Phỏng vấn nhà đối kháng Trung Quốc Trần Quang Thành: “Áp lực phải thay đổi chính là từ cấp cơ sở”: phỏng vấn Trần Quang Thành (viet-studies 1-7-12) -- Một thân hữu dịch giùm bài ‘Pressure for Change is at the Grassroots’: An Interview with Chen Guangcheng (NYRB 26-6-12) -- Bài rất hay, nên đọc! Có cảm tưởng như ông ấy nói về Việt Nam! ◄◄
Người phỏng vấn: Ian Johnson
Bản dịch của Phạm Gia Minh
Trần Quang Thành tại trường Đại học New York, 20/6/2012
Nhà hoạt động luật pháp Trần Quang Thành tới Hoa Kỳ tháng trước sau những cuộc trao đổi ở cấp cao giữa các quan chức của Mỹ và Trung Quốc. Vài tuần trước đó, ông Trần bất ngờ trốn thoát sự quản thúc tại gia tại ngôi làng của mình ở vùng Đông Bắc Trung Quốc bằng cách nhảy qua tường vào ban đêm. Qua mạng lưới bí mật của họ hàng, bạn bè và những người ủng hộ ông đã tìm đường tới Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh cách đó hàng trăm cây số. Tháng 5 vừa rồi, một thỏa thuận đã đạt được cho phép ông Trần 41 tuổi cùng vợ và 2 con được rời Trung Quốc để nhập học tại trường Luật của Đại học New York (NYU). Với sự giúp đỡ của giáo sư Jerome Cohen của NYU mà ông Trần - một người khiếm thị do thời thơ ấu bị một trận sốt cao làm tổn thương hệ thống thần kinh thị giác – sẽ sớm bắt đầu nhập học ngành Luật về người tàn tật tại Mỹ, một chuyên ngành mà ông hy vọng là sẽ giúp ông cải thiện luật pháp về người tàn tật ở Trung Quốc khi ông trở về quê hương.
Tôi có dịp được tiếp chuyện cùng ông Trần tuần trước tại lớp học ở trường Đại học New York.
Ian Johnson: Ông nghĩ thế nào về việc các quan chức Trung Quốc thường xuyên không tôn trọng luật pháp của chính nhà nước Trung Quốc? Phải chăng là do thiếu sự kiểm tra và đối trọng cho nên các quan chức cho rằng họ có thể vô can đối với mọi thứ và do vậy họ làm đủ mọi điều?
Trần Quang Thành: Cũng là họ không dám làm việc đúng đắn, mà cũng không dám không làm việc sai trái. Anh có cho rằng cảnh sát và quan tòa Trung Quốc không hiểu luật Trung Quốc? Tất nhiên là họ hiểu nhưng những người đó đã giam giữ tôi bất hợp pháp. Tất cả bọn họ đều biết điều mà họ làm là sai luật nhưng họ không dám tiến một bước về phía trước để thay đổi tình huống. Họ không có khả năng làm việc đó. Tại sao vậy? Có một nhà báo của Tân Hoa xã tới gặp tôi hai lần và kết cục là anh ta đã mất việc. Cho nên anh thấy đấy, khi anh tham gia vào hệ thống như vậy anh cần phải trở thành người xấu. Nếu anh không trở nên xấu đi thì anh không thể tồn tại.
Vậy thái độ này có khởi nguồn từ đâu?
Một yếu tố rất quan trọng đó là hệ thống giáo dục vô thần. Một nguyên nhân khác đó là các quan chức vì quyền lợi mà đã từ bỏ lương tâm và đạo đức. Họ không muốn anh nói sự thật, cho nên anh không dám nói. Mà nếu anh nói sự thật thì làm sao anh có thể kiếm được tối đa lợi thế? Nếu muốn tiến thân anh buộc phải nói dối.
Người Trung Quốc thường nói rằng đang có một cuộc khủng hoảng tinh thần, phải chăng điều đó có nghĩa là ở Trung Quốc người ta không ngại làm bất kể điều gì để tiến thân?
Điều mà anh nói chỉ đúng một phần. Anh cho rằng “ở Trung Quốc” thì sai rồi, thế nhưng sẽ hoàn toàn đúng khi nói “giữa những quan chức”. Ở nông thôn người ta vẫn theo những đức hạnh và cách hành xử truyền thống.
Đúng là Đảng Cộng sản Trung Quốc có trên 80 triệu đảng viên không?
Đa số họ là các quan chức địa phương và họ cũng là những người dân bình thường. Số lượng những người có quyền hành chỉ giới hạn trong khoảng vài chục ngàn người thôi và anh cũng không thể nói rằng cả 80 triệu người đó là xấu xa.
Ông lớn lên ở nông thôn, vậy trong gia đình ông có ai đi theo một đức tin ví dụ như Thiên Chúa giáo, Phật giáo hoặc một tín ngưỡng dân gian nào không?
Không, không có gì được tồn tại một cách có tổ chức như vậy đâu. Tuy nhiên vẫn có tín ngưỡng truyền thống trong văn hóa Trung Hoa – có thể là mang một số nội dung của Phật giáo nhưng không nhất thiết phải là theo đạo Phật. Nó chưa lớn lao như một tôn giáo hay phẩm hạnh xã hội và sự suy rộng của phẩm hạnh mà người dân cần có.
Vậy chính phủ Trung Quốc khi đó có cần một hình thức cải cách chính trị hoặc là cải cách phẩm hạnh không?
Tôi không nghĩ là điều này liên quan tới cải cách. Vấn đề là xã hội đang phát triển và sự lan truyền thông tin dần dần trở nên minh bạch. Ước vọng của nhân dân về sự tử tế hay là lương tâm nằm trong sâu thẳm tâm hồn và được ghi xương, khắc cốt trong mỗi người dân thì không thể bị phá hủy chỉ bởi bạo hành. Chúng không thể ngăn chặn được xu thế của lịch sử.
Mọi người ở nước ngoài thường chú ý nhiều vào các tầng lớp tinh hoa ở những thành phố Trung Quốc. Nếu làm vậy họ sẽ hoàn toàn hiểu sai đất nước Trung Hoa hiện đại. Đa số các vụ việc quan trọng xảy ra trong năm vừa rồi đều bắt nguồn từ nông thôn. Người Phương Tây thích đào tạo các công chức địa phương để nâng cao sự hiểu biết của họ về pháp luật. Thế nhưng nếu có sự cải thiện thì không phải vì chất lượng công chức tốt hơn lên mà bởi vì những người dân bình thường thấu hiểu luật pháp và gây áp lực phải thực thi pháp luật. Chẳng hạn như trường hợp của Đoá Miêu Miêu (Duo MaoMao), Tôn Chí Cương (Sun Zhigang) là những học sinh bị gạch đè trong trận động đất năm 2008, hay trong trường hợp của tôi – tất cả đều phải do người dân bình thường đã gây áp lực phải thay đổi. Bởi vậy, áp lực mang tính quyết định đòi hỏi phải thay đổi chính là phải từ cấp cơ sở.
Điều này quả thật rất đáng quan tâm bởi vì hoàn cảnh kinh tế của họ là khắc nghiệt và họ không phải là các nhà hoạt động giàu có.
Vâng, anh không thể tin được tôi có ít tiền như thế nào đâu khi tiến hành điều tra về nông dân ở nông thôn và các vụ cưỡng bức nạo thai. Tôi không cần tiền để sinh hoạt và ăn uống bởi lẽ người dân địa phương luôn hỗ trợ. Tôi chỉ cần tiền để đi lại, dịch chuyển, ví dụ như để đi xe bus hoặc taxi. Thế nhưng thường là tôi không có tiền và quả thực thời gian đó đối với tôi rất khó khăn để đi lại do thiếu tài chính. Nếu như tôi có 5000 Tệ thì tôi đã không phải tự hạn chế mình trong phạm vi vài hạt (county) mà đã có thể mở rộng diện điều tra ra một vài tỉnh.
Đó là năm 2005, vậy mà gia đình của ông vẫn còn nghèo thế sao?
Ái chà, có thể anh không biết về ngôi làng của tôi. Khi tới trường học tôi đã cảm thấy thật là hạnh phúc nếu như vừa được ăn no. Ở cấp cơ sở rất nhiều người muốn tham dự và làm nhiều việc nhưng họ lại không thể bởi vì họ nghèo quá. Hiện nay lạm phát cao nhưng thu nhập của mọi người lại không hề tăng. Hoàn cảnh của đa số người dân là thế này: anh chỉ có thể vừa đủ tồn tại nhờ vào hoa màu của mình trồng cho nên người ta phải đi ra ngoài để kiếm ăn. Nếu anh không đi ra ngoài kiếm sống thì anh chỉ đói nghèo ở mức vừa đủ tồn tại. Đối với gia đình tôi thì nhận định này không hoàn toàn đúng nhưng với rất, rất nhiều gia đình nông dân khác ở Trung Quốc thì đúng là như vậy.
Ông có nghĩ rằng quá trình đô thị hóa là có lợi cho người dân không? Khi đó người dân có thể lên thành phố và kiếm được nhiều tiền hơn.
Không, tôi không nghĩ là điều này mang lại lợi ích. Hiện nay đang diễn ra quá trình đô thị hóa mù quáng. Các đô thị thường phát triển một cách cách tự nhiên theo thời gian, còn như hiện nay người ta đang cố gắng làm tất cả việc đó ngay lập tức. Điều chính yếu của đô thị hóa hiện nay là làm sao để số liệu thống kê trông đẹp mắt – tức là phải xây dựng và bơm thêm tiền vào các hoạt động kinh tế.
Vậy chẳng có chút gì là tích cực từ quá trình đô thị hóa ?
Tôi nghĩ rằng đối với những người ra thành phố làm việc thì có lợi, thế nhưng cái cách hiện nay mà làng xóm đang trở thành các thành phố nhỏ thì tôi không nghĩ là sẽ tạo ra lợi thế gì. Người dân ở làng quê thường sống nhờ những dạng công việc thông thường chẳng hạn như làm đồng, nuôi ngỗng, thả cá hoặc cái gì đó tương tự. Còn giờ đây điều gì đang diễn ra? Người ta chuyển đổi cả ngôi làng thành tòa nhà cao tầng có nhiều căn hộ và đấy là tất cả những gì họ để lại cho dân làng. Khi đó đất đai được sử dụng vào các dự án bất động sản do các quan chức điều hành. Vậy thì người dân được dự định làm việc ở đâu đây? Và tất cả những vấn đề có liên quan sẽ vận hành ra sao?
Mọi người ở bên ngoài nhìn vào tình hình nhân quyền của Trung Quốc chủ yếu thông qua những nhân vật nổi tiếng (ví dụ như Lưu Hiểu Ba, Ngải Vị Vị v.v…- ND).Thế nhưng họ không biết về những vi phạm nhân quyền đối với những thường dân. Các vị biết về hoàn cảnh của tôi nhưng không biết về tình trạng của một số lượng khổng lồ những người tàn tật khác ở Trung Quốc hoặc những phụ nữ bị ức hiếp và lạm dụng, kể cả trẻ em nữa. Các vị có lẽ không biết nhiều về họ hoặc biết một số ít trong số họ. Thế nhưng đó chính là điều mà các quan chức lo sợ - bởi lẽ họ thừa biết phạm vi thực sự của vấn đề. Họ sợ một cách khủng khiếp khi nhân dân có tổ chức. Và đó là một vấn đề tế nhị ở nông thôn ngày nay và cũng bởi vậy vì sao họ thường phải sử dụng đến các trại cải tạo và giam giữ các kiểu. Họ không bao giờ tìm một lời xin lỗi, họ chỉ làm vậy khi họ thấy sợ hãi.
Vậy thì các quan chức cũng quan tâm tới tình hình căng thẳng ở nông thôn?
Các nhà lãnh đạo cũng chẳng làm được gì đâu. Ở Trung Quốc người ta vẫn nói rằng nếu bản thân anh không ngay ngắn thì anh làm sao có thể đi sửa người khác? Con trai và con gái các vị đó đã ra nước ngoài rồi chỉ có các vị đó ở lại kiếm chác ở Trung Quốc thì làm sao mà họ có thể khuyên bảo người khác? Bọn họ kiếm tiền bất hợp pháp cùng nhau và tham nhũng cùng nhau, do đó họ không thể nào tố cáo nhau. Tuy nhiên bọn họ biết rất rõ rằng nếu cứ tiếp tục như vậy thì họ sẽ bị sụp đổ.
Tình hình sẽ khác đi sau Đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa Thu này (khi mà các lãnh đạo cao cấp nhất sẽ thay đổi)?
Mỗi lãnh đạo lại có cái khác biệt. Mao khác Hoa Quốc Phong và Hoa khác Đặng và Đặng khác Hồ Diệu Bang, Hồ khác Triệu Tử Dương và Triệu lại khác Giang Trạch Dân, còn Giang lại khác Hồ Cẩm Đào. Cho nên Tập Cận Bình sẽ lại khác nữa. Nhưng ngay cả như vậy thì bọn họ không bao giờ tự nguyện trao lại quyền lực cho nhân dân trừ khi nhân dân đứng lên đấu tranh vì điều này.
Ông nói vậy có nghĩa là tùy thuộc vào việc nhân dân có tranh đấu hay không?
Điều đó không có nghĩa là trách nhiệm thuộc về quần chúng nhân dân, tuy nhiên họ đang dần dần tỉnh ngộ. Quần chúng nhận thức rõ ràng những đổi thay đang diễn ra trong xã hội. Bởi thế tôi mới nói rằng xã hội Trung Quốc sẽ phải thay đổi, đó là điều không cưỡng lại được. Câu hỏi đặt ra là thay đổi như thế nào mà thôi. Con đường tối ưu nhất là bảo đảm tính hợp hiến của Luật pháp. Nếu không thay đổi theo hướng đó thì nhân dân sẽ bất bình.
Sự tỉnh ngộ của quần chúng mà ông vừa nêu liệu có vai trò quan trọng của công nghệ không?
Có chứ, hoàn toàn là như vậy. Công nghệ mới làm cho tin tức trở nên tự do hơn, nó đẩy Trung Quốc lên một mức độ mới, nó làm cho khó có thể che giấu mọi việc.
Thế nhưng Twitter thì bị khóa; để vào đấy thì phải vượt Vạn Lý Trường Thành lửa Trung Quốc và rất nhiều nhà hoạt động đã bị khóa không vào được mạng Sina Weibo (mạng dịch vụ tương tự Twitter của Trung Quốc).
Tôi nghĩ rằng mọi người có thể vượt bức tường đó một cách dễ dàng hơn là tôi đã phải trèo qua bức tương gạch nhà tôi! Giờ đây đó không còn là vấn đề nữa rồi. Vấn đề là còn nhiều người dân bình thường ở Trung Quốc không thể lên mạng được. Hiện nay tỷ lệ người Trung Quốc sử dụng điện thoại di động là khá cao thế nhưng ở nông thôn tỷ lệ truy cập Internet lại tương đối thấp. Cho nên tôi đã suy nghĩ nhiều về các đài phát sóng nước ngoài đã sai lầm khi ngưng phát các chương trình sóng ngắn vào Trung Quốc. Trước kia, chúng tôi thường xuyên nghe Làn sóng Đức (Deutch Weil), Radio Canada International và tất nhiên cả Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Thế nhưng nhiều nước đang lên kế hoạch giảm bớt thậm chí cắt hẳn những dịch vụ này. Điều đó có nghĩa là những người làm ở các đài đó không hiểu tình hình ở vùng nông thôn Trung Quốc.
Nếu – hoặc một khi nào đó- ông trở về Bắc Kinh, ông có sẽ về làng mình không?
Nếu theo ý tôi, người đã từng sống ở làng quê …thì tôi không lạc quan một cách mù quáng. Tôi biết rất rõ tình hình nơi thôn quê. Tôi biết điều gì đang diễn ra và tôi có thể thấy những đổi thay. Hãy nhìn vào Ô Khảm (Wukan), nhìn vào làng Thái Thạch (Taishi). Tất cả những đổi thay đang diễn ra ngay nơi làng quê mà không phải là thành thị.
Do người dân ở nông thôn còn giữ được ý niệm cao hơn về đạo đức hay do hoàn cảnh của họ tồi tệ hơn?
Ý niệm về cái đúng và cái sai của họ còn mạnh mẽ nhưng cũng bởi vì họ gần mặt đất hơn.
Vậy ông nghĩ gì về các nhà hoạt động ở thành thị?
Tôi không lên án người dân ở các thành phố. Có rất nhiều người tốt ở đó. Tuy nhiên, đa số họ vẫn chưa quan tâm lắm tới nông thôn. Nhiều người tìm hiểu về nông thôn sau trận động đất năm 2008 ở Tứ Xuyên khi họ xuống tận nơi và đã chứng kiến sự tàn phá đồng thời nhìn thấy sự tham nhũng cùng nhiều vấn đề nơi đây.
Phải chăng trận động đất này đối với thế hệ hiện nay cũng giống như cuộc thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989 đối với thế hệ trước?
Không đâu. Ngày 4 tháng 6 là một sự kiện lớn, ngay cả đối với vùng nông thôn. Ở vùng quê, vào mùa hè người dân có thói quen ngồi quây quần sau bữa tối để bàn đủ thứ chuyện và cũng là để hóng mát. Người dân biết chính xác điều gì đã xảy ra vào ngày 4 tháng 6 đó. Ai cũng biết có nhiều người chết và xe tăng đã nghiến nát nhiều người. Không ai nghĩ rằng 4 tháng 6 lại là một điều nhỏ nhoi và nhân dân còn nhớ tới nó. Nếu như có một cuộc tranh luận với chính phủ thì người dân sẽ hỏi “Việc đó là đúng hay sai và chúng tôi có thể làm gì bây giờ? Có phải sinh viên vào ngày 4 tháng 6 là đúng nhưng lại bị nghiền nát cho tới chết? Và cơ hội nào cho chúng tôi hiện nay? “
Phạm Gia Minh dịch từ The New York Review of Books
- ‘Cần có luật riêng về Đảng Cộng sản’ — (BBC).
- Bí thư huyện đối thoại với dân (TN). - Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lê Nam: Hoạt động của nhiều đoàn thể cấp cơ sở không thiết thực! (NNVN).
- Gặp nạn vì… cảnh sát cố bắt, giữ người vi phạm (PL&XH).
- Chính là quan liêu (Petrotimes). - Thêm một bản án gây phẫn uất cho dân oan — (RFA). “Hôm 17 tháng Tư vừa rồi, ông bị Toà án huyện Cờ Đỏ kết án 2 năm 6 tháng tù qua phiên toà không luật sư biện hộ, không nhân chứng, nạn nhân không được tự biện hộ; chỉ có một thân nhân – là con trai Nguyễn Văn Tuấn – được phép dự phiên sở thẩm này mà thôi“. - Chính quyền Việt Nam phá hủy nhà thờ đạo Thiên Chúa của người H’mông: NEWS WATCH: Vietnam ‘Destroys’ Churches of Hmong Christians (BossNewLife).
- KS Kinh Đô họp ‘thâu đêm’ với cư dân, mâu thuẫn càng dâng (ĐV).- Vụ nhà Kinh Đô: Căng thẳng lại tái diễn (Thanh Tra).
- Sướng như lãnh đạo… doanh nghiệp nhà nước (TP).
Giáo dục ở Trung Quốc: Test That Can Determine the Course of Life in China Gets a Closer Examination (NYT 30-6-12)
- Hai Tổng Bí thư và một quyết tâm chống tham nhũng (VOV).
- Đề nghị không tái bổ nhiệm Thứ trưởng Cao Minh Quang (NLĐ).
"Giặc browser" trên Internet: Statistically Speaking: Browser Wars Escalate (WSJ 29-6-12)
Lùm xùm ở San Jose (Mỹ): Đón ông Bùi Tín: tranh luận và cãi vã (BBC 29-6-12) -- Bài trước:Cảm nghĩ về buổi hội thảo của ông Bùi Tín và cộng đồng người Việt San Jose (ĐCV 24-6-12)
Chuyện của người từng cắt tóc cho các nguyên thủ quốc gia (NĐT 29-6-12)
Những “bất ổn” ở ĐH Kinh tế Quốc dân bắt đầu như thế nào? (Petrotimes 29-6-12) Thư của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đề nghị xem xét, xử lí những sai phạm ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NCT 12-6-12)
Tiếng Việt của ông nội (PN Today 29-6-12)
Hậu quả khó lường khi cho con đi du học sớm (NĐT 29-6-12)
Văn chương Mỹ: How William Faulkner Tackled Race — and Freed the South From Itself (NYT 28-6-12) -- Mấy em sinh viên chuyên về văn học Mỹ nên đọc bài này của John Jeremiah Sullivan, một nhà phê bình trẻ, đang lên, của Mỹ. (Câu này của Irving Howe: "A fearful impressiveness" nghe hay quá, phải không?)
Hồ sơ Trương Tửu: Nhà văn, Giáo sư Trương Tửu: Tóm lược cuộc đòi và sự nghiệp (viet-studies 1-7-12) -- Tư liệu quý hiếm do chính gia đình GS Trương Tửu cung cấp cho viet-studies ◄◄
Trung thực là một giá trị văn hóa (ND 1-7-12) -- Bài Nguyễn Hoà
Trẻ bị tâm thần oan (VNN 1-7-12) -- Ông Đinh La Thăng đọc tin này, cười đắc chí!
Nhà thơ Phan Huyền Thư: “Tôi bị ép làm giám khảo” (NĐT 1-7-12)
Trên 20 tỷ đồng trùng tu đình Bình Hòa (Bến Tre) (SGGP 1-7-12) -- Tốt! Nhưng đừng có chấm mút nghe mấy cha!
Bực mình như đi ăn buffet (TVN 1-7-12)Loạn “cò” bệnh viện (NLĐ 30-6-12)
Một ngày sang Campuchia xem đánh bạc (Bee.net 30-6-12)