Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ


Patrick Winn (DCVOnline lược dịch)
Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ
BANGKOK, Thái Lan – Tuần này, ba mươi bảy năm trước đây, cán binh Bắc Việt đã tổ chức một bữa tiệc chính thức ra khỏi rừng, giữa đổ nát và đống trang bị quân sự của Mỹ quăng vất khắp nơi tại Sài Gòn .

Thời đại của các chiến khu bị đánh bom napalm và những cánh đồng lúa cháy đã chấm dứt. Miền Nam Việt Nam, được Mỹ viện trợ đã thua trận. Qua loa phóng thanh tại một cuộc biểu tình Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, nêu cao “tinh thần chống Mỹ mãnh liệt của toàn dân,” đồng thời tuyên bố sẽ trừng phạt những người “tiếp tục làm tay sai cho nước ngoài.”

Trong hơn ba mươi năm sau đó, quân đội của Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài. Quan hệ hiện tại của hai kẻ thù cũ đã dẫn đến những cuộc tập trận quy mô nhỏ, tàu chiến Mỹ đã vào lại bến cảng ngày xưa là căn cứ cũ và ngay cả đã có các cuộc đàm phán cung cấp các tài liệu bí mật dùng trong công nghệ hạt nhân không làm vũ khí cho Việt Nam.


“Vì chúng ta đang đi vào thế giới mới này, Việt Nam, trời ạ, đang trở thành một đồng minh quân sự mới của Hoa Kỳ, ông Robert Kaplan, một tác giả và cố vấn cho Hội đồng Chính sách Quốc phòng của Lầu Năm Góc, tuyên bố trong một bài phát biểu trước Hội đồng Carnegie. “Đó là chính là vì Việt Nam đã đánh bại Mỹ trong một cuộc chiến tranh mà họ có không gì để than phiền, không có hận thù, và cũng chẳng bị mất mặt.”

Độ nồng nàn của tình bạn vừa chớm nở này, tuy nhiên, có thể sẽ được thử thách trên mặt biển trong tương lai gần đây.

Mối quan hệ quân sự Mỹ-Việt được thúc đẩy chính là vì một ước vọng chung: ngăn chận sự thống trị của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Cũng giống như nước Mỹ, ở thế kỷ 19, đã đòi giữ quyền tối cao trên vùng biển Caribbean, Trung Quốc đang tích cực tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông Nam Á, một đường biển thương mại quan trọng đồng thời cũng là một khu vực nhiều dầu khí.

Nhưng hầu hết các lãnh thổ này gần các nước khác - cũng tuyên bố chủ quyền - hơn như Việt Nam và Philippines.

Những cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và các nước nhỏ hơn - liên quan đến các tàu đánh cá nhỏ, tàu canh gác bờ biển và tàu thuyền khác đang tái diễn. Một cuộc xung đột đang diễn ra giữa một tàu khu trục bảo vệ bờ biển Philippines chống lại cơ quan hàng hải dân sự của Trung Quốc. Trong một tranh chấp tương tự trong năm ngoái, tàu Trung Quốc kéo đâm vào đường dây cáp ngầm của một tàu Việt Nam đang thăm dò dầu khí.

Một loạt các bài xã luận của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông nhà nước cảnh báo rằng “đứng về phe với Hoa Kỳ là một lựa chọn không hay” và “những con cá lìm kìm sẽ biết đời là gì.” Với khả năng những cuộc đụng độ nhỏ trên biển tăng cao hơn mỗi năm, bất kỳ cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam hay Philippines đều có thể kéo Mỹ vào cuộc.

*
Chiêu "Giết gà dọa khỉ"
Nguồn ảnh: OntheNet


“Nếu có một cuộc tấn công, Washington nghi ngờ rằng Trung Quốc được chọn một đối thủ yếu hơn để thử thách quyết tâm của các đối thủ lớn hơn. Đó là đòn “giết gà dọa khỉ”, ông Michael Green, một chuyên gia về quốc phòng với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington DC nhận xét.

“Mỹ rõ ràng không muốn bị lôi kéo vào các cuộc xung đột này. Washington sẽ không đưa chi phiếu trống để Hà Nội hoặc Manila dùng,” ông Green nói. “Nhưng Washington sẽ bị áp lực rất lớn từ phía các đồng minh của chúng tôi không để cho cuộc xâm lược tiến hành. Các đồng minh của chúng tôi sẽ lặng lẽ yêu cầu điều này. Họ nghĩ rằng, “Chúng tôi sẽ là nạn nhân kết tiếp.”

Đồng minh thực sự?

Ngay cả khi cùng lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc đã đẩy Việt Nam và Mỹ gần nhau hơn, người ta vẫn chưa rõ liệu Việt Nam sẽ thật sự trở thành một “đồng minh quân sự lớn và mới” của Mỹ hay không.

Cho đến nay, những cuộc tập hải quân chung đã chỉ luẩn quarn trong các vụ tập chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn. Năm ngoái, quân đội hai nước hứa hẹn sẽ hợp tác đào tạo y tế. Mỗi năm chỉ có một số rất nhỏ lính Việt Nam được đưa đến Mỹ để đào tạo. Trong một chương trình, sĩ quan Việt Nam được gửi qua Texas để học tiếng Anh.

“Trong một cuộc tập trận, họ có một cuộc trao đổi bí mật nhà nước,” ông Carl Thayer, một nhà phân tích quốc phòng tại Đại học New South Wales của Úc nói. “Bí mật quốc gia đó là những công thức nấu ăn.”

*
“Bí mật quốc gia”
Nguồn ảnh: OntheNet


Mỹ vẫn từ chối bán vũ khí cho quân đội Việt Nam, phần lớn vẫn phụ thuộc vào công nghệ của Nga. Trong chuyến viếng thăm hồi tháng Giêng đẻ củng cố quan hệ quân sự của Thượng nghị sĩ John McCain, Việt Nam đã đưa ra một “danh mục” các loại vũ khí họ muốn có, McCain nói với các phóng viên tại Bangkok. Ông trả giá bằng cách nhấn mạnh rằng Việt Nam trước nhất cần phải cắt giảm sự vi phạm nhân quyền.


“Ngay cả khi Mỹ chỉ bán vũ khí có tính chất phòng thủ cho Việt Nam cũng sẽ làm cho Trung Quốc rất khó chịu,” Thayer nói. Trung Quốc, ông cho biết, dù đang đẩy Mỹ và Việt Nam lại với nhau nhưng cũng có cách hạn chế sự thân quen của hai nước. Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều tránh chà mối quan hệ của họ vào mặt Bắc Kinh. Cả hai đều là dựa vào Trung Quốc như là một đối tác kinh doanh quan trọng.

“Trung Quốc luôn luôn cảnh báo Việt Nam dừng nên thắp nến hai đầu,” Thayer nói.

Sự nồng ấm đối với Mỹ cũng bị một số trong Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ trích. Ý thức hệ của Đảng vẫn cảnh báo về “diễn biến hòa bình”, một cụm từ được coi là bất chính hơn so với tên gọi. Đói với những người cộng sản, nó mô tả sự thụ tinh ý tưởng ủng hộ dân chủ với mục tiêu làm xói mòn chế độ độc đảng của thế lực thù địch.

Trong năm 1998, ba năm sau khi quan hệ Mỹ và Việt Nam bình thường hóa, tài liệu quốc phòng Việt Nam công bố công khai cảnh báo rằng những “cái cớ như 'nhân quyền' hoặc 'dân chủ' ... là sự xâm phạm vào nội bộ quốc gia bằng các phương tiện văn hóa và ý thức hệ qua các nỗ lực khác nhau của các thế lực tinh quái” là “đe doạ lớn” cho sự ổn định của Việt Nam.

Trong năm 2009, cùng lúc với ra mắt tài liệu quốc phòng tương tự, bài bản có được thay đổi đôi chút. Tại một cuộc họp báo, theo tài liệu mật của Hoa Kỳ mà Wikileaks đã tung ra, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói về “những nỗ lực nguy hiểm dùng lớp vỏ của nhân quyền và dân chủ” để thách thức chính phủ của Việt Nam.


Trong một diện tín khác, đưa ra chi tiết về những yêu cầu của Đại sứ Mỹ để tăng số nhân viên trong nước của Mỹ, một quan chức cao cấp Việt Nam được đã hỏi “tại sao ông đòi nhiều thế?” Và lưu ý rằng chính quyền Việt Nam không thích “thực tế là Mỹ có người chạy khắp trên cả nước.”

Những khuynh hướng này không phải sinh ra từ sự chống Mỹ, nhưng từ tính độc lập của Việt Nam, Thayer nói. “Có thể họa hoằn lám mới có một cựu chiến binh nào đó ghét người Mỹ,” ông nói. “Nhưng chống Mỹ không phải là quan điểm hiện nay. Tuyên truyền của chính phủ đã nói với mọi người rằng “hãy để cho dĩ vãng là dĩ vãng.”

Sự sụp đổ của Sài Gòn, mặc dù bị in sâu vào tâm lý người Mỹ, đói với Việt Nam, đó chỉ là một mốc nhỏ trong một lích sử đẩy lùi kẻ xâm lược bao kể cả người Khmer, người Mông Cổ, Pháp. Tuy nhiên, Trung Quốc, cai trị Việt Nam cả 1.000 năm, là thực dân hàng đầu.

Với những nỗ lực hiện nay của Trung Quốc nhằm thống trị biển Nam Trung Quốc - được Việt Nam gọi là “Biển Đông” - Hoa Kỳ đang phải đối đầu với áp lực ngày càng tăng để giữ biển cho các đồng minh của Mỹ. Có khả năng nhiều cuộc đụng độ cấp thấp trên biển sẽ xảy ra, Green cho biết, Mỹ có thể được yêu cầu để chứng minh sức mạnh, bằng ngoại giao, để ép Trung Quốc xuống.

“Ngày nay, đó là Philippines,” Green nói. “Năm tới, đó có thể là Việt Nam thêm một lần nữa. Nếu có xung đột, và có bất kỳ sự nghi ngờ là ai đã bắt đầu, thì chắc chắn điều này sẽ được xem như là một thách thức đối với địa vị cao nhất của Mỹ trong khu vực.”


© DCVOnline





Nguồn: Vietnam becoming America’s begrudging military playmate. Patrick Winn | GlobalPost.com | May 12, 2012.

-đcv Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ 


Mưu đồ Trung Quốc và bài học nóng hổi cho khối ASEAN

(Quốc phòng) - Cuộc tranh chấp bắt đầu hôm 8/4 khi giới chức Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trong khu vực bãi đá ngầm Scarborough (Hoàng Nham) mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.
Tổng lực Hải quân Asean không kém Trung Quốc
Bãi đá này nằm cách bờ biển phía Tây của đảo chính Luzon của Philippines  230 km (cách chỗ gần nhất của Trung Quốc 1.200km). Vì vậy, nước này cho rằng bãi đá ngầm trên thuộc chủ quyền của mình vì nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của luật hàng hải quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền đối với vùng biển này, thậm chí còn mở rộng ra toàn bộ Biển Đông, vươn tới cả những vùng gần bờ biển của các quốc gia khác trong khu vực.

Đã gần tháng nay, tình hình tranh chấp vẫn căng thẳng, không bên nào chịu nhường bên nào kèm theo những lời tuyên bố cứng rắn. Điều nhận thấy là tuy căng thẳng bởi nhiều tàu của 2 bên tham gia nhưng chủ yếu là dân sự, hải quân 2 nước vẫn chưa vào cuộc. Điều đó cho thấy xung đột quân sự chưa thể xảy ra bởi 2 quốc gia đã tính toán, cân nhắc rất kỹ trong vấn đề này.

Trung Quốc chỉ dùng hải quân để răn đe, không thể hiện phô trương sức mạnh “giết gà (Philippines) dọa khỉ” bởi năng lực của Hải quân Trung Quốc chưa thể “nói gì làm nấy” với Mỹ. Phô trương sức mạnh bằng lời nói thì dễ, nhưng với thực tế thì khác.
Vả lại, ở đó chẳng có ai giữ mà đánh chiếm cả thì việc báo chí Trung Quốc đe dùng một lực lượng hải quân ở Hạm đội Nam Hải để thổi bay Philippines …là thừa và có một ý đồ khác.

Cuộc tranh chấp, kết thúc chỉ là vấn đề thời gian, nhưng quan trọng nhất là kết thúc theo cách nào?

Chắc chắn 2 bên sẽ kết thúc chúng bằng dàn xếp ngoại giao để tiến tới một thỏa thuận: “Gác tranh chấp, cùng khai thác”. Đây là mục đích của Trung Quốc khi “biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp”.
Và đương nhiên sẽ là nỗi ấm ức của Philippines. Hoặc Philippines không còn gì mà đàm phán vì cho đến nay Trung Quốc hoàn toàn làm chủ khu vực tranh chấp.

Vậy từ cuộc tranh chấp này, bài học nào dành cho tất cả chúng ta trong khối ASEAN?
Tàu chiến lớn nhất của Hải quân Philippines đang tham gia trận đối đầu với hai tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở vùng biển Đông. (Ảnh: EPA)
Tàu chiến lớn nhất của Hải quân Philippines đang tham gia trận đối đầu với hai tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở vùng biển Đông. (Ảnh: EPA)
Trước hết, “chơi với dao có ngày đứt tay”

Trung Quốc là nước lớn trong khu vực. Sau khi trỗi dậy, họ tuyên bố gần 80% biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi”. Họ hành động rất hung hăng, quyết đoán với lời lẽ rất hiếu chiến khiến cho các nước nhỏ trong khu vực lo ngại.
Philippines cũng không loại trừ, đã nhiều lần bị Trung Quốc chèn ép, nhưng họ chơi với Trung Quốc kiểu “bám theo nước lớn để hưởng lợi”. Cuối cùng, “lợi” đâu chưa thấy mà “răng” không còn.

Năm 2004, biết rằng Trường Sa đang là khu vực tranh chấp quyết liệt thế nhưng, Philippines vẫn ngang nhiên ký tay đôi với Trung Quốc để cùng khảo sát địa chấn tại quần đảo Trường Sa-Việt Nam. Họ coi như Trường Sa chỉ là của Trung Quốc và Philippines, bất chấp Việt Nam đã chiếm giữ hầu hết Trường Sa.

Hành động này của Philippines chứng tỏ vì lợi ích trước mắt, cục bộ, bắt tay với thế lực có ý đồ bành trướng lớn nhất, tham vọng lớn nhất mà không cần đếm xỉa gì đến quyền lợi nước khác.

Năm 2009, Philippines từ chối tham gia một bản báo cáo chung với Việt Nam và Malaysia trong việc xác lập thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ).

Không những vậy, Philippines đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC) bức thư phản đối quan điểm chung của Việt Nam và Malaysia. Quan điểm chung đó là, Việt Nam và Malaysia không coi các vị trí ở Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo và do đó không có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải.

Thực tế, các vị trí nói chung ở Hoàng Sa, Trường Sa đa số không có đời sống kinh tế riêng, nên theo Công ước luật biển, thì chúng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Hầu như mọi nước ASEAN ven Biển Đông đều thống nhất với quan điểm này. Nó tạo thành lập trường chung của ASEAN. Tất nhiên, khác với lập trường của Trung Quốc và Philippines.
 
Tàu chiến lớp 056 mới của Hải quân Trung Quốc phù hợp để giải quyết vấn đề vùng Biển Đông
Tàu chiến lớp 056 mới của Hải quân Trung Quốc phù hợp để giải quyết vấn đề vùng Biển Đông
Sự phản đối của Philippines đã dẫn đến các hậu quả vô cùng tai hại, mà trước hết bị ngay với chính mình.

Một là, Philippines đã vô tình tiếp tay, công nhận bản đồ “chín khúc” mà Trung quốc vẽ ra chiếm hơn 80% biển Đông. Vì Trung Quốc coi Hoàng Sa và Trường Sa là “chủ quyền không thể chối cãi” của họ. Và nếu thế thì vùng EEZ 200 hải lý không chiếm hết biển Đông hay biển Tây Philippines là gì?

Hai là, do vậy, cơ sở nào, khi chỉ dựa trên quan hệ song phương, để Philippines nói rằng bãi cạn Scarborough là của riêng mình khi nó cũng thuộc vùng EEZ của Trường Sa (còn gần hơn cả Philippines nữa)? Và đương nhiên, Trung Quốc dại gì mà không tuyên bố là của họ khi Philippines chỉ là “con muỗi”, khi mà lực lượng “răn đe” của Philippines quá yếu và quá thiếu, chủ yếu dựa vào Mỹ?

Ba là, tự họ, Philippines và Trung Quốc coi bãi cạn Scarborough đều trong vùng EEZ nên Philippines không thể trông chờ gì sự giúp đỡ của Mỹ. Mỹ đã tuyên bố rằng, không can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền đôi bên khi khu vực tranh chấp không ảnh hưởng đến hàng hải quốc tế.
Vì vậy, khả năng Philippines hạn chế trong việc đấu “nội lực” với Trung Quốc khi Mỹ không thể can thiệp nên thua thiệt là cầm chắc.

Có thể nói, tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc về mặt pháp lý và vũ lực thì Philippines là mắt xích yếu nhất. Chỉ có Trung Quốc mới có quyền và khả năng lợi dụng Philippines chứ làm sao Philippines lợi dụng được nước lớn Trung Quốc.

Không gắn kết hành động của mình với các nước ASEAN cùng chia sẻ lợi ích chủ quyền và chiến lược,  Philippines đã phải trả giá. Chơi dao đã bị đứt tay.
Đoàn kết, quan hệ đa phương là sức mạnh

Rõ ràng, các nước trong khối ASEAN như những viên đá đầy góc cạnh cá nhân. Muốn xếp những viên đá này thành một khối chỉ còn cách tự mài bớt đi các góc cạnh cá nhân của mình để có mối quan hệ bình đẳng còn tốt gấp vạn lần mối quan hệ chư hầu.

Đối với Trung Quốc, nếu những vấn đề nào tồn tại mang tính song phương thì giải quyết song phương. Những vấn đề nào tồn tại mang tính đa phương thì phải giải quyết đa phương.

Trung Quốc chưa có đủ khả năng để bùng nổ một cuộc chiến toàn diện với các nước ASEAN. Con số 230 tỷ USD trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, trong đó Trung Quốc xuất khẩu 118 tỷ USD (đầu năm 2011) không phải là nhỏ và dễ kiếm.

Vì vậy, giải quyết tranh chấp như trên là biện pháp tối ưu để hạn chế sự chèn ép của Trung Quốc.

“Không ai cho không nhau điều gì”, đặc biệt là đối với các nước lớn. Họ luôn đặt lợi ích quốc gia trên hết. Họ cho một chút lợi về kinh tế thì ta phải mất gì đó về an ninh quốc gia, nền văn hóa, môi trường tàn phá…
Bởi vậy, trong Hiệp hội ASEAN, những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền tỏ ra dửng dưng, thiếu trách nhiệm với những nước có tuyên bố chủ quyền trước Trung Quốc để mong rằng được lợi từ Trung Quốc là như chơi với dao.

“Chơi với dao có ngày đứt tay” là câu từ Việt Nam hoặc như câu chuyện ngụ ngôn “Người đi săn và con chó”… thiết nghĩ cũng cảnh báo cho chúng ta đôi điều đáng suy nghĩ.
Philippines sẽ có "Dơi biển" Mỹ đối đầu "Thủy quái" Trung Quốc?
  • Lê Ngọc Thống
--Tổng lực Hải quân Asean không kém Trung Quốc



- Trật tự nào cho châu Á? (ĐV). –- Cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè ở Biển Đông của Trung Quốc” (PetroTimes).
- Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh cá ở biển Đông (TN).   - Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Scarborough (TQ).TQ cấm đánh bắt là ‘việc bình thường’. bbc 
- Vì sao Trung Quốc đưa “nhà máy nổi” ra biển Đông? (VnEconomy).  - Mưu đồ Trung Quốc và bài học nóng hổi cho khối ASEAN (SGTT).  - Tổng lực Hải quân Asean không kém Trung Quốc (PNToday).
- Trung Quốc ép Philippines bằng sức mạnh kinh tế (TT).  - Philippines có lí do không sợ TQ? (ĐV).
- Quan hệ Mỹ – ASEAN đến năm 2030 sẽ như thế nào? (VOV).

‘Trung Quốc lo ngại quan hệ quân sự Mỹ - Australia’  đv Bắc Kinh bày tỏ quan ngại trước mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa quân đội Washington và Canberra, Ngoại trưởng Australia Bob Carr cho hay.
- - McCain: US can’t let China ‘do as they please’ while smaller countries suffer (The Hill).  – China rekindles US-Philippine ties (Bangkok Post).  – CHINA, PHILIPPINES NOW TALKING; 2 SIDES TO DISENGAGE W/O LOSING FACE (News Flash).‎

Sức mạnh cứng và mềm của VN và TQ bbc

- Chiến tranh mạng giữa Trung Quốc và Philippines (Petrotimes).   - Mỹ sẽ đứng ngoài xung đột Trung Quốc và Philippines (ĐV).  - Ngoại trưởng Philippines: Trung Quốc không thể chứng minh quan điểm dựa trên UNCLOS  (LĐ).   - Ngư dân TQ-Philippines: Tranh chấp làm mất tình đi biển (VNN).
  - TQ lại ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông (BBC).  - Philippines bác bỏ lệnh cấm đánh cá của TQ (VNN).  –Trung Quốc cấm đánh bắt cá tại Biển Đông (Infonet).
- Tại sao TQ không chịu ra tòa án quốc tế? (BBC).  - Biển Đông: Cập nhật hình ảnh mới nhất từ bãi cạn Scarborough (GDVN).  - Úc gợi ý dùng luật ở biển Đông, Trung Quốc phản bác (Infonet).
- Trung Quốc đưa ‘nhà máy nổi’ ra Biển Đông (VNE).  - Trung Quốc đưa đội tàu chế biến hải sản ra Biển Đông (China News, The Focus Taiwan/NLĐ).
- Biển Đông:Hạm đội Nam Hải áp sát Philippines mang theo 48 quả tên lửa? (GDVN).
- Obama cân bằng lại với Trung Quốc (TVN).  - Asean – Mỹ: Con kiến mà leo cành đa (TVN).
 
- Căng thẳng Biển Đông, Trung Quốc lộ điểm yếu (VnMedia). – Các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông (DT).  – Mổ xẻ sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc (ĐV). – ‎Tướng TQ: Bắc Kinh nên giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông bằng con đường ngoại giao  (NCBĐ).
- Điện mật từ Đại sứ quán Mỹ: Brunei nhắn nhủ với Đô đốc Keating, “Chúng tôi cần người Mỹ tại khu vực” (NCBĐ).  – Việt Nam lơ lửng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (TCPT). Dịch từ bài: Vietnam floats between China and US (ATO).  – Asean – Mỹ: Con kiến mà leo cành đa (TVN). – Tình thế khó xử của Thái Lan trong vấn đề Biển Đông (NCBĐ). – Malaysia: Không cần sự can thiệp quân sự trong tranh chấp Biển Đông (VOA). – Military Intervention In South China Sea Overlapping Claims Not Necessary – Zahid (Bernama).
- Báo Trung Quốc đăng hình ảnh Hà Lan giúp Việt Nam chế tạo tàu chiến (GDVN).

Tổng số lượt xem trang