Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Ngân hàng lãi khủng do đâu ?

Ngân hàng lãi khủng do đâu ?

-Cho doanh nghiệp (DN) vay vốn với lãi suất (LS) cao; “chặt chém” không thương tiếc trên thị trường liên ngân hàng... là những “phương án kinh doanh” đã giúp các ngân hàng kiếm lợi nhuận khủng giữa lúc kinh tế khó khăn.

>> Ngân hàng bắt chẹt khách hàng cũ

Đánh giá từ Tổng cục Thuế cho thấy, trong khi phần lớn DN rơi vào khó khăn, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, thậm chí thua lỗ phá sản thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (chưa trừ trích lập dự phòng rủi ro) năm 2011 của hệ thống ngân hàng đạt khoảng 97.000 tỉ đồng, tăng gần 45% so với năm 2010. Nếu trừ đi các khoản trích lập dự phòng rủi ro, tốc độ tăng lợi nhuận cũng lên tới 30%.

 Năm 2011, các ngân hàng lãi lớn trong khi nhiều doanh nghiệp phá sản - Ảnh: Ngọc Thắng

Cho vay đắt đỏ

Theo báo cáo tài chính năm 2011, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương (Vietinbank) có mức lợi nhuận đứng đầu trong hệ thống với tổng thu nhập hoạt động năm 2011 lên tới hơn 22.000 tỉ đồng, trong đó khoảng 70 - 80% từ hoạt động cho vay. LS cao nhất mà ngân hàng này đưa ra trong bản cáo bạch lên tới 25%/năm. Trong khi đó, thu từ dịch vụ hơn 1.000 tỉ đồng chiếm 5%, lãi từ kinh doanh ngoại hối và vàng không đáng kể khoảng 382 tỉ đồng, lãi từ kinh doanh chứng khoán 10 tỉ đồng... Sau khi trừ đi các khoản chi phí hoạt động, dự phòng rủi ro, thuế thu nhập DN, Vietinbank lãi tới gần 6.300 tỉ đồng. Quý 1/2012, khi số DN phá sản tiếp tục gia tăng, lợi nhuận của Vietinbank vẫn không ngừng tăng theo. Cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế hơn 2.000 tỉ đồng, trong khi quý 1 năm ngoái chỉ hơn 1.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.540 tỉ đồng, cao hơn 2011 hơn 997 tỉ đồng.

 
 

Họ là ngân hàng quốc doanh được NHNN hỗ trợ tái cấp vốn thoải mái, còn ngân hàng cổ phần lớn có nhiều giấy tờ có giá nên tham gia vay trên OMO với lãi suất thấp, rồi cho các ngân hàng nhỏ vay lại trên liên ngân hàng. Thời điểm lãi suất thị trường này lên tới vài chục phần trăm đó chính là lúc các ngân hàng nhỏ bị ngân hàng lớn làm thịt

 

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ

 

Ngoài Vietinbank, trong 2011 lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) đạt 3.051 tỉ đồng, tăng 68,66%; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 5.700 tỉ đồng, tăng 4 % so với năm 2010.

Trao đổi với Thanh Niên, nhiều DN tỏ ra khá bức xúc khi thấy ngân hàng lãi to, còn mình thì phải gánh vác khoản chi phí tài chính quá lớn trong đó có phần không nhỏ bởi lãi vay. Ông Trần Chí Gia - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP may Meko (Khu công nghiệp Trà Nóc - Cần Thơ) cho biết, trong giai đoạn khó khăn trước đó, DN ông vay cả triệu USD từ các ngân hàng, sau đó làm ăn có lãi đã trả gần hết. “Nhưng các ngân hàng để lãi suất quá cao khiến DN làm không đủ trả lãi. Trung Quốc để LS cho vay có 5% mà DN đã khốn đốn, Đài Loan thậm chí chỉ có 0,25%/năm để hỗ trợ. LS của ta cao như thế này, DN khó khăn lắm”, ông Gia buồn rầu nói.

Ông Trần Thanh Vân - Phó giám đốc Công ty CP Gentraco, một DN xuất khẩu gạo có tiếng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cũng cho rằng, với lãi vay quá cao thời gian qua, DN ông không dám vay tiền đồng. Mức LS ưu đãi dành cho DN xuất khẩu của ông khoảng 17-18%/năm tại các hợp đồng cho vay cũ khiến DN kinh doanh khó đảm bảo được sự hiệu quả. “Thời gian qua LS đã giảm nhưng 13% thì mới nghe chứ chưa tiếp cận được. Trong điều kiện này, với mức 12% may ra còn kinh doanh được, nhưng DN phải giỏi xoay xở thì mới làm ăn có hiệu quả”, ông Vân nói.

“Nuốt” cá bé

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, nếu so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 22,85% và tăng quy mô tài sản 18,55% trong 2011 thì mức tăng lợi nhuận trên không đáng kể. Bởi hai chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh là ROA (tỷ suất lợi nhuận/tổng tải sản) của các ngân hàng chỉ đạt 1,09% và ROE (tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) 11,86%, thấp hơn 2010.

Thế nhưng theo kết quả tính toán, ROE trung bình của 8 ngân hàng niêm yết đạt 19,68%, cao hơn khá nhiều so với mức 15,24% của toàn thị trường. Trong đó, ROE của các ngân hàng như Á Châu, Vietinbank và Eximbank cao hơn 20%. Riêng Vietinbank cao nhất hệ thống với ROE tới 25,4% và ROA là 1,96%. Nguồn gốc lợi nhuận của các ngân hàng này hầu hết đều có được bởi tỷ lệ lãi biên ròng (NIM) khá cao, tức chênh lệch giữa huy động và cho vay. Kết quả tính toán cho thấy NIM của Vietinbank năm 2011 lên tới 5,03%, cao nhất trong số các ngân hàng. Sacombank có NIM đứng thứ hai với mức 4,48%. Trung bình 8 ngân hàng đang niêm yết có hệ số NIM lên tới 4,18%, cao hơn khá nhiều so với mức 3,64% năm 2009 và 3,37% năm 2010.

Lý giải về việc lợi nhuận tập trung vào một số ngân hàng lớn như nói trên, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ, cho biết năm 2011 xảy ra vài đợt sóng thanh khoản, khan hiếm vốn, đặc biệt dịp cuối năm đã biến các ngân hàng nhỏ trở thành món mồi ngon cho các ngân hàng lớn, khi các ngân hàng lớn đẩy LS lên cao chót vót. “Họ là ngân hàng quốc doanh được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tái cấp vốn thoải mái, còn ngân hàng cổ phần lớn có nhiều giấy tờ có giá nên tham gia vay trên OMO với LS thấp, rồi cho các ngân hàng nhỏ vay lại trên liên ngân hàng. Thời điểm LS thị trường này lên tới vài chục phần trăm đó chính là lúc các ngân hàng nhỏ bị ngân hàng lớn làm thịt, bất kể sự an toàn của hệ thống, sự sống chết của các ngân hàng nhỏ”, tổng giám đốc này bày tỏ.

Một chuyên gia phân tích, không thể đơn thuần nhìn vào chỉ số ROA của ngân hàng thấp mà đánh giá việc làm ăn không có lời, hay không hiệu quả, bởi thực tế ngân hàng muốn tăng tổng tài sản rất dễ. Ví dụ, họ có thể vay trên thị trường vài chục nghìn tỉ đồng trong vòng 2 ngày thì cũng đã làm tăng số tài sản lên rất nhanh. Tức việc cần tăng tổng tài sản rất dễ, tài sản đôi khi chỉ là ảo không phản ánh đúng quy mô của ngân hàng.

 

Anh Vũ

@ tn Ngân hàng lãi khủng do đâu ?

 

Xử lý nợ xấu ở Việt Nam như... 'kiến leo cành đa'

 

Việc xử lý một món nợ xấu như thế nào cho hiệu quả là bài toán mà lâu nay ngành ngân hàng chưa đưa ra được lời giải hợp lý.

Chính vì thế, mà trong lúc thị trường mua bán nợ "rối như canh hẹ", đề án công ty mua bán nợ quốc gia chỉ càng làm tăng thêm sự nghi hoặc của dư luận vào vấn đề này.

May mắn hay rủi ro?

Nhiều chuyên gia trong ngành ngân hàng chưa quên câu chuyện liên quan đến các vụ án Tamexco, Minh Phụng - Epco. Ngày đó, số nợ xấu của ngân hàng cũng lớn so với tổng dư nợ, nhưng quy mô không thể so với bây giờ, và giá trị của tài sản thế chấp là bất động sản "thực" hơn so với hiện tại. Thế nên, giá trị tài sản thế chấp đã thay đổi theo hướng gia tăng, đem lại lợi ích không nhỏ cho ngân hàng 5 - 6 năm sau đó.

Thế nhưng, cũng là tài sản thế chấp là bất động sản, hiện giờ, ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro khi thị trường đi xuống, nhiều khu đất thậm chí giá chuyển nhượng nhỏ hơn định giá của ngân hàng, nhỏ hơn khoản vay mà ngân hàng đã đưa ra. Việc "giữ giá" khiến tài sản không thể giao dịch cũng khiến khoản nợ "ì" ra, không giải quyết được.

DN được thành lập để chuyên trách việc mua bán nợ - Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN thuộc Bộ Tài chính (DATC) - có nhiệm vụ hỗ trợ các DNNN cơ cấu lại tài chính, bảo đảm cho DN có vốn tiếp tục hoạt động, đủ điều kiện để chuyển đổi sở hữu thông qua việc giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ và chuyển nợ thành vốn góp tại DN.

Tuy nhiên, với phương thức mua nợ thông qua tiến hành thương thảo riêng biệt với từng chủ nợ và thanh toán nợ mua bằng tiền theo giá thỏa thuận, DATC không thể loại trừ được hết các rủi ro.


AMC - "đồ trang sức"

 

Trong trường hợp không tìm kiếm được các nhà đầu tư hỗ trợ góp vốn hoặc không vận động được các tổ chức tín dụng tham gia, DN không được phép vay tín dụng để tái khởi động đầu tư kinh doanh, DATC đối diện với rủi ro là khoản nợ được DATC bỏ vốn ra mua có nguy cơ không thể thu hồi. Còn DN vẫn đứng trước khả năng phá sản. Nhà máy Gạch granite Long Hầu hay Công ty Kiveco - những đơn vị đã được DATC can thiệp tài chính, nhưng do thiếu vốn nên DN vẫn ngày càng khó khăn hơn.

Hiện nay, các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD) được xử lý bằng hai cách cơ bản. Cách thứ nhất là bán đấu giá các tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đã xử lý. Cách thứ hai là bán nợ xấu cho các TCTD khác hoặc các công ty quản lý tài sản (AMC).

Đối với phương thức bán đấu giá, quy trình này mất rất nhiều thời gian do TCTD phải hoàn thành nhiều thủ tục pháp lý, định giá tài sản, bán đấu giá... Mỗi khi cần bán nợ hoặc bán tài sản siết nợ, TCTD phải thành lập hội đồng xử lý nợ và còn phải mất nhiều công sức hơn để tìm kiếm người mua, chào bán với giá hợp lý để đảm bảo TCTD không bị thiệt hại.

Tại Việt Nam đang có 18 công ty quản lý tài sản (AMC) thuộc các ngân hàng làm nhiệm vụ mua bán nợ của các ngân hàng thương mại. Lâu nay các tổ chức tín dụng vẫn mua bán nợ vòng vèo lẫn nhau, sôi nổi nhất là trước các kỳ chốt sổ sách kế toán của quý hay năm tài chính. Mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng trên thực tế không giải quyết được các khoản nợ xấu vì chúng vẫn nằm lại trong hệ thống ngân hàng dưới một hình thức khác. Việc mua bán nợ chỉ giúp ngân hàng đánh bóng số liệu.

Có thể thấy, cách xử lý đối với nợ xấu và tài sản đảm bảo/tài sản liên quan đến nợ xấu đã xử lý của các TCTD hiện nay thiếu hẳn định hướng và mang tính tự phát. Thay vì phải có một giải pháp tổng thể cho nền kinh tế nói chung và cho hệ thống ngân hàng nói riêng, thì việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng chỉ nhằm đối phó với việc che đậy khoản nợ dưới một hình thức khác hay giải quyết tình thế.

Sao không phát triển DATC?

Như vậy, tại sao không phát triển DATC mà phải thành lập công ty mua bán nợ của NHNN, bởi vì chức năng kinh doanh của hai công ty đó cơ bản là giống nhau? Từ năm 2004 đến hết năm 2011, DATC đã thực hiện 6 phương án mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và 112 phương án theo phương thức thỏa thuận để tái cơ cấu DN và thu hồi nợ. Giá trị sổ sách của các khoản nợ là 7.427,9 tỷ đồng, đã xử lý thu hồi được 2.323,6 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp cổ phần là 453,9 tỷ đồng), tỷ lệ thu hồi đạt 99,4 % giá vốn. Trung bình mỗi năm DATC xử lý được 366,67 tỷ đồng.

Ông Phạm Mạnh Thường - Phó tổng giám đốc DATC, nói rằng, ý chí ban đầu thành lập DATC không phải để giải quyết con số nợ xấu lớn tới trăm ngàn tỷ như vậy, thế nhưng nếu nhà nước muốn làm những việc lớn thì cần có những điều chỉnh. DATC đã có khung có sẵn và chỉ cần điều chỉnh là có thể làm tốt, hơn là việc đưa cho một công ty chưa làm vấn đề đó bao giờ.

Thay vì lập công ty mua bán nợ mới, Chính phủ hoàn toàn có thể tăng vốn điều lệ cho DATC (đang là 2.481 tỷ đồng) lên để đảm nhận việc này. "Tăng quy mô vốn là điều cần, nhưng tôi nghĩ rằng DATC không cần đến số tiền nhiều tới 30.000 - 40.000 tỷ đồng" - ông Thường nói - "Tôi cho rằng, nên thành lập một quỹ của Nhà nước nắm giữ và giao cho DATC vận hành để giải quyết vấn đề nợ xấu hiện nay. Sau khi hoàn thành sứ mềnh của mình quỹ đó sẽ giải thể và DATC vẫn hoạt động bình thường".

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, DATC là DNNN, phạm vi hoạt động không chỉ gói gọn trong hệ thống NHTM mà còn của cả nền kinh tế, nhưng tiềm lực của DATC lại khá hạn chế so với quy mô các khoản nợ xấu trong hệ thống tín dụng hiện nay. Trong khi đó, quy trình từ khi mua lại tài sản xấu, tái cấu trúc và khai thác tài sản loại này để bán lại sinh lời là rất phức tạp. Không phải tất cả các giao dịch tái cấu trúc đều thành công.

Hơn nữa, bản chất của việc mua bán nợ xấu là hoạt động kinh doanh mang tính mạo hiểm, có khả năng mang lại lợi nhuận cao trên cơ sở rủi ro cao. Trong khi đó, theo cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, cơ chế quản lý, giám sát của DATC với tư cách là DNNN, sẽ rất khó để DATC chấp nhận các hoạt động mang tính mạo hiểm kiểu này.

Thực tế cho thấy, nếu như một khoản nợ hoặc tài sản đảm bảo của khoản nợ đó, có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, có giá bán dễ dàng tham chiếu và đáng tin cậy thì người vay đã tự xử lý để thu hồi tiền và trả nợ cho ngân hàng, chứ không để ngân hàng siết nợ.

(Theo Pháp luật VN)

 

CPI lần đầu ở mức âm sau 38 tháng (VnEx 24-6-12)- Giảm lại lo(TN).
Lần đầu tiên sau 39 tháng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm. CPI tháng 6 giảm 0,26% so với tháng 5.2012. Sau 6 tháng (tức là tháng 6 năm nay so với cuối năm trước), CPI tăng 2,52%, thấp nhất so với tốc độ tăng CPI tương ứng của cùng kỳ trong 9 năm qua. Theo dự đoán của các chuyên gia, CPI sẽ còn tiếp tục giảm trong 3 tháng nữa và có thể đạt mức “đáy” vào tháng 9 tới (đạt khoảng trên dưới 5%).

- Lạm phát tại Việt Nam xuống đến mức thấp nhất kể từ hơn một năm nay   —  (RFI). - Lần đầu tiên sau 3 năm, CPI tụt về âm (Infonet).  - - Nhìn từ sự sụt giảm của CPI tháng 6/2012 (VnEco). -

-  Tín hiệu thành công trong việc giảm lạm phát, ổn định tiền tệ có thực không ? (Tầm nhìn).

Vietnam entrepreneurs find fertile ground online (AFP 24-6-12)

-Điểm lại lời hứa của các bộ trưởng trước QH vnn - “Xuống nước” hạ lãi suất  (NLĐ).  - Lãi suất giảm và tác động tới thị trường chứng khoán (PetroTimes).

- Bỏ trần lãi suất dài hạn: Bài test thanh khoản (VEF).

- Xử nợ xấu: Bài học từ Mỹ và Trung Quốc (VEF).

 

 

Có phải vì "lòng tham" nên nợ xấu vẫn tăng ? (25/6/2012) Việc các ngân hàng từ Hoa kỳ,Trung Quốc, Việt Nam phải gánh nhiều khoản vay khó đòi xuất phát từ "lòng tham " khi cho các các xí nghiệp quốc doanh, các DNNN vay các khoản tiền kếch xù với lãi suất cao và bảo đảm vay bằng vật ,tài sản thế chấp lại là của sở hữu nhà nước, thậm chí cho vay lớn hơn gấp hàng trăm lần tài sản hiện có của doanh nghiệp.

Dẫu biết là chẳng có thể làm gì kinh doanh gì để có được mức lợi nhuận "khủng" như thế để đủ trả lãi cho ngân hàng nhưng ngành ngân hàng vẫn cứ cho vay đặc biệt lại còn cho vay để đầu tư vào hai mặt trận "thế giới ảo" đó là Chứng khoán và bất động sản.

- Nợ và thái độ của người dân (VEF).

-Công ty mua bán nợ có thông được 'cục máu đông'?

-Định đoạt số phận Venture 2: Rắc rối

Venture Dock 2, ụ nổi, rắc rốiTP - Chỉ còn 40 ngày nữa, nếu ụ nổi Venture Dock 2 (VD2) không được làm thủ tục hải quan, nó có thể bị bán thanh lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, rất nhiều đơn vị đang có quyền lợi liên quan đến VD2, nên việc định đoạt số phận VD2 khá rắc rối.

-Ụ nổi trăm tỷ bị đề nghị cấm rời cảng

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại bắt đầu từ giải quyết nợ xấu (VOH).

-Kiều hối vào TPHCM đạt 1,9 tỷ USD 6 tháng đầu năm

So với cùng kỳ năm trước, lượng kiều hối chuyển về giảm khoảng 500 triệu USD.

-
- Độc quyền vàng miếng: lợi hay bất lợi? (ĐV).
- Đã đến lúc mua nhà? (VOV).  – Thị trường nhà đất Hà Nội có thêm nhiều cơ hội cho khách hàng có nhu cầu thực (Tin tức).
- Thẩm định lại dự án dời nhà máy cao su khỏi đất vàng (VNE). - Miễn thuế thu nhập cá nhân: Nên tính có lợi cho dân (PLTP).

- Từ chủ trang trại điển hình phải trở về tay trắng (GSTT). - Làng triệu phú… “ăn dỗ trẻ con” (DT).  

 

 

TT - Từ những phụ phẩm trong nông nghiệp như bã mía, vỏ dứa (thơm), vỏ điều..., nhiều công ty đã tận dụng để xuất khẩu đem về hàng triệu USD.

 

 

 >> Giám đốc chi nhánh ngân hàng “kinh doanh” tiền giả
>> Ngân hàng Nhà nước “thổi còi” việc trả lãi đối với tiền gửi rút trước hạn
>> Không lấy tiền của dân để xử lý nợ xấu ngân hàng
>> Khởi tố thêm 3 bị can vụ lập công ty “ma” để lừa ngân hàng
>> Nợ xấu ngân hàng khoảng 108,6 nghìn tỉ đồng
>> Điều tra vụ "cô giáo mầm non lừa tiền ngân hàng

>> Gánh nợ xấu ngân hàng - Kỳ 4: Khó kiểm soát in tiền

- Nguy cơ mới từ giảm phát (VEF).  - TP HCM: Đất, nguồn vốn gây khó doanh nghiệp nông nghiệp (DV). 
- Thêm ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động VND  (VnEco).
- “Tiền Nhà nước không thể tiêu như tiền doanh nghiệp tư nhân” (PLVN).  - 93 DNNN sẽ cổ phần hóa trong năm nay (TN).

- Thương lái Trung Quốc: Mánh cũ sao lừa đâu cũng thắng?
(VEF). - TP HCM rút giấy phép phòng khám Trung Quốc (VOV).  - Đài tỉnh rôm rả quảng cáo phòng khám Trung Quốc (PLTP).  -  Cục Bảo vệ thực vật kết luận về táo Trung Quốc “nhiễm độc” (PNTP).

- TP HCM rút giấy phép phòng khám Trung Quốc (VOV).  - Đài tỉnh rôm rả quảng cáo phòng khám Trung Quốc (PLTP).  -  Cục Bảo vệ thực vật kết luận về táo Trung Quốc “nhiễm độc” (PNTP).
- Sai phạm tại các phòng khám Trung Quốc: Đã có quy định, vì sao không rút phép (SGTT).  - Phòng khám Trung Quốc: Bác sĩ ‘chui’ như thế nào? (TP).
- Cộng đồng người Philippines và Việt Nam tại Mỹ tẩy chay hàng hóa Trung Quốc: Some Pinoys, Vietnamese in US boycott Chinese products (GMA network).
- Người nước ngoài làm hướng dẫn viên chui (TN). -  Phải làm tốt cả công tác dân vận và “quan vận” (DV)

Tổng số lượt xem trang