Việt Nam lại đang có một tuần dồn dập các sự kiện ngoại giao, đánh dấu những bước chuyển hướng phù hợp trong quan hệ quốc tế nhưng cũng làm nổi bật lên các vấn đề nội trị gay cấn.
Có vẻ như ngoại giao Việt Nam càng khởi sắc thì các vấn đề quản trị kinh tế bên trong và điều hành xã hội lại càng lộ rõ sự yếu kém.
Tìm câu giải thích cho nghịch lý này là cách lý giải sức mạnh tiềm tàng của đất nước và những cản trở nghiêm trọng cho quá trình cải cách chính trị bên trong mà thảo luận về Hiến pháp đang mở ra ít nhiều cơ hội.
Đối ngoại khởi sắc
Việt Nam nay không chỉ là điểm đến của các ‘bạn cũ’ như Bắc Hàn, Cuba sang học hỏi kinh nghiệm cải tổ mà còn là nơi các lãnh đạo Anh Mỹ đến để bàn thảo các chủ đề an ninh vùng và đối tác chiều sâu.
Một phần, sự thành công này là nhờ yếu tố ‘thiên thời’: Việt Nam những năm qua đã kiên trì và nhất quán tận dụng tối đa vị thế địa chính trị chiến lược ở Đông Nam Á giữa lúc Phương Tây ngờ vực đà vươn lên của Trung Quốc.
Nhưng ngành ngoại giao Việt Nam cũng đã và đang tích hợp được yếu tố con người: một thế hệ các nhà ngoại giao trẻ hơn, được đào tạo bài bản hơn đang có mặt ở các nước Phương Tây và Đông Nam Á để triển khai chính sách liên kết, hội nhập.
Trong số các bộ trưởng đương nhiệm, người nắm ngành ngoại giao, ông Phạm Bình Minh nổi bật lên nhờ tài ngoại ngữ và phong thái đĩnh đạc, chuyên nghiệp mà kín đáo, không ồn ào như một số vị khác.
Quân đội Việt Nam cũng tham gia vào ngoại giao quốc phòng với các tuyên bố và hành độ cụ thể, rõ ràng, khiến dư luận quốc tế an tâm, nể trọng.
Hơn nữa, chính nhờ yếu tố môi trường khó khăn, có cạnh tranh mãnh liệt mà các nhà hoạt động ngoại giao Việt Nam, dù trong lĩnh vực dân sự hay quân sự, phải bật lên được để vượt qua thách thức.
Chưa kể ở bên ngoài, các tiêu chuẩn từ ngôn ngữ, giao tiếp truyền thông đến quy định luật pháp quốc tế khiến họ phải học hỏi và nhanh chóng thích ứng.
Lấy ví dụ trong chủ đề Biển Đông, họ luôn phải theo dõi sát sao dư luận và phản ứng của chính giới từ Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Hoa Kỳ, Úc tới Malaysia, Indonesia và cả Campuchia.
Khi phát biểu, họ cũng phải nỗ lực về trí tuệ và ngôn từ để xứng với tầm vóc của câu chuyện.
Nhưng bên cạnh đó, những người làm ngoại giao Việt Nam cũng có Công ước Luật biển Quốc tế làm chuẩn, và được hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ ý kiến tham vấn của nhiều giới trí thức quốc tế, gồm cả các nhân sĩ Việt Kiều.
Đầy chuyện ‘rùng mình’
Trái lại, bức tranh xã hội Việt Nam như trình bày trên chính truyền thông nước này liên tục khiến người xem người đọc ‘giật mình’, "rùng mình’, ‘ngạc nhiên’, ‘sửng sốt’, ‘hốt hoảng’, ‘sốc’ hay ‘điếng người’, như một bình luận của trang Bấm Viet-Studiesgần đây.
Truyền thông và báo chí ngập những chuyện dâm tục, thiếu chuyện nghiêm túc.
Giao thông chật cứng các vấn đề và ồn ào phát ngôn nhưng kẹt về giải pháp.
Giáo dục và y tế đều chứa chất các bệnh kinh niên không lối ra.
Bấm Đại biểu Quốc hộilo bàn chuyện xử lý mua bán dâm thay vì chất vấn các tập đoàn lỗ hàng tỷ USD và chính sách sai khiến doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
So sánh với đối ngoại thì có thể thấy các vấn đề nghiêm trọng trong điều hành kinh tế, trong an ninh xã hội nội bộ của Việt Nam đến từ chỗ giới quan chức từ cấp bộ xuống địa phương hoạt động thiếu các quy tắc và chuẩn mực rõ rệt.
Có chức có quyền rồi thì gần như làm gì cũng được, nói gì cũng được và lâu không ai dám cãi lại nên phản ứng xấu hổ cũng mất đi.
Môi trường quan chức thiếu cạnh tranh và thiếu cơ chế giám sát làm xuống cấp cả trình độ và ứng xử của một loạt nhân vật ‘kỹ trị’, có học hành ở Phương Tây về vốn từng gợi ra hy vọng (nay đã tan) về một phong cách lãnh đạo khác.
Quán tính dùng vũ lực và bạo lực nhà nước để quy kết dân quyền và dân sinh vào chuyện hình sự đang khiến Việt Nam có nguy cơ dịch xa các tiêu chuẩn quốc tế.
Ổn định xã hội tại Việt Nam nhiều khi được định nghĩa theo nhãn quan của công an, chứ chưa được xây dựng trên nền tảng nhà nước pháp quyền với tư pháp tách biệt ra khỏi hành pháp và lập pháp.
Trong tình hình này, một trong những hướng đi cho Việt Nam là đem các tiêu chuẩn quốc tế về thiết chế xã hội vào định lượng các vấn đề nội bộ.
Một Việt Nam ngày càng hội nhập chắc chắn không nên tiếp tục đề cao cách diễn giải ‘đặc thù’ cho những vấn đề nhiều nước khác đã trải qua mà cần rút tỉa bài học từ những giai đoạn phát triển tương tự của họ.
Nhìn ra bên ngoài, Việt Nam đúng là 'ước gì được nấy' với lộ trình từ bình thường hóa quan hệ với Phương Tây, vào Asean, gia nhập WTO, tới chỗ xây dựng quan hệ sâu rộng với Hoa Kỳ, Anh Quốc.
Thế giới dành thời gian cho Việt Nam hơn 20 năm qua là để quốc gia này hồi sức sau thời chiến tranh và tự cải tổ nhằm hội nhập và tiến bộ hơn nữ̉a.
Nếu coi thời gian quý báu này là dịp kiếm chác, hoặc câu giờ, né tránh cải cách quyết liệt thì các chính khách Việt Nam sẽ không chỉ tiếp tục bị các vấn đề nội bộ thách thức mà sẽ còn làm thất vọng bạn bè, đồng minh quốc tế.
Bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị bắt vào trại Thanh Hà vì tội biểu tình chống Trung Quốc vừa phổ biến một thư ngỏ gửi tất cả những ai quan tâm đến tình hình đất nước, dân chủ nhân quyền nhằm báo động việc công an và chính quyền tiếp tục sách nhiễu bà bằng nhiều cách kể cả bắt bớ trái phép và có dấu hiệu vu oan cho bà là tàng trữ ma túy. Trước các động thái nghiêm trọng này bà Hằng cho biết là sẽ tự thiêu để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho dư luận thế giới. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn bà để tìm hiểu thêm nội dung câu chuyện. Thủ đoạn chụp mũ và khủng bố tinh thần Mặc Lâm: Thưa bà, chúng tôi vừa nhận được thư ngỏ của bà trình bày việc công an vô cớ sách nhiễu bà liên tục từ khi ra khỏi trại Thanh Hà tới nay chưa đầy hai tháng. Xin bà cho thính giả biết thêm chi tiết. Bà Bùi Thị Minh Hằng: Từ khi tôi được nhà cầm quyền buộc phải trả tự do từ cơ sở giáo dục Thanh Hà về cho đến nay mới được chưa đến hai tháng nhưng cuộc sống của tôi luôn luôn bị họ theo dõi. Tôi cũng đã có cái linh cảm này kể từ khi họ trả tôi về mặc dù trên báo chí họ thông tin đến dân chúng là họ khoan hồng cho tôi nhưng cái cách thức mà họ trả tôi ra khỏi trại thì ai cũng biết. Họ trói tay trói chân tôi và họ làm những hành động mà mọi người đều biết là sự trả thù cùng cực khi mà tôi vẫn còn trong tay họ dù chỉ một giờ, một phút. Ngay trên chuyến xe trả tôi về tôi đã nói với những người công an áp tải tôi rằng có lẽ chính quyền này gọi theo lời các cụ ngày xưa nói là “chó đen giữ mực” vì họ biết là làm sai, buộc phải thả tôi ra bởi sức ép đấu tranh của nhân dân trong nước và ngoài nước, của dư luận quốc tế và ngoại giao nhưng họ vẫn cố tình hành xử với một công dân như thế. Tôi biết trước một điều rằng họ không thể nào có được một sự lương thiện trong vấn đề này. Tôi về nay đã được gần hai tháng nhưng luôn luôn bị theo dõi. Tức là họ đã theo dõi tôi từ ngày họ thả tôi ra. Một giáo dân bị đánh vỡ xương sọ ở giáo điểm Con Cuông
2012-07-05
Một giáo dân Việt Nam ở giáo điểm Con Cuông thuộc Giáo Phận Vinh, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, tỉnh Nghệ An , chị Maria Ngô Thị Thanh, bị đánh vỡ xương sọ
Chính quyền đã làm gì để người dân đòi tự thiêu
2012-07-05
Cho đến khi về tới công an quận 3 thì lực lượng của họ lên tới trên 20 con người ở đấy. Đối với cá nhân tôi tôi thấy rằng mình không tưởng tượng nổi cách hành xử của họ nữa...tôi chất vấn lý do tại sao họ lại bắt tôi thì họ nói ra miệng lý do rằng họ nghi ngờ tôi tàng trữ ma túy bởi vì họ được báo như thế
Bà Bùi Thị Minh Hằng
Bà Bùi Thị Minh Hằng: Gần đây nhất họ cố tình xâm phạm cuộc sống tự do của tôi. Vào ngày 1 tháng 7 tôi lên Sài Gòn thì cái ngày hôm đó nó trùng hợp do có lời kêu gọi biểu tình, mà biểu tình chống Trung Quốc thì 11 cuộc biểu tình ở Hà Nội cho tới bây giờ những người dân như tôi vẫn khẳng định rằng chúng tôi biểu tình để thể hiện lòng yêu nước trước hiện tình đất nước hiện nay. Trung Quốc đã gây hấn rất công khai trắng trợn, thậm chí còn mời thầu những lô dầu nằm trong chủ quyền của đất nước Việt Nam. Đương nhiên chuyện đó người dân có quyền thể hiện tình yêu nước của mình.
Thực tế tôi lên Sài Gòn đã ba ngày và lúc đó tôi ra nhà ga để đón một cháu bé con của một người bạn đến Sài Gòn vào lúc 6 giờ. Họ thừa biết trong giờ đó thì chẳng ở đâu có biểu tình cả, vả lại đó là công việc hoàn toàn riêng tư của tôi thế nhưng họ đã theo dõi và bắt tôi với phương thức bắt cóc.
Mặc Lâm: Bà nói là họ dùng phương thức như bắt cóc, bà có thể nói thêm một cách chi tiết về việc này hay không?
Bà Bùi Thị Minh Hằng: Họ chặn đầu xe taxi lại một cách rất côn đồ, họ a lô cho nhau đến trên một chục con người cả trên xe hơi lẫn xe Honda. Cho đến khi về tới công an quận 3 thì lực lượng của họ lên tới trên 20 con người ở đấy. Đối với cá nhân tôi tôi thấy rằng mình không tưởng tượng nổi cách hành xử của họ nữa. Sau khi cưỡng ép tài xế taxi đưa tôi về công an quận 3, tôi chất vấn lý do tại sao họ lại bắt tôi thì họ nói ra miệng lý do rằng họ nghi ngờ tôi tàng trữ ma túy bởi vì họ được báo như thế. Tôi cảm thấy phẫn uất vì đã có biểu hiện của người bắt tôi mà sau này tôi biết được tên là Đoàn Văn Phúc. Tên này luôn luôn xông vào áp sát tôi với những hành động thô bạo.
Mặc Lâm: Bà phản ứng như thế nào sau khi nghe họ nói là nghi ngờ bà có tàng trữ ma túy trong người?
Bà Bùi Thị Minh Hằng: Theo kinh nghiệm của những người đi trước, những người từng bị chính quyền, cơ quan an ninh vu vạ, họ dựng lên những chứng cứ sai sự thực để bắt người. Tôi cũng được biết cách tổ chức bắt tôi và những gì họ tuyên bố, những hành vi của họ chỉ làm cho thấy họ muốn làm ra những chứng cứ ngụy tạo tuy nhiên hôm đó họ không thực hiện được bởi vì thứ nhất tôi phản ứng rất dữ dội. Thứ hai trên người tôi mặc một bộ quần áo bà ba không có túi gì cả nên họ không ném được các thứ hàng quốc cấm vào người tôi.
Sau đó tôi cương quyết phản đối không trở về khách sạn vì tôi nhớ vụ án của Cù Huy Hà Vũ họ đã xông vào phòng để làm những điều như mọi người đã biết. Cho nên về khách sạn vào giờ sáng sớm đó thì rất bất lợi cho tôi nên tôi cương quyết không đi. Sau đó họ gọi điện thì một xe 7 chổ mang biển số 72 của an ninh Vũng Tàu , chỉ sau 5 phút thì họ chạy vào công an quận 3 và sau đó 5 người họ cưỡng chế tôi, đẩy tôi lên xe và họ lái vòng vòng lên tới Biên Hòa, Bình Dương. Cho tới gần 6 tiếng đồng hồ sau thì họ mới trả tôi về trước cổng nhà của tôi.
Mặc Lâm: Sau khi chở bà đi lòng vòng như vậy tôi nghĩ là họ dùng phương cách cô lập bà với nhóm người biểu tình và khi xong việc thì họ trả bà về nhà. Khi về tới nhà họ có để cho bà yên hay vẫn tiếp tục theo dõi như trước đó?
Bà Bùi Thị Minh Hằng: Khi trả tôi về trước cộng nhà thì ở đó đã túc trực sẵn một nhóm an ninh, quay phim chụp ảnh và họ đã mời rất đông công an phường, tổ dân phố và dân phòng đứng chật trước cổng nhà tôi rồi. Qua những bằng chứng cho thấy cách tổ chức bắt bớ đó tôi khẳng định một điều rằng đang có một chiến dịch đối với tôi và ngày hôm nay tiếp tục xảy ra tình trạng cô Huỳnh Thục Vy và các em thanh niên yêu nước bị bắt ở Sài Gòn...hai ba ngày hôm nay cho tôi thấy dấu hiệu là họ đã có một kế hoạch rất ghê gớm trong việc ngụy tạo chứng cứ để tạo cho tôi một cái tội gì đó để cưỡng bức tôi.
Khi trả tôi về trước cộng nhà thì ở đó đã túc trực sẵn một nhóm an ninh, quay phim chụp ảnh và họ đã mời rất đông công an phường, tổ dân phố và dân phòng đứng chật trước cổng nhà tôi rồi. Qua những bằng chứng cho thấy cách tổ chức bắt bớ đó tôi khẳng định một điều rằng đang có một chiến dịch đối với tôi
Bà Bùi Thị Minh Hằng
Tự thiêu vì dân oan
Mặc Lâm: Bây giờ xin đi vào vấn đề chính. Tại sao bà lại chọn con đường tự thiêu trong khi vẫn còn những phương cách khác để cho dư luận biết những việc làm trái pháp luật của an ninh, công an và chính quyền?
Bà Bùi Thị Minh Hằng: Tôi chọn con đường tự thiêu vì thực sự trong một thời gian rất dài tôi đi khiếu kiện về chuyện mất đất, mất nhà từ lúc đó tôi đã chứng kiến cách hành xử rất tồi tệ của chính quyền dành cho người dân, nhất là những người được gọi là dân oan bây giờ. Trong thời gian vừa qua toàn thể đất nước chúng tôi những người dân oan người ta xuống đường biểu tình nhưng không phải mới bây giờ đâu, nếu tìm hiểu sâu vào lịch sử các cuộc biểu tình của dân oan nhiều hơn các cuộc biểu tình chống Trung Quốc rất nhiều lần.
Ngay buổi chiều hôm nay tôi tiếp một cô gái thì cô này nói rằng cô từng đi đấu tranh với dân oan trong 7 năm trời nhưng bây giờ thì cô nhận thức vấn đề hoàn toàn khác. Trong 7 năm cô đi đòi công lý thì rõ ràng không có công lý trên đất nước Việt Nam này cho nên thay vì tiếp tục đi đòi công lý thì cô sẵn sàng tự thiêu, dùng cái chết của cô cho mục đích chung cho cả dân tộc phải dành được tự do dân chủ và nhân quyền trước khi đất nước này có thể có pháp quyền.
...Bản thân tôi xin thú thực với quý vị là từ khi tham dự đấu tranh đòi tài sản gia đình thì lúc đó tôi đã có những phẫn uất và tôi đã tuyên bố nếu có tự thiêu thì tôi sẽ tự thiêu vì dân oan.
Bà Bùi Thị Minh Hằng
Bởi vì một đất nước không có tự do, không có nhân quyền thì người dân không bao giờ có được pháp quyền cả. Có lẽ rằng quyết định của tôi không phải chỉ một mình tôi mà hiện nay có rất nhiều người từ đấu tranh cho quyền lợi riêng tư của mình khi đi sâu vào việc đấu tranh họ nhận lấy những hành xử bất công không luật pháp đã đẩy họ vào con đường như thế, và họ đã ý thức cuộc đấu tranh cho đất nước.
Mặc Lâm: Theo chúng tôi được biết thì nhiều phái đoàn ngoại giao rất quan tâm theo dõi trường hợp của bà. Các tổ chức nhân quyền thế giới cũng đã nhiều lên tiếng chính quyền về sự giam giữ bà trái phép. Tại sao bà không chọn cách tỵ nạn chính trị như nhiều người đã làm mà lại chọn con đường tự thiêu thưa bà?
Bà Bùi Thị Minh Hằng: Bản thân tôi xin thú thực với quý vị là từ khi tham dự đấu tranh đòi tài sản gia đình thì lúc đó tôi đã có những phẫn uất và tôi đã tuyên bố nếu có tự thiêu thì tôi sẽ tự thiêu vì dân oan. Thế nhưng cho đến thời điểm này tôi nghĩ rằng nếu tôi không chọn phương cách đó thì có lẽ họ cũng không để cho tôi sống. Bởi vì họ sẽ bằng mọi cách để bóp nghẹt tiếng nói đấu tranh của rất nhiều người kể cả bàn thân tôi. Thế nên tôi không chọn con đường xin tỵ nạn chính trị. Tôi cũng không chọn con đường chạy trốn bởi vì tất cả những người phải rời bỏ tổ quốc để ra đi họ đều có những nỗi đau riêng của họ. Cho dù cuộc sống có đầy đủ thì vẫn có những nỗi đau riêng.
Bản thân tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đối với đất nước và quê hương. Nhưng đến bây giờ chứng kiến cách hành xử của một bộ máy chính quyền không hề vì dân. Những hành động từ bắt bớ giam cầm cho đến cách đối xử với người dân trong sáu mươi mấy tỉnh thành cả nước thì đến giờ phút này tôi nghĩ rằng tôi chọn cái chết để phản ứng lại và gióng lên một tiếng nói trước sự tàn bạo của nhà cầm quyền bây giờ.
Tôi biết ai cũng can ngăn và cho là nếu tôi chết thì đấy là sự thiệt thòi cho bản thân tôi và phong trào đấu tranh nhưng tôi nghĩ rằng cái chết của tôi có thể chuyển tải được đến công luận thế giới. Bản thân tôi là người xuống đường yêu nước trong suốt gần một chục cuộc biểu tình trong năm 2011 và gần đây nhưng bị người ta liên tục đàn áp bằng mọi phương cách, không cần tới luật pháp. Tôi đã từng bị bắt bớ rất nhiều lần và tôi nghĩ rằng nếu tôi có sống trong xã hội như thế này cũng không bao giờ được bình yên.
Tôi hy vọng rằng cái chết của tôi sẽ làm thay đổi và có thể đem lại phần nào đó sự bình yên cho nhân dân và dân tộc của tôi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Bùi Thị Minh Hằng với cuộc phỏng vấn hôm nay.
-@THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP GỬI ĐẾN TOÀN THỂ NHỮNG NGƯỜI CÓ LƯƠNG TÂM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
(NLĐ) - Ngày 4-7, VKSND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa tổ chức xin lỗi trực tiếp và bồi thường cho 2 người dân bị VKSND tỉnh Quảng Nam truy tố sai. Hai người dân bị truy tố sai gồm ông Ngô Hoàng Trung (22 tuổi, ngụ xã Bình Trung, huyện Thăng Bình - Quảng Nam) và ông Nguyễn Hoàng Linh Phương (42 tuổi, ngụ xã Ninh Quang, huyện Ninh Hòa - Khánh Hòa).
Nỗi buồn thầy giáo bị kiểm điểm vì 'làm bẽ mặt' địa phương
Dân Trí
(Dân trí) - Người nhà Hoàng Văn Hậu “tố” công an đã đánh và lột truồng con trai mình tại trụ sở công an phường. Phía cơ quan công an lại khẳng định Hậu tự cởi quần áo, chửi bới, đe dọa hành hung cán bộ công an phường. Theo đơn tố cáo của ông Hoàng Văn ...
Một thanh niên bị đánh tại trụ sở công anTuổi Trẻ
Công an phường bị tố lột đồ, đánh người say rượuThanh Niên
Hải Phòng: Công an phường bị 'tố' đánh dân tại trụ sởVTC