Báo Người cao tuổi:
VÌ SAO CÁC HỘ DÂN Ở HUYỆN VĂN GIANG (HƯNG YÊN) KHIẾU NẠI KÉO DÀI?
Khi thực hiện Dự án, người dân không được thông báo về lí do thu hồi đất, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại trước khi thu hồi.
Tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công ngày 17-8-2006 khi người dân hỏi vì sao không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã nói: “Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì…”. Có người hỏi thêm: Vậy Điều 28, Luật Đất đai không có ý nghĩa gì hay sao? Câu này không có ai trả lời.
Các hộ dân cho biết: Toàn bộ các hộ sử dụng đất đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng tỉnh Hưng Yên đã giao đất cho chủ đầu tư mà không ra quyết định thu hồi đất. Điều 21 Luật Đất đai 1993 quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Xem ra, UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã bỏ qua rất nhiều quy định pháp luật mà Nhà nước đã ban hành.
Do việc thực hiện Dự án có nhiều điều vi phạm pháp luật, các hộ dân ở ba xã kiên trì, liên tục khiếu nại lên các cấp ở Trung ương. Ngày 26-1-2007, Thanh tra Chính phủ ra Thông báo số 168/TTCP-V4 chỉ ra một số sai phạm trong quá trình thực hiện Dự án và chỉ đạo tỉnh Hưng Yên “Tập trung chỉ đạo tốt việc tuyên truyền nhân dân ba xã vùng dự án về chủ trương đầu tư dự án, bảo đảm lợi ích hài hoà của Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư, giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang…”.
Tuy nhiên, các hộ dân cho biết, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ không được tỉnh Hưng Yên tiếp thu và thực hiện nên nhân dân vẫn phải tiếp tục đội đơn khiếu nại ở các cơ quan có thẩm quyền.
Ngọc Phi
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3Ahttp%3A%2F%2Fnguoicaotuoi.org.vn%2FStory.aspx%3Flang%3Dvn%26zoneparent%3D0%26zone%3D7%26ID%3D7514&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a
UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Ra quyết định cưỡng chế trái luật |
(Thứ Năm, 19/04/2012 - 8:43 AM)
|
Theo UBND huyện, quyết định cưỡng chế này áp dụng cho 166 hộ gia đình ở xã Xuân Quan để thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải toả mặt bằng thực hiện bàn giao đất. Các gia đình bị cưỡng chế đều nhận được một quyết định có nội dung giống nhau, thời gian thực hiện từ ngày 20-4-2012, tại xứ đồng Cầu Ván, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang. Các hộ dân cho biết, ngày 4-4-2012, họ nhận được một quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang do Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu kí. Quyết định gửi cho từng hộ gia đình và lưu văn thư (huyện), căn cứ vào Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ. Tuy nhiên, theo Điều 4, Nghị định 37 thì thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế là của Chủ tịch, không phải của Phó Chủ tịch, và theo Khoản 2, Điều 6 Nghị định 37 thì quyết định UBND cấp dưới phải gửi cho UBND cấp trên (UBND tỉnh). Hôm sau, 5-4-2012, các hộ nói trên nhận được quyết định mới với nội dung giống như hôm trước, do Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ kí. Như vậy, sai lầm về mặt văn bản, phải do Chủ tịch UBND huyện kí đã được sửa, nhưng yêu cầu gửi cho UBND tỉnh thì chưa sửa, văn bản mới vẫn chỉ lưu văn thư mà không gửi cấp trên. Trong các quyết định gửi đến hộ gia đình có những hộ gặp phải quy định trái khoáy: Quyết định số 629/QĐ-CCK ngày 5-4-2012 gửi ông Lê Văn Tuệ, nhưng mọi chi phí liên quan đến việc cưỡng chế lại do ông Đàm Văn Lâm chi trả(?). Điều này cho thấy UBND huyện Văn Giang cương quyết cưỡng chế, không cần kiểm tra xem việc cưỡng chế có đúng đối tượng không, có phù hợp với pháp luật hay không?
Trở lại Dự án xây dựng Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang (Ecopark), trong bài “Vì sao các hộ dân ở Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài?”, Báo Người cao tuổi số 38, ngày 30-3-2012 đã chỉ ra nhiều sai phạm của dự án. Bài báo nêu bật nội dung Thông báo số 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo UBND tỉnh Hưng Yên phải “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng khu đô thị…”. Ngày 12-4-2012, huyện Văn Giang tổ chức cuộc đối thoại của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan hành chính ở Hưng Yên với nhân dân Văn Giang. Những tưởng đây là dịp để các cơ quan có thẩm quyền ở Hưng Yên “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân” như chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ thì bà Chủ tịch UBND huyện lại nói rõ “chỉ đối thoại với 166 hộ gia đình liên quan đến việc cưỡng chế 72 ha đất để bàn giao cho chủ đầu tư”, không chấp nhận đối thoại với những hộ không nằm trong khu vực cưỡng chế vào ngày 20-4-2012 sắp tới. Thực chất đã rõ, huyện Văn Giang không “đối thoại”, chỉ “cưỡng chế”!
Để ra quyết định cưỡng chế đúng luật, quá trình thực hiện bất cứ dự án nào cũng phải tuân theo các quy định của nhà nước: Họp dân phổ biến nội dung dự án, ra quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất, thảo luận với các hộ dân về phương án đền bù, tái định cư. Những dự án kinh doanh (như dự án Ecopark) thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Nguyên tắc là khi giải phóng mặt bằng, người dân khi đến nơi ở mới phải có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ… Nhìn vào dự án Ecopark những điều nói trên hoàn toàn vắng bóng. Quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang không đúng luật, không hợp lí, không hợp tình, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ “lợi ích nhóm” nào đấy, trong đó có chủ đầu tư dự án.
Phan Hương - Ngọc Phi
|
http://nguoicaotuoi.org.vn/printContent.aspx?ID=7649
24-4-2012: Huyện Văn Giang thực hiện quyết định cưỡng chế trái luật
(Thứ Tư, 25/04/2012-8:54 AM)
Ngày 24-4-2012, chúng tôi đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên), từ xa đã thấy nhiều người dân đứng trên đê nhìn về khu vực cưỡng chế. Hỏi thăm đường vào, những người dân nói: Công an không cho vào đâu. Đi theo đường người dân chỉ, chúng tôi gặp một toán cảnh sát cơ động (CSCĐ) chắn đường, hỏi giấy tờ. Tôi xuất trình thẻ nhà báo, đề nghị CSCĐ cho vào khu vực cưỡng chế chụp ảnh. Các chiến sĩ không cho vào, tôi hỏi: Ai là chỉ huy cao nhất ở đây cho tôi gặp? Một cảnh sát dáng vẻ chỉ huy, có cảnh hàm nhưng không đeo biển hiệu ra tiếp. Tôi nói ngắn gọn: Theo Luật báo chí, các nhà báo được quyền chụp ảnh mọi nơi trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ những khu vực quân sự, bí mật quốc gia. Đây là cưỡng chế công khai, theo quyết định hành chính không đóng dấu “mật”, đề nghị anh để tôi vào. Người cảnh sát bảo tôi đứng chờ, anh báo cáo cấp trên xong sẽ trả lời. Đợi quá lâu không thấy người cảnh sát quay lại tôi quay ra gặp nhân dân đang đứng bên đường. Một người dân nói: Bác đi theo em, chúng em dẫn bác đi chụp ảnh.
Xe gầu xúc đang hoạt động
|
CSCĐ chặn ngõ |
Ngọc Phi
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3Ahttp%3A%2F%2Fwww.nguoicaotuoi.org.vn%2FStory.aspx%3Flang%3Dvn%26zoneparent%3D0%26zone%3D7%26ID%3D7684&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-aBáo Sài gòn tiếp thị:
1.000 công an tham gia, 20 người bị tạm giữ hành chính
Thông tin từ UBND tỉnh Hưng Yên chiều 24.4, xác nhận: lực lượng cưỡng chế có khoảng 1.000 người, mà nòng cốt là công an với sự hỗ trợ của cảnh sát cơ động cấp bộ, đã tiến hành thành công vụ việc “cưỡng chế – hỗ trợ thi công dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang” tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào sáng 24.4.
Người dân xã Xuân Quan tiếp tục bàn tán tại cánh đồng nơi xảy ra vụ cưỡng chế, sau khi các lực lượng cưỡng chế đã rút lui.
Chiều 24.4, tại trụ sở UBND huyện Văn Giang, trao đổi nhanh với các phóng viên, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, ông Bùi Huy Thanh, thông tin: vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công bắt đầu từ lúc 7 giờ, và đến 10 giờ 30 đã kết thúc an toàn, không một người dân nào bị thương và không có chuyện nhà bị phá. Trả lời câu hỏi của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Thanh cho hay, lực lượng tham gia cưỡng chế và hỗ trợ khoảng 1.000 người, trong đó chủ yếu là công an huyện Văn Giang, với sự hỗ trợ của công an tỉnh và bộ cũng như có sự chứng kiến của đại diện viện Kiểm sát nhân dân.
“Tuy nhiên, không hề có quân đội tham gia và cũng không hề có nổ súng như một số thông tin đã loan báo”, ông chánh văn phòng nói. Song, ông Thanh thừa nhận: “công an đã dùng hai quả đạn khói (ném chỉ thiên) để giải tán đám đông khoảng 200 người tụ tập, cản đường không cho xe vào công trường”. Về sự việc có hai cảnh sát bị thương và nhập viện, ông Thanh cũng xác nhận: “hai chiến sĩ cảnh sát cơ động bị xây xước nhẹ, đã được băng bó và xuất viện ngay sau đó”.
Ông Thanh cũng cho biết, kết thúc buổi cưỡng chế, các lực lượng chức năng đã tạm giữ hành chính 20 người để lấy lời khai, thu giữ một số chai xăng, gậy gộc và công an đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ.
Vẫn theo ông Thanh, trước khi cưỡng chế diễn ra, UBND huyện đã tổ chức đối thoại, thuyết phục nhân dân nhiều lần, đồng thời thông báo kế hoạch cưỡng chế để dân thu hoạch hoa màu nên trong vụ cưỡng chế sáng 24.4, không có chuyện phải cưỡng chế nhà cửa, hoa màu mà chủ yếu là san lấp mặt bằng để cho các đơn vị thi công.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên tại hiện trường vụ cưỡng chế, từ hơn 7 giờ, hàng trăm người dân mà chủ yếu là các hộ dân có đất phải giao trong dự án đã tập trung khá đông tại con đường chính dẫn vào khu dự án. Nhiều người dân đã chặt cây, xếp gạch đá, đốt lửa để ngăn chặn các lực lượng chức năng tiến vào khu vực cưỡng chế.
Trong gần ba tiếng đồng hồ sau đó, trên loa truyền thanh của xã Xuân Quan, thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế hỗ trợ thi công dự án này đã được phát đi phát lại.
Hàng chục chốt công an, mỗi chốt khoảng mười cảnh sát đã được thiết lập với ít nhất ba vòng từ ngoài vào trong để ngăn chặn việc tụ tập đông người. Cả chục tấm biển “cấm quay phim – chụp ảnh” cũng được dựng lên khắp các con đường đổ về khu dự án.
Khoảng 7 giờ 30, hàng trăm chiến sĩ cảnh sát với áo chống đạn, khiên (lá chắn) tiến vào cánh đồng – nơi tiến hành cưỡng chế hỗ trợ thi công của xã Xuân Quan và đã gặp phải sự phản ứng của nhiều người dân.
Có ít nhất hai chiến sĩ cảnh sát cơ động đã bị gạch đá rơi trúng đầu, chân và được xe cảnh sát đưa ngay vào bệnh viện đa khoa Văn Giang. Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ của bệnh viện ghi hai cảnh sát này bị rách trán, chân, được băng bó và đã xuất viện ngay sau đó khoảng hai tiếng đồng hồ.
Đến khoảng 10 giờ, đám đông đã rời khỏi hiện trường, từng tốp cảnh sát cũng rút dần khỏi khu vực cưỡng chế. Riêng tại các chốt, lực lượng công an vẫn được bố trí nghiêm ngặt. Hàng chục cảnh sát đã phải ăn trưa tại hiện trường ngay giữa cánh đồng. Cùng lúc, khoảng vài chục chiếc xe xúc, xe ủi tiến vào cánh đồng tiến hành san ủi mặt bằng trong sự bảo vệ của lực lượng công an.
Tới hơn 11 giờ, vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công cơ bản hoàn thành, phần đông các lực lượng cảnh sát đã rút khỏi khu vực cánh đồng xã Xuân Quan.
Vào buổi chiều, khi chúng tôi quay lại khu vực cưỡng chế thì cả một khu vực cánh đồng rộng khoảng 5ha được san lấp vẫn còn ngổn ngang cây cối bị bật gốc. Một con hào dài hàng trăm mét cũng vừa được đào đắp ở vòng ngoài để bảo vệ các lực lượng thi công bên trong. Hàng chục người dân vẫn tụ tập bàn tán về cuộc cưỡng chế buổi sáng.
NHÓM PHÓNG VIÊN
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3.2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6.2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư.
Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao (thuộc huyện Văn Giang) và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nôi – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan (nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24.4) có 1.720 hộ trong diện giải toả với diện tích hơn 72ha, nhưng đến nay vẫn còn 166 hộ (5,72ha) chưa chịu bàn giao mặt bằng.
UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng. Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2 tiền đền bù, cộng với 35.000đ/m2 tiền “thưởng tiến độ” – là tiền hỗ trợ của chủ đầu tư.
Ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, nói rằng đây là dự án được áp mức đền bù cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cũng như được chủ đầu tư hỗ trợ tốt nhất. “Các hộ dân không chịu bàn giao là do có đối tượng xúi giục, họ chỉ đòi huỷ bỏ dự án chứ không hề có thắc mắc về giá đền bù thấp”, ông Thanh khẳng định.
|
--------------------------