Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Công lý muộn trong thảm án nửa đêm ở Bắc Kinh

Vụ án thảm sát con gái của lãnh sự Anh tại Bắc Kinh năm 1937 cuối cùng cũng được vén màn bí mật sau nhiều thập kỷ chôn giấu.
Thi thể của Pamerla Werner được tìm thấy với nhiều bộ phận bị mất. Cha của cô là Edward Werner bị coi là nghi phạm hàng đầu. Các cuộc điều tra sau đó đã bị gián đoạn khi Nhật đổ bộ vào Trung Quốc năm 1937. Những dữ liệu tại cơ quan Lưu trữ Quốc gia ở London đã giúp làm sáng tỏ vụ kỳ án thảm khốc này.
Pamela (ảnh trái) và cha nuôi là Edward Werner  (ảnh phải)

Vào một buổi sáng sớm năm 1937, một ông lão Trung Quốc đi trên đường và phát hiện ra một thi thể. Thi thể nằm trên đất lạnh dưới một chòi canh ở vùng rìa khu vực Bắc Kinh Cổ, và trên người phủ đầy sương giá. Lũ chó hoang đang đánh hơi trên thi thể này.
Đây là thi thể của một cô gái trẻ, nhưng không giống như những phụ nữ thông thường khác: đó là một cô gái ‘Tây’, một người ngoại quốc, người cô đã bị cắt làm nhiều mảnh. Trên đôi chân trần trụi và xanh tái là những vết cắt, còn khuôn mặt thì bị đâm rất nhiều nhát dao.
Quá kinh hãi, người đàn ông gia chạy đi báo cảnh sát. Thông tin về phát hiện kinh hoàng này nhanh chóng lan ra và những người qua đường tập trung tại nơi xảy ra vụ án khi Đại tá Han – một thám tử điều tra người Trung Quốc – cùng với Ủy viên Thomas thuộc Công sứ Anh đã đến kiểm tra thi thể.
Trên người cô gái có một ít quần áo. Đầu của cô gái đã bị chà xát, mái tóc vàng của cô rối tung bê bết máu. Han đã kéo chiếc váy kẻ chéo xuống để che cặp đùi trần trụi và bỏ chiếc áo sơ mi lụa nhét dưới thi thể của cô gái.
Ông mở chiếc áo khoác len và kéo chiếc áo cánh khỏi ngực của thi thể cô gái.
Thám tử Han và Thomas thất kinh khi phát hiện ra mình của cô gái đã bị mổ phanh ra, mọi xương sườn bị gẫy. Điều rùng rợn hơn nữa là, tim của cô đã không còn. Bàng quang, thận và cả gan của cô cũng biến mất.
Điều ngạc nhiên là, trên hiện trường không hề có vết máu. Ngay cả chiếc đồng hồ đeo tay gắn bằng kim cương đắt tiền của cô cũng vẫn còn nguyên. Cảnh sát đã lấy chiếu bằng rơm phủ lên thi thể cô gái ngoại quốc xấu số.
Khi cảnh sát đang tìm các manh mối, một người đàn ông da trắng len vào trong đám đông. Một ánh mắt kinh hãi toát lên từ khuôn mặt của ông khi ông nhìn thấy mái tóc vàng dưới tấm chiếu phủ. Ông hét lên “Pamela” trước khi quẫn trí và gục xuống mặt đất.
Sau khi nhận dạng, thi thể này là xác của cô gái 17 tuổi Pamela Werner. Còn người đàn ông già ngoại quốc là cha của cô – Edward Werner, cựu lãnh sự Anh tại Bắc Kinh và là một học giả đáng kính.
Giờ đây, cuốn sách lôi cuốn của Paul French  - một nhà nghiên cứu về Trung Quốc – đã kể lại câu chuyện thảm khốc về cuộc đời của Pamela, nỗ lực điên cuồng khổ sở của cha cô khi tìm công lý cho con, và sự thật gây sốc về tội ác này được chôn giấu ‘hợp pháp’ trong suốt 75 năm qua.
Chỉ đến khi French vô tình đi qua đống hồ sơ đầy bụi bặm ở cơ quan Lưu trữ Quốc gia tại Kew, phía tây London, vụ án này mới được đưa ra ánh sáng.
Sau khi không thấy Pamela về nhà, Werner đã đi tìm con gái trong suốt màn đêm. Ông đi qua khu vực Tô giới nơi hầu hết người ngoại quốc sống ở đây với các đặc quyền và tách ra khỏi đám đông hỗn độn, ông đi men quanh khu vực Badlands có nhiều con phố đang là nơi khu trú của thuốc phiện và nhà thổ. Đây là một hình ảnh nhớp nhúa và tiều tụy của Bắc Kinh.
Trang báo đăng tin về vụ án mạng của Pamela Werner số ra ngày 8/1/1937.
Ông lùng sục gần như suốt cả đêm, rồi trở về nhà một lát và lại tiếp tục hành trình tìm kiếm khi trời hửng sáng. Khi ngang qua chòi canh, ông nhìn thấy đám đông tụ tập. Linh tính mach bảo điều gì đó chẳng lành, ông cần tới đó xem sao. Khi mới nhìn thoáng qua mái tóc sáng màu dưới lớp chiếu rạ, ông vỡ vụn từng lời.
Vụ thảm án của Pamela Werner đã làm rung chuyển Bắc Kinh vào tháng Giêng năm 1937. Bầu không khí lúc đó căng thẳng và nóng ran vì người Nhật đã xâm lược Trung Quốc 6 năm trước đó. Giờ thì họ đang vây quanh thành phố này.
Những người da trắng hiểu rằng cuộc sống sung túc của họ, những bữa trưa và rượu trong các câu lạc bộ đang bị đặt trên bàn cân. Cái chết của Pamela chỉ làm gia tăng nỗi sợ hãi và đe dọa.
Những phỏng đoán xoay quanh động cơ của vụ án. Tại sao thi thể của cô gái trẻ lại bị cắt làm nhiều mảnh và vứt bỏ? Tại sao nhiều tuần sau đó, thủ phạm không bị bắt? Sáu tháng sau đó, khi vụ án chưa phá được, các nhà chức trách người Anh lại đóng hồ sơ. Nhưng Werner quyết không để vụ việc bị ỉm đi như vậy.
Vụ án mạng được đưa tin trên khắp thế giới, đăng kèm bức ảnh của cô gái trẻ Pamela chụp ba ngày trước khi mất tích. Cô gái 17 tuổi có dáng vẻ thanh mảnh, tao nhã trong bộ váy hợp mốt khác hẳn với hình chụp cô khi mặc đồng phục – trông chắc nịch và lẳn người.
Đại tá Han và người đồng nhiệm Anh DCI Dick Dennis bắt đầu ráp lại các hoạt động cuối cùng của Pamela. Dennis được yêu cầu khoanh vùng điều tra ở khu Tô giới, còn Han xử lý khu vực ngoài thành Bắc Kinh, bao gồm cả khu Badlands.
Các chứng cứ sau đó cho thấy rằng cũng giống như có hai phiên bản khác nhau của một Bắc Kinh đương thời, thì cũng có 2 Pamela hoàn toàn trái ngược: một cô học trò Pamela thích trượt tuyết; và một Pamela khác lại vô cùng nổi loạn, thạo đời và có cả vốc bạn trai.
Edward Werner đã nhận nuôi Pamela từ một trại trẻ mồ côi Bồ Đào Nha ở Bắc Kinh vì người vợ trẻ trung xinh đẹp của Werner là Gladys Nina không thể sinh con. Nhưng khi Pamela lên năm tuổi, Gladys Nina qua đời và Werner đã một mình nuôi con gái. Khi đó, ông 49 tuổi.
Pamela có mái tóc vàng, đôi mắt ánh nâu và hàng mi dài. Cô lớn lên và trở thành một cô gái tự lập. Cô nói tiếng Trung trôi chảy, có thể đạp xe dạo khắp Bắc Kinh, và đi đến những nơi mà các cô gái da trắng khác hiếm khi lui tới.
Vào ngày định mệnh của đời cô, cô đi chơi trượt tuyết với hai người bạn gái khác. Nhưng đến 7 giờ, cô nói mình muốn về nhà ăn tối. Trời tối mịt, hai người bạn gái hỏi liệu Pamela có sợ khi phải đạp xe một mình khắp thành phố không.
Pamela đáp lại một cách can đảm rằng: “Suốt đời tớ đã cô độc rồi. Tớ chẳng có gì để sợ cả. Với cả, Bắc Kinh là thành phố an toàn nhất thế giới này”.
Chỉ vài giờ sau đó, Pamela chết. Đầu của cô bị một vật cứng đập mạnh, trong sọ đầy máu. Cô đã đối mặt với kẻ tấn công, điều đó cho thấy có thể cô biết về người này từ trước. Những vết xước trên tay cô cho thấy cô đã cố gắng tự vệ.
Khám nghiệm tử thi cho thấy sau khi cô chết, họng của cô đã đâm bằng dao sắc nhọn. Máu trên người cô đã được lau sạch và mình bị mổ phanh, các bộ phận nội tạng biến mất. Rất khó có thể nói rằng cô có bị cưỡng bức hay không, chỉ có một điều chắc chắn là cô không còn ‘nguyên vẹn’. Khuôn mặt, chân và khu vực giữa hai chân của cô đã  bị đâm bằng rất nhiều nhát dao.
Vụ án mạng không thể xảy ra ở chân chòi canh nơi mà người ta tìm thấy thi thể của cô – vì tại hiện trường này không có nhiều máu như đáng ra phải có (từ các vết thương nghiêm trọng gây ra). Vậy thì vụ án mạng xảy ra tại đâu? Và ai có thể làm nên những việc này?
Ban đầu, cha nuôi của Pamela là Edward Werner lại trở thành kẻ tình nghi hàng đầu. Wener là một người có tính cách hơi dị biệt, học rộng và uyên bác nhưng lại cứng rắn. Ông bị buộc thôi việc tại Văn phòng Ngoại quốc sau khi vài lần tấn công người khác bằng roi ngựa.
Ông từng đấm vỡ mũi một trong số những người theo đuổi Pamela. Liệu có thể nào ông đã giết chết con gái mình trong một cơn thịnh nộ?
  • Lê Thu (theo DM)
(Còn tiếp)
@ vnn: Vén màn 'thảm án nửa đêm' ở Bắc Kinh sau 75 năm

Thảm án nửa đêm ở Bắc Kinh: Sát thủ lộ mặt
Sau khi xác của cô gái Pamela được phát hiện, cha nuôi của cô là Edward Werner bị tình nghi nhiều nhất. Nhưng rõ ràng là ông vô cùng quẫn trí và đau đớn. Bên cạnh đó, không hề có vết máu nào trong và quanh khu nhà của ông, cũng như trong quần áo của ông.
Pamela Werner (ảnh trái) và cha nuôi Edward Wener (ảnh phải)
Một ngày sau vụ ám sát, một người phu kéo xe đã bị thẩm vấn sau khi người này mang tấm đệm dính đầy máu đi giặt.



Đại tá Han đã thử thách người phu xe này nhưng ông cảm thấy rằng lượng máu dính trên xe không đủ nếu so với vết thương gây ra trên người Pamela. Han nói với Dennis rằng máu này là của một người lính thủy đánh bộ của Mỹ vừa mới đánh nhau. Sau đó, họ để cho người phu xe đi.
Vén màn 'thảm án nửa đêm' ở Bắc Kinh sau 75 năm
Vụ án thảm sát con gái của lãnh sự Anh tại Bắc Kinh năm 1937 cuối cùng cũng được vén màn bí mật sau nhiều thập kỷ chôn giấu với những tình tiết kinh hoàng.
Sau đó có một người Canada tên là Pinfold được triệu tập sau khi bà chủ nhà của người này phát hiện ra chiếc khăn mùi soa và con dao nhọn của người này dính đầy máu. Pinfold không trả lời các câu hỏi, nhưng sau đó bị giết khi có thông tin rằng thỉnh thoảng người này vẫn đi săn ở các khu đồi ngoại ô Bắc Kinh với những người đàn ông khác, trong đó có cả một nha sĩ đáng kính người Mỹ tên là Wentworth Prentice.



Những người này tổ chức tụ tập khỏa thân trên các ngọn đồi, và Prentice cũng nói rằng họ trả tiền cho các cô gái để múa khỏa thân trong các bữa tiệc ở căn hộ của ông.

Cảnh sát phát hiện ra rằng vợ và con của Prentice đã về Mỹ từ 5 năm trước đó, và chính quyền Mỹ tại Bắc Kinh trước đó cũng có đề cập tới lo ngại mơ hồ về an toàn của con gái Prentice.

Nhưng Prentice lại nói rằng ông chưa từng gặp Pamela, và ông ở rạp chiếu phim khi vụ án xảy ra. Cảnh sát ghi lại lời khai của nha sĩ Mỹ rồi thả ông về.

Nhưng nếu cảnh sát kiểm chứng với Edward Werner, họ sẽ biết được sự thật rằng Prenitce đã từng gặp Pamela: nha sĩ này đã giúp nắn chỉnh một chiếc răng của cô vào tháng 12/1936 – không lâu trước khi cô bị giết. Werner có giữ một bản ghi nhớ của Prentice về việc này.
Ủy viên Thomas thuộc Công sứ Anh cùng với Đại sứ Anh tại Trung Quốc điều tra vụ án của nữ sinh Pamela Werner
Tuy nhiên, cảnh sát sau đó được lệnh từ tòa Công sứ Anh là tránh xa khỏi Werner sau khi thẩm vấn ban đầu. Werner đang gây chuyện khi nói rằng kẻ giết Pamela là người châu Âu, người đó phải rất giàu thì mới không thèm lấy đi chiếc đồng hồ nạm kim cương của cô bé. Werner treo giải thưởng rất hời để tìm ra thủ phạm.



Đây hẳn nhiên là điều các nhà cầm quyền nghe không lọt tai. Họ đinh ninh rằng kẻ thủ ác phải là người Trung Quốc – một kẻ ‘đói’ sex nghèo khổ đến mức không đủ tiền đến nhà thổ. Nếu như kẻ sát nhân là một người da trắng thì đó là chuyện vô cùng động trời, việc này rõ ràng không thể nào chấp nhận nổi.

Vì không đủ chứng cứ để quy kết cho ai liên quan tới tội ác này, vụ án đã bị ngưng lại. Vào tháng 6/1937, quân Nhật đã tiến đến trước cổng thành Bắc Kinh, vụ án bị đóng lại.

Werner đã thỉnh cầu lên các nhà chức trách Anh và Trung Quốc để mở lại điều tra vụ án. “Khuôn mặt của con gái tôi, với nửa thân người bị cắt và bết máu, cơ thể bị đâm nát nằm trên đất vào buổi sáng kinh hoàng ấy dường như đã móc hẳn mắt của tôi ra khỏi đầu, và cú sốc này vĩnh viễn là vết thương trong lòng tôi” – Werner viết những lời này trong đau khổ tuyệt vọng.

Nhưng các nhà chức trách đã không lay chuyển, nên Werner chỉ còn cách tự mình điều tra vụ việc. Ông thuê các thám tử người Trung Quốc và thâm nhập vào giới tội phạm ngầm tại Bắc Kinh, các nhà thổ người Nga và cả những kẻ dẫn khác làng chơi.

Một cô gái điếm tên là Marie nói với Werner rằng vào đêm mà Pamela bị giết, cô đã nhìn thấy một cô gái tóc vàng đến nhà thổ ở Badlands với ba người ngoại quốc, trong đó có cả Prentice.

Marie biết Prentice khá rõ: nha sĩ ‘khả kính’ này đã từng thuê cô đến múa khỏa thân trong các bữa tiệc của ông. Marie nói thêm rằng nha sĩ này có sở thích khoe dao găm quanh người cô gái. Marie nhìn thấy những người đàn ông đưa Pamela xuống một căn phòng ở lầu dưới.

Một lúc sau, Marie nghe thấy hai tiếng thét, sau đó là một tiếng thét dài hơn, nhức nhối sau những tiếng uỵch. Marie nghĩ rằng Pamela đã chết trong căn phòng đó. Cô nói với Werner: “Prentice đã giết cô bé”. Một cô gái điếm khác cũng khẳng định điều này.

Werner đã tìm gặp người phu kéo xe có chiếc đệm dính đầy máu bữa nọ. Người phu kéo này cũng cho biết ông đã nhìn thấy cô gái có mái tóc vàng óng đến nhà thổ với 3 người đàn ông ngoại quốc, trong đó có cả Prentice. Ông nhận ra Prentice qua bức ảnh chụp nha sĩ này.

Hai tiếng sau đó – khoảng sau nửa đêm – nhóm người này lại xuất hiện và mang theo cô gái. Quần áo của cô bị xé và trên mặt cô được phủ một tấm vải. Phu xe này đã kéo xe chở tất cả những người này tới rìa thành phố, rồi họ trả tiền cho ông cùng với con dao kề cổ đe dọa.

Khi cảnh sát thẩm vấn, ông đã kể hết với Đại tá Han mọi tình tiết. Vậy thì tại sao Han lại kể với đồng nghiệp người Anh là Dennis một câu chuyện ất ơ nào đó về tay lính thủy đánh bộ người Mỹ? Phải chăng ông đã bị mua chuộc?


Lê Thu (Theo DM)





-Công lý muộn trong thảm án nửa đêm ở Bắc Kinh

Werner có bằng chứng về những bữa ‘tiệc sex’ đồi trụy của Prentice và đám bạn của ông ta. Họ săn lùng các cô gái, mời họ tới các bữa tiệc, rồi sau đó ép họ phải quan hệ với mình. Sau đó thì những cô gái này buộc phải giữ im lặng, phần vì lo sợ, phần vì xấu hổ.

Pamela (ảnh trái) và cha nuôi là Edward Werner  (ảnh phải)
Werner cũng tìm hiểu ra là trong buổi tối Pamela bị giết, ở rạp không hề chiếu phim, trong khi Prentice lại nói rằng ông đã ở rạp tối đó. Werner một lần nữa yêu cầu mở vụ án. Lại một lần tòa Công sứ Anh bác bỏ thỉnh cầu của người cha khốn khổ.
Vén màn 'thảm án nửa đêm' ở Bắc Kinh sau 75 năm
Vụ án thảm sát con gái của lãnh sự Anh tại Bắc Kinh năm 1937 cuối cùng cũng được vén màn bí mật sau nhiều thập kỷ chôn giấu với những tình tiết kinh hoàng.
 
Thảm án nửa đêm ở Bắc Kinh: Sát thủ lộ mặt
Cảnh sát nghi ngờ cha nuôi của nạn nhân là thủ phạm gây nên cái chết thê thảm của cô gái trẻ. Nhưng thực tế, suốt 75 năm trời, kẻ thủ ác đã không bị vạch chân tướng.
 
Werner ráp nối các sự việc lại với nhau. Prentice đã để mắt tới Pamela từ khi hắn nắn chỉnh lại răng cho cô bé. Sau đó, hắn mời cô bé tới dự tiệc. Pamela tin tưởng nha sĩ này là người tốt nên đã nhận lời.



Sau vài giờ đồng hồ, Pamela có chút chuếnh choáng hơi men (khám nghiệm tử thi phát hiện là một lượng cồn ở mức thấp trong máu của cô), và đã nhận lời đi cùng với Prentice và bạn của ông, có thể là tới một ‘bữa tiệc’ khác.

Nhưng trên thực tế, đám người này lại đưa cô bé tới nhà thổ. Lúc này, cô gái 17 tuổi nhận ra mình đang phải đối mặt với 3 gã đàn ông đang đòi quan hệ với cô.

Pamela là cô gái mạnh mẽ. Trước đó, cô đã từng kháng cự một gã đàn ông trung tuổi dâm dật, trong đó có cả ông hiệu trưởng của trường nội trú của cô và một người bạn của cha cô.

Giờ thì cô đã cố hết sức để chống cự trước những người đàn ông này. Nhưng cô đã bị sập bẫy. Ba gã đàn ông giật tung váy của cô và xé toạc áo cánh trên người Pamela. Cổ áo của cô bị xé. Có thể đây là lúc mà một trong 3 người đàn ông này đã giơ dao săn của họ, và Pamela hét lên vì sợ hãi.

Những kẻ ác thủ đã tóm lấy tay cô, giữ chặt và bắt đầu dùng dao đâm vào người cô.

Cô đã hét lên những tiếng thét đau đớn mà các cô gái làng chơi ở lầu trên nghe thấy. Sau đấy thì một gã dùng vật cứng đánh và nện vào đầu cô. Cô ngã lịm xuống đất. Chỉ ba phút sau thì cô chết, trong một nhà thổ dơ dáy ở Badlands.
Pamela (thứ hai từ trái sang) trong bộ đồng phục cùng với các bạn cùng lớp. Ảnh chụp năm 1936
Lúc này, những kẻ thủ ác nhận ra rằng họ có một xác chết trong tay, xác con gái của một nhân vật xuất chúng trong thành Bắc Kinh này. Họ phải vứt cái xác đi. Phải thủ tiêu cái xác, phải khiến cho mọi người không thể nhận dạng được, không ai phát hiện ra tung tích của kẻ gây nên cái chết cho cô gái trẻ.



Vậy là ba người đàn ông da trắng đã cắt cổ họng, lau sạch máu trên thi thể Pamela và đâm nhiều nhát vào mặt của cô gái. Sau đó, họ nhét quần áo bị xé của cô bé ra phía sau lưng, rồi vác thi thể lên xe kéo, che khuôn mặt của cô.

Ở chòi canh, họ cắt nhiều nhát vào người cô. Chắc chắn là gã Pinfold người Canada phải có mặt ở đó, nên dao găm của hắn mới dính máu. Trong lúc vội vã, những kẻ này đã bỏ quên một số thứ, trong đó có cả chiếc đồng hồ đắt tiền của Pamela. Chiếc đồng hộ đã ngừng hoạt động và kim chỉ thời gian dừng lại chỉ vài phút sau lúc nửa đêm.

Tuy nhiên, sự việc vẫn bị trôi đi, một phần là do những cảnh sát lười biếng hoặc đã bị mua chuộc, nhưng chủ yếu là vì các nhà chức trách người Anh – thậm chí khi đối diện với chứng cứ rành rành mà Werner đưa ra, họ quá lo ngại về mức độ bê bối khi đưa vụ việc ra ánh sáng. Hơn 150 trang tài liệu của Werner về các chứng cứ đã bị bụi phủ đầy.

Khi người Nhật giam những người thuộc phe Đồng minh còn lại trong các trại vào tháng 3/1943, Werner phát hiện ra ông cũng bị nhốt chung với Prentice. Những người cùng bị giam trong trại kể lại rằng Werner đã hét vào mặt Prentice rằng: “Mày đã giết con bé, tao biết chính mày đã giết Pamela. Mày là thủ phạm”.

Năm 1945, chiến tranh kết thúc, Werner lại một lần nữa yêu cầu mở lại việc điều tra và xét xử vụ án, nhưng những lời thỉnh cầu thống thiết của ông lại bị rơi vào những cái ‘tai gỗ’. Prentice chết vào năm 1947. Sau đó, Werner đã từ bỏ hành trình đi tìm công lý.

Werner trở lại Anh vào năm 1951, để lại thi hài của vợ và con gái tại Bắc Kinh. Ông chết trong đau khổ 3 năm sau đó.

Phải tới khi tác giả Paul French phát hiện ra đống tài liệu chất chứa đầy nỗi thống khổ vào hai năm trước thì câu chuyện của Pamela mới được biết đến. Bởi vì người ta đã cố tình chôn vùi nó trong suốt 75 năm trời. Đáng buồn là giờ đã quá muộn để đòi lại công lý cho cô nữ sinh 17 tuổi Pamela Werner.


Lê Thu (theo DM)

Explore the Badlands with Paul French at The Bookworm on Sep 14. To learn more about the book and download the free audio tour, visitwww.midnightinpeking.com.

The Midnight in Peking Audio Walk




This walk retraces the major scenes that feature in the book Midnight in Peking, the true story of the brutal murder of an innocent young Englishwoman, Pamela Werner, in the last days of old Peking and the ensuing investigation that revealed the scandals, sins and deprivations of the city as the Japanese army prepared to occupy it. The walk will take you to the scene of the crime, Pamela’s old haunts, the homes of the murder suspects and other key locations across Peking’s former Legation Quarter, the area once known as the “Badlands” and the old Tartar City. Your personal guide for this tour is the author of Midnight in Peking, Paul French.

Download the Midnight in Peking Audio Walk

Download the Audio Walk Map


Tổng số lượt xem trang