Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Trung Quốc lo sợ một vụ đảo chính?


Tác giả: Peter Mattis
Người dịch: Đan Thanh
Ngày 4-7-2012



Từ khi các vụ bê bối xung quanh vụ lật đổ Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh hồi tháng 3, Trung Quốc có vẻ như đang trên bờ vực cải cách – hay là hỗn loạn.
Trong khi lời kêu gọi tiến hành cải cách khẩn trương của Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên báo chí chính thức, trở thành thông báo “tấn công vào thành trì cải cách”, thì “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS TQ) đặt ra những giới hạn vững chắc cho các thành tựu mà một cuộc cải cách như thế có thể đạt được, nhất là khi các thế lực thù địch có thể sẽ lợi dụng mọi bất ổn chính trị. Số ra gần đây nhất của tạp chí Hồng Kỳ (Cờ Đỏ), cơ quan ngôn luận của trường Đảng Trung ương, đã đề cập đến “cải cách thể chế chính trị” để ĐCS TQ có thể thích ứng với bản chất luôn biến động của xã hội Trung Quốc, ít nhất cũng thừa nhận sự bất mãn ở cấp cao với trạng thái chính trị hiện hành. Một cuộc cải cách như thế, cho dù có tỏ ra khiêm tốn tới mức nào đi nữa trước mắt người ngoài cuộc, thì cũng có thể gây chia rẽ, và giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đang cố gắng giữ lấy sự trung thành của quân đội, đề phòng khi chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo dẫn tới bất ổn xã hội.

Từ hồi đầu năm, báo chí của quân đội và của chính phủ Trung Quốc đã nổi một hồi trống gay gắt khi nói về nguy cơ lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân (QĐTQ) phải chấp nhận “phi chính trị hóa quân đội, tách (Đảng Cộng sản Trung Quốc) khỏi quân đội, và quốc hữu hóa quân đội”. Hồi trống này đã kéo dài hơn nhiều so với nhiều người tưởng lúc đầu, khi họ nghĩ đó chỉ là những điều kiện có tính ý thức hệ đặt ra cho các thanh niên mới gia nhập quân đội đầu năm nay – hay thậm chí nghĩ là nó có liên quan đến những mối quan hệ giữa QĐTQ và ông bí thư bị lật đổ Bạc Hy Lai.

Những sự kiện được chọn ra dưới đây làm nổi bật một điều là, chỉ có một số rất ít báo chí chính thống của Trung Quốc chú ý đến những nguy cơ về một lực lượng QĐTQ không trung thành, cũng như đến các yêu cầu đặt ra cho giới quan chức quân đội là phải có quan hệ thân thiết với đảng:

- Ngày 25-6, tờ Nhân Dân Nhật Báo có bài viết của một chính ủy Khu vực Quân sự Tế Nam, hô hào các cán bộ trong quân đội hãy mạnh mẽ hơn nữa, chống lại những quan điểm sai lầm về vai trò chính trị của QĐTQ trong bối cảnh một xã hội Trung Quốc ngày càng đa nguyên hơn.

- Ngày 17-6, tờ Nhật báo QĐTQ kêu gọi các quan chức quân sự trung thành với ĐCS TQ, hàm ý nói rằng nhiều quan chức không đủ tận tụy với việc tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo của đảng.

- Ngày 15-5, Nhật báo QĐTQ có bài xã luận khuyên quân đội nhìn nhận cho rõ âm mưu đằng sau những nỗ lực nhằm chia rẽ quân đội với đảng, và yêu cầu phải trung thành với hệ thống chính trị căn bản, theo đó ĐCS TQ được đặt cao hơn quân đội.

- Ngày 6-4, Nhật báo QĐTQ có bài xã luận rằng QĐTQ cần hợp tác vững chắc với đảng để bảo đảm ổn định chính trị, vì lẽ kinh nghiệm lịch sử cho thấy cạnh tranh ý thức hệ sẽ căng thẳng hơn khi ĐCS TQ đối diện với những khoảnh khắc cải cách mang tính quyết định.

- Ngày 19-3, Nhật báo QĐTQ xuất bản một bài báo nêu rõ, QĐTQ cần chống lại “ba quan niệm sai lầm” nói trên về sự phát triển của quân đội Trung Quốc, và họ tuyên bố “luôn luôn đặt việc xây dựng ý thức hệ và chính trị lên hàng đầu”, bởi lẽ, đó là một công cụ thiết yếu để củng cố QĐTQ.

- Ngày 13-3, Tân Hoa Xã có bài viết về ý kiến của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nói rằng “mọi quân nhân trong quân đội đều phải ý thức rằng, phát triển, trong khi vẫn duy trì ổn định, là mối ưu tiên lớn”. Ông ta nhấn mạnh rằng QĐTQ và cảnh sát, công an có vũ trang, phải tập trung vào nhiệm vụ quốc phòng và xây dựng quân đội, và tuân thủ các đòi hỏi căn bản của việc đạt được tiến bộ trong khi vẫn duy trì ổn định.

Như ông Dennis Blasko, chuyên gia QĐTQ đã viết hồi đầu năm: “Không rõ ai – nếu có ai đó đứng đằng sau QĐTQ – đã đề xuất việc chia rẽ, phi chính trị hóa hay là quốc hữu hóa quân đội”. Tất cả những gì người ta có thể biết là, người duy nhất đưa ra tuyên bố về việc đảng kiểm soát quân đội, là một nhà báo, biên tập viên của một tờ báo dân sự, người này đã nhanh chóng bị đuổi việc. Và Nhật báo QĐTQ đã tránh nêu tên, thậm chí không nhắc tới những người thuộc QĐTQ và đang mất lòng tin vào ĐCS TQ. Không có lý do thật sự nào được đưa ra cả, điều đó cho thấy cần phải tìm đến những nguyên nhân khác.

Hồi tháng 5, một thành viên giấu tên ở Đại học Quốc phòng Trung Quốc nói với tờ Hoàn Cầu Thời báo rằng, lý do thực sự để người ta lo ngại về sự trung thành của quân đội có lẽ liên quan đến các âm mưu của nước ngoài, ngày càng dữ dội, nhằm phá hoại quá trình chuyển giao quyền lực trước Đại hội 18 của Đảng. Tuy nhiên, giải thích này không lý giải gì về tính chất lặp đi lặp lại của những lời kêu gọi nói trên – hoặc tại sao những lời kêu gọi như thế là đủ để chống lại mưu đồ của thế lực thù địch nhằm trung lập hóa QĐTQ về ý thức hệ. Nhưng cách giải thích đó cũng đã làm nổi bật tầm quan trọng của bối cảnh chính trị trong nước ở Trung Quốc năm nay, trong mọi vấn đề.

Công cuộc chuyển giao quyền lực lãnh đạo tại Đại hội Đảng lần thứ 18 gần như chắc chắn sẽ ghi nhận việc hơn nửa Bộ Chính trị luân chuyển công tác và chỉ có 2 trong tổng số 9 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở lại. Hơn thế nữa, có một sự chuyển giao thế hệ đang diễn ra, và sẽ đưa các vị lãnh đạo Trung Quốc ra khỏi cái bóng của Đặng Tiểu Bình, người có ảnh hưởng tới tất cả các tổng bí thư ĐCS TQ, từ Hồ Diệu Bang tới Hồ Cẩm Đào.

Mặc dù sự chú ý thường dồn về những lời kêu gọi dân chủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, được đăng tải rất kỹ, nhưng cuộc đấu tranh thực sự để cải cách trong ĐCS TQ là về vấn đề thực hiện, và làm thế nào để nhận được nhiều hơn từ một hệ thống chính trị dường như ngày càng không thể chống chọi lại với các khó khăn từ bên trong.

Vào tháng ba và tháng tư, một loạt xã luận đăng trên Nhân Dân Nhật Báo, Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Hoa Nhật Báo, và Tân Hoa xã, có vẻ như đã khởi động một chiến dịch có phối hợp, nhằm ủng hộ cải cách, ngay cả khi ngôn từ trong các bài đã chỉ rõ ra rằng cải cách chính trị kiểu phương Tây là không thể được. Báo chí chính thống, với mặc định rằng ĐCS TQ duy trì được vị trí lãnh đạo của mình, đã công kích các quan chức, cán bộ tham nhũng, và cổ súy cho cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả vận hành.

Việc tập trung vào cải thiện hiệu quả vận hành đã tạo ra một loạt quan điểm khác nhau. Ví dụ, Bắc Kinh có vẻ như tham gia vào một cuộc duyệt xét lại nghiêm túc các định chế quốc doanh – những cơ quan có liên quan đến việc chuyển đổi các tổ chức có hoạt động gần với kinh doanh, như các nhà xuất bản, thành doanh nghiệp thực sự. Đối với những người không tin vào khả năng đó, hãy lưu ý đến phí đăng ký đọc các số phát hành trên mạng của tờ Nhân Dân Nhật Báo, hay là giá bán 1 đô la cho một tờ Trung Hoa Nhật Báo trên đường phố Mỹ. Những cuộc cải cách khiêm tốn, dựa vào hiệu quả hoạt động như thế, có ảnh hưởng thực sự để thay đổi chính trị Trung Quốc hay không thì lại là chuyện khác; tuy nhiên, thêm nhiều quan điểm mạnh mẽ khác dường như đang lan dần ra.

Tạp chí của Đảng, tờ Hồng Kỳ, hồi đầu tháng này có đưa ra câu hỏi, liệu Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của chính sách Cải cách và Mở cửa, có phê chuẩn cải cách thể chế chính trị hay không (nếu ông còn sống – ND). Trong khi tờ tạp chí tuyên bố, một cách không gây ngạc nhiên, rằng ông Đặng sẽ bác bỏ dân chủ hóa kiểu phương Tây, thì nó lại mở ngỏ khả năng đón nhận những thay đổi về cấu trúc để giữ lại ĐCS TQ, bởi vì cần có ĐCS TQ để thích ứng với cải cách xã hội và lật đổ nền hành chính quan liêu, trì trệ ở Trung Quốc. Lời biện hộ về ý thức hệ này – vượt ra khỏi trường Đảng Trung ương mà đứng đầu là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình – có thể báo trước một mức độ lịch thiệp và nhã nhặn hơn trong cuộc đấu đá đảng phái, làm chia rẽ Tập và Hồ Cẩm Đào, cũng như người cầm ngọn đèn cải cách của Hồ – bí thư tỉnh Quảng Đông, Uông Dương.

Nhưng các lời biện hộ giáo điều, được đóng dấu kín mít, là không đủ.

Câu răn dạy nổi tiếng của Mao Trạch Đông, rằng “quyền lực chính trị hình thành từ họng súng” và “Đảng ra lệnh cho súng”, càng làm nổi rõ vai trò của QĐTQ và Công an Vũ trang Nhân dân, như là những người bảo vệ quyền lãnh đạo của ĐCS TQ. Vào thời điểm có những bất ổn về chính trị, sự trung thành của quân đội (mà giờ đây là của lực lượng bán quân sự) là nền tảng cho phép đảng mạo hiểm chính trị. Đạp đổ những lợi ích cố thủ trong một hệ thống vốn dĩ thăng quan tiến chức chỉ nhờ vào việc duy trì mãi mãi ĐCS TQ sẽ tạo ra chia rẽ trong nội bộ đảng, vì nó thay đổi luật chơi đối với các quan chức đang lên – những người có quyền lợi liên quan đến trạng thái chính trị hiện hành, và những người có thể thất bại nếu bị vạch trần bộ mặt.

Mặc dù một số lời đồn đại về khả năng quốc hữu hóa quân đội có thể là sự thật, nhưng lời giải thích sau đây mới khả dĩ. Nếu sự trung thành của QĐTQ với đảng, đặc biệt với Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, không được bảo đảm duy trì, thì sẽ hầu như chẳng còn lý do để lãnh đạo Trung Quốc mạo hiểm bằng một cuộc thảo luận đau đớn, có khả năng công khai chia rẽ đội ngũ lãnh đạo. Bài học quan trọng nhất của những biến cố hỗn loạn năm 1989 là, lãnh đạo không nên thể hiện sự mất đoàn kết ra trước công chúng. Hồi trống kêu gọi trung thành của QĐTQ có ý cho rằng đây là một nguy cơ thật sự. Có lẽ một sự tiếp tục tình hình hiện nay nên được xem như dấu hiệu của bất ổn gia tăng trong ban lãnh đạo và là dấu chấm hết đối với các khả năng cải cách trong nội bộ đảng.

Tác giả: Peter Mattis là chủ bút tờ “China Brief” của Quỹ Jamestown.

Ảnh: Jason Chafin lấy từ Flickr

Nguồn: The Diplomat

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Michael AuslinThe Diplomat, July 6, 2012
Trần Ngọc Cư dịch
clip_image001
Chỉ sau một hồi vào chuyện, một ý nghĩ thầm kín thường lén vào trong các cuộc đối thoại với các đồng nhiệm Trung Quốc (TQ) về các vấn đề khu vực và toàn cầu. Dù đó là một cuộc họp với các quan chức Bộ Ngoại giao, các học giả hay những nhà phân tích chính sách, bất cứ một người Mỹ nào cũng sớm nhận ra rằng có một điều gì thiếu sót trong cuộc đối thoại. Điều thiếu sót đó không phải là những thông tin có sẵn về các giá trị xã hội, về cơ hội, hay lợi ích chung, nhưng nói đúng ra, chúng ta nhận thấy TQ không có được một chuỗi quan hệ hữu nghị rộng lớn. Rốt cuộc, như một nhà ngoại giao châu Âu đã diễn tả với tôi, trong chính sách đối ngoại của TQ, Hoa Kỳ đã trở thành mối bận tâm chủ yếu. Sự tập trung vào một đối tượng duy nhất này (monofocus) giúp chúng ta hiểu rất nhiều về thế giới quan của TQ, nhưng đồng thời cũng cho chúng ta thấy mức độ hạn chế của Washington trong việc tạo ra một quan hệ hữu hiệu hơn với Bắc Kinh.
Khác với Hoa Kỳ, là quốc gia luôn luôn có một chuỗi liên minh mặc dù phức tạp nhưng vững mạnh và các quan hệ đối tác không chính thức tại châu Á kể từ những năm 1950, TQ chưa thiết lập được những quan hệ sâu sắc với bất cứ quốc gia châu Á nào. Không có một cái gì trong chính sách đối ngoại của TQ có thể sánh với quan hệ hữu nghị của Mỹ đối với Nhật Bản hay những nỗ lực của Mỹ đối với Singapore. Mặc dù người nước ngoài luôn luôn ngờ vực những ý định đích thực của Washington đối với các quốc gia đối tác tại châu Á, và đành phải chấp nhận một tương quan quyền lực bất bình đẳng nội tại giữa Mỹ và bất cứ đồng minh nào nhỏ bé hơn, nhưng người ta cũng phải nhìn nhận rằng Hoa Kỳ thường tìm kiếm một loại quan hệ dựa vào nguyên tắc hai bên đều có lợi. Mặc dù là một siêu cường (hay vì uy tín của một siêu cường), các nhà ngoại giao Mỹ có một thiên hướng cơ bản nhắm tới sự bình đẳng trong các cuộc đàm phán và các thoả ước của họ. Về phần mình, quân đội Hoa Kỳ đã trải qua nhiều thập kỷ trợ giúp huấn luyện các quân đội nước ngoài, cấp viện trợ nhân đạo, và dĩ nhiên đóng vai trò tối hậu là đảm bảo ổn định khu vực, ít ra trên mặt lý thuyết.
Chính sách đối ngoại của TQ, ít ra cho đến nay, là khác xa với Mỹ. Có một thời, TQ có lẽ đã tự coi mình là một đồng lãnh đạo (co-leader) của khối cộng sản toàn cầu, hoặc [trước đó] là trung tâm của nhóm các nước chịu ảnh hưởng Hán mãi cho đến thế kỷ 19. Hiện nay, cái nhìn đối ngoại của TQ đặt ngay trung tâm của quan hệ Mỹ-Hoa. Mọi thứ khác đều bị khúc xạ qua lăng kính ấy. Các mối quan hệ quốc tế khác đều được cân nhắc theo lợi ích của chúng với những mục tiêu của Bắc Kinh trong việc bành trướng ảnh hưởng TQ và chống lại địa vị của Mỹ, tại Đông Á lẫn các khu vực khác. Chính điều này đã ảnh hưởng lên các cuộc đối thoại với người TQ, tạo một cảm giác mất thăng bằng tri thức (intellectual vertigo) cho bất cứ một cuộc họp nào. Người ta đi đến chỗ phải nghĩ rằng TQ tự thấy mình sinh hoạt trong một khoảng không quốc tế (international vacuum), nhưng cái bình chứa bao bọc khoảng không ấy là nước Mỹ. Đánh vỡ cái bình chứa ấy tức là giải thoát TQ khỏi vòng cương tỏa nhân tạo, và sẽ cho phép nó tự động bành trướng vào các nước chung quanh, như một chất khí lan rộng khi được tháo ra tự một cái lọ.
Tất nhiên, quan điểm này không hề phủ nhận rằng Trung Quốc có những mối quan hệ hữu hiệu với một số quốc gia. Như bất cứ một nước lớn nào, TQ tùy thuộc vào các nước khác để có thị trường và coi chúng như là một nguồn nguyên liệu thô. Thương mại chiếm một vị trí rất quan trọng cho nhu cầu phát triển kinh tế liên tục của TQ, và sức mạnh kinh tế lại tạo ảnh hưởng quốc tế cho TQ.
Tuy nhiên, dù coi các đối tác thương mại là một nhu cầu, nhưng khi cần phải vẽ ra một bức tranh môi trường toàn cầu của TQ, các nhà tư tưởng và các nhà làm chính sách TQ gần như tự động coi những mối quan hệ này phụ thuộc vào cuộc cạnh tranh chính trị với Hoa Kỳ. Chúng ta có thể mường tượng những quan hệ đối ngoại này chủ yếu rơi vào ba loại, được phân biệt nhờ vai trò của chúng trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Hoa để giành ảnh hưởng khu vực hay toàn cầu. Loại thứ nhất là các quốc gia lệ thuộc (client states), chủ yếu là Bắc Hàn, nhưng cũng có thể là Sudan hoặc cho mãi gần đây, Miến Điện. Đây là những nước lệ thuộc vào TQ về viện trợ và hậu thuẫn cần thiết, nhưng cũng còn là những quốc gia trực tiếp chống lại các lợi ích của Mỹ. Như vậy theo công thức này, những quốc gia lệ thuộc đứng ở “tuyến đầu” trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Hoa, và được sử dụng để lấy mất nhiều quan tâm và năng lượng hoạch định chính sách của Mỹ. Mặc dù có thể không kiểm soát được các khách hàng Bắc Hàn của mình, nhưng Bắc Kinh ghi nhận công dụng của việc chống đỡ chế độ Kim, như trong trường hợp cung cấp vũ khí cho nhóm lãnh đạo Sudan. Một hệ phái của loại quốc gia thứ nhất này là những quốc gia không lệ thuộc vào TQ, nhưng việc chống đối các chính sách Mỹ của chúng làm chúng trở thành một mục tiêu hấp dẫn cho sự hậu thuẫn của TQ. Iran (nước cung cấp năng lượng rất cần thiết cho TQ) có lẽ đóng vai trò này phù hợp nhất, vì sự từ chối thường xuyên của Bắc Kinh trong việc hậu thuẫn những biện pháp trừng phạt quan trọng chống lại Teheran đã giúp kéo dài cuộc khủng hoảng về chương trình hạt nhân của Iran qua nhiều năm.
Một loại quốc gia thứ hai, nằm ở một vị trí xa hơn đối với các lợi ích trực tiếp của Mỹ, là những nước mà TQ đang phát triển những quan hệ mậu dịch đặc biệt mật thiết. Rõ ràng là, những quan tâm kinh tế là động lực chính ở đây, nhưng cũng có một yếu tố của sự cạnh tranh với Hoa Kỳ xâm nhập vào trong những quan hệ kinh tế này. Ở một cấp độ, việc TQ theo đuổi những hiệp định thương mại thiếu phẩm chất (nghĩa là gạt bỏ các chuẩn mực cao về quyền công nhân, những biện pháp bảo vệ chất lượng sản phẩm cho giới tiêu thụ, quyền sở hữu trí tuệ, v.v.) được coi như là một viễn kiến về cấu trúc mậu dịch thay thế cho những quan điểm mậu dịch mà Hoa Kỳ theo đuổi. Những hiệp định thương mại với các nước châu Phi cũng được thiết kế để giành ảnh hưởng to lớn cho Bắc Kinh trên lục địa ấy, cũng như hiệp định mà TQ ký kết với ASEAN và bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010. Có một yếu tố chiến lược đối với các quan hệ mậu dịch của TQ, những quan hệ không những mang lại cho Bắc Kinh những thị trường quan trọng về kinh tế, mà cả những thành quả chính trị nữa.
Những nỗ lực đa phương có định hướng chính trị tạo nên phạm trù thứ ba của các quan hệ đối ngoại của TQ. Vì tự bản chất những quan hệ này thiếu tập trung và ít chịu loại ảnh hưởng trực tiếp mà TQ có thể áp đặt trong những quan hệ mậu dịch song phương hay thậm chí đa phương, chúng nằm ở vị trí “xa nhất” trong cuộc cạnh tranh của Bắc Kinh với Washington, nhưng những quan hệ này ngày càng có ý nghĩa. Bắc Kinh đang chơi một trò chơi dài hơi trên những diễn đàn mà nó không kiểm soát được, như Thượng đỉnh Đông Á hay Diễn đàn khu vực ASEAN. Mặc dù Bắc Kinh gặp phải sự chống đối đáng kể năm 2010 vì những lập trường quyết đoán của mình, chính phủ TQ vẫn tiếp tục nỗ lực đóng một vai trò lãnh đạo có thể ảnh hưởng lên sự phát triển của những nhóm quốc gia này và ngăn cản chúng nêu lên những vấn đề tự do, cởi mở. Mặt khác, TQ tiếp tục cam kết tôn trọng các cơ cấu thay thế của những quốc gia gần gũi về ý thức hệ (alternate mechanisms of more like-minded states), chẳng hạn Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một tổ chức gần như chỉ có ý nghĩa tượng trưng, nhằm tạo ra cái ảo tưởng về một lực đối trọng với khối tự do không chính thức của Mỹ tại châu Á.
Dù vậy, trong cả ba loại quan hệ nói trên, không một nơi nào TQ tạo được những quan hệ hợp tác hữu hiệu đặt cơ sở trên sự tin cậy lẫn nhau hay trên ý thức cùng thực tâm chia sẻ những giá trị chung. Sự thể chỉ vì mỗi một nước (với sự dè dặt về các quan hệ kinh tế) được TQ tiếp cận từ một góc nhìn thực dụng về vai trò của nước đó trong việc củng cố thế đứng của TQ đối với Mỹ. Cái lăng kính được dùng để nhìn nước Mỹ đóng một vai trò nổi bật trong việc hình thành chiến lược đối ngoại và hoạch định chính sách của TQ. Các nước nhỏ phải được sử dụng như những con tốt trong một ván cờ to lớn hơn, nếu không chúng sẽ bị coi như vô dụng, như không quan yếu (irrelevant). Không có một ý thức nào về quan hệ bình đẳng hay thực tình chia sẻ lợi ích chung (ngoài lợi ích thương mại) có vẻ diễn ra trong chính sách đối ngoại TQ.
Điều này không có nghĩa là TQ không có những lợi ích quốc gia chính đáng hay chịu những ảnh hưởng nội bộ lên chính sách đối ngoại của mình. Nó cũng không đánh giá thấp nhu cầu tăng trưởng kinh tế và các quan hệ mậu dịch giúp phát triển kinh tế TQ. Nhưng sự biểu hiện những lợi ích và những ảnh hưởng này đã trở nên méo mó chỉ vì TQ tập trung duy nhất vào một mình Hoa Kỳ. Chắc chắn đó là cách người TQ trình bày quan điểm của mình ở những cuộc họp riêng tư hay công cộng.
Điều này hiện làm phức tạp quan hệ Mỹ-Hoa trong những cách thế không ai ngờ tới. Một là, nó ngụ ý rằng Bắc Kinh sẽ giải thích bất cứ chính sách nào của Mỹ ở trong khu vực là có mục đích nhắm vào TQ, trong ánh sáng của một tấm gương phản chiếu quan điểm của Bắc Kinh. Không một tuyên bố long trọng nào của Mỹ về những mục tiêu rộng lớn trong khu vực, về những mục đích nhân đạo hay phát triển, hay về những lợi ích an ninh chung có khả năng thuyết phục được các người đồng nhiệm TQ. Hai là, quyết tâm của Bắc Kinh trong việc sử dụng những con tốt trong ván cờ với Washington ngụ ý rằng TQ sẽ thường xuyên ném những vật cản vào an ninh khu vực hay toàn cầu. Chẳng hạn, một ban lãnh đạo ngang ngược [của một nước nhỏ thân TQ] có thể toàn toàn chặn đứng những nỗ lực của Mỹ trong việc cổ vũ dân chủ hay tập trung vào phát triển kinh tế. Sau hết, việc tập trung quan tâm của TQ vào Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là lý do để Bắc Kinh dồn mọi nỗ lực vào việc hiện đại hoá quân đội, nhằm đạt được mục tiêu nhiên hậu là tự do hành động, không chịu một sức ép nào từ phía Hoa Kỳ.
Tất cả những điều này dẫn đến kết luận là, những người tìm cách phát triển một quan hệ hợp tác hữu hiệu và chín chắn giữa TQ và Mỹ, một quan hệ xây dựng trên sự tin cậy lẫn nhau, có thể sẽ thất vọng. TQ sẽ tiếp tục chờ đợi thời cơ và có đủ khôn ngoan để tránh gây thù hận với các nước láng giềng. TQ có thể chỉ hợp tác với Hoa Kỳ trên những ưu tiên thấp hơn như vấn đề cướp biển, thay đổi khí hậu, và các vấn đề tương tự. Tuy nhiên, mãi cho đến lúc TQ không còn nhìn thế giới qua nỗi ám ảnh về nước Mỹ, TQ không có khả năng chấp nhận một thái độ thực sự hợp tác, một thái độ báo hiệu sự ra đời của một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Hoa.
Tiến sĩ Michael Auslin là một nhà nghiên cứu các vấn đề châu Á và an ninh tại Viện nghiên cứu chính sách American Enterprise Institute tại Washington.
M. A.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN




Bài mới trên Thời Đại Mới: Sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc là mong manh hay bền vững? (TĐM số 25, tháng 7, 2012) -- Bản dịch một bài rất hay của Minxin Pei. Thay chữ "Trung Quốc" bằng chữ "Việt Nam" thì 99% vẫn còn đúng!  Nếu vào Thời Đại Mới không được thì dùng bản này.◄◄◄





 Tường lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ? Eric Schmidt: The Great Firewall of China will fall (FP 10-7-12) ◄- Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ (Boxitvn).
Rosh RoginForeign Policy, ngày 9-7-2012
Trần Ngọc Cư dịch
clip_image001
Sự xâm nhập của công nghệ và thông tin tại Trung Quốc (TQ) cuối cùng sẽ làm cho Đại trường thành lửa sụp đổ và thậm chí dẫn đến cởi mở chính trị trong hệ thống TQ, theo quan điểm của Chủ tịch hội đồng quản trị hãng truyền thông Google, ông Eric Schmidt.
Schmidt, người đã từ chức Tổng giám đốc hãng Google năm ngoái, hiện nay là người đứng đầu hội đồng quản trị đồng thời là người phát ngôn chính của Google. Ông đi khắp hành tinh này để nói chuyện với nhiều nhóm cử tọa và thăm dò những quốc gia mà Google có thể bành trướng hoạt động. Ông được gọi là “Đại sứ trên toàn Thế giới” của Google, một danh hiệu ông không theo đuổi nhưng cũng không từ chối. Schmidt đã ngồi xuống trả lời một cuộc phỏng vấn dài của The Cable [một blog của Foreign Policy] bên lề Lễ hội Ý Kiến Aspen (Aspen Ideas Festival ) 2012 vào tuần trước.
“Tôi tin rằng cuối cùng chế độ kiểm duyệt chắc chắn thất bại”, Schmidt tuyên bố, khi được hỏi liệu chế độ kiểm duyệt Internet của TQ có đứng vững không. “TQ là chính phủ duy nhất chủ trương một chế độ kiểm duyệt rất năng động. Họ không lấy làm hổ thẹn về điều đó”.
Schmidt tin tưởng rằng khi chế độ kiểm duyệt TQ thất bại, sự xâm nhập thông tin khắp TQ cũng sẽ đưa đến tiến trình tự do hóa chính trị và xã hội, một tiến trình sẽ thay đổi bản chất của mối quan hệ giữa chính phủ và người dân TQ.
“Tự thâm tâm tôi tin rằng người ta không thể xây dựng một xã hội tri thức hiện đại với lối ứng xử như thế, đó là quan niệm của tôi”, ông nói. “Tôi nghĩ rằng hầu hết nhân viên của hãng Google cũng đồng ý điều đó. Câu hỏi tự nhiên tiếp theo là khi nào [TQ sẽ thay đổi] thì không ai biết cách trả lời. [Nhưng] trong một thời gian đủ dài, tôi có tin rằng đường lối kiểm duyệt đó sẽ chấm dứt không? Tôi nghĩ rằng đó là điều chắc chắn”.
Theo quan điểm của Schmidt, đòi hỏi tự do thông tin tại TQ đi song đôi với đòi hỏi hiện đại hóa kinh tế, nhưng chế độ kiểm duyệt do nhà nước chủ trương đã giới hạn cả hai.
Ông nói: “Chúng tôi mạnh dạn tranh luận rằng quí vị không thể xây dựng một nền kinh tế có chất lượng cao và rất tinh vi với chế độ kiểm duyệt này. Đó là quan điểm của chúng tôi”.
Chính phủ TQ là cơ cấu bảo hộ với tư cách nhà nước của một chế độ kiểm duyệt mạng và tình báo mạng năng động nhất thế giới, với một sự hữu hiệu đáng phải giật mình, theo Schmidt. Google và Bắc Kinh đã bắt đầu xung khắc nhau từ năm 2010, khi công ty này công bố sẽ không kiểm duyệt từ tìm kiếm trên Google.cn và bắt đầu thuyên chuyển phần lớn hoạt động của nó tại TQ sang Hồng Kông. Sự di chuyển này diễn ra tiếp sau một loạt tấn công các địa chỉ Gmail năm 2010, nhắm vào các nhà tranh đấu nhân quyền TQ, một sự kiện mà nhiều người nghi ngờ có bàn tay dính líu của chính phủ TQ.
Gần đây hơn, Google đã theo một phương cách táo bạo hơn nhằm giúp người sử dụng chống lại chế độ kiểm duyệt mạng của chính phủ, bằng cách làm những việc như là cảnh báo những người sử dụng Gmail khi Google tình nghi tài khoản (accounts) của họ đang nằm trong tầm ngắm của các cuộc tấn công mạng do nhà nước bảo trợ và cho người sử dụng biết các từ mà họ tìm kiếm có thể bị các bộ phận lọc (filters) của chế độ kiểm duyệt của nhà nước TQ từ chối.
Schmidt không trình bày việc Google tập trung chú ý vào sự đàn áp trên mạng do nhà nước bảo trợ là một trận chiến giữa Google và TQ. Ông giải thích rằng chính sách của Google tập trung vào việc giúp người sử dụng hiểu được những gì đang xảy ra cho tài khoản của họ và cung cấp dụng cụ cho họ tự bảo vệ mình.
“Chúng tôi tin tưởng vào việc trao quyền cho những người có quan tâm về tự do phát biểu”, ông nói. “Chứng cớ mà chúng tôi có được hôm nay là những cuộc tấn công mạng của TQ chủ yếu là tình báo công nghiệp… Chính các bí mật thương mại là những gì họ cố gắng đánh cắp, thứ đến là các vấn đề nhân quyền, rằng rõ ràng là, họ đang cố tình vi phạm nhân quyền của dân chúng. Đấy là hai điều mà chúng tôi biết được, nhưng tôi tin chắc còn có những vi phạm khác nữa”.
Google vẫn còn có hàng trăm kỹ sư làm việc bên trong TQ và vẫn duy trì một doanh nghiệp quảng cáo đang phát triển nhanh chóng ở đó. Nhưng chính phủ TQ đang làm nhiều điều tương ứng để làm cho việc sử dụng Google trở nên khó khăn ở bên trong TQ. Có nhiều tuần các dịch vụ Gmail chạy rất chậm; rồi một cách kỳ bí, nó chạy trơn tru trở lại, Schmidt nói. Các máy kiểm duyệt TQ thường gây ra những khoảng thời gian ngưng trệ có tính trừng phạt (punitive timeouts) đối với những người sử dụng đã cho vào khung tìm kiếm những từ cấm. Còn YouTube, do Google làm chủ, thì hoàn toàn không thể hiển thị (visible) tại TQ.
“Gần như chắc chắn đó là một trường hợp cho thấy chính phủ TQ sẽ tiếp tục tạo ra những khó khăn cho việc sử dụng các dịch vụ của Google”, Schmidt nói. “Sự xung đột diễn ra ở một mức độ khá cơ bản: Chúng tôi muốn thông tin [trôi chảy] vào TQ, nhưng cũng ở một mức độ khá cơ bản chính phủ TQ lại không muốn điều đó xảy ra.”
Trong khi đó, Schmidt đã và đang liên tục đi vòng quanh thế giới để mở rộng các biên cương xa xôi của Google. Chuyến du hành quốc tế vừa qua đã đưa ông đến 4 quốc gia đang có xung đột hoặc xung đột vừa chấm dứt: Afghanistan, Libya, Pakistan, và Tunisia.
“Tôi trở nên đặc biệt quan tâm về việc bành trướng hoạt động của Google tại những nước hơi bất bình thường (wacky countries) – nghĩa là, những nước có vấn đề”, ông nói. “Ta không thể thấu rõ vấn đề nếu không đến đó và chứng kiến tận mắt. Nếu đưa ra được cảm tưởng và sự phán đoán của mình thì lại càng có ích”.
Schmidt tin rằng công nghệ điện thoại thông minh (smartphone technology) có khả năng mang lại hiệu ứng cách mạng trên những phương cách sinh họat của dân chúng trong thế giới đang phát triển. Ông cũng đang nghiên cứu các phương cách mà điện thoại thông minh có thể được sử dụng để chống nạn tham nhũng và chống chế độ cai trị tồi dở tại những nước nghèo. Schmidt cũng nhận thấy rằng việc bành trướng các hoạt động của Google vào những thị trường đang trỗi dậy (emerging markets) là một động thái kinh doanh đúng lúc.
“Bằng chứng là doanh nghiệp thu nhiều lợi nhuận nhất tại hầu hết mọi quốc gia thoạt đầu là khu vực viễn thông. Chuyện khôi hài là, ai cũng biết rằng cướp biển Somali cần phải sử dụng điện thoại cầm tay, nhưng nhờ đó mà doanh nghiệp hợp pháp hoạt động mạnh nhất và phát triển nhanh nhất tại Somalia là công nghiệp viễn thông”, ông nói.
Những cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập cho thấy rằng những hệ thống thông tin cởi mở có khả năng khuyến khích và tạo ra những thay đổi chính trị – theo quan điểm của Schmidt.
“Tôi nghĩ rằng tất cả những quốc gia mà tôi đang nói đến đều có chế độ kiểm duyệt rất năng động, nhưng họ đã không kiểm duyệt được Internet. Họ tự nối dây các hệ thống điện thoại, truyền hình bị họ kiểm soát, báo chí bị họ kiểm soát; thật rất khó cho dân chúng tìm nghe các tiếng nói bất đồng chính kiến thực sự mới mẻ, ngoại trừ lên Internet. Vì vậy, ta có thể cho rằng sở dĩ những biến cố đã xảy ra tại các nước ấy là do chính phủ không thể kiểm duyệt hết mọi phương tiện truyền thông. Và đó là lý do hiển nhiên vì sao chúng tôi nhiệt tình cổ vũ sự cởi mở và tính minh bạch”, ông nói.
Không như tại TQ, Google đã đóng một vai trò tích cực ở những vùng khác của thế giới bằng cách phát triển các công cụ để phổ biến những thông tin có để được sử dụng để nuôi dưỡng các chế độ dân chủ năng động hơn, chẳng hạn các dự án của Google nhằm tổ chức và quảng bá thông tin bầu cử cũng như các dữ liệu về ứng cử viên tại những nước như Ai Cập.
“Chúng tôi đang góp tay vào các cuộc bầu cử. Vì vậy chúng tôi đang cố gắng giúp các cơ quan tuyển cử đưa thông tin đến các ứng cử viên, và đây là những nước mà Google có vai trò trung tâm trong lãnh vực công”, Schmidt nói.
Google cũng đang mở rộng vai trò của mình trong việc thu thập các dữ liệu về các nhân vật chính quyền và về hành vi của họ để hỗ trợ người dân trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng về điểm này, Schmidt cảnh báo rằng chỉ khi nào đất nước có được một hệ thống pháp lý để truy tố các thành phần bất hảo, những dữ liệu này mới có thể tạo ra sự thay đổi.
“Người ta cần đến dữ liệu, và sau đó người ta cần đến một ai đó có quyết tâm truy tố kẻ dối trá”, ông nói. “Tất cả những gì mà người ta phải làm là nắm được thông tin trong tay và tiếp theo đó hình phạt phải được áp dụng một cách công minh, thì mới mong thay đổi những đất nước này một cách nhanh chóng”.
Chỉ nắm được thông tin thôi cũng chưa đủ để lật đổ một chế độ, nhưng rốt cuộc, chế độ nào chống lại sự cởi mở thông tin thì nhất định chỉ chuốc lấy thất bại, ông nói.
R. R.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN






DẬY MÀ ĐI !  (Huỳnh Văn Úc)

Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Có nghe chăng thiết tha lời biển gọi
Có lẽ nào còn chần chừ chờ đợi,
Dậy mà đi! Muôn người chung ý chí
Dậy mà đi! Muôn người chung chân lý:
Hoàng Sa là của chúng ta,
Trường Sa là của chúng ta,
Như sự thật không bao giờ thay đổi.
Vậy thì hãy dậy mà đi!
Còn gì nữa mà chần chừ chờ đợi
Khi non sông đã vang lời réo gọi:
Dậy mà đi!
Theo bantroi5.blogspot.com
--China, natural, equally natural and ... - after all - leads to nothing, Gideon.(Mafiovi)
- China's rulers - the people unable to tell mouth from ass. 

- It isn't the “axis of evil" but the gang of state mafioso with the unique leader - Chinese.
- China, natural, equally natural and equally equally natural - after all - leads to nothing, Gideon.
It's too short and - ergo - too gloomy, you say?
Dig, dig before you (and all of your clan of "pundits" from the West) want to sing any song on China, Gideon.
- Oops...There is so much things - I said - with which I can't trust in Indians. But when it comes to the capacity on doubt, Believe you me, Indians are masters:
Indian policymakers fear that U.S. policy will change with every election. The United States may be pivoting to Asia now, but if it changes its mind in the future and tries to accommodate Beijing, it will leave India in the lurch, subject to Chinese intimidation. So, for now, India is hedging its bets.
- Moment, in first, please tell me: Who is the one you call as "UN's Annan"
Moreover, My God, tell me : what's the flapdoodle you call as "The UN"?
Now I say: The UN is the ugly institution whose officials have nothing to do but to spend money (in first - America's) and to chat any bullshit.
Its "Security Council" with China and Russia?
The most ugly shit of 21st Century.
- Hey! Pundits from the West! For you all - I said - It's the time to forget your beloved Deng. If he were alive now, he would act as his children do. This is China, Messrs.


********************************
- Hello, Anti-Vietcong!
Chiến thuật của các người là:
Sáng thóa mạ Vietcong, chiều...
.... hát "Mẫu số chung".


- To Castro Brothers:
Ta ko hiểu tại sao các người có thể "vì Vietnam hiến dâng cả máu của mình", mà lại không "hiến dâng" được tí cơm thừa canh cặn nào cho chính đồng bào của các người?
Là đùa vậy, ta ko ngu:
Là máu đó, nếu cần, đâu phải của các người? - Nên các người tha hồ mà "dâng hiến", đúng ko nào?
Còn cơm thừa canh cặn lại là của các người, Isn't it?
**********************************************
- What's between untalented people and talented one in difference?
Simple:
The first knows he is shit.
The second: doesn't.
- An educated American? - A gullible dolt unable to tell truth from bullshit.
- Culture really matters because ....


------------------
- Ngư dân Quảng Ngãi bị thương nặng trên biển (VNE).  - GS Thuyết: Lật tẩy mặt nạ và 6 điểm yếu chết người của Trung Quốc (GDVN). - Sẽ kiểm soát chặt các hoạt động dầu khí trên biển Đông  (NNVN).
- Ngoại trưởng Mỹ đến Hà Nội với lịch trình dày đặc (VNN).  - Ngoại trưởng Mỹ muốn thúc đẩy thương mại với Việt Nam (DT).  - Clinton đến VN thúc đẩy giao thương (BBC). - Ngoại trưởng Clinton nên chú ý tới quyền tự do trên Internet tại Việt Nam: Vietnam: Clinton Should Spotlight Internet Freedom (HRW).
- GOP lawmaker calls for ambassador to Vietnam to be fired (The Hill).- Dân biểu Mỹ lên án Đại sứ ở VN (VOA).
Dân biểu Mỹ lên án Đại sứ ở VN bbc
Để quan hệ Mỹ - Việt bớt 'nhạy cảm' -'Diều hâu Bắc Kinh ngày càng cô độc'
Asean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’
- Trung Quốc nói về quy tắc ứng xử Biển Đông (VNN).  - Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN: Ưu tiên làm dịu căng thẳng trên Biển Đông (DV).  - Trung Quốc thay nữ Đại sứ mới tại ASEAN ngay trước thềm đối thoại (GDVN).  - Asean ‘thống nhất Quy tắc Biển Đông’ (BBC). - - Tàu hải quân Hoa Kỳ cập cảng Cửa Lò (SGTT).
- Quy tắc ứng xử trên Biển Đông chỉ còn chờ TQ (ĐV). - ASEAN đạt thỏa thuận quy tắc ứng xử biển Đông (TT). - Giải quyết tranh chấp biển Đông trên nền UNCLOS (TN). - “Mỹ trông đợi bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông” (TT). - Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông (VOV).
- Kịch bản xấu ở Biển Đông (VNN). - “Nhật sẽ cung cấp 12 tàu tuần tra cho Philippines” (VTC).
- Báo Trung Quốc xuyên tạc ý kiến chuyên gia quốc tế về biển Đông (ĐV). - Trung Quốc bắt đầu tập trận ở Hoa Đông (VNE). - Bắn đạn thật, Trung Quốc đủ sức nắn gân Nhật Bản? (PNTD).
- Philippines chuẩn bị đưa lực lượng trở lại Scarborough (TP). - Hoa Kỳ cần phòng thủ trước Trung Quốc trên không gian mạng, một vị tướng phát biểu (ĐKN).
--------



- Liên Hợp Quốc chính thức coi việc tự do truy cập Internet là một quyền cơ bản của nhân loại (GENK).
-- Lạm phát TQ giảm xuống mức 2,2% (BBC). - Giá vàng bất ngờ tăng sau tin lạm phát của Trung Quốc (VnMedia). Chinese group to buy Hawker Beechcraft (Financial Times)-Goldman Sachs Capital Partners and Onex have agreed to sell the troubled business jet maker to Superior Aviation for $1.79bn
-Unsteady Thailand Between the U.S. and China RealClearWorld



- Thống đốc Nguyễn Văn Bình? (TCPT).Thường Sơn
CTV Phía Trước
Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”.
Xem thêm:
Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng? (Phần 1)
Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng? (Phần 2)
Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng? (Phần 3)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Hoàng Hà
Thời tiết bất thường
Song chủ đề của cơn bão này có lẽ không phải phát xuất từ hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Mà nó đến bởi sự lệch pha đang ngày càng cực đoan giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam.
Tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phải rời bỏ chức vụ của ông trước nhiệm kỳ đã không còn là của hiếm ở Thủ đô. Vào những ngày qua, thông tin “tuyệt mật” này còn được cả giới đầu tư ngân hàng TP.HCM biết đến, mà bằng chứng là một số khách hàng lớn đã bắt đầu chiến dịch rút tiền mặt khỏi Ngân hàng Phương Nam – một trong những địa chỉ vẫn được giới chức chính trị liệt vào loại chân rết của nhóm Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng…
Thậm chí một vài nguồn tin còn cho biết Nguyễn Tấn Dũng có thể phải chia tay với cái ghế “Chúa Trịnh” của mình ngay tháng 8/2012, sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị Đảng – nơi người đang nhắm đến chức vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam chỉ nhận được 4/13 phiếu ủng hộ tiếp tục chấp nhiệm.
Sự thay đổi khá bất ngờ về nhân sự chủ chốt trong đảng đã khiến cho con tàu chính quyền chao đảo. Đó và đây đang diễn ra một cuộc “chạy loạn” khá quyết liệt. Không có gì dễ hình dung hơn việc những cấp dưới thân cận và thường xuyên phục vụ cho quyền lợi nhóm của gia đình Nguyễn Tấn Dũng đang phải tìm đường thoát thân, trước khi nghĩ đến một bến đỗ mới và cũng trước lúc mọi chuyện trở nên tồi tệ không lường trước.
Một trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng đương nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”. Nếu hệ lụy này xảy ra, giới quan sát có thể dễ hiểu những nguồn cơn nào ẩn sâu bên trong đã dẫn đến như thế.
Cơ hội đầu tiên
Vào tháng 8/2011, Nguyễn Văn Bình đã được bầu chọn làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước, từ cương vị cấp phó trước dó. Người tiền nhiệm của Bình – ông Nguyễn Văn Giàu – đã được thuyên chuyển sang một ủy ban phụ trách về kinh tế của Quốc hội, cũng là nơi mà tiếng nói trở nên lơ lửng.
Bối cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại trùng với khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất một con sóng vàng. Cũng bởi thế, thị trường này cần được xem là câu chuyện đầu tiên, khởi đầu cho một nhiệm kỳ đầy biến động của Nguyễn Văn Bình.
Thử thách đầu tiên của thời gian ấy lại là nạn đầu cơ vàng mà đã từng hiện hình không biết bao nhiêu lần chỉ tính từ năm 2000 đến nay.
Trong khoảng thời gian 11 năm từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi giá vàng thế giới tăng 7,6 lần thì giá vàng trong nước đã làm được điều kỳ diệu hơn thế nhiều: chẵn 10 lần.
Năm 2011 cũng có thể là thời gian lập đỉnh của sóng vàng. Sóng tăng cuối cùng diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/2011, với giá vàng quốc tế tăng 32%, còn giá vàng trong nước vọt lên đến 40%, từ mức 35 triệu đồng/lượng lên đến 49 triệu đồng/lượng.
Trước sự sốt ruột của dư luận xã hội về “cơn điên” giá vàng cùng độ chênh cao đến 4-5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới, vào cuối tháng 8/2011, vị tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. Nếu bình ổn giá vàng để tránh đầu cơ, sẽ giữ giá trong nước cao hơn thế giới không quá 400.000 đồng/lượng.
Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, cho đến cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra, thanh tra nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi phát từ một nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Công ty Vàng bạc đá quý SJC. Đây cũng chính là công ty trực thuộc Ban Tài chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.
Để sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó.
Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.
Dù chưa có một thống kê nào của Ngân hàng Nhà nước được công bố về độ chênh cao bình quân giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, nhưng hiện tượng mà bất kỳ người dân mua bán vàng nào đều dễ nhận thấy là độ chênh cao này luôn từ 3-4 triệu đồng/lượng.
Vào nửa cuối năm 2011, uy tín của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có phần sút giảm, bởi cùng với nạn đầu cơ vàng tái diễn liên tục là những hoài nghi đầu tiên về cái gọi là “trò chơi thanh khoản” mà cơ quan này đã áp đặt trên thị trường liên ngân hàng nhằm phục vụ cho ý đồ của nhóm tài phiệt thâu tóm các ngân hàng nhỏ.
Thậm chí cơ hội của Ngân hàng nhà nước nhằm cải thiện hình ảnh của mình trong tâm trí người dân càng trở nên nhỏ bé khi vào những ngày giá vàng trở nên điên loạn nhất, lời khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước về nạn đầu cơ đã chỉ được phát đi sau khi SJC cùng một số doanh nghiệp vàng khác đã “thoát hàng” đến hơn hai chục tấn vàng với giá rất cao.
Song cơ hội của Ngân hàng Nhà nước càng ít đi bao nhiêu thì làn sóng dư luận xã hội về lợi ích nhóm lại càng lan truyền nhanh và rộng bấy nhiêu. Vào thời gian này, cụm từ “nhóm lợi ích” đã bắt đầu được nhắc đến, bàn luận một cách công khai và dường như không chỉ dừng ở những hàm ý về hố phân cách xã hội.
“Lấy nó nuôi nó”
Một cơ hội khác cũng đến với vai trò tân thống đốc vào đầu tháng 10/2011. Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh danh là “Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay còn gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.
Theo giải pháp này, việc can thiệp vào thị trường sẽ thực hiện theo phương châm “hiệp đồng tác chiến” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng và SJC cùng bán theo một mức giá và liên tục tung hàng cho đến khi giá vàng trở về bình thường. Theo ước tính, quỹ vàng quay vòng của ngân hàng và SJC ít nhất cũng 20 tấn (530.000 lượng vàng). Số vàng này gấp nhiều lần hạn ngạch nhập khẩu vàng mà Ngân hàng Nhà nước từng cấp trong mỗi đợt, vì thế khả năng bình ổn thị trường cao hơn.
Chỉ cần giải pháp này làm được một nửa nội dung của nó, lợi ích nhóm của các chủ thể đầu cơ vàng có thể đã được giảm đi 50%.
Ngay lập tức, giải pháp này được công bố rộng rãi. Một vài chuyên gia thân cận với Ngân hàng Nhà nước còn cho rằng đây là một phát minh mang tính khoa học của cơ quan này. Vài tờ báo phấn khích nhất còn gọi giải pháp mới của Ngân hàng Nhà nước là “toa thuốc đặc trị đầu cơ vàng”.
Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.
Sự đổi thay duy nhất chỉ diễn ra đối với các ngân hàng và doanh nghiệp được quyền kinh doanh vàng: sau khi đã được thỏa mãn về quota nhập khẩu vàng và được hứa hẹn cả về cơ chế mở tài khoản giao dịch vàng, mục tiêu ban đầu về bình ổn giá vàng đã bị quên lãng một cách nhanh chóng. Thay vào đó, vẫn là thực trạng găm vàng, niêm yết vàng giá cao, vẫn là chất kích thích tiềm ẩn cho chỉ số lạm phát chưa chịu ngủ yên.
Hoàn toàn khác với thái độ dứt khoát đến bất thường trong công tác duy trì nghiêm trần lãi suất huy động 14%/năm – tiền đề của “trò chơi thanh khoản”, Ngân hàng nhà nước đã chẳng có bất kỳ một đợt kiểm tra đối với hoạt động niêm yết vàng giá cao và nạn đầu cơ hoành hành hàng ngày trên thị trường.
Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rõ đối tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn Văn Bình vào cuối tháng 8/2011 đã mau chóng chìm vào dĩ vãng.
Cho tới nay, ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp cũng chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công khai theo cách “minh bạch hóa” – một cụm từ mà cơ quan này vẫn thường sử dụng trong các báo cáo của mình.
Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch trong cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế giới”.
Nhưng đã chỉ rất ít công luận dám đề cập đến những bất cập và nghịch lý trên. Một sự áp đặt vô hình đã phủ trùm lên những tờ báo có tính phản biện cao nhất ở Việt Nam, liên quan đến mối quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm lợi ích vàng.
Nhưng dư luận cũng là quá đủ.
Người ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước thực ra chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.
Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!
Trong gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chơi trò tung hứng bên nặng bên nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lý giá niêm yết vàng, không làm rõ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại muốn đóng vai trò đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn viên duy nhất mang tên SJC.
Trong khi đó, nạn đầu cơ vàng vẫn tái diễn công khai, thuần bản chất, với tư thế của kẻ độc quyền đầu cơ.
“Lấy dân nuôi nó”?
Đầu cơ vàng có nhiều hình thức và biến tướng đi kèm. Tiếp theo thành công quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ, Nguyễn Văn Bình còn đưa ra một đề xuất gây chấn động: hình thành quỹ huy động vàng từ dân.
Vào cuối tháng 10/2011, ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện và đã được một vài tờ báo tung hô. Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng đó là sự cần thiết nhằm dọn dẹp nạn đầu cơ trên thị trường vàng.
Nhưng vào lúc đó, người ta vẫn chưa nhận ra nguồn gốc của đầu cơ vàng không chỉ từ các nhóm đầu cơ nhỏ, mà luôn được tổ chức và kích động bởi những con cá mập lớn hơn nhiều. SJC và một số ngân hàng có quota nhập khẩu vàng như ACB, Eximbank, Vietcombank…, đều là những địa chỉ mà nhóm đại gia ngân hàng nắm quyền chi phối và dễ dàng thao túng. Chỉ một số ít công ty và ngân hàng chủ chốt có đặc quyền kinh doanh vàng đã nắm đến khoảng 85% thị phần vàng. 15% thị phần còn lại được chia cho khoảng 12.000 cơ sở kinh doanh vàng tư nhân trên toàn quốc.
Tuy vậy, kẻ nào đi quá nhanh lại dễ vấp. Cái được gọi là “cơ chế làm giá” quá lộ liễu của các nhóm đầu cơ vàng đã gây phản cảm nơi dư luận và càng làm lộ rõ chân tướng của những kẻ lũng đoạn.
Điểm trùng hợp là cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2011, đầu năm 2012, làn sóng phản biện đối với nhóm lợi ích ngân hàng đã dâng lên ngày càng mạnh mẽ trong dư luận và công luận. Những tiếng nói phản biện ban đầu còn lẻ tẻ và chưa tạo được sức thu hút đối với quần chúng, nhưng sau đó đã chĩa dần mũi dùi trực diện vào Thống đốc Nguyễn Văn Bình, thậm chí gián tiếp đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Người dân hoàn toàn có lý do để lo ngại rằng, chỉ với công cụ lãi suất mà nhóm lợi ích ngân hàng đã lũng đoạn gần như toàn bộ huyết mạch tín dụng quốc gia, thì nếu đề án huy động vàng được triển khai, nó rất có thể sẽ trở thành một hoạt động lừa mị và lừa đảo mới, không những không bình ổn được thị trường vàng mà con khuyến khích tính đầu cơ tăng cao. Hậu quả của vấn nạn đó là không có gì bảo đảm cho vàng của dân sẽ được ngân hàng bảo quản và trả lại cho dân tương ứng với giá trị đầu vào của nó. Nói cách khác, nếu đã từng có nhiều khoản tín dụng bị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chân rết của nó làm cho biến mất chỉ bằng những động tác phù phép, thì số phận vàng của dân có lẽ cũng không có quá nhiều khác biệt.
Mở đầu năm 2012, một hiện tượng kỳ quặc đã xảy ra: đề án huy động vàng trong dân của Ngân hàng Nhà nuớc ít được đề cập, để sau đó gần như bị quên lãng.
Vì sao thế?
Chỉ đến gần giữa năm 2012, những thông tin nội bộ mới cho biết: nhóm lợi ích ngân hàng đã phải tạm dừng việc xây dựng và triển khai đề án huy động vàng đầy tham vọng của mình, để dành thời gian đối phó với những thách thức khác.
Trong đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện từ nhóm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với cái ghế đã bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bắt đầu chao đảo…
Còn tiếp…
© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Tổng số lượt xem trang