Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Thêm áp lực đòi thay Đại sứ Shear

Đại sứ David ShearĐại sứ Shear bị cáo buộc ‘không quan tâm nhân quyền’
Thêm ba dân biểu Mỹ ký tên vào thư đòi cách chức Đại sứ nước này ở Việt Nam – David Shear, vì cho rằng ông ‘không nỗ lực về nhân quyền’.
Ba dân biểu là Dan Lungren, Joseph Pitts và Chris Smith đã ký vào lá thư mà dân biểu Frank Wolf gửi cho Ngoại trưởng Hillary Clinton hồi tuần trước kêu gọi thay thế đại sứ Mỹ ở Hà Nội.

Đây là lá thư thứ ba của ông Wolf, dân biểu Cộng hòa ở tiểu bang Virginia, gửi tới lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ về ông Shea.
Lá thư có chữ ký của bốn vị dân biểu, tất cả đều thuộc đảng Cộng hòa, viết: “Chúng tôi không tin là chính phủ Mỹ, đặc biệt là Đại sứ David Shear, đã đủ nỗ lực thúc đẩy nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam”.
“Thực tế là Đại sứ Shea đã gạt qua các chủ đề này, và đây là nguyên do gây quan ngại.”
Trước đó, ông Frank Wolf đã gửi thư cho Tổng thống Barack Obama đòi cách chức ông Shear vì “liên tục không chịu cổ vũ cho nhân quyền và cất tiếng nói thay cho những người không có tiếng nói ở Việt Nam”.
Ông Frank Wolf tỏ ra đặc biệt thất vọng khi Đại sứ David Shear đã không mời nhiều nhà bất đồng chính kiến dự lễ mừng Quốc khánh Mỹ hôm 4/7 ở Hà Nội.
Dân biểu này nói Đại sứ David Shear đã hứa sẽ mời các nhân vật đấu tranh tôn giáo, blogger và hoạt động chính trị nhưng “cuối tuần rồi, tôi được biết nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền nổi bật nhất ở Việt Nam đã không được mời.”
Ông cũng cho biết yêu cầu cung cấp danh sách khách mời đã không được sứ quán Mỹ ở Việt Nam thỏa mãn.
Cơ sở của quan hệ song phương
Sau khi dân biểu Wolf gửi thư cho Tổng thống Obama, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng bênh vực Đại sứ Shear.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland phản bác rằng Đại sứ Shear đã tiếp xúc với một “diện rộng” người Việt Nam, bao gồm cả các nhà vận động dân chủ và lãnh đạo tôn giáo, và mời “đại diện các nhóm này tới cuộc tiếp tân”.
Bà Nuland cũng khẳng định Đại sứ Shear “được Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hoàn toàn tin tưởng”.
Bà nói: “Kể từ khi tới Hà Nội, Đại sứ Shear đã đặt vấn đề nhân quyền vào trọng tâm quan hệ song phương của chúng ta với Việt Nam”.
Lá thư mới nhất của các dân biểu Mỹ khẳng định nhân quyền và tự do tôn giáo phải được đặt “trước bất kỳ thỏa thuận nào về quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ”.
Lá thư cũng nhắc tới trường hợp đảng viên Việt Tân Nguyễn Quốc Quân hiện đang bị cầm tù ở Việt Nam và chưa được quan tâm giải quyết.
“Chúng tôi muốn có quan hệ hai bên cùng có lợi với Việt Nam. Để điều này xảy ra, chúng tôi cần được tin tưởng rằng chính phủ Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy tự do tôn giáo và dân chủ ở Việt Nam.”
Thư do dân biểu Frank Wolf chấp bút kết luận: “Chúng tôi đã mất lòng tin là Đại sứ Shear có thể đảm đương được công việc này”.
*****


- Thêm áp lực đòi thay Đại sứ Shear — (BBC).

-Fulbright & Ðịnh -Fulbright là tên của chương trình học bổng lớn nhất, có danh tiếng nhất của nước Mỹ
Thêm 3 dân biểu đòi cách chức đại sứ Mỹ ở Hà Nộifrom Nguoi Viet Online-
Vừa có thêm ba dân biểu liên bang nữa, cùng với Dân Biểu Frank Wolf, đòi cách chức đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, thông báo văn phòng vị dân biểu đại diện tiểu bang Virginia cho biết.
- Báo VN tiếp tục chỉ trích người biểu tình (BBC). - RSF: ‘Chính quyền VN hành xử như côn đồ’ — (BBC).
--------------------------------
@-DB Wolf đòi thay đại sứ Mỹ ở Hà Nội Kêu gọi bổ nhiệm người Mỹ gốc Việt
WASHINGTON (NV) -Dân Biểu Frank Wolf hôm Thứ Hai viết thư cho Tổng Thống Barack Obama đòi cách chức Ðại Sứ David Shear hiện đang đứng đầu đoàn ngoại giao tại Việt Nam và thay bằng một người Mỹ gốc Việt “biết bản chất đàn áp của chính phủ này”.

Ðại Sứ David Shear tại một cuộc họp báo ở Hà Nội năm 2011. Ông bị Dân Biểu Frank Wolf đòi tổng thống cách chức vì không mời các nhà tranh đấu tới dự tiệc Quốc Khánh, như đã đồng ý với ông Wolf, và vì thụ động trong việc đòi thả Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Dân Biểu Wolf, một đồng chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos ở Hạ Viện, cho biết ông bất bình với việc Ðại Sứ Shear không vận động cho nhân quyền và “lên tiếng cho người không được nói” ở Việt Nam.
Bức thư của Dân Biểu Wolf đặc biệt trách cứ về cách Ðại Sứ Shear giải quyết vụ Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân bị bắt, cũng như việc không mời những nhà hoạt động nhân quyền đến dự tiệc Quốc Khánh Mỹ 4 tháng 7.
“Từ lâu tôi vẫn tin rằng Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ phải là ốc đảo của sự tự do, nhất là ở những nước đàn áp người dân như Việt Nam,” Dân Biểu Wolf viết trong bức thư gửi Tổng Thống Obama. “Dưới sự lãnh đạo của Ðại Sứ Shear, dường như Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội không làm việc này.”
Dân Biểu Wolf bất bình là phải tới khi Hội đồng Nhân quyền Tom Lantos ở Hạ Viện mở cuộc điều trần, tại đó phụ tá ngoại trưởng Michael Posner được yêu cầu cho người gặp với vợ Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, thì Ðại Sứ Shear mới liên lạc với bà Ngô Mai Hương.
Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ, bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất vào tháng 4. Dân Biểu Wolf cho rằng Ðại Sứ Shear “thụ động” trong việc đòi thả Tiến Sĩ Quân.
Trong thư, Dân Biểu Wolf cũng cho biết trước đây ông điện thoại cho Ðại Sứ Shear và khuyến khích ông này mời nhiều giới người dân tới dự lễ Quốc Khánh Mỹ: “Tăng ni Phật Giáo, linh mục Công Giáo và mục sư Tin Lành, blogger Internet và người hoạt động dân chủ.”
Ðại Sứ Shear đã đồng ý, và Bộ Ngoại Giao viết thư cho biết ông sẽ làm như vậy. Bức thư này được công bố với cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
Tuy nhiên, khi nghe tin nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền nổi tiếng nhất Việt Nam không được mời dự lễ, Dân Biểu Wolf lại gọi cho Ðại Sứ Shear và được cho biết ông có mời một số người tranh đấu cho xã hội dân sự nhưng phải “giữ cân bằng”.
Theo Dân Biểu Wolf, đảng Cộng Hòa đại diện Virginia, Ðại Sứ Shear lúc đầu cũng từ chối không cung cấp danh sách khách mời, rồi sau đó nói sẽ phải làm việc với Bộ Ngoại Giao.
Trong bức thư, Dân Biểu Wolf thúc giục việc bổ nhiệm một người Mỹ gốc Việt vào chức vụ đại sứ “một người hiểu đất nước, ngôn ngữ, và bản chất đàn áp của chính phủ ở đó, do đã trải qua điều đó trước khi tới Hoa Kỳ”.
Ông cho rằng một người như vậy “sẽ không bị dụ dỗ để giữ mối quan hệ song phương cho êm dịu bằng mọi giá”.
“Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phải là một ốc đảo của tự do, lãnh đạo bởi một đại sứ Mỹ táo bạo,” Dân Biểu Wolf viết. “Ðại sứ Shear không phải người như vậy.”
@-DB Wolf đòi thay đại sứ Mỹ ở Hà Nội

- Dân biểu Mỹ lên án Đại sứ ở VN (VOA).  - Thư Bác Sĩ Quế gửi Bà Ngoại Trưởng Clinton - (Tiếng nói VN). - Bùi Tín: Niềm vui thêm nhiều bạn (VOA).
- Nguyễn Hưng Quốc: Hư vô hóa bất hạnh (VOA).

-Việt Nam: “Cải cách hay là chết” -basamnews

Tác giả: Carl Thayer

Người dịch: Dương Lệ Chi
05-07-2012
Câu hỏiTại đại hội đảng gần đây, các đảng viên đã loan báo rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nên “cải cách hay là chết”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm gì để cố gắng thực hiện khẩu hiệu mới này, họ đã làm được nhiều điều cho tự do hay dân chủ hóa hay chưa?
Đáp: “Cải cách hay là chết” là một khẩu hiệu lần đầu tiên được nghe trong thập niên 1970 khi hệ thống nhà nước theo kiểu Liên Xô của Việt Nam lên kế hoạch phân phối hàng hóa và dịch vụ cho những người nông dân và công nhân thành thị, nhưng đã bị thất bại nặng nề. “Cải cách” ở Việt Nam hiện có nghĩa là dân chủ tự do hoặc thậm chí có những bước thăm dò theo hướng dân chủ hóa. Có nghĩa là điều chỉnh theo hướng kinh tế XHCN và hệ thống chính trị một đảng để giữ chế độ hiện hành nắm quyền. Các đại biểu Đảng chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào chấm dứt nạn tham nhũng tràn lan hiện đang phổ biến rộng rãi, đã được xác định như là mối đe dọa chính đến tính hợp pháp về chính trị của đảng. Và họ cũng tập trung vào khu vực nhà nước, khu vực có được đặc quyền nhờ vay những món nợ ưu đãi và giá đất tăng cao. Cải cách doanh nghiệp nhà nước bị đình trệ, và các tập đoàn lớn thuộc sở hữu nhà nước, chẳng hạn như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Quốc gia, Vinashin, Tổng Công ty Hàng hải Quốc gia, Vinalines, đang trong cảnh nợ nần tồi tệ qua việc đa dạng các hoạt động, và đầy dẫy tham nhũng. “Cải cách hay là chết” trong bối cảnh hiện nay có nghĩa là, đưa chuyện nội bộ của Việt Nam vào trật tự, đặc biệt là nền kinh tế, để Việt Nam có thể cạnh tranh sinh lợi trên thị trường toàn cầu.
 Câu hỏiTrung tâm quyền lực chính ở Việt Nam là gì? Các đảng viên cấp tỉnh, quân đội hay chính phủ nắm giữ? Quyền lực ở đất nước này đượphân bổ như thế nào? Nó ảnh hưởng đến chính trường như thế nào?
Đáp: Trung tâm quyền lực của Việt Nam được trao cho khối đại diện Trung ương Đảng và các thành phần này (tôi đặt tên cho họ) đã được thống nhất đại diện từ năm 1982. Có 4 trung tâm quyền lực: bộ máy đảng gồm Ban Bí thư và các ủy viên Trung ương Đảng; bộ máy chính phủ được chia giữa Chính phủ (Nội các) và Quốc hội, các lực lượng vũ trang và chính quyền tỉnh. Có sự căng thẳng giữa việc sử dụng quyền lực cấp trung ương (cấp quốc gia – Hà Nội) và cấp địa phương (năm thành phố độc lập và các tỉnh). Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở trung ương phải đối phó với “các vương quốc độc lập” ở cấp địa phương. Điều này có nghĩa là việc áp dụng luật quốc gia đôi khi bị tránh né.
Một trong những ví dụ rõ nhất về căng thẳng sôi sục liên quan đến cam kết của lãnh đạo chính phủ Việt Nam với Hoa Kỳ là tôn trọng tự do tôn giáo, gồm cả việc ngưng bắt buộc từ bỏ tôn giáo. Bất chấp luật pháp quốc gia và các nghị định, các quan chức địa phương vẫn có thể tìm cớ để đàn áp các phong trào tôn giáo độc lập, như phong trào Tin lành ở Tây Nguyên và phong trào Thiên Chúa giáo của dân tộc thiểu số Hmong ở các tỉnh Tây Bắc.
Câu hỏi: Chủ tịch nước và Thủ tướng, ai là người cải cách nhiều hơn? Và điều này ảnh hưởng đến đất nước như thế nào?
Đáp: Cả chủ tịch nước và Thủ tướng là lãnh đạo đảng ở miền nam và đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh. Họ thúc đẩy cải cách kinh tế, cho phép doanh nghiệp tư nhân phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Sự khác biệt giữa họ là những cuộc xung đột cá nhân. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phá vỡ khuôn mẫu của sự lãnh đạo tập thể và nổi lên gần như là một nhà lãnh đạo nổi tiếng. Ông ấy nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài nước. Ông Dũng đang trong nhiệm kỳ thứ hai trên cương vị thủ tướng. Ông Trương Tấn Sang tương đối mới với chức chủ tịch nước, mới được bổ nhiệm hồi năm 2011. Trước đó, ông là người đứng đầu Ban Bí thư Đảng. Ông Sang và một số đồng minh của ông đã dẫn đầu chống lại Thủ tướng Chính phủ trong nhiệm kỳ đầu [ông Dũng làm thủ tướng], khi chính sách kinh tế của ông ấy dẫn tới lạm phát rất cao. Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1997-1998. Tôi không chắc chắn “cải cách” hoàn toàn nắm bắt các động lực chính trị hiện tại. Ông Sang và nhóm người của ông quan ngại rằng, nếu các chính sách kinh tế không thay đổi, sẽ có bất ổn xã hội. Nên Thủ tướng Chính phủ bị Bộ Chính trị kiềm chế. Việt Nam đã thông qua một gói kích thích kinh tế chính thức và vượt qua cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Động lực chính trị quan trọng là chủ tịch nước muốn có nhiều quyền hành hơn và được tham gia vào một số vấn đề lớn hơn. Ông ấy và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng chia sẻ mối quan tâm về việc “kiểm tra và cân bằng” thủ tướng.
Câu hỏiTôi đọc tin, biếrằng ban [chỉ đạo phòng chống] tham nhũng hiện do đảng lãnh đạo? Đây không phải là một dấu hiệu xấu?
Đáp: Lần đầu tiên khi Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm thủ tướng, ông ấy thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng với chính ông ấy là người đứng đầu. Ông ấy đã nhấn tất cả các nút để tăng tốc độ điều tra của cảnh sát và các thủ tục tố tụng tư pháp chống lại những vụ bị cáo buộc tham nhũng lớn. Thời gian trôi qua, cao su chạm với mặt đường nên sinh ra ma sát, và động lực chống tham nhũng chậm lại, Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về các vụ bê bối tham nhũng khổng lồ trong 2 tập đoàn lớn của chính phủ mà ông ấy kiểm soát trực tiếp. Cuối năm ngoái, ông ấy bị buộc ra trước Quốc hội và nhận trách nhiệm về chuyện Vinashin không trả nợ đúng hạn các khoản vay nước ngoài. Năm nay, ông ấy bị áp lực phải nhận trách nhiệm về việc bổ nhiệm một quan chức đứng đầu Vinalines, đã bị bãi nhiệm trước đó.
Thủ tướng không có khả năng kiểm soát tham nhũng, dẫn đến kết quả là đảng đã loại bỏ ông ấy ra khỏi Ban Chỉ đạo [phòng chống tham nhũng] và để những người do đảng chỉ định kiểm soát. Một vấn đề trong việc trừng trị các vụ tham nhũng lớn là, nó liên quan đến các đồng minh chính trị của các nhà lãnh đạo hàng đầu.
Câu hỏiKể từ năm 2011, có một cuộc đàn áp những người sử dụng internet và các nhà hoạt động, chính phủ đang có kế hoạch đưa các luật mới để hạn chế việc sử dụng internet. Vấn đề này ở Việt Nam nghiêm trọng như thế nào?
Đáp: Từ quan điểm của các cơ quan an ninh và các nhà bảo thủ trong đảng, việc sử dụng Internet của các blogger và các mạng xã hội để nêu các vấn đề chính trị và chỉ trích chính phủ, là mối đe dọa lớn đối với khả năng kiểm soát thông tin và sự phổ biến thông tin. Internet cho phép sự xuất hiện mạng lưới liên minh ủng hộ dân chủ của đất nước, được biết đến như khối 8406, lấy tên từ ngày thành lập khối này là ngày 8 tháng 4 năm 2006. Các nhà hoạt động chính [của khối 8406] đã bị bắt và bị cầm tù. Các blogger đã trở nên tích cực trong một phong trào xã hội lớn, phản đối khai thác boxit ở Tây Nguyên, một dự án được sự quan tâm nhất của thủ tướng, liên quan đến đầu tư từ Trung Quốc. Gần đây, các blogger và các nhà hoạt động xã hội đã bắt đầu thúc giục chống Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Điều này khơi dậy chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc. Chính phủ của đảng cảm thấy bị đe dọa vì điều này sẽ làm suy yếu chủ nghĩa dân tộc [mà đảng đã gầy dựng] như điều căn bản về tính hợp pháp cho sự cầm quyền độc đảng.
Mặc dù thực tế là Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo Việt Nam rằng, mối quan hệ song phương của họ không thể nâng lên cấp độ cao hơn trừ khi vấn đề nhân quyền được giải quyết, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các blogger. Nói cách khác, các vấn đề được một số người bảo thủ trong đảng xem là quá nghiêm trọng để họ sẵn sàng hủy bỏ các mối quan hệ với Hoa Kỳ (và vì thế đối trọng với Trung Quốc) để đáp ứng các mối đe dọa nội bộ. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu năm 1989 và sự tan rã của Liên Xô hai năm sau đó vẫn là bài học sâu sắc mà chủ nghĩa xã hội độc đảng cảm thấy không an toàn để thay đổi.
Câu hỏiViệt Nam đương đầu với sự suy giảm kinh tế và lạm phát tăng cao như thế nào? Ông có nghĩ rằng áp lực kinh tế có thể đẩy mọi người xuống đường tương tự như những gì thế giới Ả Rập đã chứng kiến?
Đáp: Việt Nam có các kết quả hỗn hợp. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hợp lý, chỉ dưới 6%, và lạm phát đã giảm xuống từ tỉ lệ lạm phát cao là 23% trong năm 2008. Xuất khẩu Việt Nam sang thị trường châu Âu và Bắc Mỹ không còn phát triển ở tốc độ như trước đây. Lạm phát chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực thành thị và những người mới phất trong đảng cũng như các cán bộ nhà nước. Những lời than phiền gia tăng về ùn tắc giao thông liên tục, ô nhiễm, cúp điện và chi phí sinh hoạt. Nhưng không có bằng chứng thật sự nào cho thấy, những người này phụ thuộc vào chế độ sẽ xuống đường. Họ đã được hưởng lợi từ hệ thống. Theo quan điểm của họ, hệ thống này không là gì cả trừ chuyện áp bức. Hệ thống chính trị Việt Nam tạo ra quá trình chuyển đổi thế hệ có trật tự. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải nghỉ hưu ở tuổi 65 và chỉ có thể lãnh đạo nhiều nhất là hai nhiệm kỳ. Những người tuyên truyền cho chế độ ở Việt Nam bám vào tình trạng bất ổn ở nước ngoài như là một bài học cụ thể để cảnh báo công dân của họ – thay đổi quá nhiều sẽ dẫn đến hỗn loạn và bất ổn, và hủy hoại những điều kiện sống mà khó khăn lắm họ mới có được.
Câu hỏiChính sách đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây và đặc biệt đối với Mỹ, đã thay đổi nhiều như thế nào?
Đáp: Đứng trên quan điểm rộng lớn thì chính sách đối ngoại của Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn. Việt Nam đã từng có quan điểm nhị phân về thế giới: chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa đế quốc. Đó là một cuộc đấu tranh sống còn, theo khẩu hiệu “Ai sẽ chiến thắng”. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam thông qua chính sách đa dạng hóa, đa phương chính sách đối ngoại của mình để trở thành một đối tác đáng tin cậy cho tất cả các nước. Nếu câu này nghe có vẻ nhàm chán, nhìn vào kết quả: năm 1991 Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ sau một thập kỷ đối đầu trong cuộc chiến ở Cambodia; Nhật Bản khôi phục hỗ trợ phát triển nước ngoài [cho Việt Nam], và năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ và Việt Nam gia nhập ASEAN.
Việt Nam là nước ở châu Á đã được chọn làm ứng viên vào chức ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc và được Đại Hội đồng LHQ bầu với số phiếu áp đảo.
Về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: kể từ khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã ký Hiệp định Thương mại Song phương và hiện đang đàm phán để làm thành viên Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Báo cáo Quốc phòng bốn năm một lần của Mỹ gần đây nhất đã xác định Việt Nam là một đối tác chiến lược tiềm năng. Năm 2010, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến thăm Hà Nội, bà đã kêu gọi nâng mối quan hệ song phương lên cấp độ mới và đề nghị mối quan hệ đối tác chiến lược. Các cuộc đàm phán hiện đang bị sa lầy vì các vấn đề nhân quyền.
Quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt đã phát triển chậm từ năm 2003 khi [hai bên] đồng ý trao đổi các cuộc thăm viếng qua lại giữa Bộ trưởng Quốc phòng [hai nước] ba năm một lần. Bộ trưởng Panetta vừa đến thăm Việt Nam. Từ năm 2003, Hải quân Mỹ được phép cập cảng Việt Nam một lần trong năm. Năm 2010, Mỹ – Việt đã tiến hành các hoạt động hải quân hàng năm đầu tiên (không phải các cuộc tập trận liên quan đến kỹ năng chiến đấu). Năm ngoái, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng cấp đối thoại chiến lược giữa Bộ Quốc phòng hai nước lên cấp thứ trưởng và đồng ý ký một Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng.
Trong chuyến thăm của Bộ trưởng [Quốc phòng Mỹ] Panetta, ông ấy đã được phép đến thăm Vịnh Cam Ranh, căn cứ của Mỹ trước đây. Nhiều năm qua, Việt Nam đã lặng lẽ tiến hành sửa chữa 5 tàu thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận Hoa Kỳ (US MSC). Những con tàu này không phải tàu chiến, mà là tàu hậu cần với thủy thủ đoàn là thành phần dân sự. Ba lần sửa chữa gần đây nhất đã được thực hiện ở Vịnh Cam Ranh. Khi ông Panetta gặp người đồng nhiệm phía Việt Nam ở Hà Nội, Việt Nam thông báo rằng họ mở cửa ba khu vực để phục hồi việc tìm kiếm người Mỹ mất tích khi làm nhiệm vụ (MIA), đã bị hạn chế trước đây.
Một trong những điểm trở ngại trong hợp tác quốc phòng là luật pháp Hoa Kỳ ngăn cấm việc bán thiết bị quân sự và vũ khí sát thương cho Việt Nam và cũng hạn chế các quy định liên quan đến nhiều dịch vụ quân sự với Việt Nam. Việt Nam có thể mua một số thiết bị quân sự không sát thương và dịch vụ quân sự trong từng trường hợp cụ thể.
Đề nghị trích dẫnCarlyle A. Thayer, “Việt Nam: Cải cách hay là chết’“, Thayer Consultancy, ngày 5-7-2012.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

– Bà Clinton gián tiếp chỉ trích chế độ Trung Quốc: Clinton takes swipe at Chinese regime(Financial Times).

- Bất ngờ vụ người Trung Quốc “mua” đất trồng thanh long (TN). - Ngăn chặn thương lái nước ngoài thao túng nông sản (TP). - Người Trung Quốc mua cả trăm hecta đất Bình Thuận (TT).
- Cẩn trọng với “cửa hậu” của Baidu (TT).
- Thuyền nhân cưỡng bức hồi hương vẫn bị phân biệt đối xử (RFI).
-Giỗ cố TBT Lê Duẩn:  Bản lĩnh, tầm vóc, bí quyết của người lãnh đạo (TN).
- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Làm dân mới được nghe thật lòng (TT). -  Chống hình thức trong kiểm điểm, tự phê bình và phê bình (ND).  -  Giải quyết nhanh khiếu nại kỷ luật trong Đảng.
- Xét xử vụ đánh cờ tiền tỉ (TN). - Xử vụ “quan” đánh cờ tiền tỉ: Kẻ thành thật, người chối quanh (LĐ).  - Quan đánh cờ bạc tỉ: Người nhận, kẻ chối tội (NLĐ).  – Bị cáo chơi cờ tiền tỉ một mực kêu oan (Infonet).
- Bình Dương: Dân quân xã vô cớ đánh người gây thương tích! (Infonet).
- Cử tri Hà Nội bức xúc chuyện giao thông (PLTP).  – Gặp khó khi xin thông tin quy hoạch (PLTP). - Đầu tư 2.000 tỉ đồng giảm ùn tắc giao thông (LĐ).
- Không thuộc trường hợp “Nhà nước giao đất”! (Thanh Tra).
- Thu đất của người “có công với nước” tại Bình Lục: Chính quyền xã có dấu hiệu làm trái (DV).
-  kỹ sư Tạch: Email nội bộ là “tài sản” của cơ quan (PLTP). -Đấu tranh chống tiêu cực, Báo Người cao tuổi bị khởi kiện: Đơn khởi kiện của Tập đoàn Tân Tạo thiếu cơ sở pháp lí

- VỤ ÔNG NGUYỄN VĂN TÂM KIỆN BÀ THÚY LIỄU: Tòa mời mẹ nhà báo Hoàng Hùng!(NLĐ).
- Dùng tiền Nhà nước để du lịch? (PetroTimes). Nan giải việc giảm tải cho bệnh viện (TN 9-7-12)
Hàng triệu 'quan xã', vì sao? (TVN 9-7-12)
Ông Thanh! Ông Thanh! GS. Nguyễn Minh Thuyết "bình" về "hiện tượng Nguyễn Bá Thanh" (infonet 9-7-12) Từ 'trường hợp Đà Nẵng' đến bản lĩnh người đứng đầu (ĐV 9-7-12)
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Mục đích tối thượng của chính sách là tạo ra việc làm (PN Today 9-7-12)
Nhìn lại một năm của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (TS 5-7-12) -- Bài Hồ Tú Bảo
  – Những chuyện chỉ có ở Việt Nam (TT/ Tin thể thao). “… - 141. CHUYỆN ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN: HỒ CHÍ MINH NHỮNG NGÀY TRONG TÙ Ở QUẢNG TÂY TRUNG QUỐC (Mạng Hoàn Cầu/ Việt sử ký).

Tổng số lượt xem trang