Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Nhiều lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ bị cho thôi việc

--Nhiều lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ bị cho thôi việc
longha ha (t/g gửi NQ&TD blog)

Thông tin với cơ quan báo chí, Ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng Ban Nhân sự Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết đi đôi với việc tái cấu trúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn sẽ rà soát công tác nhân sự theo hướng tinh và gọn. Trên cơ sở thành tích đạt được hoặc những yếu kém của từng đơn vị, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tổ chức lại một cách phù hợp, đồng thời Tập đoàn sẽ cách chức cán bộ yếu kém cũng như bổ nhiệm mới cán bộ có năng lực.

Phóng viên: trong năm 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thua lỗ viễn thông hơn 4.500 tỷ gần bằng quỹ lương của Tập đoàn. Năm 2011, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thua lỗ viễn thông với con số không nhỏ hơn năm 2010. Như vậy, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo Tập đoàn cũng như đã xử lý đến đâu?


Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang xem xét trách nhiệm các lãnh đạo Tập đoàn phụ trách công tác viễn thông trong các năm 2010 và 2011, hai vị lãnh đạo Tập đoàn phải chịu trách nhiệm trực tiếp là Phó Tổng EVN phụ trách công tác viễn thông Đinh Quang Tri và Trưởng ban Viễn thông & Công nghệ thông tin Nguyễn Thành Lâm. Ngoài ra, tùy thuộc vào thua lỗ viễn thông của từng đơn vị trong hai năm 2010 và 2011, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ xem xét trách nhiệm cán bộ đứng đầu đơn vị cũng như cán bộ phụ trách công tác viễn thông.

Phóng viên: nhiều báo chí phản ánh các đơn vị của trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tham nhũng trong quá trình đầu tư dự án viễn thông. Chẳng hạn Báo Sống mới đã có bài viết “Năm 2010, các Tổng công ty Điện lực đầu tư đầu tư hạ tầng gần 5.000 trạm 3G với số tiền hơn 2.000 tỷ. Tuy nhiên chất lượng kém và bàn giao qua Tập đoàn Viettel nhưng Tập đoàn này không sử dụng được”. Thậm chí nhiều đơn vị không xây nhà trạm nhưng vẫn quyết toán phần nhà trạm. Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam có biết sự việc này không? Tập đoàn Điện lực Việt Nam xử lý tham nhũng này như thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã cử đoàn công tác kiểm tra đầu tư hạ tầng viễn thông dự án 3G giai đoạn 2 tại một số Công ty Điện lực tỉnh và đoàn công tác đã phát hiện tham nhũng tại các đơn vị này như báo chí đã phản ánh. Trong báo cáo của đoàn kiểm tra, có Công ty Điện lực tỉnh Giám đốc đầu tư hơn 20 vị trí cho thuê lắp đặt trạm 3G, diện tích đất vừa nhỏ và nằm ở vị trí không đúng với quy hoạch trạm 3G chuẩn. Tuy nhiên giá thuê mặt bằng đặt trạm gấp 3, 4 lần giá thực tế. Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ đề nghị truy tố ra pháp luật đối với vị Giám đốc này.

Phóng viên: tổn thất điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, riêng phần tổn thất điện năng hàng năm lãng phí hàng chục ngàn tỷ. Vậy Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện phương án gì để giảm tổn thất điện năng?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao chỉ tiêu tổn thất điện năng cho các đơn vị và các đơn vị cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng như: cải tạo đường dây và trạm biến áp, bố trí lại các TBA một cách hợp lý nhằm giảm chiều dài đường dây hạ áp, đảm bảo TBA không non tải cũng như sụt áp nhỏ, giảm sự cố trên lưới điện cũng như tránh hiện tượng move và hiện tượng vầng quang, lắp đặt tụ bù tránh hiện tượng công suất phản kháng. Tuy nhiên tại nhiều đơn vị tổn thất điện năng năm 2012 không những không giảm mà còn tăng. Nguyên nhân tổn thất điện năng tăng là do năm 2012 có đến 70% doanh nghiệp phá sản hoặc hoạt động cầm chừng và các doanh nghiệp này lại rớt đúng vào các doanh nghiệp tiêu thụ điện năng lớn như thép, xi măng. Bên cạnh đó tiêu thụ điện của hộ gia đình chỉ tăng khoảng 3% và con số này thấp hơn nhiều so với dự đoán là 12%.

Phóng viên: cám ơn Ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn!  





Chính phủ yêu cầu kỷ luật nhiều lãnh đạo Tập đoàn EVN


lam thanh
(t/g gửi NQ&TD blog)

Theo thông tin từ Bộ Công thương, đến đây sẽ có một số lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tạm thời cho nghỉ việc chờ xem xét kỷ luật. Trong số lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị tạm thời cho nghỉ việc, hai gương mặt nổi bật nhất là Phó Tổng Đinh Quang Tri và Phó Tổng Dương Quang Thành và cũng là hai Phó Tổng từng phụ trách công tác viễn thông.
 

Chính phủ phải điều chuyển hơn hai chục ngàn tỷ đồng tài sản viễn thông và công nghệ thông tin của Tập đoàn EVN sang Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Tuy nhiên theo báo cáo từ Tập đoàn Viettel thì tài sản tiếp nhận của Tập đoàn EVN có thể sử dụng được chỉ là thiết bị mạng 3G, các đường dây cáp quang OPGW và hạ tầng cột anten, nhà trạm, cáp quang của hơn 1.000 vị trí.
 

Theo Phó Tổng Nguyễn Mạnh Hùng thì tài sản viễn thông và công nghệ thông tin của Tập đoàn EVN có thể sử dụng được chỉ có giá trị khoảng 6.000 tỷ và Tập đoàn Viettel phải bù lỗ khoảng 15.000 tỷ. Tuy nhiên để bù lỗ khoản thiếu này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ thuê đường truyền giá cao của Tập đoàn Viettel với chi phí khoảng 800 tỷ mỗi năm và cộng thêm khoản chi phí cho công nghệ thông tin khoảng 1.200 tỷ, tất cả các chi phí này sẽ đưa vào giá điện. Ngoài ra Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho phép Tập đoàn Viettel sử dụng miễn phí cột điện treo cáp viễn thông trong thời hạn 30 năm, đồng nghĩa với việc Tập đoàn Viettel sẽ tiết kiệm chi treo cáp viễn thông mỗi năm khoảng 250 tỷ và 30 năm sẽ là 7.500 tỷ.


Trao đổi với phóng viên báo chí, người đứng đầu Tập đoàn Viettel Hoàng Anh Xuân cho biết quá trình tiếp nhận tài sản viễn thông của Tập đoàn EVN vẫn còn một vấn đề vướng mắc là xử lý 5.000 vị trí hạ tầng 3G giai đoạn 2. Năm 2010, Tập đoàn EVN đầu tư hạ tầng 3G giai đoạn 2 với 5.000 vị trí có số tiền đầu tư là hơn 2.000 tỷ, cho đến nay các vị trí này vẫn không sử dụng và cũng chưa lắp thiết bị. Theo như Ông Hoàng Anh Xuân vấn đề vướng mắc ở đây là các vị trí này có chất lượng không đảm bảo, giá thuê mặt bằng lắp đặt trạm quá cao gấp đến 3,4 lần giá thực tế. Thế nhưng, các đơn vị Viettel đề nghị tháo dỡ thu hồi thì người dân không đồng ý và yêu cầu đền bù hợp đồng, thậm chí nhiều người dân đã gửi đơn kiện lên Thủ tướng Chính phủ.


Ông Hoàng Anh Xuân rất bức xúc công tác quản trị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, quản lý thì lõng lẻo, còn đầu tư thì vô tội vạ không tính đến hiệu quả. Tập đoàn Viettel phải tiếp nhận hơn 2.000 tỷ tài sản hạ tầng mạng 3G của Tập đoàn EVN, thế nhưng tài sản này đã không sử dụng được còn phải đối mặt đề bù thêm khoảng 3.000 tỷ tiền đền bù hủy hợp đồng thuê mặt bằng.


Trước tiên muốn tái cấu trúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải nâng cao công tác quản trị của cán bộ lãnh đạo Tập đoàn. Chính phủ rất sáng suốt khi yều cầu tạm thời cho nghỉ việc những thành phần yếu kém như Đinh Quang Tri, Dương Văn Thành… chờ xem xét kỷ luật. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng có rất nhiều nhân tài chưa được trọng dụng và lãnh đạo Tập đoàn vẫn đang được bổ nhiệm dựa trên phe cánh cục bộ. Đến đây, những con sâu được loại bỏ sẽ làm cho Tập đoàn EVN mạnh hơn và sẽ không còn phải chịu thua lỗ hàng năm.   





>> Trả thêm tiền điện vì yếu kém quản lý ở EVN
>> Sửa luật Điện, đừng quên xóa độc quyền EVN
>> Không thể 'thả' giá điện nếu EVN còn độc quyền

-– Bộ Nội vụ vào cuộc xử lý vi phạm tại EVN (PLTP).

  Kỷ luật dàn lãnh đạo EVN: Bộ Nội vụ vào cuộc
- Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, Bộ Nội vụ cho biết đang tiến hành các thủ tục về việc kỷ luật các thành viên có vi phạm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).


Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, "các hồ sơ đã được tập hợp để báo cáo Hội đồng kỷ luật xem xét. Bộ Nội vụ mới vào việc triển khai theo kết luận của Chính phủ, Ban Bí thư".

Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 3/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Bộ Công Thương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng đã tiến hành các bước để làm rõ trách nhiệm của EVN và báo cáo lên Chính phủ. Ban cán sự Đảng của Chính phủ đã họp, nhận thấy đối với sự việc của EVN thì tập đoàn, một số lãnh đạo EVN phải chịu trách nhiệm. Tinh thần là xử lý nghiêm minh, trách nhiệm lớn thì kỷ luật nặng, từ đó làm rõ trách nhiệm của từng vị trí.

“Bộ Công thương, Bộ Nội vụ đang triển khai thực hiện việc này. Khi có ý kiến kết luận, Chính phủ sẽ công khai”, ông Đam nói.

Hồi đầu tháng 5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho biết, sau khi cân nhắc và được sự cho phép của Thủ tướng, về phía lãnh đạo Bộ Công Thương đã có ý kiến thẩm định đối với kết quả kiểm điểm khuyết điểm của các lãnh đạo EVN trình lên Chính phủ.

Ông Hải cho biết thêm: “Có một số vấn đề khác giữa Bộ Công Thương so với tự kiểm điểm của các lãnh đạo EVN, sự khác biệt này không lớn”.

Tuy nhiên, về chi tiết sự khác biệt, Bộ Công Thương chưa thể tiết lộ. Kết quả quyết định như thế nào về hình thức xử lý kỷ luật nặng hay nhẹ đối với các lãnh đạo Tập đoàn phải chờ Chính phủ.

Trước đó, vào tháng 4, cơ quan quản lý EVN là Bộ Công Thương cho biết đã chỉ đạo EVN kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan việc để EVN Telecom thua lỗ, trong đó có nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Đào Văn Hưng. Trong tháng 3, bộ này đã có báo cáo gửi Thủ tướng.

Do tập trung kiểm điểm tổ chức, cá nhân liên quan EVN Telecom thời gian qua nên Bộ chưa phân công cụ thể công việc cho ông Đào Văn Hưng, sau khi ông này bị miễn nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN hồi tháng 2/2012.

Năm 2011, EVN lần đầu tiên công bố con số lỗ khủng khiếp lên đến hơn 10 ngàn tỷ đồng.

Tập đoàn này đầu tư ngành ngoài bị thua lỗ với khoản lỗ lớn nhất ở lĩnh vực viễn thông là EVN Telecom, lỗ tới 1.057 tỷ đồng năm 2010. Năm 2011, EVN là 1 trong 4 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước có kết quả kinh doanh lỗ với mức lỗ lũy kế hơn 44.000 tỷ đồng.

Không chỉ yếu kém trong việc đầu từ ngành ngoài như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, viễn thông, EVN cũng kém khi đầu tư ngành chính với việc có hàng loạt dự án điện bị chậm tiến độ, để xảy ra thiếu điện triền miên trong giai đoạn năm 2008- 2009.

Linh Thư - Hiền Anh

Tổng số lượt xem trang