Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Trên 23.000 tỉ đồng có nguy cơ không thu hồi được tại Vinalines

-TT - Thanh tra Chính phủ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thanh tra Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) giai đoạn 2007-2010.
Theo Thanh tra Chính phủ, Vinalines đang có năm khoản nợ có nguy cơ không thu hồi được với số tiền trên 23.062 tỉ đồng.

Vinalines còn mua 73 tàu biển từ nước ngoài nhưng đa số đã qua sử dụng với tổng trị giá gần 23.000 tỉ đồng. Trong đó có 17 tàu qua sử dụng trên 15 năm, thậm chí có tàu trên 30 năm, nên tình trạng kỹ thuật kém, làm tăng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trong khi vốn đầu tư, kinh doanh đều phải đi vay làm phát sinh chi phí lãi vay, chênh lệch tỉ giá hối đoái... Đó là chưa kể có một số tàu quá tuổi quy định không được phép đăng ký tại VN, phải đăng ký và treo cờ nước ngoài, làm xấu bộ mặt đội tàu quốc gia và làm kém sức cạnh tranh.
Trong việc mua tàu cũng xảy ra tình trạng chênh lệch giá rất lớn và khi đưa vào khai thác có ảnh hưởng khác nhau đối với kinh tế vận tải biển. Cụ thể như tàu Inlaco Sping có giá mua 14,6 tỉ đồng, tàu Nosco Glory lại có giá mua 1.210,5 tỉ đồng nhưng quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án không có sự phân biệt.
Hầu hết dự án mua tàu được lập sơ sài và dự án nào cũng nêu hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có 5/27 tàu đóng mới, 34/73 tàu mua về đưa vào khai thác trong giai đoạn 2005-2010 đều bị lỗ, thậm chí có tàu lỗ nặng phải bán. Cụ thể như tàu VNL Galaxy mua năm 2007 với giá 973,4 tỉ đồng, đến cuối năm 2010 lỗ 192 tỉ đồng; tàu VN Glory giá 873,1 tỉ đồng, đến cuối năm 2010 lỗ 115,5 tỉ đồng; tàu VNL Global mua 73,3 tỉ đồng, đến cuối năm 2010 lỗ 77,3 tỉ đồng...
Kết luận của Thanh tra Chính phủ còn cho rằng nhiều dự án đầu tư của Vinalines có sai phạm. Chẳng hạn như dự án “Đầu tư nhà máy sửa chữa tàu Vinalines phía Nam”, Vinalines mua ụ nổi No83M đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định. Giá mua ụ nổi và chi phí sửa chữa hai lần tại VN là 489,6 tỉ đồng (khoảng 26,3 triệu USD), tương đương 70% giá đóng ụ nổi mới, gây lãng phí vốn đầu tư.
Dự án “Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines” được đầu tư xây dựng nhưng không có trong quy hoạch. Trong đó, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng cảng - đường thủy (Tedi Port), Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng giao thông thủy và Công ty Tư vấn xây dựng công trình thủy 1 có dấu hiệu thông thầu để Tedi Port trúng thầu tư vấn lập hồ sơ hơn 2,4 tỉ đồng...
Ở dự án “Xây dựng cảng trung chuyển vịnh Vân Phong” có một số sai phạm như tổ chức lễ khởi công dự án 4,1 tỉ đồng, vượt quy định hơn 4 tỉ đồng. Điều chỉnh dự toán gói thầu số 1 từ 16 tỉ đồng lên 21,6 tỉ đồng và chỉ định đơn vị trúng thầu trong cùng một quyết định là sai quy định. Ở dự án “Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước”, Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn sử dụng 499 tỉ đồng vốn ngân sách nhà nước để mua trang thiết bị là chưa đúng mục đích vì đây là khoản tiền hỗ trợ di dời cảng.
NGỌC ẨN- tt Vinalines “tậu” nhiều tàu cũ (05/05)
Xử lý nợ Vinashin: Vẫn đang “tiếp tục đàm phán” (VnEconomy).
-

Mổ xẻ những khoản vay nợ công ở Việt Nam
 (ĐV 4-5-12)
(Đất Việt) Nói về việc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp những khoản vay nợ công ngày một nhiều, TS Vũ Đình Ánh cảnh báo nguy cơ rơi vào vòng xoáy nợ nần!
>> Kiềm chế lạm phát, giải quyết nợ công
>> Tái cấu trúc nền kinh tế: Phải tuân thủ 3 nguyên tắc

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh có thể xác định đầu tư công ở Việt Nam là miếng bánh được phân chia khéo, được trao đi đổi lại giữa trung ương và địa phương, là sản phẩm của cơ chế xin - cho, trong đó hai phía “xin” và “cho” đều có hiện tượng “đi có, về có”, và cũng có hiện tượng “gửi dự án”. Hệ quả là đầu tư công kém hiệu quả, thất thoát lên đến 20 - 30%, công trình rất đắt, chồng chất nợ nần.

Đầu tư lớn, hiệu quả nhỏ

Việt Nam vẫn chưa có Luật Đầu tư công (ĐTC), Luật Quản lý hay kinh doanh vốn nhà nước và Luật Mua sắm công, nên theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc quản lý số vốn khổng lồ này có rất nhiều sơ hở, dẫn đến tham ô, lãng phí và cấu thành của đầu tư công chưa được xác định rõ ràng.

Không phủ nhận ĐTC đã đóng góp không nhỏ cho hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên ông Doanh cho rằng, trong những năm gần đây, tỷ lệ đầu tư trên GDP ngày càng tăng lên trong khi hiệu quả ngày càng giảm. Tình trạng lãng phí, đầu tư kém hiệu quả rất phổ biến nhưng chỉ phát hiện rất ít trường hợp tham ô và bị đưa ra xử lý. Điều đáng chú ý, ĐTC ở Việt Nam lại tập trung vào đầu tư kinh tế rất cao, song tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực xã hội thấp, và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Đặc biệt đáng lo là quyết định chấp thuận đầu tư thường được dựa trên các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động vốn, trong khi các tiêu chuẩn về hiệu quả đầu tư chưa được quy định chặt chẽ, chưa có hiệu lực ràng buộc pháp lý.

Theo nhìn nhận của mình, ông Doanh khẳng định: “Sự kém hiệu quả của ĐTC nằm ở quy hoạch, kế hoạch, quy trình quyết định đầu tư, tức là ở thể chế và bộ máy. Nếu không có thay đổi trong thể chế và bộ máy, rất khó có thể tái cấu trúc ĐTC, và nó sẽ vẫn chỉ dừng lại ở việc cắt xén dự án”.
Việc cắt giảm đầu tư công hiện nay vẫn chưa đúng thực chất, vì mới chỉ dừng ở cắt xén dự án. Ảnh: Lê Quân

Trả nợ cũ bằng phát hành nợ mới

Việt Nam đang xây dựng 20 cảng biển quốc tế, xây dựng và mở rộng 22 sân bay dân dụng, trong đó có 8 sân bay quốc tế, đang xây dựng 18 khu kinh tế biển, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp. Trong thời gian từ 2001 – 2010 đã thành lập mới 307 trường đại học, học viện, bình quân mỗi tỉnh có 6 trường. Tuy nhiên, thực tế thì chưa có một cảng nước sâu nào có tầm cỡ quốc tế.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2011, nợ công chiếm 54,6%GDP, trong đó nợ chính phủ là 43,6% GDP còn nợ nước ngoài chiếm 41,5% GDP, tương đương 50 tỉ USD, dự kiến đến hết năm nay, nợ công khoảng 58,4% GDP, đến 2015, tổng số nợ công sẽ khoảng 60 - 65% GDP. Các tổ chức quốc tế cho rằng quy mô nợ của Việt Nam gia tăng nhanh trong giai đoạn 2006 - 2010, và tiếp đà tăng này trong giai đoạn 2011 - 2015. IMF dự báo tới năm 2015, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên 86,2 tỷ USD, nợ nước ngoài cũng tăng tương ứng từ 41,7 tỷ USD lên 73,8 tỷ USD.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng cho rằng, so với mức độ nợ công chung của các nước mới nổi và đang phát triển thì nợ công của Việt Nam có quy mô lớn hơn và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, do cả nguyên nhân thâm hụt ngân sách cũng như nguyên nhân vay nợ để đầu tư.

Ông Ánh phân tích thêm, nếu theo chuẩn quốc tế thì thâm hụt ngân sách nhà nước đã tăng vọt từ dưới 10.000 tỷ năm 2006 lên hơn gấp đôi vào năm 2007 và hơn 8 lần vào năm 2009. Hiện tượng này cho thấy xu hướng gia tăng thâm hụt ngân sách nhà nước đã xuất hiện trước khi có khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng chỉ làm thâm hụt nặng nề hơn. 

Để bù đắp bội chi, Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và ngân sách nhà nước đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần, với qui mô nợ Chính phủ ngày càng lớn.
Việt Nam tăng trưởng kinh tế 5,1%

Theo báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng thị trường Việt Nam tháng 5 vừa được Ngân hàng HSBC đưa ra, HSBC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 từ 5,7% trước đây xuống 5,1%. Theo nhóm nghiên cứu của HSBC, từ đầu năm tới hết tháng 3, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ các lãi suất chính sách, tổng lượng vốn vay đã giảm 1,9%, cho thấy nhu cầu vốn trong nước thấp hơn nhiều so với mong đợi. Với tín dụng thu hẹp và tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 4,1% trong quý 1, theo dự báo của HSBC, NHNN sẽ hạ tiếp các lãi suất chính sách trong các quý tới. Và đợt giảm lãi suất tiếp theo có lẽ vào đầu quý 3.2012.

Ngoài ra, sự suy giảm tổng cầu mạnh sẽ khiến lạm phát trong tháng 5 này sẽ ở mức 1 con số, dự báo mức lạm phát trong năm nay sẽ khoảng 9,8%, thay vì 11,0% như dự báo trước đây.

H.Linh
Hàng loạt quan lớn VN bỗng dưng... mất chức (05/05)
Hết thuốc chữa ngân hàng Việt Nam? Vietnam's drive to fix its weak banks could be stalling (Reuters 4-5-12)



Những món hàng khuyến mãi gây sốc (05/05)
Công ty của bầu Đức nợ hơn 15 nghìn tỷ đồng (05/05)-Cổ đông lớn của bầu Đức bỗng dưng 'xả' hơn 12 triệu cổ phiếu (04/05)- Nợ tới 63% tổng tài sản, Hoàng Anh Gia Lai coi là chuyện bình thường (GDVN).
Ông chủ của Beeline mất bao nhiêu khi cuốn gói khỏi VN?(04/05)
Chi bạc tỷ mua 'biệt thự' ở nghĩa trang (04/05)
Tin sốc: Ô tô nhỏ, mới toanh chào giá 80 triệu đồng (04/05)
Thép VN bị Brazil kiện bán phá giá (05/05)
-Vietnam Eyes Opportunities in Latin America (AS-COA).- Bình Thuận: Làm rõ việc chia 1,2 tỉ tiền hỗ trợ dự án (PLTP).



-Chính phủ cứu doanh nghiệp (TN). – 29.000 tỉ đồng cứu doanh nghiệp(NLĐ). - Chỉ cứu được doanh nghiệp khi họ “còn sống” (DNSG).

Sẽ có Nghị quyết riêng về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh được nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Tại phiên họp diễn ra trong 2 ngày 3 và 4/5, sau khi phân tích thực trạng, nguyên nhân khó khăn của doanh ...
Công bố gói giải pháp cứu doanh nghiệpTuổi Trẻ
Doanh nghiệp không mặn mà với gói hỗ trợLao động
Giảm, giãn thuế không cứu nổi DNTin tức 24h
VnEconomy -Hà Nội Mới -Thanh Niên

Dành 29.000 tỷ ‘cứu’ doanh nghiệp (VnEx 4-5-12) -- Nhập siêu thấp kỷ lục, doanh nghiệp khó khăn (VnMedia 4-5-12) -- Doanh nghiệp đã và đang phá sản thế nào? (VnE 4-5-12)


“Hoạt động Đoàn trong DN chỉ phát triển khi gắn với sản xuất kinh doanh” (PetroTimes 4-5-12) -- Trong lúc doanh nghiệp hấp hối mà còn phải choàng sơ mi xanh, bắt con cháu thắt cà vạt đỏ, thổi kèn... để sinh hoạt Đoàn!


Loay hoay với tái cấu trúc kinh tế (SGTT 4-5-12)


“Nhóm giải pháp không phải chỉ dành cho DN có lãi” (TTXVN). – Chính phủ: Sẽ không có gói kích cầu nào! (DT).  – Doanh nghiệp vẫn chết dù lãi suất đã hạ (VNE).

Giải cứu BĐS: Ngân hàng muốn cũng khó thành (VEF). -Ngân hàng cũng… ‘khóc’?(VNN).

Ban hành Thông tư 14 áp trần lãi suất cho vay 15% với 4 lĩnh vực(NDHMoney).

Ngân hàng Nhà nước: “Sáp nhập Habubank vào SHB là tối ưu”(VnEconomy). =>

Tăng mạnh thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (Thanh Niên).

Thuế thu nhập cá nhân thì sao? (PLTP).-----

Tổng số lượt xem trang