khi ở trên không muốn gây thêm vấn đề vì 1) sợ làm thị trường hốt hoảng và vì 2) sẽ phải quyết định về những biện pháp chế tài mà 3) họ biết là vô hiệu!
Chính cơ chế chính trị Âu châu cũng là một nguyên nhân khủng hoảng vì Liên Âu chưa là tập thể thống nhất về ngân sách và thuế khóa với quyền chế tài và khả năng cưỡng hành. Quốc gia nào cũng tìm lợi riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế giữa 27 thành viên và thống nhất tiền tệ giữa 12 nước trong khi vẫn đòi bảo vệ chủ quyền quốc gia về kinh tế tài chánh mà chả ai làm gì được. Vụ thống kê gian dối mới chỉ phản ảnh một phần cái mâu thuẫn xương tủy của Âu châu.
Xin tạm gác chuyện Âu châu mà quay về nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới là Trung Quốc....
***
Mà cách xếp hạng và đánh giá sức nặng kinh tế của Trung Quốc cũng có vấn đề. Ý thức được vấn đề ấy chính là lãnh đạo của Bắc Kinh, nhưng vì kinh tế cũng là chính trị, họ đành chịu!
Mấy năm trước, họ đành chịu khi Cục Thống kê Quốc gia loan báo Tổng sản lượng Nội địa tăng bất ngờ, trong khi nếu cộng lại Tổng sản lượng của 31 tỉnh và thành phố trên toàn quốc thì còn cao hơn nữa! Cùng do một nhà nước lãnh đạo mà người ta có hai con số khác nhau.
Khi toàn cầu còn lao đao về nạn tổng suy trầm 2008-2009, Cục Thống kê cũng nói tới mức tăng trưởng sản xuất đáng kể, làm Cục Năng lượng Quốc tế của Liên hiệp quốc ngạc nhiên, vì số cầu về dầu khí của Trung Quốc lại giảm mạnh. Sản xuất nhiều hơn mà tiêu thụ ít dầu hơn? Khi sản lượng kỹ nghệ Trung Quốc tăng vọt thì quốc tế càng giật mình vì cùng lúc đó số điện tiêu thụ lại giảm. 
Dùng ít điện ít dầu hơn mà vẫn sản xuất nhiều hơn thì chỉ có phép lạ của con trời!
So với cuộc tranh luận tại Hoa Kỳ rằng thất nghiệp có giảm thật hay chăng thì chuyện thực hư của Trung Quốc mới là vĩ đại: trong ba tuần đầu của Tháng Năm, bốn ngân hàng lớn nhất của xứ này đột ngột đạp thắng tín dụng: mức cho vay giảm đến 99%. Chỉ còn một số là thành số không.
Có không? Đúng sai thì làm sao biết? Làm sao quản lý được nền kinh tế khi giới hữu trách lại không nắm vững thực tế của kinh tế? Câu nên hỏi là vì sao ba chục năm sau khi cải cách kinh tế, lãnh đạo Trung Quốc vẫn không cải cách được hệ thống thu thập và khai thác thống kê kinh tế cho trung thực hơn?
Câu trả lời vẫn là Kinh tế cũng là Chính trị!
***
Hơn 50 năm trước, Trung Quốc thời Mao Trạch Đông có thành tích long trời lở đất của "Bước nhảy vọt vĩ đại". Sau đó mới biết là từ 1959 đến 1961 đã có 36 triệu người chết đói ngay trong thời bình. Chuyện lạ là lãnh đạo cũng không biết gì về thực trạng của xã hội nên dân mới chết đói mà họ vẫn bình chân như vại.
Chỉ vì từ công xã, quận huyện, lên tới cấp cao nhất của bộ máy cách mạng, người người thi đua báo cáo vượt chỉ tiêu. Lên mỗi cấp lại nống thêm một nấc để lập thành tích dâng đảng. Ở trên cùng, lãnh đạo ngồi uống nước đường trong khi dân chết như ruồi.
Hai chục năm sau trò man rợ này, Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách, và muốn hiện đại hoá hệ thống thu thập thống kê và tiêu chuẩn hóa cách đo đếm cho khoa học hơn. Kết quả?
Ngày nay về tổ chức, Trung Quốc có hai hệ thống thu thập thông tin song hành. Một là tổ chức hội nhập của Cục Thống kê Quốc gia tại Bắc Kinh, có nhân viên ở mọi cấp bên dưới đúc kết con số từ dưới nạp lên để báo cáo về trung ương. Hệ thống kia là của các phủ bộ hay cơ quan có nhiệm vụ thu thập thống kê trong phạm vi chức năng của mình, cũng do cấp dưới trình lên.
Rốt cuộc, hai hệ thống ấy gạn ra hai số khác biệt vì cùng một lý do: nhân sự công quyền được ở trên bổ nhiệm - trừ cấp xã ấp là do dân bầu lên - nên đa số "đầy tớ của nhân dân" đều chịu trách nhiệm với cấp trên, nơi quyết định về chức vụ và bổng lộc. Mỗi cấp lại châm thêm một "hệ số tâng công" nên ở trên cùng đều có báo cáo màu hồng, mà đầy mâu thuẫn.
Họ phải báo cáo để thượng cấp đẹp lòng, chứ không chịu trách nhiệm gì với những người ở dưới - dưới cùng là người dân. Thống kê Trung Quốc chỉ khả tín nếu có cải cách chính trị.
Mà có rồi thì vẫn còn khả năng rủi ro kiểu Âu Châu. Cao nhất thì như Mỹ, với khả năng diễn giải tào lao của chính trường. Vì vậy, thông tin hay phiên dịch của báo chí mới có tầm quan trọng. Xin đợi Thứ Sáu này xem!
- Thống Kê Như Một Thế Công (Dainamax).
- TQ cho mua bán đồng yên trực tiếp(BBC).
- Nhiều doanh nghiệp Châu Âu muốn rút khỏi Trung Quốc (RFI).

- Nguyên phó tổng GĐ BIDV lãnh 15 năm tù (PLTP).
- Xét xử 4 Kiểm toán Nhà nước nhận hối lộ (VTC).
Càng ngày tôi càng tin tưởng vào chế độ! Bộ Xây dựng đề xuất 'cứu' nợ cho Tập đoàn Sông Đà (VTC 29-5-12) -- Có phải con trai thủ tướng làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng? Có phải ông Đinh Là Thăng đã làm "tư lệnh" (chữ ông hay dùng) Tập Đoàn Sông Đà?  Hết sẩy!
- Bộ Xây dựng đề xuất ‘cứu’ nợ cho Tập đoàn Sông Đà (VTC/ LĐ).
- Phải làm rõ Bí thư Hải Dương có liên quan gì đến tài sản của con trai (VOV).  – Cần minh bạch tiền xây biệt thự của con trai Bí thư Hải Dương (ĐV).   – Khu vườn bạc tỉ bị “cấm cung” (NLĐ).  - Nhà của con trai Bí thư Hải Dương: Trái luật đất đai (!) (Infonet).   – Vườn thượng uyển trên đất trái luật, con Bí thư lên tiếng (PhunuToday).  - Bao nhiêu nhân vật quan trọng đã lên tiếng vụ tài sản ở Hải Dương? (GDVN).   - Chống tham nhũng và kê khai tài sản (RFA).  – Kê khai và công khai (TT/ LĐ).
Buôn lậu Việt-Trung tăng lên: Vietnam-China smuggling surges (FT 29-5-12)
KINH ĐIỂN - Yếu tố gây lạm phát ở Việt Nam: The Determinants of Inflation in Vietnam, 2001–09 (ASEAN Economic Bulletin April 2012)

-- Lỗ hổng tập đoàn, tổng công ty (TN).

- EVN khôn nhà, Vinalines dại chợ, tình yêu lên ngôi (PhunuToday).  – Phỏng vấn ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Vụ Vinalines: Đừng né tránh ! (NLĐ).   – “Chọn mặt gửi vàng như thế là không được” (PLTP).  - Không thể chấp nhận chuyện bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng (TT).  - Yêu cầu báo cáo việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng (TP). - Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng (TN). - Không thể cắt quãng để xem xét cán bộ (TP). – Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng(LĐ).  –- Bộ trưởng Thăng phải giải trình việc bổ nhiệm ông Dũng (Bee).   – Bộ trưởng Thăng nên thông tin trước công luận  (VNN).   – Xử nghiêm để dân tin, pháp luật không có ‘vùng cấm’(ĐV).  - Ông Vũ Mão:Văn hóa từ chức và hiện tượng các Bộ trưởng (PnToday).  - Đề nghị kết luận minh bạch, công khai vụ Vinalines (VTC). - Lỗ hổng tập đoàn, tổng công ty – Kỳ 2: Sau tấm gương vỡ của 2 “Vina” (TN).

- Chủ tịch tỉnh thua kiện dân (TP).
- “Rác công” (ĐĐK 
29/05/2012).
TS Nguyễn Minh Thuyết đã từng nhấn mạnh tại các kỳ Quốc hội trước rằng, cơ chế quản lý không chặt chẽ hay yếu kém sẽ tạo cho xã hội một thứ "rác công”, là những "sản phẩm” thừa ra trong quá trình điều hành, tổ chức, hoạt động, gây lãng phí lớn, bức xúc cho xã hội. "Rác công” luôn rất khó xử lý, bởi trách nhiệm chủ thể thường rất mơ hồ, do cơ chế chồng chéo, do những hệ lụy từ quản lý không rõ ràng. Gánh nặng xã hội vì thế cứ nhân lên, theo thời gian, theo số lượng sản phẩm tích tụ, tạo ra những gánh nặng xấu khác, không thể giải quyết sớm chiều.
Hàng trăm xe chờ "cơ chế” tại bãi lưu giữ Bồ Đề 
Ảnh: HOÀNG LONG
Bãi xe lưu giữ Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) hiện nay hàng ngày tiếp nhận hàng trăm phương tiện vi phạm giao thông. Trên bãi đất khoảng hơn 3 ha này cũng chứa hàng trăm xe máy vi phạm (vô chủ) tồn đọng qua nhiều năm. Những chiếc xe "đáng thương” chờ xử lý xếp im lìm san sát, gỉ xét, mục nát, nhiều xe theo năm tháng đã trở thành những đống sắt vụn đúng nghĩa.
Ông Nguyễn Tiến Anh, quản lý bãi xe Bồ Đề cho biết, tại đây hiện có khoảng trên dưới 1.000 xe chờ thanh lý như vậy. Có những xe "nằm” tới 6 năm, "gửi” vài ba năm thì đối với vài trăm chiếc. Công tác xác minh chủ sở hữu thế nào chưa biết, nhưng tồn đọng lượng xe như vậy, rõ ràng không thể tìm kiếm ra chủ nhân. Phán đoán rằng 80% số xe vô chủ là xe ăn cắp, xe không rõ nguồn gốc, trong khi cơ chế thanh lý chậm và thiếu.
Hà Nội có hàng chục bãi lưu giữ xe như thế. Chỉ riêng Công ty Khai thác điểm đỗ Hà Nội đã có 12 bãi xe, trong đó những bãi như Mỹ Đình, Dịch Vọng, Bưởi… mỗi nơi cũng cả trăm xe chờ "cơ chế”. Bà Nguyễn Thị Thanh Lam, Phó Giám đốc Công ty đã rất xót xa cho những chiếc xe đắt tiền dần biến thành sắt vụn. Theo bà Lam, hơn 1.000 chiếc xe "nằm chết” ở đây đã tốn không biết bao giấy mực để làm thủ tục để thanh lý. Hết Chi cục Quản lý công sản, rồi Sở Tài chính, thanh tra giao thông, công an Hà Nội phân loại, định giá và thanh lý, song số xe được "hóa” cũng chẳng khác nào muối bỏ biển so với số xe "vướng” các loại thủ tục, thật khó lý giải.
Lại câu chuyện khó lý giải về "cơ chế”? Quy định nói rõ, sau thời gian xử phạt, xe không được chủ nhân nhận lại sẽ được thông báo 3 lần trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu không ai đến nhận, phương tiện sẽ được đưa đi xác minh, sau đó mới định giá, đấu giá và thanh lý. Thời gian giải quyết vào khoảng…6 tháng.
Không còn gì rõ ràng hơn. Vậy tại sao số xe vô chủ cứ ùn ùn tại các bãi lưu giữ? Phải chăng, công tác điều hành, tổ chức, hoạt động của các đơn vị liên quan không thống nhất. Nhưng sự "vênh” từ quản lý, thiếu nhân lực thực hiện, thời gian lại kéo dài, khiến sự việc "cha chung không ai khóc” ấy cứ tiếp diễn như một thứ "rác công”, lãng phí đến hàng chục tỷ đồng. Thật đau xót! Nhẩm đếm, một xe lưu giữ một ngày 5.000 đồng. Một năm trên 1, 825 triệu đồng. 6 năm là cả chục triệu. 100 xe như vậy đã là tiền tỷ. Liệu thanh lý hết số xe, có đủ trả tiền lưu giữ? Bài toán rích rắc từ quản lý, sang vấn đề tiền bạc, cứ khúc mắc, khó lòng tháo gỡ.
Bộ Công an đã giải trình trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về những bất hợp lý trong xử lý phương tiện vi phạm khiến tồn đọng hàng nghìn xe, gây hư hỏng, lãng phí. Lãnh đạo Bộ Công an đã đề xuất phải nghiên cứu lại các quy định của pháp luật "thông thoáng” hơn trong việc xử lý xe vi phạm. Nhưng cơ chế ra sao và có được chấp thuận, sẽ tiếp tục tiêu tốn không ít giấy mực và thời gian. Sự tích tụ tiếp tục được nhân lên, số xe chờ thanh lý dài thêm, lãng phí còn nhiều hơn nữa.
Trong khi người nghèo, người thu nhập thấp không có xe để đi thì những chiếc xe "xịn” lại đóng băng một cách vô lý tại các bến bãi. Tại sao không có thể mạnh dạn "hóa giá” và bán cho những người vì miếng cơm manh áo phải đạp xe đạp hàng chục cây số chỉ vì chục nghìn đồng ít ỏi, tần tảo qua ngày? Thứ "rác công” đó đã khiến cho nghịch lý trong xã hội càng rõ nét. Xóa bỏ ư? Cần một sự "mạnh dạn” hơn là chỉ luôn biết ta thán.
- DNNN thua lỗ: Thất bại của Ban kiểm soát? (VEF).  - Doanh nghiệp nhà nước phải lập quỹ khoa học công nghệ (TT).
- Diễn đàn Kinh tế VN: Khẩu hiệu hay, thực hiện khó (LĐ).
- WB: Nhà tài trợ quan ngại về các tập đoàn Việt Nam (Bee).
- VN cần cẩn trọng về gói giải pháp kinh tế ngắn hạn (LĐ).
- Có 7 dự thảo của Ngân hàng Nhà nước được chờ đợi (VnEco).  – Ngân hàng dồn tiền mua trái phiếu (VNE).
- ‘Việt Nam hạ lãi suất không hề nhanh’ (VEF).  – Cần 3 tháng để lãi suất vay về dưới 14%  (TBKTSG).  – Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: 20%, mức lãi suất “giết chết” doanh nghiệp Việt Nam!  (Dân Trí ).
- Quan chức về DN “dưỡng hưu”: Rằng hay thì thật là hay (VEF).
- Ách thủ tục hải quan đối với hàng loạt công ty nợ thuế (TBKTSG).
- Xây dựng métro cần phải đồng bộ với quy hoạch đô thị (RFI).  – Chết dở vì KCN (NLĐ).
- TP.HCM tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN (PLTP).
- Thị trường bất động sản có khách trở lại (VTC).
- Nhiều tiểu thương TP HCM bỏ chợ (VNE).

Tổng số lượt xem trang