Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Đất đai và tham nhũng

LTS: Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội hôm 12.6.2012, bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang thừa nhận trong quá trình thu hồi, đền bù đất ở một số dự án “chưa đảm bảo được dân chủ, công khai, bình đẳng”, lợi ích của Nhà nước, người dân có đất và chủ đầu tư chưa được xử lý tốt. Liên quan đến vấn đề này, Sài Gòn Tiếp Thị xin tóm lược công trình nghiên cứu mới đây của viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trung tâm Thông tin tư liệu với tựa đề: “Thực hiện dân chủ, công bằng trong cho thuê đất và thu hồi đất”.

SGTT.VN - Tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam luôn được đánh giá ở mức độ cao nhất trong tất cả các lĩnh vực quản lý. Kết quả phòng, chống tham nhũng trong quản lý đất đai luôn phụ thuộc vào quyết tâm, thực lòng của bộ máy hành chính nói chung và của bộ máy quản lý đất đai nói riêng.

Minh bạch kém


Tham nhũng về đất đai là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá đất tăng cao.

Tham nhũng luôn gắn liền với sự thiếu minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, thiếu minh bạch về thông tin, thiếu minh bạch về trách nhiệm, thiếu minh bạch về quy hoạch, thiếu minh bạch về giá trị, thiếu minh bạch về pháp luật. Có thể thấy một chu trình khép kín ở Việt Nam đó là: (1) nghèo đói và dân trí thấp tạo ra tham nhũng; (2) tham nhũng cần có môi trường thiếu minh bạch trong quản lý đất đai; (3) thiếu minh bạch trong quản lý đất đai tạo ra tình trạng đất đai và bất động sản không được pháp luật công nhận và bảo vệ; (4) đất đai và bất động sản không được pháp luật công nhận và bảo vệ tạo ra thiếu vốn để đầu tư phát triển; (4) thiếu vốn để đầu tư phát triển lại tạo ra nghèo đói và dân trí thấp.

Năm dạng thức tham nhũng phổ biến:

– Cấp có thẩm quyền thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường kéo dài nhằm nhận hối lộ của người có nhu cầu thực hiện, bao gồm cả quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và quy trình đăng ký biến động về sử dụng đất;

– UBND cấp xã bán đất thuộc phạm vi mình quản lý để thu lợi sử dụng một phần cho mục đích riêng tư;

– Cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất trái quy hoạch, không đúng đối tượng, tính giá đất thấp hơn giá thị trường nhằm nhận hối lộ của nhà đầu tư;

– Cấp có thẩm quyền thu hồi đất với diện tích rộng hơn diện tích sẽ giao cho nhà đầu tư, phần chênh lệch được sử dụng để giao cho người trong gia đình, người thân quen;

– Tính toán bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhiều hơn mức cần thực hiện, phần chênh lệch được sử dụng cho mục đích riêng tư.

Thuế... tham nhũng

Trước hết, tham nhũng về đất đai là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá đất tăng cao, dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng cho nền kinh tế. Đất đắt cũng có thể ví như một thứ thuế mà toàn dân phải trả cho một nhóm người có quyền, có đất trong tay. Loại thuế này rất cao nếu so với các loại thuế khác, lại phải trả cho tư nhân, một nhóm người rất ít.

Thứ hai, dẫn tới một xã hội trong đó người nghèo không sở hữu đất sẽ không đoàn kết với người nắm đất trong tay. Về lâu về dài, mầm mống chia rẽ sẽ xuất hiện, gây ra những mâu thuẫn trong xã hội.

Thứ ba, dẫn tới tình trạng một số người sẽ thao túng quyền thế để tước đất. Dần dần một số cơ quan sẽ bị tha hoá trong nhiệm vụ chính của họ mà trở thành một công cụ dung dưỡng tham nhũng.

Thứ tư, đây là loại tham nhũng dễ thực hiện. Những người làm giàu bằng tham nhũng đất đai, do đó, hay phè phỡn và coi rẻ đồng tiền. Đây là một thảm trạng xã hội.

Thứ năm, tham nhũng đất đai thường chỉ nuôi thêm tham nhũng đất đai chứ không đầu tư vào các lĩnh vực khác. Có nghĩa đồng tiền trong nước cứ nằm nguyên trong cơ sở địa ốc, mà không giúp cho các khu vực khác phát triển, hoặc nếu có, chỉ gián tiếp.


Tựa chính và phụ do SGTT đặt -

-Đất đai và tham nhũng

 

 

Hai điều 'lạ' về Bộ trưởng Đinh La Thăng

(Đất Việt) Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng không nằm trong danh sách các thành viên Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn, trong khi lĩnh vực GTVT có vô vàn những điều mà dư luận bức xúc.

>>> BT Thăng nhận trách nhiệm việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng
>>> ‘Cán bộ cần không sợ mất chức, mất ghế’
>>> Đánh giá 'chuẩn' tình hình tài chính của Vinalines

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII vừa kết thúc có hai điều “lạ”. Một là Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng không nằm trong danh sách các thành viên Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn, trong khi lĩnh vực GTVT có vô vàn những điều mà dư luận bức xúc. Điều “lạ” thứ hai, cũng lại liên quan đến người đứng đầu ngành GTVT, là lần đầu tiên kể từ khi nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng bỏ trốn, Bộ trưởng Thăng mới lên tiếng nhận trách nhiệm về việc bổ nhiệm ông Dũng, thừa nhận “còn nóng vội, chưa sâu sát trong đánh giá quản lý cán bộ trong bối cảnh, thời điểm bổ nhiệm”. 

Nói về điều “lạ” đầu tiên, việc Bộ trưởng Thăng không nằm trong danh sách các thành viên Chính phủ đăng đàn đã khiến cử tri và nhiều ĐBQH bất ngờ và không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng. Mặc dù đã được ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giải thích rằng, do tại kỳ họp trước, Bộ GTVT đã có báo cáo, bản thân Bộ trưởng Thăng cũng đã trả lời chất vấn trước Quốc hội; tại kỳ họp này cũng đã có văn bản trả lời chất vấn của một số ĐBQH..., nhưng có lẽ dư luận vẫn không cảm thấy thuyết phục. 

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phát biểu tại Quốc hội.

Đành rằng kỳ họp trước (tháng 11/2011), ông Thăng đã đăng đàn trước Quốc hội và được nhiều ĐBQH khen là “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Nhưng thời điểm đó, chỉ có một vấn đề mà cử tri đặc biệt quan tâm là tai nạn giao thông và trên thực tế, hầu hết các chất vấn dành cho ông Thăng cũng chỉ xoay quanh vấn đề này. Còn từ đó cho tới nay, hơn nửa năm trôi qua, lĩnh vực GTVT mà ông Thăng là tư lệnh ngành, đã nảy sinh vô vàn những vấn đề nóng bỏng, bức xúc và phần nào đó là xáo trộn xã hội. Những vấn đề mà ông đã “dám nghĩ, dám làm” có thể kể đến là: đổi giờ học giờ làm, các giải pháp thu phí giao thông, đề án hiện đại hóa trụ sở Bộ GTVT trị giá hàng trăm ngàn tỷ đồng... 

Đó là những vấn đề mà các ĐBQH - đại diện cho cử tri và nhân dân cả nước muốn ông Thăng giải trình cho rõ sẽ chịu trách nhiệm như thế nào. Đặc biệt là những sai phạm tại Vinalines cũng như việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải, nếu ông Thăng đăng đàn, chắc chắn sẽ nhận được rất, rất nhiều chất vấn.  

Cần nói thêm rằng, việc chất vấn và trả lời chất vấn, thực chất không phải là dồn ép ai đó vào chân tường, đến đường cùng. Chất vấn nhằm mục đích chỉ rõ những tồn tại, khuyết điểm, làm rõ trách nhiệm trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, cũng như thực hiện nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành chức năng. Qua đó, người được chất vấn ý thức được những gì mình chưa làm được, chưa làm tốt để khắc phục khuyết điểm, đề ra những giải pháp thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Thậm chí, người được chất vấn nên cảm ơn những người chất vấn mình, thay vì né tránh, bởi họ đã giúp người được chất vấn nhìn ra những khiếm khuyết của mình. Nói vậy để thấy rằng, Bộ trưởng Thăng không nằm trong danh sách trả lời chất vấn kỳ này là một điều “lạ”.

Điều “lạ” thứ hai, là việc người đứng đầu ngành GTVT đã chịu “nhận trách nhiệm” trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Không “lạ” sao được, khi trong những lần trả lời báo chí hay trả lời bằng văn bản tới các ĐBQH liên quan đến vấn đề này, điệp khúc “đúng quy trình, đúng thẩm quyền, đảm bảo tính dân chủ, tập thể, có sự bàn bạc, thống nhất tuyệt đối của Ban cán sự Đảng Bộ GTVT” luôn được ông Thăng nhắc đi nhắc lại. 

Không “lạ” sao được khi “chém tướng”, “trảm” nhà thầu”, cấm cấp dưới chơi golf, yêu cầu nhân viên toàn ngành đi xe buýt, đề xuất thu phí giao thông... thì hình ảnh ông Thăng xuất hiện tràn ngập trên báo chí với những phát ngôn ấn tượng. Còn khi họp báo về vụ Vinalines, ông Thăng không xuất hiện như thường thấy, mà để hai cấp phó của mình chủ trì. 

Cuối cùng thì Bộ trưởng Thăng cũng đã nhận trách nhiệm. Nhưng liệu lần nhận trách nhiệm này có khác so với khi ông nhận trách nhiệm về nguyên nhân cháy xe máy? “Từ năm 2012 với chức năng quản lý nhà nước, Bộ GTVT sẽ phải chịu trách nhiệm khi xe cháy nổ”, ông Thăng đã từng tuyên bố như thế hồi đầu tháng 1/2012. Và từ đó đến nay, các vụ cháy xe máy vẫn tiếp diễn, mà chưa thấy cái trách nhiệm Bộ GTVT đã nhận được thể hiện cụ thể như thế nào… 

 

----Quá ưu ái cho “ông lớn”

TT - Trao đổi Tuổi Trẻ về việc Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) quên nộp ngân sách 21.678 tỉ đồng, các chuyên gia cho rằng PVN cần phải thực hiện theo đúng Luật ngân sách nhà nước và nghị quyết Quốc hội.
>> Petro VN phải nộp ngân sách thêm 185 tỉ đồng
>> Petro Việt Nam “quên” nộp 19.000 tỉ đồng?
>> Số tiền Petro VN phải nộp tăng lên 21.678 tỉ đồng


PVN có đội ngũ cán bộ kế toán hùng hậu nhưng lại để “quên” một số tiền lớn là điều khó chấp nhận - Ảnh: Nguyễn Khánh
Ông Nguyễn Minh Tân, phó vụ trưởng Vụ Tài chính - ngân sách (Ủy ban Tài chính - ngân sách Quốc hội), hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Bộ Tài chính về việc đề nghị PVN phải nộp 21.678 tỉ đồng vào ngân sách. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách hằng năm. Đây là khoản tiền không nhỏ, song dù chỉ là một đồng ngân sách nhà nước thì cũng phải thực hiện theo đúng quy định. Luật ngân sách nhà nước quy định mọi hoạt động chi tiêu từ ngân sách phải công khai minh bạch và phải được Quốc hội giám sát chặt chẽ.

 

“Tôi cho rằng trong bối cảnh hiện nay, cần phải xem xét lại các nghị định dành cho các tập đoàn này. Riêng trường hợp của PVN, dầu khí không phải của PVN mà tài sản này là của Nhà nước, của người dân nên cần phải được kiểm tra giám sát một cách chặt chẽ. Quan điểm nhìn nhận phải dựa vào hiệu quả kinh tế - xã hội khi sử dụng nguồn lực của dân tộc, của mọi người dân để làm sao cho nó hiệu quả hơn” - ông Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư.


Ông Tân nhấn mạnh theo quy định hiện hành, ngoài 50% được giữ lại thì số tiền còn lại PVN phải nộp vào ngân sách. Nếu có nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư cho PVN thì Chính phủ trình và được Quốc hội chấp thuận bằng nghị quyết.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư, cho rằng cơ chế cho phép PVN được sử dụng 50% tiền lãi thu được từ hoạt động dầu khí là Chính phủ đang quá ưu ái cho PVN. Nhưng qua đây để thấy rõ việc ba năm liền từ 2009-2011, 21.678 tỉ đồng mà PVN chưa nộp vào ngân sách là không thể chấp nhận được. Bộ Tài chính cần kiên quyết yêu cầu ông lớn này phải nộp theo đúng quy định.
Ông Nguyễn Mại cũng cho rằng cần thay đổi quan niệm về doanh nghiệp nhà nước nói chung và tổng công ty, tập đoàn nói riêng khi các đơn vị này hoạt động dưới vai là một doanh nghiệp vì lợi nhuận. Đơn giản là các thành phần kinh tế phải bình đẳng với nhau theo đúng nghĩa của nó. Thực tế, điều đáng suy nghĩ là cơ chế cho các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, không rõ ràng.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Mại, các nghị định của Chính phủ ban hành cho mỗi tập đoàn thấy rõ việc quá ưu ái cho tập đoàn. Bởi lẽ từ hàng chục năm trước đây, câu chuyện về lãi của PVN, trong đó chủ yếu là lãi từ liên doanh dầu khí của Việt Nam và Liên bang Nga (Vietsovpetro) là rất lớn. Không những được giữ lại phần lãi từ liên doanh dầu khí Vietsovpetro mà ban đầu PVN còn được Nhà nước cho giữ lại cả khấu hao cơ bản mà thông thường các doanh nghiệp khác phải sử dụng để tái đầu tư. Ưu ái này ban đầu có vẻ hợp lý vì nếu một tập đoàn muốn mạnh thì phải được hỗ trợ triệt để, nhất là vốn. Để xây dựng một tập đoàn dầu khí đủ sức khai thác không chỉ liên kết với các nhà thầu nước ngoài, mà thậm chí tự mình có thể khai thác được, rõ ràng chủ trương này ban đầu là hoàn toàn hợp lý. Nhưng đến nay tập đoàn này mạnh rồi thì cần được điều chỉnh phần lãi hằng năm một cách hợp lý, chứ không thể cho giữ 50% tiền lãi nước chủ nhà được hưởng từ liên doanh dầu khí Vietsovpetro như hiện nay.


 

 -@ tp --Hàng vạn quan tham tẩu tán tài sản ra nước ngoài

Quan tham sở hữu 84 căn nhà

TP - Năm 2011, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố bản báo cáo cho biết, trong khoảng thời gian từ 1995- 2008 có tổng cộng hơn 18.000 quan chức chạy trốn ra nước ngoài mang theo số tài sản lên tới 800 tỷ tệ (130 tỷ USD).

Cao Sơn, lõa quan ôm 1 tỷ tệ cùng vợ con trốn sang Canada
Cao Sơn, lõa quan ôm 1 tỷ tệ cùng vợ con trốn sang Canada.

 

Mới đây nhất, ngày 23-5, Hội nghị toàn quốc các ngành Kiểm tra kỷ luật, Giám sát, Tư pháp, Công an bàn biện pháp chống quan tham bỏ trốn đã họp ở Bắc Kinh, số liệu do Viện KS tối cao công bố đã khiến người ta sửng sốt: 12 năm qua, cả nước đã bắt và dẫn độ được 18.487 quan chức bỏ trốn, trong 5 năm thu hồi được 54,14 tỷ tệ.

Hiện vẫn còn khoảng 20.000 quan tham đang trốn ở nước ngoài với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ tệ.

Hồi tháng 4-2012, trong thời gian quốc hội đang họp, Bộ trưởng Giám sát Mã Văn khi trả lời báo chí câu hỏi hiện có bao nhiêu loã quan đã thừa nhận: “Chưa thể thống kê được số liệu chính xác”.

Lõa quan

Ở Trung Quốc hiện nay đã hình thành một tầng lớp quan chức mới, gọi là lõa quan (quan chức lõa thể, nghĩa bóng chỉ những quan chức đã chuyển trước tài sản, vợ con ra nước ngoài, chuẩn bị sẵn sàng để chạy ra nước ngoài khi cần thiết).

Từ lõa quan xuất hiện lần đầu trên mạng xã hội Weibo vào năm 2008, do một quan chức ở tỉnh An Huy đưa ra dùng để gọi những cán bộ quan chức đảng, chính quyền có thân nhân mang tài sản ra định cư ở nước ngoài. Dần dần, từ lõa quan được mở rộng ra, bao gồm thêm cả những giám đốc công ty, chủ xí nghiệp quốc doanh.

 

Luật công chức và Điều lệ công tác cán bộ đảng, chính quyền đều quy định rõ ràng việc cán bộ phải thông báo với tổ chức những thay đổi của bản thân và gia đình, trong đó có việc thay đổi quốc tịch, kết hôn với người nước ngoài của thân nhân.

Tuy nhiên, các cơ quan có trách nhiệm lại không thể nắm được số lượng loã quan hiện đang công tác trong hệ thống các cơ quan đảng, chính quyền.

Các lõa quan thường hành động theo hai cách: thứ nhất là đầu tư hợp pháp, di cư sang Mỹ, Canada, Hongkong. Thông thường mỗi trường hợp đầu tư để được có “sổ xanh” của Mỹ phải có vốn đầu tư 1 triệu USD trở lên.

 

Năm 2011, 70% trường hợp đầu tư – di dân vào Mỹ là người Trung Quốc.

Những người tiền bạc ít hơn thì chọn cách thứ hai, đi đường vòng, tức là chi khoảng 20.000USD để có hộ chiếu của một số đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương, nước châu Phi hoặc Mỹ Latinh nào đó.

Những quốc gia này chưa ký với Trung Quốc hiệp định về dẫn độ nên luôn mở rộng vòng tay chào đón các lõa quan Trung Quốc.

Vị lõa quan đầu tiên được ghi nhận có lẽ là Lưu Tá Khanh, Tổng giám đốc Công ty dầu lửa tỉnh Hắc Long Giang, đã chuyển ra nước ngoài hơn 100 triệu tệ rồi mang theo cả 8 người nhà chạy trốn sang Mỹ vào tháng 11-1994.

Còn lõa quan ôm theo nhiều tiền nhất có lẽ là Cao Sơn, Giám đốc chi nhánh Hà Tùng của Ngân hàng tỉnh Hắc Long Giang.

Ông ta đã bỏ trốn sang Canada cùng vợ con với 1 tỷ tệ vào tháng 1-2005. Cựu tỉnh trưởng Vân Nam Lý Gia Đình khi ngã ngựa đã bị phát hiện có tới 5 hộ chiếu của 5 quốc gia khác nhau.

Một trường hợp điển hình khác được báo chí nói đến gần đây chính là nguyên Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

Ông ta đã cho con trai là Bạc Qua Qua sang Mỹ học ở Havard, trong thời gian con học ở Mỹ thì Cốc Khai Lai liên tục chuyển số tài sản lớn ra nước ngoài.

Hơn 1 triệu lõa quan chờ thời bỏ trốn

Hiện tượng lõa quan đã có từ lâu, nhưng chỉ từ năm 2011, Trung Quốc mới bắt đầu giám sát việc các quan chức chuyển tài sản ra nước ngoài.

Viện trưởng Kiểm sát tối cao Tào Kiến Minh tuyên bố: năm 2011, các chính phủ nước ngoài đã phối hợp, giúp đỡ Trung Quốc bắt được 1.631 lõa quan, thu hồi được hơn 7,8 tỷ tệ.

Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSTQ cũng công bố báo cáo điều tra cho biết: mấy năm gần đây đã có thân nhân (vợ, chồng, con cái) tổng cộng 1 triệu 180 ngàn cán bộ đảng, chính quyền di dân ra nước ngoài và Hongkong, Ma cao, có nghĩa là có ngần ấy lõa quan sẵn sàng chạy trốn khi có thời cơ.

Hiệp hội kinh doanh nhà đất Mỹ cho biết, năm 2011, các khách hàng Trung Quốc đã chi tới 9 tỷ USD để mua nhà đất ở Mỹ và trở thành quốc gia đứng thứ hai về khách mua nhà đất ở Mỹ, chỉ sau mỗi Canada.

Người Trung Quốc mua đủ mọi thứ, từ các căn hộ chung cư cao cấp giá 1 triệu USD tới những căn hộ siêu sang giá 20 triệu USD.

Nhưng, người ta cho rằng đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng, trên thực tế, nhiều người Trung Quốc đã mua cả các khách sạn, siêu thị, cây xăng, nông trang.

Tổ chức phi chính phủ Global Financial Integrity của Mỹ cho biết, từ năm 2000- 2009, người Trung Quốc đã chuyển phi pháp ra nước ngoài số vốn lên tới 2.700 tỷ USD.

Các nguyên nhân được cho là căn nguyên dẫn đến hiện tượng này là: mâu thuẫn xã hội gay gắt, xung đột quan – dân, phân hoá giàu nghèo, sự cách biệt vùng miền, ô nhiễm môi trường và cao hơn cả là tâm lý lo sợ về việc xuất hiện động loạn xã hội.

Mỹ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ hiện tượng lõa quan và người giàu Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài. Vùng San Francisco, Los Angeles ở phía Tây đã trở thành địa điểm lý tưởng để họ cập bến.

Một số địa phương đã thực thi những biện pháp ngăn chặn các lõa quan. Thành phố Thâm Quyến từ tháng 11-2009 đã quy định các cán bộ có vợ (chồng), con định cư, đã nhập quốc tịch nước ngoài hoặc được cư trú vĩnh viễn ở nước ngoài đều không được giao giữ cấp trưởng các cơ quan chính, đảng hoặc là thành viên ban lãnh đạo các ngành quan trọng.

Tháng 1-2012, tỉnh Quảng Đông đã ban hành chính sách quy định: những quan chức có thân nhân (vợ, con) đang định cư ở nước ngoài không được đảm nhận các chức vụ cao cấp.

Thu Thủy

Theo China.com, Sina.com

 -@ tp --Hàng vạn quan tham tẩu tán tài sản ra nước ngoài

 


Video: UBND quận Hà Đông không tiếp dân theo giấy mời và bắt cởi áo Cờ Tổ Quốc 14/6/2012(TTXVA). –Hình ảnh: Nông dân Dương Nội biểu tình tại Phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì bị bắt cởi áo Cờ Tổ Quốc 14/6/2012 (TTXVA). - Nông dân Văn Giang lại bị đánh đổ máu (RFA).  –Video và hình ảnh: xã hội đen của Ecopark – Việt Hưng giao chiến với nông dân Văn Giang 15/6/2012   –   Tin Nóng Văn Giang: Bà Phan Thị Tỉnh bị Ecopark thuê xã hội đen đánh 15/6/2012  –   Tin Nóng Văn Giang: Bà Phan Thị Sáng bị đánh gãy xương 15/6/2012 (TTXVA). www.cgi/http://lhdtt.blogspot.com/2012/06/nong-con-o-xa-hoi-en-khung-bo-dan-v...">NÓNG ! CÔN ĐỒ, XÃ HỘI ĐEN KHỦNG BỐ DÂN VĂN GIANG TẠI CÁNH ĐỒNG !(Lê Hiền Đức). Mời xem clip: Chị Phan Thị Sáng bị quân Ecopark đánh gẫy tayAnh Sinh bị quân Ecopark đánh. - Nhiều thiếu sót trong thu hồi đất ở Dương Nội (TN).  Dương Nội: Thu hồi hàng chục tỷ đồng tiền đất chênh lệch (VnMedia).  – Kết luận thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội (ĐĐK). – Lấy chu kỳ một đời người để tính thời hạn giao đất(TTXVN).  – Sẽ tạo cơ hội cho tích tụ ruộng đất (DV).
-

Nông dân Dương Nội phản đối kết luận của thanh tra chính phủ (RFA). - P/v đặc biệt: Nông dân thôn La cả không được vào UBND quận Hà Đông vì mặc áo cờ Tổ quốc 14/6/2012
(TTXVA). 

- VỤ “NỖI LÒNG NGƯỜI TỐ CÁO TIÊU CỰC”: Thanh tra toàn diện việc cấp đất(NLĐ).  
- KS Doãn Mạnh Dũng: Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang: Công an không phải lực lượng cưỡng chế giải phóng mặt bằng đất đai  (boxitvn) … -  Côn đồ đánh nông dân Văn Giang vỡ đầu, gãy tay (NV).

“Trải thảm đỏ” cho doanh nghiệp nhưng có “trải thảm gai” cho nhân dân?  (Petrotimes).- Thư gửi các đại biểu Quốc hội (www.cgi/http://lhdtt.blogspot.com/2012/06/thu-gui-cac-ai-bieu-quoc-hoi.html">Lê Hiền Đức). 

-Việt Nam : Hơn 20 nông dân Văn Giang bị câu lưu, khi biểu tình trước nhà Quốc Hội
Hôm nay 12/06/2012, theo tin trong nước, hơn 20 nông dân Văn Giang – Hưng Yên đã bị công an câu lưu khi tham gia vào một cuộc biểu tình trước tòa nhà Quốc hội, để yêu cầu chính quyền trung ương giải quyết vụ án đất đai bị chủ dự án Eco Park cưỡng đoạt, với sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh.


Hạn điền, Luật đất đai và những chuyện dài chưa hồi kết

Chất vấn và chuyện chuyền bóng, đỡ bóng, ghi bàn (VNN). - Ụ nổi 11,5 triệu USD bỏ quên ở Cam Ranh (TT).
Thủ tướng kết luận về tái cơ cấu Vinalines (NLĐ).  – Đánh giá ‘chuẩn’ tình hình tài chính của Vinalines (ĐV). - Em gái ông Dương Chí Dũng gửi “tâm thơ” cho anh (GĐ).
Diễn đàn Quốc hội: Chuyện “nóng” và thông điệp mạnh (VOV).
Bộ trưởng Bộ Giao thông: Chưa phát hiện rút ruột công trình(VnEco).

“Nói không”, phong bì vẫn loạn (NLĐ16-6-12) - Bùi Kim Anh: NGÔN TỪ VÀ ĐẠO ĐỨC (Bùi Văn Bồng).  –Khi người ta sợ sự thật! (TVN).

Thủ tướng Cam Bốt yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai trong vòng 6 tháng (RFI).

Tổng số lượt xem trang