Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

“Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ” : Trung Quốc đã học được gì từ sự sụp đổ của Liên Xô

-“Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ”
Dịch từ : Planning for China’s ‘Fall’
theDiplomat.com [ không thấy ghi nguồn ]-Những ngày qua, cái tên Trung Quốc đã gần như thu hút mọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Người ta nói về sức mạnh của Trung Quốc, dự đoán khi nào Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới… Nhưng người ta đã không để ý rằng, những dấu hiệu “diệt vong” đang xuất hiện lại khá nhiều ở Trung Quốc.


Ban lãnh đạo mới hé lộ gì về tương lai của Trung Quốc?
Nghi án quan chức cấp cao Trung Quốc lộ phim sex
Trung Quốc đã rót bao nhiêu tiền vào Campuchia?
Trung Quốc điêu đứng vì nhập khẩu từ Nhật giảm
20 năm cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc
Tập Cận Bình: Nếu không chặn tham nhũng, Trung Quốc sẽ sụp đổ
Những bí mật xấu hổ của tàu ngầm Trung Quốc

Không thể phủ nhận sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm qua đã khiến không ít quốc gia phải lo ngại và thậm chí là gióng lên những hồi chuông báo động ở những cường quốc mạnh nhất thế giới. Tại Diễn đàn An ninh quốc tế vừa diễn ra hồi tuần trước tại Halifax (Canada), cái tên Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của mọi cuộc thảo luận. Ở đó, các đại biểu đặt câu hỏi liệu ông Obama có bị hút theo vị tân lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc hay không? Liệu nước Mỹ sẽ làm gì với những cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay ASEAN? Liệu Tokyo và New Delhi có bỏ Washington để chạy về phía Bắc Kinh hay không?... Từng đó câu hỏi đã cho thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc giờ đây đã lớn đến thế nào.

Nhưng cũng có nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, thực tế những dấu hiệu diệt vong giống như những gì đã có ở Liên bang Xô viết trước kia giờ đây đang xuất hiện trở lại khá nhiều ở Trung Quốc và rất có thể Trung Quốc sẽ sụp đổ trước khi kịp vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, cách đây 2 thập kỷ, cả chính phủ Mỹ và CIA đã khá bối rối khi bất ngờ nhận ra rằng đối trọng của mình đã sụp đổ quá nhanh chóng đến như vậy và giờ đây, đã đến lúc nước Mỹ cần phải lắng nghe lời kêu gọi: “Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ”.

Nhưng những dấu hiệu đó là gì? Các chuyên gia đã chỉ ra ít nhất 5 yếu tố cho thấy lịch sử đang chuẩn bị lặp lại.


Nếu có một vụ Bạc Hy Lai thứ 2 vỡ lở dưới thời ông Tập Cận Bình, hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc sẽ bị chia rẽ sâu sắc hơn nữa và sự bất mãn dẫn đến bất ổn nghiêm trọng trong xã hội cũng bùng nổ.


1. Hàng ngũ lãnh đạo bị chia rẽ và bê bối

Trong năm 2012, vụ bê bối của chính trị gia thuộc nhóm “ngôi sao đang lên” Bạc Hy Lai đã trở thành vết nhơ lớn nhất trong vòng 40 năm qua của chính trường Trung Quốc. Nhưng theo bình luận của tờ The Diplomat (Nhà Ngoại giao) vụ bê bối này cũng cho thấy những cuộc đấu tranh giành quyền lực tại Trung Nam Hải đang diễn ra gay gắt và vấn nạn tham nhũng đã “leo cao, chui sâu” đến mức nào trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc.

Đại hội 18 của Đảng cộng sản vừa kết thúc nên những cú sóng dồn mới chỉ đang ở mức độ bắt đầu đối với ông Tập Cận Bình và 7 Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Không ai dám chắc, một vụ scandal tương tự vụ Bạc Hy Lai sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Tập và nếu có, nó sẽ khiến cho sự chia rẽ và rạn nứt trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc trở nên sâu sắc hơn nữa đồng thời sẽ gây ra những sự bất mãn dẫn đến bất ổn nghiêm trọng trong xã hội Trung Quốc.

Trong thời gian vừa qua, các nhà phân tích còn nhắc đến vấn đề “phe quân đội” cũng đang trỗi dậy ngày một mạnh mẽ và “nếu ông Tập không vững tay lái, rất có thể con dao sắc này sẽ khiến ông đứt tay”, The Diplomat nói.

2. Tăng trưởng kinh tế chậm lại

Trong suốt 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế cho cả thế giới. Sau gần 30 năm liên tục tăng trưởng với tốc độ trên 10%, bước sang năm 2012, kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc khá nhanh. Quý trước, tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt 7,4% do kinh tế Mỹ và châu Âu khủng hoảng. Sự “thất tốc” đột ngột này đã trở thành một đòn giáng mạnh vào toàn bộ lực lượng lao động Trung Quốc và đã bắt đầu phát sinh những bất ổn, đặc biệt là sự giận dữ của hàng triệu người dân ở nông thôn hay công nhân trong các nhà máy khi phải nhìn thấy thu nhập của mình giảm nhanh chóng.




Chỉ tính riêng trong năm 2010, nền kinh tế yếu đã khiến Trung Quốc phải gánh chịu khoảng 180.000 cuộc đình công, biểu tình hay thậm chí là bạo loạn và điều này đã trở thành gánh nặng khó chịu cho toàn xã hội cũng như hệ thống chính trị Trung Quốc.

Kinh tế khó khăn khiến làn sóng di cư trong nước và sang cả các nước châu Á khác tăng mạnh. Những cuộc đụng độ nảy lửa giữa người bản xứ và dân di cư cũng bùng nổ thường xuyên hơn, đặc biệt là tại các thành phố lớn.

Chưa hết, Trung Quốc còn đang phải đối mặt với vấn đề nợ của các chính quyền địa phương cũng như bong bóng bất động sản đang ngày một phình to ở những đô thị lớn. Chỉ cần 1 trong 2 quả bong bóng này phát nổ, những hệ lụy kinh tế đối với cả nước trở nên vô cùng khó lường.

Cuối cùng, tác động của chính sách một con kéo dài đã đẩy Trung Quốc vào một vấn đề rất khó giải quyết: lực lượng lao động ngày một mỏng đi khiến các kế hoạch phát triển kinh tế trong tương lai trở nên ít khả thi hơn rất nhiều.

3. Những vụ tranh chấp chủ quyền không lối thoát

Trong gần một thập kỷ, chính sách “ngoại giao nụ cười” đã giúp Trung Quốc có được khá nhiều bạn bè cũng như thiện cảm của thế giới. Đã có lúc người ta coi Bắc Kinh là đối tác dễ chịu và sáng tạo hơn tất cả các quốc gia khác, kể cả Mỹ và Nhật Bản. Cùng với đó, các dự án viện trợ hào phóng cũng giúp cho Trung Quốc gây dựng được sự hiện diện ở khắp thế giới. Nhưng tất cả những thành tựu này đang có nguy cơ tan thành mây khói bởi tuyên bố đòi chủ quyền tại các vùng biển Hoa Đông với Nhật Bản và Biển Đông với các nước ASEAN. Để lấy chỗ dựa, Trung Quốc buộc phải kích động chủ nghĩa dân tộc trong nội bộ nước mình nhưng có điều đó là con dao 2 lưỡi vì chính quyền sẽ không thể kiểm soát được ngọn lửa này. Kết quả là các nước nhỏ hơn sẽ liên kết với nhau để đối phó với Trung Quốc. Châu Á – Thái Bình Dương trở nên bất ổn sẽ tác động ngược trở lại nền kinh tế Trung Quốc, gây ra những khó khăn mới đồng thời trong con mắt cộng đồng quốc tế, Trung Quốc trở thành kẻ hiếu chiến, xấu xa và sẽ bị cô lập dần dần.

4. Những thảm họa môi trường đang chực chờ

Đã đến lúc Trung Quốc phải trả giá đắt cho việc chỉ chú tâm phát triển kinh tế mà bỏ qua yếu tố môi trường. Trong những năm gần đây, các nguồn nước có thể uống được đã giảm đi nhanh chóng, hạn hán tại các vùng Tây Bắc trở thành vấn nạn thường xuyên hơn do lượng mưa ngày một giảm trong khi nhiệt độ lại cứ tăng đều đều. Tại các thành phố lớn của Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí đã ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm đồng thời tình trạng mất an toàn thực phẩm cũng tiếp diễn với chiều hướng ngày một xấu hơn.









Để giải quyết vấn nạn môi trường, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ còn một cách duy nhất: Hy sinh tăng trưởng kinh tế để đầu tư vào cải tạo môi trường. Nhưng cũng chính từ đây, các bất ổn xã hội sẽ được dịp bùng phát mạnh hơn nữa.

5. Không có ý tưởng mới

Có lẽ một trong những mối lo ngại lớn nhất của ông Tập Cận Bình và 6 thành viên khác trong Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc là họ không có một ý tưởng thực sự “hay ho” nào để thúc đẩy cải cách. Thực tế, những cá nhân có ý tưởng và tài năng để cải cách ở Trung Quốc không thiếu nhưng có điều ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc sẽ không thể mạo hiểm hy sinh những chức vụ quan trọng hàng đầu để trao nó vào tay những cá nhân này. Trong lúc này, ông Tập lại phải đối mặt với sức ép từ giới thượng lưu, nhà giàu đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp để bảo đảm quyền lợi cho họ còn những tầng lớp còn lại thì giận dữ với nạn tham nhũng và tình trạng mức sống suy giảm nghiêm trọng. Đến một lúc nào đó, những sức ép này lớn dần và buộc ban lãnh đạo cấp cao quốc gia phải vội vã tiến hành cải tổ. Kịch bản này có vẻ như khá giống với những gì ông Mikhail Gorbachev đã làm ở Liên Xô 25 năm trước.

Dưới thời của mình, ông Hồ Cẩm Đào đã cố tình giảm nhẹ vai trò của kinh tế tư nhân và chú trọng vào các doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đã hết thời. Dưới thời của mình, liệu ông Tập sẽ làm gì để tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế đồng thời xoa dịu sự bất mãn của người dân trong bối cảnh các chính quyền địa phương lãnh đạo ngày càng yếu kém?

Câu hỏi đặt ra là: Đâu là tầm nhìn cho Trung Quốc trong vòng 10 hay 25 năm tới?Các chuyên gia tại Halifax kết luận: Dù đây mới chỉ là những dấu hiệu nhưng diễn biến của nó trong khoảng 10 năm tới vẫn còn khá phức tạp và điều quan trọng là hiện nay, khi các nền kinh tế đã giao thoa với nhau khá sâu sắc, chắc chắn Mỹ và phương Tây cũng sẽ không thể yên ổn nếu Trung Quốc sụp đổ và nhiệm vụ của họ là phải theo dõi rất kỹ những tín hiệu này đồng thời có bước chuẩn bị “thoát thân” cho chính mình.


Lê Trí
-Thách thức với Trung Quốc "mới" - Infonet-
-Foreign Policy Under Xi Jinping
theDiplomat.com
-Thủ tướng tương lai của Trung Quốc muốn ưu tiên thị trường
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ báo chí Trung Quốc hôm nay 23/11/2012 cho biết, Thủ tướng tương lai của nước này là Lý Khắc Cường - người vừa trở thành nhân vật số hai của chế độ - đã nhấn mạnh rằng nhất thiết phải tiếp tục các cải cách kinh tế để dành nhiều chỗ hơn cho thị trường, và tái phân phối của cải xã hội.

-Kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc: Five Myths about the Chinese Internet (FP 20-11-12) Bài này rất có ích!
China Detains Former Journalist Who Reported on Deaths of 5 Children
NYT -Li Yuanlong, a former journalist, wrote about young boys who died in a Dumpster after taking shelter there from the cold.


-Trung Quốc đã học được gì từ sự sụp đổ của Liên Xô Bauxite Việt Nam
(Tại sao tiến trình đánh giá trách nhiệm về sự sụp đổ của Liên Xô vẫn còn là đề tài nóng bỏng ở Bắc Kinh)
A. Greer MeiselsThe Diplomat, ngày 27 tháng Bảy 2012
Trần Ngọc Cư dịch
Trong một bài diễn văn đọc ngày 24 tháng Bảy 2012, Chủ tịch Trung Quốc (TQ), ông Hồ Cẩm Đào, kêu gọi cả nước phải “kiên quyết” thực hiện chính sách cải tổ và cởi mở đồng thời chống lại tình trạng cứng ngắc và bế tắc. Bài diễn văn này theo sau những lời kêu gọi khác đòi tiếp tục tiến trình cải tổ tại TQ (trong đó lời kêu gọi của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là đáng chú ý nhất).

Tại sao lại có sự ầm ĩ ngày càng gia tăng này?
Trung Quốc đang chuẩn bị cho một trong những giai đoạn chuyển tiếp quyền lãnh đạo mang tính lịch sử mà điểm cao là Đại hội Đảng 18 vào mùa Thu này.  Việc này nêu ra câu hỏi, sự chuyển tiếp ấy sẽ ảnh hưởng hướng đi tương lai của TQ, kinh tế TQ, và nhân dân TQ như thế nào?
Uy thế của giới lãnh đạo thuộc thế hệ “thứ năm” đang lên này của TQ thúc đẩy tôi suy ngẫm về một đề tài là sức bật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bất chấp mọi biến cố, ĐCSTQ vẫn còn chèo chống để nắm quyền cai trị, và tôi dám nói rằng đảng này đã phát triển mạnh, mặc dù nhiều đảng cộng sản anh em cuối cùng đã bị chôn vùi trong thùng rác của lịch sử (the dustbin of history). Thật vậy ngày nay (nếu không kể CHNDTH), chỉ còn võn vẹn bốn chế độ cộng sản – đó là Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, và Cuba.
Nhưng không phải mọi chuyện đều “xuôi chèo mát mái” đối với ĐCSTQ… hãy còn lâu! Một trong những câu kinh nhật tụng của Đảng là nó coi sự ổn định chính trị có giá trị cao hơn mọi thứ khác và ra sức xây dựng một xã hội hài hòa, mặc dù những số liệu thống kê chính thức và không chính thức tiếp tục cho thấy các cuộc biểu tình bên trong TQ đã tăng lên theo cấp số nhân. Điều này tiếp tục nêu ra những câu hỏi liên quan đến tiền đồ của ĐCSTQ trong các đề tài thảo luận về tương lai của TQ.
Bí quyết của TQ là gì?
Tôi không phải là một nhà giả kim (alchemist) nên không thể biến các giả thuyết thành sự thật. Nhưng tôi xin liều lĩnh đoán rằng bí quyết thành công của TQ là không có gì bí mật; chẳng qua Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ khôn khéo và thành công hơn [các đảng cộng sản đã sụp đổ] rất nhiều trong việc biến cải một chút những nền tảng có thể làm cơ sở cho tính chính đáng hiện nay của Đảng. Và nước láng giềng phương Bắc của TQ đã cung ứng một số bài học quí giá nhất. Ở đây, tất nhiên tôi muốn nói đến Liên Xô cũ.
Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 là một trong những biến cố bản lề quan trọng nhất của Thế kỷ 20. Chủ nghĩa cộng sản, như một ý thức hệ và như một thể chế chính quyền, và tất cả những biểu hiện của nó tại Liên bang Xô viết và các nước Xô viết chư hầu (đặc biệt tại Đông Âu), là một thứ “ma quỉ” (evil) mà thế giới phương Tây, được Hoa Kỳ lãnh đạo trong Chiến tranh lạnh, đã đoàn kết chống lại. Nó cũng là một “mô hình” mà các nước cộng sản và các chính phủ cộng sản khác, đặc biệt ĐCSTQ đã sử dụng để theo đuổi và hợp pháp hóa thử nghiệm cộng sản của mình. Do đó, thật không đáng ngạc nhiên khi sự suy yếu bên trong của Liên Xô trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản, ít có nước nào lo lắng về những những biến cố này như Công hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH). Dẫu sao, Liên Xô là nơi sinh ra thử nghiệm xã hội chủ nghĩa đầu tiên, và cho đến ngày nay, vẫn là một thử nghiệm lâu dài nhất thế giới, và do đó, lịch sử chính trị hiện đại và sự phát triển của TQ đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Liên Xô. Việc quyết định đường lối để tránh một số phận tương tự là hết sức quan trọng cho sự sống còn của ĐCSTQ.
Năm ngoái là năm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Liên Xô và vì thế có thể nói đây là một thời gian thích hợp để ta đứng lùi lại và phân tích một số trường phái tư duy khác nhau đã xuất hiện tại TQ suốt và ngay sau những năm tháng đầy biến động đó. Tuy nhiên, sau khi duyệt xét lại nhiều tư liệu mới mẻ và quyết định dứt khoát rằng không có một quan điểm đồng nhất hay duy nhất nào tại TQ về những lý do tại sao Liên Xô tan rã, tôi thấy có ba quan điểm chính gần như đã khống chế cuộc thảo luận tại TQ – điều mà tôi gọi là “Ba Qui trách”: “Đổ lỗi cho Con Người”, “Đổ lỗi cho Hệ thống”, và “Đổ lỗi cho phương Tây”. Và hình như mọi người đều say mê cái trò đổ lỗi này.
Đổ lỗi cho Con Người
Đối với nhiều người tại TQ vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, và thậm chí đến ngày nay, việc đánh giá trách nhiệm cho sự sụp đổ của Liên Xô bắt đầu và kết thúc với một cá nhân duy nhất, đó là Mikhail Gorbachev. Quan điểm này hình như có tiếng vang mạnh nhất đối với những thành phần tả khuynh thủ cựu của TQ. Vào thời gian cao điểm của những nỗ lực cải tổ của Gorbachev, đã có những người cho rằng “trong nội bộ ĐCSTQ và trong nội bộ TQ một ‘cuộc đấu tranh ý thức hệ’ sẽ được phát động để chống lại ‘tư tưởng xét lại’ của Gorbachev”. Tất nhiên, kể từ cuộc Cách mạng Cộng sản năm 1949 tại TQ ít có chiếc mũ nào, nếu có, đáng sợ hơn chiếc mũ “theo chủ nghĩa xét lại” (revisionist). Thậm chí mới năm ngoái đây, trường phái “Đổ lỗi cho Con Người” này vẫn còn thịnh hành. Ngày 1 tháng Ba năm 2011, Học viện Khoa học Xã hội TQ xuất bản một cuốn sách mới, Chuẩn bị nguy cơ trong thời buổi an bình: Những hồi ức nhân ngày kỷ niệm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Nga (Cư an tư nguy: Tô Liên vong đảng nhị thập niên đích tư khảo 居安思危: 苏联亡党二十年的思考), cuốn sách đã kết luận rằng nguyên nhân cội rễ đưa đến sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô không phải là bản thân hệ thống xã hội chủ nghĩa Nga, nhưng chính là sự thối nát của những đảng viên Cộng sản Nga mà đứng đầu là nguyên Chủ tịch Gorbachev.
Những ảnh hưởng tai hại của nạn tham nhũng đang biểu hiện rõ nét tại TQ ngày nay, thảo nào ĐCSTQ chắc chắn bằng lời nói, dù không phải luôn luôn bằng việc làm, tỏ ra hốt hoảng phát động một cuộc chiến chống lại kẻ thù đáng sợ này.
Đổ lỗi cho Hệ thống
Một trường phái có ảnh hưởng thứ hai gồm nhiều cá nhân có đầu óc cải cách và cởi mở hơn coi nguyên nhân thúc đẩy sự sụp đổ là lỗi hệ thống – không có nghĩa là một khuyết tật nội tại trong chính mô hình xã hội chủ nghĩa, nhưng do cách nó được thực hiện tại Liên Xô. Những người này đổ lỗi cho những nguyên nhân nội bộ như bế tắc kinh tế, quản lý tồi, chủ nghĩa giáo điều cực đoan và sự cứng ngắc của bộ máy quan liêu đã đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô. Những vấn đề này chắc chắn không phải chỉ là hậu quả của những chính sách dưới thời Gorbachev, nhưng như một bệnh ung thư vốn đã được cho phép gây di căn trước đó, rồi qua thời gian đã lan khắp Đông Âu và Liên Xô.
Người ta có thể thấy vì sao tư duy “Đổ lỗi Hệ thống” này có ảnh hưởng đối với các đảng viên có đầu óc đổi mới. Dẫu sao, nhiều cải cách của Đặng Tiểu Bình là một nỗ lực nhằm chống lại chính loại tư duy thối tha, tù đọng này. Điều đáng lưu ý là, bài diễn văn gần đây nhất của Hồ Cẩm Đào cũng cảnh báo những nguy cơ hệ thống.
Đổ lỗi cho phương Tây
Phe “Đổ lỗi cho phương Tây” tự tách mình ra khỏi hai trường phái kia bởi vì nó có vẻ bị ám ảnh một cách đặc biệt về nỗi sợ hãi đối với chính sách và ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở trong khu vực. Thật vậy, một trong những lo ngại chủ yếu của trường phái này là, Mỹ sẽ sử dụng quyền lực của mình để gia tăng sức ép khiến TQ phải thay đổi chế độ. Nhiều bài báo xuất hiện trên những nơi như Nhân dân Nhật báo và tờ báo Văn hối Hồng Kông nói rằng ĐCSTQ lo sợ ảnh hưởng đang gia tăng của những cường quốc phương Tây “hiếu chiến” cũng như những dấu hiệu phơi bày sự chia rẽ trong Đảng. (Rõ ràng, đây cũng là một vấn đề hiện đang đè nặng tâm tư giới lãnh đạo ngày nay trong bối cảnh của những biến cố gần đây xung quanh nhân vật thất sũng Bạc Hy Lai). Những tình cảm bài phương Tây này vẫn còn vang vọng và những luận điệu hằn học chống bá quyền Mỹ vẫn thường xuất hiện trên nhiều trang xã luận.
“Liên Xô ngày nay sẽ là tương lai của chúng ta”: Không nhất thiết phải là như vậy nếu TQ có cách tránh.
Nhưng có một điều còn đáng lưu ý hơn việc nhận ra “Ba lỗi lầm” đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô là, xác định cho được mức độ ảnh hưởng của chúng lên các nhà làm chính sách và chính sách của ĐCSTQ. Ở một mức độ, một trong những hậu quả chính của sự sụp đổ của Liên Xô trong các giới chính trị chóp bu của TQ là, Đặng Tiểu Bình và nghị trình cải tổ đã được công nhận là những kẻ chiến thắng trên thực tế (de facto winners) đối với các thế lực bảo thủ được lãnh đạo bởi Trần Vân, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trung ương ĐCSTQ lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, ngoài chiến thắng “mang tính bè phái” này ra, có một số thay đổi chính sách rất cụ thể, hay ít ra là những điều chỉnh chính sách, đã diễn ra vì sự sụp đổ của Liên Xô. Một số thay đổi này gồm có việc thay thế mô hình xây dựng quốc gia đa dân tộc của Liên Xô (multinational state-building) bằng chính sách “một quốc gia đa dạng” (one nation with diversity) của TQ, và việc TQ tiến hành một chiến dịch giáo dục lòng yêu nước để củng cố tính chính đáng của ĐCSTQ. Một lãnh vực khác trong đó có lẽ nhiều chính sách đã được thực hiện nhằm bịt miệng những kẻ chỉ trích từ phe “Đổ lỗi cho phương Tây”, nằm trong việc TQ gia tăng phát triển các chính sách phúc lợi xã hội. Chế độ lương hưu, chương trình đảm bảo mức sống tối thiểu, “Nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”, và cải tổ y tế dưới dạng thức bảo hiểm sức khỏe, tất cả đều có mục đích củng cố những luận điểm “xã hội chủ nghĩa” của CHNDTH trong tư thế một mô hình thay thế cho chủ nghĩa tư bản không kiềm chế của phương Tây.
Bằng cách nhìn vào những phản ứng của ĐCSTQ đối với sự sụp đổ của Liên Xô và cố gắng tìm hiểu họ đã trực cảm (intuit) “những bài đã học” như thế nào, việc này gần như cho thấy rằng ĐCSTQ đã dấn thân vào một tiến tình học hỏi liên tục, cuối cùng đưa đến tính mềm dẻo trong vấn đề hoạch định chính sách. Mỗi một “giải pháp” mà ĐCSTQ tìm ra để chống lại một sự sụp đổ kiểu Liên Xô đều liên quan tới một lãnh vực nào đó mà họ thấy Liên Xô đã thiếu sót. Có lẽ bài học quan trọng nhất mà TQ học được là làm thế nào để trở thành một chế độ độc tài có khả năng thích nghi khi quá nhiều người đã mất niềm tin ở chủ nghĩa Mác-Lê, kinh tế xã hội chủ nghĩa, và học thuyết cộng sản chính thống.
Câu hỏi của tôi là: Đường lối này sẽ mang lại kết quả cho ĐCSTQ được bao lâu?
A. G. M.
A. Greer Meisels là phụ tá giám đốc và là nhà nghiên cứu về Trung Quốc và khu vực Thái Bình Dương tại Center for the National Interest (Trung tâm Nghiên cứu Lợi ích Quốc gia).
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
*****************************************


Đạo Phật Ở Nước Nga

Huỳnh Văn Úc
Những Phật tử đầu tiên xuất hiện trên đất Nga cách đây khoảng bốn trăm năm vào thế kỷ 16 sau khi đất đai miền Siberia hội nhập vào nước Nga và những sắc dân châu Á như người Mông Cổ đã đưa Phật giáo vào nước Nga. Nói cụ thể hơn đó là Phật giáo Tây Tạng hay còn gọi là Lạt ma giáo. Hơn một thế kỷ sau vào năm 1741 Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna ra đạo dụ chính thức thừa nhận Phật giáo là một trong những tôn giáo được tồn tại ở Nga. Phật giáo truyền vào nước Nga không những thu hút thiện nam tín nữ tu tập mà còn phản ảnh vào văn học. Đại văn hào Nga Lev Tolstoi (1828-1910) là một trong những người đầu tiên viết về cuộc đời Đức Phật. Năm 1905 ông đã viết tiểu luận Phật Đà (Budda) và vào đầu năm 1910 ông đã viết lời nói đầu cho tác phẩm Tất Đạt Đa (Siddhartha) của P.Bulanje kể về cuộc đời của Thái tử Tất Đạt Đa từ khi ra đời cho đến lúc đắc đạo. Đạo Phật là tôn giáo cổ truyền của dân Buriat, Tuva, Kalmyk. Những dân tộc châu Á này sinh sống trong các nước cộng hòa riêng của mình nằm trong Liên Bang Nga. Đó là Cộng hòa Buriatia, Cộng hòa Tuva (hai nước này gần hồ Baikal ở miền Đông) và Cộng hòa Kalmykia (gần biển Caspi ở miền Nam). Đã có Phật tử thì phải có chùa. Năm 1907 một ngôi chùa có tên là Ustuu - Khuree của dân Tuva được xây dựng ở Chadan.

 

Mác đã từng khẳng định : " Tôn giáo là thuốc phiện của loài người". Trong một tuyên bố khác ông nói nhẹ nhàng hơn: " Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức ". Khi bàn về tôn giáo Lênin đã nói: " Mỗi ý niệm về tôn giáo, về Thượng Đế, mỗi lời tán tỉnh với ý tưởng Thượng Đế, tất cả chỉ là những gì bỉ ổi, xấu xa nhất không thể diễn tả được, một thứ bỉ ổi xấu xa nguy hiểm nhất, một thứ bệnh truyền nhiễm kinh tởm nhất". Vì vậy sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, nhà nước đã ra sắc luật tước bỏ mọi quyền hành của các giáo hội trong đó có quyền sở hữu tài sản tôn giáo kể cả các báu vật được cất giữ trong các nhà thờ. Lúc đầu chính quyền còn bận đàn áp khốc liệt Chính thống giáo (Orthodox), Hồi giáo và Giáo hội Grigorian Armenia, nên Phật giáo hầu như chưa bị đụng đến. Từ cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX Phật giáo ở Nga cũng không tránh khỏi số phận đen tối của mình. Hầu hết các chùa cố định (datsan) và các chùa du mục ( dugan) đều bị đóng cửa hay triệt hạ, tài sản nhà chùa bị tịch thu, các báu vật bị cướp mất. Các tượng Phật và đồ thờ cúng cái bằng gỗ thì bị thiêu đốt, bằng kim loại thì đưa vào viện bảo tàng hoặc lò luyện kim. Các sư Lạt ma bị bắt buộc hoàn tục hoặc bị bắt giam và lưu đày trong các trại tù Gulag. Gulag là tên gọi tắt của Tổng cục Lao cải Liên Xô (Tiếng Nga: Главное управление исправительно-трудовых лагерей и колоний) được chính thức thành lập tháng 4/1930.Aleksandr Solzhenitsyn, người đoạt Giải Nobel Văn học năm 1970 đã viết về những trại tù này trong tác phẩm Quần đảo Gulag của mình, nơi hành hạ những tù nhân khổ sai cho đến chết. Trong bối cảnh ấy ngôi chùa Ustuu - Khuree của dân Tuva xây dựng ở Chadan đã bị san thành bình địa vào năm 1937. Tượng Phật bị phá hủy, kinh sách bị vứt trên thảo nguyên. Đàn cừu của nhà chùa nuôi bị tịch thu và giao cho nông trang tập thể.

 

 Pháp nạn của Phật giáo ở Nga kéo dài trong nhiều thập niên, mãi đến khi có cuộc perestroika (cải tổ), chính quyền Liên Xô buộc lòng phải nới rộng quyền tự do tín ngưỡng thì đạo Phật bắt đầu được hồi phục. Đặc biệt trong những năm gần đây, sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, ảnh hưởng của đạo Phật lan mạnh, nhiều tổ chức Phật giáo đã xuất hiện ở các thành phố lớn, trước hết là ở Moskva, Sankt Peterburg. Phật giáo cũng lan đến Ukraina (thành phố Kiev, vùng Donetsk), Belarussia (thành phố Minsk). Cũng như ở các nước Âu Mỹ, Phật giáo có sức hấp dẫn trước tiên đối với tầng lớp thanh niên Nga có học thức, ham tìm hiểu, những người này thích nghiên cứu sâu về giáo lý của đạo Phật, về văn hóa và triết học cổ đại phương Đông, về yoga, về thiền định. Trong bối cảnh ấy năm 2008 trên một cánh đồng gần nền cũ ngôi chùa Ustuu - Khuree của dân Tuva, ngôi chùa mới được khởi công xây dựng. Ngôi chùa mới sẽ là một bản sao chính xác ngôi chùa đã bị san bằng vào năm 1937. Nhờ Phật phù hộ đến năm 2012 việc xây cất hoàn thành và nhằm ngày 23/7/2012 một nghi lễ hoành tráng đã được tổ chức để đánh dấu sự mở cửa trở lại của ngôi chùa. Một vạn người đã đến Chadan thuộc nước Cộng hòa Tuva (Liên bang Nga) để tham dự lễ khai trương, trong đó bao gồm một cuộc diễu hành rước 1.000 bức tượng Phật. Xung quanh ngôi chùa người ta dự định xây dựng một khu phức hợp gồm trường học, Trung tâm Y học Tây Tạng và một Trung Tâm Dược lý. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Trải qua bao thăng trầm, cuối cùng giáo lý của Ngài lại được sáng tỏ.

-Theo vanchuongviet.org
-Tất cả những điều bạn nghĩ về sự sụp đổ của liên bang Xô Viết đều sai-Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong

-What China Learned from the Soviet Union’s Fall
Vietnam was added to the list of not permitted to visit Tibet counties yesterday
In addition to 5 countries which are not permitted to visit Tibet, Vietnam was added to the list of not permitted to visit Tibet counties yesterday, thus there are 6 countries passport holders can't get the permit to visit Tibet, they are UK, Norway, Korea, Austria, the Philippines and Vietnam.
Việt Nam bị đưa vào danh sách các quốc gia bị cấm nhập cảnh vào Tây Tạng từ ngày hôm qua, cùng với 5 quốc gia khác bị cấm trước đó,như vậy có tổng cộng 6 nước mà công dân không được phép vào Tây Tạng, đó là Anh, Na Uy, Hàn Quốc, Áo, Philippines and Việt Nam.

-China demanded removal of Taiwan flag: Organisers. Agence France-Presse, 26 July 2012
-Olympic: Trung Quốc đòi hỏi phải tháo gỡ cờ Đài Loan
Vợ Bạc Hi Lai bị ra toà về tội sát nhân: China Charges Wife of Bo Xilai in Killing of British Man (NYT 26-7-12)
 ------------------------
Protesters Occupy Government Office in China REUTERS
Angry demonstrators in eastern China destroyed computers and overturned cars in a violent protest against an industrial waste pipeline they said would poison their coastal waters.
--Trung Quốc hủy bỏ dự án gây ô nhiễm sau khi hàng chục ngàn dân phản đối rfi
Tình thế khó xử của Mỹ trong vấn đề Biển Đông
Chỉ trích Bắc Kinh quá nặng nề thì sẽ gây tổn hại đến quan hệ với siêu cường quốc đang trổi dậy, nhưng để yên cho Bắc Kinh thì sẽ phá hỏng những nỗ lực ngoại giao nhằm tăng cường vị thế của Mỹ đối với các quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép. Đó chính là tình thế khó xử của Mỹ trên vấn đề Biển Đông, theo nhận định của hãng tin AP hôm nay.
Thông báo dừng chương trình "Ngày Chủ nhật xanh" tại Hồ Gươm
-2 Bộ trả lời dân về kế hoạch bảo vệ chủ quyền trên biển Đông
(Dân trí) - “Nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam kiên quyết đấu tranh trên thực địa, bằng ngoại giao, trên mặt trận dư luận”; “Để đảm bảo an ninh trên biển, Quân chủng Hải quân, Không quân, Bộ đội Biên phòng và cảnh sát biển nói riêng đã được đầu tư hiện đại”…
Hình ảnh máy bay Mỹ giám sát Trung Quốc 24/24
(Phunutoday)-Để khống chế một cường quốc đang muốn trỗi dậy hung hăng, Mỹ đã sử dụng nhiều máy bay trinh sát, do thám hiện đại. Nhất cử nhất động từ Bắc Kinh ngay lập tức sẽ được báo cáo về Washington để triển khai kế hoạch...
13 ngày hùng hổ, bi hài tàu TQ xâm phạm Trường Sa





Tổng số lượt xem trang