Giáo sư Allen Weiner đệ trình lên UNGWAD thay cho 17 thanh niên - sinh viên Công giáo và Tin Lành bị công an Việt Nam bắt vào năm ngoái.
Citizen photo
Thanh niên công giáo, blogger Paulus Lê Sơn trong một lần bị công an bắt, ảnh chụp trước đây.
Giáo sư Allen Weiner, đồng giám đốc Chương trình Stanford luật quốc tế và luật đối chiếu thuộc luật khoa Đại học Stanford, Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 7 vừa qua đệ trình lên Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về bắt giữ tùy tiện UNGWAD, thay cho 17 thanh niên - sinh viên Công giáo và Tin Lành bị bắt vào tháng các tháng 8, 9 và 12 năm ngoái.
Gia Minh hỏi chuyện giáo sư Allen Weiner một số thông tin liên quan.
RFA sẽ sớm cập nhật đầy đủ nội dung của cuộc phỏng vấn với Giáo sư Allen Weiner tại địa chỉ này.
@-Đệ trình lên UNGWAD việc bắt giữ thanh niên công giáo
Tôi thấy ở đảng là hình ảnh của Vua.
Thời phong kiến: Nếu ngày nay có một phép lạ là vị anh hùng dân tộc Lê Lợi sống dậy, nói với muôn dân rằng “xưa nước nhà bị quân Minh xâm chiếm, toàn dân tộc phải sống kiếp nô lệ với thảm cảnh “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”, ta có công đánh đổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, quyền lãnh đạo đất nước này muôn đời của ta và con cháu ta. Các ngươi phải bàn giao chính quyền lại cho con cháu ta” thì sẽ thế nào?
Ngày xưa khi nước ta còn có vua, người dân chưa biết đến các quyền cơ bản của con người. Vì vậy họ tin đất nước này là của vua – vì vua là con trời (thiên tử) sai xuống để cai trị. Họ chấp nhận cho vua quyền lãnh đạo, quyền sinh sát và Vua bắt mọi người phải phục vụ mình. Chẳng hạn như vua có quyền đem dân chúng và đất đai cho bất kì ai để có được một cái lợi nào đó như lấy được công chúa con vua khác. Ngày nay người dân đã biết đến các quyền cơ bản của con người. Cho nên dù là anh hùng dân tộc, có công lớn đánh đuổi ngoại xâm, nhưng chắc chắn là điều trên không ai ủng hộ và chấp nhận.
Tư tưởng chính trị hiện đại: Ngày nay, ai cũng biết quyền lực nhà nước đến từ sự ủy quyền của người dân, không còn kiểu Vua, cha truyền con nối nữa. Bất cứ ai muốn nắm quyền phải vận động tranh cử, phải có chương trình hành động mang lại lợi ích cho người dân, trên cơ sở đó thuyết phục họ bỏ phiếu bầu mình. Đây là sinh hoạt chính trị thành nếp ở các nước văn minh. Và gần như dân xứ nào hết chế độ vua chúa cũng biết và thực hiện như vậy.
Nghệ thuật biến hóa của đảng: Một điều thực tế là hiện nay nếu một cá nhân hay một tổ chức nào đứng ra cai trị nhân dân đời đời kiếp kiếp, “cha truyền con nối” mà không có sự ủy quyền của người dân đều là phi pháp dưới con mắt người dân cũng như thế giới. Vậy ĐCS muốn cai trị mãi mãi và muốn hợp thức hóa điều trên, họ làm thế nào?
Trước hết vấn đề phải hợp pháp hóa vị trí Vua của họ: ghi vào hiến pháp điều 4 để khẳng định quyền lãnh đạo độc tôn, toàn diện, mãi mãi không ai được quyền thay thế họ. Nên nhớ là hiến pháp này được quốc hội thông qua trên 99% đồng ý và điều đặc biệt ở đây là đến hơn 95% các đại biểu là đảng viên ĐCS. Đây là một điều phi pháp chưa có quốc hội nước nào làm trừ nước Đức dưới thời phát xít Hitler. Sẽ như thế nào nếu các nước dân chủ, khi đảng nào đó nắm quá bán ở quốc hội tiến hành bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp điều tương tự. Thật nực cười đúng không? Rõ ràng đây là hành vi tiếm quyền phi pháp. Điều này cho thấy sự không chính danh của điều 4 hiến pháp. Đó là lý do vì sao ông Nguyễn Minh Triết phải hốt hoảng “bỏ điều 4 là tự sát”.
Điều biến hóa tiếp theo là: ĐCS không thể nhân danh thánh thần, thiên tử để đứng ra cai trị nên họ cần lập bình phong cho việc này. Họ lập ra các tổ chức hợp pháp: quốc hội, chính phủ, chủ tịch nước. Và họ đạo diễn việc bầu cử cho có tính dân chủ nhưng kỳ thực rất mị dân. Bỡi lẽ: người được bầu là người họ cử ra (đảng cử-dân bầu), dân bầu ai không quan trọng vì cuối cùng thắng cử vẫn là người của đảng. Còn điều này nữa: đó là người tổ chức bầu, người giám sát, người kiểm phiếu, người công bố, truyền thông kết quả đều là người của đảng. Với vở kịch bầu cử này thì họ muốn có một con bò ra lãnh đạo cũng được: chỉ việc cử hai con bò ra ứng cử, thế nào cũng có một con trúng cử. Rõ ràng việc bầu bán là một trò hề, tốn thời gian, tiền của nhân dân. Họ đã ảo thuật việc nắm quyền phi pháp qua một vở kịch bầu cử. Đó là lý do vì sao có những tên đại biểu quốc hội ngồi vào ghế chỉ để ngủ trong khi dân ở mọi miền lầm than.
Lãnh đạo cái xứ sở nhỏ bé, còn nghèo nàn này không phải một hệ thống quyền lực mà có hai hệ thống chạy song song từ trung ương đến địa phương: hệ thống đảng và hệ thống nhà nước. Cao nhất hệ thống đảng là bộ chính trị với vị tổng bí thư, cao nhất bên nhà nước là chính phủ với vị thủ tướng và buồn cười là vị thủ tướng cũng có chân ở bộ chính trị, dưới quyền vị tổng bí thư. Dân nghèo khổ nhưng phải è cổ đóng thuế để nuôi hai hệ thống cai trị này. Tại sao cần đến hai hệ thống? Vì một thực quyền nhưng phi pháp: đảng, một ảo nhưng hợp pháp và bù nhìn: chính phủ. Dân Việt thật sự bị nạn một cổ hai tròng.
Xưa khi nước ta dưới chế độ phong kiến tài sản đất nước: đất đai, rừng, biển là của Vua. Vua tuyển quan lại giúp việc mình, cấp bổng lộc cho họ, vua muốn lấy đất nơi nào, cấp cho ai là quyền của Vua, toàn bộ nguồn sống của một đất nước là của Vua. Vì vậy nhân dân ăn gì, uống gì, làm gì cũng nghĩ là ơn Vua. Ngày nay chuyện như vậy rõ là chuyện ngu muội. ĐCS đã biến điều ngu muội đó thành hiện thực thế nào?
Cũng giống như vua, họ cần có quyền hành với mọi tài sản, mọi kế sinh nhai trên đất nước. Tất nhiên không thể tuyên bố đất của đảng, nước của đảng, trời của đảng như Vua được. Vậy họ làm cách nào? Một ảo thuật tuyệt vời cho vấn đề này: sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý. Cái thực thì họ nắm, cái danh thì dân giữ. Nghe đến sở hữu toàn dân “người dân ai cũng có phần ở nhà máy, sân bay, bến cảng, rừng vàng, biển bạc,….”, họ có vẻ vui sướng vì điều đó. Đó chỉ là cái danh hão, dù họ là kẻ hành khất xin ăn qua ngày cũng chẳng vì sở hữu đó mà khá hơn. Thực tế thì mọi nguồn sống, nguồn lực nằm trong tay đảng, vì sao vậy? Vì tất cả các cán bộ điều hành, quản lý từ chính quyền đến doanh nghiệp đều là người của đảng. Vì vậy mới có chuyện nực cười đảng muốn lấy đất của ai thì lấy, bồi thường mức nào do đảng quyết dù có phi lý đến mức không tưởng “bồi thường 5.000 m2 đất giá 2 triệu, giao cho chân tay bán lại giá vài tỷ”, nếu dân không tuân lệnh đảng sẽ dùng công an, quân đội cưỡng chế. Nếu có khiếu nại hoặc kiện cáo thì người điều tra, xét xử cũng là người của đảng. Nếu cần tranh luận thì đảng dùng bộ máy truyền thông khổng lồ của mình từ trung ương đến địa phương để định hướng dư luận, để lu loa hoặc bưng bít. Nên chú ý là tất cả các việc làm đó đảng sẽ dựa vào các bình phong “chính phủ, nhà nước” để hợp pháp hóa. Rõ ràng đảng khôn ngoan và thâm sâu.
Tất cả kế sinh nhai là nằm trong tay Đảng. Đất đai thì bị thâu tóm bỡi chiêu bài sở hữu toàn dân. Nhà máy, cơ sở công nghiệp thì chiêu bài quốc hữu hóa. Nếu ai đã trải qua giai đoạn bao cấp thì biết sự kinh hoàng khi nguồn sống nằm trong tay đảng với cái tem phiếu mua gạo. Còn nghiệt ngã hơn thời vua chúa. Hiện nay có nới lỏng hơn nhưng nguyên lý trên vẫn còn: đất đai, điện, xăng dầu, cảng biển, nhà máy, xí nghiệp quan trọng, viễn thông, truyền thông,….đều nằm trong tay điểu khiển của đảng. Ai chống đảng trong cái xứ sở này là có nguy cơ không có đất dung thân.
Tính pháp lý của chức tổng bí thư: Chúng ta thấy một thực tế ở nước ta nguyên thủ đảng là nguyên thủ đất nước. Thực tế đó tồn tại là dựa trên sự tiếm quyền bất hợp pháp của ĐCS hiện nay. Đúng lý ra nguyên thủ đất nước phải là do dân bầu vì quyền lực nguyên thủ đến từ sự ủy quyền của dân, họ phải do dân chọn. Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ được các nước cùng phe nhóm: Cuba, TQ, Bắc Hàn xem là nguyên thủ, còn tất cả các nước có nền dân chủ đa nguyên không xem là nguyên thủ, chỉ xem như đảng trưởng của một nhóm người, giống như là Trùm của một băng đảng nào đó mà thôi. (Ở các nước văn minh có hàng trăm đảng hợp pháp như vậy).
Trên đây là vài nét để chúng ta thấy tính không chính danh hiện nay của ĐCS trong việc độc tôn nắm quyền đất nước. Họ là một bản sao của chế độ phong kiến xưa kia: độc tôn, cha truyền con nối, nắm hết tài sản-sinh kế người dân trong tay. Chỉ khác là họ biến hóa một chút cho hợp thời bằng những thủ đoạn tinh tướng: bầu cử trò hề, lập quốc hội bù nhìn, lập chính phủ tay sai để dễ bề điều khiển. Mọi quyền lực thực của đất nước nằm ở bộ chính trị mà cái bộ này chẳng do người dân bầu, nó là một nhóm chóp bu của một băng đảng mang tên ĐCS.
Kết luận: Lịch sử Việt Nam vẫn chưa qua chế độ phong kiến thối nát mà còn tệ hơn chế độ phong kiến, chỉ có một sự khác biệt nhỏ là thay vì một vị là làm Vua, chúng ta có Vua tập thể với 14 vị. Điều cay đắng là 14 vị này gánh trách nhiệm giang sơn đất nước không nặng như các đấng thiên tử xưa kia, thưa đồng bào!
VGP News | Bảo vệ tuyệt đối an toàn lãnh đạo cấp cao và các mục tiêu trọng yếu
(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, trong bất kỳ tình huống nào cũng phải bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các mục tiêu, cơ quan trọng yếu của đất nước, các đoàn khách quốc tế.
- Đề xuất về quyền của nguyên thủ, chính phủ. -Tổ chức bộ máy nhà nước, chế định kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 - Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung là chủ đề hội thảo do Viện Nghiên cứu lập pháp (UB Thường vụ Quốc hội) tổ chức hôm 23.7 tại TP.HCM.
Về vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, GS-TS Nguyễn Đăng Dung (Đại học Quốc gia Hà Nội) đề cập đến vị trí và vai trò Chủ tịch nước trong mối quan hệ với các cơ quan quyền lực nhà nước Trung ương. “Chủ tịch nước là một chức vụ cao nhất của Nhà nước, một cơ quan nhà nước đặc biệt, trong một chừng mực nhất định có sự tham gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, ông Dung nói, đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp mới.
Đó là ngoài việc giữ nguyên những quy định trong Hiến pháp 1992 thì cần được sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung mới. Cụ thể, Chủ tịch nước do nhân dân bầu trực tiếp, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm, không theo nhiệm kỳ của Quốc hội nhằm bảo đảm sự thường xuyên, không bị gián đoạn của quyền lực nhà nước và sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Bên cạnh đó, để bảo đảm cho việc thực hiện quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Chủ tịch nước phải trực tiếp phong hàm các cấp tướng lĩnh cao cấp trong quân đội.
Về vị trí, chức năng, quyền hạn của Chính phủ, theo TS Tô Văn Hòa (Trường ĐH Luật Hà Nội) đề xuất: “Quyền hạn của Chính phủ cần được xác định theo một số tiêu chí lý luận nhất định, trong đó đặc biệt là phải phù hợp với chức năng, vị trí của Chính phủ, đáp ứng được đòi hỏi của từng thời kỳ và phải trên cơ sở phân biệt rõ giữa quyền hạn của Chính phủ và các thành viên Chính phủ”. Theo TS Hòa, chức năng hành pháp của Chính phủ cần được phân biệt với chức năng hành chính nhà nước; Chính phủ không có chức năng hành chính, không nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính mà nằm trên hệ thống này, lãnh đạo hệ thống này.
Trước nhiều ý kiến và đề xuất khác nhau của các đại biểu, TS Bùi Ngọc Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội), trong bài tham luận của mình lại cho rằng sửa đổi Hiến pháp khác với làm Hiến pháp. Khác với lập hiến, tu chính Hiến pháp là một quyền lực giới hạn. Nếu lập hiến là một quyền lực nguyên thủy và không có giới hạn (nghĩa là nhà lập hiến không bị ràng buộc bởi một thủ tục pháp lý nào), thì tu chính Hiến pháp là một quyền lực hạn chế do phải tuân thủ Hiến pháp. Vì vậy, sửa đổi Hiến pháp phải giữ lại bản sắc của Hiến pháp, tính chỉnh thể của Hiến pháp. Cơ quan sửa đổi không được thay đổi cấu trúc cơ bản của chính quyền hay hệ thống chính trị mà Hiến pháp xác lập. Tuy nhiên, Hiến pháp Việt Nam không đặt một giới hạn nào đối với việc sửa đổi Hiến pháp.
Trao đổi với PV Thanh Niên bên lề hội thảo, TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - nói: “Những ý kiến nêu ra tại hội thảo, nếu đạt được sự nhất trí cao thì sẽ làm cơ sở phục vụ cho việc sửa đổi Hiếp pháp sắp tới. Nội dung Hiến pháp cần nêu bật những vấn đề cốt lõi, cô đọng, khái quát vì từng lĩnh vực cụ thể chúng ta đã có những luật riêng. Hiến pháp quy định càng cụ thể, càng chi tiết bao nhiêu thì tuổi thọ càng ngắn bấy nhiêu”.
Đình Phú
>> MTTQ VN kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Cần một đạo luật riêng về Đảng
- Sửa đổi hiến pháp: Đề xuất chủ tịch nước nắm bộ công an, quốc phòng và ngoại giao Tiền phong - Kiểm soát quyền lực …Dân trí
- Các trại cai nghiện ở VN: Quần đảo Cai nghiện (HRW). --Drug Detention Centers Offer Torture, Not Treatment.
- -
Công an đánh hai phóng viên VOV bị cách chức (SGTT).--
Công an Quảng Nam siết tài sản thân nhân Huỳnh Thục Vy
--Bồi dưỡng chính trị cho cán bộ CĐ -(NLĐ) - Gần 100 cán bộ Công đoàn (CĐ) là chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên ban chấp hành CĐ cơ sở đã dự lớp bồi dưỡng lý luận chính trị do LĐLĐ quận 6 - TPHCM tổ chức sáng 21-7. - Bộ luật Lao động (ND). Có duy nhất 1 cụm từ “đình công”, nhưng lại thuộc “Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động” là “tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động…”- Tờ Người Việt sợ biểu tình? - (BBC). - Nên hay không công khai tên cha, mẹ trong CMTND? (PLVN).
- Người nghèo gánh nợ cho người giàu (TT).
- Dân chủ và trục châu Á (The Weekly Standard/TCPT).- Nhìn vào bên trong một cuộc họp của Ngũ Mao đảng: An Inside Look at a 50 Cent Party Meeting (CDT).
-Tình trạng nhân quyền Trung Quốc xấu đi rfi
- Bùi Tín: Về xác ướp của Lenin (VOA’s blog).- Nhà bất đồng Cuba chết ‘vì đâm xe’ — (BBC).- Vết nứt trong xã hội Hy Lạp (VH).