Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Thất thoát tài sản nhà nước, ai chịu trách nhiệm?

TPO – Trong phiên trả lời chất vấn sáng 15-6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận được nhiều câu hỏi từ các đại biểu Quốc hội về vấn đề "nóng" như chống tham nhũng, thất thoát tài sản nhà nước…

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay, 15 - 6.


Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng nêu thực tế, nạn tham nhũng xảy ra nghiêm trọng, nhất là ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như vụ PMU 18, Vinashin rồi đến Vinalines, gây bất bình trong dư luận
Theo ông Thuyền, nhiều cử tri cho rằng, nếu không sớm hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không chống được nạn tham nhũng, lãng phí thì Việt Nam rất khó phát triển.
“Xin Phó thủ tướng cho biết trách nhiệm của Chính phủ đến đâu và có giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên, đưa nền kinh tế nước nhà phát triển ổn định, bền vững đáp ứng được lòng mong đợi của nhân dân?” – Ông Thuyền hỏi.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo quy định của pháp luật, Chính phủ là cơ quan hành chính, hành pháp, quản lý toàn diện kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh đất nước.
“Mỗi một thất thoát, một hiện tượng nào không tốt trong xã hội, từ một con tàu đang đi ngoài khơi bị chìm, đến những máy bay bị nổ, đều liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành có liên quan” – Phó Thủ tướng nói.
Cũng theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ nhận thức được vấn đề này và đã phân công, phân cấp trong quá trình xử lý, giải quyết.
“Đặc biệt sẽ có một chương trình quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để phát huy nguồn lực quan trọng này trong xây dựng đất nước, chống thất thoát lãng phí trong thời gian tới” – Phó Thủ tướng nói.
Đại biểu Lê Thanh Vân, Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng cho biết, rất tán thành với báo cáo của Phó Thủ tướng về giải pháp phòng chống tham nhũng, tuy nhiên, chưa thấy khâu đột phá.
“Theo Phó thủ tướng, có nên chọn ba vấn đề sau đây làm khâu đột phá hay không? Thứ nhất, chỉnh sửa luật kinh tế, để pháp luật vững chắc, kín kẽ khiến cho tham quan, tham nhũng không thể xâm nhập vào tài sản của nhà nước, nhân dân.
Thứ hai, sửa luật về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ để tham quan không thể lọt vào bộ máy nhà nước.
Thứ ba, có nên ban hành luật trọng dụng nhân tài như tôi đã đề nghị từ kỳ họp thứ nhất đến nay để thu hút lực lượng cán bộ tinh hoa nâng cao chất lượng, hiệu lực hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước hay không”.
Phó Thủ tướng tán thành những điểm đại biểu Vân nêu, cần những luật kín kẽ hơn, đặc biệt luật về quản lý kinh tế phải không có kẽ hở; đồng thời, phải có một quy chuẩn, giám sát chặt chẽ hơn để không lọt những cán bộ không tốt mang tư tưởng tham nhũng vào trong bộ máy nhà nước.
Phó Thủ tướng cũng đồng ý với việc, nên có một cơ chế thu hút nhân tài trong bộ máy nhà nước.
“Điều đó không những làm năng suất xã hội được nâng lên, đồng thời cũng góp phần vào công tác phòng chống tham nhũng” – Phó Thủ tướng nói.
Đại biểu Đồng Hữu Mạo, Đoàn đại biểu Thừa Thiên – Huế dẫn chứng, cuối năm 2010, khi trả lời chất vấn đồng chí Võ Hồng Phúc, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư nói là vô can trong thất thoát ngân sách tại Vinashin. Ngày hôm qua, đồng chí Bùi Quang Vinh trả lời cũng nói không nắm được sai phạm tại Vinalines.
“Xin hỏi Phó Thủ tướng, vậy trách nhiệm của các Bộ kinh tế tổng hợp và Bộ chuyên ngành trong việc kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh và việc sử dụng ngân sách nhà nước tại các tập đoàn tổng công ty như thế nào, các bộ có trách nhiệm gì?” – Đại biểu Mạo nêu câu hỏi.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, theo quy định của pháp luật, các Bộ tổng hợp và các Bộ chuyên ngành đều phải có trách nhiệm trong vấn đề thất thoát tài sản, vốn của nhà nước.
Phó Thủ tướng nhắc lại, bất cứ một tổn thất nào về tài sản của nhà nước, của nhân dân, theo quy định của pháp luật, có cả trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM kiến nghị, Chính phủ cần làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước với các bộ ngành có chức năng quản lý nhà nước trong việc sử dụng, quản lý vốn tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả trong thời gian vừa qua.
“Nếu được, nên công khai cách xử lý và đặt rõ trách nhiệm của Chính phủ về vấn đề này để nhân dân biết” – Bà Tâm nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng nêu vấn đề, đến khi nào thì tổ chức được việc đảm bảo cho người di dân, tái định cư có cuộc sống bằng hoặc hơn nơi ở cũ khi thu hồi đất để triển khai các dự án.

“Các chính sách thu hồi đất trong thời gian vừa qua đã đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và nhà đầu tư chưa. Vì sao người dân còn bức xúc khiếu nại kéo dài và có vụ rất căng thẳng” – Nữ đại biểu của Thành phố HCM hỏi.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, phương châm, quan điểm xử lý di dân tái định cư là phải đảm bảo cuộc sống bằng hoặc hơn nơi ở cũ.

“Đảm bảo quyền lợi cho người dân rất quan trọng. Chúng ta nói chính quyền do dân, vì dân, chúng ta phải lo việc này” – Phó Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, tuy dân chủ công khai, tạo thuận lợi tối đa cho người dân nhưng nếu người dân nào cố tình vi phạm không chấp hành luật pháp quy định trên thái độ cầu thị của chính quyền thì phải có biện pháp cương quyết để giữ kỷ cương phép nước.

Trường Phong

@ tn---Thất thoát tài sản nhà nước, ai chịu trách nhiệm?

> 'Nợ xấu ngân hàng có một phần của tổng công ty nhà nước'

Cần công khai minh bạch hoạt động của DNNN (TQ).- Nợ xấu ngân hàng: “Tập đoàn không phải nguyên nhân chính” (VnEco). 

- “Lời nguyền địa lý”: định mệnh hay lựa chọn? (SGTT).

 

--Thực trạng thị trường xử lý nợ xấu của Việt Nam


-

 

--Banks' Bad Debts Weigh on Vietnam

bản dịch của Econo – Việt Nam “đang đi đúng hướng” trong giải quyết nợ xấu.   : và VEF: --WSJ: Nợ xấu đang đè nặng Việt Nam

- Chính phủ Việt Nam đang bị đặt dưới áp lực rất lớn để tìm ra những giải pháp nhằm giảm vòng xoáy nợ xấu. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng vấn đề nợ nần đang xâm nhập toàn khu vực châu Á, Wall Street Journal nhận định.

Giống như nhiều quốc gia châu Á khác, chính phủ Việt Nam đã đổ rất nhiều tiền vào các gói kích thích tăng trưởng nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09. Hiện nay số lượng người vay nợ gặp khó khăn trong việc thanh toán ngày một gia tăng, đặc biệt là khu vực bất động sản. Thêm vào đó là những lo ngại về sự ổn định của cả nền kinh tế.
Tuần trước, thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình báo cáo trước Quốc hội, tổng số nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam đang ở mức 10%, tăng so với 6% vào cuối năm ngoái và dưới 3% vào năm 2008. Ông cho biết, chính phủ có kế hoạch thành lập một công ty quản lý tài sản với số vốn 100 nghìn tỷ đồng (4,8 tỷ USD) để giải quyết tình trạng này.
Bộ tài chính cũng cho biết, các doanh nghiệp nhà nước hiện không có khả năng thanh toán 20- 30% tổng số nợ ngân hàng trị giá 415 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó tổng số nợ xấu tại các ngân hàng hiện lên tới con số 280 nghìn tỷ đồng, tương đương với 11% GDP cả nước.
Một số nhà phân tích cho biết, những vấn đề của Việt Nam là hiếm gặp đối với nền kinh tế Đông Nam Á từng một thời rất “hot” này. GDP Việt Nam giảm xuống còn 4% trong quý đầu tiên năm nay so với mức trung bình 7,7% từ 2003- 2008. Không giống các nước châu Á khác, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong thời gian gần đây đã tạo sức ép lên đồng tiền nội địa và khiến cho tình hình thêm bất ổn.

*


Một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước- kiểm soát đến 40% doanh thu của nền kinh tế nhưng lại hoạt động rất bấp bênh. Chính sách tín dụng nới lỏng đã khiến cho tỷ lệ lạm phát vọt lên 20% vào năm ngoái- mức quá cao so với khu vực châu Á.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế vẫn tin tưởng Việt Nam đang thực hiện các bước đi cần thiết để kiểm soát tình hình.
Trong năm qua, chính phủ cam kết sẽ cải tổ lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước đồng thời thắt chặt tín dụng. Điều này đã kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức 8%. Tăng trưởng nợ ở mức 10,9%m thấp hơn rất nhiều mức trung bình 35% từ 2006- 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ tín dụng so với GDP lại vọt lên 125% so với 71% trước đó.
Mới đây thôi, chính phủ Việt Nam đã vài lần cắt giảm tỷ lệ lãi suất nhằm giúp cho một số người vay có thể giải quyết được phần nào vấn đề nợ nần của mình.
Ông Guy Stear, người đứng đầu Société Générale tại châu Á cho biết, Việt Nam đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, diễn biến của tình trạng nợ xấu có thể báo trước những dấu hiệu xấu tại những quốc gia khác trong khu vực. Cả châu Á đang xoay xở thoát khỏi vòng xoáy nợ ngân hàng và hiện các khoản nợ khó đòi đang duy trì ở mức thấp (theo chu kỳ). Nhưng khoảng 2 năm tới, tỷ lệ này sẽ gia tăng.
Nhiều người lo ngại rằng, nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước tình trạng rối bời tại châu Âu. Nhu cầu xuất khẩu đối với hàng hóa Việt Nam giảm mạnh và do đó cũng khiến cho Việt Nam khó khăn hơn trong việc giải quyết thực trạng nợ xấu.
Những nỗ lực của các nhà điều hành kinh tế trước đó dường như đã chưa mang lại nhiều hiệu quả.
Trong một phát biểu hồi tuần trước, chính phủ cho biết, giải quyết tình trạng nợ xấu hiện là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác cải cách hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước vừa đưa ra sáng kiến thành lập một công ty quản lý tài sản để giải quyết tình hình, nhất là trong khu vực bất động sản. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia tài chính.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác trong đó có ông Christian de Guzman, chuyên gia phân tích của Moody thì lại đặt ra câu hỏi rằng liệu chiến lược đối phó với nợ xấu của Việt Nam liệu có thể thành công khi mà lượng vốn dành cho công ty quản lý nợ còn rất khiêm tốn.
Vấn đề nợ xấu của Việt Nam một phần bắt nguồn từ sự lấn át thái quá của các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều trong số đó rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính khi chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mà họ không có kinh nghiệm và chuyên môn. Tín dụng quá mức cũng khiến góp phần vào thực trạng bong bóng bất động sản những năm gần đây. Ông Nguyến Đức Thành, trung tâm nghiên cứu chính sách và kinh tế Việt Nam cho biết, tình hình hiện nay là rất nghiêm trọng, nhưng không phải mọi khoản nợ xấu đều không thể giải quyết.
"Tôi dự đoán, trong giai đoạn 2012- 2015, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và ngân hàng cũng có thể giải quyết được những vấn đề của mình khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn", ông cho biết.

Hung Ninh (Theo WSJ)

-Rối bời xử lý nợ xấu

'Chính phủ mua nợ để cứu doanh nghiệp và ngân hàng'-

 - Thấy gì qua các phiên chất vấn Bộ trưởng?  (Tầm nhìn).  - “Bộ trưởng không thấy bệnh thì làm sao sửa”? (Vietbao).
- Đằng sau cụm từ “mới mẻ” và “lịch sử”… (Bút Lông).
- Xóa độc quyền điện: 17 năm là quá chậm (VEF).

- Cà phê cuối tuần: Euro và Quốc hội  (VnEco). - Bộ trưởng làm đại biểu toát mồ hôi (VNN). - ‘Không sợ mất chức, mất ghế’ (VNN).  – Đại biểu ‘chấm điểm’ Phó Thủ tướng (VNN).

- Đề nghị Chính phủ xem lại phí sử dụng đường bộ (DT).
- Bộ trưởng làm đại biểu toát mồ hôi (VNN).  - Thấy gì qua các phiên chất vấn Bộ trưởng?  (Tầm nhìn).  - “Bộ trưởng không thấy bệnh thì làm sao sửa”? (Vietbao).
- Đằng sau cụm từ “mới mẻ” và “lịch sử”… (Bút Lông).
- Xóa độc quyền điện: 17 năm là quá chậm (VEF).

- Phó Thủ tướng: Đã qua thời khó khăn nhất (VNN).  - Tổng công ty, tập đoàn góp phần tăng nợ xấu (TT).  - Tập đoàn thua lỗ: Có trách nhiệm của Chính phủ (VOV). - Sát nhập, cắt giảm và chính sách nhằm phục hồi thị trường Việt Nam: Rally, cuts, and policy aim to revive Vietnam’s market (Property Reports).

- Petro Việt Nam “quên” nộp 19.000 tỉ đồng? (TT).
- Gần 22.000 doanh nghiệp giải thể từ đầu năm 2012 (DT).
- Khốn đốn vì ngân hàng “bế” cửa (NNVN).
- Giá vàng trong nước tăng 70.000 đồng mỗi lượng (TTXVN).
- Tây nguyên ồ ạt trồng tiêu (TN).
- Kinh tế học Công cộng: Lời nói đầu của J.E. Stiglitz (Vietfin.net).

- HÃY KIÊN NHẪN VỚI ĐẦU TƯ TƯ NHÂN (Vũ Quang Đông).
- Mối lo lạm phát giúp kim loại vàng “lấp lánh” hơn (TTXVN).
- Chấp thuận nguyên tắc sáp nhập Habubank vào SHB (VnEco).
- Xuất khẩu tôm sang Nhật giảm vì chất cấm mới (DV).

Tổng số lượt xem trang