Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Việt Nam tụt hạng về môi trường kinh doanh

(VOV) - Chỉ số môi trường kinh doanh hằng quý (BCI) của Việt Nam giảm từ 70 điểm xuống còn 53 điểm, và hiện chỉ xoay quanh mức điểm thấp này.

Sáng nay (29/5), tại Hà Nội, diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2012 với chủ đề "Từ ổn định đến phục hồi" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới và Liên minh VBF đồng tổ chức. Đây là sự kiện thường niên bên lề trước thềm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam (CG).

 

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao các Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và cho rằng, thông qua Diễn đàn, các đóng góp từ nhiều phía sẽ giúp  môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng tốt hơn.

Đại diện Phòng Thương mại châu Âu (EuroCharm) tại Việt Nam, ngài Chủ tịch Preben Hjortlund cho biết, chỉ số môi trường kinh doanh hằng quý (BCI) của Việt Nam giảm từ 70 điểm xuống còn 53 điểm, và hiện chỉ xoay quanh mức điểm thấp này, cho thấy các nhà đầu tư vẫn tiếp tục lo ngại khi lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư trong ngắn hạn. Việt Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012” của Ngân hàng Thế giới, xếp vị trí thứ 98 trong tổng số 183 nước được xếp hạng, cũng là lời cảnh báo lớn cho cơ quan ban hành chính sách. Những yếu tố đang yếu kém đi là việc cấp phép, đăng ký tài sản, đóng thuế và tiếp cận tín dụng.

Tuy vậy, EuroCham vẫn tin tưởng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ có những biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Tuy nhiên còn rất nhiều việc cần tiến hành để cải thiện sức hấp dẫn trong dài hạn của thị trường Việt Nam nhằm thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.

Theo đánh giá của EuroCham, 3 ưu tiên chiến lược của Chính phủ (gồm tái cấu trúc khu vực tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và cải thiện hiệu quả đầu tư ở khu vực công) là chiến lược nhất quán và theo lộ trình cải cách đúng đắn. Nhưng, đại diện EuroChan đặc biệt nhấn mạnh: “Một chiến lược có tốt thế nào đi chăng nữa, việc triển khai thực hiện chiến lược đó mới là điều cốt lõi. Nếu không đạt được thành công trong các lĩnh vực dài hạn và mang tính cơ cấu này, những lợi ích mà thành công về chính sách kinh tế vĩ mô đem lại gần đây cũng sẽ không còn”.

Còn về phía Hoa Kỳ, đại diện Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tập trung vào hai lĩnh vực đang được lưu tâm một cách đặc biệt: cải cách doanh nghiệp nhà nước và dự thảo sửa đổi Luật Lao động. Đây là những lĩnh vực mà môi trường đầu tư cần phải cải tiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam. AmCham đề nghị hai quy định trong Luật Lao động về làm thêm giờ và nghỉ thai sản cần được sửa đổi để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, theo đề nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các quốc gia láng giềng đang có sự cạnh tranh về FDI với Việt Nam.

Riêng về cải cách doanh nghiệp nhà nước, Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) cho rằng, tập trung quyền lực kinh tế ở một số ít các công ty lớn làm xói mòn những nỗ lực phát triển kinh tế và xã hội. Do vậy, AmCham đề xuất: “Chuyển đổi các tập đoàn lớn thành các doanh nghiệp hiệu quả và có lợi nhuận nhiều hơn sẽ đem đến nhiều lợi ích bao gồm những công cụ của chính sách tạo điều kiện thúc đẩy việc đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, từ đó nâng cao sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân”.

Lên tiếng với tư cách là đại diện cộng đồng doanh nghiệp, những người đang là tâm điểm của những khó khăn và trông chờ nhiều vào tác động tích cực từ các chính sách, Hội Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội nhấn mạnh vào gói cứu trợ 29.000 tỷ đồng. Theo Hội này, “gói giải cứu mới đây được tính toán là 29.000 tỷ không đủ hấp dẫn và khó phát huy tác dụng vì phụ thuộc vào yếu tố doanh nghiệp có khả năng đẩy thêm hàng ra thị trường, giải quyết hàng tồn kho hay có lãi để đóng thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp hay không”.

Do đó, theo Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Chính phủ cần trợ giúp doanh nghiệp bằng nguồn tiền có lãi suất ưu đãi, dựa trên các tiêu chí về công nghiệp, công nghệ và đảm bảo việc làm chứ không nên dựa vào tiêu chí đánh giá “phương án kinh doanh có hiệu quả” của cán bộ ngân hàng thương mại để tập trung các nguồn lực quốc dân cho sự phát triển bền vững.

Về tính minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam, thay mặt Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore, ông Seck Yee Chung cho rằng, một nền kinh tế minh bạch sẽ khuyến khích đầu tư, chống tham nhũng và gian lận. Tuy nhiên, “sự minh bạch trong nền kinh tế Việt Nam còn yếu, gây ảnh hưởng môi trường đầu tư. Một vài thông tin gần như hoàn toàn không có, hoặc rất khó để có được như thông tin về quyền sở hữu đất đai và thông tin về quyền sử dụng đất, quy hoạch vùng, các thông tin về phá sản và kiện tụng . Điều này khiến việc kinh doanh và đầu tư bị chậm lại do các nhà đầu tư không thể xác định và đánh giá hiệu quả các cơ hội hay rủi ro kinh doanh”- Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ diễn đàn, các vấn đề về ngân hàng và thị trường vốn, cơ sở hạ tầng, đầu tư và thương mại, giáo dục đào tạo cũng được các chuyên gia bàn thảo nhiều trên tinh thần nhìn thẳng vào thực trạng và đề xuất những kiến nghị cụ thể./.

-@ vov: Việt Nam tụt hạng về môi trường kinh doanh

 

- Đầu tư thua lỗ, Tập đoàn Sông Đà xin Bộ Xây dựng “ứng cứu” (VnEconomy).

- Niềm tin của nhà đầu tư đang giảm sút nghiêm trọng (TN).
- Các doanh nghiệp nhà nước nợ hơn 415 nghìn tỷ đồng (VnEconomy).  - Nợ ngân hàng: Petro Vietnam “soán ngôi” EVN.
- Thương lái Trung Quốc mua dứa xanh biến mất (DV).
- Doanh nghiệp Nhà nước nợ… khủng: Con dại, cái có mang? (VOV). - “Công tử” tập đoàn (DT).
- Mức lãi suất “độc quyền” là của ai, cho ai và vì ai? (Tầm nhìn).

 

Nhiều tiểu thương TP HCM bỏ chợ (VnEx 29-5-12)

- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A-  Việt Nam: Chính sách kinh tế sai lầm gây khó khăn cho các doanh nghiệp  (RFI). - Hà Nội triển khai gói giải pháp tài chính hỗ trợ DN (TTXVN). - Cơ hội cứu doanh nghiệp (NLĐ). - Cơ cấu nợ hỗ trợ doanh nghiệp (PLTP).
- Quốc hội đặt dấu hỏi về các Quỹ bình ổn giá (Infonet).  - Không nên giao DN quyền chủ động định giá   –   Nhà nước nên kiểm soát giá để ổn định thị trường  (TTXVN).- Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới: Quan ngại về doanh nghiệp nhà nước (TT). - “Việt Nam đang điều chỉnh lãi suất quá nhanh” (DT). - WB: Năm 2012, GDP Việt Nam tăng trưởng 5,7% (TP). - Việt Nam điều hành kinh tế dựa nhiều vào hành chính (LĐ). - WB khuyến cáo Việt Nam đẩy nhanh tái cơ cấu (TN). - Năm 2012: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,7% (TTXVN).
- Các ngân hàng VN tăng cường cho vay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (VOA).  – Lo ngại lãi suất giảm quá nhanh  (Infonet). – Ngân hàng đón đầu xu hướng giảm lãi suất(TT).  - Ngân hàng đón đầu xu hướng giảm lãi suất (TT).
- Huy động khoảng 140.000 tỷ đồng vốn trong 2012 (TTXVN).
- Ngân hàng và doanh nghiệp đợi nhau (TN) Hãy đợi đấy! (TP). - Lãi suất cho vay 14%/năm: hiện thực còn xa (TP).


- Cần Thơ: Hàng trăm DN giải thể (PLTP). - Cần Thơ gỡ khó cho doanh nghiệp (SGGP).
- “Nín thở” chờ bầu Đức phá giá căn hộ (Bee).
- ‘Dũng cảm’ mới đầu tư ở VN?  (BBC).
- Xuất khẩu cà phê “qua mặt” gạo (DV). -  Vỡ mộng “ôm” cao su (NNVN).  - Bắp cải, cà rốt Đà Lạt cũng bị “đánh cắp” thương hiệu (Bee).
- Vỡ mộng làm giàu với khoai lang (TT).

 


Đại biểu QH lên tiếng vụ bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng (VNN 29-5-12) -- ĐB Vũ Trọng Kim ba phải!

- GS Nguyễn Minh Thuyết: “Bổ nhiệm ông Dũng là việc không thể bào chữa” (GDVN).  - 2 Bộ phải giải trình việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng (Infonet).

 
-Không thể chấp nhận chuyện bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng

TT - Đó là ý kiến của đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN - khi trao đổi với các phóng viên về vụ Vinalines và việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải.
Không thể cắt quãng để xem xét cán bộTiền Phong Online
Bộ trưởng Thăng nên thông tin trước công luậnXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo)
Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc bổ nhiệm ông Dương Chí DũngDân Trí
Hà Nội Mới -VTC

 


- Sửng sốt “dự toán sơ bộ” nhiều tỉ của tư dinh hoành tráng ở Hải Dương (GDVN).  - Làm rõ tài sản của con Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (TP).– Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim: Không thể chấp nhận được! (LĐ).  - Chùm tranh vui: Vì sao bổ nhiệm cán bộ sai phạm? (VOV).   - Câu chuyện cứ tát nước theo mưa ? ở Vinalines! (Tầm nhìn).
- Vụ nhà vườn: Nếu sai xử lý không ngoại lệ! (VNN).  - Khu vườn của con trai Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương có gì? (DV).  - Khu nhà vườn bạc tỷ bị ‘cấm cung’, nhiều lãnh đạo Hải Dương ‘đi vắng’ (GDVN).  - Hải Dương làm rõ tài sản của con trai Bí thư Tỉnh ủy (TP).  - Ở đó có thấy bình yên không? (TTVH).

Tổng số lượt xem trang