Quy định hiện hành không cho phép nhập khẩu phương tiện vận tải để phá dỡ. Tuy nhiên, rất nhiều tàu cũ của Vinashin, Vinalines lại mang “quốc tịch” ngoại.
Cục Hàng hải vừa có văn bản gửi Bộ giao thông vận tải đề xuất hướng xử lý giải quyết với những tàu biển neo đậu lâu ngày, vẫn được biết đến như những con “tàu hoang”, trôi nổi cả trong lẫn ngoài nước.Trong đó, đáng chú ý là việc xử lý những con tàu thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng treo cờ nước ngoài, hiện không còn khả năng khai thác.
Theo thống kê của Cục Hàng hải, tổng cộng 53 tàu biển (tổng tải trọng 673.500 DWT, tương đương khoảng 10% năng lực đội tàu quốc gia) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng không còn khả năng khai thác. 41 trong số này neo trong nước và 12 chiếc khác nằm ở nước ngoài, trong đó có 7 tàu thuộc Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin - Vinashinlines đang bị chủ tàu bỏ mặc, không cung cấp kinh phí.
Theo quy định hiện hành, kể cả trong trường hợp neo chờ, chủ tàu cũng phải cấp đủ nhiên, nguyên vật liệu, bố trí thuyền viên để duy trì hoạt động tàu, đảm bảo an toàn và phòng ngừa ô nhiễm. Ngoài ra, chủ tàu cũng phải đóng đầy đủ các khoản phí, lệ phí liên quan.
Cục Hàng hải cho rằng chi phí như vậy là khá lớn và trong điều kiện kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp khó có khả năng chi trả, dẫn đến tình trạng bỏ mặc tàu. Cách giải quyết tốt nhất trong điều kiện hiện nay, theo cơ quan quản lý là phá dỡ tàu để thu hồi vốn.
Tuy nhiên, việc phá dỡ chỉ có thể thực hiện với tàu mang quốc tịch Việt Nam, trong khi có tới 22 trên 53 tàu nêu trên đang treo cờ nước ngoài.
Theo Nghị định 29/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển, những chiếc tàu này không được phá dỡ tại Việt Nam. Đồng thời, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, doanh nghiệp cũng không được phép nhập khẩu phương tiện vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ.
“Quy định này đã gây ách tắc trong việc giải bản tàu thuộc sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động phá dỡ tàu cũ, làm phát sinh tình trạng tàu bị bỏ rơi hoặc phải neo chờ dài ngày trong tình trạng mất an toàn”, Cục Hàng hải nhận định.
Để giải quyết tình trạng này, cơ quan này đề xuất Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng cho phép tàu biển mang cờ nước ngoài thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phá dỡ trong nước như các tàu nội địa, kiến nghị với Bộ Tài nguyên & Môi trường sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường để phù hợp với thực tế hoạt động phá dỡ tàu cũ.
Ngoài ra, Cục cũng đề xuất Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về tài chế tàu biển, đồng thời sửa đổi một số quy định về tài chính để phục vụ hoạt động phá dỡ tàu.
Theo Vnexpress
Thứ trưởng Bộ GTVT kêu gọi thủy thủ chia sẻ khó khăn với Vinashinlines (DT). - Thủy thủ của Vinashinlines trước nguy cơ phải “tự bơi”! (DT).Nhiều thủy thủ Việt Nam bị bỏ rơi ở ngoại quốcNguoi Viet Online
Công ty mẹ, công ty con đều ngắc ngoải, thủy thủ đoàn của nhiều chiếc tàu vận tải biển của đại gia quốc doanh Vinalines, gần như bị bỏ rơi khắp nơi, từ tàu nằm ụ trong nước đến bị cầm giữ tại nhiều cảng nước ngoài.
Vì sao những 'bóng ma tiền tỷ' tồn tại trên biển? (PetroTimes 21-2-13)
Thủy thủ của Vinashinlines trước nguy cơ phải “tự bơi”! (LĐ 21-2-13)
-Dừng cấp phép vận tải nội địa cho tàu treo cờ ngoại
Tàu vận chuyển container tuyến nội địa treo cờ nước ngoài sẽ không được cấp phép. (Ảnh: internet)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công đã ký văn bản số 5036/BGTVT-VT về việc vận chuyển container bằng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài trên các tuyến nội địa Việt Nam.
Cục Hàng hải Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ hoạt động vận chuyển container trên các tuyến nội địa để báo cáo Bộ Giao thông Vận tải xem xét, kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh./.
Theo đó, để chủ động đáp ứng nhu cầu vận tải container trên các tuyến nội địa, thúc đẩy sự phát triển đội tàu biển vận chuyển container của Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải thông báo tạm dừng cấp giấy phép vận tải nội địa cho các tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài vận chuyển container trên các tuyến nội địa Việt Nam.
Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì phối hợp với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam và các chủ tàu Việt Nam có tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam đủ điều kiện, khả năng tham gia vận chuyển container trên các tuyến nội địa Việt Nam xây dựng phương án đưa tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam vào hoạt động trên các tuyến nội địa đảm bảo không để xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cảng biển.
Cục Hàng hải Việt Nam phải có trách nhiệm thông báo tới các chủ tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài hiện đang vận chuyển container trên tuyến nội địa Việt Nam thời điểm dừng hoạt động vận tải container của các tàu biển giữa các cảng biển Việt Nam để các chủ tàu chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì phối hợp với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam và các chủ tàu Việt Nam có tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam đủ điều kiện, khả năng tham gia vận chuyển container trên các tuyến nội địa Việt Nam xây dựng phương án đưa tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam vào hoạt động trên các tuyến nội địa đảm bảo không để xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cảng biển.
Cục Hàng hải Việt Nam phải có trách nhiệm thông báo tới các chủ tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài hiện đang vận chuyển container trên tuyến nội địa Việt Nam thời điểm dừng hoạt động vận tải container của các tàu biển giữa các cảng biển Việt Nam để các chủ tàu chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
--@ Tàu Việt Nam treo cờ... nước ngoài
Đã là tàu Việt Nam thì đương nhiên phải treo cờ Việt Nam, kể cả người i tờ về trình độ luật pháp quốc tế cũng biết như vậy. Vì lẽ đó, tất cả các tàu thủy thuộc quyền quản lý và khai thác của Việt Nam đều phải treo quốc kỳ Việt Nam. Hoạt động trên lãnh hải quốc tế cũng như hải phận nội địa, đã là tàu Việt Nam thì phải có quốc kỳ Việt Nam tung bay trên boong tàu.
Vinalines đang được đề xuất đầu tư để bổ sung thêm đội tàu
Ảnh: TL
Đúng như tên gọi của nó, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) là đơn vị trực tiếp quản lý đội tàu thủy hùng hậu bậc nhất của Việt Nam. Tổng Công ty Vận tải đường sắt, Tổng Công ty Hàng không, Tổng Công ty Hàng hải. Đó là những doanh nghiệp hợp thành "cái xương sống” của ngành giao thông vận tải trên lĩnh vực vận tải hàng hóa. Riêng vận tải hàng hải, ngoài lực lượng hiện có, Bộ Giao thông vận tải còn đưa ra đề án tiếp tục đầu tư cho Vinalines 100 ngàn tỷ đồng để bổ sung thêm đội tàu. Đó là đề án cho tương lai, được Chính phủ chấp thuận hay không và có hiệu quả hay không thì còn phải chờ đợi. Hiện thời Vinalines đang là con bệnh nặng: nợ chồng lên nợ, làm ăn thua lỗ triền miên. Ông Dương Chí Dũng nguyên là "thuyền trưởng” của Vinalines đã bị khởi tố và đang bỏ trốn. Tại Vinalines hiện đang phát sinh hiện tượng được coi là chuyện ly kì của thế giới chứ không riêng gì của Việt Nam. Có gần 20 con tàu (nói chính xác là con số 17) của Vinalines hàng ngày phải treo cờ nước ngoài. Tàu của Vinalines tức là tài sản của quốc gia. Tàu của Vinalines cũng tức là của Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, mọi con tàu của Vinalines đều phải treo cờ Việt Nam. Tại sao, hiện thời cũng như trong nhiều năm vừa qua, có đến 17 con tàu của Vinalines phải treo cờ nước ngoài. Thật là oái oăm và xót xa, khi số tàu này neo đậu cũng như hoạt động trên lãnh hải Việt Nam nhưng vẫn phải treo cờ nước ngoài. Về mặt chính trị, có thể coi đó là sự "phản nghịch”. Sự trớ trêu mang tính "phản nghịch” này hoàn toàn do nội bộ Vinalines tự gây ra.
Trong giai đoạn 2005 - 2010, Vinalines đầu tư khoản vốn lên đến 23 nghìn tỷ đồng mua 73 con tàu có xuất xứ từ nước ngoài, tất cả đều là tàu cũ. Bình quân mỗi con tàu được mua với giá hơn 315 tỷ đồng, trong đó có những tàu giá mua chạm ngưỡng 1 ngàn tỷ đồng (chẳng hạn như tàu Galaxy). Theo quy định hiện hành, ngành đăng kiểm hàng hải Việt Nam chỉ chấp nhận đăng kiểm cho những con tàu có tuổi tối đa không vượt qua con số 15. Những con tàu đã qua sử dụng từ 16 năm trở lên sẽ không được chứng nhận đăng kiểm, cho dù đã mua về và đang neo đậu tại cảng Việt Nam. Quy định đó có từ nhiều năm, được phổ biến công khai đến mọi đơn vị hoạt động vận tải hàng hải. Tại Vinalines, tính từ thời điểm mua tàu nước ngoài vừa đưa về Việt Nam, có 17 con tàu cũ đã qua sử dụng từ 16 năm trở lên, thậm chí có tàu đã qua thời gian sử dụng gần 30 năm (tàu Lively). Vì không đúng quy định, số tàu này không được đăng kiểm chấp nhận do đó không được treo cờ Việt Nam và buộc phải treo cờ nước ngoài (quốc gia bán tàu cho Vinalines). Bỏ cả núi tiền mua tàu cũ, thời gian sử dụng quá mức quy định, không được đăng kiểm, thế là số tàu này coi như không nhập được "hộ khẩu” vào Việt Nam. Về tài sản (cho dù tàu đã quá cũ mua với giá cao) là tàu của Vinalines nhưng "màu cờ sắc áo” lại là của nước ngoài. Danh dự quốc gia đã bị xâm phạm.
Giải quyết số tàu "quá đát” nói trên khó hơn cả chữa bệnh ung thư. Tái xuất (bán lại cho nước ngoài) không có bất cứ nước nào mua, kể cả bán rẻ như cho vẫn không ai mua. Để lại sử dụng (phải treo cờ nước ngoài) càng hoạt động càng thua lỗ đậm. Số tàu của Vinalines phải treo cờ nước ngoài giống như mảng xương lớn, nuốt vào không được, nhả ra cũng không xong. Biết trước đưa tàu về nước không được treo quốc kỳ Việt Nam, thay vào đó buộc phải treo cờ nước ngoài, thế mà vẫn nhắm mắt làm liều. Hành vi đó không chỉ gây ra sai phạm nghiêm trọng về kinh tế mà còn sai trái cả về ý thức chính trị.
Bá Tân
-@ Tàu Việt Nam treo cờ... nước ngoài