Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

NHÀ BÁO BÉ MỌN


Cuối ngày 21/6 rồi. Mọi lời chúc tụng dành cho các nhà báo cũng gần qua. Hoa, tiền, lời chúc, lời than, những âm thầm muộn phiền, day dứt, những ai oán thốt không trọn lời…Thôi đành chúc nhau, nhìn mắt nhau rưng rưng mà bảo, những gì muốn viết đành găm trong lòng. Nghe gì mấy chuyện đăng trên báo. Người viết còn không tin thì người đọc cũng đừng nản, đừng chê. Đọc để biết trình độ lẩn tránh, thoái thác và nói dối đã tới level nào rồi. Những điều viết ra như câu nói nửa chừng không thể dứt câu. Chợt nhớ câu chuyện mới vừa đây…

Bữa ăn do Martha chụp

VNexpress đưa tin chuyện xứ người, ở Scotland: Cô bé Martha lập blog cá nhân để bày tỏ bức xúc về bữa cơm trưa kém chất lượng ở trường nơi cô bé học. Nói trộm, bữa ăn đó nếu tụi nhỏ ở miền núi Việt nam được ăn mỗi ngày đã là hạnh phúc lắm. Khay thức ăn chỉ có 1 cái pizza nhỏ, 1 cái bánh ngọt, ít ngô ngột và miếng khoai tây. Sau 6 tuần lập blog đã có gần 4 triệu lượt người đã truy cập vào blog mang tên Neverseconds của Martha. Một phong trào sức khỏe toàn cầu được phát động và các quan chức địa  phương tỏ ý không hài lòng với điều này. Họ cho rằng những hình ảnh và bài viết trên blog gây hiểu nhầm cho công chúng và khiến các nhân viên căng tin của trường bị cáo buộc lạm dụng trẻ em. Khi một tờ báo lá cải Scotland kêu gọi sa thải các nhân viên nhà bếp, chính quyền đã cấm Martha mang máy ảnh đến trường và chụp lại những bữa trưa của cô bé. Dù vậy, chỉ trong vòng 24 giờ sau khi Martha thông báo trên blog về lệnh cấm,Neverseconds tiếp tục nhận được hơn một triệu lượt xem. Sự phẫn nộ của cộng đồng mạng nhận được đồng tình từ phía đầu bếp nổi tiếng Oliver và một số nhóm tự do ngôn luận. Hôm 15/6 vừa qua, hội đồng địa phương đã buộc phải gỡ bỏ lệnh cấm chụp ảnh với Martha. Sự nổi tiếng bất ngờ của Martha tạo ra một làn sóng quyên góp đổ về Mary's Meals, một quỹ từ thiện cung cấp bữa ăn cho trẻ em tại 16 nước trên thế giới. Số tiền 77.000 USD mà Martha quyên được sẽ dành để xây dựng một căng tin trường học ở Malawi, nơi trẻ em sẽ được phục vụ món cháo và một loại thức ăn địa phương.

Martha bé nhỏ và blog bé nhỏ của cô bé đã làm được một việc to lớn mà một tờ báo lớn của người lớn không dễ làm được.  
Entry này, trên blog nhỏ bé này, xin viết riêng cho hai mẹ con chị Lài, người vừa khoả thân đòi đất. Không những không đòi được mà còn bị phạt hành chính, bị hội các bà phê phán là vi phạm thuần phong mĩ tục. Thôi nhé, chị Lài ơi, xin lỗi chị vì đã không thể giúp được mẹ con, gia đình chị hơn nữa. Chị đành bớt tiền của nhiều bữa ăn đạm bạc để dành 1,5 triệu đồng (hành vi cản trở) và 80 ngàn đồng (tụt quần áo) nộp phạt như cơ quan điều tra đã đề nghị đi chị…Cái công ty cướp đất của chị chỉ bị nộp phạt 350 ngàn đồng. Âu cũng là lẽ của kẻ mạnh (vì tiền và quyền). Đáng lẽ chị không được hành động như các sinh viên Canada khoả thân đi biểu tình phản đối tăng học phí vừa mới đây. Vì thuần phong mỹ tục ở các nước phát triển nằm ở lương tri, nhân phẩm, liêm sỉ chứ đâu phải da thịt con người ai cũng có…

Sinh viên Canada biểu tình


Xin lỗi chị vì đã không thể làm được như cô bé Martha kia…
Vì cái lẽ nghề báo ở nước mình quá bé mọn. Nhà báo ở nước mình bé mọn đến thảm thương, lại còn nguy hiểm nữa.
Chị hãy cầu mong có ngày các nhà báo xuống dường khoả thân đòi được quyền cất lên tiếng nói cho những nông dân dám khoả thân giữ đất như chị đi nhé, chị Lài. Chắc lúc ấy chỉ cần một blog như của Martha cũng có thể lay động được sự thay đổi của xã hội.    
nhà văn Thuỳ Linh, Phó giám đốc hãng phim truyền hình Việt Nam (VFC)  NHÀ BÁO BÉ MỌN


Làm một người lương thiện - đã khó; làm một nhà văn chân thật - càng khó thêm!
*
Nhân ngày Nhà báo Việt Nam, 21/6, tất nhiên là chỉ đối với 17 ngàn nhà báo có thẻ trong bộ máy tuyên truyền của ĐCSVN, xin gửi tới những người cầm bút mấy câu thơ trong bài “Lời mẹ dặn” của nhà văn, nhà thơ Phùng Quán (1932–1995), một tài năng văn hoá trong nhóm Nhân văn Giai Phẩm đã bị ĐCSVN tước bút và đày đoạ nhiều năm trong các trại cải tạo lao động."Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá". 

Năm 2007, chuộc lại sai lầm và sự ngu xuẩn, ĐCSVN đã truy tặng Phùng Quán Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng với các đồng nghiệp/nạn nhân khác của ông như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm.
Thế nhưng giải thưởng kia chẳng có ý nghĩa gì cho một người đã nằm xuống và đã phải trải qua bi kịch thê thảm của cuộc đời. Nó chỉ càng chứng minh thêm rằng, nhân cách trong sáng của người cầm bút luôn luôn được tôn vinh và ngay cả đến bạo quyền khát máu có lúc cũng phải nể trọng. 

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=355124131227511&set=a.101170579956202.1807.100001897802304&type=1&theater

-









--




 -


Nỗi buồn phóng viên “tỉnh lẻ”

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh T vừa ra văn bản yêu cầu báo Nông Nghiệp Việt Nam rút phóng viên (PV) H. khỏi vị trí thường trú tại địa phương với lý do PV này… chưa có thẻ nhà báo!


Trong công văn chính thức vừa phát hành gửi về ban biên tập tờ báo trên, Sở TT&TT nói rõ nếu tờ báo nói trên không bố trí được PV “đủ tiêu chuẩn”, Sở “sẽ tiến hành thực hiện theo các quy định dừng hoạt động của PV thường trú”!

Tâm sự với người viết, trưởng ban biên tập - PV báo Nông Nghiệp Việt Nam cho biết một số quan chức tỉnh T rất hậm hực với PV H. chỉ vì anh này đã phanh phui ra hàng loạt sai phạm của lãnh đạo địa phương nên từ lâu họ đã “đánh tiếng” với báo. Đến nay do “hết chịu nổi” họ bèn ra văn bản đòi trục xuất anh này ra khỏi địa phương với lý do “chưa có thẻ nhà báo”, trong khi lại không đả động gì đến nhiều PV báo khác đang thường trú tại tỉnh T cũng ở tình trạng “chưa được cấp thẻ”.

Thực tế hiện nay không tờ báo nào chỉ sử dụng bài vở của các “PV triều đình” (PV làm việc tại trụ sở chính), tuyệt đại đa số đều phải sử dụng tin, bài do các PV thường trú địa phương gửi về. Theo quy định hiện hành, người muốn được cấp thẻ nhà báo thì ngoài việc có hợp đồng (dài hạn) làm PV với tờ báo, người đó còn phải đáp ứng yêu cầu ba năm công tác liên tục tại báo đó chứ không được cộng dồn thời gian làm PV ở báo khác. Trong khi đó sự chuyển dịch của lao động báo chí cũng giống như sự chuyển dịch của thị trường lao động nói chung, tức là một người có thể liên tục thay đổi cơ quan làm việc như quy định của Luật Lao động. Thêm nữa là vừa qua Bộ TT&TT đã cấp phép cho hàng loạt tờ báo mới, ấn phẩm mới nên nhân lực “có thẻ nhà báo” ở địa phương là vô cùng khan hiếm.

Chính vì lý do này, nếu kiểm tra ở tất cả 63 tỉnh, thành thì lực lượng “PV thường trú” mà chưa được cấp thẻ nhà báo nhiều vô kể. Ngay tại Hà Nội, nếu kiểm tra ở các văn phòng đại diện các cơ quan báo chí thì “vi phạm” như cáo buộc của Sở TT&TT tỉnh T với PV H. không thể đếm xuể và nếu các trường hợp này đều bị “dừng hoạt động” chắc chắn sẽ tạo nên một cơn “địa chấn” trong làng báo. Bản thân Sở TT&TT TP Hà Nội biết rất rõ điều này và đã kiến nghị lên Bộ TT&TT sửa đổi các quy định tạo điều kiện hơn cho các cử nhân báo chí mới ra trường cũng như cơ quan báo chí...

“Khổ trước - sướng sau”, hoạt động đơn tuyến, luôn phải tự phòng thân trước cạm bẫy và hiểm nguy, nay các PV “tỉnh lẻ” còn phải đối mặt với

thách thức từ chính quyền lực như thế!
--




CUỘC CÁCH MẠNG BLOGGER CỦA VIỆT NAM?
-Marianne Brown/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Khi lực lượng công an cố gắng trục xuất một gia đình nông dân nuôi cá khỏi mảnh đất của mình tại huyện Tiên Lãng ở miền bắc Việt Nam, họ không ngờ sẽ bị đáp trả bởi súng đạn và mìn nổ. Trận chiến sau đó đã kết thúc với sáu người cán bộ phải vào nằm trong bệnh viện và bốn người bị buộc tội âm mưu giết người.
Trường hợp ấy đã là sự bùng nổ nhiều ý nghĩa. Trong một động thái hiếm hoi nơi một đất nước mà thông tin bị chính phủ kiểm duyệt nghiêm ngặt, các phóng viên đã được phép điều tra sự kiện tường tận. Thật vậy, khi ấy một nhà cựu ngoại giao phương Tây cho biết rằng ông chưa từng nhìn thấy các phương tiện truyền thông địa phương được tường thuật một câu chuyện đến chiều sâu tương tự như các blogger đã làm.
Dần dần, càng nhiều chi tiết đã được đưa ra ánh sáng, tiết lộ những lời thất hứa và sự quản lý yếu kém về phần của chính quyền địa phương. Một số quan chức đã bị xử lý kỷ luật vì sự tham gia của họ.
Một cuộc tường thuật như vậy là rất bất thường tại Việt Nam, quốc gia được xếp hạng 172 trong 179 nước theo bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không Biên giới năm 2011-2012.
Các nhà biên tập phải hội họp với Bộ Tuyên truyền mỗi thứ Ba để được "hướng dẫn" về những gì có thể và không thể được công bố. Tuy một số biên tập có thể đi xa hơn hơn những người khác trong các tường thuật về vấn đề tham nhũng, nhưng sự tự kiểm duyệt vẫn là phổ biến. Do đó, sự cố ấy đã mang đến hy vọng rằng mọi thứ có thể thay đổi, nhưng chỉ vài tháng sau đó, vào ngày 24 Tháng Tư, một cuộc biểu tình ở Hưng Yên ngay bên ngoài Hà Nội lại cho thấy một bằng chứng ngược lại.
Hình ảnh hàng trăm công an trang bị chống bạo động đối đầu với cư dân thôn Văn Giang đã lập tức được đăng tải sống động trên các blog. Những người biểu tình đòi hỏi sự bồi thường cao hơn cho các đất đai bị chính quyền địa phương chiếm giữ để xây dựng một thành phố vệ tinh ở vùng ngoại ô Hà Nội. Nhưng bất chấp những tin tức sốt nóng ấy, báo chí địa phương vẫn im lặng.
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Truyền thông (RED), tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí tại Việt Nam. Giám đốc Trần Nhật Minh cho biết các phóng viên đã không được hưởng cùng một sự tự do để tường thuật cuộc biểu tình tại Văn Giang như họ đã có ở Tiên Lãng."
"Trước sự cố Văn Giang, chính quyền đã tổ chức một cuộc họp báo. Các nhà chức trách địa phương yêu cầu các phóng viên tường thuật câu chuyện theo những tài liệu riêng của mình và không được đến hiện trường vì các lý do an toàn", ông cho biết.
Trong những tuần lễ sau, một số thông tin lọt qua được. Tuy nhiên, khi khúc phim video quay hình ảnh hai người đàn ông bị công an đánh đập tại cuộc biểu tình được xác định là hai nhà báo từ một đài phát thanh nhà nước, sự cố lại bắt đầu trở thành tiêu đề.
"Trường hợp ở Văn Giang cho thấy sự thất bại của chính phủ đã không bịt miệng được các phương tiện truyền thông", Nguyễn thị Hung*, một nhà báo Việt Nam nói. "Có lệnh không được tưòng thuật vụ việc, nhưng việc đáng đập hai phóng viên từ Đài Tiếng nói Việt Nam là một cái cớ cho để mọi người loan tin sự cố".
"Cuộc tường thuật vụ đánh đập đã kéo dài khoảng một tuần, và đã không đi sâu vào các chi tiết của các nguyên nhân đằng sau cuộc biểu tình. Nhưng mặc dù việc báo cáo về trường hợp ở Văn Giang bị kiềm chế, giám đốc Minh nói rằng các thay đổi đã xuất hiện. "Tình hình bây giờ không phải như một vài năm trước đây" ông nói. "Trước đây, nếu có trường hợp của một dự án mà nhà nước đã phải dành đất của dân, các nhà báo chỉ có thể đưa tin từ góc độ quan điểm của nhà nước".
Những cuộc biểu tình vì bị cướp đất là phổ biến và đã xảy ra trong một thời gian dài, ông nói, nhưng báo chí cả nước hiếm khi chú ý đến. Thường chỉ có các địa phương trực tiếp là quan tâm trong khi đa số độc giả thì sống ở các thành phố lớn, hầu hết các tổ chức thông tin lại chỉ đơn giản là không lưu ý đến các vấn đề của người nông dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa người nông dân và các cơ quan thẩm quyền ở Tiên Lãng đã làm thay đổi điều ấy. Trước tiên, người đọc bị thu hút bởi mức độ bạo lực xảy ra, và sau đó là họ kinh hoàng trước mức độ quản lý yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền.
"Không gian tường thuật cho các cuộc biểu tình về đất đai trên báo chí quốc gia hiện nay rộng lớn hơn nhờ trường hợp của Tiên Lãng", Minh cho biết thêm rằng sự kiện ấy đã làm cho vấn đề trở nên "nóng bỏng", có nghĩa là nhiều trường hợp sẽ được báo cáo.
Những tường thuật như vậy, nếu được hiện thực, cũng có thể giúp thúc đẩy nỗ lực phát triển của Việt Nam, Đại sứ Anh tại Việt Nam cho biết.
Anh Quốc là nhà tài trợ hàng đầu về chống tham nhũng và các chương trình đào tạo kinh phí cho các phương tiện truyền thông địa phương tại Việt Nam. Đại sứ Antony Stokes cho biết vai trò của các phương tiện truyền thông là để mang lại thông tin sự thật trong một phương cách chuyên nghiệp và độc lập. Điều này là cơ bản trong việc đấu tranh chống tham nhũng.
"Đó là một chút thách thức và chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giải quyết thách thức đó", ông nói.
Stokes nói rằng ông hy vọng giúp các phương tiện truyền thông trở nên tự do hơn khỏi ảnh hưởng chính trị sẽ giúp thúc đẩy phát triển.
"Các phương tiện truyền thông có thể đóng một phần rất quan trọng trong việc xác định các cá nhân tham nhũng. Tuy nhiên, có tiềm năng là các cá nhân cảm thấy bị đe dọa bởi điều này" ông nói thêm.
Phạm Văn Linh* người làm việc cho một tờ báo Việt Nam, cho biết ông tin rằng hệ thống kiểm duyệt sẽ không thay đổi, và thậm chí còn có thể trở nên nghiêm ngặt hơn.
"Việc báo cáo phụ thuộc vào các nhóm lợi ích trong chính phủ và những người biên tập được ai ủng hộ", Linh nói. Ông tin rằng chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông bởi vì họ sợ mất đi sự kiểm soát ý kiến của công chúng."Nếu chính quyền mất kiểm soát, họ sẽ mất chế độ", ông nói.
Nhà báo đồng nghiệp Hung nói cô nghĩ rằng các hạn chế vẫn còn trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, nhưng lực lượng thực sự cho sự thay đổi là những người viết blog. Sự quan tâm trong trường hợp ở Văn Giang gần như hoàn toàn đã được kích hoạt bởi mức độ tường thuật báo cáo của các blogger.
"Việc viết Blog đã thúc đẩy các báo cáo tường thuật địa phương bằng cách đưa nhiều thông tin hơn vào các diễn đàn công cộng", cô nói. "Chính phủ không thể đảo ngược được các thông tin phát hành trên internet."
Một số phóng viên lách khỏi các hạn chế bằng cách viết blog dưới bút danh. Tuy nhiên, ảnh hưởng gia tăng của phương tiện này đã không bị chính phủ bỏ qua. Nội dung của các blog ngày càng được sử dụng trong bản cáo trạng tại tòa án khiến đã kết thúc bằng các án tù.
Một blogger, Lê Đức Thích* cho biết ông thường xuyên bị công an theo dõi và công việc của mình bị giám sát chặt chẽ. "Họ cố gắng gây áp lực để tôi không viết về các vấn đề nhạy cảm", ông nói. Hiện cũng có những báo cáo rằng blogger Nguyễn Xuân Diện ở Hà Nội, một trong những người đầu tiên truyền bá tin tức về cuộc biểu tình tại Văn Giang, đã bị sách nhiễu và buộc phải đóng cửa blog của mình.
Theo một số nhà phân tích, pháp luật Việt Nam có thể phục vụ việc vừa đàn áp vừa nuôi dưỡng sự phát triển chất lượng của báo chí. Một chi tiết pháp luật đã làm dấy lên mối quan tâm trong cộng đồng quốc tế là bản dự thảo Nghị định về sử dụng internet, dự kiến sẽ được phát hành trong tháng này. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã đưa ra ý kiến riêng của mình về bản dự thảo trong một bức thư gửi chính phủ Việt Nam công bố công khai vào ngày thứ năm 7 tháng Sáu. Nghị định có thể buộc người sử dụng internet phải đăng ký sử dụng tên thật của họ và ép buộc các trang tin tức phải có sự chấp thuận của chính phủ trước khi xuất bản.
Đại sứ quán cho biết các quy định về hành vi bị cấm trên internet là "quá rộng và mơ hồ, do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do ngôn luận của cá nhân tại Việt Nam."
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan về các quyền của nhà báo và các blogger tại Việt Nam. Giám đốc Minh của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Truyền thông cho biết có những quy định trong pháp luật hiện hành có thể giúp cải thiện việc tường thuật đưa tin, nhưng những quy định này hiếm khi được thực hiện. Ông nói rằng theo Điều 6 và Điều 8 của Nghị định 02 về "Xử phạt vi phạm hành chính trong Báo chí và xuất bản" thì nhà báo có quyền không bị cản trở, và các cơ quan chính phủ có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin cho họ.
"Sau vụ Hưng Yên, chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam cho biết rằng chúng ta nên chờ đợi và xem nếu các phóng viên đã hành động theo quy định của pháp luật. Nhưng điều này là sai", ông Minh nói. "Theo luật, các nhà báo được phép làm việc tại tất cả các vùng lãnh thổ của Việt Nam vì vậy họ đến đó là đúng".
Trong khi việc viết blog đang đẩy việc đưa tin đến những giới hạn mới, Minh nói rằng mọi người sẽ đưa tin nhiều hơn khi họ biết được các quyền của họ.
"Khi các nhà báo hiểu luật pháp, họ sẽ tự tin hơn và sẽ có ít sự tự kiểm duyệt hơn", ông nói.
* Tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính thực.
Nguồn: The Diplomat


Cách mạng blogger ở Việt Nam? Vietnam’s Blogger Revolution? (Diplomat 20-6-12)



Yahoo! trình làng blog mới thay thế 360plus
Tuổi Trẻ
TTO - Ngày 20-6, Yahoo! Việt Nam trình làng cư dân mạng trong nước dịch vụ blog mới mang tên Yahoo! Blog thay thế dịch vụ 360plus không mấy hấp dẫn hiện nay. Ngoài kế thừa một số ưu điểm của 360plus, Yahoo! Blog được tích hợp thêm những tính năng mới ...
Yahoo! Blog tái xuất tại Việt NamZing News
Yahoo!360 Plus lại chuyển đổi sang Yahoo!BlogLao động
Công bố Yahoo! Blog mới tại VNThanh Niên




- Yahoo Blog chính thức thay thế 360Plus (VNE).
- Những hạt sạn trong Ngày Nhà Báo Việt Nam(RFA).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Sĩ Dũng: Khuyến khích nhà báo dấn thân (NLĐ).
- Cách mạng blogger ở Việt Nam? (Diplomat/ Ba Sàm). - Những nhà báo vô danh trên mặt trận thầm lặng.
"Báo chí cần thông tin nhanh, chính xác và hấp dẫn" (VN+ 20-6-12) -- Link bài này về huấn từ của ông Đinh Thế Huynh vì hình như ông là một người quan trọng, nhưng xin miễn phê bình vì THD không hiểu gì hết về ngữ nghĩa của những gì ông nói.
- GS Tương Lai: Trung thực chia sẻ với dân (TVN).
- Giữ lửa (TN).
- Gọi nhà báo chưa?‎ (TP). - Báo chí không vô cảm với phận người (TP).
--- Đóng giả vai: Đúng sai nhập nhèm (NLĐ). - Chưa tìm ra thủ phạm tấn công PV Báo Pháp luật TP.HCM (Bee).


- Sức mạnh báo chí: Lợi và hại với doanh nghiệp (VEF).
- Nhà báo Hoàng Nghĩa Nhân: Trăn trở vẫn còn… (PLTP). - Trách nhiệm chưa tròn (Thanh Tra). -Nhà báo và văn hóa tác nghiệp (Thanh Tra). - Vấn đề đặt ra với người làm báo (SGGP). - Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày báo chí cách mạng (TN). - Báo chí và cuộc thỏa hiệp với mạng xã hội(VNE). - Nhà báo Hoàng Nghĩa Nhân: Trăn trở vẫn còn… (PLTP). - Bàn tròn 21-6: Báo chí rắc rối câu chuyện Lá Cải(Lê Thiếu Nhơn). – NHÀ BÁO VÕ THANH TÙNG (BÚT DANH DUY ĐÔNG), GIẢI NHẤT THỂ LOẠI TIN, ẢNH BÁO CHÍ: Không phanh phui là có tội với bạn đọc!NHÀ BÁO HOÀNG NGHĨA NHÂN, GIẢI NHẤT THỂ LOẠI CHÍNH LUẬN: Nhà báo Hoàng Nghĩa Nhân: Trăn trở vẫn còn…Giải báo chí TP.HCM luôn chứng tỏ uy tín, chất lượng (PLTP). - Video:Báo Người cao tuổi kỉ niệm 87 năm ngày Báo chí Việt Nam (Trần Nhương YouTube). - Báo chí và quyết định khó khăn trong đời Bộ trưởng (VNN).
Sức hấp dẫn của một thể loại, một cây bút (CAND 18-6-12) -- Ma Văn Kháng viết về Bình Nguyên Trang
Phan Quang - Người nhiều hơn một nhà (VHQN 20-6-12)
Đua nhau "bốc thơm" các nhà báo công an: Tổng biên tập vẫn lao đi viết tin, bài như phóng viên (Bee.net 20-6-12) -- Một bức "thư tình" có tẩm nước hoa cho ông Nguyễn Như Phong!  Và một lẵng hoa kèn kèn cho ông Hữu Ước: Hữu Ước - người giỏi 'đi trên dây' (TP 20-6-12) -- Ông Trương Duy Nhất viết bai này rất hợp thời: Sự hèn mạt của báo chí (Blog Trương Duy Nhất 20-6-12)

Tổng số lượt xem trang