Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Đúng là…dân gian!

Nguyễn Thế Thịnh
Hồi trước, ở bến đò Mẹ Suốt quê tôi có một bức phù điêu mô tả mẹ đang chèo đò, dân gian đã nhại thơ Tố Hữu thế này:
Trông xa tưởng cánh đại bàng
Đến gần mới biết mẹ đang chèo đò.
Mẹ rằng chừ mẹ thiệt lo
Cớ răng hắn lại không cho mẹ... chèo?
Ít lâu sau, người ta trưng bày mẫu để xây tượng đài Mẹ Suốt. Phác thảo đó thấy Mẹ đứng thẳng, cầm cái chèo cũng thẳng đứng với người, y như đang chống cái gậy, phía sau lưng có đám mây giống cái bị. Dân gian lại nhại thơ:


Mẹ rằng quê mẹ Bảo Ninh
Cớ sao mẹ lại sang xin bên này?
Sau khi sửa chữa, tượng đài được nhà điêu khắc Phan Đình Tiến thi công bên bờ Nhật Lệ. Sở Xây dựng tính công thi công điêu khắc bằng công...thợ nề nên cắt giảm hết kinh phí. Đã thế lại còn chậm cấp tiền. Dân gian lại nhại thơ:
Ghé tai Mẹ hỏi tò mò
Cớ răng kinh phí hắn cũng không cho con hè?
Đúng là dân gian!
*
Lại kể, lúc mới nhậm chức, ông Vương Đình Huệ làm tui thích thú lắm, thậm chí viết cả một entry reo lên sung sướng. Nhưng tui đã nhầm. Bây giờ thì dân gian có vè thế này:
Hay nói lăng nhăng/ Là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ/ Là Đinh La Thăng
(Đến đây đọc quay lại từ đầu)
Đúng là dân gian!
*
Không dừng lại ở đó, dân gian còn là cả một bài vè dài:
Vè vẻ vè ve/Nghe vè bộ trưởng
Đầu tiên cứ tưởng/Có nhiều chuyện hay
Không ngờ hôm nay/Ngọn gió đã đổi.
Y như con rối/Lăng xa lăng xăng
Là Đinh La Thăng/(Lúc thì la thứ).
Việc làm trấn trớ/Nói ngược nói xuôi
Thiên hạ mắc cười/ Là Vương Đình Huệ
Mới rồi nghe kể/ Chuyện PVN/ Làm ăn tèm lem/ Thanh tra vạch mặt/
Thế là sắp đặt/ Thanh minh thanh nga/ Các báo ngợi ca: Họ sẽ...tự ...xử!
(Tưởng là tự tử/ Mừng ơi là mừng).
"Tôi thích bình thường"/ Là Phạm Vũ Luận
Lúc nào cũng bận/ Là Nguyễn Thiện Nhân
Ăn nói lần khân/ Là Nguyễn Xuân Phúc
Người chuyên đi húc/ Là Huỳnh Phong Tranh
Ông Hoàng Tuấn Anh/ Gật gật, “được được…”
Nói xuôi nói ngược/ Là Hà Hùng Cường
Tăng giá (giữ lương)/Huy Hoàng họ Vũ
Theo lề thói cũ/ Là ông Nguyễn Quân/ Không cần phải nhanh/ Làng nhàng là được.

Đúng là dân gian!
*

Chép lại đây, các quan bác chớ giận, đọc để biết, nếu dân gian nói đúng thì sửa, sai thì bỏ. Nhưng mà, mỗi khi dân gian đặt miệng thì có vẻ như là gay rồi. Ít ra nó cũng được truyền miệng dài dài. Tui không chép lại, làm sao các bác có thể nghe được những lời dù là nghịch nhỉ này?

Theo blog NTT






Một bài vè rất bậy bạ của bọn thế lực thù địch, âm mưu diễn biến hòa bình, phá hoại chế độ.  Viet-studies cực lực lên án ý đồ chia rẽ sự đoàn kết keo sơn của các lãnh đạo kính yêu của Đảng ta, và tha thiết mong thân hữu chuyền nhau xem để biết mà không tiếp tay cho bọn ấy:

Lâm tặc nhiều tiền là Đoàn Nguyên Đức
Gia đình trí thức là Ngô Bảo Châu
Anh dũng sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Ngồi họp hay ngáp là Bác Đỗ Mười
Tiếp dân hay cười là Nguyễn Minh Triết
Đấu tranh quyết liệt là Lê Khả Phiêu
Tham nhũng làm liều là cậu y tá
Con người trí trá là Nguyễn Sinh Hùng
Ăn nói lừng khừng là Tô Huy Rứa
Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời phù thịnh là chị Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận




- Clip đả kích Bộ Giao thông xây trụ sở hoành tráng (NĐT).  
(Nguoiduatin.vn) - “Nghe tin anh giao thông đưa ra kế hoạch trụ sở anh quyết xây to... to. To nhưng anh không lo do thu thuế nhiều thế nhưng bao con đường, bao cây cầu đang cất, đến bây giờ... chưa xong...”

Đó là một phần lời bài hát trong clip Ngựa ô thu phí được “chế biến” từ bài hát Lý ngựa ô. “Lời thở than” về hiện trạng giao thông Việt Nam có quá nhiều bất cập của người dân được thể hiện hết sức sinh động.





Từ chuyện Bộ Giao thông thu quá nhiều loại phí đến chuyện Bộ kêu thiếu vốn cho giao thông nhưng lại xây trụ sở quá hoành tráng. Thu nhiều như vậy nhưng các công trình vẫn dở dang, vừa xây xong đã hỏng…. Lời bài hát nhắc đi nhắc lại câu “phí không ngừng tăng” “phí không ngừng thêm” “còn dân thế nào?” như xoáy buốt vào lòng người nghe.


Trong tiếng nhạc đệm gi ta, tiết tấu nhanh, vui nhộn, nhóm 6 người thanh niên bắt đầu hát: “Bao năm qua nằm mơ một con xế hộp cho vợ con khỏi lo nắng mưa. Nhưng xe hơi tiền cao còn lo thuế nặng. Xăng thì không ngừng tăng, dầu kia cũng tăng. Nghe tin anh giao thông đưa ra kế hoạch trụ sở anh quyết xây to… to.


To nhưng anh không lo do thu thuế nhiều thế nhưng bao con đường bao cây cầu đang cất đến bây giờ … chưa xong. Phí … phí… phí không ngừng tăng.Phí … phí… phí không ngừng thêm vừa thêm lại thêm rồi mai anh bí… túng… thiếu… phí anh bèn tăng thật cao thì … dân thế nào. Bán xe, không thèm, chuyển sang xe ngựa giờ thì mình chuyển sang xe ngựa không lo ô nhiễm.


Biết rất rõ phố đang ngày đêm kẹt xe thì anh chơi tới khúc đóng phí ra vào nơi thành đô thành đô còn dân thế nào? Quyết tâm không cần lại đi xe đạp. Giờ thì ngày ngày mình đạp xe cưỡi ngựa. Phí … phí… phí không ngừng thêm vừa thêm lại thêm rồi mai anh bí túng thiếu… phí anh bèn tăng thật cao thì … dân thế nào…”


Clip vừa ra đời ngày 9/5 đã gây “sốt” trên các trang mạng xã hội. Một ngày sau khi đăng tải đã có tới hơn 16 lượt người xem và hàng nghìn lượt người bình luận.


Có thể thấy, thời gian gần đây những chính sách mà Bộ trưởng Đinh La Thăng đưa ra bị dư luận xã hội phản ứng quyết liệt. Khi chuyện các loại phí vắt chồng chéo lên vai người dân còn chưa hết “nóng” thì chuyện Bộ chuẩn bị dành hơn 12 nghìn tỷ để xây trụ sở càng làm người dân bức xúc.


Bộ trưởng Thăng thì cho rằng dành số tiền lớn ấy để xây trụ sở là cần thiết tuy nhiên dư luận xã hội thì cho rằng nó quá lãng phí. Nhiều chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội cho rằng nó quá lãng phí, tiền đó có thểí xây dựng được nhiều cây cầu con đường có lợi cho người dân.


Clip đăng trên các diễn đàn cũng là cách thể hiện tiếng nói, nỗi lòng của người dân. Người ta vẫn còn nhớ clip Em ơi Hà lội phố ra đời sau đợt lụt lội “lịch sử” của Hà Nội năm 2008 hay clip Ngọn lửa tay ga nói về việc hàng loạt các xe bốc cháy, clip Xăng tăng giá sau đợt tăng giá vừa qua…


Trong thời gian gần đây, trước hàng loạt chính sách của Bộ Giao thông Vận tải, hàng loạt clip được dàn dựng theo những cách khác nhau ra đời. Chưa thấy clip nào đồng tình mà chỉ có những “lời thở than” của người dân.


Tâm tư của người dân cũng được thể hiện trên các diễn đàn. Hầu hết các diễn đàn đều có các chuyên mục bàn luận về các chính sách của Bộ Giao thông, đặc biệt là chuyện xây trụ sở hoành tráng.


Có nhiều ý kiến cho rằng “Bộ Giao thông nói cần hạn chế phương tiện cá nhân nhưng trong sân của Bộ chật kín ô tô. Bộ nói cần sử dụng phương tiện công cộng nhưng có người phục ở cổng của Bộ cả mấy tuần liền cũng không thấy cán bộ nào đi xe bus. Bộ nói ít tiền dành cho giao thông, bắt người dân đóng nhiều loại phí nhưng Bộ lại chi cả chục tỷ đồng xây trụ sở cho mình, chỉ có người dân là è lưng ra đóng tiền”.


Dư luận không thể chấp nhận đề án dành 12 nghìn tỷ xây dựng trụ sở Bộ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng “Dư luận xã hội sẽ không đồng tình với đề án dành 12 tỷ đồng xây trụ sở Bộ. Với việc đưa ra đề án ấy, hình như Bộ GTVT không nghĩ đến bối cảnh chung mà chỉ đề xuất riêng cho mình. Ngành GTVT là ngành còn đòi hỏi đầu tư rất nhiều để cải thiện hạ tầng giao thông nhưng trong vài tháng nay Bộ GTVT đều đề xuất đánh qua phí vào đầu người dân. Trong khi những biện pháp để cải thiện hạ tầng giao thông thì chưa thấy đâu.”



Bảo Ngọc


-Bộ GTVT giải trình số vốn nghìn tỷ xây trụ sở mới
- “Moi hết tim gan” để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần! (NLĐ).- Phí giao thông đường bộ: Mục đích kiếm tiền hay để hạn chế xe cá nhân? (SGTT).  - “Không thể bắt dân đóng phí vô tội vạ”(VNN).  - Phải rạch ròi thuế, phí (NLĐ).
-- Đề nghị Thủ tướng không quyết định giá bán lẻ điện (TT).


-- Giấc mơ cầu vượt (TTVH).  - Xây nhiều cầu vượt nhẹ, Hà Nội sẽ trả giá?! (VnMedia).
- Chưa có Bộ trưởng nào quan tâm thực sự đến doanh nghiệp (VOV).- Trần Vinh Dự: Tái cơ cấu kinh tế – nghiêm túc hay không?   –   (VOA’s blog).
Chính phủ ra nghị quyết 'cứu' doanh nghiệp (VnEx 10-5-12)
Ông Nguyễn Trần Bạt: Không có cơ sở cho con số 29.000 tỷ (PN Today 11-5-12) -- Tác giả đặt ra những câu hỏi mà tôi rất tâm đắc, ví dụ như: "Tuy nhiên, tôi chưa thấy rõ cơ sở khoa học của gói cứu trợ này. Vậy một gói cứu trợ bao nhiêu? Cho ai? Phân phối như thế nào? Ai giám sát quá trình phân phối sự cứu trợ này? Các hiệp hội hay các chính quyền địa phương? Hay chúng ta thả tiền vào trong các ngân hàng để cho các ngân hàng phân phối theo sự đánh giá chất lượng doanh nghiệp của các ngân hàng?"
PGS. TS Trần Đình Thiên: 'Phải xem tái cấu trúc là một sản phẩm chiến lược' (DĐDN 11-5-12)- Xuất than rồi phải đi nhập (TT).

-Nợ của EVN, trả bằng cách nào?
- Vinashin trong cuộc “hôn nhân” Habubank - SHB
(TBKTSG) - Trong phần phụ lục danh sách các công ty con, đơn vị liên doanh, liên kết đi kèm báo cáo tài chính có kiểm toán của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) xuất hiện cái tên ở vị trí cuối cùng: Công ty Vinashin - Habubank.
Vinalines hạ kế hoạch đầu tư đội tàu xuống 68.000 tỉ đồng
Điều chỉnh này đưa trong bối cảnh dư luận băn khoăn việc Vinalines xin chi 100.000 tỷ đồng đầu tư đội tàu trong khi thua lỗ nặng, hoạt động kém hiệu quả.

Tuyệt vọng tìm việc thời kinh tế suy thoái (VnEx 10-5-12)


Bệnh “lạ” ở Quảng Ngãi: “Đừng đem dân ra thí nghiệm”
TT - Ông Lê Hàn Phong, chủ tịch UBND huyện Ba Tơ - nơi xảy ra bệnh “lạ” ba năm nay chưa tìm ra nguyên nhân, nói đã đến lúc ngành y tế đừng đem dân ra thí nghiệm, bớt bệnh “sĩ” và mời tổ chức y tế thế giới vào cuộc.

- Ngành y tế “bó tay” trước bệnh lạ ? (VNN).

- Bệnh lạ ở Quảng Ngãi: Dân không tin do gạo mốc (VTC).  - Quảng Ngãi: Vận động học sinh bỏ học vì sợ bệnh “lạ” trở lại trường (VOV).



- Người nuôi heo “chết” oan vì chất tạo nạc (TT). “…khi giá thịt heo tăng lên đến 65.000 đồng/kg hồi năm ngoái thì Bộ NN&PTNT đã chủ động kêu gọi các doanh nghiệp và người chăn nuôi hạ giá bán để bình ổn thị trường. Nhưng đến khi giá heo giảm mạnh, nhiều người chăn nuôi thua lỗ và phá sản thì chẳng thấy bóng dáng của Bộ NN&PTNT đâu cả”.

Phá rừng tự nhiên để…trồng rừng
Nhiều “dấu hỏi” trong vụ phá rừng tàn khốc ở Hà Tĩnh (11/5/2012)
UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giải quyết vụ tiểu thương kéo nhau lên tỉnh (11/5/2012)
-Tại sao hàng trăm tiểu thương lại kéo nhau lên tỉnh? (10/5/2012)

Tổng số lượt xem trang