Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Giảm tiếp các lãi suất điều hành lại " làm giàu" vì " lợi ích nhóm "?

(Tamnhin.net) -Lãi suất huy động hạ xuống 9% năm các Doanh nghiệp có phần "mừng vui" vì sẽ gỡ bớt được cảnh "kéo cày trả nợ thay trâu" Nhưng niềm vui ấy đã không có được vì các Ngân hàng đã cố tình đẩy lãi suất huy động dài hạn lên đến 14% năm nhằm mục tiêu duy trì mức lãi suất cho vay cả cũ và mới vẫn từ 17 đến 19% năm. Tầm nhìn.net đã có bài nhận định "khi ngân hàng chết thì NHNN cứu còn khi hàng loạt các Doanh nghiệp chết thì ai cứu"? Thực sự là nhóm lợi ích ngân hàng đã dang tay bóp chết các doanh nghiệp và thâu tóm nền kinh tế sao? 

Các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm 1%/năm, là lần cắt giảm thứ năm liên tiếp kể từ đầu năm.

Liên tục các chính sách điều hành của NHNN đưa ra thường xuyên từ đầu năm đến nay chưa thấy bóng dáng một điểm nhấn nào vì doanh nghiệp cả mà hầu hết đều có hình bóng "lợi thế" cho hệ thống ngân hàng mà thôi. Ví như gần đây nhất là quy định trần lãi suất ngắn hạn về 9% năm tại sao không quy định luôn trần huy động dài hạn không quá 11% năm để đảm bảo cho việc ổn định về trần lãi suất huy động.
Từ đó áp dụng trần lãi suất cho vay không quá 14% năm để các Ngân hàng cần làm thủ tục thanh lý các khoản nợ cũ đưa về mức cho vay với lãi suất mới thì mới giảm được "nợ xấu" ra tăng nhưng điều đó đã không được thực hiện mà gần như các khoản nợ cũ mà 100% các doanh nghiệp đang gánh vẫn chịu mức lãi suất khủng từ 17-19% năm làm gì ra để trả lãi ngân hàng đây? Liệu vẫn trò "bóp chết" doanh nghiệp đưa họ về phá sản và thâu tóm nền kinh tế hay không? .
Mặc dù vậy nhưng trên thương trường "ngành ngân hàng " vẫn kêu gào "nợ xấu" cần giải quyết "nợ xấu" ra sao ? thế là chính sách A đòi cho ra đời Công ty mua bán nợ xấu" MAT" rồi hàng loạt các kiểu điều hành "bơm tiền" của các nhóm ngân hàng "Anh chị" cho các Ngân hàng "yếu kém " vực dậy để thâu tóm nền tài chính quốc gia  và bóp chết các doanh nghiệp ?
Ngày 29/6/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại ban hành Quyết định số 1289/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng. Mục tiêu của quyết định này là gì? nhằm hạ nhiệt và nới lỏng tiền tệ ở các liên ngân hàng? Nhưng sao chỉ có các ngân hàng hưởng lợi thế mà không tìm cách giảm lãi suất cho vay dài hạn xuống mức có thể chịu đựng được là từ 12-14% năm ngay đi? Vì sao vậy ? 
Nếu theo quyết định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tái cấp vốn là 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm;lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 11%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2012 và thay thế Quyết định số 1196/QĐ-NHNN ngày 8/6/2012 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.

Như vậy, các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm1%/năm, là lần cắt giảm thứ năm liên tiếp kể từ đầu năm. Theo cơ quannày, quyết định được đưa ra trên cơ sở xu hướng giảm của lạm phát vàđiều kiện cung - cầu vốn thị trường. lãi suất trên thị trường mở (OMO) cũng đã thể hiện xu hướng giảm. Ngày 27/6, thị trường ghi nhận Ngân hàng Nhà nước bơm ra thị trường mở 955 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 7 ngày.

Như vậy về phía hệ thống ngân hàng thì hoàn toàn "lợi thế" có thể nói là đang ở mức khá "dễ thở" và rất "xông xênh" với khối lượng tiền "tương đối" ổn với chi phí lãi đầu vào khá "nhẹ nhàng" chỉ dưới 10% năm vậy sao các doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn "hấp dẫn " này mà vẫn phải chịu một mức lãi suất "khủng" của nợ cũ và nếu vay mới cũng không có mức dưới 17% năm cho các khoản vay dài hạn ? Câu hỏi này hỏi mãi rồi ? các doanh nghiệp cũng quá sức chịu đựng rồi ? nhưng vấn đề các doanh nghiệp có "chết" hay phá sản hàng loạt thì cũng chẳng liên quan gì đến nhóm lợi ích ngân hàng ? Mà chỉ làm méo mó  nền tài chính quốc gia và suy giảm mạnh nền kinh tế ?


- Giảm tiếp các lãi suất điều hành lại ” làm giàu” vì ” lợi ích nhóm “? (Tầm nhìn).  - Ngân hàng tìm doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp chờ giá tốt (SGTT).- Điều hành kinh tế: Cần tránh bẫy hai tăng một giảm (TTXVN).
- Mục tiêu nào ?khi phát hành 100 nghìn tỷ đồng mua nợ xấu Ngân hàng (Tầm nhìn).

-Mục tiêu nào ?khi phát hành 100 nghìn tỷ đồng mua nợ xấu Ngân hàng

(Tamnhin.net) - TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright,Nhận định NHNN không được dùng cách “tạm thời phát hành tiền 100 nghìn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”, lưu ý như vậy khi nói về nguồn vốn huy động của công ty mua bán nợ xấu ngân hàng.Đây vẫn chỉ là một cách thâu tóm tài chính quốc gia với "lợi ích nhóm" của ngành Ngân hàng? 

TS. Nguyễn Xuân Thành: Một yêu cầu bắt buộc là tiền vốn cho công ty mua bán nợ xấu phải là tiền “thật”.

 


Ông nói:

- Thực chất một mô hình công ty mua bán nợ theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết nếu vấn đề nợ xấu trong ngân hàng đã mang tính hệ thống. Nghĩalà, vấn đề nợ xấu ở mức cao không phải chỉ xuất hiện ở một số ngân hàng, mà là vấn đề của nhiều ngân hàng. Nói cách khác, nếu tình trạng nợ xấu cao chỉ mang tính cục bộ ở một bộ phận ngân hàng nhỏ thì việc thành lập một công ty mua bán nợ như đã đề xuất là không cần thiết.

Vì xét cho cùng nguyên nhân gây nên nợ xấu này là vì đâu? Vì nhóm lợi ích ngân hàng đã dang tay hay còn có thể gọi là "vòi bạch tuộc" để cho các doanh nghiệp vay với mức lãi suất "khủng" và thời hạn lại dài do vậy họ chỉ cần ngồi "dung đùi" đón nhận tiền lãi hàng tháng để "ăn, chi ,tiêu" trong ngắn hạn và tính toán bước tiếp theo là chờ các khách hàng "phá sản" để định giá tài sản thế chấp rồi thâu tóm tài sản của doanh nghiệp? Nhưng oái oăm thay là cái thứ được gọi là "tài sản thế chấp" ấy nhiều khi cũng chẳng có giá trị thật " hoặc giả, hoặc ảo" nên họ có phát mại thì cũng nằm yên do đó "nợ xấu" ngày càng tăng mà Doanh nghiệp lại không được trức tiếp cứu mà lại thông qua việc mua bán nợ xấu để cứu các ngân hàng là không thể được? Khi lãi khủng họ hưởng bây giờ "nợ xấu" thì dân lại chịu chăng ?
Không thể được nếu muốn cứu cần cứu ngay trực tiếp cho các doanh nghiệp cụ thể.

Nếu được thành lập, công ty xử lý nợ của Ngân hàng nhà nướcnày sẽ hoạt động song song với Công ty mua bán nợ (DATC) của Bộ Tàichính. Như vậy, DATC sẽ làm việc với doanh nghiệp, còn mô hình công tyxử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc với các ngân hàng.

Để xây dựng được, cần xác định rõ mô hình hoạt động của công ty đấy, thến hưng, điều này chưa được Ngân hàng Nhà nước làm rõ. Trước hết, phải lựa chọn một trong hai mô hình - hoặc là “mua bán nợ” hoặc “nhận ủy thác”.Nhận ủy thác nghĩa là làm theo dạng nhận lại nợ rồi chuyển giao cho đối tác khác chứ không mua hẳn. 

Cụthể, công ty mua bán nợ đứng ra đại diện cho ngân hàng xử lý nợ xấu đấy, nếu không xử lý được thì trả lại cho ngân hàng. Còn mô hình mua bán là mua “đứt” khoản nợ xấu của ngân hàng rồi tự xử lý.

Quan điểm cá nhân tôi là nên làm theo mô hình thứ hai, tức là, không phải dạng ủy thác mà là mua lại nợ và xử lý. Với mô hình này, khi mua lại phải thực hiện hai vấn đề. 

Thứ nhất, việc mua lại thực hiện trên cơ sở là những khoản nợ có thể xử lý được. Đối với những khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi -phải xóa thì không mua lại. Với những khoản nợ gần như đã mất này, phải dùng vốn dự phòng rủi ro của các ngân hàng để xử lý còn công ty mua bán nợ chỉ mua những khoản nợ có khả năng thu hồi. 

Thứhai, giá mua nợ là giá đã chiết khấu, nghĩa là, khoản nợ 100 đồng thìkhông mua lại với giá 100 đồng. Chẳng hạn, ở Hàn Quốc, khi khủng hoảng xảy ra, công ty mua bán nợ được thành lập nhưng mức giá bình quân mua lại chỉ là 46%. Phần giảm giá còn lại ngân hàng phải chịu, đổi lại, ngân hàng chuyển giao nợ xấu sang công ty mua bán nợ.

Một điểm đáng lưu ý là cách thức xử lý nợ. Về lý thuyết có 2 cách. Cách thứ nhất, công ty mua bán nợ mua lại nợ xấu của ngân hàng và cố gắng bán rất nhanh trong một khoản thời gian ngắn với tiêu chí là xử lý nợ. Cách thứ hai là mua nợ xong rồi tái cấu trúc. Cần lựa chọn một trong hai mô hình này và làm rõ ngay từ đầu. 

Về lý thuyết, cả hai cách thức đều rất ổn nhưng kinh nghiệm thế giới chothấy những công ty xử lý nợ có tham vọng làm cả hai vai trò sẽ thất bại.Những công ty tiến hành mua và xử lý nợ xấu có xác suất thất bại nhiều hơn những công ty theo mô hình xử lý nhanh. 

Bởi vì, việc thực hiện theo mô hình mua nợ - tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ gặp trở ngại từ hạn chế về năng lực và khung pháp lý. Trong khi đó, mô hình xử lý nhanh vừa giúp ngân hàng giảm nợ xấu vừa giúp nhà nước không mất mát quá nhiều vốn từ ngân sách nhà nước.

Về số vốn của công ty này, mức độ cấp vốn cho công ty phụ thuộc vào số nợ xấu của hệ thống. Theo thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu là 4,14%, tương đương 108 nghìn tỷ đồng, như vậy công ty xử lý nợ 100 nghìn tỷ đồng là quá đủ hay nói cách khác, số vốn 100 nghìn tỷ đồng là để xử lý số nợ xấu lớn hơn con số 108 nghìn tỷ rất nhiều.

Một yêu cầu bắt buộc là tiền vốn cho công ty này phải là tiền “thật”. Theo nghĩa, tiền phải lấy từ ngân sách nhà nước, nếu ngân sách nhà nước không đủ thì phải xử lý bằng một số cách, chẳng hạn, thông qua cổ phần hóa,bán cổ phần để thu được tiền dùng được. Tuyệt đối không dùng cách “tạmthời phát hành tiền 100 nghìn tỷ đồng, thu hồi nợ xong lại rút tiền khỏi lưu thông”. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì sẽ làm tăng cung tiền cho nền kinh tế và gây ra lạm phát. Và như vậy việc  xử lý sẽ không có hiệu quả tận gốc của vấn đề? 

-


Chờ đợi gì từ đại hội cổ đông của Sudico?

VietABank lên kế hoạch cấp hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng cho Sudico
Mức lãi suất cho gói tín dụng này khoảng 18%/năm, giúp Sudico cải thiện tình hình tài chính cho dự án Nam An Khánh, đại diện VietABank cho biết.

Descon trầy trật, Tổng giám đốc lương 100 triệu đồng
Bà Nguyễn Thị Hạnh Hương nhận lương 100 triệu đồng/tháng từ tháng 3/2012.

 - Chứng khoán Sacombank: Soát xét đặc biệt tìm “nguồn cơn” thua lỗ (DT). - Chứng khoán SBS cam kết làm rõ nguyên nhân thua lỗ (TT). - Nghi vấn giấu lỗ của SBS (TN).

 
- Sướng như lãnh đạo… doanh nghiệp nhà nước (TP).  Gần đây, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước “sờ gáy” nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước nào, đều thấy lộ ra đống nợ nần ngàn tỷ. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) làm ăn kém hiệu quả, lỗ lớn, nhưng lãnh đạo vẫn thăng hoa, hoặc “hạ cánh an toàn”...

EVN Telecom thua lỗ khoảng 4.500 tỷ đồng năm 2010, gần bằng quỹ lương của cả tập đoàn EVN.

Rời ghế để lại nợ ngàn tỷ
Theo con số của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2011, dư nợ ngân hàng của các DNNN khoảng 415 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 18% tổng dư nợ tín dụng.
Trong đó, riêng 12 tập đoàn kinh tế vay nợ khoảng 218,7 nghìn tỷ đồng, đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với 72.300 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam 62.800 tỷ đồng...
Đáng lưu ý, có 30/85 tập đoàn, tổng Cty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trên 3 lần, đặc biệt có 10 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ trên 10 lần (Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp, Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 8 và 1; Tổng Cty Xăng dầu Quân đội, Tổng Cty Thành An, Tổng Cty Phát triển đường cao tốc).
Mức lỗ bình quân của các tổng công ty, DNNN cao gấp 12 lần các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tổng lỗ lũy kế của các tập đoàn, tổng Cty đến hết năm 2011 là 26.100 tỷ đồng.
Việc DN làm ăn phải vay mượn là chuyện bình thường, nhưng được vay mượn tới đâu (bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu) và nếu có rủi ro thì ai gánh chịu trách nhiệm? Câu chuyện này xem ra vẫn đang bỏ ngỏ (dù theo luật, nếu để DNNN thua lỗ trong 2 năm liên tiếp thì người đứng đầu phải ra đi).
Nên không ít lãnh đạo DNNN, từ khi ngồi vào vị trí chủ tịch, tổng giám đốc của DNNN, vay nợ đầm đìa, tư gia khá giả, nhưng doanh nghiệp làm ăn bết bát, song vẫn được hạ cánh an toàn.
Vị chủ tịch một tổng công ty 90, mới nghỉ hưu năm 2011 là ví dụ. Cả chục năm trời ông vừa là chủ tịch kiêm tổng giám đốc. Ở dưới có vài chục công ty con, cá nhân ông còn được nhận danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới, nhưng chỉ tới khi ông nghỉ hưu, bàn giao chức vụ cho người mới, khi đó người ta mới tá hoả con số nợ nần tới vài ba ngàn tỷ.
Tổng công ty có vài chục đơn vị thành viên thì nhiều năm, chỉ một vài đơn vị có lãi. Hoá ra lâu nay sự hoành tráng chỉ là vỏ bọc hào nhoáng bề ngoài. Còn thực tế cả tổng công ty làm ăn không hiệu quả, ăn vào cả vốn vay.
Một lãnh đạo DNNN khác là ông Lê Văn Quế, cựu chủ tịch Tập đoàn Sông Đà, cũng để lại món nợ lớn trước khi “hạ cánh an toàn” vào tháng 10-2011. Theo báo cáo tài chính năm 2009, tập đoàn này có tổng nợ phải trả 8.585 tỷ đồng, nguồn vốn sử dụng trong kinh doanh của đơn vị chủ yếu là vốn vay, trong đó vốn từ các khoản vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh là 4.090 tỷ đồng.
Đương nhiên chuyện vay nợ không phải mình ông quyết, nhưng tới thời ông, nó ngày một nhiều hơn.
Trước khi ông Quế nhận quyết định hưu một năm, ông này cũng nhận án kỷ luật “khiển trách” về Đảng, nhưng là do có lỗi trong việc chỉ định thầu hơn 500 tỷ đồng khi xây dựng toà tháp đôi trên đường Phạm Hùng, chứ không phải vì vấn đề nợ nần. Coi như ông Quế cũng “hạ cánh an toàn”, dù tập đoàn do ông đứng đầu nợ nần chồng chất.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã phải xin Bộ Tài chính, Chính phủ hỗ trợ tiền để Tập đoàn Sông Đà trả nợ cho khoản vay nước ngoài hơn 3.300 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy xi măng Hạ Long, vì Cty Cổ phần Xi măng Hạ Long cũng như tập đoàn không còn khả năng tài chính tự trả nợ gốc và lãi mỗi năm 15 triệu euro, tương đương 400 tỷ đồng.
Bởi kể từ khi đi vào hoạt động năm 2009, tới nay vẫn lỗ (năm 2009 lỗ 78 tỷ đồng, năm 2010 lỗ 500 tỷ đồng...).
Đau xót nhất phải kể tới chuyện EVN lập Cty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom), năm 2010 thua lỗ khoảng 4.500 tỷ đồng, gần bằng quỹ lương của cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Nếu không có chuyện chuyển giao cho Viettel, chuyện lỗ của DNNN này chắc còn dài dài, và lãnh đạo vẫn hạ cánh an toàn.
Chỉ đến khi con số lỗ khổng lồ bị phơi bày, cơ quan chức năng mới kiểm điểm, cho thôi chức Chủ tịch EVN của ông Đào Văn Hưng. Và đến nay, đã vài tháng trôi qua, “kiểm điểm lên, xuống”, vẫn chưa có quyết định kỷ luật cuối cùng với ông Hưng.
Lời ăn, lỗ dân chịu
Tại hội thảo về nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được tổ chức mới đây, TS Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, cách thức tổ chức quản lý trong nội bộ DNNN hiện nay giúp các công ty con, cháu tránh được nguy cơ bị phá sản.
Như vậy, nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” và “được ăn cả, ngã về không”, không còn có hiệu lực với các tập đoàn, tổng công ty nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng. Và thay vào đó là một tập quán “lời ăn, lỗ dân chịu” hình như đang ngày càng rõ nét hơn.
Ở Việt Nam, có lẽ sướng nhất là làm chủ DNNN, được tạo điều kiện đủ thứ, từ vốn (vay ngân hàng cũng dễ hơn), trụ sở, đất đai, công việc... Nếu làm ăn giỏi thì bổng lộc nhiều, còn có cửa thăng quan tiến chức, nếu lỗ thì nhà nước chịu, hoặc chí ít cũng được ngân hàng khoanh nợ. Kể cả doanh nghiệp bên bờ vực phá sản thì lãnh đạo vẫn có thể “hạ cánh an toàn”, chẳng ảnh hướng gì đến tài sản cá nhân...”.
Một chuyên gia bình luận

“Đặt và thực hiện nghiêm quy định về việc các DNNN bị thua lỗ ngoài dự kiến kế hoạch, hoặc không đạt được các mục tiêu quan trọng như kế hoạch, thì giám đốc, tổng giám đốc đương nhiên bị miễn nhiệm, những người khác cũng bị giải trình, truy xét trách nhiệm sẽ giúp khắc phục tình trạng quá lỏng lẻo về kỷ luật, kỷ cương như hiện nay” - ông Cung nói.
Theo PGS-TS Nguyễn Sinh Cúc, Tổng cục Thống kê, trước hết cần xác định chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế là ai. Thực tế cho thấy đến nay vẫn chưa rõ Vinashin, Vinalines chủ sở hữu là ai.
Còn PGS.TS Nguyễn Cúc, Học viện Kinh tế cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến các tập đoàn, tổng Cty hoạt động không hiệu quả trước hết do không được cụ thể hóa mục tiêu.
Cùng với đó, các DNNN đang có quá nhiều chủ, khi đổ vỡ không ai chịu trách nhiệm cả. Hiện nhà nước đang phải bao cấp cả đầu vào và cả phần thua lỗ của doanh nghiệp.
“Cái nghiêm trọng với DNNN mà chúng ta nói mãi là phải xóa bao cấp, xóa chủ quản nhưng vẫn không làm được mà mức độ ngày càng tăng lên. Tốt nhất là đưa các tập đoàn, tổng Cty nhà nước vào sự quản lý của một chủ thay vì nhiều chủ như hiện nay” - ông Cúc nói.

--- Kinh tế VN: cần cải tổ bộ máy điều hành  —  (BBC)Chỉ số tồn kho đầu tháng 6 tăng 26%(Tamnhin.net) - Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những ngành có chỉ số tồn kho tiếp tục tăng cao là: Sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 130%; sản xuất xe có động cơ tăng 116,7%...
Sacombank Hải Phòng xiết nợ giáo viên
375.000 doanh nghiệp đang hoạt động thực tế
Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả rà soát số lượng doanh nghiệp năm 2012. Theo đó, cả nước có trên 375.000 doanh nghiệp đang hoạt động thực tế, chiếm 83,7% số doanh nghiệp hiện có.

- Việt Nam có thể không đạt được mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài  —  (VOA).

- DATC muốn ‘cứu’ nợ xấu ngân hàng (VNE). - Ngân sách nào kham nổi?: Nợ nần xuyên nhiệm kỳ;  
- Doanh nghiệp kêu không vay được vốn rẻ (TT). - Doanh nghiệp mong được vay vốn mức 10 – 15%/năm (Thanh Tra). -  Vốn vẫn không tới tay doanh nghiệp (PLTP).

Giật mình với gần 1.000 doanh nghiệp FDI bỏ trốn (VEF 29-6-12) Hơn 26.000 DN giải thể, phá sản ngừng hoạt động (TVN 29-6-12) - Hơn 30.000 DN chờ giải thể (PLTP).
- Thời khó khăn: DN hay chơi xấu, kiện cáo nhau (VEF). - Kinh tế suy giảm, tranh chấp thương mại sẽ gia tăng (VOV).
- CPI và giảm giá: Chẳng liên quan gì đến nhau? (VEF).- “Tội đồ” tiền xu (ĐĐK).

-  Mỹ sẵn sàng giúp Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế (NLĐ). - Tổng thống Obama phê chuẩn cho Việt Nam vay 126 triệu $ mua vệ tinh: Pres. Obama Approves $126 Million Loan to Communist Vietnam for Satellite (The New American).- Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển (LĐ).

 - VN tăng trưởng chậm 6 tháng đầu năm  —  (BBC).  – Tăng trưởng Việt Nam xuống còn 4,3% trong 6 tháng đầu năm  —  (RFI). - GDP cả nước 6 tháng tăng 4,38% (Tầm nhìn).- “Nói vốn FDI đang giảm thì chưa hẳn đã đúng”  (VnEco).
- Hơn 26.000 DN giải thể, phá sản ngừng hoạt động (VEF).  - Chưa doanh nghiệp nào được vay với lãi suất ưu đãi (SGTT).
- Lãi suất tiếp tục giảm (TN). - Giảm lãi suất điều hành thêm 1% (TT). - Lãi suất điều hành lại giảm (TBKTSG).
 - Điều hành tiền tệ: Hợp lý nhưng chưa linh hoạt (VOV).
- Lời giải nào cho tình trạng “bội thực” đầu tư công (NĐT).

- Giao thông phản ánh tình hình kinh tế? (Spiegel/TS).
 
Vietnam's Economy Shows Strength (WSJ 29-6-12)- Từ 1/7, doanh nghiệp được ‘chết’ dễ hơn (VNE).

-Tăng giá điện từ ngày 1.7
Thanh Niên
Ngày 29.6, Bộ Công thương ban hành Thông tư 17 quy định về giá bán điện mới áp dụng từ ngày 1.7 tới đây. Cụ thể, giá bán điện bình quân là 1.369 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT), tăng 65 đồng so với mức 1.304 đồng/kWh hiện nay.
Giá điện tăng 5% kể từ ngày 1-7Nhân Dân
Giá điện tăng thêm 5% từ 1/7Dân Trí
Tăng giá điện 5% từ ngày 1/7Đài Tiếng Nói Việt Nam
- Đừng cả tin một số thương lái nước ngoài! (NNVN).
- Cao su vùng Tây Bắc: Còi cọc và bệnh tật (NNVN).

4 nhân viên kiểm toán nhận án tù
Thanh Niên
Ngày 29.6, TAND tỉnh Quảng Ngãi tuyên phạt 4 nhân viên kiểm toán nhà nước (đều cư trú tại TP.Hà Nội) về tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” với mức án: Nguyễn Văn Quyên (38 tuổi) 10 năm tù, Ngô Quang Đăng (36 tuổi) 8 năm tù, ...
Xử phạt tù 4 nhân viên kiểm toán Nhà nướcĐài Tiếng Nói Việt Nam
28 năm tù cho 4 kiểm toán viên nhận hối lộNgười Lao Động
Bốn kiểm toán lạm quyền, 'đút túi' hơn 500 triệu đồngVNExpress

-- Thanh tra kiến nghị thu hồi gần 6.500 tỉ đồng  (NLĐ).  -  Giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu nại, tố cáo (SGGP). - Thanh tra kiến nghị thu hồi gần 6.500 tỉ đồng cho ngân sách (PLTP).


- TEPCO Nhật Bản dừng xuất khẩu hạt nhân (boxitvn). – Tepco rút lui khỏi kế hoạch xuất khẩu lò phản ứng nguyên tử sang Việt Nam  —  (RFI).  – Tepco rút khỏi dự án hạt nhân ở VN  —  (BBC).
- Dự án Bauxite Tân Rai – Bao giờ cho đến tháng Mười?  (boxitvn).

-Giải pháp nào chấm dứt việc ùn ứ nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh

- Vào chợ bán hàng (NLĐ).
- Bẫy kim cương đa cấp (TN).
- Không để dân bán nông sản giá thấp (TT).
- Còn hạn điền còn… nghèo (DV).
- ĐBSCL:Ngành cá tra ngụp lặn trong khó khăn (TQ). - Vingroup phát hành thành công bổ sung 115 triệu USD trái phiếu quốc tế (TN).
- Vinh danh thanh niên sáng tạo, vươn lên lập thân, lập nghiệp (VOV). - Tuyên dương 89 mô hình tiêu biểu (TN).
- Việt Nam khả năng xuất khẩu 160 000 tấn cà phê / tháng? (RFA).
-  Tích nước làm ngập hoa màu (TN).
-  Nhà đầu tư cần gì ở ĐBSCL ? (TN). - Ngành chăn nuôi điêu đứng vì sức mua giảm  —  (RFA).  -  Bấp bênh nông dân trồng lúa (SGGP).
- Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc (VEF).


Tổng số lượt xem trang