Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Vì sao Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bị khởi tố?

- Vì sao Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bị khởi tố? (Dân Việt) - Trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng thành viên ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), ông Dương Chí Dũng - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - đã cố ý làm trái trong một số dự án tại Vinalines.
>> Bắt nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines

>> Vinalines "lật ngược thế cờ", báo lỗ thành lãi

>> Thua lỗ, Vinalines vẫn được rót thêm 100.000 tỉ?

>> Vinalines “tậu” nhiều tàu cũ

>> Ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch HĐTV Vinalines
Ngày 18.5, nguồn tin từ Viện KSND Tối cao cho biết, cơ quan này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Dương Chí Dũng - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - để điều tra làm rõ hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cơ quan điều tra, trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) ở Tổng Công ty Hàng hải VN (Vinalines), ông Dũng đã cố ý làm trái trong một số dự án tại Vinalines như kết luận của Thanh tra Chính phủ.



Ông Dương Chí Dũng.

Ngoài ông Dũng, các ông: Mai Văn Phúc - Vụ phó Vụ Vận tải (Bộ GTVT), nguyên Tổng Giám đốc Vinalines; Trần Hữu Chiều - Phó Tổng Giám đốc Vinalines, cũng bị bắt và khám xét để điều tra về hành vi trên. Sáng và trưa 18.5, cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khám xét tại trụ sở Vinalines và làm việc tại Cục Hàng hải Việt Nam.

Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra tại Vinalines giai đoạn 2007-2010, cho rằng: Vinalines đang có 5 khoản nợ có nguy cơ không thu hồi được với số tiền trên 23.062 tỷ đồng. Vinalines còn mua 73 tàu biển từ nước ngoài nhưng đa số đã qua sử dụng với tổng trị giá gần 23.000 tỷ đồng. Trong đó có 17 tàu qua sử dụng trên 15 năm, thậm chí có tàu trên 30 năm, tình trạng kỹ thuật kém làm tăng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trong khi vốn đầu tư, kinh doanh đều phải đi vay làm phát sinh chi phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá hối đoái...

Trong việc mua tàu cũng xảy ra tình trạng chênh lệch giá rất lớn và khi đưa vào khai thác có ảnh hưởng khác nhau đối với kinh tế vận tải biển. Cụ thể như tàu Inlaco Sping có giá mua 14,6 tỷ đồng, tàu Nosco Glory lại có giá mua 1.210,5 tỷ đồng nhưng quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án không có sự phân biệt nào. Hầu hết dự án mua tàu được lập sơ sài và dự án nào cũng nêu hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy 5/27 tàu đóng mới, 34/73 tàu mua về đưa vào khai thác trong giai đoạn 2005-2010 đều bị lỗ, thậm chí có tàu lỗ nặng phải bán. Cụ thể như tàu VNL Galaxy mua năm 2007 với giá 973,4 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 lỗ 192 tỷ đồng; tàu VN Glory giá 873,1 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 lỗ 115,5 tỷ đồng; tàu VNL Global mua 73,3 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 lỗ 77,3 tỷ đồng...

Thanh tra Chính phủ còn kết luận: Nhiều dự án đầu tư của Vinalines có sai phạm và có dấu hiệu cố ý làm trái như: Dự án “Đầu tư nhà máy sửa chữa tàu Vinalines phía Nam”, Vinalines mua ụ nổi No83M đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định. Giá mua ụ nổi và chi phí sửa chữa hai lần tại Việt Nam là 489,6 tỷ đồng (khoảng 26,3 triệu USD), tương đương 70% giá đóng ụ nổi mới, gây lãng phí vốn đầu tư.

Dự án “Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines” được đầu tư xây dựng nhưng không có trong quy hoạch. Trong đó, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng cảng - đường thủy (Tedi Port), Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng giao thông thủy và Công ty Tư vấn xây dựng công trình thủy 1 có dấu hiệu thông thầu để Tedi Port trúng thầu tư vấn lập hồ sơ hơn 2,4 tỷ đồng...

Ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc Vinalines từ tháng 8.2005. Đến tháng 7.2011, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines và đến đầu tháng 2 năm nay thì bị miễn nhiệm chức vụ này, để giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải VN.

Ở dự án “Xây dựng cảng trung chuyển vịnh Vân Phong” có một số sai phạm như tổ chức lễ khởi công dự án 4,1 tỷ đồng, vượt quy định hơn 4 tỷ đồng. Điều chỉnh dự toán gói thầu số 1 từ 16 tỷ đồng lên 21,6 tỷ đồng và chỉ định đơn vị trúng thầu trong cùng một quyết định là sai quy định.

Ở Dự án “Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước”, Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn sử dụng 499 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước để mua trang thiết bị là chưa đúng mục đích vì đây là khoản tiền hỗ trợ di dời cảng.

Trước đó, ngày 7.4, liên quan vụ việc ở Vinalines, cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã bắt tạm giam 4 bị can khác là: Ông Bùi Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Vinalines; bà Đỗ Thị Bích Thủy - nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV vận tải Biển Đông thuộc Vinalines; ông Hoàng Gia Hiệp - nguyên Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính công nghiệp tàu thủy (VFC); ông Ngô Văn Nhuận - Phó kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước thuộc khu vực 7.


Thắng Quang


http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/danviet.vn


Khởi tố nguyên chủ tịch Vinalines

Thứ Bảy, 19/05/2012 06:19
Ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Cục Hàng hải - Bộ GTVT, nguyên chủ tịch Vinalines, đã bị Cơ quan Điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Sáng 18-5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và khám xét nơi ở đối với ông Dương Chí Dũng (SN 1957, trú ở phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội), Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ GTVT, nguyên chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào thời điểm khám xét, ông Dũng đã không có mặt tại cơ quan và nơi ở.

Mua ụ tàu phế thải


Trước đó, vào tối 17-5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã khám xét và bắt giữ đối với ông Mai Văn Phúc (trú ở phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội), Vụ phó Vụ Vận tải - Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines và ông Trần Hữu Chiều (trú ở phố Thái Thịnh, quận Đống Đa), Phó Tổng Giám đốc Vinalines, cũng về hành vi trên.

Được biết, ông Dương Chí Dũng được giữ chức chủ tịch HĐQT rồi chủ tịch HĐTV Vinalines từ tháng 8-2005 cho đến khi được giao giữ chức cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam từ ngày 6-2-2012. Còn ông Mai Văn Phúc từng có 2 năm ở cương vị tổng giám đốc Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng làm chủ tịch HĐQT.



Tàu Hoa Sen được Vinalines cho nước ngoài thuê bị Trung Quốc bắt giữ để trừ nợ và ông Dương Chí Dũng,
nguyên chủ tịch HĐTV Vinalines (ảnh nhỏ). Ảnh: VĂN TẠO

Thông tin ban đầu, ông Dũng, ông Phúc và ông Chiều có liên quan đến những sai phạm trong việc điều hành Vinalines trong dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam của Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines (thuộc Vinalines). Trong đó, đáng chú ý là việc đầu tư mua ụ nổi No83M gây lãng phí đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với 4 bị can về hành vi tham ô tài sản.

Cụ thể, tháng 6-2007, Vinalines phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó có hạng mục mua và lắp đặt một ụ nổi cũ No83M có sức nâng 25.000 tấn từ nước ngoài. Ban đầu, tổng mức đầu tư dự kiến cho ụ nổi này là hơn 13 triệu USD nhưng sau khi đưa về Việt Nam đã phải sửa chữa tiêu tốn thêm hàng trăm tỉ đồng, nâng tổng số tiền “ném” vào ụ nổi này lên tới hơn 26 triệu USD, gấp đôi dự toán. Chưa hết, ụ nổi này được xác định là đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định.

Nhiều sai phạm giai đoạn 2007- 2010

Trước khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố với các ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và Trần Hữu Chiều, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về việc quản lý và sử dụng vốn của Vinalines trong giai đoạn 2007-2010.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động trước đó, ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines đã được gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ cho rằng Vinalines đã đầu tư dài hạn rất lớn, dàn trải chủ yếu bằng vốn vay tín dụng, vượt quá khả năng tài chính của đơn vị. Quá trình triển khai thực hiện chưa bám sát chỉ đạo của Chính phủ về chủ trương huy động và quản lý nguồn lực phát triển để bảo đảm mục tiêu đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn 2007-2010, Vinalines đã mua nhiều tàu già nua, 17/73 tàu quá tuổi quy định, thậm chí có tàu 30 tuổi, không được phép đăng ký tại Việt Nam, phải đăng ký và treo cờ nước ngoài, làm xấu đi hình ảnh đội tàu quốc gia và giảm ưu thế cạnh tranh.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ việc đầu tư cơ sở hạ tầng của Vinalines 2007-2010 không đạt được kết quả như kế hoạch đề ra dù được Chính phủ và các bộ, ngành địa phương quan tâm, tạo điều kiện như giao, cho thuê đất, phát triển hạ tầng kỹ thuật. Một số dự án gây lãng phí vốn đầu tư, số tiền gây lãng phí tại 2 dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong và Nhà máy Sửa chữa tàu Vinalines phía Nam do công ty mẹ làm chủ đầu tư đã trên 520 tỉ đồng.

Đặc biệt, tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu Vinalines phía Nam có dấu hiệu làm trái quy định của pháp luật, gây lãng phí gần 514 tỉ đồng. Vinalines đã có nhiều khuyết điểm như mua sắm tàu cũ không phù hợp với kế hoạch được phê duyệt, quản lý sử dụng thiếu hiệu quả, dẫn tới kết quả kinh doanh yếu kém…

Nguy cơ không thu hồi được hơn 23.000 tỉ đồng nợ

Ngoài ra, Vinalines còn sử dụng nguồn vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, quản lý nguồn vốn, quản lý nợ phải thu chưa tốt, 5 khoản nợ với số tiền 23.062 tỉ đồng kéo dài nhiều năm chưa thu được và có nguy cơ không thu được. Thanh tra Chính phủ đánh giá những khuyết điểm, sai phạm kể trên thuộc trách nhiệm của tập thể lãnh đạo tổng công ty, đứng đầu là chủ tịch HĐQT và nay là chủ tịch HĐTV, tổng giám đốc và các trưởng ban liên quan thời kỳ 2005-2010.

THẾ KHA - NGUYỄN QUYẾT


http://nld.com.vn




Tổng số lượt xem trang