Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Có nên dựa vào Mỹ để cứu Đảng?

Có nên dựa vào Mỹ để cứu Đảng? (BBC 15-6-12) -- Bài đáng đọc của Gabriel Kolko◄  NÊN ĐỌC NGUYÊN VĂN TIẾNG ANH(cái tựa version trên BBC có vẻ ... lá cải!):Vietnam, the US and China (Counterpunch June 15-17, 2012)-Gabriel Kolko Viết từ Amsterdam 
 

Thay đổi là lẽ thường: Hàng loạt chuyên gia ngạc nhiên vì Mùa xuân Ả Rập
Nếu lịch sử có chứng minh được điều gì, thì đó là luôn phải sẵn sàng cho sự thay đổi.
Lãnh đạo và các đảng cai trị đều đến lúc sụp đổ – như ta chứng kiến ở phần lớn quốc gia ở Trung Đông, khu vực một thời tưởng là ổn định. CIA, cơ quan khổng lồ, tốn kém với các phân tích gia được trả tiền để dự báo tương lai, hoàn toàn ngạc nhiên khi Liên Xô tan rã và đi cùng nó là cả khối Cộng sản Đông Âu.


Thay đổi là lẽ thường ngày nay, và những kẻ cai trị nào nghĩ sẽ nắm quyền mãi mãi chỉ là kém hiểu biết lịch sử, ngay cả nếu họ cố đè bẹp dấu hiệu bất mãn. Điều 
chắc chắn là người Mỹ có động cơ muốn thấy chính thể ở Việt Nam, từng đánh bại họ về quân sự, sụp đổ do chính những thất bại của mình.
Với khoảng cách to lớn ngày càng tăng giữa ‎ ý thức hệ Marxist-Leninist trên giấy tờ và hoạt động tư bản do nhà nước dẫn dắt, Việt Nam đủ chín muồi cho sự lật đổ như bất kỳ quốc gia nào. Các nhà cai trị của Việt Nam hôm nay không nên nghĩ cuộc đời cứ mãi y nguyên, như những người từng dẫn dắt Liên Xô.
Đã hết chính danh
Những thay đổi căn bản rất có khả năng xảy ra ở Việt Nam: ta không thể dự báo chính xác như thế nào và khi nào, nhưng mâu thuẫn giữa ý thức hệ và thực tế quá lớn để có thể kháng cự mãi mãi. Tầng lớp trên ở trong Đảng hiện rất thoái hóa và ngày càng chẳng tin vào cái gì. Tính chính danh mà Đảng từng có khi dẫn dắt cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ đã hết. Thế hệ trẻ ngày càng xem các Đảng viên là kẻ tham nhũng bè cánh với nhau.
Lần cuối cùng tôi ở Việt Nam năm 1987, tôi chứng kiến tham nhũng ở mọi cấp, còn chuyện bà con, phe nhóm đã là cách cai trị ở nhiều nước – Việt Nam chẳng phải ngoại lệ. Nó có nghĩa là Đảng Cộng sản đang để mất tính chính danh và dựa vào bộ máy an ninh để cai trị. Nhưng công an sẽ không giúp mang lại sự ủng hộ một lòng của quần chúng như trong cuộc chiến chống Mỹ. Ngược lại, dùng an ninh để kiểm soát dư luận chỉ có thể làm quần chúng càng chán ghét. Đó là gánh nặng, mặc dù người Cộng sản có một bộ máy lớn và hiệu quả về ngắn hạn. Ta cũng thấy ở Trung Đông, hay Cách mạng Bolshevik thời Lenin, người lính và công an có thể đổi phe, mà nếu xảy ra có thể tạo thành khủng hoảng thật sự cho bộ máy.
Người đứng đầu chính thể Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu, cũng tham nhũng và kết bè kết cánh, có bộ máy an ninh (cũng tham nhũng) và đã sụp đổ cho dù chính thể Sài Gòn có sức mạnh quân sự to lớn hơn phe Cộng sản.
Khi đã để mất tính chính danh, người Cộng sản đối mặt nguy cơ bị thay thế, thậm chí bị lật đổ. Những sự thay thế thực ra có thể còn tồi tệ hơn (như đã xảy ra ở nhiều nước), nhưng suy nghĩ ấy có thể không hiện ra trong đầu những ai xem giới cai trị ngày nay ở Hà Nội là đầu mối của mọi xấu xa.
Chính thể có thể đổ vào tháng sau hay năm năm nữa, không biết được. Nhưng người nông dân là nguy hiểm cho chế độ (như ở Trung Quốc) vì quá nhiều người bị đuổi đi để có khu công nghiệp, sân golf trong khi nhiều lãnh đạo Cộng sản tư lợi và cũng ngày càng chia thành những phe nhóm mâu thuẫn nhau.
Hoa Kỳ muốn gì?
Có những tin tức nói rằng chính phủ Hoa Kỳ có các chuyên gia về Việt Nam, những người cũng đang suy nghĩ làm thế nào và vì sao chính phủ Cộng sản có thể bị thay thế. Những tin này có lẽ là thật. Họ tin rằng sự du nhập văn hóa Hoa Kỳ, chủ yếu âm nhạc, rồi sẽ lật đổ chế độ - nhưng rất có thể đó chỉ là ảo tưởng.
Tác giả nói mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế ở Việt Nam quá lớn
Quan trọng hơn là Đảng đã đánh mất tính chính danh. Cũng không kém quan trọng là rạn nứt giữa các lãnh đạo đã xuất hiện. Nhiều người biết và thực tế là nó thể hiện công khai – sự chia rẽ này chưa từng xảy ra ở mức độ như vậy. Chia rẽ từ trên đã mở màn cho sự suy sụp của Liên Xô.
Người chống đối hàng đầu trong các lãnh đạo là Võ Nguyên Giáp, kiến trúc sư của những chiến thắng trong hai cuộc chiến và là “người cha sáng lập” cuối cùng còn sống. Có Đại tướng Giáp bên cạnh rất có thể làm bộ phận chống đối tiềm tàng cảm thấy bạo dạn hơn. Trong đó có một số Đảng viên vẫn còn tin vào những lý tưởng giúp Đảng ra đời lúc ban đầu.
Chính quyền Obama có lập trường không rõ rệt. Chế độ hiện nay ở Việt Nam sẵn sàng nằm trong liên minh chống Trung Quốc trong một phần chiến lược Thái Bình Dương còn mơ hồ của Hoa Kỳ.
Nhưng theo tôi, trong 10 năm tới, Hoa Kỳ có thể bị sao lãng vì khủng hoảng ở các nơi khác. Sẽ là ngây thơ nếu Hà Nội cho rằng liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu sẽ thành hình trong thập niên tới, mặc dù, như đã thể hiện trước đây, Việt Nam cũng rất có thể ngây thơ trong quan hệ ngoại giao.
Nhưng chính phủ Hoa Kỳ sẽ vui vẻ nếu chính thể Cộng sản sụp đổ. Hoa Kỳ đã thua một cuộc chiến trước đây và sự sụp đổ của chính phủ Cộng sản sẽ khiến nhiều nhân vật quan trọng ở Washington cảm thấy an ủi.
Hoa Kỳ, kể từ 1945, cảm thấy phải vươn tay đến mọi ngõ ngách trên thế giới. Ý thức trách nhiệm toàn cầu đó khiến ta không thể đoán Hoa Kỳ sẽ dành tài lực vào đâu 10 năm nữa.
Chính quyền Việt Nam cần hiểu rằng ý định của Hoa Kỳ ngày hôm nay có thể không được thực thi một năm sau, chứ đừng nói 10 năm. Nếu họ lại gửi gắm niềm tin vào lời hứa và ý định của Hoa Kỳ thì sẽ là trái ngược với kinh nghiệm lịch sử.
Không nhà quan sát hay người cầm quyền nào có thể biết chắc điều gì sẽ xảy ra trên thế giới. Việt Nam có thể hay không thể hỗn loạn, nhưng các nước Cộng sản đã không còn tồn tại.
Sẽ dại dột nếu Việt Nam không suy xét các sự kiện ở Đông Âu có ý nghĩa gì cho tương lai của họ. “Chủ nghĩa Cộng sản” Việt Nam, như họ vẫn thích tự gọi mình, có thể kéo dài vĩnh viễn hay rụng rơi tháng sau. Nhưng rõ ràng nhà nước gặp nhiều vấn đề và nếu họ chẳng làm gì, thì mâu thuẫn giữa ‎ ý thức hệ và thực tế rồi sẽ đe dọa Đảng.
Nếu Đảng bỏ qua các câu hỏi này, họ cũng bỏ qua ý nghĩa của lịch sử gần đây, không chỉ ở Đông Âu mà cả các nước Hồi giáo.
Một kiểu liên minh nào đó với Mỹ chống Trung Quốc – mà tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ thành đúng hình như dự tính của Hoa Kỳ - sẽ không giải quyết các vấn đề căn bản.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một sử gia cánh Tả đã viết nhiều về Việt Nam. Tác phẩm Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience được NXB Quân đội Nhân dân dịch và ấn hành chính thức, nhưng tác giả cho biết Việt Nam đã "bỏ rất nhiều" những đoạn có tính chỉ trích. Ông cùng vợ từng thăm Việt Nam tháng 12 năm 1973 và đã đi viếng hai bên vùng vĩ tuyến 17 ở tỉnh Quảng Trị. Ông thăm Việt Nam lần cuối năm 1987 và không còn trở lại sau khi phê phán chính sách Đổi mới của Việt Nam.

@bbc  Có nên dựa vào Mỹ để cứu Đảng?

--Bắc Kinh muốn đẩy Việt Nam khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ
- Vụ vé mời in phù hiệu lục quân Mỹ: Nhà hát Tuổi trẻ đình chỉ chuyến lưu diễn của đoàn kịch III (NLĐ).
-Công nghệ “thổi” sự kiện! qdnd.vn

QĐND - Bình luận trước và sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ- Ngài Leon Panetta từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 6, có người cho rằng “Đây là chuyến thăm lịch sử”, có người lại nhấn mạnh, đây là “một thông điệp của Hoa Kỳ” đối với các nước ở khu vực; rằng “Việt Nam xích lại gần Mỹ”... Còn những thế lực cực hữu về nhân quyền trong chính giới Hoa Kỳ thì cho rằng “không dễ gì dỡ bỏ vấn đề nhân quyền vốn đang là rào cản trong việc phát triển quan hệ song phương”…
Những đánh giá, nhận định trên chẳng những không phù hợp với thực tế chính trị giữa hai quốc gia, mà chỉ gây ra những căng thẳng về chính trị giữa các nước trong khu vực, làm ảnh hưởng đến ổn định trong khu vực, nhất là trên Biển Đông.
Vậy chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ là bình thường hay có gì đặc biệt?
Trải qua gần 17 năm, kể từ khi Mỹ chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (ngày 12-7-1995), mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ  đã có những cải thiện đáng kể trên các phương diện. Song quan hệ đó vẫn chưa phải thật sự là bình thường. Hoa Kỳ vẫn còn phân biệt đối xử với Việt Nam trên nhiều vấn đề trong đó có thương mại. Cho đến nay Hoa Kỳ chưa công nhận Quy chế kinh tế thị trường (MES) của Việt Nam, chưa dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)… Đó là chưa kể tới những khác biệt trên lĩnh vực dân chủ và nhân quyền.
Sự phát triển quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia nói chung, với Hoa Kỳ nói riêng, nằm trong đường lối chung và đường lối đối ngoại của Việt Nam được các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định. Đó là Việt Nam “Nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”[1].
Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta lần này nằm trong thỏa thuận Việt Nam– Hoa Kỳ về trao đổi các cuộc viếng thăm của quan chức quốc phòng hai nước. Năm 2009, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước ta đã thăm Hoa Kỳ... Thời điểm chuyến đi lần này của Bộ trưởng Panetta còn gắn với việc ông tham dự Đối thoại thường niên Shangri-La (Xin-ga-po) và thăm hai quốc gia trong khu vực, đó là Xin-ga-po và Ấn Độ.
Trên lĩnh vực quân sự, hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài sự phát triển chung giữa hai quốc gia. Những hợp tác từ đầu cho đến nay vẫn là giải quyết những vấn đề liên quan đến giải quyết hậu quả chiến tranh, như tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA), rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc hóa học, giúp đỡ nạn nhân chiến tranh, tìm kiếm cứu nạn, quân y, an ninh môi trường...
Trong cuộc hội đàm giữa đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước, hai bên đã thống nhất đánh giá việc triển khai Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011, trên cơ sở tôn trọng đầy đủ độc lập tự chủ và chủ quyền của mỗi bên, trên tinh thần hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, mối quan hệ đối tác, hợp tác lâu dài về quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có lợi ích quan trọng cho cả hai nước và cho khu vực.
Còn vấn đề mà nhiều người quan tâm, kiếm cớ “thổi” thêm lên, là việc ông Leon Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh và Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, thì Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trả lời BBC, đại ý: Cam Ranh là một khu vực rộng lớn, ông Leon Panetta trên thực tế chỉ đến thăm khu vực cảng Ba Ngòi nơi một tàu vận tải quân sự Mỹ đang được sửa chữa ở đây. Đây là một hoạt động kinh tế kỹ thuật bình thường. Các tàu vận tải quân sự, không có vũ trang các nước đều có thể vào sửa chữa ở đây… Việc Việt Nam đề nghị bỏ cấm vận vũ khí sát thương, là nhằm đòi hỏi Hoa Kỳ đối xử “bình đẳng”, “tôn trọng” đối với Việt Nam như đối với các quốc gia khác… Cho đến nay Việt Nam chưa có nhu cầu mua vũ khí sát thương của Mỹ.
Trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn những khác biệt, nhưng cũng không thể phủ nhận, hai quốc gia đã và đang trên đường thu hẹp dần những bất đồng trên lĩnh vực này. Việt Nam cho rằng, nhân quyền là giá trị chung của các dân tộc. Việc bảo đảm quyền con người trước hết thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các chính phủ. Việt Nam phản đối lực lượng cực hữu trong Hạ viện Hoa Kỳ đã và đang dùng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, cũng như ý đồ dùng nhân quyền làm điều kiện cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mà “Dự luật Nhân quyền Việt Nam” (HR 1410) do Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Chris Smith đưa ra ngày 7-3-2012 là một ví dụ. Những bất đồng, khác biệt nào đó giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, trong đó có vấn đề nhân quyền với Hoa Kỳ cũng là chuyện bình thường, đó không phải là vấn đề không thể vượt qua được.
Như vậy, sự phát triển quan hệ về quốc phòng giữa Việt Nam- Hoa Kỳ là bình thường, nhằm củng cố hơn nữa hòa bình, ổn định trong khu vực và hoàn toàn không làm phương hại đến một nước nào như một số người đã “thổi” lên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm gây hoài nghi trong dư luận.
Thực tiễn đã cho thấy, muốn bảo vệ được độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, tất yếu phải dựa trên sức mạnh dân tộc, đồng thời không để cho bất cứ ai lợi dụng tinh thần hữu nghị, hợp tác để xâm hại chế độ chính trị, thể chế quốc gia, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Bắc Hà
 [1] - Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội XI, NXB CTQG, HN, 2011, Tr 46
--Số lượng đảng viên trong cơ quan báo chí còn thấp (NLĐ) - Tại buổi tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện đạo đức và nghiệp vụ của nhà báo do Hội Nhà báo TPHCM phối hợp cùng các đơn vị tổ chức ngày 12-6, các đại biểu ghi nhận việc thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP về đẩy mạnh phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên (PV-BTV) đã từng bước nâng cao bản lĩnh cho đội ngũ; góp phần bảo đảm cho các cơ quan báo chí, xuất bản hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích.
- Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Nhiều blog lợi dụng dân chủ (VNN).
- Ông Lê Hiếu Đằng: Sự tồn vong của đất nước là quan trọng (RFA).
Tư bản đỏ ở Việt Nam: 4 người giàu nhất sàn chứng khoán có hơn 29.000 tỷ đồng (VnEx 12-6-12)
Cục Bảo vệ chính trị 6: Xứng danh đơn vị Anh hùng (CAND 12-6-12) -- Lúc này, hơn lúc nào hết!
Nghị định (dự thảo) này làm thỏa lòng ai vậy?
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Cường đô la bị 'phê phán' vì khoe xế khủng lúc DN thua lỗ (ĐV 14-6-12)
Mục sở thị khu ăn chơi của Tây khét tiếng Sài Gòn (NĐT 14-6-12)
Trung Quốc: ‘In the Current System, I’d Be Corrupt Too’: An Interview with Bao Tong (NY Review of Books 14-6-12) -- P/v nhà đối kháng Bảo Đồng.  Khá hay!

- Đền thờ hồi giáo 80 năm tuổi giữa pháo đài cộng sản: 80-year-old mosque in the heart of communist stronghold (Gulfnews).
- Nhìn lại kinh nghiệm đối lập thời VNCH (BBC).  – Trần Trung Đạo: Thời sinh viên ở Sài Gòn (ĐCV).
-Đồng chí Phạm Hùng - Người cộng sản kiên trung (tamnhin 12-6-12) -- Nhưng Bác Hai chết rồi, bây giờ có mấy ông như Nguyễn Thiện Nhân, Đinh La Thăng, Dương Chí Dũng còn là cộng sản kiên trung hơn nữa!!!
--Thủ tướng yêu cầu Vinalines tái cơ cấu-"Làm rõ nguyên nhân ông Dương Chí Dũng bỏ trốn"
--'Nợ xấu ngân hàng có một phần của tổng công ty nhà nước'

Tổng số lượt xem trang