Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Bài xã luận dọa Việt Nam trên Thời báo Hoàn Cầu!

mấy hôm nay xuất hiện mấy còm thân Khựa, mọi người cảnh giác

-(NLĐO)- Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 1-7 đã đăng bài xã luận với lời lẽ kẻ cả với nhan đề “Trung Quốc kiên nhẫn, không hấp tấp với vấn đề các đảo”.

Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc PVN, tại cuộc họp báo chiều 27-6 khẳng định phía Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là bất hợp pháp Ảnh: THẾ DŨNG

Trong bài xã luận có đoạn viết: “Trung Quốc không muốn bị cuốn vào các tranh cãi thường xuyên về chủ quyền với Việt Nam và Philippines về biển Đông vốn chỉ là một trong những lợi ích cốt lõi. Là một nước lớn, Trung Quốc có mối quan tâm chiến lược tới toàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và thậm chí là cả thế giới”.

Tiếp đó bài viết cảnh cáo rằng nếu Việt Nam và Philippines tiếp tục đi quá xa thì hãy chờ những biện pháp đáp trả dữ dội của Trung Quốc.

Bài viết còn lên giọng rằng những nước như Việt Nam và Philippines thừa hiểu rằng Trung Quốc có khả năng nhanh chóng thay đổi địa chính trị ở Biển Đông và dù cho Mỹ có can thiệp vào khu vực thì đó cũng không phải chỗ dựa cho Việt Nam và Philippines.

Cùng ngày, Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc phái bốn tàu hải giám của Cơ quan Hải giám đến bãi đá ngầm Hoa Dương (tức đảo Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Trước đó, tờ Inquirer đưa tin khoảng 400 lính hải quân và lược lượng tuần duyên Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân mang tên Phối hợp huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển với binh sỹ Philippines từ ngày 2 đến 10-7.

Được biết, ba tàu Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận gồm có tàu khu trục USS Vandergrift, tàu cứu hộ USNS Safeguard và tàu tuần tra USCG Waesche. Trong khi đó, phía Philippines có hai tàu hộ tống và ba tàu tuần tra của hải quân và Cơ quan tuần duyên tham gia.

-@- Bài xã luận dọa Việt Nam trên Thời báo Hoàn Cầu! (NLĐ).

 

Viết lách như thế thì còn gì hình ảnh một nước Trung Quốc "đang trỗi dậy hòa bình"?

-Ngày 21-6-2012, Quốc hội Việt Nam thông qua 13 luật, trong đó có Luật Biển Việt Nam. Vậy mà, trước và sau khi Luật Biển Việt Nam được thông qua, báo chí Trung Quốc, kể cả một vài báo lớn, chính thống, đã đăng tải nhiều bài viết công kích, xuyên tạc với những lời lẽ xúc phạm, làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận Việt Nam.

Việc xây dựng và ban hành Luật Biển là hoạt động lập pháp cần thiết đối với Việt Nam, một quốc gia ven biển, một thành viên luôn tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập quốc tế và hợp tác với các nước vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Luật Biên giới quốc gia  của Việt Nam năm 2003 đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Dư luận rộng rãi đều hiểu rõ điều này để việc khai thác, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển của mình, thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình một cách có hiệu quả nhất, các quốc gia ven biển cần phải có luật về biển của mình. Các nước ven Biển Đông khác đã lần lượt thông qua các luật về biển.

Trung Quốc có luật năm 1992 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, luật năm 1996 về đường cơ sở, luật năm 1998 về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế và luật năm 2009 về bảo vệ hải đảo. Indonesia có luật năm 1983 về vùng đặc quyền kinh tế và luật năm 1996 về lãnh hải, vùng nước quần đảo và nội thủy. Malaysia có luật năm 1966 về thềm lục địa (sau đó được sửa đổi vào các năm 2000, 2008) và luật năm 1984 về vùng đặc quyền kinh tế. Philippines có luật năm 2009 về đường cơ sở.

Vậy mà, trước và sau khi Luật Biển Việt Nam được thông qua, báo chí Trung Quốc, kể cả một vài báo lớn, chính thống, đã đăng tải nhiều bài viết công kích, xuyên tạc việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam với những lời lẽ xúc phạm, làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận Việt Nam.

Với tất cả sự kiềm chế, hết sức tránh để không làm tổn hại tới quan hệ Việt – Trung và tình hữu nghị mà các thế hệ nhân dân hai nước đã dày công vun đắp, chúng ta cũng không thể không lên tiếng để những người có lương tri hiểu rõ về bản chất vấn đề và tính chất sai trái của những lời lẽ trong nhiều bài viết trên báo chí Trung Quốc những ngày qua.

Thứ nhất, một vài tờ báo Trung Quốc vu cáo Việt Nam “âm mưu giành những gì không phải của mình” khi Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cần làm rõ rằng mặc dù luôn nói hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là “của Trung Quốc” nhưng phía Trung Quốc không thể đưa ra các bằng chứng về việc nhà nước Trung Quốc đã thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, thường xuyên và liên tục, một điều kiện tiên quyết để có thể yêu cầu công nhận chủ quyền theo luật pháp quốc tế.

Sử sách và bản đồ cổ của Trung Quốc đến đầu thế kỷ XX đều thể hiện đảo Hải Nam là điểm cực Nam của Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam có các bằng chứng chỉ rõ ít nhất từ thế kỷ XVII, nhà nước Việt Nam đã thực hiện các hoạt động chủ quyền với tư cách nhà nước đối với hai quần đảo và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, thường xuyên và liên tục. Luật Biên giới quốc gia  của Việt Nam năm 2003 đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này là thể hiện lập trường nhất quán của Việt Nam. Một thực tế mà mọi người đều rõ là Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vậy thì ai mới là người thực sự “âm mưu giành lấy thứ thuộc về người khác”?

Thứ hai, một vài tờ báo Trung Quốc cho đăng những bài báo cho rằng, “Việt Nam làm trái Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, Công ước Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002” và “làm phức tạp tình hình Biển Đông”. Đây là những ý kiến hoàn toàn vô căn cứ. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10-2011) nêu rõ, trước khi tranh chấp được giải quyết dứt điểm, hai bên cùng gìn giữ hòa bình, ổn định trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp hóa, mở rộng tranh chấp, đồng thời hai bên nỗ lực thực hiện Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.

Nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới đều thấy rõ tình hình Biển Đông đang trở nên phức tạp và căng thẳng hơn là do Trung Quốc tăng cường các hoạt động nhằm thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý. Trung Quốc cản trở và bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi hàng trăm năm nay, ngư dân Việt Nam vẫn hoạt động nghề cá bình thường.

Nghiêm trọng hơn, bất chấp lẽ phải, bất chấp các cam kết và quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, ngày 21 tháng 6-2012, phía Trung Quốc công bố thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 23-6-2012, phía Trung Quốc lại mời thầu quốc tế thăm dò ở 09 lô dầu khí hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Những việc làm đó của Trung Quốc là minh chứng cho thấy chính phía Trung Quốc mới là bên vi phạm Thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Trung Quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông, làm cho tình hình Biển Đông căng thẳng hơn, phức tạp hơn. 
Một số cơ quan báo chí của Trung Quốc lớn tiếng: “Việt Nam cực kỳ lố bịch khi phản đối ngược lại Trung Quốc”, “các đại biểu Quốc hội Việt Nam không quan tâm tới hòa bình, thịnh vượng”, “Việt Nam tạo sóng ở Biển Đông” và đe dọa “mũi giáo và đối tượng chính cần nhằm vào là Việt Nam”, “Trung Quốc có thừa các biện pháp đáp trả”, "Hải quân Trung Quốc đã sẵn sàng chờ lệnh”, “Trung Quốc sẵn sàng áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn, bao gồm bảo vệ chủ quyền bằng vũ lực khi cần thiết”…

Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý, sống hòa hiếu với láng giềng, với bạn bè. Chúng ta luôn trân trọng tình hữu nghị lâu đời và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Nhưng nhân dân Việt Nam từ ngàn đời nay luôn kiên cường bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Giọng điệu dù hung hăng đến đâu cũng không thể đe dọa được nhân dân ta, trở nên lạc lõng trước xu thế chung của thế giới là phấn đấu vì hòa bình, phát triển, vì sự thịnh vượng chung, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia, thậm chí còn làm tổn hại, càng gây ra nghi ngờ về chủ trương “trỗi dậy hòa bình” mà Trung Quốc đang cố công thuyết phục cộng đồng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Người nắm trong tay chính nghĩa thì không cần phải hò hét!

Nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc và mong muốn phát triển mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Cho nên, hai bên cần thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, giải quyết những vấn đề tồn tại, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, không chấp nhận những việc làm và lời nói mang tính chất đe dọa.                                                                    

Theo Lương Thanh (Nhà Báo & Công luận)

 

Trung Quốc cố tình lừa dư luận

Trung Quốc bắt đầu tuần tra biển Đông

Trung Quốc mời thầu bất hợp pháp trên vùng biển Việt Nam

- Hợp tác KHCN Việt Nam-Hoa Kỳ: Một giai đoạn phát triển mới (Tia Sáng).

- Bốn tàu Hải giám TQ đang làm gì ở vùng biển Trường Sa? (ĐV).  – Trung Quốc đưa 4 tàu tuần tra tới Biển Đông (DT). – Trung Quốc đưa 4 tàu hải giám tới biển Đông (TT). – 4 tàu Hải giám TQ đang diễn trò gì ngoài khu vực quần đảo Trường Sa? (GDVN).
- Trung Quốc xâm phạm thô bạo chủ quyền VN (TN).
- ‘Tẩy chay việc mời thầu dầu khí phi pháp của Trung Quốc’ (VNE).
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam phản đối hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của phía Trung Quốc(Chinhphu.vn).- Mỹ-Trung Quốc và cuộc đấu dưới biển sâu (Petrotimes).
- Tôn trọng ý chí và nguyện vọng chính đáng của các bên (ĐĐK).

- Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới khai diễn (TN).
Âm mưu sâu độc của Trung Quốc
Đài Á Châu Tự Do
Mặc dù thường xuyên tuyên bố một nước Trung Quốc “trỗi dậy” luôn trong tinh thần “sống chung hoà bình”, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh không ngần ngại công khai ngày càng ráo riết đe doạ bằng võ lực để thực hiện tham vọng bành trướng và bá quyền, ...
Bốn tàu Hải giám TQ đang làm gì ở vùng biển Trường Sa?Báo Đất Việt
Liên đoàn Luật sư Việt Nam phản đối hành vi vi phạm pháp luật quốc ...Báo điện tử Chính phủ


-Exclusive: Philippines may ask for U.S. spy planes over South China Sea
MANILA (Reuters) - The Philippines may ask the United States to deploy spy planes over the South China Sea to help monitor the disputed waters, President Benigno Aquino told Reuters on Monday, a move that could worsen tensions with its giant neighbor China.


China sends 4 ships to disputed area with Vietnam (AFP/Inquirer). - Tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Trường Sa của Việt Nam (PNTD).   - So sánh Việt Nam và Trung Quốc  —  (Nguyễn Vĩnh).  - Bà Phạm Chi Lan:”Lộ rõ sự ngang ngược khi mở thầu tại thềm lục địa VN” (GDVN).  - Pháo binh QK7 diễn tập bảo vệ bờ biển (ĐV). - Vẽ Tổ quốc từ chín tầng mây (TT).
- Biển Đông ở Harvard (TP).  - Đối phó với chiến lược “chờ thời” của Trung Quốc (SGTT). - Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa do “chủ nghĩa Monroe TQ”? (GDVN). - Phỏng vấn ông ông Dương Danh Dy: Phải có đối sách hợp lý với ‘bước đi xa hơn’ của TQ (ĐV).  - Phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được (TP).  - Trung Quốc muốn gì? (PNTD).
- Kiến nghị sớm ban hành Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường biển (SGGP).
- Ý nghĩa chính trị to lớn của Hội nghị Bình Than (Bee).

Việt Nam-Campuchea tăng cường quản lý biên giới  —  (VOA). - Đưa 56 bộ hài cốt chiến sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia về nước (VOV).

Tổng số lượt xem trang