Ông Lê Thăng Long, 44 tuổi, bị Hà Nội bắt năm 2009, đưa ra tòa tại Sài gòn ngày 20/1/2010 phạt 5 năm tù ở, 3 năm quản chế. Ngày 11/5/2010 trước tòa phúc thẩm ông Long xin khoan hồng và được giảm án xuống 3 năm 6 tháng tù ở và 3 năm quản chế. Theo án ông Long sẽ được trả tự do ngày 20/7/2013.
Nhưng ngày 4/6/2012 vừa qua ông Long được trả tự do (trước kỳ hạn 6 tháng) Hà Nội không giải thích lý do khoan hồng.
Ngày 10/6 ông Lê Thành Long cùng với hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định (cả hai còn dang ở trong tù) công bố lời phát động phong trào “Con Đường Việt Nam” và tạo ra một dư luận rộng khắp trong nước và hải ngọai, giới truyền thông rất quan tâm. Qua lời phát động, Phong trào chứa đựng những nét đơn giản là Duy Tân đất nước trên căn bản lấy Dân làm gốc, lấy Quyền làm người làm trọng, dựa trên một xã hội dân chủ, và không có một đáng chính trị nào nhân danh bất cứ gì để đứng trên dân.
Theo tài liệu Phong Trào công bố, quá trình hình thành Phong Trào do sự hoạt động thương mãi của 3 ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và ông Lê Thành Long tại Việt Nam. Ông Nguyễn Tiến Trung, trẻ tuổi nhất cùng làm việc với các ông Thức, Định, Long nhưng chỉ giữ một vai trò thứ yếu.
Công ty Internet Một Kết Nối – One Connection Internet – OCI- do ông Long làm chủ tịch HĐQT, ông Trần Huỳnh Duy Thức làm tổng giám đốc một công ty mẹ của công ty OCI, và ông Lê Công Định luật sư tư vấn pháp lý thành lập năm 2003 có thực hiện một chương trình cho khách hàng dùng Internet được liên lạc miễn phí qua internet với 20 quốc gia trên thế giới.
Lo ngại sự liên lạc trong ra ngoài quá dễ dãi này ảnh hưởng đến sự kiểm soát thông tin, bộ Bưu chính Viễn thông và bộ Thương mại Việt Nam ra lệnh chấm dứt chương trình dùng internet liên lạc liên quốc gia này. Các ông Thức, Long, Định kiện. Dựa vào các nguyên tắc giao thương quốc tế mà Việt Nam đang tôn trọng để chuẩn bị tư thế gia nhập WTO tòa án phán rằng bộ Bưu chính Viễn thông và bộ Thương mại không đủ cơ sở pháp lý để buộc công ty OCI chấm dứt chương trình này.
Vụ án cho thấy tính cách pháp quyền đã được áp dụng trong thương mãi. Và các ông Thức, Long, Định quyết định dùng nguyên tắc pháp quyền để phát triển mậu dịch và cải tiến xã hội.
Liên tục trong 6 năm, các ông đã làm việc một cách tích cực. Tháng 3/2009, ông Thức và ông Định đã đi Phuket-Thailand trao đổi với ông Nguyễn Sỹ Bình (lãnh tụ đảng Nhân Dân Hành Động, và phụ trách đảng Dân Chủ Việt Nam quốc ngoại) để trao đổi về việc viết quyển sách “Con đường Việt Nam” phát họa những nét chính của một bản Hiến Pháp mới trong đó không còn Điều 4 cho phép đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền cai trị.
Nhà cầm quyền Việt Nam đánh giá các hoạt động của các ông Thức, Long Định đã bước qua lĩnh vực chính trị. Giữa năm 2009 các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thành Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung lần lượt bị bắt. Trung là một sinh viên 26 tuổi hoạt động chính trị tại Pháp, thành lập “Tập Hợp thanh niên dân chủ” và năm 2006 gia nhập đảng Dân Chủ Việt Nam do ông Hoàng Minh Chính phục hoạt. Tất cả đều được đưa ra xét xử với tội danh “lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự tại Sài gòn đầu năm 2010 .
Việc ông Lê Thăng Long được trả tự do, rồi 6 ngày sau công bố một danh sách gồm 246 nhân vật kêu gọi gia nhập và thành lập Phong Trào Con Đường Việt Nam đã làm cho cư dân trên mạng xôn xao với những lời bình luận ít thiện cảm, có tính nóng vội.
Nhìn quá trình làm việc của 3 ông, quan sát quan hệ của họ đối với giới thương gia Hoa Kỳ, đối với giới làm ăn tại lớn tại Việt Nam (đều có quan hệ móc ngoặc với giới cầm quyền cấp cao trong đảng), phản ứng của quốc tế đối với vụ án của các ông thì có lẽ sự việc sẽ không đơn giản là một bốc đồng của các ông Lê Thành Long, Trần Hùynh Duy Thức, Lê Công Định hay một trò xảo trá của đảng Cộng sản Việt Nam, bày ra một cuộc “trăm hoa đua nỡ” để tóm gọn những ai chống đảng. Sẽ chẳng có ai nhẹ dạ chạy đến ký tên theo lời mời gọi của các ông để cho đảng hốt trọn gói.
Về quan hệ thương mãi, các ông đều là thành viên của Phòng Thương Mãi Hoa Kỳ có chi nhánh ở Hà Nội và Sài gòn. Trước đây 13 năm Phòng Thương Mãi Hoa Kỳ vận động quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận quy chế thương mãi song phương với Việt Nam và từ quan hệ đó dẫn Việt Nam vào Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) năm 2007. Phòng Thương Mãi Hoa Kỳ đã thuyết phục quốc hội Hoa Kỳ rằng mở rộng giao thương với Việt Nam là khai thông con đường dân chủ nhân quyền và cởi mở chính trị tại Việt Nam. Phòng thương mãi Hoa Kỳ không phải chỉ làm công tác thương mãi. Qua thương mãi họ có thể vận động chính trị và dính dấp đến các sinh hoạt tình báo là chuyện không có gì để ngạc nhiên.
Khi các ông bị đưa ra tòa với những bản án nặng thế giới đã phản ứng như chưa bao giờ có. Đại sứ Anh, đại sứ Đan Mạch, đại sứ Hoa Kỳ, đại diện Liên hiệp châu Âu tại Hà Nội và một số tổ chức bất vụ lợi quốc tế khác như Human Rights Watch và Amnesty International đều lên tiếng. ông David Kent đại sứ Anh nói bản án làm tổn hại cho uy tín của Việt Nam. Trong khi đó bà Hillary Clinton, bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đã nhân vụ án đề cập đến sự quan trọng của tin học – trong đó có internet – xem đó là phương tiện khoa học cần thiết để phát triển kinh tế và thúc đẩy sinh hoạt dân chủ và nhân quyền.
\Trong vụ này còn có sự lên tiếng của ông Nguyễn Ngọc Giao. Nếu những thông tin của ông Nguyễn Ngọc Giao (một nhà trí thức ở Pháp, từng có thái độ thông cảm với chính quyền Hà Nội) qua bài viết của ông nhan đề “Vụ án “lật đổ” hay bản án chế độ?” ngày 23/1/2010 đăng trên web Diễn Đàn (www.diendan.org) bình luận về vụ án 4 nhà dân chủ ngày 20/1 là chính xác thì đảng cộng sản Việt Nam đã thật sự bàng hoàng và lo sợ trước quyết tâm của các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long dựa vào nguyên tắc kinh tế thị trường để đấu tranh cho dân chủ nhân quyền và một chế độ đa đảng. Ông Giao cho biết quyết định truy tố các ông Thức, Định, Long, Trung là của Bộ chính trị và trong 15 ủy viên chỉ có 4 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 10 phiếu trắng. Câu chuyện ông Giao kể không ai tin vì Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam không làm việc theo cung cách đó. Nhưng ông Giao xưa nay không phải là người viết lách không có chủ đích. Những chi tiết ông thuật lại làm cái loa thay cho đảng nói với thế giới rằng “đảng” bất đắc dĩ mới hành xử như vậy.
Thế giới đã phiền trách Hà Nội, nhưng không hề gì, các quan hệ ngoại giao vẫn bình thường, hoạt động thương mãi vẫn sinh động. Riêng Phòng Thương Mãi Hoa Kỳ tại Sài gòn hoàn toàn im lặng không một lời bênh vực các ông Thức, Long, Định vốn là thành viên của mình.
Chuyện là vậy để chúng ta thấy câu chuyện Phong Trào Con Đường Việt Nam có nhiều dây mơ rễ má, đan nối thế lực này sang thế lực kia, tổ chức này qua tổ chức nọ trong đó không phải đảng Cộng sản Việt Nam không có vai trò. Ở đây vai trò của Phòng Thương Mãi Hoa Kỳ tại Sài gòn với các ông Thức, Long, Định và giữa các ông ấy với ông Nguyễn Sĩ Bình cũng là những quan hệ cần tìm hiểu hơn. Ông Nguyễn có những quan hệ khá đặc biệt với cơ quan an ninh của Hà Nội.
Danh sách ông Lê Thăng Long công bố mời tham gia thành lập Phong Trào gồm 246 nhân vật (trong đó có 39 phụ nữ – tỉ số 15.8%) đủ mọi thành phần, ủng hộ đảng có, chống đảng có, trong nước có, hải ngoại có và đủ mọi ngành nghề ít nhất cũng nói lên một điều là Phong Trào Con Đường Việt Nam là một phong trào của mọi tầng lớp dân Việt, không loại bỏ ai, nhất là không loại bỏ đảng Cộng sảnViệt Nam.(danh sách).
Chuyện của cư dân trên mạng xưa nay không mấy có thực chất. Có thể nghe qua rồi bỏ. Nhưng câu chuyện Phong Trào “Con Đường Việt Nam” của các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thành Long có lẽ có một ý nghĩa chính trị nào đó cần sự quan tâm một cách thận trọng và đứng đắn hơn của những ai ưu tư đến đất nước.
Có một điều đáng để ý nhất trong bức tranh này là không thấy bóng dáng của Bắc Kinh và bàn tay của người anh em phương Bắc.
June 16, 2012
© Trần Bình Nam© Đàn Chim Việt
--Về phong trào "Con đường Việt Nam"
-
Kami
-Tôi thích xem bóng đá, đã hơn một tuần qua, từ ngày khai mạc giải Euro Football 2012 hầu như không bỏ xem TV tường thuật trực tiếp trận nào. Mấy hôm nay mệt thật sự do thiếu ngủ, bây giờ mới biết thế nào là căng thẳng đầu óc, nhiều lúc có cảm giác các dây thần kinh trong não căng như sợi dây đàn và không còn khả năng tiếp nhận được thông tin. Ai nói gì thì biết nhưng sẽ quên ngay một nửa, chỉ nhớ có một nửa.
-Tôi thích xem bóng đá, đã hơn một tuần qua, từ ngày khai mạc giải Euro Football 2012 hầu như không bỏ xem TV tường thuật trực tiếp trận nào. Mấy hôm nay mệt thật sự do thiếu ngủ, bây giờ mới biết thế nào là căng thẳng đầu óc, nhiều lúc có cảm giác các dây thần kinh trong não căng như sợi dây đàn và không còn khả năng tiếp nhận được thông tin. Ai nói gì thì biết nhưng sẽ quên ngay một nửa, chỉ nhớ có một nửa.
Mấy ngày nay cộng đồng mạng bàn tán sôi nổi về hiện tượng ông Lê Thăng Long và Lời kêu gọi “Con đường Việt Nam” của ông được công khai trên mạng internet. Nhìn chung hiện tượng này đã tạo nên sự quan tâm cao của dư luận, nhưng ở mức độ bán tin, bán nghi. Cũng bởi sự việc này xảy ra chỉ sau vài ngày, khi ông Lê Thăng Long, người bị xử trong vụ án năm 2010 cùng luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, vừa được trả tự do sáu tháng trước hạn hôm 4/6 mà dám làm một chuyện được coi là động trời như thế. Về việc này ông Lê Thăng Long cùng bạn bè tiến hành công khai thông qua việc trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài hay phát tán tài liệu liên quan đến phong trào “Con đường Việt Nam”. Ngoài ra ông Lê Thăng Long cũng gửi thư mời nhiều người tham gia, từ cựu Chủ tịch Quốc hội, doanh nhân, cho đến nhà bất đồng chính kiến, và cả người làm trong ngành giải trí… tham gia theo tiêu chí là “xác định mục tiêu tối thượng phải hoàn thành là quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta” và “Hãy tham gia làm người sáng lập, quản trị, điều hành, thành viên của phong trào sẽ được mở ra cho bất kỳ ai mà không có sự phân biệt. Hãy làm cố vấn, ủng hộ viên và tình nguyện viên cho phong trào,”. Điều này đã khiến nhiều nhà bất đồng chính kiến và cây bút độc lập bày tỏ hồ nghi về mục đích đằng sau lời kêu gọi về “Con đường Việt Nam” của ông Lê Thăng Long.
Việc nghi ngờ là quyền của mỗi người, đặc biệt là các vị có thư mời hay có tên trong danh sách tham gia với tư cách thành viên. Nhưng nếu thực sự những người này có tâm, có tài thì chắc chắn họ thừa khả năng biết rằng phong trào “Con đường Việt Nam” là một tổ chức ngoại vi, một cánh tay nối dài của đảng CSVN và chính quyền hay không? Nếu họ không có khả năng tư duy độc lập để phân biệt được điều đó thì nói đúng ra họ cũng không đủ tư cách tham gia một tổ chức như vậy. Chứ những người này họ đâu cần phải ai định hướng chỉ ra cho họ rằng đây là quả lừa của chính quyền tạo dựng, có chăng thì những người làm những việc định hướng đó đang nhằm tới dư luận xã hội, mà các đọc giả của họ sẽ phải hứng chịu. Việc này xin nói trước không liên quan đến bài viết “Ngây thơ và cạm bẫy” của cụ Hà Sĩ Phu, vì cụ đã già và có lẽ còn mang nặng hội chứng cành cây cong của con chim từng bị tên.
Mà tôi đang muốn nói tới các bình luận hơi vội vã, với lối dẫn chứng lồng ghép, gắn suy nghĩ của cá nhân vào ý kiến của các học giả hoặc các nhà bất đồng chính kiến có tên tuổi một cách khéo léo, nếu không nói là còn hồ đồ nhằm mục đích bôi nhọ và đánh lạc hướng dư luận đối với phong trào “Con đường Việt Nam” của ông Lê Thăng Long. Thể hiện trong phần điểm tin các ngày 13/6, 14/6, 15/6, 16/6 trên trang Nhật báo Ba Sàm của blogger Anh Ba Sàm. Điều đáng nói là những bình luận của blogger Anh Ba Sàm hình như đang phục vụ cho một thế lực nào đó khiến bạn đọc hiểu sai, khi cho đây là một âm mưu có khuynh hướng gài bẫy những người đang có chính kiến khác nhà nước CSVN vì (trích) “… nếu như không phải do họ ‘đẻ’ ra”. Với các lý do sau:
1. Tôi đã trực tiếp liên lạc và hỏi cụ Trần Văn Huỳnh, thân sinh của ông Trần Huỳnh Duy Thức, qua E.mail ngày 16.6.2012 vì cụ vốn là một cộng tác viên thường hay gửi bài cho trang Tin tức hàng ngày thì được biết như sau “Bác khẳng định là việc này hoàn toàn thật và nghiêm túc. Bác đang viết bài về vấn đề này. Khi xong bác sẽ gửi ngay cho TTHN.”. Tôi tin tưởng ông Trần Huỳnh Duy Thức, vì ông đã chấp nhận chịu án phạt 16 năm tù giam để bảo vệ chính kiến của cá nhân mình thì việc tôi tin tưởng điều cụ Trần Văn Huỳnh, thân sinh của ông Trần Huỳnh Duy Thức khẳng định với tôi là chuyện đương nhiên, bởi lẽ “Hổ phụ ắt phải sinh Hổ tử”. Chứ là sao đi tin một người mà:…như dưới đây.
2. Có lẽ chúng ta đã và đang mắc mưu, vì từ xưa trong phép dụng binh người ta có thể kiếm củi 3 năm để thiêu một giờ hay nuôi hàng vạn lính chỉ để đánh một trận, thì chuyện cái nhà anh BS phản đối quyết liệt nói trên kia sao chúng ta không nghĩ họ đang đóng vai trò như thế? Nói có sách, mách có chứng ví dụ vụ Kêu gọi Tổng biểu tình của dân oan trên toàn quốc của Cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và đại đoàn Đồng bằng cũng thế là một bài học đắt giá. Tôi biết rất (quá) rõ về người đã gửi và nhờ tôi phát tán lời kêu gọi này trên trang Tin tức Hàng ngày là trang tin tức duy nhất. Nhưng có nhiều lý do không cho phép, tôi đã chuyển cho trang VAOL đăng. Vụ Kêu gọi Tổng biểu tình này của Cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và đại đoàn Đồng bằng tổ chức cũng không thành, vì theo họ là do blogger Anh Ba Sàm bình luận trên blog của mình cho rằng đây là bẫy của An ninh. Mà theo họ trước đó họ đã nhận được nhiều sự ủng hộ và đồng tình của rất nhiều bà con dân oan trên toàn quốc sẵn sàng tham gia, sau đó họ đã từ chối vì nghi ngờ.
Điều này khiến tôi đã hoài nghi và đặt câu hỏi “Tại sao, động lực gì đã khiến những cái gì có vẻ gây bất lợi cho chính quyền bloggers Anh Ba Sàm “ngáng” rất quyết liệt ?”
3. Không có lẽ lời giải thích như blogger Anh Ba Sàm hay là nick name của ông Nguyễn Hữu Vinh cựu sĩ quan an ninh, đã thừa nhận trong mục Điểm tin ngày 17/6 rằng “Phải nói rõ ra như vậy, bởi vì BS luôn xác định cho mình và các cộng sự là cần có sự trao đổi, cảm thông nhất định giữa những người cầm quyền và dân chúng nói chung, giữa cư dân mạng và cơ quan chức năng nói riêng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cũng chính vì vậy mà sau khi đưa đường link mấy chục trang web mang tên các vị lãnh đạo, rồi đọc bài viết trên Quân đội ND ám chỉ đó là các trang mạo danh, BS đã gỡ bỏ. Trước đó, theo đề nghị trực tiếp của cơ quan chức năng, BS cũng đã bỏ đường link tới một trang blog (xin không nêu tên ở đây)”.
Blogger Anh Ba Sàm nói như thế, nghĩa là blog của ông có sự liên kết của cơ quan chức năng, họ có thể đề nghị (hay bắt buộc) ông làm việc này hay việc khác mà họ muốn. Như vậy thì nếu như có người đặt câu hỏi rằng “Vụ Kêu gọi Tổng biểu tình của dân oan trên toàn quốc của Cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và đại đoàn Đồng bằng tổ chức trước đây hay vụ phong trào “Con đường Việt Nam” gần đây, cơ quan chức năng trực tiếp yêu cầu blogger Anh Ba Sàm phải nói rằng đó là bẫy của cơ quan An ninh để phá thì sao?”. Chuyện thỏa hiệp để hai bên cùng có lợi thì là điều dễ hiểu, điều này thể hiện trong một thời gian ngắn vừa qua các blogs khác trên mạng WordPress mang tính nhạy cảm ít hơn trang blog Ba Sàm như Quê Choa, Bà đầm xòe, Tin tức hàng ngày … bị tấn công từ chối dịch vụ Ddos, khiến nhà mạng phải treo lên để khỏi ảnh hưởng tới các blogs khác trong cùng server. Riêng trang Tin tức Hàng ngày đã phải thay 6 blogs, từ tintuchangngay4, tintuchangngay5 đến tintuchangngay9 trong vòng 2 tuần vì bị tấn công như trên. Điều bất thường ấy có do đâu và vì sao? Câu trả lời cũng bình thường như cân đường hộp sữa, phải không nhỉ?
Qua sự kiện hiện tượng ông Lê Thăng Long và Lời kêu gọi “Con đường Việt Nam” thành công hay không, là thật hay giả, là tổ chức đối lập cò mồi do đảng CSVN và chính quyền của họ đẻ ra hay không? Việc tìm câu trả lời là hoàn toàn không khó, nhưng vấn đề là thời gian sẽ câu trả lời trung thực. Vì trong chính trị hay tình báo việc người ta dùng cái chiêu thực là hư, hư là thực nhiều tầng nhiều lớp để cái đích cuối cùng nhằm hủy diệt lòng tin và tạo nên sự nghi ngờ của cộng đồng những người tham gia hay ủng hộ phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam là điều hết sức nguy hiểm. Mà trước hết đối với các sự kiện mang tính chính trị như trên thì khuyên mọi người đừng nhận xét vội vàng một cách võ đoán chưa có căn cứ về một con người, về một sự kiện rõ ràng.
Hãy đọc bài “Tổng quan phong trào con đường Việt Nam” để thấy bản chất của nó hoàn toàn ôn hòa và hợp tác. Nếu tìm hiểu cho kỹ thì mọi người sẽ thấy phong trào “Con đường Việt Nam” thực chất đã chỉ ra một điểm chung cho tất cả mọi người dân đó là quyền con người, đồng thời nó khẳng định không phải là một đảng chính trị nhằm tìm kiếm sự cầm quyền ở VN, nhưng là một tổ chức chính trị vận động quần chúng hành động để đạt được mục tiêu là quyền con người phải được tôn trọng và bình đẳng tại VN mà thôi. Tất nhiên không phải vì thế mà không có sự nguy hiểm, nhưng sự bùng nổ và lan rộng các thông tin và sự tranh luận mạnh mẽ về đề tài này, là một thành công bước đầu của phong trào “Con đường Việt Nam”.
Còn về việc những người khởi xướng phong trào “Con đường Việt Nam” họ mời ai đó là quyền của họ, vì họ có đánh giá anh như thế nào thì họ mới mời anh, còn tham gia hay không là quyền của anh, thậm chí anh có thể nhân cơ hội này mà lộ rõ quan điểm của mình là không đồng tình, không ủng hộ như trường hợp ông Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Xuân Diện… lại rất an toàn và có điểm đối với chính quyền. Vậy tại sao lại coi đó là sự là thiếu tôn trọng?
Tôi đồng tình với ý kiến của blogger MinhDuc khi cho rằng “Nói tóm lại là khi ta không có phương án tốt nhất, thì ta chọn cái tương đối tốt, thử hỏi có ai đưa ra được phương án gì để chấm dứt cái ách khốn khổ dân tộc đang gánh chịu!? Vậy : đàng nào thì nhóm Con Đường Việt Nam cũng đã ra công khai rồi, đã tù đày rồi, có còn gì để mất nữa mà không ngửa bài ra chơi. Cho dù có bị lợi dụng để làm bình phong cho việc cải thiện nhân quyền (để mị dân, lừa quốc tế), tại sao ta không lợi dụng lại để tranh thủ xây dựng một xã hội dân sự mạnh hơn, sẽ là bước khởi đầu cho tiến trình dân chủ hóa, so về xảo trá và ác độc ta có thể không hơn, nhưng nói về trí tuệ thì … ai ăn ai? Ai sẽ lợi dụng ai trong tình thế mà cả đảng đàn anh lẫn đảng đàn em đang rối tung như hiện nay!?”
Tôi không tham gia chính trị, nên tôi chỉ coi sự kiện ông Lê Thăng Long và Lời kêu gọi “Con đường Việt Nam” của ông là một phép thử nói chung đối với một sự chuyển biến mang tính bước ngoặt cho nền chính trị Việt nam trong tương lai. Chỉ trong thời gian rất ngắn, vẻn vẹn có 6 ngày thôi nhưng qua sự kiện này bản thân cũng rút ra đôi bài học kinh nghiệm về tương quan và nội lực của phong trào dân chủ ở Việt nam. Đó là những người tưởng chừng họ sẽ đi tiên phong trong cuộc chơi này, nhưng thực tế đa phần trong số họ là những người quá thiếu sự dũng cảm và trách nhiệm với đất nước, nhưng thừa sự nghi ngờ và hèn nhát (trừ khi họ bị dẫn dắt định hướng). Tóm lại là rỗng tuếch!
Còn nếu như các biểu hiện trên chỉ mang tính chất “nói vậy mà không phải vậy” để che mắt chính quyền thì không nói. Cũng xin lưu ý một điều, nếu như vì anh thận trọng và không muốn tham gia vì sợ hãi, thì xin các anh cũng không nên xúm vào để dèm pha cái điều mà còn đang là câu hỏi chưa có câu Còn ngược lại, nếu các anh bình loạn theo xu hướng phá bĩnh vì theo đề nghị trực tiếp của cơ quan chức năng thì không còn có gì phải bàn nữa. Công bằng mà nói, chúng ta có quyền nêu ý kiến riêng của mình về một vấn đề, nhưng không thể ở vị thế một chủ nhật báo ngoài luồng nhưng có sự liên kết với cơ quan chức năng để định hướng dư luận được. Điều đó nó sẽ không khách quan nếu không nói là chơi không sạch, chơi không đẹp hay cao hơn là có dụng ý xấu.
Kết luận:
Tôi rất ghét những người cực đoan, thích chụp mũ cho người khác là công an, là đặc công đỏ bởi tôi cũng từng là nạn nhân của sự vu khống này. Do vậy, những ý kiến trên chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi mong muốn và hy vọng nó sẽ không phải là sự thật. Vì sự thật sẽ bất tử, thời gian sẽ kiểm định. Đối với hiện tượng ông Lê Thăng Long và Lời kêu gọi “Con đường Việt Nam” của ôngthì cũng thế, trước ngày 10.6.2012 không có sự hiện diện của nó thì dòng thời gian vẫn cứ trôi. Nay có sự hiện diện của nó phải coi là điều đáng mừng mới phải chứ.Tóm lại đúng như blogger Hồ Gươm nhận định trên mạng facebook khi cho rằng “Trong mỗi cơ hội đều tiềm ẩn nguy cơ, nhưng có khi phải đi vào “tử địa” mới có “sinh địa”, chế độ hiện nay ai cũng biết rằng nó mắc đủ thứ bệnh trầm kha mà vẫn không có một thách thức nặng ký nào đáng kể, phải bắt đầu từ đâu? Nếu cứ mãi trông chờ vào một lực lượng toàn hảo thì liệu nó có đất sống ở ngay trong lòng chế độ để mà công khai thách thức sự tồn vong của nó hay không?”.
Tuy nhiên cũng đừng quên “Dục tốc bất đạt”, đường còn dài và thời gian còn nhiều, mọi người nên tìm hiểu kỹ rồi phán xét cũng chưa muộn.
Mùa Euro 2012, ngày 17 tháng 06 năm 2012
© Kami
--Phong trào “Con đường Việt Nam”: ngây thơ hay cạm bẫy?
--Người của công chúng Đông A
Hôm nay có một số người bị Phong trào Con đường Việt Nam (PTCĐVN) mời đã phản ứng dữ dội, như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chẳng hạn. Tôi thấy khá là kỳ lạ, bởi vì những người như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là người của công chúng. Người của công chúng bị các tổ chức chính trị xã hội mời tham gia công khai là chuyện bình thường. Không thích tham gia hay không thích có dính líu gì thì từ chối, như ông Nguyễn Trần Bạt đã làm chẳng hạn. Đơn giản vậy thôi. Người của công chúng phải chịu những rắc rối nhất định hơn những người không phải là người của công chúng. Nếu PTCĐVN đưa tên mời công khai những người không phải là người của công chúng mà chưa hỏi ý kiến của họ trước thì đấy mới là lỗi lầm, bởi vì có thể những người không phải là người của công chúng không muốn tên tuổi của mình xuất hiện trước công chúng.
Tôi thử hình dung một tình thế như thế này. Giả sử như PTCĐVN là cạm bẫy của an ninh. Giả sử tiếp có khoảng 50 người được mời đồng ý tham gia. Vậy liệu có thể chính quyền muốn chăng một mẻ lưới hốt 50 người đó? Nếu có chuyện như thế thì chẳng quá chính quyền quá dại dột hay sao. Làm sao có thể mở được một phiên tòa xét xử được 50 người có tăm tiếng trong xã hội? Nếu nhìn vào chiến lược của an ninh Việt Nam thì thấy rất rõ: một trong những chiến lược đó là ngăn chặn không để hình thành phong trào đối lập, ngăn chặn không để các nhóm, tổ chức liên kết với nhau và công khai hóa. Thành ra tôi rất muốn xem phản ứng của chính quyền đối với PTCĐVN như thế nào. Nhưng tôi e rằng PTCĐVN tự nó thất bại và tôi sẽ chẳng được xem màn phản ứng của chính quyền. Thật đáng tiếc làm sao, không làm sao để làm giàu thêm kho tàng tri thức của tôi!
Tôi thử hình dung một tình thế như thế này. Giả sử như PTCĐVN là cạm bẫy của an ninh. Giả sử tiếp có khoảng 50 người được mời đồng ý tham gia. Vậy liệu có thể chính quyền muốn chăng một mẻ lưới hốt 50 người đó? Nếu có chuyện như thế thì chẳng quá chính quyền quá dại dột hay sao. Làm sao có thể mở được một phiên tòa xét xử được 50 người có tăm tiếng trong xã hội? Nếu nhìn vào chiến lược của an ninh Việt Nam thì thấy rất rõ: một trong những chiến lược đó là ngăn chặn không để hình thành phong trào đối lập, ngăn chặn không để các nhóm, tổ chức liên kết với nhau và công khai hóa. Thành ra tôi rất muốn xem phản ứng của chính quyền đối với PTCĐVN như thế nào. Nhưng tôi e rằng PTCĐVN tự nó thất bại và tôi sẽ chẳng được xem màn phản ứng của chính quyền. Thật đáng tiếc làm sao, không làm sao để làm giàu thêm kho tàng tri thức của tôi!
- Chuyện “Con đường Việt Nam” của Lê Thăng Long: Bọ Lập được quyền tuyên bố! (Quê Choa). - Việt Nam-những sụp đổ đúng luật (ĐCV).