Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

NHNN không "ép" ngân hàng thương mại hạ lãi suất về 15%/năm

(Gafin) - Theo Thống đốc, việc giảm lãi suất cho vay về 15%/năm chỉ là đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, song ngân hàng nào có điều kiện thì phải giảm ngay.

Tại hội nghị đối thoại ngân hàng và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối 2012 tổ chức sáng nay (20/7), trả lời câu hỏi của ông Trần Anh Vượng, Phó Chủ tịch hội doanh nghiệp trẻ về việc có văn bản pháp quy nào quy định ngân hàng không hạ lãi suất cho vay về 15%/năm sẽ bị pháp luật xử lý không, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định "không có chuyện này".

Theo Thống đốc, hiện chỉ có quy định về trần lãi suất huy động, chưa có quy định về trần lãi suất cho vay nên việc hạ lãi suất các khoản cho vay cũ về 15%/năm chỉ là đề nghị của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với các ngân hàng thương mại.
"Không có việc ngân hàng không thể đưa về 15%/năm thì sẽ bị pháp luật xử lý bởi có những ngân hàng do điều kiện chưa cho phép thì có thể không thực hiện được. Song, nếu ngân hàng nào có điều kiện thì phải giảm ngay", Thống đốc nói.

Tuy chỉ là đề nghị, nhưng theo lãnh đạo NHNN, sau 5 ngày triển khai, đa số ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất các khoản vay cũ về 15%/năm. Hiện NHNN đang thống kê và sẽ công bố công khai kết quả thực hiện của các ngân hàng.

Liên quan đến việc tiếp cận vốn, Thống đốc thừa nhận hiện nay đang có sự khó khăn và mong doanh nghiệp chia sẻ với ngân hàng. "5 năm qua tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống trung bình 33%, nhưng năm 2011 chỉ tăng trưởng 14% cho thấy tín dụng đã bị giảm đi một nửa, tức một nửa doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay, song điều này nằm trong chủ trương kiềm chế lạm phát và sàng lọc doanh nghiệp của Chính phủ", ông Bình phát biểu.

Còn về vấn đề tài sản đảm bảo, trước việc giá hàng hóa và bất động sản giảm khiến giá trị tài sản đảm bảo giảm theo, Thống đốc cho rằng việc này gây ra khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng, bởi ngân hàng thì đối mặt với rủi ro quản lý các khoản vay, còn doanh nghiệp nếu không bổ sung tài sản đảm bảo sẽ bị cho là trái luật. Do vậy, NHNN yêu cầu ngân hàng và doanh nghiệp phải chia sẻ với nhau để có thỏa thuận hợp lý.

Về chính sách điều hành tín dụng 6 tháng cuối năm, người đứng đầu ngành ngân hàng khẳng định, 6 tháng đầu năm tăng trưởng 0,76% thì cả năm sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-17%, mà chỉ có thể phấn đấu tăng trưởng 8-10%.

Tuy nhiên, NHNN đã kiến nghị Chính phủ tăng giải ngân vốn đầu tư công, mà chủ yếu tập trung vào quý III nhằm tạo thêm vốn cho doanh nghiệp, tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế, giải quyết nợ nần giữa doanh nghiệp với ngân hàng.

Theo NHNN, đến hết quý III/2012 phải giải ngân được 70% vốn đầu tư công theo kế hoạch để không gây áp lực lạm phát cho năm sau.

@-NHNN không "ép" ngân hàng thương mại hạ lãi suất về 15%/năm

-Thống đốc: Lãi suất cho vay 15%/năm sẽ ổn định ít nhất 1 năm

Thế nào là "tình hình" của nền kinh tế "chạm đáy"?(Tamnhin.net) - Với hàng tỷ khó khăn của nền kinh tế hiện nay các chuyên gia kinh tế đang hoài nghi và cho rằng có thể nền kinh tế đã bắt đầu "chạm đáy" của sự phát triển và không biết nó chạm đáy đứng yên hay có dấu hiệu "tịnh tiến" chậm lại rồi hồi phục và phát triển theo một chu kỳ mới! Ta cứ hy vọng thế xem sao? 

 

 

 


Tổng kết 06 tháng đầu năm Chính phủ đã nhận định tình hình kinh tế hiện tại là lạm phát đã giảm,tăng trưởng kinh tế (GDP) quí 2 cao hơn quí trước; chỉ số sản xuất công nghiệp đang có chiều hướng tăng, trong khi chỉ số hàng tồn kho trong xu hướng giảm... Từ những con số thống kê ấy, một số chuyên gia và lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước đã lạc quan khẳng định, những khó khăn của kinh tế Việt Nam đã chạm đáy và đang trong giai đoạn hồi phục, đi lên. Liệu có khả quan như vậy không? Vì ta có biết được đâu là đáy của nền kinh tế lúc này và cuối cùng thì  các nhà doanh nghiệp cũng không ngồi yên được nữa và tự đánh giá phần nào về tình hình sức khỏe của bản thân.

Các chủ Doanh nghiệp cho rằng "Tình hình kinh tế vẫn rất tình hình" vẫn đang ngày một xấu hơn. Một mặt hàng cho là cần thiết và bán chạy nhất trong vài thập kỷ qua là "Xi Măng", thép phục vụ cho Xây dựng mà thực tế giá xi măng giờ chỉ còn khoảng 60.000 đồng mỗi bao và với mức giá này, danh sách các công ty xi măng đứng bên bờ vực phá sản đang ngày một dài ra". "Chẳng riêng gì xi măng, đó cũng là tình trạng chung của ngành vật liệu xây dựng" - Là tiếng nói của một vị lãnh đạo một Công ty sản xuất Xi măng và buôn bán Vật liệu XD.

Còn ở ngành dệt may, ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng không sáng sủa hơn, dù kim ngạch xuất khẩu sáu tháng qua vẫn tăng 8,7%. Vào thời điểm này năm ngoái, ngành vẫn đầy ắp hợp đồng xuất khẩu đến cuối năm, nhưng nay thì đơn hàng thưa thớt. Và hàng hóa tồn kho ngày một nhiều.

Về lĩnh vực nhà nông ngành nông nghiệp cũng đang khó khăn không kém. Giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đã xuống thấp đến mức nông dân chỉ còn lãi khoảng 4 triệu đồng/ha cho ba tháng lao động ròng rã. Cá tra, mặt hàng thủy sản xuất khẩu hàng đầu, cũng rớt giá thê thảm và người nuôi lỗ nặng, cho dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng. Nguyên nhân là do sức ép công nợ, các doanh nghiệp phải dùng đến chiêu thức phá giá để giành giật hợp đồng xuất khẩu.

Tình hình của một số ngành kể trên phần nào cho thấy những diễn biến lạc quan, thông qua các con số thống kê ở tầm vĩ mô trong những tháng gần đây, vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng của nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành. Và con số thống kê báo cáo thì có chính xác bao giờ đâu "xem báo cáo, nhìn thống kê" rồi mơ tăng trưởng, chắng khác nào nhà quản lý chỉ thấy có giấc mơ?

Chỉ số hàng tồn kho có xu hướng giảm. Nhưng theo tổng giám đốc một công ty thép, tồn kho giảm là do doanh nghiệp không dám sản xuất nữa

Có một nghich lý nhưng lại hiển nhiên đúng là chỉ số giá tiêu dùng hiện nay liên tục xuống thấp, thậm chí là âm 0,26% trong tháng 6, một mặt là hệ quả của chính sách siết chặt tiền tệ, nhưng mặt khác cũng là chỉ dấu cho thấy "nội lực" của cả doanh nghiệp và người dân, đã kiệt quệ tất cả không còn sức mua và sức sản xuất nữa.

Chỉ số hàng tồn kho có xu hướng giảm trong khi sản xuất công nghiệp tăng trở lại vẫn chưa thể là tín hiệu tốt. Tổng giám đốc một công ty thép nói rằng, tồn kho giảm là do doanh nghiệp không dám sản xuất nữa, trong khi phải phá giá, bán hàng dưới giá thành, để duy trì dòng tiền, cứu thanh khoản và giảm sức ép nợ nần. Tình hình như vậy chẳng đáng để lạc quan. Đó là chưa nói chỉ số này tăng còn có phần do chi phí sản xuất tăng.

Một con số nữa lại cho thấy sáu tháng đầu năm nay, chỉ số giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng 13,78%so với cùng kỳ. Trong khi đó, chỉ số giá bán sản phẩm chỉ tăng 13,41%, thấp hơn mức tăng chi phí. Nhưng đây chỉ là con số bình quân. Đi vào cụ thể, có thể thấy các nhóm sản phẩm như than, dầu thô và khí đốt,quặng kim loại, nước sạch và xử lý nước thải có chỉ số giá bán tăng rất mạnh, từ 21,56 - 43,86%. Đây cũng là những ngành có sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác.

Kề cạnh những con số có vẻ như lạc quan, vẫn còn những con số khác rất đáng lo ngại. Trước hết, phải kể đến là vòng quay vốn. Chuyên gia kinh tế  Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết vòng quay vốn của nền kinh tế hiện đã giảm hơn ba lần, từ 2,5 vòng xuống chỉ còn 0,8 vòng trong một năm. Con số này cho thấy điều gì? Đó là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đã giảm mạnh; là hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, nên bị chôn vốn; là bán được hàng nhưng lại không thu được tiền... Như vậy, cho dù doanh nghiệp có vay được vốn với lãi suất thấp 12-13%, thì chi phí tài chính cũng vẫn rất lớn, cao gấp nhiều lần so với trước đây.

Còn một hiện tượng nữa đó là tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Con số 10% nợ xấu là rất lớn và là mối nguy hiện hữu của nền kinh tế. Nếu Chính phủ không tìm được giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề nợ xấu này, thì nền kinh tế duy trì ở mức đáy như hiện nay đã khó, Nhưng có điều là tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng các ngân hàng vẫn báo lãi "đó là nghịch lý " của thị trường tài chính hiện nay do vậy số doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản tăng mạnh vì chịu mức lãi suất vay quá cao tong một thời gian dài đây quả là điều phi lý và kinh tế sẽ còn bất ổn thêm nếu điều này không được khắc phục ngay.

Kết luận: Sức khỏe của toàn nền kinh tế là phụ thuộc vào sức khỏe của hệ thống các doanh nghiệp và nội lực của nhân dân nhưng trong tình trạng hiện nay thì nội lực của các doanh nghiệp hiện đang như quả bóng đã xì hết thời. Còn người dân thì đang trong tình trạng "thủng túi" hoặc rỗng túi nhiều ngày, sức mua giảm. Liệu đây có phải là thời kỳ kinh tế chạm đáy không? Đây cũng là lúc các nhà quản lý kinh tế và hoạch định chính sách của nhà nước cần  thực hiện việc kiểm soát tốt các nguy cơ bất ổn vĩ mô, khôi phục sức mua của thị trường; hoặc giúp doanh nghiệp giảm chi phí cùng với các chính sách hỗ trợ khác. Thì mong ước quả bóng sẽ được tiếp hơi và hồi phục dần có thể bay cao "ta cứ mơ như vậy" cho cuộc sống có màu hồng và không nên mong cũng chẳng cần thấy đâu là đáy của nền kinh tế mà chạm được không? 

- Họp tháo gỡ khó khăn, vì sao doanh nghiệp thờ ơ? (Sgtt)-“Cơ chế hạch toán giá mặt hàng điện của EVN chưa tính toán, giảm trừ các khoản thu có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện”

-Nợ xấu tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng lớn

-Khi ngân hàng cũng đầu tư dàn trải (Sgtt)-

Ngoại hối không đợi kiều hối (DNSG 19-7-12) --  Bài nhiều thông tin có ích
Trung tâm tài chính 'ma' la liệt giữa Hà Nội (VEF 19-7-12)
Nợ xấu: Tự gây ra sao đòi nhà nước xử lý? (VEF 19-7-12)
Công ty mua bán nợ Việt Nam có nguy cơ mất vốn lớn (infonet 19-7-12)

Đến lượt hàng Thái 'tấn công' chợ Việt (ĐV 19-7-12) -- Cái vụ "toàn cầu hoá", "hội nhập" coi bộ không xong!

-Minh bạch lỗ lãi doanh nghiệp nhà nước Nói nhiều, làm ít (Sgtt)-- “Đứa con hư” EVN (TN). - Tại sao EVN không hạch toán hàng ngàn tỷ đồng? (SGGP).  – “Biển cấm” cho những “quả đấm thép” (Đào Tuấn).– . . - EVN phải tính lại giá điện (NLĐ).- Lãnh đạo EVN không thể trốn tránh mãi được (DLB). - EVN không hạch toán nhiều khoản vào giá thành điện (VnEco).- Thoát khỏi lợi ích nhóm (ĐĐK).

- Khắc phục sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (TT).

Oằn vai vì viện phí (SGGP 19-7-12)


- TQ cam kết 20 tỷ đô la cho châu Phi (BBC).

Tổng số lượt xem trang