-- Chuyện nhỏ sau cuộc thâu tóm lớn (Alan Phan).
Tác giả: Bảo Trâm NCĐT 18/06/2012
Sẽ còn nhiều vụ thâu tóm bất ngờ như vụ thâu tóm Sacombank nếu các cơ quan quản lý vẫn cứ giơ cao đánh khẽ đối với các đối tượng mua chui bán lẻ cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Cơ cấu cổ đông của Sacombank trước khi ông Trần Phát Minh và Công ty Đầu tư Sài Gòn Á Châu giảm tỉ lệ sở hữu
Cuộc thâu tóm ở Sacombank có thể được xem là ly kỳ nhất trong lịch sử M&A Việt Nam khi chứng minh cho giới đầu tư rằng những chuyện tưởng rất vô lý hoàn toàn có thể thành hữu lý. Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) với vốn điều lệ 3.200 tỉ đồng lại có thể nuốt được con cá lớn Sacombank với hơn 10.000 tỉ đồng vốn điều lệ, tổng tài sản hơn 160.000 tỉ đồng. Không những thế, con cá bé này còn làm một cuộc “đảo chính”, thay gần như toàn bộ Hội đồng Quản trị Sacombank.
Giới đầu tư còn lâu mới tỏ tường những uẩn khúc đằng sau, nhưng những diễn biến nhỏ trong tuần qua đã phần nào cho thấy một căn nguyên không nhỏ của vụ thâu tóm này.
Theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 3 cổ đông của Sacombank là Công ty Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu, Công ty Đầu tư Sài Gòn Exim và ông Trần Phát Minh bị xử phạt hành chính vì đã mua cổ phiếu STB dẫn đến làm tăng tỉ lệ sở hữu vượt mức 5% nhưng không báo cáo. Mức phạt cho mỗi tổ chức, cá nhân là 60 triệu đồng. Con số này nói lên điều gì?
Không bình luận về vụ lùm xùm ở Sacombank, Tiến sĩ Alan Phan, doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987, chỉ kể lại bài học xương máu mà theo ông, nó cho thấy sự khác biệt quá lớn giữa cách quản lý thị trường chứng khoán ở hai nơi.
Năm 2000, Tập đoàn Harcourt của Alan Phan bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đâm đơn kiện do phát hành cổ phiếu sai mục đích. Harcourt đã phát hành 1 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 1 triệu USD dưới hình thức cổ phiếu cho nhân viên tư vấn, tức là loại cổ phiếu hạn chế giao dịch. Tuy nhiên, số cổ phiếu này sau đó lại được bán ra như cổ phiếu phổ thông dành cho nhà đầu tư. Cá nhân ông Alan Phan, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc, cũng có nguy cơ bị lệnh cấm không được ngồi vào ban quản trị của bất kỳ công ty đại chúng nào trong vòng 10 năm, nếu thua kiện.
Sau 7 năm ròng rã theo đuổi vụ kiện, cuối cùng ông và Harcourt đã thắng vì SEC không đưa ra được căn cứ xác thực. Tuy nhiên, để có được sự trong sạch, tổng chi phí Harcourt bỏ ra lên tới 3 triệu USD. Ngược lại, phía SEC cho biết họ cũng tốn số tiền tương đương để trả chi phí cho nhân viên công vụ, hành chính và các thủ tục liên quan. Như vậy, tổng cộng SEC và Harcourt tốn đến 6 triệu USD để xử lý một vi phạm chỉ 1 triệu USD.
SEC cũng phân chia cấp độ xử lý rất rõ ràng đối với từng mức vi phạm khác nhau. Nếu số tiền vi phạm tương đương 1% tổng giá trị vốn hóa của một cổ phiếu, SEC sẽ tự thành lập ủy ban điều tra và đích thân xử lý. Nhưng nếu trị giá hơn 5%, ủy ban này sẽ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt không thuộc SEC mà thuộc cấp cao hơn để xử lý. Khi đó, phạm vi của vụ việc đã không còn là chuyện riêng của sàn chứng khoán.
Điều đáng nói là vào thời điểm đó, tập đoàn đa ngành chuyên sản xuất bút viết, thiết bị môi trường, truyền thông và dịch vụ tài chính Harcourt có thị giá gần 700 triệu USD, nghĩa là số tiền vi phạm tương đương chưa tới 0,15% giá trị vốn hóa của cổ phiếu.
So với câu chuyện của Sacombank thì thế nào? Sài Gòn Á Châu đã mua 21,9 triệu cổ phiếu trong ngày 1.3.2012 mà không báo cáo về sở hữu cổ đông lớn. Với mức giá STB vào phiên này là 22.000 đồng, số tiền Công ty vi phạm là 484 tỉ đồng. Tương tự, với hơn 42 triệu cổ phiếu mua ngày 9.1, số tiền Sài Gòn Exim vi phạm là 705 tỉ đồng. Và với hơn 1,5 triệu cổ phiếu được mua trong ngày 24.2, số tiền ông Trần Phát Minh, từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Southern Bank, vi phạm khoảng 30 tỉ đồng.
Nếu tính theo thị giá ngày 15.6.2012, mức vốn hóa thị trường của Sacombank vào khoảng 21.700 tỉ đồng. Như vậy, mức vi phạm lần lượt là 3% vốn hóa đối với Sài Gòn Exim, 2% đối với Sài Gòn Á Châu và 0,14% đối với ông Minh. Còn nếu tính tổng cộng thì mức vi phạm là 1.219 tỉ đồng, lên đến gần 6% vốn hóa của Sacombank.
Dù số tiền vi phạm khác nhau, họ đều chịu chung một mức phạt hành chính 60 triệu đồng! Thú vị hơn nữa, ngoài số tiền phạt, không thấy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo thêm gì về quá trình điều tra vụ việc, trong khi khoảng thời gian kể từ lúc vi phạm đến khi bị phạt kéo dài đến gần 5 tháng. Chỉ có đại diện 1 trong 2 tổ chức vi phạm nói trên giải thích lý do không báo cáo với Ủy ban, đó là do sơ suất trong việc cập nhật thông tin về số cổ phiếu STB, dẫn đến tính nhầm tỉ lệ sở hữu. Có lẽ cần phải nhắc lại rằng cả 2 tổ chức này đều là công ty đầu tư tài chính, những đơn vị giữ tiền của cổ đông và mang đi đầu tư!
Trong khi đó, với câu chuyện của Harcourt, theo yêu cầu của SEC, tập đoàn này đã phải thuê cả một xe container loại 40 feet chở toàn bộ giấy tờ, tài liệu của Công ty đến văn phòng SEC để cơ quan này điều tra, xem xét. Ngay cả các loại giấy tờ cá nhân của ông Alan Phan và gia đình cũng được SEC chiếu cố tới.
Sau quyết định xử phạt, ngay trong tuần qua lại có thông tin ông Trần Phát Minh và Sài Gòn Á Châu đã giảm tỉ lệ nắm giữ tại Sacombank xuống dưới 5% và lại không báo cáo. Rõ ràng, khi chuyện mua chui bán lén cổ phiếu chỉ chịu một mức phạt tượng trưng, các ông chủ công ty niêm yết hoàn toàn có lý do để sợ bị thâu tóm một cách bất ngờ.
- Vụ cổ phiếu Sacombank: Ngâm cho “thiu” mới phạt (TT).
TT - Gần nửa tháng sau khi thương vụ thâu tóm Sacombank (STB) hạ màn, UB Chứng khoán nhà nước mới công bố xử phạt những tổ chức và cá nhân sai phạm khi mua gom cổ phiếu STB cách nay hơn... ba tháng.
Mặc dù việc thâu tóm và đại hội cổ đông Sacombank đã hoàn tất nhưng vẫn còn nhiều khúc mắc từ cơ quan quản lý cần làm rõ - Ảnh: T.ĐẠM |
Điều bất thường là suốt quá trình diễn ra vụ thâu tóm Sacombank, một ngân hàng (NH) với hơn 70.000 cổ đông, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) vẫn giữ thái độ “im lặng là vàng”, bất chấp dư luận nhiều lần kêu gọi cơ quan này lên tiếng.
Cơ quan quản lý bị “vô hiệu”?
* Công ty CP đầu tư Sài Gòn Exim là thành viên của Eximbank, trong đó Eximbank là một trong những thành viên sáng lập. Nhóm cổ đông Eximbank hiện có hai thành viên tham gia HĐQT Sacombank.
* Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu, tổ chức có liên quan đến ông Phạm Hữu Phú - nguyên phó chủ tịch HĐQT Eximbank, vừa được bầu vào HĐQT Sacombank tại ĐHĐCĐ Sacombank ngày 26-5, hiện là phó chủ tịch HĐQT Sacombank.
|
Theo SSC, lý do xử phạt là ba nhà đầu tư này đã không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn. Thông tin từ SSC cũng cho biết cả ba nhà đầu tư này trở thành cổ đông lớn của Sacombank chỉ sau một giao dịch duy nhất.
Cụ thể ngày 9-1, Công ty CP đầu tư Exim đã mua hơn 42 triệu cổ phiếu Sacombank, nâng số lượng nắm giữ cổ phiếu Sacombank lên hơn 50 triệu cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn của NH này với tỉ lệ nắm giữ lên tới 5,17%.
Tương tự, ngày 24-2, ông Trần Phát Minh mua hơn 1,544 triệu cổ phiếu Sacombank và trở thành cổ đông lớn của NH này với tỉ lệ nắm giữ 5,01%. Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu cũng trở thành cổ đông lớn của Sacombank vào ngày 1-3, với tỉ lệ nắm giữ 5,01% sau khi tổ chức này mua thêm gần 22 triệu cổ phiếu Sacombank.
Trao đổi với chúng tôi, tổng giám đốc một công ty chứng khoán bày tỏ ngạc nhiên khi cho rằng vai trò quản lý của SSC đã bị “vô hiệu” một cách bất thường xung quanh vụ thâu tóm Sacombank vốn được dư luận rất quan tâm. Theo vị này, ngày 17-2, thời điểm NH Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) tuyên bố là đại diện ủy quyền của nhóm cổ đông nắm giữ hơn 51% vốn cổ phần của Sacombank, ngoài Eximbank còn có ít nhất một cổ đông lớn khác của Sacombank cùng tham gia vụ thâu tóm là Công ty CP đầu tư Exim - một thành viên của Eximbank.
“SSC không thể không biết thông tin này nhưng đã giữ thái độ im lặng” - vị này nói. Theo một số chuyên gia, với một thương vụ thâu tóm đình đám như Sacombank, người trong cuộc đã lên tiếng, SSC không thể không quan tâm, đồng thời có chỉ đạo rà soát các giao dịch liên quan đến cổ phiếu Sacombank.
Điều bất thường là sau khi Eximbank bộc lộ rõ ý định thâu tóm, hai nhà đầu tư khác liên quan đến nhóm cổ đông này là ông Trần Phát Minh và Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu tiếp tục mua thêm cổ phiếu Sacombank, trở thành cổ đông lớn của NH này nhưng không công bố, SSC cũng không có động thái để xử lý.
Theo các chuyên gia, sự “vô hiệu” của cơ quan quản lý thị trường đang gây lo ngại cho các công ty niêm yết do khả năng bị rơi vào tình huống đã rồi, không có cơ hội tự vệ nếu có những nhóm đầu tư mua “chui” để thôn tính công ty.
Phạt chậm là... bình thường?
Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán cho rằng với công nghệ quản lý đến từng tài khoản nhà đầu tư của Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), SSC hoàn toàn nắm được các giao dịch, đặc biệt là các cổ đông lớn. Theo vị giám đốc này, đã có trường hợp nhà đầu tư mua vượt quá tỉ lệ 5% của một cổ phiếu rồi lập tức bán ngay sau khi phát hiện nhưng vẫn bị VSD “tuýt còi” ngay. Do đó không có chuyện SSC không nắm thông tin về các giao dịch này cũng như tên tuổi các cổ đông lớn. Liên quan vụ sai phạm của một số cổ đông tham gia thâu tóm Sacombank, theo vị giám đốc này, lẽ ra SSC phải rà soát và công bố ngay thông tin thay vì ngâm đến “thiu” mới công bố xử phạt.
“Quyền lợi của cổ đông nhỏ đã không được cơ quan quản lý thị trường quan tâm và bảo vệ...” - anh N.Đ.P., một nhà đầu tư tại sàn chứng khoán SJCS, nói. Theo anh P., việc tham gia hay rời bỏ một doanh nghiệp niêm yết của các cổ đông lớn đều ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cũng như quyết định của nhà đầu tư, chưa kể vụ thâu tóm Sacombank đã lùm xùm trước đó. Hơn nữa, không loại trừ các nhà đầu tư tận dụng thông tin nội bộ về vụ thâu tóm để trục lợi, việc che giấu thông tin giao dịch là một bằng chứng.
Trả lời Tuổi Trẻ chiều 11-6, ông Vũ Bằng - chủ tịch SSC - cho rằng không có gì khuất tất trong vụ xử lý thông tin liên quan đến các tổ chức và cá nhân tham gia vụ thâu tóm Sacombank. Theo ông Bằng, quy trình xử lý vi phạm hành chính kéo dài vài tháng là... bình thường do quy định đối tượng vi phạm phải ký vào biên bản.
Tuy nhiên, ông Bằng thừa nhận từng yêu cầu Eximbank giải trình thông tin liên quan đến tuyên bố của NH này, nhưng SSC đã không nhận được phản hồi của Eximbank. “Tôi đã yêu cầu thanh tra SSC giải trình xung quanh việc xử lý thông tin liên quan đến ba cổ đông lớn này, nhưng tôi tin anh em họ làm đúng quy trình, không có gì bất thường cả” - ông Bằng nói.
Cũng trong chiều 11-6, một lãnh đạo thanh tra SSC cho biết trước đó trong giải trình gửi cơ quan này, Công ty CP đầu tư Exim đã cho rằng việc mua vượt 5% và không báo cáo cổ đông lớn là do Sacombank... mua cổ phiếu quỹ, làm giảm số cổ phiếu lưu hành của NH này! Vị này thừa nhận thông tin về việc mua 100 triệu cổ phiếu quỹ đã được Sacombank công bố từ đầu tháng 11-2011, nên tổ chức này không thể nói không biết.
Tuy nhiên, vị này từ chối trả lời các câu hỏi liên quan việc chậm công bố thông tin liên quan đến các giao dịch của những cổ đông lớn này, đồng thời khẳng định việc xử lý vi phạm là tuân thủ theo quy trình thủ tục, việc xử phạt mức 60 triệu đồng mỗi đối tượng là căn cứ vào hành vi vi phạm.
Phải công bố cổ đông lớn trong thời hạn 7 ngày
Theo quy định tại Luật chứng khoán và thông tư (09) về hướng dẫn công bố thông tin, tổ chức hoặc cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước và sở giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn.
Theo nghị định 85 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, các tổ chức hoặc cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng mà không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định cho công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước và sở giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 - 70.000.000 đồng.* Ông Trần Phát Minh (sinh 1974) hiện là thành viên HĐQT Công ty chứng khoán Phương Nam, công ty thành viên của NH TMCP Phương Nam, NH hiện có bốn thành viên tham gia HĐQT Sacombank.
Phải công bố cổ đông lớn trong thời hạn 7 ngày
Theo quy định tại Luật chứng khoán và thông tư (09) về hướng dẫn công bố thông tin, tổ chức hoặc cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước và sở giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn.
Theo nghị định 85 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, các tổ chức hoặc cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng mà không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định cho công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước và sở giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 - 70.000.000 đồng.* Ông Trần Phát Minh (sinh 1974) hiện là thành viên HĐQT Công ty chứng khoán Phương Nam, công ty thành viên của NH TMCP Phương Nam, NH hiện có bốn thành viên tham gia HĐQT Sacombank.
Tái cơ cấu Ngân Hàng và Nhóm lợi ích “giấu mặt”
Trong một phát biểu gần đây, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, minh bạch sẽ là chìa khóa để vượt qua sự chi phối của lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Nhưng trên thực tê, phải chăng chính cách triển khai như hiện nay lại tạo điều kiện để các nhóm lợi ích thao túng thị trường; thôn tính nhau một cách thiếu minh bạch.
Lệch hướng?Đề án tái cấu trúc hệ thống NH cho thấy, mục tiêu đầu tiên của kế hoạch sẽ là dẹp ngân hàng nhỏ hoặc sáp nhập ngân hàng yếu để tăng chất lượng hoạt động. Nhưng theo chính Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, đó là sự nhầm lẫn rất lớn.
Các chuyên gia cho rằng, trọng tâm đầu tiên của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là cần xử lý toàn bộ nợ xấu để làm sạch bảng cân đối tài sản. Và, để thành công, cần đi từ xử lý nợ xấu, cải tổ tổ chức, hoạt động đến nâng cao hiệu quả hệ thống giám sát.
Việc tái cơ cấu cũng cần bắt đầu từ những ngân hàng lớn, ngân hàng quốc doanh (NHQD). Bởi theo NHNN tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng vào cuối quý I/2012 khoảng 3,6%, (trong khi Fitch Ratings ước lượng nợ xấu của Việt Nam khoảng 12 -13% và theo một số nghiên cứu trong nước là khoảng 10%), và nếu chỉ tính với mức 3,6% thì hầu như các NHQD đã bị mất từ 50-70% vốn điều lệ, vì tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng này hiện rất lớn, chỉ 4 ngân hàng đã là hàng trăm nghìn tỷ. Nợ xấu đang tác động nghiêm trọng đến các ngân hàng này và nếu tình trạng bị đẩy đến đổ vỡ thì tác hại sẽ rất khủng khiếp.
Mặt khác, trong một văn bản trả lời các Đại biểu Quốc hội về việc tái cấu trúc 09 ngân hàng, mới đây Lãnh đạo NHNN cũng khẳng định các ngân hàng này có thị phần chưa chiếm đến 10% nên không ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống. Vậy tại sao NHNN lại chọn những thứ “không ảnh hưởng” để làm khâu đột phá trong kế hoạch quan trọng này?
Vấn đề đặt ra là kế hoạch tái cấu trúc liệu đã đi đúng hướng hay chưa khi mà vấn đề cần giải quyết tức thời là nợ xấu và khu vực cần tái cấu trúc gấp là NHQD đã không được NHNN tính đến. Việc đi sai hướng đã và sẽ gây những tác động tiêu cực không nhỏ đến nền kinh tế xã hội.
Trở lại với câu chuyện tái cấu trúc mà NHNN đang thực hiện; ngay từ “phát súng” đầu tiên là sáp nhập 03 ngân hàng yếu là Ficombank, TinNghiaBank, SCB; đồng thời chỉ đạo BIDV với tư cách đại diện vốn nhà nước tham gia vào vụ sáp nhập này với hy vọng tạo ra một ngân hàng mới hùng mạnh. Tuy nhiên, ngay khi sự kiện được công bố đã gây tâm lý hoang mang cho khách hàng dù cho BIDV đã đổ vào đây số tiền khổng lồ, nhưng đến nay, sau 8 tháng thì 3 ngân hàng này vẫn “chết lâm sàng” và số vốn nhà nước, mồ hôi nước mắt của nhân dân chưa biết bao giờ mới lấy lại được trong khi tài chính đất nước đang khó khăn phải xoay sở đến từng đồng. Từ sự kiện này cho thấy, kết quả của việc sáp nhập những ngân hàng yếu kém không phải là tạo ra một ngân hàng mạnh mà chỉ tạo ra “những cái chết tốn kém” mà thôi.
Ai hưởng lợi?
Khi đề án tái cấu ngân hàng theo hướng “làm mạnh những ngân hàng yếu” được đưa ra, dư luận đã đặt dấu hỏi: Liệu có bàn tay đạo diễn của một nhóm lợi ích muốn thao túng thị trường ngân hàng? Và khi xâu chuỗi những sự kiện đã diễn ra gần đây thì người ta biết rằng, câu trả lời là có!
Một chuyên gia của chương trình giảng dậy kinh tế Fulbringht đã phải thốt lên: “Vị thế của nhóm cổ đông lợi ích đã lớn đến mức không chỉ có khả năng chi phối và thao túng trong một vài ngân hàng cổ phần nhỏ mà còn có thể chi phối cả một phần hệ thống ngân hàng.”
Một trong những “sản phẩm” rõ nét nhất của kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng và cũng là ví dụ rõ nét nhất cho biểu hiện thao túng là nhóm lợi ích đứng sau vụ thôn tính Sacombank mà đại diện là các “doanh nhân giấu mặt”. Tuy nhiên, để hiểu câu chuyện này, cần bắt đầu từ Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthermBank). Thật nực cười và đau xót khi một ngân hàng có vốn điều lệ chỉ 3.200 tỷ đồng; có tổng tài sản hơn 70.000 tỷ, trong lúc đã mất 20.000 tỷ và mất thanh khoản, bị xếp vào nhóm 4 lại có thể dẫn đầu vụ thôn tính một ngân hàng có trị giá tài sản hàng tỷ USD và đang xếp nhóm một và là công ty đại chúng đang niêm yết tại Sàn CK TP.HCM!
SouthermBank, nhiều năm nay vẫn bị coi là một ngân hàng yếu. Ngân hàng này bị các “cổ đông chiến lược” của mình biến thành cỗ máy huy động vốn và tài trợ cho các dự án đầy tham vọng, mạo hiểm và rủi ro của mình. Trong tháng 9.2011, SouthermBank đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản sớm nhất (do NHNN xiết chặt trần lãi suất), trong khi số tiền huy động được đã được ngân hàng này cho các công ty nợ xấu vay. Tình trạng mất thanh khoản tại SouthermBank tồi tệ tới mức NHNN đã phải bơm tiền “giải cứu” và đưa vào tình trạng giám sát đặc biệt.
Việc NHNN bơm tiền cứu các ngân hàng thương mại bị mất thanh khoản thể hiện nỗ lực của Chính phủ không muốn để xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng nhưng tự nó không làm hệ thống ngân hàng thương mại tốt lên mà nó còn tạo kẽ hở để những người đứng đằng sau lợi dụng. Không hiểu bằng cách nào nhưng vào tháng 11.2011, bằng danh nghĩa tái cấu trúc, giải cứu SouthermBank, NHNN đã hào phóng chỉ đạo rót 5.000 tỷ vào ngân hàng này để giúp cho SouthermBank thoát khỏi tình trạng khách hàng rút tiền mà không có thanh toán (con số này được thể hiện trong báo cáo tài chính 2011 của SouthermBank).
Và đặc biệt, bước sang năm mới, tháng 1. 2012, NHNN lại tiếp tục ưu ái SouthermBank bằng việc tiếp tục cho vay 5.000 tỷ để trả nợ chính NHNN nhưng rót vòng, thông qua BIDV và biến đây thành một hoạt động cho vay liên ngân hàng thông thường. Có thể nói, đây chính là mấu chốt vấn đề, bởi khi SouthermBank chưa trả được 5.000 tỷ cho NHNN thì vẫn bị giám sát, vẫn nằm trong nhóm 4 thuộc diện phải sáp nhập. Nhưng khi trong sổ sách của SouthermBank không còn hiển thị số nợ NHNN mà chỉ nợ BIDV như một hoạt động vay liên ngân hàng bình thường thì NHNN có thể rút toàn bộ giám sát ra và ung dung đẩy SouthermBank nhảy vọt từ nhóm 4 lên nhóm 2; được cấp tăng trưởng tín dụng 15%; được đi vay liên ngân hàng; “giải cứu” SouthermBank một cách ngoạn mục để ngân hàng này chuẩn bị cuộc “cách mạng cá bé nuốt cá lớn”; tham gia thôn tính “đại gia” Sacombank.
Cũng như nhiều người khác, nhóm lợi ích do những “đại gia tài chính” nêu trên nhận thức rất rõ về sự “béo bở” của Sacombank. Bởi lẽ, cho tới thời điểm hiện tại, với tổng tài sản hiện có là 160.000 tỉ đồng, hơn 10.000 nhân viên, 400 chi nhánh, phòng giao dịch ở ba nước Đông Dương, 1 triệu khách hàng và tới 80% các điểm giao dịch là bất động sản thuộc sở hữu riêng, Sacombank thực sự là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Mà những ưu điểm này, có mơ thì những Eximbank, SouthermBank của các đại gia nêu trên cũng phải mất hàng chục năm nữa mới có thể gây dựng được. Do vậy, thôn tính là lựa chọn tốt nhất.
Trong cơ chế thị trường, việc này cũng hết sức bình thường. Nhưng điều bất bình thường ở đây là không có sự minh bạch, không đàng hoàng. Phần lớn số tiền vay từ NHNN, BIDV, ACB và các ngân hàng khác đã được những nhóm lợi ích nêu trên đầu tư vào thương vụ thôn tính Sacombank.
Với những phép “biến hoá” như vậy nhóm lợi ích nêu trên đã nắm thêm 15% CP STB cùng với 16% do Eximbank nắm giữ và 24% Southermbank mua bằng “tiền giải cứu” từ NHNN và vay tín chấp tại ACB… để hội đủ số % cổ phần để thâu tóm và đưa Sacombank vào “liên minh” của mình.
Có thể nói, đằng sau “thương vụ” tái cấu trúc ngân hàng phương Nam, đã lộ rõ nhóm lợi ích lợi dụng kẽ hở để dùng tiền nhà nước đi thao túng và thôn tính thị trường tài chính. Với một ví dụ về nhóm lợi ích nêu trên, chúng tôi mong muốn coi đây là một cảnh báo về những dấu hiệu tiêu cực đằng sau kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của NHNN. Chính thống đốc Nguyễn Văn Bình từng phát biểu: “Với lòng yêu nước của nhân dân ta và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tôi tin rằng, chúng ta sẽ không để lợi ích nhóm chi phối lợi ích quốc gia.”. Vì vậy, chúng tôi rất mong những điều nêu trên sẽ sớm được làm sáng tỏ.
Người sài gòn gởi cho QLB
Sacombank bị thâu tóm: Cơ quan quản lý có tiếp tay?
3 NĐT trở thành cổ đông lớn của STB trước ngày 1/3/2012 chỉ sau 1 giao dịch mua duy nhất, nhưng phải hơn 3 tháng sau, UBCK mới công bố quyết định xử phạt.UBCK vừa công bố quyết định xử phạt 3 cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (STB) do không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn.
Thứ nhất, hành động mua đến mức sở hữu lớn của 3 cổ đông này thực hiện trước 1/3/2012 và đều trở thành cổ đông lớn sau 1 giao dịch mua duy nhất, nhưng phải hơn 3 tháng sau, ngày 8/6/2012, UBCK mới công bố quyết định xử phạt, vì sao?
Ở đây, cần nói rõ là với hệ thống công nghệ hiện có, từ lâu, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), cơ quan thuộc quyền quản lý của UBCK, đã giám được tận chân sở hữu chứng khoán của từng tài khoản nhà đầu tư.
Thực tế, VSD và UBCK có thông tin cập nhật hàng ngày, hàng giờ về sự biến động sở hữu chứng khoán của từng tài khoản. Vậy, việc ra quyết định xử phạt cổ đông lớn “mua chui” cổ phiếu STB sau 3 tháng, khi cuộc thâu tóm STB của nhóm cổ đông Eximbank đã xong xuôi - liệu có công bằng với STB, cán bộ nhân viên Ngân hàng và các cổ đông gốc STB hay không?
Thứ hai, vụ việc nhóm cổ đông lớn Eximbank có ý định thâu tóm Sacombank bùng nổ từ ngày 29/2/2012 khi Chủ tịch Eximbank công bố đã nhận ủy quyền đến 51% cổ phần STB trong điều kiện kiện STB chưa chốt danh sách cổ đông để tổ chức đại hội, khiến dư luận đặt ra câu hỏi lớn: những ai cùng liên minh mua lượng lớn cổ phiếu STB nhằm mục đích thâu tóm? UBCK ngay sau đó (ngày 1/3/2012) đã có công văn yêu cầu cả EIB và STB báo cáo về vụ việc, nhưng sau đó không có bất kỳ một thông tin nào từ cơ quan quản lý cung cấp ra thị trường.
Sự im lặng của nhà quản lý cho đến khi cuộc thâu tóm ngã ngũ, nên phải hiểu như thế nào trong cuộc chiến nóng bỏng giành quyền kiểm soát Sacombank - một DN niêm yết lớn trong TOP 10 DN có giá trị vốn hóa lớn nhất TTCK?
Thứ ba, vụ việc STB bị thâu tóm đã và đang dấy lên nỗi lo chung của các DN niêm yết về khả năng “mất lúc nào không biết”, khi những quy định và giám sát thực hiện quy định pháp lý về M&A không chặt chẽ như hiện nay. Trên TTCK, ai có tiền đương nhiên có quyền mua cổ phiếu, nhưng pháp luật ở đâu nếu những đối tượng “mua chui” cổ phiếu vì mục đích thâu tóm DN, lại chỉ bị phạt vài chục triệu đồng?
M&A vốn là một hoạt động bình thường trên TTCK. Nhưng M&A là một hoạt động rất nhạy cảm vì liên quan đến rất nhiều chủ thể, nên ở đó, cần hơn hết là sự công bằng của luật pháp, sự minh bạch và công khai của các đối tượng tham gia M&A theo đúng quy chuẩn của luật pháp. Vụ STB bị thâu tóm là một bài học lớn cho các DN, nhưng ở đó còn có những câu hỏi ngỏ, rất cần nhà quản lý lên tiếng trả lời.
Ngày 7/6/2012, UBCK ban hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ báo cáo và công bố thông tin liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (cổ phiếu STB), cụ thể như sau:
1. CTCP Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu
Ngày 1/3/2012, Công ty đã mua 21.913.623 cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 48.783.623 cổ phiếu STB, chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của STB, nhưng Công ty không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn, vi phạm quy định tại Điểm 4.1 Khoản 4 Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC.
2. CTCP Đầu tư Sài Gòn Exim
Ngày 9/1/2012, Công ty đã mua 42.139.266 cổ phiếu STB làm tăng số lượng sở hữu cổ phiếu STB lên 50.355.510 cổ phiếu - chiếm tỷ lệ 5,17% số lượng cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của STB, nhưng không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn, vi phạm quy định tại Điểm 4.1 Khoản 4 Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC.
3. Ông Trần Phát Minh
Ngày 24/02/2012, ông Minh đã mua vào 1.544.520 cổ phiếu STB, nâng số cổ phần sở hữu lên 48.819.777 cổ phiếu - chiếm tỷ lệ 5,01% tổng số cổ phiếu STB đang lưu hành và trở thành cổ đông lớn của STB, nhưng không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn, vi phạm quy định tại điểm 4.1 Khoản 4 Mục II Thông tư 09/2010/TTBTC.
Xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCK quyết định phạt tiền 60 triệu đồng/tổ chức, cá nhân theo Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 về xử phạt vi phạm hành.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
@ stockbiz
Sacombank bị thâu tóm: Cơ quan quản lý có tiếp tay?
Cuối chiều 21/2, PV nhận được bản kiến nghị của Công đoàn Sacombank liên quan đến văn bản đề nghị của Eximbank mới đây.
Kiến nghị này cũng được gửi cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn Lao động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tp.HCM, Liên đoàn Lao động Tp.HCM, Công đoàn ngành Ngân hàng Nhà nước.
Để tiếp tục thông tin về sự kiện và rộng đường dư luận, xin trích đăng nội dung bản kiến nghị của Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), tập trung ở những nội dung xoay quanh việc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có văn bản đề nghị bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát Sacombank tại đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới.
“1. Mục đích đầu tư
Hiện Eximbank chỉ sở hữu 9,73% cổ phiếu STB (mã cổ phiếu của Sacombank - PV) và khi đưa ra các yêu cầu đối với Sacombank đã không đưa ra tài liệu chứng minh họ có ủy quyền hợp pháp của phần còn lại mà họ gọi là đại diện cho 51% vốn cổ phần tại Sacombank. Chúng tôi kính đề nghị các ban ngành chức năng làm rõ chủ sở hữu thực sự của 51% này có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hay không và mục đích đầu tư vào Sacombank.
Chúng tôi sẵn sàng chào đón những sự đóng góp tích cực cho sự phát triển của Sacombank. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là việc đầu tư được kết hợp với chiến dịch truyền thông trên báo chí, minh chứng là thông tin “thâu tóm Sacombank” đã và đang lan tràn trên thị trường nhằm làm giảm niềm tin của cổ đông, khách hàng đối với Sacombank. Và đỉnh điểm là công văn đề nghị bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát Sacombank của Eximbank đã đăng trên các báo, chúng tôi nhận thấy Eximbank chưa hề đưa ra những phương án nhằm mục đích đưa Sacombank phát triển mà họ mượn chiêu bài vì mục đích cổ đông để đưa ra những yêu sách nhằm làm mất tính ổn định của Sacombank. Chúng tôi không loại trừ việc có những nhà đầu cơ đứng sau Eximbank để trục lợi từ việc này và điều này làm ảnh hưởng đến an toàn hoạt động và sự phát triển của Sacombank nơi mà chúng tôi đã gắn bó và đang cống hiến hết mình.
Việc có nhà đầu tư mới tham gia vào Sacombank để cùng Ban lãnh đạo Sacombank thực hiện chiến lược phát triển mà đại hội đồng cổ đông đã thông qua là dấu hiệu tích cực đánh dấu cho sự phát triển của Sacombank trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và nguyện đóng góp công sức của mình vào sự phát triển chung này. Tuy nhiên, việc nhà đầu tư mới không vì mục tiêu phát triển chung mà vì mục đích “buôn bán ngân hàng” thì đây là dấu hiệu đáng ngại cho tính ổn định và an toàn hoạt động của Sacombank nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung; sự nghiệp, cuộc sống của gần 10.000 công đoàn viên chúng tôi và gia đình chúng tôi rồi sẽ ra sao khi chúng tôi đang làm việc trong một môi trường mất ổn định như thế?
Bản kiến nghị của Công đoàn Sacombank muốn ban ngành chức năng làm rõ mục đích đầu tư của nhóm đại diện 51% vốn cổ phần tại ngân hàng này
2. Ai bảo đảm tương lai cho Sacombank?
Những vị lãnh đạo của Sacombank hiện nay cũng là những người đã khai sinh ra Sacombank và họ đã cống hiến và dành tâm huyết cho Sacombank gần như suốt cả cuộc đời. Chúng tôi đã đi theo và được tận mắt thấy họ 20 năm nay và chúng tôi biết họ làm tất cả vì sự phát triển Sacombank, vì bao thế hệ Sacombank, trong đó có gần 10.000 công đoàn viên chúng tôi. Còn những vị đang có ý định lên thay thế họ, liệu các vị có dám nói với lương tâm của mình rằng các vị sẽ vì Sacombank hay không? Các vị sẽ đảm bảo cho công việc và cuộc sống ổn định cho gần 10.000 cán bộ nhân viên Sacombank hay không? Trong khi các vị đang cố tình tạo dư luận để gây bất ổn cho hoạt động của Sacombank và cho chính cuộc sống chúng tôi?
Hiện mỗi ngày chúng tôi đang phải đối diện với việc nhiều khách hàng gửi tiền đến bày tỏ sự lo ngại về diễn biến hoạt động của Sacombank. Bản thân chúng tôi cũng cảm thấy rất hoang mang về cuộc sống và tương lai, bởi chúng tôi còn có gia đình, con cái và cả tương lai phía trước. Chúng tôi đã cùng Sacombank trải qua biết bao thăng trầm để có được thành quả ngày hôm nay khi xây dựng Sacombank trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có thương hiệu hàng đầu Việt Nam với quan điểm phát triển an toàn - bền vững, hệ thống chi nhánh rộng khắp khu vực Đông Dương. Nhưng nay, những cổ đông mới đến đang có ý định vào Sacombank để phá vỡ nền tảng này và định hướng tiêu cực.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi và kiến nghị các cơ quan ban ngành đoàn thể hãy quan tâm, hỗ trợ vì sự phát triển của Sacombank và sự ổn định cuộc sống của người lao động chúng tôi”.
(Nguoiduatin.vn) - Hậu "thâu tóm" gần như toàn bộ hội đồng quản trị của Sacombank được thay thế, “thuyền trưởng” Đặng Văn Thành cũng không còn là người đại diện pháp luật cho Sacombank và tổng giám đốc cũng đã được thay thế vào cuối tuần trước.
Nhìn lại cuộc thâu tóm Sacombank
Câu chuyện về việc thâu tóm Sacombank đã làm "nóng" giới tài chính trong suốt hơn 1 năm qua. Sở dĩ câu chuyện được dư luận quan tâm bởi Sacombank không chỉ là một ngân hàng lớn có thương hiệu trong giới tài chính mà còn do số tiền khổng lồ mà người ta bỏ ra để thâu tóm và bí ẩn của thế lực đứng đằng sau “trận chiến” này.
Theo luật doanh nghiệp, nhóm cổ đông chiếm 65% vốn điều lệ có thể thông qua phần lớn các quyết định tại cuộc họp. Còn nhóm cổ đông sở hữu trên 75% có thể quyết định tất cả các hoạt động liên quan đến công ty cổ phần. Các quy định chi tiết hơn thường nằm trong điều lệ của công ty.
Như vậy, khi một nhóm cổ đông nào đó sở hữu hoặc nhận được ủy quyền của 65% cổ phần trở lên thì gần như đã làm chủ doanh nghiệp. Do đó một việc “thay máu” trong một doanh nghiệp niêm yết là một chuyện hết sức bình thường.
Ngân hàng thường có tính “đại chúng” rất lớn vì những quy định của luật pháp và do tính chất đặc thù. Theo luật ngân hàng năm 2010 thì một cổ đông cá nhân chỉ được sở hữu không quá 5%, vốn điều lệ 1 ngân hàng, còn cổ đông tổ chức sở hữu không quá 11%.
Trở lại với câu chuyện Sacombank, ngân hàng này được ông Đặng Văn Thành và một số cổ đông khác sáng lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Sau hơn 20 năm phát triển vốn điều lệ của Sacombank hiện tại đã lên tới hơn 10.000 tỷ đồng, và trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam. Để phát triển nhanh thì những người sáng lập phải chấp nhận pha loãng cổ phiếu và chia sẻ quyền lực với các cổ đông mới. Kết quả là, tính cho đến nay thì tỷ lệ sở hữu của cá nhân ông Đặng Văn Thành và những người có liên quan khá nhỏ (khoảng 20%).
Như vậy, với sức “đề kháng” khá yếu của ban lãnh đạo công ty và sự hấp dẫn của mình thì Sacombank trở thành miếng mồi ngon cho những người muốn thâu tóm. Theo thông tin lan truyền trong giới tài chính thì cuộc thâu tóm Sacombank đã âm thầm diễn ra cách đây 2-3 năm nhưng thông tin rộ lên chỉ cách đây hơn 1 năm. Vào đầu năm 2012 nhóm thâu tóm mới chính thức lộ diện khi chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ ngân hàng và đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank. Mọi nỗ lực phòng thủ của ban lãnh đạo hiện thời của Sacombank không mang lại hiệu quả.
Kết quả, sau đại hội cổ đông ngày 26/05 vừa qua gần như toàn bộ Hội đồng quản trị cũ bị thay thế. Ông Thành vẫn làm CT HĐQT của Sacombank nhưng không còn là người đại diện pháp luật. Ngày 01/06 vừa qua Sacombank cũng đã thay đổi tổng giám đốc.
Tương lai hậu sáp nhập vẫn còn bí ẩn
Vụ thâu tóm Sacombank đã tạm khép lại, giờ đây vấn đề mà giới tài chính quan tâm là tương lai phía trước của ngân hàng này sẽ ra sao?
Cho đến nay, một vấn đề còn “bí ẩn” mà giới tài chính đặt ra là ai đứng đằng sau vụ sáp nhập này và tiền từ đâu mà nhiều thế? Nhóm cổ đông muốn nắm quyền kiểm soát Sacombank họ phải nắm giữ ít nhất là 51% cổ phần của ngân hàng này. Tuy nhiên, theo các nguồn tin “rỉ tai” thì hiện nay nhóm này đã nắm trên 70% vốn điều lệ Sacombank. Như vậy, tổng số tiền mà họ phải bỏ ra để nắm quyền kiểm soát Sacombank phải từ 15.000 đến 20.000 tỷ đồng (giả định mua STB với giá trung bình 25.000 đồng/CP). Đây là con số rất lớn so với vốn của lãnh đạo hai ngân hàng đã “lộ diện” trong vụ thâu tóm này là Eximbank và Ngân hàng Phương Nam.
Tuy nhiên, để có thể đại diện cho cổ đông lớn thì họ cũng phải nhận ít nhất sự ủy quyền của hàng chục cổ đông tổ chức hoặc cá nhân khác. Như vậy, đằng sau những người đã “lộ diện” vẫn còn lại một bí ẩn. Sự thành bại, đường lối của Sacombank hậu thâu tóm còn nằm sau tấm màn đen bí ẩn này. Tính đoàn kết, mục đích thật sự của nhóm cổ đông này sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của Sacombank?
Một tiêu chí đánh giá “tương lai” của Sacombank hậu sáp nhập là thử nhìn vào ban lãnh đạo mới được bầu. Trong số 8 người mới được bầu hội đồng quản trị của Sacombank thì có tới 4 người của Ngân hàng Phương Nam, 2 người của Eximbank. Theo đánh giá của một số người trong giới tài chính thì đây là không phải là những nhân vật có “máu mặt”.
Nghi ngờ này không phải là không có cơ sở khi trong HĐQT của Sacombank có một gương mặt “thiếu niên” và thuộc diện “con ông cháu cha” còn tài năng vẫn còn là “bí mật. Ngoài ra, người của Southernbank kiêm luôn vị trí giám đốc đại diện pháp luật cho Sacombank, nhưng như chúng ta đã biết, Southernbank chỉ là một ngân hàng “tí hon” với lợi nhuận trước thuế năm 2011 chỉ hơn 200 tỷ đồng và “sức khỏe” của ngân hàng này cũng được xếp vào dạng “rất yếu”. Như vậy, liệu rằng họ có thể “tái cấu trúc” thành công một ngân hàng lớn và phức tạp như Sacombank được hay không?
Tuy nhiên, một hướng đi mà rất nhiều người nghĩ tới là việc sáp nhập Sacombank với một vài ngân hàng khác. Vấn đề này cũng được chính ông Phạm Hữu Phú, thành viên HĐQT Sacombank mới đắc cử cho biết là sẽ không loại trừ việc sáp nhập 3 ngân hàng Sacombank, Eximbank và Southernbank. Giả thuyết này được củng cố phần nào khi trước đây một vị lãnh đạo ngân hàng tự tin tuyên bố là sẽ phấn đầu năm 2015 Việt Nam sẽ có ngân hàng trong top của châu Á. Như vậy, chỉ có con đường sáp nhập một số ngân hàng lớn với nhau thì “ước mơ” của vị lãnh đạo kia mới thành hiện thực.
Tương lai của Sacombank sau đổi chủ dường như vẫn là một ẩn số đối với giới tài chính.
Song Long
Nhìn lại cuộc thâu tóm Sacombank
Câu chuyện về việc thâu tóm Sacombank đã làm "nóng" giới tài chính trong suốt hơn 1 năm qua. Sở dĩ câu chuyện được dư luận quan tâm bởi Sacombank không chỉ là một ngân hàng lớn có thương hiệu trong giới tài chính mà còn do số tiền khổng lồ mà người ta bỏ ra để thâu tóm và bí ẩn của thế lực đứng đằng sau “trận chiến” này.
Theo luật doanh nghiệp, nhóm cổ đông chiếm 65% vốn điều lệ có thể thông qua phần lớn các quyết định tại cuộc họp. Còn nhóm cổ đông sở hữu trên 75% có thể quyết định tất cả các hoạt động liên quan đến công ty cổ phần. Các quy định chi tiết hơn thường nằm trong điều lệ của công ty.
Như vậy, khi một nhóm cổ đông nào đó sở hữu hoặc nhận được ủy quyền của 65% cổ phần trở lên thì gần như đã làm chủ doanh nghiệp. Do đó một việc “thay máu” trong một doanh nghiệp niêm yết là một chuyện hết sức bình thường.
Ngân hàng thường có tính “đại chúng” rất lớn vì những quy định của luật pháp và do tính chất đặc thù. Theo luật ngân hàng năm 2010 thì một cổ đông cá nhân chỉ được sở hữu không quá 5%, vốn điều lệ 1 ngân hàng, còn cổ đông tổ chức sở hữu không quá 11%.
Trở lại với câu chuyện Sacombank, ngân hàng này được ông Đặng Văn Thành và một số cổ đông khác sáng lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Sau hơn 20 năm phát triển vốn điều lệ của Sacombank hiện tại đã lên tới hơn 10.000 tỷ đồng, và trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam. Để phát triển nhanh thì những người sáng lập phải chấp nhận pha loãng cổ phiếu và chia sẻ quyền lực với các cổ đông mới. Kết quả là, tính cho đến nay thì tỷ lệ sở hữu của cá nhân ông Đặng Văn Thành và những người có liên quan khá nhỏ (khoảng 20%).
Như vậy, với sức “đề kháng” khá yếu của ban lãnh đạo công ty và sự hấp dẫn của mình thì Sacombank trở thành miếng mồi ngon cho những người muốn thâu tóm. Theo thông tin lan truyền trong giới tài chính thì cuộc thâu tóm Sacombank đã âm thầm diễn ra cách đây 2-3 năm nhưng thông tin rộ lên chỉ cách đây hơn 1 năm. Vào đầu năm 2012 nhóm thâu tóm mới chính thức lộ diện khi chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ ngân hàng và đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank. Mọi nỗ lực phòng thủ của ban lãnh đạo hiện thời của Sacombank không mang lại hiệu quả.
Kết quả, sau đại hội cổ đông ngày 26/05 vừa qua gần như toàn bộ Hội đồng quản trị cũ bị thay thế. Ông Thành vẫn làm CT HĐQT của Sacombank nhưng không còn là người đại diện pháp luật. Ngày 01/06 vừa qua Sacombank cũng đã thay đổi tổng giám đốc.
Tương lai hậu sáp nhập vẫn còn bí ẩn
Vụ thâu tóm Sacombank đã tạm khép lại, giờ đây vấn đề mà giới tài chính quan tâm là tương lai phía trước của ngân hàng này sẽ ra sao?
Cho đến nay, một vấn đề còn “bí ẩn” mà giới tài chính đặt ra là ai đứng đằng sau vụ sáp nhập này và tiền từ đâu mà nhiều thế? Nhóm cổ đông muốn nắm quyền kiểm soát Sacombank họ phải nắm giữ ít nhất là 51% cổ phần của ngân hàng này. Tuy nhiên, theo các nguồn tin “rỉ tai” thì hiện nay nhóm này đã nắm trên 70% vốn điều lệ Sacombank. Như vậy, tổng số tiền mà họ phải bỏ ra để nắm quyền kiểm soát Sacombank phải từ 15.000 đến 20.000 tỷ đồng (giả định mua STB với giá trung bình 25.000 đồng/CP). Đây là con số rất lớn so với vốn của lãnh đạo hai ngân hàng đã “lộ diện” trong vụ thâu tóm này là Eximbank và Ngân hàng Phương Nam.
Tuy nhiên, để có thể đại diện cho cổ đông lớn thì họ cũng phải nhận ít nhất sự ủy quyền của hàng chục cổ đông tổ chức hoặc cá nhân khác. Như vậy, đằng sau những người đã “lộ diện” vẫn còn lại một bí ẩn. Sự thành bại, đường lối của Sacombank hậu thâu tóm còn nằm sau tấm màn đen bí ẩn này. Tính đoàn kết, mục đích thật sự của nhóm cổ đông này sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của Sacombank?
Một tiêu chí đánh giá “tương lai” của Sacombank hậu sáp nhập là thử nhìn vào ban lãnh đạo mới được bầu. Trong số 8 người mới được bầu hội đồng quản trị của Sacombank thì có tới 4 người của Ngân hàng Phương Nam, 2 người của Eximbank. Theo đánh giá của một số người trong giới tài chính thì đây là không phải là những nhân vật có “máu mặt”.
Nghi ngờ này không phải là không có cơ sở khi trong HĐQT của Sacombank có một gương mặt “thiếu niên” và thuộc diện “con ông cháu cha” còn tài năng vẫn còn là “bí mật. Ngoài ra, người của Southernbank kiêm luôn vị trí giám đốc đại diện pháp luật cho Sacombank, nhưng như chúng ta đã biết, Southernbank chỉ là một ngân hàng “tí hon” với lợi nhuận trước thuế năm 2011 chỉ hơn 200 tỷ đồng và “sức khỏe” của ngân hàng này cũng được xếp vào dạng “rất yếu”. Như vậy, liệu rằng họ có thể “tái cấu trúc” thành công một ngân hàng lớn và phức tạp như Sacombank được hay không?
Tuy nhiên, một hướng đi mà rất nhiều người nghĩ tới là việc sáp nhập Sacombank với một vài ngân hàng khác. Vấn đề này cũng được chính ông Phạm Hữu Phú, thành viên HĐQT Sacombank mới đắc cử cho biết là sẽ không loại trừ việc sáp nhập 3 ngân hàng Sacombank, Eximbank và Southernbank. Giả thuyết này được củng cố phần nào khi trước đây một vị lãnh đạo ngân hàng tự tin tuyên bố là sẽ phấn đầu năm 2015 Việt Nam sẽ có ngân hàng trong top của châu Á. Như vậy, chỉ có con đường sáp nhập một số ngân hàng lớn với nhau thì “ước mơ” của vị lãnh đạo kia mới thành hiện thực.
Tương lai của Sacombank sau đổi chủ dường như vẫn là một ẩn số đối với giới tài chính.
Song Long