Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Hiện tượng lạ: mua vỏ tàu cũ của ngư dân : Chống thương lái Trung Quốc: Ai đi đầu?

SGTT.VN - Cần kiểm tra, quản lý chặt các dự án đầu tư xây dựng ven biển, đặc biệt là các dự án có vốn nước ngoài.

Chiều 2.7, đoàn khảo sát ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (ủy ban QP-AN) đã làm việc với UBND TP.Đà Nẵng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển. Các vấn đề được đoàn khảo sát quan tâm là việc quản lý người nước ngoài tại 17 phường ven biển; việc cho nước ngoài thuê đất xây dựng các dự án ven biển; việc xử lý tàu thuyền nước ngoài xâm phạm lãnh hải…

Hiện tượng lạ: mua vỏ tàu cũ của ngư dân

Một góc biển Đà Nẵng.

Về vấn đề quản lý người nước ngoài, phó chủ tịch UBND Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay hiện thành phố không có người lao động nước ngoài trái phép. Đại diện sở Ngoại vụ cho biết thêm, hiện Đà Nẵng đang có 318 lao động nước ngoài - đa phần là người Trung Quốc, Đài Loan - đang sinh sống và làm việc có giấy phép. Những người này chủ yếu là cán bộ quản lý và phục vụ trong ngành du lịch.

Theo đại tá Dương Đề Dũng, chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng, hiện không có người nước ngoài nuôi trồng hải sản trên khu vực biển biên giới ở Đà Nẵng. Tuy vậy, trong năm 2011 và đầu năm 2012, các lực lượng chức năng đã xử lý ba vụ với 14 người Trung Quốc núp dưới vỏ bọc đi du lịch tạm trú tại khu vực cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà để thu mua cá, hải sản. Trước tình hình này, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo lực lượng chức năng quyết liệt kiểm tra, chấn chỉnh, ngăn chặn hoạt động thu mua hải sản của người Trung Quốc, trục xuất những người vi phạm. Đồng thời, thành lập một tổ công tác thường xuyên kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng trên.

Đại tá Dũng cũng cho biết trong hai năm 2010-2011, có hiện tượng rất lạ là tại Đà Nẵng xuất hiện nhiều người Trung Quốc đến các địa phương vùng biển để thu mua vỏ tàu cũ. BĐBP và các lực lượng chức năng đã kịp thời xử lý.

Quản lý chặt 31 dự án nước ngoài

Báo cáo về việc cấp phép 31 dự án có vốn 100% nước ngoài trong khu vực biên giới biển, ông Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định các dự án này đều nằm trong tầm kiểm soát, quản lý của thành phố và không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Các dự án trên cũng đều đã được trình các bộ, ngành có liên quan xem xét. Ngoài ra, khi các DN nước ngoài xây dựng các dự án ven biển thì thành phố đều yêu cầu phải xây cách mép biển 50 m trở vào.

“Đà Nẵng chỉ giao đất chứ không giao mặt nước biển cho người nước ngoài thuê. Hiện khu vực bán đảo Sơn Trà, thành phố cho các đơn vị du lịch trong nước thuê rừng từ độ cao 200 m trở xuống. Còn người nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài thì thành phố kiên quyết không cho thuê” - ông Tuấn cho biết.

Đại tá Dương Đề Dũng cũng cho biết tất cả dự án đầu tư xây dựng ven biển đều có sự tham gia của BĐBP cũng như các cơ quan có liên quan. Tuy nhiên, có thực tế là hiện BĐBP rất khó quản lý các dự án du lịch ven biển vì các chủ đầu tư nước ngoài xây tường rào quá cao, kéo dài ra ngoài mép biển. “Thành phố không cho phép các đơn vị này xây ra mép biển và quản lý mặt biển nhưng họ vẫn xây” - ông Dũng nêu.

Gần 200 tàu xâm phạm lãnh hải

Theo UBND TP Đà Nẵng và BĐBP thành phố, tính từ đầu năm đến nay đã có 198 tàu thuyền nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc, xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại vùng biển Đà Nẵng. Khi phát hiện, BĐBP đã xua đuổi và yêu cầu các tàu này phải ra khỏi lãnh hải của Việt Nam.

Chủ nhiệm ủy ban QP-AN Nguyễn Kim Khoa cho rằng cần phải xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá nước ngoài xâm phạm lãnh hải. “Không thể để tàu bè nước ngoài đi lại trong lãnh hải như đi chợ được, bởi chủ quyền lãnh hải quốc gia là bất khả xâm phạm” - ông Khoa nói.

Kết luận buổi làm việc, ông Khoa đề nghị Đà Nẵng cần quan tâm tuyên truyền về chủ quyền, biên giới biển, đảo đến mọi tầng lớp nhân dân, tăng cường quản lý về biên giới biển, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng ven biển, đặc biệt là các dự án có vốn nước ngoài.

THEO PL.TPHCM

 -@ Xử nghiêm tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải

 

Chống thương lái Trung Quốc: Ai đi đầu?

 -Tình trạng thương lái Trung Quốc thao túng và ép giá các mặt hàng nông sản, đẩy doanh nghiệp và nông dân vào tình cảnh khốn đốn đã không còn là “chuyện mới” mà dường như đang dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, chỉ chờ “đến hẹn lại lên”.

Thương lái Trung Quốc: Mánh cũ sao lừa đâu cũng thắng?
Thương lái Trung Quốc thuê xe tải mua dừa
Thương lái TQ ráo riết săn lùng gỗ quý
Thương lái Trung Quốc thao túng lúa, dừa khô

Xây dựng ý thức tự bảo vệ

Vải bị ép giá ngay từ đầu vụ, rồi đến thanh long, dưa hấu, dứa, thậm chí cả gạo…, đặc biệt là khoai lang tím bị rớt giá thảm hại tới 70%, chỉ còn 250,000 đồng/tạ ( trong khi đó tháng trước giá khoai lên tới 1 triệu đồng/tạ) và dừa Bến Tre bị ép giá tới đáy. Nếu như cuối năm 2011, giá dừa còn ở mức 150.000 đồng/chục (12 trái) thì bây giờ chỉ còn từ 12.000 đến 15.000 đồng/chục,…

Sản xuất nhưng không thể làm chủ giá thành phẩm, được mùa nhưng vẫn thua lỗ vì bị ép giá, nông dân và doanh nghiệp nông sản đang liên tục phải chịu thiệt hại nặng nề và “cay đắng”.

Phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân là những điều Việt Nam đã cố gắng thực hiện trong thời gian vừa qua. Thế nhưng, tìm ra được những giải pháp thích hợp, cụ thể và hiệu quả để bảo vệ nông dân, doanh nghiệp trong nước, cũng như bảo vệ sự phát triển củahàng nông sản Việt Namlại là điều cần kíp và quan trọng nhất.

Trước mắt, cần phải cảnh báo để nông dân, doanh nghiệp Việt Nam cẩn thận khi buôn bán với Trung Quốc để tránh sa bẫy.

Cách làm trong thời gian của UBND tỉnh Tiền Giang và Tổng công ty Lương thực miền Nam trong sự việc với dứa và gạo đã giúp giảm thiểu phần nào thiệt hại. Tuy nhiên, việc này mới chỉ gói gọn trong phạm vi một vài tỉnh nên chưa đạt hiệu quả cao, cần đẩy mạnh quy mô và phạm vi ra cả nước.

Cần phải cảnh báo để nông dân, doanh nghiệp Việt Nam cẩn thận khi buôn bán với Trung Quốc để tránh sa bẫy. (Ảnh minh họa)

Các cơ quan quản lý cần liên kết và có chiến lươc truyền thông và thông qua thông tin đại chúng để đưa tin đến người dân một cách sâu rộng, chính xác và liên tục.

Điều quan trọng hơn là cần phối hợp nhịp nhàng với các địa phương để nhanh chóng cập nhật tình hình và thông tin kịp thời. Nếu tất cả các địa phương cùng thực hiện triệt để điều này sẽ có thể tạo được một độ phủ thông tin rộng khắp, tuyên truyền đến toàn dân. Lúc đó, người nông dân và doanh nghiệp sẽ có ý thức tự bảo vệ mình trước các thủ đoạn thao túng và ép giá, trước khi các cơ quan chức năng vào cuộc.

Đừng để nông dân đơn độc

Thương lái Trung Quốc có thể dễ dàng thao túng các mặt hàng nông sản bởi lẽ nông dân và doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải “đơn độc” đối phó với cả tập thể thương lái Trung Quốc, luôn bị động từ khâu kí hợp đồng tới khâu bán ra.

Bấy lâu nay, nông sản Việt Nam vẫn buôn bán qua đường tiểu ngạch với Trung Quốc, hầu hết giao dịch chỉ là trên miệng, không có hợp đồng ràng buộc, dẫn đến tình trạng thương lái Trung Quốc dễ dàng giở trò, đặt mua nhưng sau đó bỏ về nước.

Do đó, cần sớm thành lập và thể hiện vai trò các hiệp hội, các tổ chức, các ngành hàng tương ứng ví dụ “Hiệp hội những người trồng dứa” hay” Hiệp hội những người sản xuất khoai lang”,… để giúp người dân chủ động hơn, giành được những quyền lợi chính đáng khi đối phó với thương lái Trung Quốc.

Các hiệp hội vừa có nhiệm vụ giúp nhân dân cập nhật thông tin giá cả, thị trường nhanh chóng, vừa có trách nhiệm cảnh báo họ trước những trò “bẩn” của thương nhân Trung Quốc, bảo vệ người dân khi phía Trung Quốc vi phạm hợp đồng. Chỉ có đoàn kết lại nông dân mới không bị thương lái nước ngoài “gài bẫy” vào ép.

Trong khi đó, cũng không thể quên vai trò của cơ quan chức năng trong sự dụng các chế tài hiện có để quản lý. Không thể xem việc thương lái thao túng và ép giá nông sản như một chuyện thường và để tràn lan như hiện nay.

Như đối với việc xử phạt. mặc dù Nhà nước cũng đã lập Ban chỉ đạo 127 TƯ về chống buôn lậu hàng giả và gian lận cấp Trung ương, rồi Quyết định 80 của Chính phủ về tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng… Hoàn thiện cơ chế pháp lí và có các chính sách bảo vệ quyền lợi cho nông dân, doanh nghiệp trong nước là việc cần làm lúc này.

Thế nhưng hiệu quả của các hình thức chế tài vẫn còn rất hạn chế do công tác quản lí và kiểm soát của ta còn quá yếu kém.Vụ việc liên quan đến gạo thời gian vừa qua là một ví dụ điển hình.

Cũng sử dụng những “chiêu thức” như với dứa, khoai lang, dừa, Trung Quốc đã gây thiệt hại lớn cho kinh tế Việt Nam vì gạo chính là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hơn nữa, việc thương lái Trung Quốc đề nghị nông dân và doanh nghiệp Việt Nam trộn gạo thơm và gạo thường với tỉ lệ 50:50, thu mua rồi bán ra với giá gạo thơm đã gây ảnh hưởng xấu tới uy tín gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

Thật khó hiểu, vì mỗi một việc yêu cầu thương lái Trung Quốc đăng kí buôn bán tại các cơ quan chức năng hoặc phải lập chi nhánh hoat động thường trực tại Việt Nam… để có thể kiểm soát được hành động của thương nhân Trung Quốc và xử phạt nặng các hành vi “gian lận” hoặc tiếp tay cho “gian lận”... nhưng đến nay vẫn không làm triệt để.

Từ đó thật dễ hiểu vì sao chúng ta đang lúng túng trước sự thao túng, ép giá đối với nông dân, doanh nghiệp Việt Nam và quản lý được thị trườngnông sản trong nước.

Về lâu dài, cần hạn chế buôn bán với Trung Quốc qua đường tiểu ngạch và chuyển dần sang chính ngạch. Khi thực hiện giao dịch cần có hợp đồng với các điều kiện ràng buộc về giá và thanh toán một cách rõ ràng để tránh việc Trung Quốc vi phạm hợp đồng, “bỏ đi” khi đang buôn bán giữa chừng.

Một khi đã có những hình thức chế tài, Nhà nước sẽ có cơ sở pháp lí để xử phạt những hành vi sai trái của thương nhân Trung Quốc. Hơn nữa, cần tiến hành mở rộng thị trường, tìm kiếm các đối tác tiềm năng khác cho mặt hàng nông sản… nhằm tránh tình trạng độc quyền thu mua từ Trung Quốc.

Nếu không thì những tin tức đau lòng về việc nông sản Việt Nam bị ép giá sẽ lại tiếp tục xuất hiện. Nhưng câu hỏi muôn thưở đặt ra là ai sẽ thực hiện và thực hiện như thế nào?.

Vì sự việc không phải mới, biện pháp cũng không phải mới xuất hiện, nhưng bao năm qua vẫn không có nhiều tiến triển. Nếu không thể trả lời câu hỏi trên, có lẽ nông dân Việt Nam sẽ mãi phải chịu cảnh bị ép giá!

-  Đóng cửa mỏ sắt Phong Hanh của “Công ty TNHH luyện kim Sơn Giang (100% vốn Trung Quốc)” (TN). - Buộc công ty Trung Quốc đóng cửa mỏ sắt gây ô nhiễm (VTC).

Trung Quốc đang dẫn đầu nhập khẩu gạo từ Việt Nam (ANTĐ).  – Khách hàng Trung Quốc “dìm” giá gạo (TBKTSG). Trung Quốc xây nhà máy ‘lậu’ mà chính quyền không biết

Nguoi Viet Online


Thương nhân Trung Quốc đến tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam xây hẳn một nhà máy chế biến kim loại wolfram để xuất cảng trái phép mà nhà cầm quyền địa phương không hề hay biết.

-World Briefing | Asia: China: 2 Neighbors Cautioned Over a Sea Dispute
A Chinese Foreign Ministry spokesman urged Vietnam and the Philippines to improve their relations with China by softening their stances in territorial disputes in the South China Sea.
Liu Weimin, a Foreign Ministry spokesman, urged Vietnam and thePhilippines on Monday to improve their relations with China by softening their stances in territorial disputes in the South China Sea. During a regularly scheduled news conference, Mr. Liu was especially critical of the Philippines after a politician there recently described as weak the Chinese claim to a disputed shoal. But Mr. Liu also urged Vietnam “to do more to help bilateral relations be conducive to peace and stability,” after the Vietnamese government allowed as many as 200 people to march toward the Chinese Embassy in Hanoi on Sunday to protest China’s increasingly assertive territorial claims. China has sent four marine surveillance ships to conduct exercises in the South China Sea this week.


-  Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 2: Thay đổi mô hình tăng trưởng (TN).
- Nền kinh tế đang cần một nhạc trưởng (Đầu tư). - Ông Trần Hoàng Ngân: GDP không thể đạt mục tiêu 6-6,5% (TBKTSG).
- Lát cắt niềm tin và lợi nhuận ngân hàng (VnEco). - Xử lý ngân hàng yếu kém: “Bỏ thì thương, vương thì tội”? (DĐDN).
- Giảm lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, xuất khẩu (TN). – Đà Nẵng: Lãi suất cho vay bình quân trên 18%/năm (DT). - Doanh nghiệp vẫn chịu lãi suất trên 20%/năm (VOV).
- Liên tiếp những tiếng kêu cứu thống thiết của DN (VEF). - Tổng nợ DNNN trên 1 triệu tỷ đồng (RFA).
- Đã đến lúc điều chỉnh tỷ giá (Đầu tư).

Ngân hàng & doanh nghiệp chưa có "điểm chung"(Tamnhin.net) - Nhìn tổng thể các ngân hàng cũng là doanh nghiệp vì vậy khi các doanh nghiệp không còn sức vay với lãi suất cao nữa thì về mặt cung cầu của thì trường ắt ngân hàng sẽ "ế" tức mất khách hàng hoặc không còn khách hàng nói tóm lại là sẽ mất thị phần. Vậy sao các ngân hàng không tìm lấy "điểm chung" vốn có của doanh nghiệp là củng cố niềm tin và chiếm lĩnh thị phần bằng cách" chất lượng và giá cả" của hàng hóa gỡ bỏ thế "tồn đọng" sản phẩm bằng cách hạ lãi suất vay xuống ở mức doanh nghiệp còn có thể gượng chịu được cho tất cả các khoản vay cũ và mới. Về vấn đề này các ngân hàng và doanh nghiệp chưa tìm thấy "điểm chung"?
Phải xử lý nợ xấu nhưng....

BBC: chất lượng quản lí vĩ mô Việt Nam cải thiện đáng kể
Giảm tiếp các lãi suất điều hành lại " làm giàu" vì " lợi ích nhóm "?

- “Mổ xẻ” dự thảo Luật Thủ đô (VOV). 
- Sudico thay Tổng giám đốc mới (VnEco). - Sudico bổ nhiệm “phó tướng” của Sông Đà làm Tổng giám đốc (DT).
- Cơ chế giá xăng dầu thay đổi nửa vời (TT). - Giảm giá xăng: Đã linh hoạt vẫn cần thêm sự cạnh tranh (VTC). - Doanh nghiệp được tự quyết giá xăng ở mức nào? (SGGP).
- Sức mua giảm, doanh nghiệp sống dở chết dở (PLTP).
- Méo mó thị trường thực phẩm: Bớt trung gian để giảm giá (TT).
- Lép vế trên sân nhà: Tìm đường sống (NLĐ).
- Ngân hàng cũng chê tiền xu (TT).
Án tử hình cho cán bộ ngân hàng tham ô
Thanh Niên
TAND TP.Hà Nội ngày 2.7 tuyên phạt bị cáo Lê Quang Khải (30 tuổi), nguyên cán bộ giao dịch Ngân hàng NN-PTNT H.Mỹ Đức (Hà Nội) án tử hình về tội tham ô tài sản và đánh bạc. Hai bị cáo khác cũng nguyên là cán bộ chi nhánh ngân hàng này là Nguyễn Thanh ...
Tử hình cán bộ ngân hàng trong vụ tham ô 46 tỷ đồngDân Trí
Tử hình nguyên cán bộ NH tham ô 45 tỉ đồngTuổi Trẻ
Tử hình cán bộ ngân hàng rút két 45 tỷ cá độ bóng đáZing News

-  Liệu mối lo ngại ‘cường hào mới’ có đến chưa? (Tầm nhìn).
- Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm (TVN).

- Thư gửi Bộ Xây dựng từ chuyện nhà công vụ (TVN).- Bắt người, cướp tiền trước cửa ngân hàng (TP). - Chính phủ hỗ trợ gạo cho các xã có “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi (VOV).

 

Tổng số lượt xem trang