Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Liệu có đơn giản thế không thưa ông PCN UB CVĐXH của Quốc Hội: Loạn phòng khám Trung Quốc: “Vấn đề là tiền”

Sao có thể đơn giản như vậy, con bò chỉ còn con kiến !!! Họ tung hàng bẩn, họ buôn lậu giết nền kinh tế, họ cố tình giết dân ta !!!! Mới đây thôi:  9 người Trung Quốc buôn lậu hàng ngàn tấn xăng dầu trên biển

  Ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (Ảnh: LAD)

- – “Tình trạng “loạn” các phòng khám Trung Quốc trong thời gian qua, vấn đề cơ bản là tiền. Vì lợi nhuận mà các phòng khám này bất chấp pháp luật, gây sự cố đáng tiếc làm dư luận bức xúc”, ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội bày tỏ quan điểm. 

Trao đổi với VietNamNet về tình trạng bát nháo tại các phòng khám Trung Quốc trong thời gian qua và vai trò của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý, ông Tiên cho biết:

“Vấn đề cơ bản là tiền. Một khi tư nhân đứng ra tổ chức các phòng khám thì ngoài việc tham gia cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh (và được quyền tự định giá dịch vụ đó) thì họ đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình hành nghề.Qua các thông tin về sai phạm mà các phòng khám mắc phải trong thời gian qua, có thể thấy các phòng khám cố tình vi phạm, bởi họ đã tái phạm nhiều lần, tìm mọi cách để có lợi nhuận”.

Khi giải trình trách nhiệm trong việc để các phòng khám Trung Quốc vi phạm nhiều lần, Bộ Y tế và Sở Y tế các địa phương đều cho biết đã “làm đúng các quy định của pháp luật” và cho rằng “trách nhiệm đầu tiên khi để xảy ra sai phạm thuộc về người đứng đầu các phòng khám”. Ông thấy giải thích này có thỏa đáng không?


- Luật Khám chữa bệnh đã quy định khi mở phòng khám tư nhân thì công tư đầu tư chịu trách nhiệm về tài chính, đồng thời họ phải bổ nhiệm một người đứng đầu, phụ trách chuyên môn kỹ thuật của phòng khám và người này chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vấn đề chất lượng khám chữa bệnh cũng như những sự cố chuyên môn xảy ra trong quá trình hoạt động. Đây là đối tượng đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có sự cố xảy ra. 

Còn đương nhiên là Sở Y tế, Bộ Y tế cũng phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã không thanh tra, hậu kiểm thường xuyên, để các phòng khám vi phạm quy định hành nghề. Tuy nhiên, trách nhiệm này chỉ nên xem xét ở mức độ nhất định.

Tôi cho rằng trong vấn đề này thì chỉ thanh tra thôi cũng chưa thể đủ được. Điều quan trọng nhất là ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người dân, cũng giống như chuyện người đi đường không thể cứ thấy có cảnh sát giao thông thì mới dừng đèn đỏ mà phải luôn có ý thức chấp hành luật giao thông ngay cả khi không có mặt người thi hành công vụ.

Nhưng thực tế là có nhiều phòng khám “treo đầu dê, bán thịt chó”, khi mà người đứng tên là bác sỹ “xịn” nhưng người tham gia khám chữa bệnh, quản lý thực sự của phòng khám lại là bác sỹ “giả”. Theo ông, cần làm gì với thực trạng này?

- Thực trạng “cho thuê bằng” như trên là rất phổ biến, không chỉ trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà còn trong lĩnh vực dược. Trong các quy định của pháp luật cũng quy định nghiêm cấm việc cho thuê bằng nhưng thực tế vẫn diễn ra, có rất nhiều hình thức để đối phó.

Do đó, trách nhiệm của người đứng đầu phòng khám càng được đề cao. Nếu anh không cho người ta vào thì làm sao người ta dám vào làm việc? Như vậy việc xảy ra trong phòng khám thì giám đốc phòng khám đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sự việc xảy ra tại phòng khám Maria vừa qua cũng là lời cảnh tỉnh rất lớn cho những bác sĩ, dược sĩ đang cho thuê bằng cấp.

  

Ông có nói đến trách nhiệm của cơ quan chức năng trong vấn đề thanh tra, hậu kiểm. Xin ông cho biết đánh giá của ông về hiệu quả của công tác thanh tra các phòng khám trong thời gian qua? Có ý kiến cho rằng công tác thanh tra ở ta “có vấn đề” nên các phòng khám cứ sai phạm triền miên, không biết sợ …

- Tôi nghĩ thanh tra cần nhưng chưa đủ. Hơn nữa, thanh tra làm gì cũng phải theo luật, không thể cứ muốn phạt nặng là phạt được mà phải căn cứ vào khung phạt do pháp luật quy định.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên xem xét lại nghị định xử lý vi phạm hành chính đã phù hợp hay chưa, nếu mức xử phạt không đủ sức răn đe thì cần điều chỉnh cho phù hợp.

Mặt khác, nói đi thì cũng phải nói lại, lực lượng thanh tra của ta mỏng quá, lại phân tán vì phải đảm trách quá nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì các phòng khám. Do vậy, cũng khó để họ có thể thanh tra liên tục để kịp thời phát hiện các sai phạm.

Công tác thanh tra cũng đã được đề cập nhiều trên góc độ cần tăng số lượng nhưng việc này thực hiện không phải nhanh chóng, đơn giản vì còn liên quan đến vấn đề tổ chức cán bộ, …

Vậy còn khâu cấp phép hiện cũng được cho là “lỏng lẻo” do các loại văn bằng, giấy tờ chỉ là bản photocopy, không chứng minh được trình độ, tay nghề thật của bác sỹ người Trung Quốc. Ông có đánh giá gì về thực trạng này?

- Chúng tôi có làm việc với Bộ Y tế, Sở Y tế về vấn đề cấp phép và quản lý các phòng khám thì thấy rằng thực ra giấy tờ của họ (các bác sỹ Trung Quốc – PV) là giấy tờ thật, họ xin cấp chứng chỉ hành nghề đều nộp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam. Thông qua việc hợp tác, kiểm tra giữa 2 nước (Việt Nam – Trung Quốc) thì có thể xác định là họ có học thật.

Tuy nhiên, có thực tế là không có bác sỹ khá, giỏi của họ sang Việt Nam hành nghề. Luật pháp của ta khi cấp chứng chỉ hành nghề lại không đặt vấn đề kiểm tra tay nghề, trình độ chuyên môn. Do đó, không thể biết họ có khả năng hành nghề tốt đến đâu.

Cần nói rõ rằng việc sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề hoặc người không đủ trình độ chuyên môn (chỉ cấp chứng chỉ làm y sỹ nhưng lại được khám chữa bệnh) là lỗi của chủ phòng khám (người Việt Nam).

Lỗi của bác sỹ Trung Quốc là thường xách tay nhiều loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc, lại bán với giá cao. Tới đây, luật Dược sửa đổi có lẽ cũng cần phải tính tới yếu tố này để đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám chữa bệnh có yếu tố nước ngoài. 

 
Nhiều bệnh nhân tìm đến các phòng khám Trung Quốc do xem quảng cáo trên truyền hình. Ông Tiên cho biết vấn đề quản lý quảng cáo của ngành y tế hiện đang có vấn đề(Trong ảnh là hình ảnh quảng cáo của phòng khám đa khoa Maria, Ảnh: Internet)

Nhiều bệnh nhân “mất tiền oan” vì tin quảng cáo trên các kênh truyền hình. Việc quản lý quảng cáo của các phòng khám hiện nay diễn ra như thế nào, thưa ông?

- Việc quản lý quảng cáo hiện nay đúng là “có vấn đề” về cách thức tổ chức.

Trong quảng cáo, về chuyên môn phải do bên Y tế thẩm định, còn cấp phép quảng cáo sau khi đã có sự phê duyệt của bên y tế thuộc về các Sở thông tin – truyền thông. Đáng ra 2 cơ quan này phải “liên thông” với nhau chứ không để các phòng khám tự mang giấy tờ được duyệt từ nơi này sang nơi kia.

Trong quá trình đó, họ có thể thay đổi, cắt xén, thêm bớt nội dung sai với nội dung được phê duyệt, gây hiểu lầm cho người bệnh.

Buổi làm việc vừa qua chúng tôi cũng có hỏi là ngành y tế theo dõi quảng cáo của các cơ sở như thế nào thì cả Sở Y tế và Bộ Y tế đều nói là không có cơ chế nào theo dõi quảng cáo mà chỉ xem tivi tại nhà. Như thế là không được.

Nhưng thưa ông, nếu chỉ xem tivi ở nhà thì cũng có thể phát hiện sai phạm một cách dễ dàng, không thể có chuyện các phòng khám cứ quảng cáo sai rầm rộ suốt một thời gian dài mà cơ quan chức năng lại không biết …

- Đây là chuyện dễ phát hiện nhưng với điều kiện là phải có người, có bộ phận theo dõi, có cơ chế phát hiện, tiếp nhận và xử lý thông tin. Ở ta hiện nay, ngành y tế cho biết họ chẳng có cơ chế nào để theo dõi các quảng cáo này sau khi đã được cấp phép.

Từ thực trạng này, tới đây trong pháp lệnh quảng cáo có lẽ sẽ đề cập đến vấn đề điều chỉnh một số nội dung của pháp lệnh này cho phù hợp với tình hình thực tế. 

Xin cảm ơn ông!

-


Hà Nội: phòng khám Trung Quốc lui về “ở ẩn” (29/07)  - Thương lái Trung Quốc tận thu dừa non (NLĐ). – Quảng Ngãi: Tàn sát cổ thụ bán cho thương lái Trung Quốc (VNN).  - Xuất hiện tin đồn Tencent thâu tóm VNG (Thebox).  - Mỹ nghi ngờ có nội gián trong vụ tập đoàn Trung Quốc mua công ty Nexen    –   (RFI).  – CNOOC (TRUNG QUỐC) MUA NEXEN: Dư luận Canada chỉ trích chính phủ (PLTP).

*************** 

- Trần Đăng Khoa: Người Việt vẫn duy trì thói quen Khôn Nhà Dại Chợ?  (Lê Thiếu Nhơn).

-Bắt 9 người Trung Quốc buôn lậu hàng ngàn tấn xăng dầu trên biển

(Đất Việt) Sáng 30/7, 4 chiếc tàu liên quan đến vụ việc buôn lậu xăng dầu diễn ra trên vùng biển miền Trung đã được Hải đội 2 (Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan) di lý về khu vực bến Gót, thuộc huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng, chờ xử lý theo pháp luật.

Trong 4 tàu, có một tàu tên Giang Châu trọng tải 2.000 tấn, “sở hữu” 2 quốc tịch Campuchia và Trung Quốc. 3 tàu còn lại gồm: Hoàng Sơn 09, Hoàng Sơn 02, Minh Châu 08 đều của Công ty TNHH Hoàng Sơn (có trụ sở tại tỉnh Thanh Hóa).

Trước đó, tối 28/7, nhận được tin báo, tại khu vực vùng biển miền Trung, giáp ranh giữa Thanh Hóa và Nam Định có 4 tàu đang buôn bán xăng dầu, lập tức tàu HQ 67 của Hải đội 2 xuất kích cùng với các đơn vị thuộc Tổng cục đã bắt quả tang tàu Giang Châu đang bán xăng dầu trái phép cho 3 tàu thuộc Công ty TNHH Hoàng Sơn nêu trên. 4 tàu cùng 23 nghi can, trong đó có 9 người Trung Quốc và 14 người Việt Nam bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Bước đầu, các nghi can khai nhận lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất để buôn lậu xăng dầu, nhằm trốn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Lô hàng 2.000 tấn xăng trên tàu trị giá khoảng 40 tỉ đồng, nếu thực hiện trót lọt, trốn được 17 tỷ đồng tiền thuế. Sau khi xăng, dầu từ nước ngoài khi nhập về Việt Nam sẽ được bơm lên tàu Giang Châu hoặc tàu vận tải chuyên dụng nào đó và niêm phong, kẹp chì để chở thẳng đi Trung Quốc theo hợp đồng với chủ hàng. Tuy nhiên, khi ra biển, các đối tượng không chở hàng về Trung Quốc mà bán ngay trên biển cho các tàu Việt Nam để trốn thuế.

Theo điều tra của cơ quan chức năng, nhóm tội phạm buôn lậu trốn thuế này hoạt động từ lâu, trung bình 4 chuyến/tháng, có thời điểm lên đến 6-7 chuyến/tháng.

Bước đầu Cục Điều tra chống buôn lậu làm rõ: đơn vị mua hàng trên hợp đồng là Công ty TNHH Hồng Phát, trụ sở tại thành phố Bắc Hải, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đơn vị bán hàng cho công ty Hồng Phát là một công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Việt Nam có  trụ sở tại quận Long Biên, Hà Nội.

****************************

--'Lưỡi bò' Trung Quốc nằm trên web du lịch Hòa Bình   

Tấm bản đồ phi pháp này xuất hiện trên trang web của Công ty Du lịch Hòa Bình, TP HCM, trong phần giới thiệu về nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Công bố bản đồ Hoàng Sa là của Việt Nam ra khắp thế giới/Vẫn còn nhiều web gọi biển Đà Nẵng là 'China Beach'

 

"Tôi đang tìm kiếm thông tin du lịch thì thật bất ngờ trước tấm bản đồ Trung Quốc kèm hình "lưỡi bò" phi pháp nuốt trọn biển Đông trên website công ty du lịch Hòa Bình" - bạn đọc Trần Hồ bức xúc.

Đến sáng 31/7 hình "lưỡi bò"vẫn còn trên trang web này.

 

 

Trần Hồ

 



- Những phố người Hoa mới nhất ở Việt Nam (PN Today). - Du khách Việt Nam đến Trung Quốc giảm mạnh (VNE). - 6 ngày, tạm giữ gần 3 tấn thịt bẩn (TN). - Bắt hàng tấn thịt “bẩn” đang vận chuyển trái phép (TTXVN).  – Rau an toàn vẫn là… xa xỉ!  (QĐND). - Hãi hùng dùng bột khai công nghiệp làm bánh (KP). - Bắt giữ 9 xe tải chở thịt “bẩn” (Infonet). - Bắt 1 tấn da trâu bò không kiểm dịch  (NNVN). - Kinh hoàng với hàng chục vụ vận chuyển thịt “bẩn” vào thành phố (DT).- Cần “thuốc đặc trị” cho thịt “bẩn” (PNTP).  - Gà thải “vượt biên” ngoạn mục (ĐĐK). - Hãi hùng rau muống… bẩn (SK&ĐS).

--Hình ảnh tiêu dùng tuần qua: Mực giả, gà thải loại TQ hoành hành

-Kinh hoàng với hàng chục vụ vận chuyển thịt “bẩn” vào thành phố

(Dân trí) - Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng chốt chặn tại cửa ngõ phía Đông của TP.HCM đã phát hiện và bắt giữ trên 35 vụ vận chuyển thịt “bẩn” và phụ phẩm không rõ nguồn ngốc vào thành phố tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, ...
TP.HCM Kinh hoàng với hàng chục vụ vận chuyển thịt “bẩn” vào thành phốXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo)
6 ngày, tạm giữ gần 3 tấn thịt bẩnThanh Niên
TP HCM bắt giữ hàng tấn thịt bẩnĐài Tiếng Nói Việt Nam
VTC -Vietnam Plus


- VNG bác bỏ tin đồn “bị Trung Quốc thâu tóm” (NLĐ).  - Độ an toàn của sản phẩm do tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc sản xuất bị nghi ngờ    –   (RFI).
- Kiểm tra phố “lạ” ở Bình Dương (TN).


Đề nghị xử phạt 5 bị cáo mức án từ 4 đến 12 năm tù
Lao động
Ngày 30.7, TAND TP.Hải Phòng mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm các quy định về PCCC xảy ra tại xưởng gia công mũ giày ở xã Tân Dân, huyện An Lão làm 38 người chết và bị thương. 5 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Lê Văn Bẩy, Nguyễn Văn Linh, Bùi Thị Sự, ...
Xét xử vụ hỏa hoạn làm 13 người chết tại Hải Phòng: Nỗi đau chưa nguôiAn ninh thủ đô
Xét xử vụ cháy xưởng may làm 13 người chếtDân Trí
Xét xử vụ cháy xưởng giày ở Hải Phòng làm 13 người chếtĐài Tiếng Nói Việt Nam

-- Sếp chủ quan, 13 công nhân thiệt mạng trong biển lửa (VNE). - Xử vụ cháy xưởng giày Tân Dân làm 13 người chết (TTXVN).  - Nước mắt tủi phận của những người phụ nữ sau vụ cháy (VnMedia).

-Trung Quốc giảm nhập mực, tàu câu mực nằm bờ

Hàng loạt tàu câu mực khơi tại Đà Nẵng đang phải nằm bờ vì giá mực xà (còn gọi là mực vôi, mực bê đen) giảm mạnh.

 

Đánh toác đầu bác sĩ vì dám từ chối phong bì ở TQ




 

Tổng số lượt xem trang